Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

DH4QM1 nhom3 QHMTlangnghe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
============

NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH
MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ DƯƠNG LIỄU - HOÀI ĐỨC
GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Giáo viên hướng dẫn
: TS. Phạm Thị Mai Thảo
Lớp
: DH4QM1
Nhóm sinh viên thực hiện : 03
Phạm Thị Ninh
Phạm Văn Tâm
Nguyễn Thị Như Quỳnh
Lê Thị Cẩm Tú
Ngô Thị Thu Huyền
Nguyễn Đức Nam
Lê Thành Toàn
Phạm Ngọc Tiến
Nguyễn Thị Trang

HÀ NỘI, T9/2017


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH LÀNG NGHÊ DƯƠNG LIỄU –
HOÀI ĐỨC................................................................................................................... 1
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển.............................................................1
1.2. Vị trí địa lý............................................................................................................1


1.3. Điều kiện kinh tế xã hội........................................................................................2
1.3.1. Dân số và mức sống.............................................................................................2
1.3.2. Hiện trạng phát triển kinh tế................................................................................2
1.3.3. Hiện trạng sản xuất của làng nghề.......................................................................3
1.4. Hiện trạng môi trường...........................................................................................5
1.4.1. Môi trường nước..................................................................................................5
1.4.3. Môi trường không khí..........................................................................................7
1.5. Hiện trạng quản lý.................................................................................................7
1.6. Các công trình bảo vệ môi trường đã có................................................................8
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO XU HƯỚNG TRONG
TƯƠNG LAI..............................................................................................................10
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG..............................17
3.1. Căn cứ pháp lý....................................................................................................17
3.2. Mục tiêu..............................................................................................................17
3.3. Nội dung thực hiện..............................................................................................18
3.3.1. Đối với chất lượng nước tại làng nghề...............................................................18
3.3.2. Chất thải rắn tại làng nghề.................................................................................18
3.3.3. Môi trường không khí tại làng nghề...................................................................18
3.4. Chương trình dự án cụ thể.....................................................................................18
3.4.1. Đối với vấn đề “Nước thải của làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu”.......18
3.4.2. Đối với vấn đề: “Chất thải rắn (rác thải, bã thải) từ hoạt động sản xuất và sinh
hoạt của các hộ dân tại làng nghề”...............................................................................22
3.4.3. Đối với vấn đề: “Chất lượng môi trường không khí”.........................................25
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................28
1. Kết luận................................................................................................................... 28
2. Kiến nghị................................................................................................................. 28


DANH MỤC BẢN
Bảng 1.1. Nồng độ một số chỉ tiêu trong nước mặt của xã Dương Liễu........................5

Bảng 1.2. Bảng số liệu thống kê tình hình rác thải, bã thải tại Dương Liễu...................7


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí địa lý xã Dương Liễu............................................................................1
Hình 1.2. Sơ đồ sản xuất tinh bột sắn.............................................................................4
Hình 1.3. Sơ đồ sản xuất tinh bột dong..........................................................................4
Hình 1.4. Sơ đồ công nghệ sản xuất mạch nha..............................................................5
Hình 3.1. Bản đồ quy hoạch xã Dương Liễu................................................................28


CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH LÀNG NGHÊ
DƯƠNG LIỄU – HOÀI ĐỨC
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển.
Là một trong những xã nằm trong vùng trọng điểm chế biến nông sản của Hà
Nội, Dương Liễu được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ) công nhận là Làng nghề chế
biến nông sản từ năm 2001.
Song thực tế, từ những năm 60 của thế kỷ 20, một số hộ gia đình thông qua
nghiên cứu thực tiễn, từ việc chỉ sản xuất tinh bột bán ra thị trường, các hộ đã thí
nghiệm lấy tinh bột hấp nóng để thành sợi miến như hiện nay. Và từ đó trở đi nghề sản
xuất miến dong được hình thành và phát triển cùng với chế biến tinh bột sắn, tinh bột
dong riềng.Cho đến cuối những năm 80 đầu thập kỷ 90, xã lại có thêm nghề mới đó là
nghề chế biến bún, phở khô từ gạo tẻ.Khoảng 5 năm sau đó xuất hiện nghề tách vỏ đỗ
xanh.Đến năm 2005, các hộ tiếp tục phát triển nghề sản xuất bánh kẹo các loại.
Như vậy lịch sử hình thành làng nghề này được đánh dấu từ những năm 60 của
thế kỷ 20. Trải qua gần 60 năm hình thành và phát triển, qua thống kê xã Dương Liễu
có gần 1200 hộ sản xuất chế biến nông sản. Nhìn chung tổng các hộ hoạt động công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ liên quan đến nghề chế biến nông sản ở
đây chiếm hơn 70%.
1.2. Vị trí địa lý


Hình 1.1. Vị trí địa lý xã Dương Liễu

1


Xã Dương Liễu nằm ở phía Tây Bắc của huyện Hoài Đức, cách trung tâm thành
phố Hà Nội 12km về phía Tây, cách trung tâm huyện 5km:
- Phía Bắc giáp xã Minh Khai
- Phía Nam giáp xã Cát Quế
- Phía Đông giáp xã Đức Thượng và Đức Giang
- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Phúc Thọ
Tổng diện tích đất tự nhiên 410,57ha với dân số 14.330 người.Mật độ dân số
bình quân 3490 người/km2. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,39%.
Toàn xã chia thành 2 khu vực: miền làng gồm 10 thôn (xóm), miền bãi (bên kia
đê tả sông Đáy) gồm 4 thôn (xóm); toàn bộ đất trồng lúa nằm ở miền làng, đất trồng
màu và đất % nằm ở miền bãi..
1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
1.3.1. Dân số và mức sống
Dân số xã Dương Liễu tính đến năm 2016 là 14.330 người với 3.143 hộ gia đình
và có hơn2.800 hộ tham gia vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh
doanh, sống phân bố ở 14 cụm dân cư gọi là xóm, trong đó có 4 xóm vùng bãi và 10
xóm vùng đồng. Số lao động trong độ tuổi: 9.280 người, trong đó lao động nữ có
5.244 người chiếm 53,4%. Số lao động trong nông nghiệp có: 1.430 người, chiếm tỷ lệ
14,5%; Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 4.120 người, chiếm tỷ lệ
41,9%; Lao động thương mại, dịch vụ là 5.700 người, chiếm tỷ lệ 58%.
Năm 2016, thu nhập bình quân của xã Dương Liễu đạt trên 36 triệu
đồng/người/năm, nhờ vậy tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống chỉ còn 2,25%; 98,7% số nhà đạt
tiêu chuẩn không có nhà tạm, nhà dột nát. Đời sống người dân ngày càng được nâng
cao, các hộ dân có điều kiện tham gia đóng góp nhiều hơn cho xây dựng nông thôn

