Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

vao ve moi truong dat va canh quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.06 MB, 115 trang )

Chương 5

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÂT VÀ CẢNH QUAN

5.1. NGUỐN GỐC, TÁC NHÂN Ô NHIỄM

m ôi trường đất

5.1.1. Một sô khái niệm
Đất là "tư liệu sản xuất đặc biệt" là "đối tượng lao động độc đáo" là "cơ sở sản xuất
đặc biệt", đồng thời là yếu tố cấu thành của các hệ sinh thái trên Trái đất.
Trên quan điểm sinh thái học thì đất là một tài nguyên tái tạo, là "vật mang" của
nhiều hệ sinh thái trên trái đất. Con người tác động vào đất cũng chính là tác động vào
các hệ sinh thái mà đất "mang" trên mình nó. Như vậy tưỳ thuộc vào phương thức đối xử
của con người đối với đất mà đất đai có thể phát triển theo chiều hướng tốt và cũng có
thể phát triển theo chiều hướng xấu. Vì vậy vấn đề sử dụng đất hợp lý và các giái pháp
chống ô nhiễm đất, duy trì tính năng sản xuất làu dài là một trong những chiến lược quan
trọng của nước ta nói riêng và trên toàn thế giới nói chung trong việc sử dụng hợp lý các tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ sự cân bằng của các hệ sinh thái và phát triển bền vững.
Xét trên quan điểm cấu trúc và chức năng thì đất đã tự nó hình thành một hệ thống
sinh thái hoàn chính, một cấu hình của một hệ thống mở.
Giống như các hệ sinh thái khác, giữa các yếu tố sống và không sống trong đất luôn
xảy ra sự trao đổi nâng lượng và vật chất và phản ánh tính chức năng của một hệ sinh
thái hoàn chỉnh. Dòng năng lượng đi qua hệ sinh thái đất được sử dụng trong quá trình
tích luỹ, phân huỷ các hợp chất hữu cơ. Lượng chất hữu cơ được hình thành trong một
đơn vị thời gian là biểu hiện sức sản xuất của hệ và dòng năng lượng này tuân theo
nguyên tắc của một vòng tuần hoàn hở, nghĩa là giảm dần qua mỗi bậc sản xuất và tiêu
thụ của các tác nhân. Ngược lại, vòng tuần hoàn các chất dinh dưỡng thì lại tuân theo
nguyên tắc của vòng tuần hoàn khép kín.
Hệ sinh thái đất có cách phát triển riêng, đó là kết quả của mối quan hệ qua lai giữa
các yếu tố hữu sinh và vô sinh và khả năng tự điều chỉnh riêng, nghĩa là khả năng tự lập


lại cân bằng giữa các quần thể sinh vật đất, giữa vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng
lượng. Nhờ có khả năng tự điều chỉnh riêng này mà hệ sinh thái đất giữ được ổn định
mỗi khi chịu tác động của các nhân tố ngoại cảnh. Tuy nhiên sự tự điều chỉnh của hệ
sinh thái đất có giới hạn nhất định, nếu sự thay đổi vượt quá giới hạn này, hệ sir.h thái
đất mất khả năng tự điều chỉnh và kết quả là chúng bị ỏ nhiễm, giảm độ phì và giảm tính
năng sản xuất.
144


Sau một thời gian dài tiến hoá của lịch sứ, môi trường đât là môi trường sống cua con
người: nó cung cấp thức ăn cho con người, nó tạo ra điều kiện cần đế tố chức chỗ ở, chò
làm việc, sản xuất, sinh hoạt và nulìí ngơi cua con người...
Sự tấc động của con người có thê diều chính và tìm dược một giới hạn sinh thái hay
giới hạn cho phcp của môi tnrừng đất. Nếu các hoạt động của con người làm thay đổi
các nhân tố sinh thái ra ngoài giới hạn sinh thái đất thì hậu quả sẽ là sự ô nhiễm môi
trường đất.
Muốn kiểm soát được môi tnrờng đất, cần phải biết giới hạn sinh thấi của đất vối
từng nhan tô sinh thái. Xử lý ò nhiễm đất tức là điều chính và đưa các nhân tô sinh thái
trờ về giới hạn sinh thái cho phcp cúa đất. Đây chính là nguyên lý sinh thái cơ bán vận
dụng vào việc sứ dụng hợp lý tài nguyên đất và báo vệ môi trường đất.
Việt Nam có diện lích tự nhiên 33.091.033 ha, xêp thứ 55 trong tống sô trên 200
nước của thế giới, là nước có qui mỏ diện tích thuộc loại trung bình nhưng vì có số dân
đòng (xếp hạng thứ
trên thế giới) nên diện tích đất tự nhiên bình quân đầu người vào
loại thấp (đứng thứ 120), với mức 0,42 ha/người (bằng 1/6 mức bình quân của thế giới).
1 2

Đất dược sử dụng vào cấc mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng và
khu đất dân cư là: 18.881.248 ha, chiếm 57,04 % tổng quĩ đất và phân bố cụ thế ở cấc
vùng như trong báng 5.1.

Bang 5.1. Tình hình sử dụng đát của Việt Nam qua các nãm
(diện tích, ha)
Năm

1980

1985

1990

2 0 0 0

Đất nông nghiệp

13.437.100

13.362.915

13.377.302

15.588.410

Đất lâm nghiệp

1

1.866.800

9.641.659


9.395.194

14.441.142

1.420.800

1.622,532

1.665.193

2.304.477

Đất chuyên dùng + dán cư

Nguồn: Trần An Pho/lí’ và ĩùp ihr CÔIỊỌ tác viên, dừ tủi N C K I l cáp N N m à sô K T -02-09

ũ'Dáỉìlì ịịiú hiện trạng và đề Mỉấl sử (lụng dát hợp lý trên quan cliểỉỉi sinh thúi vù phút ĩriểìì lãn
bên ”, thuộc chương trình khoa học và cóm' nghệ cấp Nhà nước PCÍ-02, Hù Nội ì 995.
( ỉh ỉ chú:

Đút chuyên dùng bao iỊổtỉi: Đất xúy (lựng cúc công Ỉrìtìlỉ CÓÌHỊ nghiệp, khoa học, kỹ thuật, hệ
ỉ h ố n g g iao thôn g, hệ th ô n g ỉh u ỷ lợi, clứ diêu , văn hoá, x ả h ộ i, ỳ áo d ụ c,

V

tế, th ê (lục th ê thao,

dịch vụ, dát sử clụiii> cho nha cáu quốc phỏnsị, an ỉìi/ìh, đứt clùỉìíỊ cho ílỉủtỉỉ dỏ, khai thúc khoáng
s ú n , d ú c á t , cícíí ỉùììì (lố gốm , gợ ch ngói vù cú c vật liệu


-VỚV

dự ng k h á c , đ ấ t di tích lịch s ử văn hoá

vù danh lam thắng cchìiỉ, đất nọlỉĩa traiỉỊỊ, nghĩa địa, đất có mặt nước sử dụng khỏỉìg vào mục
đích nông nghiệp.
5.1.2. Nguồn gốc và tác nhân ô nhiễm môi trường đất
a) Nquồn gốc ỏ nhiễm mỏi trườtìiỊ dứt
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm hàm lượng các chất tự
nhiên trong đất tăng lên, hoặc thèm cấc độc chất lạ (đến mức vượt tiêu chuẩn cho phép),
gây độc hại cho môi trường, sinh vạt và làm xấu cánh quan.
145


Như ta biết, đất là lài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất trong sán xuất nông-lâm
nghiệp. Ngoài ra đất được dùng làm nơi ờ, đường giao thông, kho tàng, mật bang sán
xuất công nghiệp... Khi dàn sô tăng nhanh, đặc biệt là thời kỳ hiện đại hoá, công nghiệp
hoá, nền văn minh phát triển cao, con người tìm mọi cách tăng cường mức sán xuất và
tăng cường khai thác độ phì của đất như:
- Tăng cường sử dụng phân bón, tluiốc trừ sâu, diệt cỏ.
- Su dụng chất kích thích sinh trường cây trồng.
- Sử dụng còng cụ và kỹ thuật hiện đại.
- Mớ rộng mạng lưới lưới tiêu.
Tất cả các biện pháp này tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái và môi trường đất, đó là:
- Làm đảo lộn cân bằng sinh thái do sử dụng thuốc trừ sâu.
- Làm ô nhiễm môi trường đất do sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu.
- Làm mất cân bằmg dinh dưỡng.
- Làm xói mòn và thoái hoá đất.
- Phá huỷ cấu trúc đất và các tố chức sinh học của đất do sử dụng máy móc nặng.
- Mặn hoá, phèn chua do tưới tiêu không hợp lý.

b)

Phân loại ỏ nhiễm dứt:

Có ihê phàn loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh và theo các tác nhân £âv ô
nhiễm:
- Theo nguồn gốc phát sinh:


0

nhiễm đất do chất thái công nghiệp.

• Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.
• Ồ nhiễm đất do tác dộng của sinh hoạt dân cư.
- Phân loại theo các tác nhân gây ô nhiễm:


0

nhiễm do tác nhân hoá học.

• Ổnhiễm do tác nhân sinh học.


0

nhiễm do tác nhân vạt lý.

