Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập dạy học hội thoại trong môn tiếng Việt nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÔ QUỲNH NGA

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
DẠY HỌC HỘI THOẠI TRONG MÔN TIẾNG VIỆT
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÔ QUỲNH NGA

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
DẠY HỌC HỘI THOẠI TRONG MÔN TIẾNG VIỆT
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG THỊ LỆ TÂM


THÁI NGUYÊN - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Ngô Quỳnh Nga

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS.Đặng Thị
Lệ Tâm, người đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học - Trường
Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời
gian tôi học tập và nghiên cứu tại đây.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của các thầy cô giáo
và các em học sinh trường Tiểu học Phú Xá, trường Tiểu học & THCS 915 Gia
Sàng, trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, trường Tiểu học Đội Cấn, trường Tiểu
học Tân Lập - TP Thái Nguyên, trường Tiểu học Đồng Thịnh - huyện Sông Lô,
trường Tiểu học Khai Quang, trường Tiểu học Tích Sơn - TP Vĩnh Yên - tỉnh
Vĩnh Phúc đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình khảo sát và
thực nghiệm sư phạm.

Để hoàn thành luận văn: "Xây dựng hê ̣ thố ng bài tập da ̣y học hội thoa ̣i
trong môn Tiế ng Việt nhằ m phát triển năng lực giao tiế p cho học sinh tiểu học”
tôi đã sử dụng, kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu của các tác giả đi trước, đồng
thời nhận được rất nhiều sự quan tâm, chỉ bảo của các thầy, cô giáo; sự giúp đỡ
của bạn bè, người thân đã động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực để hoàn thành tốt luận văn nhưng
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ
bảo, đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Ngô Quỳnh Nga
ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu .......................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 8
6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 9
NỘI DUNG ........................................................................................................ 10

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀ I ................... 10
1.1. Cơ sở lý luâ ̣n .............................................................................................. 10
1.1.1. Một số nội dung cơ bản của lý thuyết hội thoại ...................................... 10
1.1.2. Năng lực và năng lực giao tiếp ................................................................ 19
1.1.3. Thông qua việc dạy hội thoại nhằm củng cố khắc sâu kiến thức về
Tiếng Việt để dạy kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ................................................. 24
1.1.4. Đă ̣c điể m ngôn ngữ hô ̣i thoa ̣i của ho ̣c sinh tiể u ho ̣c với viêc̣ phát triể n
năng lực giao tiế p .............................................................................................. 26
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 28
1.2.1. Khảo sát hệ thống bài tập dạy học hội thoại trong sách giáo khoa phân
môn Tập làm văn tiể u ho ̣c ................................................................................. 28
1.2.2. Thực trạng dạy và học hội thoại trong môn Tiế ng Viêṭ ở tiể u ho ̣c ......... 33
Tiểu kết chương 1.............................................................................................. 42
iii


Chương 2. HỆ THỐNG BÀ I TẬP DẠY HỌC HỘI THOẠI TRONG
MÔN TIẾNG VIỆT NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ........................................................................ 43
2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập da ̣y ho ̣c hô ̣i thoa ̣i cho học sinh
Tiểu học ............................................................................................................. 43
2.1.1. Bảo đảm mục tiêu môn học: rèn luyện năng lực giao tiếp cho học sinh .. 43
2.1.2. Dựa trên các tri thức khoa học về hội thoại............................................. 44
2.1.3. Khai thác các tình huống từ môi trường học tập, vui chơi, phù hợp với
đặc điểm tư duy và trình độ ngôn ngữ của học sinh tiểu học ............................ 45
2.1.4. Đảm bảo tính khoa học và tính hệ thống ................................................. 46
2.2. Hê ̣ thố ng bài tâ ̣p da ̣y ho ̣c hô ̣i thoa ̣i ............................................................. 46
2.2.1. Bài tập phát triển năng lực văn bản ......................................................... 46
2.2.2. Bài tập phát triển năng lực hành ngôn ..................................................... 49
2.2.3. Bài tập phát triển năng lực ngôn ngữ xã hội ........................................... 53

2.2.4. Bài tập phát triển năng lực chiến lược ..................................................... 55
2.3. Quy trình tổ chức thực hành các bài tập giao tiếp trong dạy học hội thoại ...... 58
2.3.1. Mục tiêu của quy trình ............................................................................. 58
2.3.2. Các yêu cầu xây dựng quy trình .............................................................. 58
2.3.2. Nội dung của quy trình ............................................................................ 59
Tiểu kết chương 2.............................................................................................. 62
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM....................................................... 63
3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 63
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ............................................................. 63
3.3. Nội dung thực nghiệm ................................................................................ 66
3.4. Phương pháp thực nghiệm .......................................................................... 66
3.5. Kết quả thực nghiệm................................................................................... 77
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 81
KẾT LUẬN....................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 84
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Giáo viên

GV

Giáo viên tiểu học

GVTH


Học sinh

HS

Sách giáo khoa

SGK

Sách giáo viên

SGV

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1.

Kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối
chứng (Khối 2) .............................................................................. 78

Bảng 3.2.

Kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối
chứng (Khối 4) .............................................................................. 79

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các
lớp đối chứng (Khối 2) ................................................................. 79

Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm và các
lớp đối chứng (Khối 4) ................................................................. 80

v


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Giao tiếp là hoạt động mang tính xã hội của con người, là một trong những
điều kiện quan trọng để xã hội loài người tồn tại và phát triển. Trong đó, “ngôn ngữ
là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” (V.I.Lênin).
Hiện nay, các nước phát triển trên thế giới đều quan tâm nghiên cứu vấn
đề giao tiếp và đưa nội dung này vào dạy học trong nhà trường từ tiểu học đến
đại học. Xu hướng phát triển chung của giáo dục các nước tiên tiến trên thế giới
là hướng đến việc hình thành các loại năng lực cho học sinh, trong đó giao tiếp
là một năng lực quan trọng.
Ở Việt Nam, từ lâu Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Phải làm cho thế
hệ trẻ nói và viết tốt hơn, dần dần có ý thức, trình độ rồi đi đến thói quen nói và
viết đúng tiếng Việt”. Văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ
rõ ngành giáo dục Việt Nam cần phải "Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình,
phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp, các bậc học". Việc đổi mới chương
trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học chú trọng đến vấn đề rèn luyện năng
lực giao tiếp cho học sinh là vô cùng cần thiết.
1.2. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Năng lực giao
tiếp đã được các nhà khoa học giáo dục Việt Nam xác định là một trong những
năng lực chung cần hình thành tốt cho học sinh trong chương trình giáo dục phổ
thông sau năm 2015.
Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa của Bộ Giáo dục Đào tạo
đã dự kiến chuẩn đầu ra cho các cấp học từ Tiểu học, Trung học cơ sở đến Trung

học phổ thông gồm sáu phẩm chất và chín năng lực. Trong số chín năng lực học
sinh cần hình thành và phát triển thì năng lực giao tiếp là một trong những năng
lực cốt lõi, quan trọng cần hình thành và phát triển, đặc biệt cần phải đi trước
một bước so với các năng lực khác, vì nó là tiền đề, là cơ sở cho việc phát triển
các năng lực khác.
1


Đồng thời, đây cũng là một năng lực cốt lõi cần phát triển ở học sinh, giúp
các em làm chủ bản thân, làm chủ các tình huống đặt ra trong cuộc sống, giải quyết
các vấn đề một cách nhanh nhất bằng con đường tư duy và ngôn ngữ.
1.3. Trong chương trình giảng dạy các môn học ở cấp tiểu học hiện nay, môn
Tiếng Việt là môn có số tiết học nhiều nhất (Môn Toán đứng thứ 2). Theo quyết định
số 16/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 05/5/2006 đã xác định: Môn Ngữ văn
(ở tiểu học là môn Tiếng Việt) là môn học về khoa học xã hội nhân văn, có tính chất
công cụ, thuộc lĩnh vực giáo dục thẩm mỹ. Một trong những mục tiêu của môn Ngữ
văn là hình thành các năng lực sử dụng tiếng Việt, rèn luyện kĩ năng giao tiếp phù
hợp với các tình huống thường gặp trong học tập và cuộc sống. Do vậy, định hướng
chương trình giáo dục môn Ngữ văn không chỉ trang bị cho học sinh những hiểu biết
về xã hội, con người, về cái đẹp, mà phải giúp học sinh phát triển một cách toàn diện
cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó cần chú ý quan tâm hơn nữa đến việc bồi
dưỡng năng lực tư duy, năng lực giao tiếp cho học sinh.
1.4. Hội thoại là nhóm bài học quan trọng, nó có mặt trong giao tiếp hàng
ngày của mỗi con người chúng ta. Định hướng giáo dục hiện nay là hướng tới
phát triển năng lực cho học sinh vậy khi đưa nhóm bài hội thoại vào dạy là hoàn
toàn phù hợp. Với các tri thức học được về hội thoại, học sinh có thể áp dụng tri
thức đó vào các môn học khác cũng như vào việc giao tiếp hàng ngày với các kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết, kĩ năng tạo lập hội thoại sao cho cuộc giao tiếp đạt hiệu
quả cao nhất.
Thế nhưng trong quá trình thực hiện, giáo viên và học sinh tiểu học còn

gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả dạy học còn chưa cao.
Nội dung hội thoại trong chương trình tuy đã được chọn lọc, các nghi
thức giao tiếp điển hình đã được chú trọng nhưng phạm vi giao tiếp còn hẹp,
các nhà biên soạn đã quan tâm đến bản chất của hành động ngôn ngữ nhưng
chưa đề cập cụ thể. Các cuộc hội thoại đưa vào chương trình còn bị xé lẻ, tách
khỏi ngữ cảnh, hoàn cảnh giao tiếp, vi phạm các quy tắc hội thoại.

2


Chương trình cũng chưa đưa ra được các chỉ dẫn cụ thể và phù hợp về
phương pháp dạy học nên đa số giáo viên đều dạy theo cảm tính và kinh nghiệm
bản thân; việc đánh giá kĩ năng hội thoại của học sinh cũng chưa có các tiêu chí
cụ thể nên giáo viên còn rất nhiều lúng túng.
Từ những phân tích trên, chúng tôi thấy rằng "Xây dựng hệ thố ng
bài tập dạy học hội thoại trong môn Tiế ng Viê ̣t nhằ m phát triển năng lực giao
tiế p cho học sinh tiểu học” là một vấn đề có tính thời sự, đòi hỏi phải có những
công trình nghiên cứu để tháo gỡ những khó khăn về lí thuyết cũng như thực
tiễn mà các nhà trường tiểu học đang gặp phải.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu về năng lực và năng lực giao tiếp
Nghiên cứu giao tiếp vốn là một đề tài quen thuộc, từ lâu đã được sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu. Các công trình được các nhà nghiên cứu với nhiều
hướng khác nhau, nhưng về cơ bản những đặc điểm cũng như cách phân loại về
giao tiếp đều được các nhà nghiên cứu phân tích khá kĩ. Tuy nhiên tùy mức độ
nghiên cứu khái quát hay tổng hợp, thì không phải công trình nào cũng giống
nhau. Có thể kể đến nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu như: cuốn “Lí thuyết
hoạt động giao tiếp với việc dạy học phần Làm văn trong Tiế ng Viê ̣t 4, Giáo
dục, số chuyên đề 5 (Tác giả Nguyễn Quang Ninh); Phát triển năng lực ngôn
ngữ cho học sinh trong việc dạy Tiếng Việt (Tác giả Đỗ Việt Hùng); bài viết Từ

khái niệm năng lực giao tiếp đến vấn đề dạy và học Tiếng Việt trong nhà trường
phổ thông hiện nay (Tác giả Vũ Thị Thanh Hương)... Năng lực và năng lực giao
tiếp là một vấn đề còn mới do vậy các tài liệu, đặc biệt là sách viết về nó chưa
nhiều, còn hạn chế. Nhìn chung đa số các bài viết trên đều đã đề cập đến năng
lực và năng lực giao tiếp, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào cung cấp một cách
đầy đủ và trọn vẹn nhất những khái niệm và những nội dung xung quanh hai
vấn đề này.

3


Tác giả Đỗ Việt Hùng trong bài viết Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học
sinh trong việc dạy Tiếng Việt khẳng định việc phát triển năng lực cho học sinh
là cấp thiết, trong đó có năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực giao tiếp.
Nhưng lại chưa hình thành khái niệm về năng lực, năng lực giao tiếp.
Trong bài viết “Từ khái niệm “năng lực giao tiếp” đến vấn đề dạy và
học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông hiện nay”, tác giả Vũ Thị Thanh
Hương [9, tr 1- 12] có viết: “... khái niệm năng lực để chỉ các loại tri thức và
thực hiện thuộc các lĩnh vực khác nhau. Quan niệm của Hymes: "Năng lực giao
tiếp bao gồm năng lực ngôn ngữ xã hội, năng lực cảnh huống và năng lực ngữ
pháp - ngôn ngữ”. Canale và Swain cho rằng cần tiếp tục làm rõ khái niệm
“năng lực giao tiếp” mà theo họ có thể bao gồm 4 thành tố chính, đó là năng
lực ngữ pháp, năng lực diễn ngôn, năng lực ngôn ngữ - xã hội, năng lực chiến
lược”. Bên cạnh đó tác giả còn phân tích đặc điểm, đưa ra sơ đồ hệ thống của
các thành tố của năng lực giao tiếp. Từ đó tác giả khẳng định việc dạy và học
Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông hiện nay phải được chi phối bởi quan
điểm giao tiếp.
Những tài liệu trên cơ bản đã hình thành những lí thuyết chung nhất về
năng lực và năng lực giao tiếp, cách tìm hiểu xung quanh hai khái niệm này vẫn
chưa thật toàn diện, chưa thật sâu sắc. Nội dung các cuốn sách chưa bàn đến việc