mới (NTM). Đến hết năm 2016, xã Dương Liễu đã hoàn thành xây dựng NTM, trong
đó, người dân và doanh nghiệp tham gia đóng góp được 366 triệu đồng để xây dựng
các công trình hạ tầng nông thôn.
1.3.2. Hiện trạng phát triển kinh tế
- Hàng năm ngành CN – TTCN, thương mại và dịch vụ ở địa phương đã tạo
điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong xã và thu hút đáng kể lao
động từ các địa phương khác tới tham gia. Toàn xã có khoảng 4500 lao động địa
phương và 300 – 500 lao động từ bên ngoài đến làm thuê, góp phần đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
- Nhờ sản xuất chế biến nông sản kết hợp với nông nghiệp, thương mại dịch vụ,
mức thu nhập của người dân nơi đây ngày càng được nâng lên. Năm 2016, thu nhập
bình quân của xã Dương Liễu đạt trên 36 triệu đồng/người/năm. Tổng thu nhập của
toàn xã ước tính năm 2016 là 523 tỷ đồng/năm. Trong những năm qua tỷ trọng kinh tế
của xã Dương Liễu tăng trung bình từ 8 – 10%/năm theo hướng tăng trưởng các ngành
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ.
2


1.3.3. Hiện trạng sản xuất của làng nghề
Toàn xã có có hơn 40% số hộ chuyên nghề chế biến nông sản, rải trên khắp 14
xóm toàn xã, tổng các hộ hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ
liên quan đến nghề CBNS chiếm hơn 70%. Với khoảng 300 hộ sản xuất tinh bột sắn,
50 hộ sản xuất tinh bột dong, hàng năm, tổng sản lượng tinh bột sắn sản xuất lên đến
60.000-70.000 tấn, tinh bột dong khoảng 20.000 tấn. Nguyên liệu sản xuất chính tập
trung vào một số nông sản như: củ sắn, củ dong riềng, đỗ xanh, lạc, vừng…
Sản xuất phi nông nghiệp ở xã Dương Liễu vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, phân tán.
Hình thức tổ chức sản xuất theo quy mô hộ gia đình. Cơ sở sản xuất đặt tại khu nhà ở,
chưa có hệ thống phân loại nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt.
Sản phẩm chính của làng nghề Dương Liễu là: tinh bột sắn, tinh bột dong,
mạch nha phục vụ cho các công ty dược, sản xuất miến dong, bún khô, phở khô, công

nghiệp nhẹ (hồ vải, keo gián, giấy, bánh kẹo…).
Quy trình sản xuất
Do quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư hạn hẹp nên việc đầu tư cho thiết bị sản xuất
nhất là thiết bị hiện đại hầu như không được quan tâm. Trong những năm gần đây tốc
độ đầu tư để đổi mới công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm diễn ra
khá nhanh ở hầu hết các lĩnh vực của xã. Tuy nhiên quá trình đầu tư đổi mới khoa học
còn mang tính chắp vá và thiếu đồng bộ, công nghệ sản xuất chỉ tập trung đổi mới ở
một số khâu, một số quy trình nhằm giảm bớt sức lao động, tạo ra năng xuất cao (như
máy khuấy trộn, máy bóc tách vỏ nông sản, máy hấp tráng miến, máy cắt miến….).
Hiện nay các thiết bị máy móc dùng cho sản xuất chế biến hầu như do các xưởng
cơ khí của địa phương sản xuất tại chỗ. Bao gồm các dạng máy tự động và bán tự
động.Về ưu điểm của các loại máy này là thuận tiện khi mua bán, trao đổi, sửa chữa,
giá thành rẻ, dễ sử dụng. Về hạn chế: do các máy này còn bán thủ công nên chưa thân
thiện với môi trường, chất lượng sản phẩm, mẫu mã và sức cạnh tranh trên thị trường
còn yếu, năng suất thấp nên lượng lao động và thời gian đầu tư cho sản xuất còn nhiều.
Quy trình công nghệ sản xuất bột sắn và dong riềng
Sơ đồ công nghệ:
Công nghệ sản xuất chính ở làng nghề là bán thủ công với sự trợ giúp của máy
móc tại một số khâu như: rửa, nghiền, khuấy trộn,…Quy trình sản xuất tinh bột sắn và
dong riềng thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

3




Hình 1.2.Sơ đồ sản xuất tinh bột sắn
Hình 1.3.Sơ đồ sản xuất tinh bột dong
Giải trình công nghệ:
1) Rửa và bóc vỏ

Hiện nay tại xã có sử dụng máy móc trong sản xuất nên khâu rửa và bóc vỏ cũng
là một thao tác trong quy trình sản xuất.Lượng nước cấp cần thiết trong khâu này từ 2
– 3 m3/ tấn củ sắn và từ 4 – 5 m3/tấn củ dong. Khâu này tạo ra nhiều cặn lắng theo
nước chảy thẳng xuống làm ách tắc cống rãnh trong khu vực.
2) Nghiền củ
Khâu này không cần sử dụng nước nhiều (nghiền khô), thao tác này được thực
hiện bởi máy móc, nguyên liệu được nghiền đến độ mịn thích hợp sau đó cho qua quá
trình lọc.
3) Lọc
Mục đích của quá trình này là lôi kéo các hạt tinh bột nhờ nước và tách riêng
phần bã xơ. Toàn bộ nguyên liệu sau khi nghiền được đưa vào lọc li tâm tách riêng
phần bã thô, phần bột lẫn nước tiếp tục được đưa qua máy khuấy sau đó sàng qua một
cái lá ngâm trong nước để tách bã lần 2. Phần bột lẫn nước được đưa qua bể lắng. Nhu
cầu nước cho công đoạn này là 4- 5m3/tấn củ.
Năm 2000 – 2001, đã xuất hiện máy liên hoàn từ khâu nghiền và lọc, bã thải
được xả thẳng cùng nước thải ra ngoài là điều đáng lo ngại vì lượng bã thải lớn này có
thể gây tắc xuống hệ thống cỗng rãnh.Đến nay có khoảng 200 hộ sản xuất tinh bột đã
trang bị loại máy móc này.
4) Quá trình lắng
Lắng 1: Mục đích là tách bột đen (lẫn tạp chất khác) và bột tươi riêng ra. Nước
thải ở lần lắng này có hàm lượng chất hữu cơ cao do sự lên men của vi sinh vật làm
nước có mùi chua rất khó chịu.
4


Lắng 2: Mục đích làm trắng thêm và cứng thêm bột (với bột sắn). Trong quá trình
sản xuất bột dong thì bột thu được qua lắng 2 là bột loại 2 vì đó chính là bột còn lại
sau khi lọc lần 1. Nhu cầu nước ở quá trình này là 3.5 – 5.5m3/tấn nguyên liệu.
 Sơ đồ công nghệ sản xuất mạch nha.