0 nhiễm đất do chất thải công nghiệp

Các hoạt động công nghiệp xả vào đất một lượng lớn các phế thái của chúng Các
lượng phế thải đó, nguy hiểm nhất là các chất thái nguy hại, được thòng qua khí thái,
nước thải và rác thải hoặc thái trực tiếp xuống đất. Chúng làm ô nhiễm môi trường đất,
phá huỷ sự cân bằng của hệ sinh thái đất.
Q u á trìn h k h a i k h o á n g g â y ỏ n h iễ m và suy th o á i m ô i trư ờ n g đ ất ở m ứ c n g h i ê m TỌ'ng

nhất. Do khai thác, một lượng lớn phê thái, quặng... từ lòng đất được đưa lên tren bổ
mặt. Mặt khác thám thực vật trong khu vực khai khoáng bị huỷ diệt, đất có thế tị xói
146


mòn. Tiếp theo là một lượng lớn phế thai, xí quặng theo khói bụi bay vào không khí lồi
lại lắng đọng xuống đất và làm nhiẽm ban đất trong một phạm vi lớn.
Các chất thái này thường xuyên chứa những san phẩm dộc hại ở dạng dung địch và
dạng rắn. Khoáng 50% chát thái còng nghiệp là dạng rắn (than, bụi, chất hữu cơ xỉ
quặng...) và trong đó 15% có khá năng gáy độc nguv hiếm. Độ pH của đất giám do mưa
axít và chất t hái công nghiệp. Tưưng ứng sự ai ám di 50% độ no bazơ nghĩa là 1/2 cation
bazo' dã dược thay thế hang H+ và Alu (theo TAMM 19X8, ANDERSON 1988).
Điểu đáng lo ngại là các phế thái công nghiệp thường làm ỏ nhiễm đất bới các hoá
chất và kim loại nặng. Phênol là vật thai cua công nghiệp dệt, luyện kim đen, luyện than
cốc - khi thấm vào đất, vào nước thì làm cho đất, nước có mùi đặc biệt, nguy hiếm là khi
phênol kết hợp với clo ớ những đất bị nhiễm mận sẽ tạo thành cloróphênol rất độc, có
mùi buồn nôn, gây ung thư. Hàm lượng phènol từ 25-30mg// nước đất gày độc cho cây
và chết động vật đất. Các nguyên tố kim loại nặng (Cu, Zn, Pb, Hg, Cr, Cd,...) thường
chứa trong phế thái của ngành luỵện kim mầu, sán xuất ỏtô... Nước thái chứa kim loại
nặng cuối cùng làm ô nhiễm đất.
Các loại phế thải rắn công nghiệp được tạo nên từ hầu hết các khâu còng nghệ sán
x u ấ t và từ tr o n g cá c q u á trình sử d ụ n g sán p h ẩ m . Các loại p h ế thái n à y đ ư ợ c tậ p tru n g tại

các cơ sớ sán xuất hoặc vận chuyên khói khu vực, rồi bằng cách này hay cách khác và

cuối cùng cũng trơ về với mòi trường đất. Theo các đặc tính lý hoá, các phế thái rắn
công nghiệp gày ỏ nhiễm mỏi trường đất này được chia làm bốn nhóm như sau:
- Phế thái vô cơ từ các cơ sở công nghiệp như: mạ điện, tliuý tinh, công nghiệp giấy,
cặn xí ở các trạm xử lý nước...
- Phế thái khó phân huý như dầu
da, cao su...

mỡ. ni lông, sợi nhân tạo,

phế tháitừ công nghiệp

- Phế thái dễ cháy từ các nhà máy lọc dầu, sứa chữa ỏtỏ-xc máy, sán xuất máy lạnh,
thực phẩm...
- Phê thái độc hại: các phế thải tác động mạnh, phế thái có chứa đồng vị phóng xạ...
Đặc điểm của phế thài công nghiệp gây ô Iihiềm môi tnrờng đất là đa dạng về thành
phần và kích thước, không tập trung và đa nguồn gốc, vì vậy việc lựa chọn phương pháp
xử lý chúng cũng rất phức tạp.
0 nhiễm đất là hậu quả của ở nhiễm khí quyển và mưa axit
Mưa axít và ô nhiễm môi trường đất.
Bình thường nước mưa có độ pH khoảng 5,6 do sự có mặt của CO; tạo thành H:CO,
trong khí quyên. Trong phân định thực tế, các cơ quan báo vệ môi trường Hoa Kỳ
(ERA) dã sử dụng tiêu chuẩn nước mưa có độ pH nằm trong giới hạntừ 5 đến 6,5 là
nước mưa trung tính. Nước mưa có độ pH nhỏ hon 5 là mưa axít. Tuy nhiên tố chức Y tế
thế giới (WHO) qui định mưa axit là mưa có dộ pH nhỏ hơn 5,5. Ở Việt Nam đang áp

147


dụng tiêu chuẩn này trong khảo sát và đánh giá mưa axit trên toàn quốc. Trong khí
quyển có hai chất ô nhiễm chủ yếu gây mưa axit là S 0 và NO-,. Các tác hại của mưa

axit đối với mói trường đất được thống kê như sau:
2

- Mưa axit làm chua các hồ nước. Ở Canađa có hơn 4.000 hồ nước bị axit hoá, khiên
các sinh vật trong hồ chết hết. Hồ biến thành hồ chết và làm ô nhiễm môi trường đất.
- Mưa axit hoà tan các khoáng ít tan trong đất, đẩy nhanh quá trình phong hoá
khoáng, tăng nhanh tổng số muối tan trong đất, làm cho đất mặn hoá.
- Mưa axit rửa trôi các cation kiềm, kiềm thổ trong đất, làm cho đất trở nên chua dần,
không thích hợp cho các hoạt động của các vi sinh vật hữu ích. Các cation kiềm rửa trôi
làm cho độ bão hoà bazơ của đất ngày càng giảm xuống, đất mất dần độ phì nhiêu. Nêu
độ bão hoà bazơ xuống quá thấp, khoáng sét sẽ bị phá huỷ. Cation kiềm tiếp tục bị rửa
trôi, môi trường quá chua, khoáng sét biến thành hydroxit và S i0 thứ sinh. Đất thật sự
mất khả năng sản xuất.
2

- Đất có hàm lượng tổng kim loại nặng cao, do bản thân đất hay do đất đã bị ô nhiễm,
nhưng vì gặp điều kiện môi trường kiềm, các kim loại nặng trờ nên không linh động nên
không phát tác được, nên chưa gây tác động tiêu cực đến cây cối và con người. Gập mưa
axit, đất chua đi, các kim loại nặng trớ nên linh động hơn, và chúng tác động xấu đến
môi trường.
Hoạt động công nông nghiệp làm cho không khí bị ô nhiễm S 0 2, NOx, HCI, HF...
Quá trình yếm khí trong đất ngập nước là điểu kiện để hình thành H2S - khí này bay vào
không trung rồi cũng bị oxy hóa thành H S 0 4. Tan trong nước mưa, tất cả các khí đó
làm chua nước mưa và cũng làm chua đất.
2

Ở các trưng tâm công nghiệp Châu Âu người ta tính có đến 80% lượng sulfua đi vào
khí quyển là do hoạt động của con người. Vùng bán đảo Scandinaver trong thời gian
1957 đến 1963 lượng lưu huỳnh trong đất tăng gấp đỏi. Trong sông ngòi ờ Nam Thụy
Điển lượng lun huỳnh từ các dòng sông đưa vào đồng ruộng trong thời gian 190) đến

cuối những năm 1960 đã tăng gấp 3 lần (từ 7kg lên 22kg/ha/nãm). Lượng lưu huỳnh
trong nước mưa biến động theo từng thời kỳ song nói chung là tăng lên.
Các loại axit đổ xuống đất làm đất chua, làm ảnh hưởng tới sự cân bằng của đất.
Năm 1956 trong khi đại bộ phận bán đảo Scandinaver hầu như trung tính thì miền
đông nước Anh, Hà Lan và Bi độ pH < 5,0. Năm 1959 tình hình đã thay đối, vùng ;ó độ
pH < 5,0 đã toả rộng theo hướng Đông Bắc châu Âu. Vùng bán đảo Scandinaver cộ pH
đã xuống khoảng 5,5 đến 6,0. Miền Bắc nước Đức, Hà Lan, Bỉ đã xuất hiện vùng cộ pH
dưới 4,5. Đến năm 1961 trung tâm đất chua lại mở rộng đáng kể. Từ năm 1961 mưa
hàng nãm ở trung tâm đã có độ pH xuống dưới 4, có thời gian xuống đến 3. Ớ Thuỵ
Điển có lúc độ pH nước mưa hạ xuống đến 2,8. Đến năm 1966 phía Tây Nam và miền
Trung Thuỵ Điển và Na Uy độ chua của đất tâng lên. Trong thời gian 1965 - 1970 nước
hồ và sông của Thuỵ Điển có độ pH giảm, nhất là ờ miền Nam và ờ miền Trung.
148


