Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

SKKN Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 39 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ CỪ
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN CAO
-------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN VÀ NÂNG CAO KỸ NĂNG
VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”

Môn
: Mĩ thuật
Người thực hiện : Phạm Thị Lựu
Chức vụ
: Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Trần Cao
Huyện Phù Cừ – Tỉnh Hưng Yên

Năm học : 2015 - 2016


Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN CAO

Điểm…………….Xếp loại……………….
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH- HIỆU TRƯỞNG

(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GD & ĐT PHÙ CỪ



Điểm…….…..….Xếp loại……………..
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH- TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

Phạm Thị Lựu

2

Trường Tiểu học Trần Cao


Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

PHỤ LỤC
STT

TRANG
4
I
Lý do chọn đề tài
4
II
Mục đích nghiên cứu
6
III
Đối tượng nghiên cứu
6
IV

Phạm vi nghiên cứu
6
V
Khách thể nghiên cứu
6
VI
Nhiệm vụ nghiên cứu
7
VII
Phương pháp nghiên cứu
7
VIII
Các biện pháp tiến hành và thời gian tạo giải pháp
7
IX
Ý nghĩa của đề tài
7
B. NỘI DUNG
8
Chương I Nghiên cứu thực trạng dạy học phân môn vẽ tranh
8
I
Mục đích yêu cầu nghiên cứu thực trang
8
II
Điều tra thực trạng
9
Chương Một số kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh
12
II

I
II
III
I
II
III
IV
V

NỘI DUNG
A. PHẦN MỞ ĐẦU

đề tài cho học sinh Tiểu học
Mục tiêu chung
Các biện pháp thực hiện và ví dụ minh họa
Kết quả
C. KẾT LUẬN
Bài học kinh nghiệm
Những vấn đề bỏ ngỏ
Điều kiện thực hiện đề tài và hướng nghiên cứu của đề tài
Kiến nghị và đề xuất
Kết luận chung

12
13
33
34
34
35
36

36
36

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
Như chúng ta đã biết giáo dục con người cần giáo dục toàn diện Lao- đức - tríthể- mĩ do vậy môn Mĩ thuật có một vị trí, vai trò quan trọng. Giáo dục mĩ thuật góp
phần quyết định trong việc thực hiện giáo dục thẩm mĩ cho con người. nhằm đào tạo
thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện.

Phạm Thị Lựu

3

Trường Tiểu học Trần Cao


Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

Giáo dục thẩm mĩ mang tính chất hai mặt: vừa là một môn học, vừa là một môn
nghệ thuật, môn Mĩ thuật có nhiều ưu thế trong việc giáo dục thẩm mỹ nói chung, bồi
dưỡng thị hiếu thẩm mỹ nói riêng cho học sinh. Sống và sáng tạo theo quy luật của
cái đẹp là bản chất của con người. Dạy học mĩ thuật không nhằm đào tạo ra các họa sĩ
hay người làm nghệ thuật mà mục đích là giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Chủ yếu
tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp
vận dụng nó vào cuộc sống hàng ngày. Vì vậy việc phát triển và bồi dưỡng ngay từ
bậc tiểu học là công việc hết sức quan trọng đòi hỏi người giáo viên phải không
ngừng cải tiến về nội dung, đổi mới về phương pháp để khuyến khích học sinh say
mê học tập, nghiên cứu tìm tòi chiếm lĩnh tri thức mới.
Sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy học từ quan điểm “lấy người dạy làm

trung tâm” sang quan điểm “lấy người học làm trung tâm” đối với môn Mĩ thuật
cũng là một cuộc cách mạng, thông qua con đường ấy bản chất của Mĩ thuật sẽ ngấm
sâu vào tâm hồn học sinh của chúng ta. Đó là cái đích của đội ngũ giáo viên Mĩ thuật
chúng ta cần phải thực hiện. Trong môn Mĩ thuật ở bậc Tiểu học các em được làm
quen với rất nhiều phân môn khác nhau, song vẽ tranh đề tài là một phân môn rất quan
trọng. Vẽ tranh là tổng hợp của tất cả các phân môn, vì vậy việc hướng dẫn các em
hiểu và rèn luyện vẽ đúng đề tài đã khó, kích thích sự say mê sáng tạo nâng cao kỹ
năng của các em càng khó hơn. Không phải cứ lúc nào giáo viên hướng dẫn và nêu
yêu cầu là học sinh có thể lĩnh hội được đầy đủ kiến thức, kĩ năng thực hành vì đối
tượng học sinh không đồng nhất.
Việc dạy và học phân môn vẽ tranh ở Tiểu học có vị trí, vai trò đặc biệt quan
trọng. Thông qua dạy vẽ tranh đề tài giúp cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, rèn kỹ năng vẽ hình, tìm ra cách vẽ hình dễ nhất và gây hứng thú cho
học sinh từ đó nâng cao chất lượng dạy Mĩ thuật Tiểu học. Cũng thông qua cách vẽ
đơn giản mà sáng tạo ấy sẽ có tác dụng thúc đấy phát triển tư duy logic, rèn luyện
bàn tay tài hoa, khả năng sáng tạo mĩ thuật của học sinh. Muốn nâng cao chất lượng
dạy vẽ tranh thì trước hết phải xây dựng được một nội dung dạy học hợp lý, khoa học

Phạm Thị Lựu

4

Trường Tiểu học Trần Cao


Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

và những phương pháp giảng dạy phù hợp, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút học sinh tham
gia, qua đó phát triển được khả năng tư duy linh hoạt, sáng tạo của học sinh.
Vì thế giáo viên phải thường xuyên cập nhật các hình thức và phương pháp dạy học

