Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục cho trẻ em nghèo tại tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.65 KB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HỒ QUÝ NHÂN

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
DỊCH VỤ GIÁO DỤC CHO TRẺ EM NGHÈO
TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hiệp

Đà Nẵng - Năm 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác./.
Tác giả luận văn

Hồ Quý Nhân


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU.................................................................................................................
1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ
GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM NGHÈO.......................................................................

9
1.1. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục và nghèo
.................................................................................................................................
9
1.1.1 Khái niệm và vai trò của giáo dục dối với phát triển kinh tế
.........................................................................................................................
9
1.1.2.
Nghèo

trẻ
em
nghèo
.........................................................................................................................
14
1.1.3. Vai trò của các dịch vụ giáo dục đối với người nghèo và vấn đề
giảm
nghèo
.........................................................................................................................
21
1.2. Quan niệm và nội dung tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ giáo

dục của trẻ em nghèo....................................................................................23
1.2.1. Khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ em nghèo
.........................................................................................................................
23


1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ
em
nghèo
.........................................................................................................................
25
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục
của
trẻ
em
nghèo
.........................................................................................................................
31
1.2.4. Nội dung tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của trẻ em nghèo
.........................................................................................................................
37
1.3. Kinh nghiệm về hoạch định và cung cấp dịch giáo dục cho trẻ em
nghèo trên thế giới........................................................................................40
1.3.1. Kinh nghiệm của Liên hợp quốc và Ngân hàng thế giới
.........................................................................................................................
40
1.3.2.
Kinh
nghiệm
của

Hàn
Quốc
.........................................................................................................................
43
1.3.3.
Bài
học
kinh
nghiệm
đối
với
Việt
Nam
.........................................................................................................................
45
Chương 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ GIÁO DỤC CỦA
TRẺ EM NGHÈO TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI.........................................................

47
2.1. Tổng quan thực trạng nghèo và giảm nghèo của tỉnh Quảng Ngãi
.................................................................................................................................
47
2.1.1.
Thực
trạng
nghèo
của
tỉnh
Quảng
Ngãi

.........................................................................................................................
47


2.1.2. Các chính sách đối với người nghèo tại tỉnh Quảng Ngãi
.........................................................................................................................
51
2.1.3. Những tồn tại trong giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ngãi
.........................................................................................................................
53
2.2. Các chính sách về giáo dục cho trẻ em nghèo tại tỉnh Quảng Ngãi
...........................................................................................................................
55
2.3. Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận dịch vụ của trẻ em nghèo
tại
tỉnh
Quảng
Ngãi
...........................................................................................................................
59
2.3.1. Các nhân tố sư phạm
.................................................................................................................................
59
2.3.2.
Các
nhân
tố
ngoài

phạm

.........................................................................................................................
67
2.4. Thực trạng mức độ tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ em nghèo tỉnh
Quảng
Ngãi
...........................................................................................................................
80
2.4.1.
Khả
năng
tiếp
cận
giáo
dục
mầm
non
.................................................................................................................................
80
2.4.2. Khả năng tiếp cận giáo dục tiểu học, THCS và THPT
.................................................................................................................................
84
2.4.3. Đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục thông qua chỉ tiêu
tổng

hợp

EAAI


.........................................................................................................................

89
2.4.4. Đánh giá chung
.................................................................................................................................
90
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
DỊCH VỤ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM NGHÈO Ở TỈNH QUẢNG NGÃI ...............

96
3.1. Mục tiêu phát triển giáo dục tỉnh Quảng Ngãi
.................................................................................................................................
96
3.1.1.
Quan
điểm
chỉ
đạo
phát
triển
giáo
dục
.........................................................................................................................
96
3.1.2. Mục tiêu phát triển giáo dục tỉnh Quảng Ngãi
.........................................................................................................................
98
3.2. Định hướng và mục tiêu về giáo dục cho trẻ em nghèo tại tỉnh Quảng
Ngãi
...........................................................................................................................
100
3.2.1.

Định
hướng
giáo
dục
cho
trẻ
em
nghèo
.........................................................................................................................
100
3.2.2.
Mục
tiêu
về
giáo
dục
cho
trẻ
em
nghèo
.........................................................................................................................
101
3.3. Định hướng trong việc tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục
của
trẻ
em
nghèo
tại
tỉnh
Quảng

Ngãi
...........................................................................................................................
102


3.4. Các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục cho trẻ
em nghèo tại tỉnh Quảng Ngãi
...........................................................................................................................
104
3.4.1
Giải
pháp
chung
.........................................................................................................................
104
3.4.2. Một số giải pháp cụ thể đối với nhóm đối tượng trẻ em nghèo ở
vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn và dân tộc thiểu số
.........................................................................................................................
112
KẾT LUẬN.................................................................................................................
116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................
118
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)