Hình 1.4.Sơ đồ công nghệ sản xuất mạch nha
Chất thải của hoạt động sản xuất mạch nha là: khí thải trong quá trình đun nấu
bằng than,củi; nước thải có chứa các chất hữu cơ từ hoạt động lọc dịch đường sinh ra
bã lọc.
1.4. Hiện trạng môi trường
1.4.1. Môi trường nước
a) Nước mặt
Nước thải của làng nghề bao gồm cả nước thải sản xuất và nước thải sinh
hoạtđược tập trung đổ về 2 cống, chảy ngầm qua mương Đan Hoài đầu làng chảy vào
nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà rồi chảy ra kênh T5.
Bảng 1.1. Nồng độ một số chỉ tiêu trong nước mặt của xã Dương Liễu
QCVN 08: 2015/
Nồng độ
STT Chỉ tiêu Đơn vị
BTNMT
M4
M7 M8 M9 M11 M12
B1
o
1
Nhiệt độ
C
29
29
30
35
30
27
2
pH

7,3
7,5
6,7
6,9
7
7
5,5 - 9
3
COD
mg/l
384
768 278 384 192
317
30
4
BOD5
mg/l
120
57
62
57
50
81
15
5
TSS
mg/l
702
481 390 428 200
504

50
6
Tổng P
mg/l
1,88 7,26 3,77 3,06 6,08
8,98
0,3
(Số liệu phân tích trong phòng thí nghiệm trường đại học Lâm nghiệp)
5


Mẫu
M1

Địa điểm
Nước thải đầu cống tại gia đình sản xuất tinh bột sắn xóm Đoàn Kết

M4

Tại kênh dẫn nước Đan Hoài

M7

Lưu vực sông Đáy tại điểm tiếp nhận nước thải

M8

Lưu vực sông Đáy, cách điểm tiếp nhận nước thải 100m (xuôi dòng)

M9

M12

Lưu vực sông Đáy, cách điểm tiếp nhận nước thải 100m (ngược dòng)
Ao xóm Thống Nhất

Nhìn vào bảng phân tích nồng độ một số chỉ tiêu trong nước mặt của xã Dương
Liễu ta có thể thấy, hầu hết các chỉ tiêu đều vượt QCVN 08:2015/BTNMT – Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt cột B1 nhiều lần: COD vượt quy
chuẩn từ 6,4 – 25,6 lần; BOD5 vượt 3,3 – 8 lần; TSS vượt 4 – 14,4 lần; tổng P vượt 6,2
– 29,9 lần.
Theo ước tính, làng nghề Dương Liễu mỗi ngày thải ra khoảng 13.000 m3/ngày
đêm từ hoạt động chế biến nông sản và sinh hoạt, trên thực tế con số này còn lớn hơn
rất nhiều, nhất là 7 tháng vào vụ chính. Loại nước thải này chứa các chất tẩy rửa hoá
học, mang tính axit, kiềm qua quá trình phân huỷ tạo ra những khí độc có mùi hôi thối
rất khó chịu.Hệ thống dẫn nước rất kém, thường xuyên ứ đọng do các CTR rơi xuống,
thải xuống gây tắc nghẽn.Tuy nhiên, tại các hộ sản xuất lại chưa hề có hệ thống xử lý
nước thải sơ bộ mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường.
b) Nước ngầm
Nguồn nước chủ yếu tại xã dành cho sản xuất và sinh hoạt được khai thác từ
nguồn nước ngầm, công nghệ xử lý thủ công, khai thác tự phát nên hiện tại nguồn
nước gặp khó khăn, nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá nhiều và ô nhiễm tầng nước
ngầm do nước thải ngấm xuống đã ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.Ở Dương liễu,
có hơn 9.000 người ở đây vẫn sử dụng nguồn nước giếng chỉ được lọc qua những vật
liệu như đá cuội, cát.
Trung bình 1 ngày, toàn xã tiêu tốn khoảng gần 10.000m3 nước ngầm cho hoạt
động sản xuất CBNS, lượng nước ngầm tiêu tốn rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới
cả chất lượng nước ngầm và nước mặt của khu vực.
1.4.2. Chất thải rắn
Chất thải rắn trong sản xuất tinh bột gồm vỏ và bã của sắn củ, dong củ có lẫn cả
các tạp chất cát, sạn.Bã dong và sắn chứa chủ yếu là xơ (xenlulo) và một lượng nhỏ

tinh bột.Vỏ lụa của sắn chủ yếu chứa pectin, tinh bột và xơ.Các chất thải rắn phát sinh
chủ yếu từ công đoạn rửa củ, bóc vỏ và tách bã. Bã sắn được sử dụng làm thức ăn cho
cá và nuôi lợn… Bã dong có chứa hàm lượng xơ cao nên một phần được đem phơi khô
để đốt, phần lớn còn lại được thải xuống cống rãnh gây tắc nghẽn dòng chảy, khi bị
phân hủy gây mùi xú uế.
6


Bảng 1.2. Bảng số liệu thống kê tình hình rác thải, bã thải tại Dương Liễu
Số lượng
Tổng lượng rác thải,
Loại rác thải, bã thải
Số hộ tham gia
kg/ngày
bã thải/ngày
Rác thải sinh hoạt
2
3.474
6,9 tấn
Rác thải CN – TTCN:
490 tấn
Sản xuất TB sắn thô
2000 * 50%
300
300 tấn
Sản xuất TB dong thô 6000 * 60%
50
180 tấn
Sản xuất khác
20

500
10 tấn
Rác thải TMDV:
11,2 tấn
Khu vực chợ nông sản
100
100 xe/ngày
10 tấn
Khu vực chợ tiêu dùng
2
600
1,2 tấn
Tổng cộng
508,1 tấn
Trung bình mỗi ngày làng nghề Dương Liễu thải ra khoảng 508 tấn rác thải, bã
thải/ngày. Tuy nhiên chưa được thu gom xử lý triệt để, hiệu suất thu gom chỉ đạt 50%,
còn lại là các hộ gia đình tự xử lý, đổ bỏ tập trung tại các cánh đồng, ven đường hoặc
ven kênh mương, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.
1.4.3. Môi trường không khí
Phần lớn công đoạn chế biến và vận hành được thực hiện trong quá trình sản xuất
bột sắn đều là quá trình ướt.
Nguồn gây ô nhiễm không khí đặc trưng của làng nghề chế biến nông sản là mùi
chua, hôi thối do sự phân huỷ của các hợp chất hữu cơ trong chất thải rắn và nước thải
từ các cống rãnh, kênh mương, sinh ra khí NH 2, H2S, NH3... gây cảm giác khó chịu,
ảnh hưởng đến sức khoẻ làng nghề.
Khu vực có mùi khó chịu nhất là khu ruộng gần nhà máy xử lí nước. Đây là địa
điểm tiếp nhận các xe rác đẩy tay, lượng nước rỉ rác lớn. Ngoài ra khu vực này tiếp
nhận nhiều nguồn nước thải từ các hộ dân xung quanh, mùi rất khó chịu.
Một nguồn gây ô nhiễm không khí khác là khói, bụi sinh ra trong quá trình đốt
than, củi phục vụ cho đun nấu và đốt lò nấu mạch nha, làm miến. Nhu cầu tương đối