Ion H+ gây ra độ chua của đái, ngoài ra ion H+ còn có khả năng trao đổi ion với các ion
khác như Na+, Ca+, Mg+, K+ chúng bị H+ thay thế và nước mưa rửa trôi. Do mưa axit nặng
nể, nhiều vùng ruộng ở hán dáo Scanđinavcr có tỷ lệ kiềm trong dung tích hấp thự đất còn
rất thấp: v% < 10%. NẹhTa là hon 90 cì( duim tí -i hấp thụ là H+, cây cối mọc rất kém.
Muốn khôi phục lại đất phân bón cho đất r uộng nhiều Ca+, Mg+ việc cải tạo đất trồng
phải được xem là công việc lâu dài, mất hànir trăm năm.
Việc ô nhiễm SO nếu chưa làm độ chua táng đáng kể đến mức rửa trôi mất Ca, Mg
thì lại làm tăng tổng số muối tan tron" đái. Các axit hoà tan các ỏxít kim loai kiềm,
cacbonat làm hình thành các loại muối Iroim đất CaS04, CaHCO,, CaCl làm lăng độ
mặn của đất.
: 2

2

Quanh các khu cóns> nchiệp nsĩoại thành Hà Nội đất đai giàu lưu huỳnh hơn trung

tâm châu thổ sông Hổng và cũng có hàm lượng tổng muối tan cao hơn.
Ò nhiễm đất là hậu quả của 0 nhiẻm nước
Nông dân lấy nước thái tưới cho đổna ruộng. Nếu không điều tra chất lượng nước, có
thể làm cho đất bị ô nhiễm ảnh hưòìiii xấu đến sinh trưởng của cây. Tưới nước có độ
mặn cao làm cho đất bị mặn hoá.

w. Sideriuo nam 1992 đã phân cấp độ mặn theo độ dẫn điện và phân tích tống số
muối tan theo phương phấp chiết từ hố đất bão hoà nước như‘sau:
Phân cấp độ mặn

Nồng độ muối tan, %

Không mận

0-0,15

Hơi mặn

0,15-0,35

Mận vừa

0,35 - 0,65

Rất mặn

> 0,65

Phân tích theo phương pháp lác ciộim chít hằng nước theo tỷ lệ 1:5 trong một thời
gian nhất định (thường là một uiờ) sẽ có than iĩ, phân cấp khác.

Ví dụ, phân cấp theo Chiupunmú.
Cấp độ mặn

Tổng số muối tan, %

Đất khổng mặn
Mận trung bình
Mãn

1 , 0

Tsôsin lại căn cứ vào hàm lượng C1 và s o
Phân cấp độ mặn
Mặn ít
Mặn trung bình
Mặn
Rất mận

0

cr, %
, 2

0 , 6

0 , 6

1 , 0

1


- 2

2-3

,2

-

o

0,3 - 0,6
1

Mận ít

0

<0,3

2 , 0

phân cấp độ mặn như sau:
S O /, %
- ,3
1,3 - 1,7
1,7 - 2,7

cr+ s o /, %
0,4 (0,6) - 0,8 (0,4)

0,3 (0,4)- 1,2 (1,3)
1,2 (1,3)-2,2 (2,3)

2.7 - 3,7

2,2 (2,3)-3,2 (3,3)

1 , 0

1

149


Và còn dựa vào C1 hay S 0 4: chiếm ưu thế phân loại:
Loại mặn

cr+ s o /
>4

Mặn clorua

4- 1

Mặn clo - sulfat

1 -0,5

Mặn sulfat - clo


<0,5

Mặn sulfat

Việc tưới nước thải chứa kim loại nặng sẽ làm tăng hàm lượng kim loại nặng trong
đất và giun đất. Ảnh hưởng của việc xử lý nước thải đến tỷ lệ kim loại nặng trong đất và
giun đất được nêu trong bảng 5.2.
Bảng 5.2. Ảnh hưởng của việc xử lý nước thải đến tỷ lệ kim loại nặng trong đát
và giun đất, (Beyer và ctv, 1982)
Trong giun đất

Trong đất

Kim loại nặng

Đối chứng

Cd

0 , 1

Tưới nước thải

Đối chứng

Tưới nước thải

2,7

4,8


5,7

Zn

50

132

228

452

Cu

1 2

39

13

31

Ni

14

19

14


14

31

17

Pb

2 2

2 0

Chú ý là Cd và Zn trong giun đất tăng lên rất nhiều. Giun đất tích luỹ không nhiều
Ni, Cu và Pb.
Hàm lượng các kim loại nặng ở trong chim và cá, vịt ăn giun đất lại tăng lên cao hơn
nhiều. Cuối cùng các kim loại nặng được đưa vào chuỗi thức ăn và làm hại cho người.
Các chất bẩn hữu cơ phenol, benzen, xyanua dần dần được vi sinh vật phân giải,
nhưng ngay trong một thời gian ngắn chúng có thể ảnh hưởng nặng nề làm giảm sản
lượng của cây trồng.
Nước bẩn ở mỏ như nước thải từ mỏ sắt hay mỏ lưu huỳnh do quá trình oxy hoá tạo
thành FeS04, Fe (S04)3, H S 0 hoà tan trong nước làm đất tích luỹ sắt, đất chua dần và
diện tích đất ô nhiễm ngày càng lớn.
2

2

4

Đất ô nhiễm lưu huỳnh trong điểu kiện hao phí bị oxy hoá thành sulfat khiến tích luỹ

muối sulíat, độ mặn tăng lên, H S 0 hình thành làm đất có phản ứng chua, thành loại đất
chua, mặn gọi là phèn.
2

4

Trong điều kiện khử sulíat hay ỉưu huỳnh bị khử thành H S, hoặc các muối sulfat tích lại
trong đất.
2

Đồng cỏ bị nước chứa kim loại nặng tràn qua làm tăng hàm lượng kim loại nặng
trong đất và trong cỏ làm cho trâu bò gặm cỏ bị nhiễm độc chết.
150


Ó n h iễ m đ ấ t d o s in h h o ạ t c ủ a co n n g ư ờ i

Hàng ngày, từ sinh hoạt, con người ta thái vào môi trường đất một lượng đáng kể chất
thải rắn và chất thái lóng, v ề chất thái lóng: trung bình người dân đô thị ở các thành phố
lớn của Việt Nam mỗi ngày sử dụng một lượng nước cấp khoảng 100-150 lít, và cũng
thải ra môi trường một lượng nước thái như vậy, trong đấy có chứa bao nhiêu là chất độc
hại. Những chất độc hại đấy đọng lại nhiều nhất trong môi trường nước và đất. v ề chất
thải rắn: trung bình mỗi người mỗi ngày tluii ra một lượng chất thài rắn từ 0,4 đến 1,8
kg/người.ngđẽm, khối lượng này tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng đỏ thị, từng lứa tuổi...
Lượng phân này xả vào mỏi trường theo hệ thống thoát nước. Trong đó có chứa nhiều
chất ô nhiễm, ví dụ hàm lượng chất lơ lửng là 65-100 g/người.ngđẽm... Trong rác và phế
thải rắn sinh hoạt có phế thái thực phẩm, lá cây, vật liệu xây dựng, các loại bao bì, phân
người và súc vật.v.v... Trong các loại phế thái sinh hoạt này hàm lượng chất hữu cơ lớn,
độ ẩm cao. Nếu không xử lý tốt thì chúng vẫn được tồn lưu trong môi trường nước và
đất, và đó là môi trường cho các loài vi khuẩn, trong đó có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh

phát triển.
5.1.3. Ánh hưởng cua hoạt động xáy dựng vói môi trường đát
a) Ảnh hưởng của quá trìnli x â \ dựnq
Những ảnh hương đến môi trường đát chủ yếu là do việc sử dụng phàn bón trong
nông nghiệp, sử dụng hoá chất báo vệ thực vật, do các hoạt động sán xuất công nghiệp,
tiểu thú công nghiệp và do ảnh hưởng không nhó của các hoạt động xây dựng.
Hiện tại, các thành phố phát triển theo chiểu ngang nhiều hơn là theo chiều đứng, nên đã
sử dụng nhiều đất đai và người dân buộc phái di chuyển rất xa từ nơi ở tới chỗ làm việc.
Từ năm 1990 đến năm 2000, quãng dường trung bình một người dân Anh phái đi mỗi
ngày tăng từ 1,5 dặm đến 25 dặm, 90% người di chợ phái đùng ôtô Ị5|. Như vậy phát
triển đô thị không chí lièn quan dẽn việc xấy dựng từng công trình riêng lẻ, mà còn mơ
lộng quy mô xây dựng các cơ sở kỹ thuật hạ tầng.
Theo con số thống kê và dư báo thì tại nước Anh, thế kỷ 20 đã mất đi 20% đất sản
xuất nông nghiệp. Nếu tất cả đất Iiông nghiệp của nước Anh được sử dụng cũng không
sán xuất đủ lương thực cho thành phố London. Tất cả khu rừng của nước Anh cũng
không hấp thụ hết lượng C 0 2 của London. Dự báo nước sinh hoạt sẽ cạn kiệt ở Liên hiệp
châu Âu vào nãm 2008, và ớ nước Anh và 2012.
Hiện nay, diện tích lúa toàn vùng kinh tế trọng điếm phía bắc (Hà Nội, Hái Phòng,
Hải Dương, Quảng Ninh) là 190.313 ha. So với năm 1997, diện tích này giảm 4.975 ha
mà chủ yếu là chuyển sang đất xây dựng các khu công nghiệp, đô thị và xây dựng cơ sở
hạ tầng.
Công trình xây dựng cùng với những hoạt động sống của con người đã làm thay đổi
chu trình của hệ sinh thái. Môt trong những chu trình này là chu trình tuần hoàn của
151


nước mưa. Thông thường, nước mưa rơi xuống được ngấm vào trong lòng đất, dưới ánh
nắng mặt trời, nước bốc hơi thành mây, trở lại thành mưa và lại trở về Iĩiặt đất. Khi khu
đất được xây dựng, nước mưa được dẫn từ mái nhà, từ đường phố, quảng trường...được
thu vào hệ thống cống rãnh và thoát ra sông ra biển, nước đã không thấm vào lòng đất.