1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ LĐ-TB&XH

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

CIEM

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

CTMTQG

Chương trình mục tiêu quốc gia

ĐTMSHGĐ

Điều tra mức sống hộ gia đình

ESCAP

Ủy ban Kinh tế - xã hội khu vực châu Á - Thái Bình

GD&ĐT

Dương

GDCMN


Giáo dục và Đào tạo

GDMN

Giáo dục cho mọi người

GDP

Giáo dục mầm non

GDTH

Tổng sản phẩm trong nước

GDTX

Giáo dục tiểu học

GRIPS

Giáo dục thường xuyên

LĐ&TBXH

Viện nghiên cứu chính sách Nhật Bản

MDGs

Lao động - Thương binh và Xã hội


MN

Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

NGO

Mầm non

NXB

Tổ chức phi chính phủ

ODA

Nhà xuất bản

PPA

Viện trợ phát triển chính thức

Sở GD&ĐT

Đánh nghèo có sự tham gia của cộng đồng

Sở LĐ-TB&XH

Sở Giáo dục và Đào tạo

TCTK


Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Tổng cục Thống kê


2

TH

Tiểu học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UN

Liên Hợp Quốc

UNDP

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

UNESCO

Tổ chức giáo dục và văn hóa Liên Hợp Quốc


UNFPA

Quỹ dân số Liên Hợp Quốc

WB

Ngân hàng Thế giới

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

Thước đo hộ đói, hộ nghèo theo nhu cầu lương thực
Bảng 1.1

Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 2.1
Bảng 2.2

Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9

thực phẩm của Bộ LĐ-TB và XH và TCTK giai đoạn
1996 - 2000
Ngưỡng nghèo qua các giai đoạn từ năm 2001 - 2010 ở
nước ta
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ giáo
dục cho trẻ em nghèo
Trọng số các thành tố phản ánh khả năng tiếp cận giáo
dục
Hệ thống các chỉ số đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục
Tỷ lệ hộ nghèo trong giai đoạn 2001 - 2010 theo chuẩn
nghèo của quốc gia
Chi tiêu bình quân đầu người
Thu nhập bình quân 01 nhân khẩu 1 tháng chia theo
nhóm thu nhập
Số lượng cơ sở giáo dục mầm non năm học 2010 - 2011
Cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục phổ thông
Hiện trạng diện tích đất của các cơ sở giáo dục
Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phổ thông
Số lượng trường có nhân viên y tế tại các đơn vị giáo
dục thuộc huyện, thành phố quản lý
Chi tiêu cho giáo dục của trẻ em so với tổng chi tiêu
của hộ gia đình theo nhóm thu nhập năm 2008


21

21
26
29
29
49
50
52
61
63
64
66
67
70


2

Bảng 2.10

Chi giáo dục bình quân 1 người đi học trong một năm

chia theo các khoản chi
Bảng 2.11 Tình hình chi ngân sách địa phương và cho giáo dục
Chi đầu tư cho phát triển của ngành giáo dục giai đoạn
Bảng 2.12
2006 - 2010
Chi thường xuyên của ngành giáo dục giai đoạn 2006 Bảng 2.13

2010
Chi CTMTQG GD&ĐT; chi khác của ngành GD&ĐT
Bảng 2.14
giai đoạn 2006 - 2010
Bảng 2.15 Khoảng cách địa lý từ nhà đến trường học
Tình trạng học sinh tiểu học bỏ học sớm phân theo
Bảng 2.16
nguyên nhân
Tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học sớm phân
Bảng 2.17
theo nguyên nhân
Bảng 2.18 Tỷ lệ trẻ em đến nhà trẻ đúng tuổi
Tỷ lệ % tích luỹ trẻ đến tuổi có đi học nhà trẻ
Bảng 2.19
ĐTMSHGĐ 2006
Tỷ lệ % tích luỹ trẻ đến tuổi có đi học nhà trẻ
Bảng 2.20
ĐTMSHGĐ 2008
Hệ số PAR của trẻ em trong từng nhóm thu nhập so với
Bảng 2.21 mức trung bình và so với nhóm giàu nhất về tiếp cận
nhà trẻ
Bảng 2.22 Tỷ lệ đi học đúng tuổi ở các cấp
Các chỉ số đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục, phân
Bảng 2.23
theo nhóm thu nhập, ĐTMSHGĐ 2008 và 2010
Bảng 2.24 Miễn học phí phân theo nhóm thu nhập
Dự báo số học bậc mầm non và bậc phổ thông giai đoạn
Bảng 3.1
2015 - 2025