mới. Hiểu được học sinh của mình nắm bắt được đặc điểm tâm lý, nhận thức của học
sinh. Nắm bắt được nhu cầu hứng thú trong học tập, sự phát triển, ghi nhớ tư duy
tưởng tượng của học sinh. Qua đó, rèn luyện, kích thích tư duy sáng tạo, trí tưởng
tượng của học sinh. Nhằm rèn luyện thói quen, đổi mới dạy học tạo hứng thú cho cả
giáo viên và học sinh tôi đã nghiên cứu và áp dụng Kinh nghiệm rèn luyện và năng
cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học.
2. Cơ sở thực tiễn
Từ thực tiễn giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi tự nhận thấy rằng: phân môn vẽ
tranh đề tài chỉ thực sự được các em học sinh có năng khiếu yêu thích, còn lại học
sinh thường làm qua quýt cho xong. Bài vẽ thường kém chất lượng, hình méo mó,
màu sắc vẽ ẩu kém chất lượng. Thái độ học tập của các em rất hời hợt, ể oải không
mấy tập trung, hào hứng tham gia.
Phân môn vẽ tranh là phân môn khó nhất trong môn Mĩ thuật. Vẽ tranh đòi hỏi
người học cần có tư duy sáng tạo, bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận, có ý thức vượt
khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nền nếp và có tác phong khoa học.
Như vậy, tôi nhận thấy vấn đề đổi mới phương pháp, truyền đạt kiến thức, hướng
dẫn học sinh làm bài thực hành là rất quan trọng. Hội hoạ đối với các em là cả một
thế giới muôn hình muôn vẻ, với những nét ngây thơ và sinh động, các em không
nhất thiết vẽ theo một quy luật nhất định nào mà vẽ dựa trên cảm xúc do môi trường
thẩm mỹ tạo nên chứ không phải do hiểu biết kỹ về cuộc sống. Các em thường vẽ
theo trí nhớ vẽ theo các biểu tượng được hình thành hoặc tưởng tượng ra nhiều hơn
là vẽ theo mẫu thực. Chính vì những lí do trên, tôi đã áp dụng một số kinh nghiệm
giảng dạy, cộng với chuyên đề Mĩ thuật mới của Đan Mạch vừa chuyển giao. Tôi đã
mạnh dạn áp dụng một vài nội dung dạy học phù hợp, đặc biệt là việc từng bước đổi
mới phương pháp và hình thức dạy học.
Phạm Thị Lựu

5

Trường Tiểu học Trần Cao



Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

Qua thực tế chứng minh, chất lượng phân môn vẽ tranh luôn thấp hơn so với các
phân môn khác của môn Mĩ thuật. Lí do là hầu hết học sinh nhận thức chậm, kỹ năng
thực hành chưa tốt thì về nhà không hoàn thành tiếp bài hoặc làm bài ẩu cho xong .
Nguyên nhân là các em kỹ năng thực hành chưa tốt, hình vẽ méo mó, mang tính
khuôn mấu kém sức sáng tạo tìm ra cái mới. Phần nữa cũng là do các em chưa thực
sự hào hứng trong học tập. Vì thế tôi nhận thấy rằng việc rèn kỹ năng thực hành và
khám phá những cách thực hành mới để tạo hứng thú cho học sinh là vô cùng quan
trọng. Đây cũng là mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng phân môn vẽ tranh trong môn
Mĩ thuật.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng dạy phân môn vẽ tranh ở
trường Tiểu học Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Đề xuất các biện pháp dạy
vẽ tranh đề tài hay và hấp dẫn nhất, tạo niềm đam mê hứng thú cho học sinh, nhằm
nâng cao chất lượng phân môn vẽ tranh đề tài nói riêng và môn Mĩ thuật nói chung.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tôi tiến hành nghiên cứu, đề xuất cách sử dụng một số phương pháp dạy học có
nhiều ưu điểm vào dạy phân môn vẽ tranh của môn Mĩ thuật đối với học sinh tại
trường Tiểu học Trần Cao.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng một số phương pháp dạy học có nhiều ưu
điểm vào dạy phân môn vẽ tranh của môn Mĩ thuật đối với học sinh tại trường Tiểu
học Trần Cao- Phù Cừ- Hưng yên.
V. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Giáo viên Mĩ thuật và học sinh trường Tiểu học Trần Cao – Phù Cừ - Hưng Yên.
VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Tôi tiến hành tìm hiểu tình hình dạy học phân môn vẽ tranh của môn Mĩ thuật, thực

hành xác định phương pháp, hình thức tổ chức và các kiến thức cần thiết. Kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình học tập ở phân môn. Từ đó thực
nghiệm các phương pháp phù hợp, tạo hứng thú trong quá trình giảng dạy và học tập
nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn vẽ tranh cho học sinh.
Phạm Thị Lựu

6

Trường Tiểu học Trần Cao


Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp đọc tài liệu.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
VIII. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH VÀ THỜI GIAN TẠO GIẢI PHÁP
1. Các biện pháp tiến hành
. Rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ người cho học sinh.
. Kích thích tư duy sáng tạo của học sinh qua phương pháp dạy vẽ con vật.
. Tạo hứng thú cho học sinh với phương pháp dạy phối màu tranh đề tài.
. Xây dựng cách vẽ hình tự tin tạo bố cục tranh đề tài cho học sinh.
. Nâng cao kỹ năng thực hành vẽ tranh cho học sinh.
2. Thời gian thực hiện
Với đề tài này, tôi nghiên cứu và đưa vào thực nghiệm trong năm học 20152016. Tôi đã nghiên cứu, thu thập tư liệu và áp dụng những biện pháp tích cực vào
giảng dạy nhằm rèn luyện kỹ năng vẽ hình và tạo ra hứng thú mới lạ nâng cao chất

lượng dạy học cho phân môn vẽ tranh.
IX. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Qua kinh nghiệm giảng dạy thực tế môn Mĩ thuật ở bậc Tiểu học. Tôi đề ra và
đưa vào thực nghiệm những phương pháp rèn luyện và năng cao kỹ năng vẽ tranh đề
tài cho học sinh Tiểu học. Hướng các em vào các hoạt động nhóm, cá nhân độc lập,
làm cho các em phát huy tính tích cực, tự giác và chủ động nhiệt tình trong hoạt động
học tập. Kích thích các em tiếp cận với các phương pháp dạy học mới của Đan Mạch,
học mà chơi, chơi mà học sáng tạo tranh đề tài theo ý tưởng riêng, mới lạ. Những
phương pháp mà tôi áp dụng không chỉ rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh mà
còn tạo ra những hứng thú mới, tìm thấy sự say mê cho cho học sinh khi học, chất

Phạm Thị Lựu

7

Trường Tiểu học Trần Cao


Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

lượng phân môn vẽ tranh được năng lên rõ rệt. Những kinh nghiệm mà tôi đã áp
dụng nó mang lại ý nghĩa to lớn, tích cực cho cả người dạy và người học.
Đối với giáo viên: Tạo thói quen tìm tòi và nghiên cứu thường xuyên. Củng
thêm nhiều kiến thức mới. Soạn giảng chu đáo hơn. Rèn luyện các kỹ năng dạy học,
chuẩn bị bài, đồ dùng chu đáo hơn trước khi lên lớp. Hào hứng và khẳng định được
vai trò của người thầy hơn mỗi khi minh họa bảng đưa học sinh đi từ ngạc nhiên này
đến ngạc nhiên khác khi vẽ hình. Thêm yêu thích công tác giảng dạy của mình hơn.
Đối với học sinh: Không chỉ được rèn luyện các kỹ năng thực hành mà còn được
học hỏi thêm nhiều cách làm bài mới lạ, đơn giản. Học sinh sẽ phát triển tính sáng
tạo độc lập, khám phá và chinh phục những cách thể hiện bài theo ý tưởng mới. Thấy

hứng khởi, tự tin, say mê, yêu thích vẽ tranh.