Nó ảnh hưởng đến hệ nước ngầm, ảnh hưỏng đến đặc tính của đất và ảnh hưởng đến
thảm thực vật.
Có thế thấy rõ hơn về hoạt động xây dựng của con người đã ánh hường trực tiếp đến
môi trường đất qua thí du của nhà cao tầng, nhà chọc trời còn được gọi là “thành phô
theo chiều đứng”.
Nền móng của nhà cao tầng làm thay đổi và phá vỡ cấu trúc hạ tầng của đất nền.
Nhiều trường hợp phải thay nền đất để đảm bảo sự chịu lực. Trong trường hợp này ảnh
hường của nó đến môi trường đất là rất đa dạng. Sự cân bằng hiện có bị phá vỡ, và
những tác động có thê xảy ra là nén đất, sụt đất, biến dạng cấu trúc, hạ mức nước
ngầm...Việc hạ mức nước ngầm trong một diện tích rộng có thể gây hậu quả tai hại cho
môi trường xung quanh.
Nhà cao tầng cũng ảnh hưởng đến khoảng không gian trống. Chúng cản trớ ánh sáng
mặt trời chiếu đến những thảm thực vật ở xung quanh.
b) Ánh hưởng của công trình xảy dựng khi bị phá hoại
Con người đã tiêu hao 1/3 năng lượng thỏ được khai thác đế sản xuất vật liệu, làm
cấu kiện xây dựng và để xây dựng nhà cửa, những công trình đô thị. Song khi những
công trình này đố xuống, chúng đã để lại nhiều chất thải cho môi trường đất. Để bảo vệ
môi trường đất và có thể sử dụng lại vật liệu mà không để lại chất thải cho môi trường
đất, khi phá dỡ các công trình đối với nhà cao tầng là một vấn đề nan giải, dặc biệt đối
với các công trình bằng bê tông cốt thép. Việc phá dỡ các công trình làm bằng bê tỏng
cốt thép sẽ khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với công trình có kết cấu thép, đặc biệt
việc phá dỡ của chúng ở trên những độ cao. Thí dụ công trình của nhà Tháp hội chạ
(Messetunn) tại Frankfurt am Main bằng bê tông cốt thép, có chiều cao 256,5m, nặng
188.000 tấn. Móng của nhà truyền lên một tấm bê tông cốt thép là móng bè, mỗi chiều
dài 60m dầy ni được đặt trên 61 cọc khoan nhồi có đường kính l,3m, dài 35m mỗi cọc.
Chi phí vật tư cho móng chiếm 1/4 tổng chi phí vật tư của công trình. Nếu như phải phá
dỡ công trình mà không để lại chất thải cho môi trường đất thì hiện tại việc làm này
không thể thực hiện được.
6


5.1.4. Các tác nhân gây ô nhiễm đất
a) Cúc tác nhân hóa học
Ô nhiễm đất do sử dụng phân bón hoá học và các chất kích thích sinh trướng.
Người ta ước tính chỉ có khoảng 50% Nitơ trong phân bón đưa vào đất được cày trồng
sử dụng, lượng còn lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất. Chúng làm thay đổi thành
152


phần và tính chất của đất, làm chai cứng đất,
dưỡng đất - cây trồng. Các loại phân bón khi
trong đất, một phần vào nguồn nước, và một
hơi gây ô nhiễm môi trường khí. Khi nồng độ

làm chua đất, làm thay đổi cân bằng dinh
xâm nhập vào đất, một phần được tích luỹ
phần bay vào khí quyển dưới dạng khí và
NO," cao trong đất, truyền vào môi trường

nước, nếu sử dụng nước thì sự tạo thành Methemoglobìn trong máu trẻ em làm trẻ em dễ
bị hội chứng tím tái và tử vong.
Ô nhiễm đất do sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm, diệt chuột,...
Tất cả các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm, diệt chuột,... đều làm ô nhiễm môi
trường đất, nhất là hợp chất hữu cơ tổng hợp. Có trên khoảng 1000 hợp chất hoá học
được sử dụng trên thế giới, trong đó có DDT. Thuốc trừ sâu diệt cỏ phân huỷ rất chậm
và tạo ra những dư lượng trong đất. Trung bình có khoảng 50% lượng thuốc trừ sâu được
phun đã rơi xuống đất và lôi cuốn vào chu trình đất - cây trồng - động vật - con người.
Ví dụ thuốc trừ sâu DDT sau 5 năm sử dụng vẫn còn được tìm thấy 4 - 5% sót lại trong
đất, do khó bị phân huỷ và khó bị hấp thụ vào các cấu tử của đất. DDT ở nồng độ thấp
(24 mg/1) trong nước sẽ gây nên sự thay đổi sinh lý ngược của cá, và nếu cùng nồng độ
đó trong không khí sẽ làm chim chết. DDT rất dễ dịch chuyển trong nước. DDT khi vào cơ

thể sẽ tích tụ thành các khối u ác tính. DDT thường tích tụ trong nước, đất, không khí, sau
đó chuyển về biển cả và được các thuỷ sinh vật hấp thụ, gây ô nhiễm tới thực phẩm...
Khuynh hướng sản xuất thuốc trừ sâu hiện nay là chiết xuất những chất từ thảo mộc
có tác dung diệt sâu nhưng không làm phương hại đến môi trường đất hoặc sản xuất
thuốc trừ sâu bằng sử dụng những hợp chất phân huỷ nhanh, rút ngắn tối thiểu thời gian
tiếp xúc với đất.
b) 0 nhiễm do tác nhản sinh học
Những tác nhân sinh học làm ô nhiễm đất gây ra bệnh ở người và động vật như trực
khuẩn lỵ, thương hàn hoặc amip, ký sinh trùng (giun, sán). Sự ô nhiễm này xuất hiện là
do phương pháp đổ bỏ chất thải mất vệ sinh hoặc sử dung phân bắc tươi hoặc bùn thải
sinh hoạt bón trực tiếp cho đất.
c) Ô nhiễm đất do các tác nhân vật lý
Ô nhiễm nhiệt độ
- Khi nhiệt độ trong đất tăng đáng kể sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh vật đất, sự
phàn giải chất hữu cơ, và trong nhiéu trường họp làm đất chai cứng và mất chất
dinh dưỡng.
- Nhiệt độ trong đất tăng làm giảm hàm lượng ôxy, mất cân bằng ôxy trong nước, đất
và quá trình phân huỷ các chất hữu cơ sẽ tiến triển theo kiểu kị khí tạo ra nhiều sản
phẩm trung gian độc cho cây trồng như NH3, H2S và andehyt, nhiệt độ làm chết cây
trồng. Nguồn gây ỏ nhiễm nhiệt là do sự thải bỏ nước làm mát các thiết bị của nhà máy
nhiệt điện, nhà máy điện nguyên tử,...

153


ci) ô nhiễm đất do các cluít phóng xạ
Nguồn ô nhiễm đất bởi các chất phóng xạ là những phế thải của các trung tâm khai
thác các chất phóng xạ, trung tâm nghiên cứu nguyên tử, các nhà máy nhiệt điện nguyên
tử, các bệnh viện dùng chất phóng xạ và những vụ thử vũ khí hạt nhân. Các chất phóng
xạ thâm nhập vào đất và theo chư trình dinh dưỡng tới cây trồng, động vật và con người.

Người ta thấy rằng, sau những vụ nổ thử vũ khí hạt nhân, những vùng cách xa trung tâm
thử thì chất phóng xạ trong đất cũng tăng lên 10 lần. Sau các vụ nổ nguyên tử, trong đất
thường tồn lưu 3 chất phóng xạ, chủ yếu là s,90, I m, c j 17. Các chất này theo chu trình
dinh dưỡng sẽ thâm nhập vào người làm thay đổi cấu trúc tế bào, gày ra những bệnh về
di truyền, bệnh về máu, ung thư,...
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Tràn (1981) và Lê Xuân Khoa, Nguyễn Xuân
Cự (1991) cho biết một số nguồn nước ở Hà Nội và đất ở khu vực nhà máy Nhiệt điện
Phả Lại có hoạt động phóng xạ p nhưng thấp hon so với ngưỡng qui định.
e) 0 nhiễm đất do các chất khác
Các chất vô cơ kích thước lớn như các phế thải là vật liệu xây dựng, phế thái là sắt
thép... hoặc các chất thải là nhựa tổng hợp, polietilen... là loại bền vững trong đất. Chúng
rất khó bị phân huỷ và khi thải bỏ vào trong đất, chúng sẽ ngăn cản sự phát triển của
thảm thực vật, làm thay đổi cấu trúc của đất và địa hình. Vì thế, người ta thường tận
dựng các loại phế thải này trong việc san nền hoặc tái sử dụng.
g) Tiêu chuẩn đánh giá đất bị ô nhiễm
Theo phân tích hoá học
- Dựa vào nồng độ của các hợp chất Nitơ sinh ra trong quá trình phân huỷ các hợp
chất hữu cơ chứa đạm, người ta có thê đánh giá độ nhiễm bẩn của đất:
- Nhiểu NH3: Đất mới bị ô nhiễm.
- Nhiều NO-T: Đất đang bị ỏ nhiễm.
- Nhiều N 0 3“: Đất đã có mức độ khoáng hoá cao.
Dựa vào hàm lượng clo:
ít muối clo: Đất sạch.
• Nhiều muối clo: Đất bẩn.
• Không có clo: Đất tự làm sạch.
Đất tự làm sạch trong vòng 1- 2 năm với tốc độ rất nhanh.
Dựa vào các ch ỉ sô vệ sinh (CSVS)
Nitơ Anbumin của đất