71
73
74
75
75
77
79
80
83
83
84

85
87
90
94
99

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
Hình 1.1

Tên hình

Trang

Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận giáo dục

33



3

Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10

cho người nghèo
Tốc độ giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005 (tính đến
31/12 hàng năm)
Tốc độ giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 (tính đến
31/12 hàng năm)
So sánh tình hình thoát nghèo và tái nghèo giai đoạn
2001 - 2005
So sánh tình hình thoát nghèo và tái nghèo giai đoạn
2006 - 2010
Tỷ lệ chi cho giáo dục so với thu nhập của hộ
Khó khăn tiếp cận hỗ trợ trong giáo dục từ phía hộ gia
đình
Cơ cấu chi ngân sách giáo dục năm 2009
Cơ cấu chi ngân sách giáo dục năm 2010
Đường cong Lorenz đối với trẻ em đi học mầm non


năm 2008
Đường cong Loenz đối với trẻ em đi nhà trẻ năm

2004 và năm 2008
Hình 2.11 Tỷ lệ đi học theo cấp học và theo nhóm thu nhập
Tỷ lệ đi học đúng tuổi ở các cấp tiểu học theo nhóm
Hình 2.12
thu nhập

50
52
55
55
69
69
73
74
81
82
85
88


4

Hình 2.13

Tỷ lệ đi học đúng tuổi ở cấp THCS theo nhóm thu


nhập
Hình 2.14 Tỷ lệ biết chữ phân theo nhóm thu nhập
Hình 2.15 Đường cong Lorenz trường hợp bỏ học.
Chi tiêu trung bình bằng tiền mặt cho mỗi trẻ em đi
Hình 2.16
học theo các nhóm chi tiêu

88
89
90
95


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đã trải qua hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và vừa đạt
được vị thế “quốc gia có thu nhập trung bình thấp” vào năm 2009. Đi cùng với
tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ nghèo giảm mạnh trong toàn quốc. Tỷ lệ giảm đói
nghèo đã đưa Việt Nam vào trong số các nước đứng đầu về giảm đói nghèo trong
thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI. Việt Nam cũng đạt được chỉ số phát triển con
người ở mức trung bình mặc dù là một nước rất nghèo. Nằm trong bối cảnh
chung của cả nước, trong thập niên vừa qua, tỉnh Quảng Ngãi cũng đã có những
bước phát triển vượt bậc. Mức tăng trưởng bình quân GDP giai đoạn giai đoạn
2001 - 2005 đạt ở mức 10,3%; 2006 - 2010 đạt ở mức 18,66%. Thu nhập bình
quân đầu người (GDP): năm 1995 là 170 USD, năm 2000 là 192 USD, đến năm
2005 là 325 USD và năm 2010 đạt 1.228 USD. Tỉnh Quảng Ngãi cần tận dụng
các cơ hội hiện nay để phát huy những thành công này, kết cấu hạ tầng đang dần
được cải thiện, để có thể tập trung vào việc tăng cường và nâng cao các dịch vụ

xã hội cơ bản và sự tiếp cận của người nghèo với các dịch vụ đó.
Tuy nhiên, một số khó khăn và thách thức đã trở nên ngày càng rõ nét hơn
trong những năm qua. Sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, đồng bằng và
miền núi, giữa các nhóm dân cư tính theo hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đang tăng
trong khi khoảng cách về các chỉ tiêu xã hội vẫn còn lớn. Một vấn đề ngày càng
trở nên rõ ràng là những cơ chế hiện hành nhằm đảm bảo sự tiếp cận của người
nghèo với các dịch vụ xã hội và mạng lưới an sinh xã hội hoạt động không hiệu
quả. Hệ thống các dịch vụ xã hội cơ bản và mạng lưới an sinh xã hội chính thức
còn bỏ sót đối tượng. Chất lượng của các dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có giáo
dục vẫn còn thấp. Mức đầu tư cho giáo dục tuy đã tăng đáng kể nhưng vấn chưa
đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Những khó khăn về điều kiện tự nhiên và tập
quán sinh hoạt, điều kiện sống với mức thu nhập thấp và không tăng lên trong
thời gian qua của những hộ nghèo trong khi chỉ số giá sinh hoạt tăng cao, chênh


2

lệch giàu nghèo giữa các vùng thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi
cũng là những trở ngại lớn đối với việc tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ em
nghèo. Trong một số trường hợp, các dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó có giáo dục
không được đầu tư đúng mức so với các dịch vụ không cơ bản. Tất cả những vấn
đề nêu trên đều cho thấy tỉnh Quảng Ngãi cần phải tăng cường hơn nữa các dịch
vụ xã hội cơ bản cho người nghèo cả về phạm vi đối tượng và chất lượng của các
dịch vụ. Có ba vấn đề trong việc tiếp cận đến các giáo dục:
Thứ nhất, đó là sự tiếp cận không đồng đều tới dịch vụ giáo dục và sự khác
nhau đáng kể về các chỉ số đánh giá. Phạm vi đối tượng của dịch vụ giáo dục
chưa bao trùm hết bộ phận cư dân nghèo nhất, còn tốc độ giảm nghèo đã có xu
hướng chậm lại trong khi bất bình đẳng kinh tế, xã hội gia tăng.
Thứ hai, khả năng trang trải các chi phí cho dịch vụ giáo dục của hộ nghèo
cho trẻ em nghèo còn thấp và thực tế đang có xu hướng giảm xuống. Lý do