*********** **********

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
- Xác định rõ thực trạng, cách thức day học phân môn vẽ tranh ở những năm học
trước.
- Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng để tìm hiểu nguyên nhân của thực của
thực trạng, làm cơ sở cần để thực hiện chương hai của đề tài nghiên cứu.
Để nghiên cứu thực trạng đạt kết quả tốt, tôi đã tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu:
Tính kế hoạch, nguyên tắc, linh hoạt, mềm dẻo, dân chủ, tập trung và sự chuẩn bị chu
đáo.
II. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG
1. Đặc điểm tình hình dạy học Mĩ thuật tại trường Tiểu học Trần Cao
1.1. Thuận lợi
- Trường Tiểu học Trần Cao chỉ có 1 điểm trường được xây dựng nằm ở trung
tâm thị trấn Trần Cao huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Trường Tiểu học Trần Cao là
Phạm Thị Lựu

8

Trường Tiểu học Trần Cao


Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

trường thị trấn, giao thông thuận tiện. Trường có một khu nên việc giảng dạy và

thống nhất chương trình thuận lợi. Là trường chuẩn Quốc gia nhiều năm nên có bề
dày trong dạy học. Phong trào học tập và các hoạt động đoàn thể của trường luôn là
đơn vị dẫn đầu trong huyện.
- Địa bàn thị trấn có Trung tâm thương mại nên hầu hết dân cư sống bằng nghề
buôn bán. Gia đình có kinh tế khá giả, học sinh được mua sắm, chuẩn bị đồ dùng học
tập đầy đủ và chu đáo.
- Môn học Mĩ thuật là môn học độc lập có kiểm tra, đánh giá. Là một trong
những tiêu chí để xét lên lớp hay hoàn thành chương trình Tiểu học.
- Các tiết dạy học môn Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng được
học sinh chuẩn bị và làm bài đầy đủ.
1.2.Khó khăn
- Về phía nhà trường: Đồ dùng, tranh ảnh minh họa cho các đề tài còn hạn chế.
Chưa có đủ máy chiếu đa năng phục vụ trong các phòng học. số lượng lớp học đông
mà cơ sở vật chất lại yếu, không có đủ phòng học nên cũng chưa có phòng nghệ thuật
riêng điều đó có phần hạn chế trong quá trình học.
- Đối với giáo viên: Phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay
đổi. Sự áp đặt vẫn chưa thể một sớm một chiều xóa được nên thường hướng dẫn qua
trên sách vở, không sử dụng nhiều các phương pháp và hình thức tổ chức học tập
mới mà chủ yếu là sử dụng phương pháp gợi mở và vấn đáp. Sự minh họa bài trên
bảng còn hạn chế, chưa thực sự đi sâu nghiên cứu những phương pháp dạy học mới
để tạo hứng thú nâng cao chất lượng môn học. Chính điều đó làm cho các đối tượng
học sinh tham gia học tập chưa đồng đều.
- Phía gia đình và học sinh: phụ huynh có ý còn coi nhẹ môn học, cho rằng đây là
môn học phụ không quan trọng. Chủ yếu hướng con em mình vào những môn học
chính. Học sinh bị áp lực ảnh hưởng tư tưởng của cha mẹ, cộng với sự phức tạp đòi
hỏi tính kiên nhẫn, sáng tạo từ phân môn vẽ tranh nên hầu như những học sinh vẽ
chưa đẹp làm bài qua quýt cho xong, những học sinh vẽ tốt thì làm bài theo lối mòn.
Từ những nguyên nhân trên tác động trực tiếp đến cách học của học sinh. Hầu như
các em không hào hứng khi thể hiện tranh đề tài. Hình vẽ chệch choạc, màu vẽ ẩu,
Phạm Thị Lựu


9

Trường Tiểu học Trần Cao


Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

nhiều học sinh làm bài mang tính hình thức chống đối cho có bài. Những yếu tố đó
đã tác động trực tiếp đến cả thầy và trò không mấy hào hứng làm cho chất lượng
phân môn vẽ tranh không cao.
Để nắm bắt sát thực, tôi đã tiến hành khảo sát nhận thức thực tiễn của học sinh
lớp 4 về vẽ tranh đề tài. Tôi đã cho các em vẽ một vài đề tài khác nhau.
2. Kết quả điều tra.
2.1. Kết quả điều tra.( Lớp 4 trong toàn trường có 101 học sinh)
Nội dung bài học

Hoàn thành

Cần bổ sung chỉnh sửa thêm

Vẽ tranh đề tài Con vật

89/101= 88,1%

12/101= 11.9%

Vẽ tranh đề tài Trường em

87/101= 86,1%


14/101= 13,9%

Vẽ tranh đề tài Phong cảnh

75/101= 74,3%

26/101= 25,7%

2.2. Phân tích kết quả thực trạng:
Qua điều tra thực tế tôi nhận thấy học sinh vẽ đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn cả là
các bài vẽ tranh về đề tài Con vật (89%), các bài vẽ tranh về đề tài Trường em có số
lượng học sinh hoàn thành thứ hai và sau cùng vẽ tranh về đề tài Phong cảnh (75%)
các em vẽ cần phải chỉnh sửa nhiều hơn. Kết quả như vậy cũng không làm tôi bất
ngờ, từ thực tế giảng dạy và qua chất lượng các bài vẽ của học sinh tôi rút ra các
nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan
- Học sinh chưa có điều kiện đi thăm quan nhiều phong cảnh để cảm nhận vẻ đẹp
của nó và quan sát sự vật hiện tượng của cuộc sống làm tư liệu phục vụ cho vẽ tranh
các đề tài.
- Các em chưa được tham khảo nhiều tranh ảnh các đề tài nêu trên.
- Giáo viên chưa được giao lưu học hỏi thêm kinh nghiệm trong các tiết dạy mẫu
của chuyên đề. Học sinh chưa được giao lưu trong các cuộc thi vẽ tranh, cơ hội vẽ
theo nhóm ít nên không học hỏi được nhiều từ những người bạn có năng khiếu.
- Môn Mĩ thuật chưa nhận được sự quan tâm đúng đắn.
Nguyên nhân chủ quan
Phạm Thị Lựu