hình thành củng cố và phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh thông qua việc
dạy học môn Tiế ng Viê ̣t.
2.2. Nghiên cứu về da ̣y học hội thoại trong môn Tiế ng Viê ̣t ở tiểu học
Trong những năm gần đây đã có nhiều tác giả có các công trình nghiên
cứu liên quan đến vấn đề hội thoại và hành vi ngôn ngữ như: Đỗ Hữu Châu,
Cao Xuân Hạo, Nguyễn Đức Dân, Lê Đông, Hoàng Tuệ, Hoàng Phê, Nguyễn
Văn Hiệp, Bùi Minh Yến, Trần Thị Thìn, Hồ Lê, Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn
Thị Quy, Đỗ Thị Kim Liên... Những công trình của các tác giả này đã đi sâu

4


nghiên cứu những vấn đề như: cấu trúc hội thoại, các vận động hội thoại, các
yếu tố kèm ngôn ngữ, các quy tắc hội thoại, ngữ nghĩa lời hội thoại của lý thuyết
hội thoại và một số vấn đề về: cấu trúc của hành vi ở lời, điều kiện sử dụng hành
vi ở lời, những vấn đề hiện nay về các hành vi ngôn ngữ.
Có thể nói, việc công bố những công trình nghiên cứu về lý thuyết hội
thoại của các tác giả đã mở ra một hướng mới trong dạy và học tiếng Việt ở các
nhà trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng.
Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc ứng dụng lý thuyết hội thoại vào dạy
học tiếng Việt ở tiểu học chưa được nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Vì thế,
vấn đề dạy kỹ năng hội thoại cho học sinh tiểu học trong các chương trình tiếng
Việt tiểu học trước năm 2000 chưa được chú ý. Từ khi chương trình Tiếng Việt
mới được triển khai thực hiện, đã có nhiều tác giả như: Nguyễn Quang Ninh
(1998, 2002), Hoàng Hoà Bình - Phan Phương Dung (2000), Hoàng Hoà Bình
(2001), Lê Thị Thanh Bình (2003), Trần Thị Hiền Lương (2003), Nguyễn
Trí (1996, 2003), Ngô Thị Minh (2003), Chu Thị Phương (2004), Nguyễn
Thị Xuân Yến (2004, 2005)... quan tâm đến vấn đề này. Nhiều bài viết liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề rèn kĩ năng hội thoại cho học sinh tiểu học
trong dạy học tiếng Việt đã được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành.

Hoàng Hoà Bình-Phan Phương Dung (2000), "Rèn kĩ năng nói và kĩ năng
viết cho học sinh tiểu học qua việc học phân môn làm văn", Tạp chí TT KHGD,
(77) đã đề cập đến những tồn tại trong chương trình Tập làm văn - CCGD. Các
tác giả cũng đã đề ra một số giải pháp về phương pháp dạy Tập làm văn giúp
HS sử dụng tốt tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp.
Lý Toàn Thắ ng với những bài viế t “Đôi điề u suy nghi ̃ về chiế n lược da ̣y
ho ̣c tiế ng Viêṭ ở nhà trường phổ thông”, “Mô ̣t số vấ n đề tâm lý - ngôn ngữ ho ̣c
trong viê ̣c da ̣y ho ̣c tiế ng Viêṭ và biên soa ̣n SGK ở nhà trường phổ thông” đã
bàn đế n năng lực bản ngữ của trẻ em trước tuổ i đế n trường, viê ̣c da ̣y ngôn ngữ
đô ̣c thoa ̣i, ngôn ngữ hô ̣i thoa ̣i, viê ̣c da ̣y tiế ng Viê ̣t trong hoa ̣t đô ̣ng giao
5