csvs =------- 1——---------Nitơ hữu cơ

Khi đất bị nhiễm bẩn thì vi sinh vật hoạt động yếu, Nitơ hữu cơ tăng lên và chi số vệ
sinh giảm. Người ta qui định tình trạng ô nhiễm của đấttươngđương với c s v s
như sau:
154


csvs

Tình trạng đất

<0,70

Nhiẻm bẩn mạnh

0,70 - 0,85

N hiễm bán trung bình

0,85 - 0,98

Nhiễm bán yếu

>0,98

Đất sạch

Xét nghiệm vi sinh vật
Dựa vào số lượng vi sinh vật trong đất ón đới, Michenskin đã phân loại đất bẩn và
không bẩn như sau:
Loại đất


Đài khổng bẩn

Đất bẩn

Đất ruộng

1-2,5 triệu tế bào v s v / lg đất

> 2,5 triệu tế b à o V S V /lg đất

Đất vườn

1-2,5 triệu tế b à o V S V /lg đất

> 2,5 triệu tế b à o V S V / l g đất

Đất xung quanh nhà ờ của
thành phố và nông thôn

< 2,5 triệu tế bàoV S V /lg đất

> 2,5 triệu tế b à o V S V /lg đất

Đất ở nơi khác

< 2,5 triệu tế bàoV SV /lg đất

> 2,5 triệu tế b à o V S V /lg đất


Dựa vào số liệu Irứnq ẹiun
-

1 0 0

trứng giun/lkg đất: đất sạch.

- 100 - 300 trứng giun/lkg đất: đất hơi bán.
- > 300 trứng giun/lkg đất: đất rất bẩn.
Dựa vào hàm lượng kim loại nặng trong clấi
Chất lượng của đất cũng dược đánh giá bằng hàm lượng kim loại nặng trong đất.
Tiêu chuẩn đánh giá là TCVN 7209 - 2002: Chất lượng đất - Giới hạn tối đa cho phốp
của kim loại nặng trong đất. (Phụ lục v . l ).
Dư lượng hóa chất bao vệ thực vậi intHịỉ (lất.
Chất lượng cùa đất cũng dược đánh giá bằng dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.
Tiêu chuẩn đánh giá là QCVN 04:2008/BTNMT. Chất lượng đất - Giới hạn tối đa
cho phép dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.
5.2. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT
5.2.1. Định hướng chiến lược
Sử dụng đất hợp lý là một yếu tố quan trọng trong việc họp thành chiến lược bảo vệ
môi trường đất và phát triển bền vững.
Những định hướng trong khai thác, sử dụng đất của Nhà nước Việt Nam đến năm 2010:
Cơ bản phủ xanh đất trống đổi núi trọc, phục hồi độ phì nhiêu của đất và cân bằng
sinh thái phát triển bền vững.

155


Sử dụng tiềm năng đất trống đồi núi trọc ở miền núi, trung du, bãi bồi ven biển và mặt
nước chưa ổn định nhằm tăng thêm sản phẩm hàng hoá và nguyên liệu cho công nghiệp.

Hoàn thành cơ bản công tác định canh định cư, cải thiện và nâng cao đòi sống vật
chất, tinh thần của đồng bào vùng kinh tế mới, đồng bào các dân tộc, góp phần tích luỹ
cho Nhà nước và củng cố được an ninh quốc phòng.
5.2.2. Chống xói mòn đát
Từ xói mòn (erosion) có nguồn gốc từ tiếng Latinh “erosio” nghĩa là cào mòn “to
gnaw away”. Xói mòn đất được định nghĩa như là mang đi khỏi lớp đất mặt do nhiều tác
động khác nhau như là nước mưa, dòng nước chảy, gió, tuyết hoặc các tác nhân địa chất
khác, bao gồm các quá trình sạt lở do trọng lực (Rattan Lal. 1990).

2 0 0

ở Việt Nam, trên những vùng đất trống, lượng đất bị xói mòn rất lớn, đạt tới 100 tấn/ha/năm.
Những nguyên nhân chính gây xói mòn đất
- Lượng mưa và cường độ mưa.
- Độ

che

phủ đất của cây.v.v..,

Những yếu tố chính ảnh hưởng lới lượng đất xói mòn
- Yếu tố khí hậu.
- Yếu tố độ dốc.
- Độ che phủ đất của cây.
- Tính chất của đất.v.v...
Những biện pháp píìòniị chống xói mòn đất
Các nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới đã đi đến kết luận: Không có bất kỳ một
biện pháp đơn lẻ nào có khả năng chống được xói mòn đất, mà thông thường luỳ llieo
điều kiện cụ thể của từng vùng mà phải chọn và xếp đặt một hệ thống các biện pháp
thích hợp.

Về nguyên lý, Ellison (1944) đã xác định tác nhân gây xói mòn mạnh mẽ nhất là
xung lực hạt mưa đập vào mặt đất. Ông chia quá trình này thành 3 pha:
- Pha 1: Tách các hạt đất ra khỏi khối đất.
- Pha 2: Di chuyển các phần tử bị tách ra đi nơi khác.
- Pha 3: Lắng đọng chúng ở một nơi khác.
Nếu hạn chế được pha 1, sẽ không xảy ra pha 2 và pha 3. Do đó, các hệthốngbiện
pháp thuộc nhóm 1 là nhóm tăng cường che phủ mặt đất trởnên quan trọng nhất. Bới
vậy, việc bố trí một cơ cấu cây trồng đa dạng theo kiểu nông - lâm kết hợp, tạo ra lán
che nhiều tầng nhiều lớp sẽ hạn chế xung lực đáng kể của hạt mưa. Các biện pháp khác
như công trình đồng ruộng (field engineering) như: ruộng bậc thang, kiến thiết đổi
nương, đào mương giữa dốc, hồ vẩy cá..., làm đất và gieo trồng theo đường đồng mức,
hoặc trồng các hàng cây ngang dốc để cắt dòng chảy.v.v... đều có tác dụng phân tán,
làm giảm cường độ dòng chảy cua bùn cát, hạn chế xói mòn đất.
156


Nguyên lý chung để kiểm soát xói mòn đất được minh hoạ như sơ đổ sau:

Giảm tốc độ
xung lực của mưa

Tăng sức írns chịu
cíia đít

Giảm dòng
chảy lỏng

1r

1r


1r

1T

1.

Quản lý
đất

Q uản lý cây
trổng

1r

r
Cái thiện cáu
trúc đất và tính
bền vững càu
trúc đất

Tăng mức độ
gổ ghề

Tăng sức
chống đỡ đối
với dòng chảy

1r
Giám tốc độ

dòng chảy

Từ sơ đồ trên, nhận thấy tồn tại 3 hệ thống chống xói mòn:
- Hệ thống các biện pháp tãna cường che phu mặt đất thông qua việc quản lý đất và
thiết lập, quản lý hệ thống cây trồng.
- Hệ thống các biện pháp ngăn chận, cắt ngắn, phân tán và làm giảm lưu lượng của
dòng cháy lỏng.
- Hệ thống các biện pháp tăng cường khá nàng ứng chịu xói mòn của đất.
Phòng chống xói mòn có thể trên phạm vi toàn lãnh thố, cũng có thể trên phạm vi khu vục.
5.2.3.
Bảo vệ môi trường đát bàng cách giám thiểu ở nhiễm mói trường không
khí, hạn chê và khác phục hậu quả mưa axit
Vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí đã được trình bày trong chương 3
“Bảo vệ môi trường không khí”. Tuy nhièn, lưu ý rằng đế hạn chế mưa axit phải tìm
cách loại bỏ hai chất khí chính gây mưa axit là NOx và S 0 2. Một số định hướng cụ thể
như sau:
a) Loại bỏ NO x
Đốt nhiên liệu ở nhiệt độ thấp và trong môi trường thừa oxy để loại bỏ việc hình
thành NO trong khí thải.
Dùng biện pháp hoá học hấp thụ NOx bằng dung dịch H S 0 hay dung dịch kiềm
chứa Ca(OH hay Mg(OH): để loại bó cá NO và S 0 2.
2

4

) 2

Khi NO được chuyển hoá thành N:0 , thì dễ được hấp thụ hơn.
NO + NO,
►' N A

Quá trình lọc rửa được thực hiện qua 4 bước, cụ thể như sau:
1

) - Cho NO-, tác dung với một chát khử:
NO, + SO_r+ H20
► H S 0 + NO
2

4

2) NO và N 0 phản ứng với nhau rồi đi qua ống lọc chứa đầy H S 0 4:
2

2

NO + N 0 2 ................► NO;
N 0 , + 211.SO;
2

►2NOI ISO; + 2H;0 + 1/20,
157


3) Ôxy hoá N 0 H S 0 để thu hồi H S 0 vào ống lọc đế thực hiện tiếp chu trình:
2 N 0 H S 0 + 1/20, + H20
► 2H;S 0 + 2NO,
4