10


Trường Tiểu học Trần Cao


Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

- Việc nghiên cứu, xây dựng kế hoạch cho chương trình phân môn, Kế hoạch
công tác năm học của môn Mĩ thuật thể hiện khá đầy đủ nội dung các hoạt động giáo
dục, song vấn đề tạo hứng thú, kích thích học sinh học tập, hướng cho các em tham
gia chưa đi sâu một cách đúng mức.
- Do một số học sinh chưa thấy hết tầm quan trọng của phân môn vẽ tranh nói
riêng và môn Mĩ thuật nói chung trong hoạt động giáo dục nhà trường.
- Một số học sinh đồ dùng còn thiếu nên không hoàn thành bài.
- Phần nữa, trình độ học sinh còn hạn chế; hình thức động viên khen thưởng và
nhắc nhở phê bình của giáo viên còn thiếu phong phú. Học sinh chưa thực sự phấn
khích tham gia hoạt động học tập trên lớp, chưa thấy rõ vai trò của việc dạy và học
trên lớp.
- Kỹ năng vẽ hình của học sinh còn hạn chế là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất
lượng bài vẽ tranh chưa cao:
+ Để hoàn thành bài vẽ về các đề tài sinh hoạt đòi hỏi các em phải biết vẽ dáng
người. Nhưng thực tế hầu như các em chỉ biết vẽ các dáng người đứng hoặc chưa biết
vẽ dáng người cho đẹp, hình vẽ méo mó, chưa đúng tỉ lệ cơ thể (thường vẽ chân tay
bị ngắn). Chưa biết tạo dáng khác nhau để tạo thành bố cục tranh. Đây là nguyên
nhân chủ yếu làm cho các em khó khăn trong việc hoàn thành bài mặc dù các em rất
muốn được vẽ.
+ Khả năng tư duy sáng tạo chưa cao. Khi gặp phải tranh đề tài về các con vật
học sinh chỉ quen với những con vật cô giáo đã hướng dẫn và vẽ theo lối mòn không
có sức sáng tạo tìm ra cái mới. Hình vẽ đơn giản thiếu sự đa dạng, phong phú làm
cho bài vẽ không sinh động, nhạt nhẽo mang tính chất vẽ để hoàn thành bài.
+ Phần nhiều các bài vẽ hình đã yếu nhưng màu lại chưa vẽ cẩn thận nên bài
kém chất lượng. Nhiều học sinh vẽ hình rất tốt nhưng khi hoàn thành bài thì chất

lượng bài vẽ không cao vì thiếu tính kiên nhẫn vẽ màu ẩu. Một số học sinh nhà có
điều kiên, các em đã mua màu nước nhưng không dám mang đi vì sợ bẩn nên tự phát
vẽ ở nhà làm cho bài vẽ màu bị dày và chờm hết vào hình dẫn đến bài vẽ bị hỏng,
chất lượng kém.

Phạm Thị Lựu

11

Trường Tiểu học Trần Cao


Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

+ Nhiều bài vẽ hình và màu cũng rất cẩn thận nhưng bài thiếu sự đậm đà hấp dẫn
có lẽ các em còn nhút nhát, thiếu tự tin trong việc thể hiện bài.
+ Với những dạng bài vẽ tranh đề tài tự chọn. Học sinh rất lúng túng vì tìm đề tài
đã khó mà khi thực hành lại khó khăn hơn vì các em không có cơ hội tham khảo bài
của bạn nên hình vẽ không phong phú. Thực hành cá nhân nên rất dề gây nhàn chán
cho học sinh khi làm bài, không phát huy hết khả năng sáng tạo và tinh thần thân
thiện đoàn kết của các em.
Kết luận: Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên nên hiệu quả của
việc dạy học Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng ở trường Tiểu học
Trần Cao chưa cao. Bằng những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả phân
môn, tôi đã có một số biện pháp mới nhằm phát huy các ưu điểm và khắc phục những
nhược điểm của vấn đề này, rèn luyện cho các em khả năng vẽ hình tự tin, giúp các
em hào hứng, say mê, mạnh dạn hơn trong các bài vẽ tranh đề tài qua đó nâng cao
chất lượng môn học.

*********** **********

CHƯƠNG II
MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN VÀ NÂNG CAO KỸ NĂNG
VẼ TRANH ĐỀ TÀI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
I. MỤC TIÊU CHUNG
Kinh nghiệm rèn luyện và năng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu
học mà tôi chia sẻ là được đúc rút từ những kinh nghiệm thực tế giảng dạy của bản
thân. Xuất phát từ thực trạng giảng dạy môn mĩ thuật ở trường Tiểu học để đề ra các
biện pháp áp dụng hiệu quả tốt.
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho phân môn vẽ tranh nói riêng và cho môn
mĩ thuật nói chung, mặt khác cũng là để tạo sự đam mê hứng thú với phân môn vẽ
tranh vốn được cho là khó và không mấy thích thú khi học.
- Tạo tâm thế hứng khởi, nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện thói quen tự
học và sáng tạo trong mỗi giáo viên.
- Giúp học sinh có năng khiếu phát huy tối đa sức sáng tạo, thực nghiệm những
phương pháp và cách thức tiến hành vẽ tranh mới.
Phạm Thị Lựu

12

Trường Tiểu học Trần Cao


Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

- Rèn và nâng cao kỹ năng thực hành đơn giản, dễ thực hiện, tạo điều kiện cho
học sinh hoàn thành tốt các bài vẽ tranh, nâng cao chất lượng môn học.
- Xây dựng niềm đam mê và sự lạc quan thích thú cho các học sinh còn lúng
túng, qua đó các em tìm ra cách vẽ phù hợp với khả năng của mình để đạt được mục
tiêu bài học.
- Tạo cho các em cảm giác học mà chơi- chơi mà học thân thiện, gần gũi với mọi

người xung quanh.
II. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH VÀ VÍ DỤ MINH HỌA
1. Rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ người cho học sinh
1.1 Mục đích
- Học sinh tìm hiểu và biết được các bộ phận chính của cơ thể người khi hoạt
động.
- Giúp học sinh vẽ người tốt thì biết cách tạo dáng nhanh, chính xác và xây dựng
bố cục đề tài đẹp hơn.
- Tạo hứng thú cho học sinh chưa vẽ người thành thạo biết vẽ dáng đúng với tỉ lệ
cơ thể, thấy tự tin hơn vì vẽ người cũng rất đơn giản.
- Giúp các em biết tạo những dáng người từ đơn giản đến phức tạp.
1.2. Nội dung và cách thực hiện
Đây là cách dạy học tích cực, giúp các em học sinh tìm ra cách vẽ người phù
hợp với khả năng của mình. Tạo cho các em hứng thú mới, các em thấy vẽ người
không hề khó mà còn cảm thấy thú vị và thích thú hơn. Tranh đề tài thì hầu hết là vẽ
về các cảnh sinh hoạt của con người. Vì Mĩ thuật là môn học đồng tâm nên từ
chương trình Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 hầu như các em gặp các đề tài giống nhau.
Cái khó chung cho hầu hết học sinh là vẽ người. Mặc dù đã hướng dẫn cụ thể như
giáo trình nhưng vẫn gặp phải những câu thắc mắc của học sinh như: ” Cô ơi! Em
không biết vẽ người”, ” Thưa cô, cái thân vẽ cúi( ngồi) thì làm thế nào”, ” Thưa cô
bạn ấy vẽ người như rôbốt ấy ạ”....Để giải quyết vấn đề này, cũng là thực hiện mục
tiêu trên, giáo viên có thể thực hiện các cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu và vẽ
người như sau:
Cách thứ nhất: Dạy vẽ người dáng hình que
Phạm Thị Lựu