tiế p…Theo tác giả, “cầ n có phương hướng điề u tra, nghiên cứu những đă ̣c điể m
(hay và dở) trong ngôn ngữ hô ̣i thoa ̣i của ho ̣c sinh, từ đó có hướng cải tiế n ngôn
ngữ SGK cũng như ngôn ngữ của GV để có thể , không những giúp các em nói
những câu đúng ngữ pháp, mà còn dễ dàng chuyể n từ ngôn ngữ hô ̣i thoa ̣i sang
ngôn ngữ đô ̣c thoa ̣i, xóa dầ n kiể u đô ̣c thoa ̣i “viế t mà như nói” đang khá phổ
biế n hiêṇ nay”.
Nguyễn Quang Ninh đã bàn đến việc rèn kĩ năng nói theo hướng giao tiếp
trong công trình “Một số vấn đề dạy học ngôn bản nói và viết ở tiểu học theo
hướng giao tiếp”, “Rèn luyê ̣n kỹ năng sử dụng tiế ng Viê ̣t”. Tác giả nhấ n mạnh
vấ n đề hô ̣i thoại va
- Em đã quyết tâm và biết suy nghĩ như thế thì chị cũng tán thành. Em cứ
xin phép bố mẹ, chị sẽ nhiệt tình ủng hộ.
Câu 4: Khoanh tròn vào chữ cái trước những nhận xét đúng về cách tranh
luận của (anh) chị:
A. Có tình có lý.
B. Ý kiến đưa ra sâu sắc.
C. Áp đặt bạn phải nghe theo.

D. Lý lẽ chặt chẽ, thái độ ôn tồn giảng giải, tôn trọng người đối thoại.
3.5. Kết quả thực nghiệm
Tổng số học sinh tham gia thực nghiệm dạy học ở 8 trường tiểu học của 2
tỉnh: Thái Nguyên và Vĩnh Phúc là 1358 học sinh, trong đó có 682 học sinh thực
nghiệm và 676 học sinh đối chứng.

77


Bảng 3.1. Kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm
và các lớp đối chứng (Khối 2)
Địa
phương

Số

Lớp
TNĐC

bài
khảo

Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm TB

(9-10)


(7-8)

(5-6)

sát

SL

%

Điểm
kém
(dưới 5)

SL

%

SL

%

SL

%

Thái

TN


245

186 75,91

55

22,44

4

1,63

0

0

Nguyên

ĐC

244

138 56,55

62

25,40

41


16,80

3

1,22

Vĩnh

TN

102

77

75,49

21

20,58

3

2,94

1

0,98

Phúc


ĐC

103

58

56,31

22

21,35

19

18,44

4

3,88

Tổng

TN

347

263 75,79

76


21,90

7

2,01

1

0,28

hợp

ĐC

347

196 56,48

84

24,20

60

17,29

7

2,01


75.79

80
Thực nghiệm

70
56.48

Đối chứng

60
50
40
24.2

30

21.09

17.29

20
2.01

10

0.28

2.01


0
Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm TB

Điểm kém

Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm

78


và các lớp đối chứng (Khối 2)
Bảng 3.2. Kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm
và các lớp đối chứng (Khối 4)
Địa
phương

Lớp
TNĐC

Số
bài
khảo

Điểm giỏi

Điểm khá


Điểm TB

(9-10)

(7-8)

(5-6)

sát

SL

%

Điểm
kém
(dưới 5)

SL

%

SL

%

SL

%


Thái

TN

231

181 78,35

46

19,91

3

1,29

1

0,34

Nguyên

ĐC

227

135 59,47

80


35,24

9

3,96

3

1,32

Vĩnh

TN

104

81

77,88

20

19,23

3

2,88

0


0

Phúc

ĐC

102

59

57,84

29

28,34

12

11,76

2

1,96

Tổng

TN

335


262 78,20

66

19,70

6

1,79

1

0,29

hợp

ĐC

329

194 58,96 109 33,13

21

6,38

5

1,51


78.2

80
70

Thực nghiệm

58.96

Đối chứng

60
50
33.13

40
30

19.7

20

6.38

10

1.79

0.29


Điểm TB

Điểm kém

1.51

0
Điểm giỏi

Điểm khá

Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả điểm kiểm tra ở các lớp thực nghiệm
79