2


4

4

4

4) Cho N 0 lội qua nước để tạo thành HNO, trong buồng phản ứng:
3 N 0 + H20
► 22HNO,+ NO
2

2

NO và N0-, dư lại tiếp tục được đưa vào vòng tuần hoàn qua chất khử như bước 1.
Trong quá trình này cần lắp bộ phun điện tử đế định lượng đúng nhiên liệu và trang
bị ống xả xúc tác đê khí được đốt hết trước khi xả ra môi trường.
b) Loại bỏ SO 2
Để loại bỏ S(X người ta có thể dùng một trong các biện pháp sau đây:
Loại bỏ lưu huỳnh vô cơ khỏi nguyên liệu trước khi đốt.
Cho khí thải có chứa khí S 0 đi qua dung dịch nước vôi trong. Biện pháp này rất đơn
2

giản và rẻ tiền mà hiệu suất cũng tương đối cao.
Đối với hợp chất lưu huỳnh hữu cơ trong than đá nếu không xử lý được thì áp dụng
biện pháp tách và thu hồi axit trong quá trình đốt than. Biện pháp này có thê giảm một
tỷ lệ đáng kể khí S 0 trong khí thải.
2

Dùng nguồn nhiên liệu chứa ít hoặc không có lưu huỳnh.
5.2.4. Báo vệ môi trường đất bàng cách xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp

Vấn đề xử lý nước thải đã được trình bày trong chương 4 “Bảo vệ mỏi trường nước”.
Mục đích là phòng ngừa nguồn nhiễm bẩn đất từ nước bề mặt và nước ngầm. Muốn
vậy, cần gạn lắng các chất lắng đọng, áp dụng các biện pháp phân hủy chúng, sau dó sử
dụng các phương pháp hoá học, sinh học để kết tủa..., làm giảm các chất hoà tan và phàn
huỷ hữu cơ trước khi thải ra đất.
5.2.5. Bảo vệ môi trường đất bằng cách thu gom và xử lý chất thài
Đối với chất thải lỏng
Phải thực hiện đầy đủ 3 giai đoạn xử lý: xử lý sơ bộ, xử lý tập trung và xử lý triệt để.
Đối với chất thải rắn
Cần thu gom và xử lý triệt để chất thải rắn. Quản ]ý chất thải rắn là một quá trình
tổng hợp, bao gồm thu gom, vận chuyển, tập trung và xử lý chế biến rác và phế thải rắn.
Việc xử lý chất thải rắn là rất cần thiết trong chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường đất.
Xử lý cliấl thủi rắn sinh hoạt: Hiện nay người ta thường dùng các biện pháp sinh học:
ủ hiếu khí Irong nhà máy, ủ hiếu khí tại bãi tập trung rác. Ouá trình xử lý rác thải bằng
biện pháp ủ sinh học phải được thực hiện đầy đủ qua
- Công đoạn phân loại.
- Công đoạn đảo trộn.
158

8

công đoạn sau:


- Công đoạn ủ compost (công đoan này kéo dài khoảng 21-25 ngày trong điều kiện ủ
háo khí ở nhiệt độ từ 45-72°C).
- Công đoạn ủ chín.
- Sàng phân loại.
- Quạt tinh chế.
- Tinh chế.

- Đóng bao và xuất xường.
Phương pháp chôn lấp:
Chôn lấp là công đoạn cuối cùng của hệ thống quản lý chất thài rắn. Việc chôn lấp
phế thải phái tuân thú chặt chẽ theo các tiêu chuẩn qui định của Nhà nước và của thế
giới. Ví dụ, các chất thải đặc biệt đóc hại phải được chôn lấp trong thùng bê tông cốt
thép đặt sâu dưới đất, không được thấm nước, ở độ sâu từ 10 -12m. Chất có chứa đồng vị
phóng xạ, được qui định ở các nước phát triển, được “cất” trong thùng có vỏ chống
phóng xạ, và được chôn lấp dưới các đáy đại dương ở độ sâu từ 500-1.00m, so với đáy
đại dương.
Xử lý các phế thải rắn công nghiệp:
Các phế thải rắn sinh ra trong quá trình sán xuất công nghiệp có thể được sử dụng lại
làm nguyên liệu thứ cấp cho quá trình sán xuất hoặc ờ một quá trình khác. Các phế thải
không sử dụng được, tuỳ vào mức độ Rây ô nhiễm và cấp độc hại đối với môi trường và
con người, có thể xử lý theo các phương pháp qui định của Nhà nước và thế giới.
5.2.6. Sử dụng họp ỉý và nâng cao hiệu quả trong sử dụng các chất hoá học cho
mục đích nông - lám nghiệp
Ọuàn lý dịch hại tổng hợp (IPM-lntergreted Pest Management) là dùng biện pháp
tổng hợp đê’ phòng trừ dịch hại. Đây là một hiện pháp dê bảo vệ môi trường nói chung
và môi trường đất nói riêng. Các biện pháp cu thế là:
- Cấy, trồng đúng thời vụ. Cấy trồng dứng thời vụ là biện pháp phòng trừ sầu bệnh
chủ động. Cấy trồng đúng thời vụ còn tạo điều kiện cho thời kỳ quyết định năng suất,
không trùng với thời kỳ sâu bệnh phát triển mạnh.
- Chọn giống có khả năng chống sâu bệnh.
- Vệ sinh đồng ruộng tốt. Diệt trừ mọi mầm môYig sâu bệnh sau mỗi vụ thu hoạch.
- Không phun thuốc hoá học định kỳ. Chỉ phun thuốc theo kết quả điều tra khi đạt tới
ngưỡng cần thiết phải phun.
- Phun đứng liều lượng. Tôn trọng thời gian cách ly.
- Chọn loại thuốc ít độc hại cho người và gia súc.
- Tuyệt đối tuân theo các quy định về bảo quản và sử dụng thuốc.
159



Ở Việt Nam vấn đề ô nhiễm đất chưa có những biêu hiện rõ rệt, tuy nhiên theo từng
tác nhân, từng nơi, từng chỗ đã bộc lộ rõ rệt hiện tượng ô nhiễm, gây không ít tác hại
cho sản xuất và đời sống. Bởi vậy, vấn đề ô nhiễm đất ngay bây giờ cũng cần phải đặt ra
và có những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu trong tương lai, vì ỏ nhiễm đất sẽ gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm động và thực vật và trực
tiếp đến sức khoẻ con người.
5.3. NGUỔN GỐC TÁC NHÂN GÂY Ô NHlẾM

m ôi trường

và p h á h ủ y

CẢNH QUAN
5.3.1. Khái niệm về "môi trường cảnh quan"
Môi trường đất và cảnh quan là một bộ phận của môi trường sinh thái. Hạn chế
những ảnh hưởng của các hoạt động xây dựng làm ô nhiễm môi trường đất và cảnh quan
cũng chính là góp phần vào một nền kiến trúc-xây dựng theo phương hướng sinh thái và
phát triển bền vững.
Những hoạt động về kiến trúc và xây dựng đã ảnh hưởng nhiều đến môi trường sinh
thái và phát triển bển vững trong đó có môi trường đất và cánh quan. Hiện nay quá trình
đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và ở nước ta, nhiệm vu của một nền kiến
trúc xây dựng trong thời gian tới cần thực hành theo hướng bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững. Phát triển bền vững bao gồm những nội dung khác nhau và chúng
thường có liên quan mật thiết với nhau. Đó là:
- Kiến trúc, xây dựng theo phương hướng sinh

thái:


Đó là hướng thiết kế, xây dựng

bảo đảm được sự phát triển bền vững và đa dạng sinh học của các đô thị, đem lại một
môi trường trong sạch, vệ sinh, trong đó con người và mọi dạng sinh học được phát triển
cân đối, hài hoà, tốt đẹp, không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai.
- Kiến trúc sinh khí hậu hay còn gọi là kiến trúc thích ứng với khí hậu, tận dụng
những yếu tố có lợi về khí hậu, tránh ảnh hường bất lợi của nó đế tạo lập được một môi
trường sống tốt phục vụ cho con người.
- Kiến trúc, xây dựng tiết kiệm năng lượng bao gồm tài nguyên thiên nhiên và năng
lượng nhân tạo, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm các chất ỏ nhiễm thải vào môi trường,
từ lúc công trình xây dựng, trong suốt quá trình vận hành, cho đến khi phá dỡ.
- Kiến trúc bảo vệ sức khoẻ đảm bảo những điều kiện tốt về mặt nhiệt độ, độ ẩm,
khói và bụi, chống tiếng ồn.
- Kiến trúc bảo vệ cành quan và môi trường. Vấn đề quan trọng nhất

trong

xây dựng

là đảm bảo mật độ xây dựng hợp lý, thiết kế cày xanh, đưa cây xanh lên các tường nhà,
mái nhà, vào mỗi tầng nhà, mỗi phòng làm việc và phòng ở. Nó còn là sự hài hoà và gắn
bó của công trình vào cảnh quan tự nhiên cảnh quan nhân tạo, tạo lập một môi trường
sống nhân văn vì cuộc sống của con người.
160


Cảnh quan (lanclscape): có nhiều cách hiếu khác nhau dưới các góc độ khác nhau
- Theo các nhà địa lý: cảnh quan là mót bộ phận của bề mặt trái đất, có những đặc
điểm riêng về địa hình, khí hậu, thuỷ van, đất đai, động thực vật...
- Theo các nhà kiến trúc xây dựng: cánh quan là tổ hợp của nhiểu phong cánh khác nhau,

chúng tạo nên một biểu tượng thống nhất về cánh chung của địa phương, một khu vực.