13

Trường Tiểu học Trần Cao



Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

Dạy theo phương pháp vẽ hình này hầu hết học sinh đều làm theo được và cảm
thấy rất dễ dàng khi vẽ người. Dáng người que là sau khi xác định dáng mình muốn
vẽ thì hướng dẫn cho học sinh tạo dáng người cơ bản theo các đường trục chính như
xương đầu, xương sống, xương tay, chân bằng một nét vẽ kéo dài. Chú ý uốn ngay
các nét vẽ theo dáng muốn vẽ như cúi thì lưng cong, ngồi thì lưng cong chân tay gập
lại. Chiều dài các bộ phận trên cơ thể phải vẽ sao cho phù hợp cân đối nhau. Với
những học sinh vẽ còn yếu thì nên hướng dẫn kỹ hơn về tỉ lệ các bộ phận thế nào là
hợp lý, hướng các em nên vẽ phác toàn bộ dáng người hình que trước rồi từ đó vẽ chi
tiết trang phục sau.

Bước 1

Bước 2

Khi phác xong dáng người que như ý muốn. Giáo viên nên tạo những tình huống
câu hỏi có vấn đề để học sinh tự khám phá và cũng là để tạo hứng thú cho học sinh.
- Vẽ dáng người theo cách của cô có dễ không? ( Học sinh sẽ cảm nhận được
dáng người vẽ rất dễ)
- Theo em làm thế nào để thành dáng người đầy đủ, đẹp hơn?( Học sinh sẽ tìm ra
cách vẽ trang phục theo các dáng để dáng người đẹp và hoàn chỉnh hơn)
Lưu ý cho các em: có thể vẽ hết các dáng người que đế xây dựng thành bố cục
theo đề tài rồi sửa sau hình chi tiết sau. Trong một bài vẽ nên tạo những dáng người
khác nhau cho phong phú.
Cách thứ hai: Dạy vẽ người theo các hình khối cơ bản
Hướng dẫn theo phương pháp này thì ngay từ đầu khi quan sát tranh về dáng

Phạm Thị Lựu


14

Trường Tiểu học Trần Cao


Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

người, giáo viên nên có những câu hỏi gợi mở để các em nhận biết các bộ phận chính
trên cơ thể có dạng hình (khối) gì. Khi hướng dẫn cách vẽ giáo viên lại đưa ra các
câu hỏi nhắc lại đề các em tham gia tưởng tượng minh họa cùng giáo viên.
Lưu ý hướng dẫn theo cách nay, giáo viên chỉ hướng các em vào dáng các bộ
phận như đầu. người, hông còn chân tay vẫn vẽ như dáng người que vì nếu vẽ toàn
bộ tay, chân theo các khối trụ tròn như trong Hình họa căn bản thì các em vẽ người
như robốt sẽ phản tác dụng. Lí do ở đây là các em chưa có khả năng tạo dáng và sửa
hình tốt nên khi minh họa, giáo viên vẽ khối cơ bản chu đầu, người và hông còn chân
tay vẫn nên kết hợp cách vẽ dáng người que cho các em tạo dáng không bị cứng.
VD: Bài 21 lớp 2: nặn hoặc vẽ dáng người.
- Theo em người gồm những bộ phận chính nào? ( Đầu, mình, chân, tay)
- Em thấy đầu giống hình gì? ( hình tròn, hình trứng)
- Người có dạng hình gì? ( hình chữ nhật, hình thang)
- Tay và chân có dạng hình gì? ( hình trụ )
Bước 1

Bước 2

2. Tạo hứng thú cho học sinh qua phương pháp dạy vẽ con vật
2.1. Mục tiêu
- Học sinh nắm bắt được đặc điểm cơ bản của con vật theo từng dáng hoạt động
để phán đoán nó giống con số hay chữ cái nào.

- Biết cách vẽ con vật từ đơn giản đến phức tạp thông qua các cách vẽ kết hợp
tưởng tượng từ các con số, chữ cái.
- Tạo những con vật bằng vân tay ( nếu có màu nước).
Phạm Thị Lựu

15

Trường Tiểu học Trần Cao


Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

- Học sinh thấy thích thú với cách tạo hình mới lạ.
2.2. Nội dung và cách thực hiện
Cách thứ nhất: Vẽ con vật tạo dáng từ số, chữ cái.
Khi bắt đầu quan sát hình ảnh, tranh mẫu, về con vật. Bằng phương pháp gợi mở,
vấn đáp giáo viên giúp học sinh nắm bắt được đặc điểm cơ bản của con vật theo từng
dáng hoạt động để phán đoán nó giống con số hay chữ cái nào. Từ hình dáng tương
đồng giữa dáng con vật và số, chữ ta hướng dẫn cho các em viết số và vẽ tạo dáng
các bộ phận phù hợp và chi tiết hơn cho con vật. Các em sẽ biết cách vẽ con vật từ
đơn giản đến phức tạp thông qua các cách vẽ kết hợp tưởng tượng đó.
Qua cách vẽ này, kết hợp minh họa bảng nhanh nhẹn sôi nổi của giáo viên các em
thấy vẽ con vật là hết sức đơn giản. Chú ý, khi minh họa tạo dáng cho con vật, giáo
viên nên dùng hai màu khác nhau để học sinh dễ quan sát. Nhất là những học sinh
nhận thức chậm, khi giáo viên minh họa nhanh mà không dùng hai màu để phân biệt
giữa số hoặc chữ cái áp dụng cho hình vẽ với những đường nét vẽ thêm để tạo dáng
con vật thì khi giáo viên minh họa xong học sinh rất khó tưởng tượng để áp dụng cho
mình.
VD: Bài 22: vẽ vật nuôi trong nhà (lớp 1). Cho học sinh quan sát hình ảnh các
con vật với các tư thế khác nhau.

- Các em thấy những con vật nuôi này có quen thuộc với chúng ta không? (chó,
mèo,vịt, gà..)
- Chúng gồm những bộ phận chính gì thế nhỉ? (đầu, mình, chân,đuôi)
- Hãy thảo luận nhóm xem dáng con vật đi (ngồi, chạy...) giống với con số (chữ cái)
nào? (Con chó, mèo ngồi giống số 61, con vịt bơi giống số 2, gà con giống số 8 nằm
ngang, số 0 vẽ cá.. chữ s tạo dáng cho vịt, 2 chữ o tạo dáng cho lợn, chữ h vẽ được
chú mèo đang đi...)
Bước 1

Phạm Thị Lựu

Bước 2

16

Trường Tiểu học Trần Cao


Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

Một số bài minh họa.