chính trong lĩnh vực giáo dục là chi phí đi học trực tiếp và gián tiếp càng làm
tăng khoảng cách tiếp cận đến dịch vụ giáo dục của trẻ em nghèo (đặc biệt đối
với trung học cơ sở hoặc cao hơn).
Thứ ba, chất lượng của dịch vụ giáo dục thấp, chẳng hạn tỷ lệ bỏ học và lưu
ban trong trường tiểu học tương đối cao, trong khi tỷ lệ nhập học đã được cải
thiện đáng kể. Những ví dụ như thế đã cho thấy trong nhiều trường hợp chất
lượng dịch vụ giáo dục còn ở mức thấp và việc cải thiện nó chậm hơn so với việc
mở rộng các phạm vi đối tượng.
Trong bối cảnh như vậy thì lại có những thay đổi kinh tế – xã hội nhanh
chóng. Việc cải thiện chất lượng của các dịch vụ y tế và giáo dục không những
nâng cao đời sống của người dân mà còn tăng cường sức cạnh tranh của nguồn
nhân lực tỉnh Quảng Ngãi và có tác động đáng kể đối với hoạt động kinh tế của
tỉnh trong tương lai. Xuất phát từ những điều này, tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải
pháp tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ em nghèo tại tỉnh
Quảng Ngãi”.


3

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Các nghiên cứu về các dịch vụ xã hội cơ bản được Ngân hàng thế giới
(WB) cũng như Liên hợp quốc nghiên cứu trong các báo cáo phát triển hàng
năm. Báo cáo phát triển thế giới năm 2004 “Cải thiện các dịch vụ để phục vụ
người nghèo” cho rằng cần đưa các dịch vụ xã hội cơ bản một cách hiệu quả
hơn, tiến tới giải quyết một trong những trọng tâm của thế giới hiện nay là loại
bỏ đói nghèo và lạc hậu ra khỏi xã hội chúng ta. Trong Báo cáo này đã đề cập
đến những cản trở để người nghèo ở các nước thế giới thứ ba tiếp cận với các
dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, nước sạch, cũng như sự
cần thiết phải tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người

nghèo cả về mặt số lượng và chất lượng.
Nghiên cứu của Anderson, Jame, Daniel Kaufmann và Francesa Recanatini
năm 2003 nghiên cứu việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản đối với vấn đề
giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Trong đó nhấn mạnh giáo dục là một
trong những dịch cụ cơ bản.
Nghiên cứu của Azfar, Omar và Gurgur nghiên cứu ảnh hưởng của tham
nhũng đến lợi ích tiếp cận y tế và giáo dục cho người nghèo ở Philippines.
Nghiên cứu của Banerjee, Abhijit, Shawn Cole năm 2003 đã cách thức để
nâng cao chất lượng của y tế và giáo dục cho người nghèo ở Ấn Độ.
Để cải thiện cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản trong nghiên cứu về “Cung
ứng dịch vụ giáo dục và y tế ở Châu Mỹ La Tinh” các tác giả Di Tela, Raphael,
và William Savedoff đã đưa ra những khuyến nghị cải cách về thể chế nhằm tăng
cường mối quan hệ giữa trách nhiệm giữa các nhà hoạch định chính sách, nhà
cung ứng dịch vụ và người dân.
Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới hàng năm đều tập trung phân tích và
đánh giá chi tiêu công cho các lĩnh vực y tế, giáo dục và ảnh hưởng của chi tiêu


4

công đến khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo.
Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu ở nước ngoài về dịch vụ xã hội cho
người nghèo đều thống nhất quan điểm là người nghèo rất hạn chế trong việc
tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản và chính phủ các nước cần có biện pháp
hiệu quả hơn để giúp người nghèo có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với các dịch
vụ đó. Tuy nhiên trong các nghiên cứu này chưa đưa ra một cách có hệ thống các
tiêu chí để đánh giá khả năng tiếp cận giáo dục đối với người nghèo và các
nguyên nhân cơ bản tác động đến khả năng tiếp cận giáo dục của người nghèo.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Báo cáo phát triển Việt Nam của Ngân hàng Thế giới năm 2004 về