H ìn h 5.1: C ành quan qiiáììg trưởng Sa/Ì M arco của ílìànlì pliô V ơ n iie nước Ỷ

Phong cảnh ịpaysage): phong cánh là hình ảnh của một khu vực nhất định mà chúng
ta nhìn thấy. Nó có thế là cánh tượng về núi sông, hoa cỏ, cây cối, công trình xây dựng
hoặc những hiện tượng tự nhiên (mưa, tuyết...)

Hình 5.2: Thác nước tại Qỉiebec, Canada
161


Hỉnh 5.3: Hình ảnh nông thôn Trung Quốc
Cảnh quan và phong cảnh giống nhau ở chỗ chúng đều là những hình ảnh, những
“thông tin”, “ký hiệu” được con người cảm thụ và chúng tạo cho con người những cám
xúc khác nhau.
Cảnh quan khác với phong cảnh ở chỗ: v ề mặt không gian, cảnh quan lớn hơn phong
cảnh, về mặt ý nghĩa cảnh quan chứa đựng nội dung rộng lớn hơn phong cảnh:
- Phong cánh thể hiện nhiều về cảnh sắc của tự nhiên còn con người, sinh vật chỉ là
những điểm xuyết trong khung cảnh thiên nhiên đó làm nâng cao giá trị của phong cảnh.
- Cảnh quan chính là môi trường sống của con người bao gồm môi trường cảnh quan
tự nhiên và môi trường cảnh quan nhân tạo. Nó chứa đựng chất lượng về mặt sử dụng,
chất lirợne về môi trường và chất lượng về mặt thẩm mỹ. [ ].
1 0

Môi trường cảnh quan tự nhiên bao gồm:
- Địa hình: mặt đất, đồng ruộng, đồi núi...
- Không gian: gồm bầu trời và khoảng trống giữa những yếu tố của tự nhiên.
- Mặt nước: biển, sông, ao, hồ, kênh, rạch
- Sinh vật: con người và động thực vật (chim thú, cây xanh, thảm thực vật...)

Môi trường cảnh quan nhân tạo bao gồm các công trình kiến trúc như các thành phố,
làng mạc, nhà cửa, các công trình đỏ thị như cầu cống, đường xá...chúng được gọi là
“thiên nhiên thứ ” của loài người.
2

Trong khái niệm về cảnh quan không có vị trí chính và phụ giữa cảnh quan tự nhiên
và môi trường nhân tạo. ở một số trường hợp, yếu tố này được nhấn mạnh hơn so với
những yếu tố kia và ngược lại. Kiến trúc cảnh quan là một nghệ thuật kết hợp hài hoà
giữa cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân tạo.
162


5.3.2. Nguồn gốc và tác nhân gây ỏ nhiẻm mòi trường cảnh quan
Những tác nhân tạo nên sự thay đổi mói trường đất và cánh quan rất khác nhau bao
gồtn tác động của môi trường tự nhiên và tác động của con người.
Những tác động của tự nhiên làm thay đối cấu lạo các lớp địa tầng của vỏtráiđất để
hình thành núi sông hồ và biển cả, làm thay đổi những sinh vật trên bề mặt trái đất kể cả
sự xuất hiện của xã hội loài người. Những tác động của con người làm thay đổi quá trình
tiến hoá của tự nhiên. Những tác động của con người vào môi trường tự nhiên nói chung
trong quá trình đấu tranh sinh tồn dã ánh hưởng không nhỏ đến môi trường đất và cảnh
quan. Cả 2 tác động ấy luôn có chiều hướng tích cực và tiêu cực mà những tác động tiêu
cực đó đã làm ỏ nhiễm môi tnrờng đất và cảnh quan.
v ể tác nhân gây ô nhiễm môi trường cảnh quan:
- Môi trường tự nhiên có thể biến những cánh rừng, đồng ruộng phì nhiêu thành
những sa mạc khô cằn, biến những công trình kiến trúc trở thành những phế tích. Chúng
làm thay đổi bộ mặt của thiên nhiên, làm phá huỷ công trình kiến trúc, thay đổi bộ mặt
của đô thị...
- Tác động của con người có vai trò chính, ảnh hưởng, làm thay đổi môi trường cảnh
quan. Trong quá trình tổn tại và phát triển, con người đã tận dụng và khai thác tự nhiên
để phục vụ cho cuộc sống của mình song cũng chính những hoạt động đó của con người

cũng làm thay đổi môi trường cánh quan. Sự khai thác các nguồn năng lượng trong lòng
đất, việc phá rừng, việc khai thác đất dai một cách không hợp lý trong sản xuất nông
nghiệp làm thay đổi cơ cấu và thành phần của đất. Các hoạt động công nghiệp đã sản
sinh các nguồn phế thái khác nhau. Con niurời khi sử dụng những sản phẩm sạch của tự
nhiên và những sản phẩm nhân tạo như nước, không khí, thức ăn đồ dùng sinh hoạt...
qua sử dụng chúng biến thành chất thai vào lon đất như chất thải rắn, chất thài nước...
Con người với những cuộc chiến tranh huỷ diệt băn tí bom đạn và những chất độc đã làm
2

thay đối môi trường cảnh quan. Mộl trong những hoại dộng của con người đã ảnh hưởng
lớn đến mỏi trường đất và cảnh quan chính là công việc xây dựng. Nó đã ảnh hưởng trực
tiếp đến núi, sông, hồ ao, cây xanh, thảm thực vật...
Thế kỷ 20 là thế kỷ của tăng trưởng và phát triển song cũng là thế kỷ ghi dấu sự tàn
phá lớn của con người đối với môi tnrờng tự nhiên nói chung trong đó có môi trường
cảnh quan và vì thế thế kỷ
là thế kỷ mà người ta phải nghĩ đến sự dung hoà giữa tăng
2 1

trưởng, phát triển với bảo vệ mòi trường sinh thái và phát triển bền vững.
5.3.3. Các tác động cua các hoạt động xây dựng cơ bản đối với mỏi trường
cảnh quan
Đô thị hoá là sử dụng đất đai, đổng cỏ, rừng cây, ao hồ, đồi núi thành các công trình
xây dựng, là đuổi đi hoặc tiêu diệt các sinh vật hữu sinh khác và thay thế bằng con người
với mật độ cao. Hệ sinh thái khu vực bị biến đổi nghiêm trọng. Xây dựng những ngòi
163


nhà, những hệ thống hạ tầng kỹ thuật như đường xá, quảng trường...đã chiếm mất những
khoảng xanh của tự nhiên và thay vào đó là những khối bê tông, những khối tường gạch.
Chúng làm ô nhiễm đến môi trường, làm thay đổi cảnh quan của khu vực.


Hình

s ố 5 .4 : H ình ánh thành p h ố N ew York

Sự bùng nố dàn số đô thị tại các nước đang phát triển do làn sóng di dân từ các vùng
nông thôn - một quá trình đỏ thị hoá một cách giả tạo đã đưa đến sự hình thành các đô
thị cực lớn đến hàng chục triệu dân và phát triển không kiểm soát được là một trong
những vấn đề lớn mà thế giới ngày nay phải đối đầu. Ánh hưởng của vấn đề này đối với
môi trường trong đó có môi trường đất và cánh quan là cực kỳ lớn.
5.3.4. Ánh hưởng của hoạt động xây dựng với môi trường cảnh quan
Về mặt môi trường cảnh quan, một công trình xây dựng có thể hoà nhập vào cảnh
quan tự nhiên và một công trình xây dựng cũng có thể phá vỡ cảnh quan tự nhiên của
khu vực. Điều đó phụ thuộc vào kích thước độ lớn của hình khối, đặc điểm mặt đứng
kiến trúc, vào những thủ pháp trong tổ hợp kiến trúc như tỷ lệ, tỷ xích, vào đặc điểm của
vật liệu, kê cả những thủ pháp tạo ảo giác quang học như bằng màu sắc, chất cảm...Mỗi
vị trí xây dựng đòi hỏi quy mô, hình thức và phong cách kiến trúc khác nhau.
Sự liài lỉoà với cảnli quan lự nhiên
Con người phương đông với thuyết tam tài với sự đại hoà điệu của “thiên-địa-nhân”
và thuật “phong thuỷ” đã ảnh lurởng sâu sắc đến tố chức không gian kiến trúc của người
Việt Nam... Trời-đất-người là gốc của muôn vật mà ngày nay người ta gọi là gốc của hệ
sinh thái - phát triển. Thuật “phong thuỷ” đã đê lại sự gắn kết của công trình kiến trúc
với cảnh quan thiên nhiên.
Khung cảnh của khu vực sân đình với công trình kiến trúc có mái cong nặng nhưng
bay bổng, hài hoà với những cây cổ thụ, tương phản với những cây câu và tạo được một
164


không gian sử dụng ấm cúng cho con người trong những ngày hội là một sự hài hoà của
các yếu tố “thiên-địa-nhân”.