Cách thứ hai: vẽ con vật bằng vân tay
Cách vẽ này vừa sáng tạo lại dễ vẽ. Không những thế cách làm này còn có ưu
điểm là không phải vẽ màu. Nó phù hợp các em đã có thói quen sử dụng màu nước
nên đã biết cách giữ vệ sinh sách vở và vệ sinh chung cho lớp học. Sau khi quan sát
và tìm hiểu, lựa chọn được con vật mình yêu thích. Việc lựa chọn màu sắc phù hợp là
rất quan trọng nên hướng cho các em dùng các màu nhẹ nhàng, tươi sáng. Kỹ thuật in
đòi hỏi các em pha màu không được quá loảng, quá đặc mà màu pha phả hơi sánh,
lượng màu ít tránh lãng phí. Để thực hiện tạo dáng được con vật mà mình yêu thích,

các em tưởng tượng xem những con vật đó hình dáng ra sao, cách in vân tay như thế
nào là phù hợp nhất. Lăn đều, nhẹ đầu ngón tay vào màu, xác định vị trí hình con vật
định tạo dáng trên giấy rồi lăn tay trên giấy để màu thấm đều, rõ hình vân tay. Sau
khi con vật được tạo dáng cơ bản xong, hướng dẫn các em vẽ viền hình lại theo mép
ngoài của hình, vẽ thêm những chi tiết bộ phận phụ cho con vật. Khi viền hình xong
thì con vật cũng là hoàn thành vì màu sắc chính là vân tay đã in.
VD: Bài 31: vẽ tranh đề tài các con vật (lớp 3)
Phạm Thị Lựu

17

Trường Tiểu học Trần Cao


Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

Sau khi quan sát, tìm hiểu về các con vật. Giáo viên gọi học sinh xem mình
muốn vẽ con vật gì. Khi đã thâu tóm ý tưởng của học sinh, giáo viên cho tổ chức
thực hành theo nhóm bằng trò chơi ”Năm ngón tay ngoan”.
- Tay xinh, tay ngoan để làm gì? (để lao động, làm việc, để sáng tạo ra cái đẹp)
- Tay xinh, tay ngoan còn biết làm gì? (giữ gìn vệ sinh)
-> Bàn tay khéo léo của chúng ta không chỉ biết cầm bút mới vẽ ra các sản phẩm
đẹp mà trực tiếp những ngón tay xinh xắn ấy chỉ cần trạm nhẹ nhàng vào màu và in
ra những trang giấy trắng kia đã tạo ra những hình ảnh cây cối hay con vật hết sức
sinh động.
- Giáo viên nói kết hợp làm mẫu cho học sinh xem.

Bước 1

Bước 2


- Giáo viên làm mẫu: Vẽ con sâu từ sự kết hợp in vân tay liên tiếp của các đầu
ngón tay út tạo thành thân, đầu sẽ dùng ngón tay to hơn. Cô nàng bướm xinh xắn
được tạo ra từ thân là dấu của ngón út, cánh tạo bởi ngón cái ( chú ý cánh mỏng ta in
nhẹ tay hơn cho mềm mại). Chú gà con được tạo ra từ hai dấu tròn của hai đầu ngón
tay to nhỏ khác nhau....Khi in hình xong, các em tiến hành dùng màu nước, bút chì
hoặc sáp màu viền phía ngoài để tạo hình cho con vật rõ nét hơn.
- Cho học sinh pha màu và thực hành theo nhóm để mỗi nhóm sẽ có nhiều hình
các con vật khác nhau, tạo thành bức tranh về các con vật đa dạng và hấp dẫn.
Cách thứ ba: Vẽ các con vật bằng các hình học cơ bản
Ngay từ khi quan sát nhận xét, tôi đã hướng dẫn các em xem các hình ảnh hay bộ
phận chính của đối tượng có thể giống hình gì. Minh họa bảng, tôi đều hướng dẫn
các em vẽ hình dáng chung bằng những hình học đơn giản như hình tròn, hình trứng,
Phạm Thị Lựu

18

Trường Tiểu học Trần Cao


Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

hình tam giác…Khi quy tất cả về những hình đơn giản thì việc xác định hình để vẽ là
rất dễ. Nó sẽ kích thích vào trí tưởng tượng của trẻ, làm cho trẻ cảm thấy đơn giản và
rất muốn vẽ. Khi hướng dẫn cũng lưu ý cho các em vẽ bước tìm hình nhẹ tay vì nếu
sửa không khéo hình sẽ cứng.
VD: Bài 19: Vẽ gà (lớp 1)
Khi tìm hiểu và hướng dẫn cách vẽ gà. Tôi hướng cho các em các bộ phận chính
về hình đơn giản như: đầu hình tròn, người hình trứng to, đùi như hai hình tam giác


3. Kích thích hứng thú của học sinh với phương pháp dạy phối màu tranh đề tài
3.1. Mục đích
- Học sinh được tham khảo, học hỏi thêm cách phối màu mới khi thể hiện màu
sắc cho tranh đề tài.
- Tạo dựng cho học sinh cách làm bài cẩn thận, chi tiết.
- Tiết kiệm những nguyên liệu sáp bị tày đầu, gãy ngắn không dùng được.
- Thêm yêu thích và thể hiện tốt các bài vẽ tranh tranh đề tài.
3.2. Nội dung và cách thực hiện
Đây là cách làm thay cho vẽ màu. Sau khi học sinh vẽ hình xong, nhiều học sinh
vẽ hình tốt màu ẩu rất ngại vẽ màu. Cách này là phương pháp kích thích mạnh nhất
cho đối tượng học sinh như vậy. Không chỉ thế mà nó kích thích được sự hứng khởi
đặc biệt cho tất cả các đối tượng học sinh.
Đồ dùng: Để tận dụng những màu sáp bị tày, bằng khó tô cần gọt bớt, sáp gãy
ngắn không dùng được tôi yêu cầu học sinh gọt cho gọn vào 2 chiếc lọ khác nhau
theo gam màu nóng và lạnh. Khi cần thực hành các em mang ra nghiền nhỏ và xoáy
Phạm Thị Lựu