“Nghèo” [31, tr 52-61] đã đưa ra một số đánh giá ban đầu về các dịch vụ xã hội
cơ bản cho người nghèo ở Việt Nam như giáo dục, y tế và cung cấp nước sạch.
Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2005 về “Quản lý và điều hành” cũng đã tập
trung vào đánh giá chi tiêu của chính phủ cho các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm
chi cho giáo dục, y tế và một số lĩnh vực khác [32, tr 13-16]. Báo cáo phát triển
thế giới năm 2006 về “Công bằng và phát triển” lại đề cập đến bất bình đẳng về
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Cuốn sách
“Về tình trạng nghèo khổ trên thế giới” nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm
1997 đã đưa ra những khó khăn của người nghèo khi tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản. Báo cáo chung của Chính Phủ Việt Nam – các nhà tài trợ – nhóm công
tác về đói nghèo NGO năm 1999 “Việt Nam tấn công đói nghèo” nghiên cứu
tổng quan về nghèo đói ở Việt Nam và cũng đã đề cập đến các dịch vụ xã hội cơ
bản cho người nghèo. Báo cáo của Oxfam quốc tế về: Tăng trưởng với công
bằng, chương trình thảo luận về xoá đói giảm nghèo cũng đã đề cập đến các dịch
vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. Cuốn sách “Đa dạng hoá thu nhập và nghèo”
của JBIC đã nghiên cứu những trở ngại đối với đa dạng hoá về thu nhập, trong
đó việc tiếp cận hạn chế các dịch vụ xã hội cơ bản là một trong những trở ngại
để người nghèo đa dạng hóa thu nhập của họ.


5

TS. Võ Thị Ánh Tuyết, Viện ngiên cứu phát triển giáo dục đã nghiên cứu
công bằng xã hội trong giáo dục, trong đó tác giả đã đánh giá bất bình đẳng
trong việc tiếp cận dịch vụ giáo dục của các nhóm thu nhập khác nhau và đưa ra
các giải pháp để làm giảm bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục [23].
TS. Vũ Quang Việt trong bài viết “Giáo dục tư hay công nhìn từ góc độ lý
thuyết kinh tế” cũng đã phân tích những hạn chế của người nghèo trong việc tiệp
cận dịch vụ giáo dục và làm thế nào để người nghèo có thể tiếp cận một cách tốt
hơn đến dịch vụ giáo dục [25, tr 16].

PGS.TS. Ngô Doãn Vịnh trong cuốn sách bàn về phát triển kinh tế (Nghiên
cứu con đường dẫn tới giàu sang) [26] cũng có đề cập đến vai trò của giáo dục,
y tế đối với sự phát triển công nghiệp hoá. Cuốn sách “Vấn đề giảm nghèo trong
quá trình đô thị hoá ở thành phố Hồ Chí Minh” do tập thể tác giả Nguyễn Thế
Nghĩa, PGS. TS Mạc Đường đã đề cập đến nghèo đói ở đô thị và các dịch vụ cho
người nghèo ở đô thị. Cuốn sách “Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn
đề xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam” NXB Chính trị quốc gia, 1999 của GS. TS
Vũ Thị Ngọc Phùng đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, nghèo
đói và bất bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Cuốn sách “Gắn tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo” của Diễn đàn phát
triển Việt Nam (VDF) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng với giảm
nghèo và khả năng tiếp cận với cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, điện thoại, nước)
và các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ) [10].
Đề tài "Nghiên cứu những giải pháp nhằm thực hiện công bằng xã hội trong
giáo dục - đào tạo ở Việt Nam giai đoạn hiện nay" do TS. Võ Thị Ánh Tuyết làm
chủ nhiện đề tài [23] đã nghiên cứu thực trạng về công bằng xã hội trong giáo
dục và đưa ra các giải pháp khá hữu hiệu trong việc đảm bảo công bằng xã hội
trong giáo dục ở Việt Nam.
Đề tài "Nghiên cứu các giải pháp phát triển giáo dục ở các xã đặc biệt khó
khăn thuộc chương trình 135" đã nghiên cứu các giải pháp để tăng cường phát


6

triển giáo dục cho các xã vùng sâu, vùng xa.
Nghiên cứu “Cung cấp giáo dục cơ bản có chất lượng cho mọi người”
(2002) của Bộ Phát triển Quốc tế Anh tập trung vào vấn đề giáo dục trong đó có
giáo dục cho người nghèo. Nghiên cứu đã phát hiện, người nghèo gặp rất nhiều
khó khăn khi tiếp cận giáo dục, đặc biet giáo dục có chât lượng. Từ đó cho phép
kết luận, chính sách hỗ trợ giáo dục chưa thực sự có lợi cho người nghèo.