lớn, trung bình các hộ dân sử dụng khoảng 3.000 – 4.000 tấn than đá/năm.
1.5. Hiện trạng quản lý
HĐND xã đã thành lập tổ vệ sinh môi trường của xã với 15 thành viên với công
việc chủ yếu là khơi thông cống rãnh, xử lý cục bộ các điểm ùn tắc, thu gom rác thải
trong nhân dân.
Tuy nhiên do lượng rác thải quá nhiều, nguồn kinh phí đầu tư có hạn vì vậy hoạt
động của tổ vệ sinh môi trường (VSMT) chỉ đáp ứng đươc phần nào nhu cầu trong
nhân dân, đồng thời hiệu quả tuyên truyền ý thức của nhân dân trong vấn đề thực hiên
thu gom còn chưa cao. Quy chế VSMT và bảo vệ môi trường còn hạn chế; các điểm
tập kết rác thải, bã thải đang bị quá tải. Phí VSMT: 5000 đồng/01 nhân khẩu.
7


Quỹ bảo vệ môi trường đối với các ngành nghề sản xuất thu theo hướng dẫn của
UBND tỉnh với mức thu từ 50.000 đồng đến 1.500.000 đồng/hộ tùy theo ngành nghề
sản xuất. Thực tế việc thu này rất hạn chế một phần do nhận thức của nhân dân chưa
đầy đủ, thông thường hàng năm mức thu chỉ đạt từ 20 đến 50% kế hoạch đặt ra.
Hình thức xử lý các loại rác thải, bã thải:
 Đối với rác thải sinh hoạt: Chủ yếu vẫn là hình thức thu gom rác thải của tổ
VSMT và các gia đình tự thu gom tập kết ở các bãi rác thải.
 Đối với rác thải CN-TTCN:
 Sản xuất tinh bột sắn khô: Bã được thu gom làm thức ăn chăn nuôi, nước thải
ra hệ thống cống rãnh, vỏ củ sắn, dong một phần được thu gom một phần thải ra hệ
thống cống rãnh và tập kết ở ven các trục đường làng.
 Sản xuất tinh bột dong thô: Bã được nghiền nhỏ theo hệ thống xả nước của
máy liên hoàn, xả thẳng ra hệ thống cống rãnh (đây là loại hình sản xuất mà bã thải,
nước thải có lưu lượng lớn nhất, gây tắc hệ thống cống rãnh và là tác nhân chính gây ô
nhiễm môi trường nhất).
 Sản xuất khác như: Miến dong, mạch nha, bánh kẹo, bún phở khô, lọc tinh
bột, các ngành nghề khác….một phần chất thải rắn được hộ gia đình tự thu gom còn

hầu hết thải thẳng ra hệ thống cống rãnh.
Khoảng cách của các bãi tập kết rác thải tới khu dân cư gần nhất là 200m còn lại
cách xa từ 1km đến 2km gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và sức khỏe của
người dân trong khu vực; nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, UBND xã đã thường
xuyên tổ chức hoạt động san lấp các bãi đổ chất thải. Hình thức vận chuyển chất thải,
bã thải của xã hiện nay là bằng xe đẩy (3 người/xe ) nên khối lượng rác chuyên chở
trong một ngày là không đáng kể.
Hiện nay trong quy hoạch sử dụng đất đai, địa phương đã dự kiến quy hoạch một
số khu vực nhằm tập trung ngành sản xuất, xa khu dân cư như: Ở vùng bãi, dự kiến
quy hoạch khu vực mở rộng phát triển làng nghề với diện tích gần 16 ha, ở miền đồng
bằng quy hoạch diện công nghiệp với diện tích gần 12 ha.
1.6. Các công trình bảo vệ môi trường đã có
Hà Nội đã thí điểm hình thức xã hội hóa xây dựng dự án: Nhà máy nước thải
làng ngề Cầu Ngà (xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức) có công suất thiết kế
20.000m3/ngày-đêm góp phần xử lý nước thải của 3 xã có làng nghề trong lưu vực
sông Nhuệ gồm: Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế.Tuy nhiên, đến nay mới chỉ thu
gom, xử lý được khoảng 3.000 – 5.000m3/ngày đêm, phần còn lại chưa qua xử lý xả
thẳng ra hệ thống kênh tiêu.
1.7. Hiện trạng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại làng nghề
Định hướng phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội của huyện Hoài Đức là
chuyển từ một vùng nông nghiệp công nghiệp hóa thành một vùng kinh tế đô thị dịch
8


vụ.Huyện Hoài Đức hiện đang tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng công
nghiệp-dịch vụ-thương mại và đến nay tỷ lệ này chiếm 93%, nông nghiệp chỉ còn 7%.
Việc xử lý nước thải làng nghề tại Hoài Đức được cả Thành phố, Chính phủ quan
tâm bởi ảnh hưởng môi trường do sản xuất của các làng nghề không những cho khu
vực Hoài Đức mà cả vùng lân cận. Trong đó, nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà vừa
được khởi công xây dựng với vốn đầu tư sấp xỉ 300 tỷ đồng, xử lý 30 nghìn m 3/ngày

để đáp ứng xử lý nước thải tại 3 làng nghề Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế.
Lãnh đạo huyện đề xuất cơ chế để huyện đạt các tiêu chí lên quận vào năm 2020,
mục tiêu tổng quát phát triển Hoài Đức hiệu quả bền vững theo hướng đô thị.Từ khi có
các quy hoạch phân khu, lãnh đạo huyện Hoài Đức đã có ý tưởng từng bước thực
hiện nâng cấp Hoài Đức lên quận theo 5 tiêu chí: Tỷ lệ nông nghiệp dưới 5%; lao
động phi nông nghiệp trên 80% (hiện huyện đã đạt tỷ lệ trên 84%) và các tiêu chí về
hạ tầng, thu nhập, dân số. Hiện nay, huyện còn phải nỗ lực rất lớn trong tiêu chí hạ
tầng khung về giao thông đô thị để có thể phát triển lên quận vào năm 2020.