và các lớp đối chứng (Khối 4)
Nhận xét kết quả thực nghiệm dạy học:
Căn cứ vào kết quả làm bài của học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng,
căn cứ vào phiếu đánh giá các tiết dạy thực nghiệm của các trường tiểu học, căn
cứ vào kết quả trao đổi với giáo viên thực nghiệm về các vấn đề liên quan đến
thực nghiệm, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Trong quá trình dạy thực nghiệm, do đã được bồi dưỡng, tập huấn một số
vấn đề cơ bản về bài dạy, giáo viên thực nghiệm đã tổ chức tốt các tiết dạy thực
nghiệm, các giờ dạy nhìn chung đều có tác động tích cực đến học sinh và giáo
viên thực nghiệm. Qua bài học thực nghiệm giúp học sinh biết cách thực hiện
các bài tập hội thoại nhằm phát triển năng lực giao tiếp, nắm vững yêu cầu thực
hiện bài tập, các thao tác trong quá trình thực hiện bài tập.
Ở hai khối lớp, số điểm kém trong lớp thực nghiệm có rất ít, trong khi đó,
ở các lớp đối chứng, số điểm kém tỉ lệ vẫn còn cao.

Tỉ lệ điểm giỏi của các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, tỉ lệ điểm
trung và yếu của các lớp thực nghiệm giảm rõ dệt so với lớp đối chứng. Kết quả
này cho thấy hiệu quả của hệ thống bài tập hội thoại nhằm phát triển năng lực
giao tiếp cho HS. Các bài tập đã trở thành phương tiện hữu hiệu nhằm nâng cao
năng lực giao tiếp cho HS Tiểu học.
Trong quá trình dạy học và làm bài kiểm tra, chúng tôi quan sát thấy giờ
học trôi qua nhẹ nhàng; học sinh làm việc tích cực, sôi nổi thảo luận, đóng vai,
được cuốn hút vào các hoạt động liên tục của tiết học. Hơn nữa qua bài học, các
em còn có ý thức vận dụng vào thực hành trong hoạt động giao tiếp. Hình thức
bài tập đa dạng kích thích sự hứng thú học tập của các em, tránh cảm giác đơn
điệu, nhàm chán trong quá trình học tập.

80


Tiểu kết chương 3
Đề tài tiến hành thực nghiệm trên hình thức thực nghiệm dạy học vào hai
kì của năm học 2016 - 2017 trên địa bàn 2 tỉnh: Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Đối
tượng thực nghiệm được lựa chọn là học sinh lớp 2 và lớp 4 - là hai lớp đại diện
cho bốn kiểu bài về bài tập dạy học hội thoại mà đề tài quan tâm.
Với thực nghiệm dạy học, chúng tôi muốn đối chiếu hiệu quả dạy học của
hệ thống bài tập hội thoại theo quy trình dạy học mà đề tài đề xuất với quy trình
dạy học hiện hành ở nhà trường tiểu học. Kết quả thực nghiệm đã bước đầu giúp
chúng tôi có thêm cơ sở để tin rằng việc dạy học bài tập hội thoại cho học sinh ở
tiểu học sẽ có hiệu quả hơn khi chúng ta giúp học sinh nhận biết, rèn và phát triển
kĩ năng giao tiếp dựa trên cơ sở khám phá, kết nối, luyện tập và trải nghiệm bài
học.

81



KẾT LUẬN
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người, nhu cầu
giao tiếp là một trong những nhu cầu cơ bản xuất hiện sớm nhất của con người.
Nhờ giao tiếp, con người gia nhập vào mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa
xã hội, quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội, đồng thời nhận thức được chính bản
thân mình, tự đối chiếu so sánh với người khác với chuẩn mực xã hội, tự đánh
giá bản thân mình như một nhân cách để hình thành thái độ giá trị cảm xúc. Hay
nói một cách khác đi, qua giáo tiếp con người hình thành và phát triển năng lực
giao tiếp tự ý thức.
Năng lực giao tiếp có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống cũng như giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh tiểu học.
Và các vấn đề được giáo dục đều rất gần gũi, quen thuộc trong giao tiếp hàng
ngày của các em. Việc dạy học thêm phần này sẽ giúp các em biết cách giao tiếp,
ứng xử có văn hóa trong nhiều tình huống của cuộc sống, để các em trở thành
những con người năng động, sáng tạo, hoàn thiện trong một xã hội đang ngày
càng phát triển, đòi hỏi chúng ta phải luôn không ngừng rèn luyện và thích ứng.
Qua khảo sát thực trạng dạy học, luận văn thấy rằng đa số các giáo viên
đã nắm được những phương pháp dạy học nhưng chỉ mới dừng ở lí thuyết chứ
chưa có kĩ năng thuần thục và giáo dục năng lực giao tiếp cho các em . Cho nên
chất lượng dạy học Tiếng Việt chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Môn Tiếng Việt đã được đưa vào giảng dạy trong bậc học đầu tiên của
chương trình dạy học phổ thông, trở thành bộ môn quan trọng giúp các em hình
thành và phát triển kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Nhưng trong chương
trình Tiếng Việt ở tiểu học, nội dung các bài rèn luyện về giao tiếp chưa tạo điều
kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tính cực chủ
động của người học. Cụ thể, đề tài đã đề cập đến các vấn đề:

82



- Tìm hiểu về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực giao
tiếp cho học sinh tiể u học trong dạy học nhóm bài hội thoại.
- Xây dựng được 4 dạng bài tập: Bài tập phát triển năng lực văn bản, bài
tập phát triển năng lực hành ngôn, bài tập phát triển năng lực ngôn ngữ xã hội
và bài tập phát triển năng lực chiến lược nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho
học sinh tiểu học.
- Thiết kế bài tập thực hành, tổ chức dạy học hội thoại và đề xuất quy
trình thực hiện hê ̣ thố ng bài tập đó trong giờ Tiế ng Viê ̣t cho HS tiể u học nhằ m
góp phầ n đổ i mới phương pháp dạy học tiế ng Viê ̣t.
Các nguyên tắc và quy trình dạy học bài tập hội thoại ở các khối lớp 2 và
lớp 4, đã được kiểm nghiệm chứng minh trong thực tiễn dạy và học đối với giáo
viên và học sinh trường của một số trường tiểu học tại tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh
Phúc, đặc biệt đã khẳng định được hiệu quả của hệ thống bài tập và quy trình dạy
học, tác động tích cực đến chủ thể người học.
Từ lí luận về năng lực giao tiếp và khảo sát thực trạng của việc dạy học
hội thoại cho học sinh qua môn Tiếng Việt, các dạng bài tập dạy học hội thoại
mà chúng tôi đề cập đến trong đề tài thể hiện mong muốn góp một phần nhỏ
bé trong việc điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học nhằm phát triển
năng lực giao tiếp cho học sinh tiểu học cũng như việc dạy và học của giáo
viên, học sinh trong nhà trường tiểu học hiện nay.

83


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.

Lê A (chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2006), Phương

pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục

2.

Lê A (2001), "Dạy TV là dạy một hoạt động và bằng hoạt động", Tạp chí
Ngôn ngữ, (4).

3.

Chu Thị Thuỷ An (2002), "Đặc điểm của chương trình tiếng Việt tiểu học
và những yêu cầu đối với việc đào tạo giáo viên tiểu học", Tạp chí Giáo
dục, (39), tr.17.

4.

Hoàng Hoà Bình - Phan Phương Dung (2000), "Rèn kĩ năng nói và kĩ năng
viết cho học sinh tiểu học qua việc học phân môn làm văn", Tạp chí TT
KHGD, (77), tr.23.

5.

Hoàng Hòa Bình (2015), "Năng lực và đánh giá theo năng lực", Tạp chí
Khoa học Đại học Sư phạm TPHCM, (6), tr.21-30.

6.

Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2,
NXB Giáo dục, Hà Nội. tr 276

7.


Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo (1992), Tiếng Việt lớp 12, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội. Tr.3.

8.

Đỗ Việt Hùng (1986), Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh trong
việc dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục.

9.

Vũ Thị Thanh Hương (2006), "Từ khái niệm năng lực giao tiếp đến vấn đề
dạy và học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông hiện nay", Tạp chí Ngôn
ngữ, số 4, tr. 1-12.

10. Đặng Thị Lanh (chủ biên) (2001), Hoàng Cao Cương, Trần Thị Minh
Phương, Tiếng Việt 1, tập 1, NXB Giáo dục VN.
11. Đặng Thị Lanh (chủ biên) (2001), Hoàng Hòa Bình, Hoàng Cao Cương, Trần
Thị Minh Phương, Nguyễn Trí, Tiếng Việt 1, tập 2, NXB Giáo dục VN.