Bên cạnh các sách chuyên khảo về nghèo đói và các dịch vụ cho người
nghèo còn có nhiều bài viết nghiên cứu của giới nghiên cứu cũng đã đề cập đến
các vấn đề dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo như bài viết của tác giả Bùi
Tất Thắng “Tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập ở Việt Nam trên Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế số 6 năm 1999; bài viết “Tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội ở nước ta – những vấn đề đặt ra và định hướng khắc phục của tác giả
PGS. TS Trần Văn Chử đăng trên Tạp chí Kinh tế phát triển số 2/2005 đã đề cập
đến mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng về việc tiếp cận các dịch vụ
giáo dục, y tế. Bài viết “Thực trạng giảm nghèo” ở Việt Nam của PGS. TS. Trần
Quý Thọ đề cập đến các vấn đề về nghèo đói và thực trạng giảm nghèo ở Việt
Nam trong thời gian qua.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đề cập, khai thác một số khía
cạnh về nghèo đói và việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo.
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và nghiên cứu một cách toàn diện hơn vấn đề đó,
đề tài làm rõ sự cần thiết phải tăng cường và nâng cao chất lượng của các dịch
vụ xã hội cơ bản cho người nghèo, thực trạng của các dịch vụ xã hội cơ bản cho
người nghèo, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị cho việc tăng cường và nâng
cao chất lượng các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo trong thời gian tới để
Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của WB và định
hướng phát triển bền vững.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu như sau:


7
- Khái quát hóa được các vấn đề chung về nghèo, dịch vụ giáo dục cho trẻ

em nghèo, nội dung, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố tác động đến khả năng
tiếp cận dịch vụ của trẻ em nghèo.
- Đánh giá đầy đủ về thực trạng nghèo, khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục


của trẻ em nghèo và các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục
của trẻ em nghèo tỉnh Quảng Ngãi.
- Tổng quan các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục

của trẻ em nghèo ở tỉnh Quảng Ngãi.
- Đánh giá tổng quan về nghèo đói và khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ

em nghèo ở tỉnh Quảng Ngãi.
- Đề xuất các giải pháp khả thi và thiết thực tăng cường khả năng tiếp cận

dịch vụ giáo dục của trẻ em nghèo tại tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các biểu hiện của khả năng tiếp cận dịch vụ giáo

dục của trẻ em nghèo tại tỉnh Quảng Ngãi và các nhân tố tác động đến biểu hiện
này.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu tăng cường khả

năng tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ em nghèo ở các cấp học: mẫu giáo, tiểu
học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở tỉnh Quảng Ngãi.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu về khả năng tiếp cận của trẻ em

nghèo từ 2000.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Tổng hợp và xử lý các số liệu thống

kê đã được công bố và phân tích thực trạng tiếp cận dịch vụ giáo dục của người
nghèo trên phạm vi tỉnh Quảng Ngãi.
- Phương pháp hồi cứu: Trong nghiên cứu có tham khảo và sử dụng kết quả


ĐTMSHGĐ trong giai đoạn 2000 - 2010 do Cục Thống kê tỉnh thực hiện và kết


8

quả điều tra hộ nghèo hàng năm do Sở LĐ - TB và XH và các huyện, thành phố
thực hiện; số liệu của các điều tra do ngành GD&ĐT và Ban Dân tộc tỉnh tiến
hành.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Qua việc khái quát hóa các vấn đề chung về nghèo và trẻ em nghèo, khả
năng tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ em nghèo, đề tài đi sâu phân tích thực
trạng khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ em nghèo trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi. Từ đó, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ các nhà hoạch định
chính sách của tỉnh Quảng Ngãi trong việc cải thiện và nâng cao khả năng tiếp
cận dịch vụ giáo dục của trẻ em nói chung và trẻ em nghèo nói riêng, đồng thời,
làm cơ sở để các nhà hoạch định chính sách đề ra các giải pháp nâng cao chất
lượng giáo dục các bậc học và cấp học để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của tỉnh trong tương lai.
7. Kết cấu Đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu, đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1 nêu một cách ngắn gọn những vấn đề chung về khả năng tiếp cận dịch
vụ giáo dục của trẻ em nghèo, trong đó tập trung phân tích các chỉ tiêu thường
được dùng để đo lường khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ em và các
nhân tố tác động đến các chỉ tiêu này. Trên cơ sở đó, Chương 2 phân tích khả
năng tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ em nghèo tại tỉnh Quảng Ngãi và phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ em
nghèo tại tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3 tập trung phân tích nhằm đưa ra các giải
pháp tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục của trẻ em nghèo tại tỉnh
Quảng Ngãi.