9


CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DỰ BÁO XU HƯỚNG TRONG TƯƠNG LAI
 Hiện trạng phát sinh các vấn đề môi trường
STT
1

Vấn đề môi
trường
Nước
thải
của làng nghề
chế biến nông
sản
Dương
Liễu

Hiện trạng môi trường

Dự báo diễn biến đến năm 2025


-Lưu lượng xả khoảng 13.000m3/ngày đêm (nhất - Ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng
là 7 tháng vào vụ chính).
mạnh mẽ tại làng nghề Dương Liễu, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân
-Hàm lượng các chất trong nước đều vượt QCVN nếu không có biện pháp ngăn ngừa, khắc
08:2015/BTNMT về chất lượng nước mặt:COD phục.
vượt quy chuẩn từ 6,4 – 25,6 lần; BOD 5 vượt 3,3 –
8 lần; TSS vượt 4 – 14,4 lần; tổng P vượt 6,2 – -2 sản phẩm chính của làng nghề là tinh bột
29,9 lần.
dong và tinh bột sắn, sản lượng không ngừng
tăng lên đồng nghĩa với việc song song với sự
-Ở những tháng vào vụ sản xuất hệ thống tiêu phát triển sản xuất nông sản, lượng nước thải
thoát không đáp ứng kịp gây tình trạng ứ đọng.
sản xuất từ làng nghề thải ra ngoài môi trường
ngày càng tăng lên, nếu không có biện pháp
-Nước thải có lưu lượng lớn, gây ách tắc hệ thống
xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi trường trầm
cống rảnh và là tác nhân chính gây ô nhiễm ách
trọng hơn.
tắc dòng chảy.
-Ước tính đến năm 2025: lượng nước xả thải
-Nước thải từ hoạt động sản xuất (miến dong,
là hơn 17.600m3 nước/ngày đêm khi chưa có
mạch nha, bánh kẹo, bún phở khô,…) không được
biện pháp xử lý.
thu gom xử lý xả thẳng ra hệ thống cống rãnh.
10

Đánh giá

-Rất
nghiêm
trọng, cần có
phương án giải
quyết, khắc phục
sớm.


STT

Vấn đề môi
trường

Hiện trạng môi trường

Dự báo diễn biến đến năm 2025

Đánh giá

- Trong quá trình sản xuất mạch nha làm bánh kẹo,
miến dong,… người ta xử lý làm trắng bột bằng
thuốc tím. Sau 7 ngày, tinh bột trắng được xử lý
lắng đọng, người ta thu lại bột, còn nước thải cùng
hóa chất đổ thẳng ra cống rãnh,…
-Cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại
nguồn (phù hợp với quy mô sản xuất của từng
-Gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước tại các ao,
hộ gia đình)
hồ, kênh, mương trong khu vực.
- Nhà máy xử lý nước thải tập trung phải xử lý

được toàn bộ lượng nước thải.

-Làm cho cá ở các ao, hồ chết hàng loạt.
-Ảnh hưởng tới cây trồng trong khu vực.
-Có tác hại đối với sức khỏe của người dân trong
vùng
2

Chất thải rắn
(rác thải, bã
thải) từ hoạt
động
sản
xuất và sinh
hoạt của các

- Trung bình mỗi ngày làng nghề Dương Liễu thải
ra khoảng 508 tấn rác thải, bã thải/ngày; trong đó
rác thải từ hoạt động sản xuất sắn củ, dong giềng,
bánh kẹo,… là 490 tấn/ngày.

- Xã hội ngày càng phát triển, dân số tại làng -Nghiêm trọng
nghề cũng ngày một tăng lên, số hộ sản xuất
tại làng nghề tăng, hoạt động phát triển kinh tế
của làng nghề cũng phát triển theo đó, đồng
nghĩa với việc lượng rác thải từ hoạt động sản
-Lượng rác thải trong sinh hoạt, sản xuất của cộng xuất cũng như sinh hoạt sẽ ngày càng nhiều
đồng dân cư ngày càng lớn, khâu thu gom và vận
11



STT

Vấn đề môi
trường

Hiện trạng môi trường

Dự báo diễn biến đến năm 2025

hộ dân tại chuyển chất thải đến điểm tập trung mất rất nhiều (ước tính đến năm 2025, lượng rác thải của
làng nghề
công sức, thời gian, kinh phí, làm ô nhiễm môi làng nghề vào khoảng gần 600 tấn/ngày); nếu
trường chung trong địa phương.
chính quyền cũng như người dân không có
chính sách, kế hoạch quản lý, điều chỉnh thì
-Rác thải CN-TTCN, như sản xuất tinh bột sắn vấn đề rác thải sẽ trở nên đáng lo ngại, ảnh
thô, tinh bột dong thô, bã được nghiền nhỏ theo hệ hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây ô
thống xả nước của máy liên hoàn đổ thẳng ra hệ nhiễm môi trường đất, nước,…và ảnh hưởng
thống cống rảnh, bã sản xuất không được tận dụng trực tiếp đến sức khỏe người dân địa phương
mà còn gây ách tắc hệ thống dòng chảy.
-Cần phải có chính sách hợp lý để thu gom rác
-Các sản phẩm khác như: miến dong, mạch nha, thải
bánh kẹo, bún phở khô,lọc tinh bột, các ngành
khác,…một phần chất thải rắn được hộ gia đình tự -Xây dựng các nhà máy, hệ thống thu gom rác
thu gom còn hầu hết đổ thẳng ra các cống rãnh và thải để xử lý hiệu quả.
tập kết ở các khu vực công cộng.
-Cần sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước.
- Do lượng rác thải, bã thải quá nhiều, nguồn kinh
phí đầu tư có hạn, vì vậy hoạt động của tổ vệ sinh

môi trường chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu
trong nhân dân.
-Chỉ có 50% lượng chất thải rắn được thu gom,
12

Đánh giá


STT

Vấn đề môi
trường

Hiện trạng môi trường

Dự báo diễn biến đến năm 2025

Đánh giá

còn lại là các hộ gia đình tự xử lý, đổ bỏ tập trung
tại các cánh đồng, ven đường hoặc ven kênh
mương, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường.

3

4

Nguồn
ngầm


-Nguồn nước chủ yếu tại xã dành cho sản xuất và
sinh hoạt được khai thác từ nguồn nước ngầm,
công nghệ xử lý thủ công, khai thác tự phát nên
hiện tại nguồn nước gặp khó khăn, nguy cơ cạn
kiệt do khai thác quá nhiều và ô nhiễm tầng nước
ngầm do nước thải ngấm xuống đã ảnh hưởng đến
nước
sức khỏe cộng đồng.