Ngôi nhà ở dân gian truyền thống giản dị, đúc kết những kinh nghiệm dân gian
truyền thống là một thí dụ tiêu biểu. Bằng giải pháp tổ hợp không gian hình khối, bằng
việc sử dụng vật liệu, màu sắc đã thê hiện một sự hoà quyện vào thiên nhiên, cùng với
cây xanh với những cây cau, hàng tre, bụi duối, giàn trầu không, với vườn cây ao cá đã
tạo được bức tranh phong cảnh rất hài hoà của làng quê Việt Nam.
Ngôi nhà sàn của đồng bào các dân tộc với vật liệu tự nhiên của gỗ, tre, mái tranh
cùng với màu sắc giản dị của chúng rất ăn nhập và tó điểm cho cảnh quan miền núi
Sự đối lập với cảnh quan tự nhiên
Ngược lại với loại hình kiến trúc hài hoà, gắn bó với tự nhiên là một thể loại xây
dựng đối lập với tự nhiên và tạo ra những hình ảnh về một cảnh quan hoành tráng. Đó là
hình ảnh của các công trình tôn giáo của các lăng mộ, đền đài trong kiến trúc cổ của Ai
Cập Cổ đại. Các công trình tôn giáo này đã thành công trong việc tạo hiệu quả hùng vĩ
và áp chế đối với con người trên nền môi trường thiên nhiên riêng của Ai Cập: các khối
kiến trúc sừng sững cạnh các đồi núi trọc và bãi cát mênh mông, gây ấn tượng về một sự
hùng vỹ, kỳ bí.

Hình 5.5: Kim tự tháp Ai Cập
Nhà cao tầng luôn là đề tài được quan tâm trong quá trình phát triển của lịch sử.
Trước kia hình ảnh của các tháp canh, những lâu đài thời trung cổ là biểu tượng của
quyền lực về chính trị. Chúng chiếm lĩnh không gian của một vùng thì ngày nay nhà
chọc trời vươn lên trời cao ở nhiều thành phố trên thế giới đặc biệt ở Mỹ, ở Hồng Kông,
Singapor... Chúng gây những ấn tượng mạnh trong không gian, thể hiện quyền lực thống
trị về kinh tế, là biểu tượng của các tập đoàn, là hình ảnh quảng cáo của các hãng.
Nhà cao tầng tạo cảm giác chế ngự không gian, làm thay đổi cảnh quan, về mặt cảm
giác nó làm “hẹp”không gian xung quanh. Nếu như xung quanh hồ Hoàn Kiếm cũng

165


được bao bọc bởi những nhà chọc trời thì

hình ảnh của hổ sẽ bị thu nhỏ lại. Hình
ảnh của các nhà chọc
trời ở khu vực
Mahatan ở New York
với những khối
công trình xây dựng theo chiều đứng đã
cho những cảm nhận hoàn toàn khác về
cảnh quan đô thị. Hình ảnh đó cũng được

tUụv
1

»

cảm nhận ở Hồng Kông, ở Sinhgapor, ở
Trung Quốc... Khác hẳn với những đô thị
truyền thống.
Sự hài hoà và ăn nhập với môi trường
cảnh quan
Một công trình xây dựng không chỉ
biểu hiện sự hài hoà của nó với cảnh
quan tự nhiên mà còn cần hài hoà với
mỏi trường cảnh quan của khu vưc bao
, ... .
..
. .... _
°
Hình 5.6: Nhà cao táng tại Hông Kông
gồm cảnh quan tự nhiên, cảnh quan nhân
tạo và cảnh quan hoạt động của sinh vật và con người.

Trong cải tạo những công trình cổ, việc xây dụng những công trình mới ăn nhập với
cảnh quan của khu vực là một việc làm cần được hết sức chú ý. Một thí dụ tiêu biểu vể
sự thành công nằy là hình ảnh của Pyramit bằng kính trong bảo tàng Luvơre ở Paris. Ớ
Hà Nội, hình ảnh của khách sạn Soíitel ở gần Nhà Hát Lớn cũng rất ăn nhập với cảnh
quan của khu vực.

H ìn h

166

5.7: Khách sạn So/itel


Sự phá vỡ môi trường cảnh quan của khu vực

Hình ảnh của khu phố cổ Hà Nội có những nhà ống với kích thước nhỏ bé, mỗi nhà
nhô ra thụt vào khác nhau, mỗi nhà có chiều cao khác nhau. Chính cái dáng vẻ ây của
những ngôi nhà cùng với những mái ngói lô xô cao thấp đã cho phố cổ một tỷ xích rất
nhỏ bé, tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi với con người.

Hình 5.8: Hình ảnh hài hoù của khu pliố cổ nhìn từ trên cao xuống
Trong thời gian qua, đặc biệt trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, với sự quản
lý yếu kém, hình ảnh của khu phố cổ đang mất dấn bởi những công trình mới xây dựng.
Những công trình mới này có kích thước hình khối với cách phân vị lớn tạo một tỷ xích
quá lớn đã không hài hoà vào khung cảnh chung. Cũng tương tự như sự xuất hiện những
ngôi nhà “mini cao tầng” như những “quan tài” dựng ngược đã không ăn nhập với không
gian của những khu phố cũ, khu phố được xây thời kỳ thuộc địa vốn có tỷ lệ cũng rất ấm
cúng hài hoà giữa con người, cây xanh, công trình kiến trúc.
Trong nhiều trường hợp, nhà cao tầng của thủ đô Hà Nội và của các thành phố lớn
cũng đã không ăn nhập với môi trường cảnh quan xung quanh.

5.4. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CẢNH QUAN
Môi trường đất và cảnh quan là một bộ phận của mỏi trường sinh thái. Bảo vệ môi
trường cảnh quan cũng chính là bảo vệ inôi trường sinh thái và phát triển bền vững.
Môi trường cảnh quan mà con người đang sống là một môi trường nhân văn, một mồi
trường vì cuộc sống của con người và phải là môi trường như đã được thê hiện trong
thuyết “thiên-địa-nhân” Môi trường cảnh quan ấy phải trên cơ sở tạo được sự hài hoà
của môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo (công trình kiến trúc) và sự hoạt động của
con người và sinh vật.
167


Sự hài hoà ấy chính là sự gắn kết và phát triển của các yếu tố đó trên cơ sở của một hệ
sinh thái và một sự phát triển bền vững bởi vì những tác động của con người vào môi
trường tự nhiên trong đó có hoạt động xây dựng và sự tồn tại của họ làm thay đổi cảnh
quan của tự nhiên và nhiệm vụ của ngành xây dựng chính là làm thay đổi ít nhất cảnh
quan tự nhiên.
Những giải pháp cơ bản được đặt ra là:
1

) v ể quy mô xây dựng

- Sự phát triển những thành phố khổng lồ cần được thay thế bằng sự phát triển đồng
đều của mạng lưới các hệ thống đô thị nhỏ, phù hợp với tiềm năng của thiên nhiên và tạo
lập được sự hài hoà của những yếu tố kể trên.
- Mật độ xây dựng và hệ số sử dựng đất là những vấn để cần được hết sức quan tâm.
Mật độ xây dựng cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến môi trường cảnh quan của khu vực và dễ
dàng phá vỡ môi liên hệ này.
2

) Về mặt vi khí hậu và đặc biệt về mật cảnh quan đô thị, việc sử dụng cây xanh có


nhiều ưu điểm. Một nguyên tắc xuyên suốt của Kiến trúc môi trường là những gì kiến
trúc lấy mất của thiên nhiên, phải cố gắng bằng mọi biện pháp trả lại nhiều nhất cho
thiên nhiên.
Ken Yeang một kiến trúc sư của
Malayxia đã đề xuất “Cảnh quan theo chiều
đứng” trong nhà cao tầng và chọc trời, và
giải pháp “Nông nghiệp đồ thị” bằng cách sử
dụng sân vườn trên mái và “vườn không
trung” trong nhà chọc trời để trồng rau xanh
ị 3], thiết kế cây xanh theo chiều đứng, đưa
cây xanh lên các tưcmg nhà, mái nhà, vào
mỗi tầng nhà, mỗi phòng làm việc và phòng
ở. Ý nghĩa về mặt kinh tế tuy ít, nhưng giá
trị về cải thiện vi khí hậu, nâng cao chất
lượng môi trường không khí lại
rất cao,
ngoài tác dụng tốt về tâm lý, thẩm mỹ, cảnh
quan, nó còn là lá phổi tự nhiên, không thể
thiếu trong cuộc sống của con người.
Iiình 5.9: Nhà tháp Tokyo - Nara,
¥7 ^
.. ,
.
.
,
. .
, „ „
N h â l Bản
vườn tròi (gardens in the sky) có lẽ là

giải pháp thích hợp nhất cho nhà cao tầng,
bởi các bồn cây, máng hoa trên ban công là chưa đủ.Vườn trờilà một không gian nửa
kín, nửa hở, không cần đóng kín ở bên trên, có thểnối kết với hiên, sân trước, sân sau,
hành lang, sử dụng như một không gian chuyển tiếp, có khả năng hút gió vào bên trong
công trình. Vườn trời cũng có đóng góp giá trịvào thẩm mỹ kiếntrúc thành phố khi đưa
168


×