19

Trường Tiểu học Trần Cao


Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

thêm những màu riêng phù hợp cho hình vẽ. Ngoài ra, giáo viên có thể chuẩn bị thêm
bột màu, nhũ màu (có thể yêu cầu học sinh mua thêm). Nhắc học sinh mang keo dán
giấy, bút lông, chổi lông hoặc, tăm bông.
Cách thực hiện: Sau khi vẽ hình xong. Giáo viên hướng dẫn học sinh pha keo
dán giấy cho hơi loảng ra một chút, dùng chổi, bút lông hoặc tăm bông quét đều vào
bề mặt hình mình muốn vẽ mà. Khi quét keo xong, dùng bột sáp hoặc bột màu hay

nhũ rắc đều lên mặt hình vừa quét keo. Màu săc đậm hay nhạt là do cách rắc màu dày
hay thưa. Cứ tiếp tục như vậy sẽ màu sắc của tranh sẽ được hoàn thành tranh rất
nhanh màu màu sắc thì đẹp, lung linh.
Lưu ý học sinh khi bôi keo không bôi hết các hình mà rắc màu vào hình nào thì ta
bôi keo ướt vào hình đó để nếu có vương sang hình bên cạnh thì chúng cũng không
bám lại giấy, tránh bị lẫn mà giữa các hình. Học sinh sẽ rất hào hứng và không còn
chán vẽ màu, vẽ màu ẩu và cũng không còn câu hỏi ” Thưa cô, hình này vẽ màu gì”,
giáo viên cũng không còn phải ghi nhận xét ” Em vẽ màu cho rõ đậm nhạt hơn. Cần
vẽ màu mạnh tay cho rõ màu sắc hơn. Màu en vẽ em vẽ cẩn thận hơn cho khỏi chờm
ra ngoài hình....”. Cách làm này giúp các em yêu thích và thể hiện tốt các bài vẽ tranh
đề tài. Với những bài thực hành này nên cho các em làm bài theo nhóm.
VD: Bài 7: Vẽ tranh đề tài phong cảnh quê hương (lớp 4)

Bước 1

Bước 2

Sau khi xây dựng ý tưởng và vẽ được tranh đề tài phong cảnh quê hương theo ý
thích. Tôi hướng dẫn học sinh cách phối màu làm như vừa nêu ở cách thể hiện. Từng
hình ảnh sẽ rắc màu cho phù hợp. Màu sẽ được rắc dày hay mỏng khác nhau để thể
hiện đậm nhạt và diễn tả không gian cho tranh.
Phạm Thị Lựu

20

Trường Tiểu học Trần Cao


Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học


4. Xây dựng cách vẽ hình tự tin tạo bố cục tranh đề tài
4.1. Mục tiêu
- Xây dựng cho các em cách vẽ hình tự tin tạo bố cục tranh đề tài.
- Tạo ra những đường viền chắc khỏe nổi bật hình ảnh muốn thể hiện.
- Học sinh thấy được hiệu quả bất ngờ từ những nét vẽ theo cách mới.
4.2. Nội dung và cách thực hiện
Vẽ hình bằng bút chì là cách vẽ hình truyền thống của cả trẻ em lẫn người lớn
khi tạo nét cho tranh vẽ theo đề tài. Học sinh vẽ hình bằng chì cho kết quả là đa số
các bài vẽ có hình vẽ nhỏ. Do chất liệu bút chì dễ tẩy xoá nên nhiều học sinh quá lạm
dụng tẩy làm cho bài vẽ bị bẩn, hình vẽ thiếu tự nhiên thậm chí rách vở vẽ. Kết quả
được một bức tranh có bố cục trống vắng, rất khó thể hiện màu. Trong nhiều tiết vẽ,
những em quên vở tôi đã cho vẽ bằng phấn lên bảng con thì phát hiện thấy nét vẽ của
các em khoẻ, tự nhiên và bố cục hợp lí. Tôi đã động viên kịp thời những em học sinh
đó bằng cách cho cả lớp xem bài, đồng thời nêu những ưu điểm cho các bạn trong
lớp xem. Theo tôi, đó chính là do đường nét: phấn có nét to cho nên trẻ vẽ hình to, rõ
hơn (do các em sợ vẽ hình nhỏ thì các nét phấn sẽ dính vào nhau nhìn không rõ
hình ). Sau đó, tôi thử nghiệm: cho học sinh dùng luôn bút có nét to như dạ màu, sáp
màu để vẽ bài tranh đề tài vào giấy khổ A4 thì thấy đạt hiệu quả tương đương như
các em vẽ trên bảng con. Như vậy, hình vẽ của học sinh trên bài vẽ tranh đề tài tỉ lệ
thuận với nét vẽ . Tôi đã cho cả lớp xem bài vẽ của học sinh có nét vẽ mạnh dạn,
hình vẽ to phù hợp giấy vẽ và khen ngợi trước lớp học sinh đó. Tôi đã thí nghiệm
việc dùng bút có nét to, rõ để giúp học sinh vẽ hình trong bài vẽ theo đề tài ở lớp1
trong thời gian 2 tháng. 9 Vì trẻ lớp 1 có khả năng bắt trước rất nhanh). Trường tôi có
4 lớp 1 tôi đã thử nghiệm ở 2 lớp, tôi nhận thấy 2 lớp được vẽ bằng bút có nét to, r õ
cho chất lượng bài vẽ tốt hơn nhiều so với hai lớp vẽ bằng bút chì . Trong số hai lớp
còn lại, 10% số học sinh tạo hình bằng bút chì đạt được bố cục tốt, nhưng tốc độ vẽ
lại chậm. Với số học sinh này, tôi động viên các em vẽ bằng bút to. Song do cá tính,
thói quen cẩn thận mà các em vẫn chỉ dùng bút chì để vẽ không bắt ép các em phải
làm theo các bạn khác mà tôi luôn chỉ bảo để các em có tốc độ vẽ hình nhanh hơn
trước. Tôi đã nhân rộng cách làm này cho toàn trường. Đã đạt được kết quả tốt 80%

Phạm Thị Lựu

21

Trường Tiểu học Trần Cao


Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

số học sinh thích vẽ bằng bút có nét to, rõ. Số học sinh còn lại là do các em nhút nhát
sợ sai không sửa được và những học sinh yếu. Qua đó chất lượng phân môn vẽ tranh
được nâng lên rõ rệt.
VD: Hình ảnh minh chứng cho cách vẽ trên

Bài: Vẽ tranh Ngôi nhà của em”