9

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN DỊCH
VỤ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM NGHÈO

1.1. Một số vấn đề cơ bản về giáo dục và nghèo
1.1.1 Khái niệm và vai trò của giáo dục dối với phát triển kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm giáo dục
Giáo dục luôn là lĩnh vực luôn được xã hội quan tâm nhất. Không chỉ vì
“hiền tài là nguyên khí quốc gia” mà đơn giản giáo dục là tương lai. Tương lai
của mỗi gia đình, tương lai của cả dân tộc.
Giáo dục là một hiện tượng phổ biến cho mọi giai đoạn phát triển và tồn tại
vĩnh hằng cùng với xã hội loài người. Giáo dục là hoạt động của thế hệ đi trước
truyền lại cho thế hệ đi sau, của những người biết trước truyền lại cho những
người chưa biết về những kinh nghiệm trong các lĩnh vực: lao động sản xuất, sinh
hoạt cộng đồng và hoạt động của những người tiếp thu những kinh nghiệm đó.
Nói một cách khác giáo dục là một quá trình bao gồm tất cả những hoạt động
hướng vào sự phát triển và rèn luyện năng lực cũng như phẩm chất con người, để
có thể phát triển nhân cách họ một cách đầy đủ và làm cho mọi người trở nên có
giá trị tích cực đối với xã hội.
Giáo dục, trên nguyên tắc, giúp người học mở mang trí óc, tăng kiến thức
và khả năng suy nghĩ trừu tượng, hiểu biết sự thật, phát triển đạo đức cá nhân và
năng khiếu thưởng thức mỹ thuật, nghệ thuật, cuối cùng là sống hài hòa với mọi
người chung quanh. Dưới quan điểm “giáo dục vị nhân sinh” thực dụng hơn,
giáo dục hôm nay có thể xem là một phương tiện giúp người học gia tăng khả
năng và chất lượng lao động cho sản xuất ngày mai. Dùng thuật ngữ kinh tế,
giáo dục có thể xem là một quá trình tích lũy vốn con người (human capital),
tương tự như quá trình tích lũy vốn vật thể (physical capital). Theo quan điểm

kinh tế này, giáo dục bao gồm giáo dục, đào tạo lẫn nghiên cứu.
Nói đến giáo dục người ta thường nói đến giáo dục của nhà trường. Đây là
cách hiểu hẹp nhất, nó chỉ là một loại trong hệ thống giáo dục. Trong giao tiếp


10

giữa người với người, trong gia đình, trong công tác con người từng giờ, từng phút
tiếp nhận sự giáo dục của người khác và của xã hội. Như vậy giáo dục chính là
một hoạt động tiếp nhận kiến thức, hiểu biết của người khác và của xã hội. Giáo
dục là một hoạt động và bao gồm các khía cạnh sau: i) giáo dục là quá trình sản
xuất, truyền bá tri thức thông qua các tổ chức và cơ cấu nhà nước, cá nhân nhằm
mục đích bồi dưỡng cho con người thích ứng với cuộc sống. Theo khái niệm này
giáo dục có thể chia làm 3 loại:
-

Giáo dục nhà trường: gồm giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên

nghiệp.
-

Giáo dục gia đình: Đây là cơ sở của giáo dục nhà trường.

-

Giáo dục xã hội: nó vừa tác động kiểm nghiệm thành quả của giáo

dục nhà trường, vừa kéo dài và bổ sung cho giáo dục nhà trường trong xã hội.
Trong các hình thức nêu trên, giáo dục nhà trường có ý nghĩa rất to lớn. Sự
phát triển của hình thức giáo dục nhà trường đã tạo nên hình thức giáo dục quốc

dân.
Trong quá trình phát triển, khi xã hội có sự phân công lao động chặt chẽ thì
giáo dục là một phân hệ xã hội được tổ chức nhằm điều khiển việc hình thành
nhân cách đáp ứng nhu cầu xã hội. Như vậy, giáo dục hiện đại có một số đặc
điểm sau:
Thứ nhất, theo quan điểm truyền thống giáo dục được hiểu là việc truyền
kinh nghiệm của thế hệ đi trược cho thế hệ đi sau, và đối tượng giáo dục là thế hệ
trẻ.
Thứ hai, các loại hình giáo dục ngày càng được tổ chức một cách linh hoạt
và đa dạng, sự phân công giữa các tổ chức xã hội trong hoạt động giáo dục cũng
như trong nội bộ ngành giáo dục cũng đang ngày càng cơ động đáp ứng nhu cầu
học tập ngày càng cao của con người.
Khái niệm giáo dục được nêu ở trên là quan điểm rộng nhất về giáo dục.