-Khi nhu cầu sản xuất và sinh hoạt tăng thì
nhu cầu sử dụng nước cũng tăng; nếu cơ quan
quản lý không đưa ra các chính sách kịp thời
về khai thác hợp pháp nguồn nước ngầm thì
-Sẽ được
nguồn nước sẽ mau chóng cạn kiệt.
phục
-Đầu tư công nghệ khai thác nước ngầm một
-Trung bình 1 ngày, toàn xã tiêu tốn khoảng gần
cách bền vững.
10.000m3 nước ngầm cho hoạt động sản xuất
CBNS, lượng nước ngầm tiêu tốn rất lớn, ảnh
-Đảm bảo nguồn nước ngầm sạch hợp vệ sinh
hưởng nghiêm trọng tới cả chất lượng nước ngầm
và nước mặt của khu vực.

Chất lượng -Phần lớn các công đoạn chế biến và vận hành - Hoạt động sản xuất ngày một mở rộng, theo
môi trường được thực hiện trong quá trình sản xuất bột sắn đó là lượng rác thải, bã thải từ hoạt động sản
không khí
đều là quá trình “ướt”.
xuất cũng tăng theo; nhu cầu sử dụng các loại

nhiên liệu làm chất đốt cũng nhiều hơn; nếu
13

khắc

Nghiêm trọng


STT

Vấn đề môi
trường

Hiện trạng môi trường

Dự báo diễn biến đến năm 2025

-Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đặc
trưng nhất của làng nghề CBNS là mùi hôi thối do
sự phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong CTR và
nước thải từ các cống rãnh kênh mương sinh ra
các khí như NH2, H2S, NH3,… gây cảm giác khó không có biện pháp cụ thể thì vấn đề ô nhiễm
chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân làng không khí ở đây sẽ càng đáng báo động; sức
nghề.
khỏe con người bị ảnh hưởng đầu tiên và các
sản phẩm từ hoạt động CBNS như miến, bún,..
-Cứ 10 tấn dong riềng ở 1 hộ sản xuất thải ra môi
cũng bị giảm giá trị kinh tế do được phơi khô
trường 7 tấn bã, nước thải. Tất cả đổ xuống cống
trực tiếp ngoài trời và hứng trọn những loại

rãnh, kênh mương quanh làng, chỉ sau 3-4 ngày,
mùi hôi thối và khói bụi, ảnh hưởng đến chất
các hóa chất, nước thải sinh hoạt, chất hữu cơ
lượng sản phẩm.
phân hủy bốc lên mùi hôi thối lan ra cả vùng.
- Cần có sự thay đổi trong công đoạn phơi
-Một nguồn gây ô nhiễm nữa là khói, bụi sinh ra
phóng sản phẩm CBNS và nhiên liệu đốt trong
trong quá trình đốt than, củi phục vụ cho đun nấu
quá trình đun nấu, sản xuất.
và đốt lò nấu mạch nha, làm miến. Nhu cầu nhiên
liệu tương đối lớn, trung bình các hộ dân sử dụng
khoảng 3.000 – 4.000 tấn than đá/năm.

14

Đánh giá


STT

5

6

Vấn đề môi
trường

Vấn đề năng
lực quản lý

nhà
nước
thuộc lĩnh vực
tài nguyên và
môi trường

An toàn lao
động

phòng chống
cháy nổ

Hiện trạng môi trường

Dự báo diễn biến đến năm 2025

Đánh giá

-Công tác quản lý còn hạn chế, thiếu và yếu cả về
nguồn nhân lực và chất lượng, kinh nghiệm.
-Sự phối hợp giữa các cơ quan chưa thực sự chặt - Cần nâng cao năng lực quản lý của cán bộ
chẽ nên hiệu quả công việc chưa cao.
địa phương. Ngày càng yêu cầu năng lực quản
lý phải tốt hơn do các sức ép của dân số lên
-Quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương dẫn nguồn tài nguyên, lên môi trường.
đến việc các phương án, chương trình về bảo vệ
môi trường đi vào hoạt động rồi mà vẫn không khả
thi, chưa triệt để dẫn đến không có hiệu quả.
-Đa số công nhân tại làng nghề đều là người địa
phương, nối nghiệp truyền thống, có tay nghề và

có kiến thức trong sản xuất, chính vì vậy họ rất tự
tin vào tay nghề của bản thân nên rất ít khi sử
dụng các công cụ bảo hộ lao đông vừa cồng kềnh,
vừa tốn kém, mất thời gian.

- Hoạt động sản xuất của làng nghề ngày một
gia tăng và phát triển, máy móc sản xuất cũng
càng nhiều hơn; nếu người lao động tại làng
nghề không trang bị cho mình các thiết bị bảo
hộ lao động thì sẽ rất dễ xảy ra tai nạn lao
động, bên cạnh đó các khói thải, mùi thải từ
hoạt động sản xuất cũng sẽ ảnh hưởng trực
- Công tác an toàn điện giật được đề cao, tuy tiếp đến sức khỏe con người.
nhiên, gần như các hộ sản xuất chưa trang bị cho
mình bình cứu hỏa, vì nghĩ họ có sẵn nguồn nước - Việc trang bị nhiều máy móc dẫn đến khả
để có thể kịp thời sử dụng khi có cháy xảy ra.
năng cháy nổ cũng rất cao, các hộ sản xuất cần
15

Quan trọng

Quan trọng


STT

Vấn đề môi
trường

Hiện trạng môi trường


Dự báo diễn biến đến năm 2025
phải trang bị cho cơ sở sản xuất, nhà xưởng
của mình bình cứu hỏa, các thiết bị điện an
toàn để hạn chế đến thức thấp nhất các sự cố
cháy nổ, tránh được thiệt hại về người và của.

16

Đánh giá


 Ba vấn đề môi trường cấp bách:
1. Nước thải của làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu:
Trước những sức ép về gia tăng dân số lên sự phát triển kinh tế - xã hội, nó
cũng tác động mạnh mẽ tới các yếu tố môi trường, sinh hoạt và cuộc sống con người.
Theo ước tính, làng nghề Dương Liễu mỗi ngày thải ra khoảng 13.000m3/ngày đêm,
con số này còn cao hơn rất nhiều vào 7 tháng vụ chính. Loại nước thải này chứa các
chất tẩy rửa hóa học, mang tính axit, kiềm qua quá trình phân hủy tạo ra những khí độc
có mùi hôi thối rất khó chịu.Nước thải, chất thải rắn (bã dong riềng, củ sắn) làm cho
các nguồn nước tại làng nghề nơi đây bị nhiễm khuẩn cao.Nước thải từ các hộ chế biến
được thải trực tiếp qua hệ thống cống rãnh, ao hồ trong khu dân cư.Vào tháng
10/2016, nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà công suất 20.000m3/ngày được đưa vào
hoạt động để xử lý nước thải cho 3 làng nghề Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế. Tuy
nhiên, đến nay mới chỉ thu gom, xử lý được khoảng 3.000 – 5.000m3/ngày đêm, phần
còn lại chưa qua xử lý xả thẳng ra hệ thống kênh tiêu gây nên tình trạng ô nhiễm môi
trường. Dân số tăng lên, hoạt động sản xuất tăng lên, các hộ sản xuất nhiều hơn, dẫn
tới tình trạng nước thải thải ra ngoài môi trường ngày càng nhiều, mặc dù đã có những
phương án giải quyết được đưa ra nhưng đều chưa giải quyết được triệt để. Nguồn
nước thải không được xử lý thải trực tiếp ra ngoài môi trường càng nhiều thì môi