Bài: Vẽ tranh đề tài Vườn cây

Nguyễn Trọng Kim

Đỗ Chí Dũng

5. Nâng cao kỹ năng thực hành vẽ tranh cho học sinh
5.1. Mục tiêu
- Thay đổi hình thức thực hành theo bài thực hành cá nhân vẽ bài ra vở.
- Học sinh có cơ hội giao lưu, học hỏi thêm cách thể hiện tranh đề tài.
- Tạo không khí lớp học sôi nổi, hào hứng thi đua giữa các tổ, làm cho lớp học
thêm thân thiện, đoàn kết.
5.2. Nội dung và cách thực hiện
Để thay đổi hình thức học khép kín này, với một số đề tài khó và rộng tôi tổ chức

cho các em học và làm bài theo nhóm. Đây cũng là hướng chính để tôi tìm biện pháp
giúp học sinh vẽ hình tự tin hơn và để tạo ra những bố cục phong phú của đề tài. Vì
có trao đổi nhóm thì học sinh mới có sự giao lưu kiến thức, tìm tòi học hỏi lẫn nhau
để nhận thấy sự phong phú hấp dẫn của chủ đề cần thể hiện. Học sinh có thực hành
chung vào khổ giấy to thì mới rèn được kỹ năng trình bày cái riêng trong cái chung,
rèn cách trình bày hình ảnh thế nào cho tốt, bố cục thế nào là phù hợp với khổ giấy.
Các em sẽ có thói quen tự tin hơn thể hiện cách vẽ trước các bạn và chính mình.
VD: Bài vẽ tranh đề tài tự do. Sau khi hướng dẫn quan sát nhận xét, tôi sẽ điều tra
thông tin sở thích theo gợi ý đề tài của mình. Kết quả những em nào có chung ý
Phạm Thị Lựu

22

Trường Tiểu học Trần Cao


Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

tưởng thì tôi sẽ cho vẽ chung nhóm vào khổ giấy to. Vẽ nhóm như vậy làm cho các
em rất hào hứng, trao đổi học hỏi các bạn cùng nhóm và quyết tâm thi đua với các
nhóm khác. Trưng bày và nhận xét bài chéo nhóm sẽ làm cho các em kết quả của
mình với của bạn và có hướng phấn đấu. Kết quả thu được ở trong các bài vẽ nhóm
là các phong cách vẽ khác nhau kết hợp thành bố cục rất ngộ nghĩnh. Học sinh được
học hói thêm cách tạo hình mới ngay từ bạn học.

Học sinh lớp 4C thực hành vẽ tranh theo nhóm đề tài
Để đạt được kết quả cao cho tiết học thì khâu thực hành tôi đã chịu khó quan
sát, uốn nắn học sinh khi vẽ để có những gợi ý sửa chữa kịp thời, phát hiện ra được
những học sinh yếu kém hoặc những học sinh còn lúng túng khi làm bài tìm ra biện
pháp giúp đỡ, kèm cặp cho học sinh, quan tâm, gần gũi với các em hơn, tạo nên một

không khí thoải mái cho tiết học mà không bị gò bó, hơn nữa tạo nên sự gắn bó thân
thiết giữa thầy và trò.
Vậy muốn nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh. Học sinh cần rèn luyện
thường
xuyên kỹ năng vẽ hình. Thực hành theo từng bước, hình vẽ và bố cục thoải mái đúng
nội dung đề tài. Thể hiện hết mình, giao lưu trao đổi học hỏi thêm ở bạn trong các bài
tổ chức học nhóm. Bởi trong quá trình thảo luận, học sinh cũng tìm tòi hình thành kỹ
năng, kỹ xảo vận động. Phát huy tính tích cực chủ động của mỗi cá nhân. Lớp học
sôi nổi hứng thú, nắm vững nội dung bài học, học sinh tự tin làm bài bộc lộ phong
cách cá nhân của mình qua bài vẽ.

Phạm Thị Lựu

23

Trường Tiểu học Trần Cao


Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học

Tiểu kết: Trên đây là những biện pháp và cách thực hiện mà bản thân tôi đã áp
dụng vào từng tiết dạy. Qua thời gian vận dụng những kinh nghiệm trên cho phân
môn vẽ tranh, tôi thấy các em có nhiều tiến bộ rõ rệt, vẽ hình tốt và tự tin hơn. Bố
cục hợp lý rõ nội dung đề tài. Cách tạo dáng các hình ảnh con người, con vật đơn
giản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều, rèn và nâng cao khả năng thực hành cho học sinh.
Các em thấy thích thú đam mê khi vẽ. Màu sắc đa dạng và phong phú hơn, cách phối
màu mới lạ giúp các em hào hứng, hăng say khám pha chiếm lĩnh tri thức mới. Chất
lượng của phân môn vẽ tranh ở các khối lớp tiến bộ rõ rệt.
-----------------********------------------Giáo án dạy thực nghiệm
Mĩ thuật lớp 4

Bài 3: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT QUEN THUỘC
I. Mục tiêu
- Hiểu hình dáng, đặc điểm màu sắc của một số con vật quen thuộc.
- Biết cách vẽ con vật.
* Học sinh khá giỏi: Biết sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
- Vẽ được một vài con vật theo ý thích.
- Thêm yêu quý con vật.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: - Một số tranh ảnh về các con vật khác nhau.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Màu bột, keo, sáp màu.
- Bài của học sinh năm trước.
Học sinh: - Tranh ảnh về con vật.
- Sách giáo khoa, vở vẽ.
- Tẩy, chì, màu, keo, bút lông hoặc tăm bông.
III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động khởi động(2 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

Phạm Thị Lựu

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

24

Trường Tiểu học Trần Cao


Kinh nghiệm rèn luyện và nâng cao kỹ năng vẽ tranh đề tài cho học sinh Tiểu học


- Bạn nào nêu cho cô biết giờ trước các - Bài 2: Vẽ hoa , lá
em học bài gì?
- Các em hãy mở bài trước và trưng
bày đồ dùng lên bàn. Các bạn cùng bàn
hãy kiểm tra giúp cô xem bạn mình đã

- Học sinh thực hiện theo lệnh của giáo
viên

làm bài và mang đầy đủ đồ dùng chưa.
- Giáo viên nhận xét tinh thàn làm bài
và chuẩn bị đồ dùng của lớp.
- Trước khi vào bài mới, cô muốn lớp
mình cùng hát vang một bài hát về các

- Học sinh lắng nghe.

con vật đã học nhé. Giáo viên bắt nhịp.
- Trong lời bài hát đã nhắc đến tên
những con vật gì?

- Học sinh hát.

- Em thấy các con vật này có quen
thuộc với chúng ta không?
- Những con vật quen thuộc đều là
những con vật có ích, đáng yêu. Chúng -Gà, mèo chó, lợn, vịt, chim.
có ích lợi thế nào và đáng yêu ra sao,
cô cùng các bạn cùng tìm hiểu qua hoạt

động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài (5 phút)
- Đầu tiên cô muốn lớp mình cùng - Đọc thầm và quan sát hình ảnh trong
quan sát những hình ảnh và đọc thầm sách giáo khoa.
thông tin trong sách giáo khoa.
- Bây giờ mời các em cùng quan sát, cô - Học sinh quan sát, thảo luận nhóm, cử
có một số hình ảnh về các con vật quen trưởng nhóm và thư kí nghi ý kiến của
thuộc.

Phạm Thị Lựu

nhóm.

25

Trường Tiểu học Trần Cao


×