84


12. Hồ Lê (1993), Cú pháp Tiếng Việt, tập 3, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội,
Hà Nội. tr 180
13. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ nghĩa lời hội thoại, Nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội. tr 18.
14. Ngô Thị Minh (2003), Thực hành giao tiếp - đặc điểm nổi bật của chương
trình Tiếng Việt 2.
15. Nguyễn Quang Ninh (1998), Một số vấn đề dạy học ngôn bản nói và viết ở

tiểu học theo hướng giao tiếp, NXB Giáo dục, Hà Nội.
16. Nguyễn Quang Ninh (2002), "Một số phương pháp đặc trưng của việc học
tiếng Việt trong nhà trường", Tạp chí Giáo dục, tr.20. tr 41
17. Nguyễn Quang Ninh ( 2005), Lí thuyết hoạt động giao tiếp với việc dạy học
phần Làm văn trong TV4, Giáo dục, số chuyên đề 5.
18. Lê Thị Minh Nguyệt (2006), “Về dạy học tiếng Việt theo định hướng giao
tiếp”, Tạp chí Giáo dục, (151), tr.12-13
19. Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ
thông (2013), NXB Giáo dục, tr.23.
20. Lý Toàn Thắng (2002), Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại
cương, NXB KHXH, Hà Nội.
21. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Trại, Trần
Hoàng Túy (2003), Tiếng Việt 2, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 69.
22. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Trại, Trần
Hoàng Túy (2003), Tiếng Việt 2, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội,142.
23. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Trại, Trần Hoàng
Túy (2003), Tiếng Việt 2 Sách giáo viên, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
24. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Trại, Trần
Hoàng Túy (2003), Tiếng Việt 2 Sách giáo viên, tập 2, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
85


25. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Trại, Trần
Hoàng Túy (2003), Tiếng Việt 3, tập 1, NXB GD VN.
26. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Trại, Trần
Hoàng Túy (2003), Tiếng Việt 3, tập 2, NXB GD VN.
27. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Đỗ Việt Hùng, Bùi
Minh Toán, Nguyễn Trại (2003), Tiếng Việt 4, tập 1, NXB GD VN.
28. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Hoàng Cao Cương, Đỗ Việt Hùng, Trần Thị

Minh Phương, Lê Hữu Tỉnh (2003), Tiếng Việt 4, tập 2, NXB GD VN.
29. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Đỗ Việt Hùng, Bùi
Minh Toán, Nguyễn Trại (2003), Tiếng Việt 4 Sách giáo viên, tập 1, NXB
GD VN.
30. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Hoàng Cao Cương, Đỗ Việt Hùng, Trần
Thị Minh Phương, Lê Hữu Tỉnh (2003), Tiếng Việt 4 Sách giáo viên, tập 2,
NXB GD VN.
31. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Hoàng Hòa Bình, Trần Mạnh Hưởng, Trần
Thị Hiền Lương, Nguyễn Trí (2003), Tiếng Việt 5, tập 1, NXB GD VN.
32. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Ly Kha,
Đặng Thị Lanh, Lê Phương Nga, Lê Hữu Tỉnh (2003), Tiếng Việt 5, tập 2,
NXB GD VN.
33. Nguyễn Trí, Lê A, Lê Phương Nga (2001), Phương pháp dạy học TV, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
34. Nguyễn Trí, Phan Phương Dung (2009), Dạy học hội thoại cho học sinh
tiểu học, NXB Giáo dục
35. Viện thông tin Khoa học Xã hội (1987), Một số vấn đề cơ bản của Tâm lí
ngôn ngữ học, Hà Nội. tr 444
36. Nguyễn Thị Xuân Yến (2005), Xây dựng hệ thống bài tập dạy học ngôn
bản ở giai đoạn đầu bậc tiểu học theo nguyên tắc giao tiếp, Luận án tiến sĩ
Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội.

86


37. Nguyễn Thị Xuân Yến (2004), "Xây dựng bài tập dạy học hội thoại cho
học sinh đầu bậc tiểu học", Tạp chí Giáo dục, số 103.
38. Nguyễn Thị Xuân Yến (2005), "Quy trình tổ chức thực hành các bài tập
giao tiếp trong dạy học hội thoại cho học sinh tiểu học", Tạp chí Giáo
dục, số 111.

Tiếng Anh
39. OECD (2002), Definition and selection of competencies: Theoretical and
conceptual Foundation
40. Weinert F. E. (2001), Vergleichende Leistungsmessung in schulen eineumstrittene

selbstverstondlichkeit,

in

F.

E.

Weinert

(esd),

Leistungsmessung in schulen, Weinheim und Basejl: Beltz Verlag
41. Tremblay Denyse (2002), "The Competencry - Based Approach: Helping
learners become autonomous", In Adult Education - A Lifelong Journey.

87


PHỤ LỤC

1



×