trường nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sức khỏe người dân cũng bị ảnh hưởng, dễ
mắc các loại dịch bệnh như: tả, kiết, lị, sốt xuất huyết, ung thư,…Không chỉ có người
dân trong vùng bị ảnh hưởng, mà nước thải thải ra sông chính, đi qua các địa phương
khác ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân các vùng xung quanh, ảnh hưởng
đến cả hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong và ngoài vùng bị ảnh hưởng,…Từ đó cho
thấy vấn đề môi trường cấp bách của làng nghề Dương Liễu đầu tiên là: “Nước thải
của làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu”.
2. Chất thải rắn (rác thải, bã thải) từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của các hộ
dân tại làng nghề
Theo số liệu thống kê cho thấy, bã thải từ sản xuất, chế biến tinh bột sắn, bột
dong, các loại bánh kẹo,… của xã mỗi ngày lên tới hơn 490 tấn rác. Bã thải sắn chứa
hàm lượng xơ cao, một phần được phơi khô làm nhiên liệu, thức ăn cho gia súc, gia
cầm, cá, phụ gia cho sản xuất tương ớt,.. phần lớn còn lại được thải bỏ. Nguồn thải này
góp phần chính làm ô nhiễm môi trường đất và trực tiếp gây ô nhiễm môi trường
không khí cũng như ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, nước ngầm.Ở làng nghề, xỉ
than là chất thải rắn tạo bụi trong quá trình đốt lò.Hầu hết các chất thải của các làng
nghề không qua xử lý mà thải trực tiếp ra các mương rãnh ao hồ xung quanh gây mất
mỹ quan và ô nhiễm môi trường khu vực. Tổng khối lượng bã thải từ sản xuất sắn và
dong riềng là 480 tấn/ngày, nhưng thực tế lượng bã tạo ra qua quá trình lọc tinh bột
chứa rất nhiều nước, có thể lên tới 90% lượng nhiên liệu đầu vào. Chính vì vậy, quá
17


trình vận chuyển hay tái sử dụng các loại bã thải này rất khó khăn.Khoảng 95% lượng
bã sắn sử dụng trong chăn nuôi còn lại hầu như toàn bộ lượng bã dong không được sử
dụng. Các sản phẩm khác như: miến dong, mạch nha, bánh kẹo, bún phở khô,lọc tinh
bột, các ngành khác,…một phần chất thải rắn được hộ gia đình tự thu gom còn hầu hết
đổ thẳng ra các cống rãnh và tập kết ở các khu vực công cộng. Lượng rác thải của làng
nghề mỗi ngày thải ra rất nhiều nhưng lại không được thu gom xử lý triệt để, hiệu suất
thu gom chỉ đạt 50%, phần còn lại là các hộ tự xử lý như đốt, đổ bỏ thành đống ven

kênh mương gây ô nhiễm và mất mĩ quan địa phương. Khi dân số ngày một gia tăng
và các hộ tham gia sản xuất cũng nhiều hơn thì lượng rác thải thải ra ngoài môi trường
cũng tăng nhanh gấp nhiều lần, nếu hoạt động quản lý, thu gom, xử lý rác thải vẫn còn
yếu kém, chưa triệt để sẽ không đáp ứng được lượng thải ra, gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Làng nghề Dương Liễu là làng nghề chế biến nông sản, yếu tố vệ sinh
môi trường rất được quan tâm, với tình trạng rác thải tràn lan như hiện nay sẽ góp
phần làm giảm hiệu quả về kinh tế của địa phương, giảm thương hiệu của làng nghề.
Do vậy, vấn đề môi trường cấp bách thứ 2 tại làng nghề là: “Chất thải rắn (rác thải,
bã thải) từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của các hộ dân tại làng nghề”.
3. Chất lượng môi trường không khí
Theo số liệu thống kê, cứ 10 tấn dong riềng ở 1 hộ sản xuất thải ra môi trường
7 tấn bã, nước thải. Tất cả đổ xuống cống rãnh, kênh mương quanh làng, chỉ sau 3-4
ngày, các hóa chất, nước thải sinh hoạt, chất hữu cơ phân hủy bốc lên mùi hôi thối lan
ra cả vùng.Thêm đó, bún, miến làm từ dong giềng khi còn ướt được mang ra đường,
đê, cánh đồng phơi khô, mùi rất chua gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, một
nguồn gây ô nhiễm nữa là khói, bụi sinh ra trong quá trình đốt than, củi phục vụ cho
đun nấu và đốt lò nấu mạch nha, làm miến với nhu cầu nhiên liệu tương đối lớn, trung
bình các hộ dân sử dụng khoảng 3.000 – 4.000 tấn than đá/năm. Với sức ép về mặt dân
số và phát triển kinh tế các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp như hiện nay ở
địa phương thì vấn đề ô nhiễm môi trường không khí tại Dương Liễu sẽ rất đáng báo
động, khi rác thải, nước thải sản xuất và sinh hoạt vẫn được thải trực tiếp ra ngoài môi
trường gây mùi hôi thối, đốt nhiên liệu như than, củi sẽ phát sinh ra một lượng khí, bụi
lớn gây ô nhiễm không khí. Do đó mà hoạt động phát triển kinh tế của địa phương sẽ
không bền vững: giá trị sản phẩm từ hoạt động sản xuất CBNS của làng nghề sẽ bị
giảm chất lượng do được phơi phóng ngoài trời và hứng trọn cả mùi hôi thối từ các
con kênh mương và khói, bụi; giá trị thương mại của làng nghề cũng bị giảm sút, danh
tiếng của làng nghề cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, vấn đề môi trường cấp bách thứ 3 tại
làng nghề là: “Chất lượng môi trường không khí”.

18



CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
Quy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu giai đoạn đến năm 2025 và định
hướng đến năm 2030:
3.1. Căn cứ pháp lý
1. Luật Bảo vệ môi trường 2014
2. Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ, phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
3. Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 2 tháng 1 năm 2013 của UBND thành phố
Hà Nội, về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.
4. Quyết đính số 4157/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2012 của UBND thành
phố về việc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Hoài Đức đến năm
2020.
5. Quyết định số 7211/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2016 của UBND thành
phố Hà Nội về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện Hoài Đức.
6. Quyết định số 2691/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2013 của UBND thành
phố Hà Nội về việc phê duyệt “Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
7. Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050.
8. Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2013 về việc phê duyệt quy
hoạch thoát nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
3.2. Mục tiêu
 Mục tiêu chung:
- Kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, đăc biệt là
ô nhiễm môi trường nước.