11

Theo nghĩa hẹp và ở các cấp độ khác nhau, có thể phân biệt giáo dục (hình thành
phẩm chất) với dạy học (hình thành tri thức, kỹ năng, kỹ xảo), hay phân biệt giáo
dục theo cấp học (tới hết bậc trung học phổ thông) với đào tạo (sau phổ thông và
khối chuyên nghiệp). Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài này sử dụng khái niệm
giáo dục theo nghĩa rộng.
Giáo dục là một loại dịch vụ, một quan điểm chưa từng có trong lịch sử,
một quan điểm khác hẳn với nhận thức thông thường.
Lâu nay, người ta vẫn cho giáo dục là sự nghiệp công ích, là phúc lợi xã hội
cần phải được bao cấp hoàn toàn; đối với các nho sĩ phong kiến thì giáo dục là
một hình thái hoạt động thanh cao, thuần tuý trau dồi hiểu biết và đức hạnh,
không liên quan gì đến những sinh hoạt vật chất như sản xuất hàng hoá, tính toán
giá cả, lưu thông trao đổi...
Thời đại của nền văn minh trí tuệ đã bật sáng những tín hiệu mới, buộc

chúng ta phải chuyển đổi quan niệm. Giáo dục không thể là một ốc đảo, đứng
ngoài nền kinh tế thị trường, đứng ngoài những yêu cầu phát triển của xã hội;
sản phẩm của giáo dục cũng phải coi là hàng hoá, dù là một thứ hàng hoá đặc
biệt. Hoạt động của giáo dục phải phù hợp với kế hoạch tổng thể của đất nước,
chịu sự chi phối trực tiếp những yêu cầu của kinh tế, xã hội.
Giáo dục vừa là một ngành hoàn chỉnh, hoạt động với tinh thần chủ động
sáng tạo theo mục tiêu nhiệm vụ của chính phủ giao cho nhưng cũng lại vừa là
một bộ phận chủ chốt trong hệ thống tổng thể của đất nước với tư cách là một
loại dịch vụ quan trọng, hoạt động theo cơ chế thị trường.
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) coi giáo dục là dịch vụ thương mại.
Trong lần đàm phán với ta, WTO đã đề cập nhiều đến giáo dục. Trong hiệp nghị
thương mại Việt - Mỹ cũng có điều khoản nêu rõ giáo dục phải chịu sự điều
chỉnh một phần của hoạt động thương mại. Rõ ràng ngày nay, thương mại có một
tầm hoạt động và tác dụng rộng lớn, có tính xã hội rất cao. Nhiều nước ở Âu


12

Châu xác định nền kinh tế xã hội hiện nay gồm 3 loại: kinh tế khai thác, kinh tế
chế biến và kinh tế dịch vụ. Người ta liệt giáo dục vào loại kinh tế dịch vụ.
Đảng ta, Nhà nước ta xác định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đồng thời
cũng coi giáo dục là một loại dịch vụ công cộng. Trong một văn bản quan trọng
của Trung ương, có những câu đáng lưu ý: “Dịch vụ công cộng nêu ở đây chủ
yếu bao gồm giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, văn hoá, thể dục
thể thao”. “Dịch vụ công cộng có liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân
và là yếu tố quan trọng góp phần ổn định xã hội”. “Loại dịch vụ này cần được
thực hiện một cách kiên định và tích cực...” [12].
Trong lý luận hiện đại không hề đánh đồng loại dịch vụ giáo dục như mọi
loại dịch vụ khác. Các tổ chức kinh tế thế giới cũng coi giáo dục là loại dịch vụ
đặc biệt - một loại dịch vụ vừa có thị trường, vừa phi thị trường, vừa có phần

phải cân đối tài chính, phải có lãi, vừa có phần phi lợi nhuận. Khi nói đến sản
phẩm của giáo dục cũng là hàng hoá, chúng ta không được quên nhấn mạnh nét
đặc thù của nó là mặt hình thái ý thức xã hội trong sản phẩm đó bên cạnh những
thuộc tính phổ biến như mọi thuộc tính của hàng hoá khác.
1.1.1.2. Vai trò giáo dục đối với phát triển kinh tế
Trong nhiều năm, định đề cho rằng sự mở rộng giáo dục đã thúc đẩy hoặc
thậm chí đã quyết định tốc độ tăng trưởng đã được coi là hiển nhiên. Những con
số thống kê và các công trình nghiên cứu về nguồn tăng trưởng kinh tế đã chỉ ra
rằng, không phải là sự tăng của vốn hiện vật mà là sự tăng của “vốn con người”
đã là nguồn chính của tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia đã phát triển. Trong các
mô hình tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, các nhà kinh tế thường bắt đầu với
khái niệm hàm sản xuất. Ý niệm này xem tổng sản lượng là hàm của các nhân tố
sản xuất như vốn con người, vật thể, thiên nhiên và xã hội. Sự tích lũy của vốn
vật thể để đưa đến tăng trưởng kinh tế đã được nhấn mạnh trong mô hình
Solow–Swan [37]. Vai trò của vốn thiên nhiên đã được Hotelling (1931) phân
tích trong một bài nghiên cứu mở màn cho ngành kinh tế của các tài nguyên


×