- Tiếp tục cải thiện môi trường sống hướng tới mục tiêu PTBV
 Mục tiêu cụ thể:
- Giảm về cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi trường; Cải thiện hiệu suất sản
xuất, sử dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu có hiệu quả hơn.
- 100% nước thải được thu gom và xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.
- Thu gom rác thải đạt hiệu suất 90%.
- Phân loại và xử lý 100% rác thải thu gom.
- Định hướng, thực hiện khai trương các chủ trương chính sách, chiến lược phát
triển kinh tế để chuyển đổi các hộ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung và đồng bộ.
- Không còn mùi xú uế phát sinh từ hoạt động sản xuất.
19


3.3. Nội dung thực hiện
3.3.1. Đối với chất lượng nước tại làng nghề
- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia
đầu tư vào các hoạt đông xử lý nước thải, có cơ chế hỗ trợ, ưu đãi của địa phương vào
hoạt động xử lý nước thải làng nghề.
- Áp dụng chính sách người gây ô nhiễm phải trả tiền.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sơ bộ tại nguồn, áp dụng sản xuất sạch
hơn, công nghệ sản xuất tiên tiến thân thiện với môi trường.
- Nâng cao năng lực công tác truyền thông môi trường trong các cơ quan quản
lý nhà nước về môi trường của địa phương; nâng cao nhận thức của người dân về bảo
vệ môi trường.
3.3.2. Chất thải rắn tại làng nghề
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng dây chuyền
thu gom và xử lý rác thải.
- Áp dụng chế tài người gây ô nhiễm phải trả tiền.
- Tận dụng chất thải sản xuất (vỏ, bã sắn củ, dong giềng) cho hoạt động chăn
nuôi và làm phân bón cho nông nghiệp.

3.3.3. Môi trường không khí tại làng nghề
- Đầu tư xây dựng nhà xưởng tập trung hạn chế khí thải, mùi thải từ hoạt động
sản xuất.
- Xây dựng vành đai cây xanh.
3.4. Chương trình dự án cụ thể
3.4.1. Đối với vấn đề “Nước thải của làng nghề chế biến nông sản Dương
Liễu”
Dự án 1: Áp dụng sản xuất sạch hơn trong quá trình sản xuất tại các cơ sở
- Chủ trì quản lý và thực hiện: Chủ cơ sở, chủ hộ gia đình sản xuất
- Các cơ quan phối hợp, tham gia: UBND địa phương, sở TNMT
- Thời gian ưu tiên đầu tư thực hiện: Tháng 5/2018 đến tháng 9/2018
- Dự trù kinh phí sơ bộ: Không cần vốn đầu tư nhiều, tùy vào quy mô tài chính
của từng cơ sở, chủ hộ gia đình sản xuất.
- Nguồn vốn: Các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất tự bỏ vốn.
- Mục tiêu và hiệu quả đạt được: Giảm lượng thất thoát tinh bột, chất hữu cơ
trong quá tình sản xuất. Lượng tinh bột mất đi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp
đến giá thành sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến môi trường, Hướng đến mục
tiêu sản xuất có hiệu quả, sản xuất sạch hơn thân thiện với môi trường hơn.
 Hiệu quả của dự án:
 Hiệu quả kinh tế: Sản xuất sạch hơn có thể áp dụng cho mọi quy mô sản xuất
mà không đòi hỏi cần phải đầu tư nhiều tiền. Bên cạnh đó, sản xuất sạch cũng
20


không khó thực hiện chỉ cần cơ sở, hộ gia đình sản xuất cam kết quyết tâm gắn
hoạt động sản xuất sạch hơn với công tác sản xuất tác nghiệp của làng nghề.
 Hiệu quả môi trường: Cải thiện hiệu suất sản xuất; Sử dụng nguyên liệu, nước
một cách hiệu quả hơn; Tái sử dụng các bã thải thành các thành phẩm có giá trị;
Giảm ô nhiễm môi trường nước, giảm tải lượng dòng thải; Giảm chi phí xử lý
các rủi ro do ô nhiễm nước gây ra; Tạo hình ảnh tốt hơn cho làng nghề: văn

minh có trách nhiệm với môi trường; Cải thiện sức khỏe nghề nghiệp và an toàn
hơn.
- Hoạt động của dự án:
Các hoạt động của dự án áp dụng kỹ thuật SXSH được ứng dụng trong sản xuất
Quản lý
-Sửa chữa các chỗ rò rỉ
tốt nội vi
-Khóa các vòi nước khi không sử dụng
Kiểm
-Tách bỏ sỏi đá, đất cát trước khi rửa
soát quy -Không sử dụng các chất hóa học độc hại trong quá trình sản
trình
xuất
- Đầu tư, sử dụng các thiết bị máy móc hiện đại hơn vừa nâng
cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã mà còn thân thiện với môi
trường.
Giảm
Cải tiến - Có thể dùng khí nén để tăng đảo trộn khi rửa nguyên liệu
thải tại Thay đổi
thiết bị giúp giảm hao phí tinh bột hòa vào nước thải.
quy
nguồn
- Đầu tư, đổi mới khoa học mang tính đồng bộ trong quy trình
trình
sản xuất ở tất cả các khâu để nâng cao tối đa chất lượng sản
phẩm
-Cải tiến quy trình sản xuất tinh bột
Thay đổi -Xem xét quy trình sản xuất tinh bột sắn, dong, mạch nha khác
công
có hiệu quả và thân thiện với môi trường hơn.

nghệ
-Cải tiến quy trình rửa và bóc vỏ nhằm giảm lắng cặn.
-Thiết kế các màng lắng cặn có hiệu quả cao hơn.
Tuần
Thu hồi
Thu hồi bột đen trong quá trình lắng bằng tuyển nổi khí
hoàn và và tái sử
- Thu hồi và tái sử dựng nước rửa: nước rửa sắn ở công đoạn
tái sử
dụng tại
sau, có chứa ít tạp chất bẩn có thể thu hồi và tái sử dụng cho
dụng
chỗ
rửa sơ bộ để tiết kiệm nước
Tận
dụng
-Tận dụng bã sắn làm phân vi sinh
các
-Tận dụng bã sắn làm cơ chất nuôi trồng nấm
nguồn
-Tận dụng nước thải cho hồ nuôi cá và sản xuất phân hữu cơ.
thải
Cải tiến
-Sản xuất sản phẩm có chất lượng, mẫu mã tốt hơn để cạnh
sản phẩm
tranh với thị trường.
21



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×