Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

Phân tích thu nhập của hộ gia đình ở Tỉnh Quảng Ngãi..DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHỤ TRANG BÌA

VÕ THÀNH NHÂN

PHÂN TÍCH THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH
Ở TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2011


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Phụ trang bìa

VÕ THÀNH NHÂN

PHÂN TÍCH THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH
Ở TỈNH QUẢNG NGÃI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ DÂN



iii

Đà Nẵng - Năm 2011

Lời cam đoan

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xim cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Võ Thành Nhân


iv

MỤC LỤC
Mục lục

Trang
Phụ trang bìa......................................................................................................ii
Lời cam đoan...................................................................................................iii
Mục lục……....................................................................................................iv
Danh mục các chữ viết tắt..............................................................................vii
Danh mục các bảng........................................................................................vii
Danh mục các hình...........................................................................................x
MỞ ĐẦU….......................................................................................................1

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU NHẬP VÀ PHÂN TÍCH
THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH...............................................5
1.1. Một số khái niệm.............................................................................5
1.1.1. Hộ gia đình..................................................................................5
1.1.2. Thu nhập của hộ gia đình.............................................................7
1.1.3. Thu nhập bình quân nhân khẩu....................................................9
1.2. Vai trò của thu nhập........................................................................9
1.3. Nội dung phân tích thu nhập của hộ gia đình............................10
1.3.1. Phân tích quy mô thu nhập của hộ gia đình...............................10
1.3.2. Phân tích phân phối thu nhập của hộ gia đình...........................16
1.4. Vai trò của chính quyền nhà nước đối với việc phân phối thu
nhập.................................................................................................27


v

1.4.1. Sự cần thiết phải có sự can thiệp của nhà nước trong phân phối
thu nhập.....................................................................................27
1.4.2. Lựa chọn mô hình định hướng cho chính sách phân phối thu
nhập...........................................................................................28
Chương 2 PHÂN TÍCH THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH.........................33
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội.............................33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................33
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội...........................................................34
2.2. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu........................................36
2.2.1. Mẫu nghiên cứu theo giới tính của chủ hộ................................36
2.2.2. Mẫu nghiên cứu theo hiện trạng đất sản xuất của hộ.................36
2.2.3. Mẫu nghiên cứu theo loại hộ.....................................................37
2.2.4. Mẫu nghiên cứu theo số hoạt động kinh tế của hộ....................38
2.2.5. Vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của hộ..............................39

2.3. Phân tích thu nhập của hộ gia đình.............................................39
2.3.1. Phân tích quy mô thu nhập của hộ gia đình...............................39
2.3.2. Phân tích bất bình đẳng trong phân phối thu nhập....................52
Chương 3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH................70
3.1. Kết quả phân tích..........................................................................70
3.1.1. Kết quả phân tích quy mô thu nhập...........................................70
3.1.2. Kết quả phân tích phân phối thu nhập.......................................74
3.2. Những gợi ý chính sách nhằm tăng thu nhập của hộ gia đình,
thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập..........................82
3.2.1. Quan điểm về phát triển kinh tế gắn với thực hiện công bằng
xã hội.........................................................................................82


vi

3.2.2. Phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động.......84
3.2.3. Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo, đặc biệt đối với miền
núi..............................................................................................85
3.2.4. Tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế cho
nông thôn, miền núi..................................................................87
3.2.5. Quan tâm đúng mức đến hộ thuần nông, thực hiện chính sách
tích tụ đất nông nghiệp, giao đất lâm nghiệp đúng đối tượng,
phát triển khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
cho hộ gia đình..........................................................................89
3.2.6. Khuyến khích, hỗ trợ hộ có thu nhập thấp mở rộng hoạt động
kinh tế và chuyển đổi ngành nghề phù hợp theo hướng tận
dụng nguồn lao động của hộ.....................................................93
3.2.7. Giải quyết tốt các vấn đề chính sách xã hội...............................93
KẾT LUẬN.....................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................98

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN...............................................100
PHỤ LỤC…..................................................................................................101


vii

Danh mục các chữ viết tắt

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ
DT
GDP
GNP

HĐKT
HN
LN
SX
SXKD
TNBQ
WB

Bình quân
Diện tích
Gross domestic product – Tổng sản phẩm trên địa bàn,
Tổng sản phẩm trong nước
Gross national product – Tổng sản phẩm quốc dân
Hoạt động
Hoạt động kinh tế
Hàng năm

Lâm nghiệp
Sản xuất
Sản xuất kinh doanh
Thu nhập bình quân
World Bank – Ngân hàng thế giới

Danh mục các bảng


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
Tên bảng
Trang
hiệu
2-1. Thu nhập bình quân đầu người một tháng.......................................39
2-2. Thu nhập của hộ và tốc độ tăng thu nhập.........................................40
2-3. Hộ làm công - Tóm tắc mô hình..........................................................42
2-4. Hộ làm công - ANOVA...........................................................................42
2-5. Hộ làm công - Hệ số hồi quy.................................................................42
2-6. Lao động làm công - Tóm tắc mô hình..............................................44
2-7. Lao động làm công - ANOVA...............................................................44
2-8. Lao động làm công - Hệ số hồi quy.....................................................44
2-9. Hộ SXKD phi nông nghiệp - Tóm tắc mô hình................................46
2-10. Hộ SXKD phi nông nghiệp - ANOVA..............................................46
2-11. Hộ SXKD phi nông nghiệp - Hệ số hồi quy...................................46
2-12. Hộ trồng trọt - Tóm tắc mô hình......................................................48
2-13. Hộ trồng trọt - ANOVA......................................................................48
2-14. Hộ trồng trọt - Hệ số hồi quy...........................................................49

2-15. Hộ chăn nuôi - Tóm tắc mô hình.......................................................51
2-16. Hộ chăn nuôi - ANOVA.......................................................................51
2-17. Hộ chăn nuôi - Hệ số hồi quy............................................................51
2-18. Phân phối thu nhập năm 2010...........................................................52
2-19. Tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập...................53
2-20. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở các khu vực.............55
2-21. Thu nhập của hộ năm 2010 theo thành thị, nông thôn.................56
2-22. Thu nhập theo khu vực thành thị, nông thôn - ANOVA..............56


ix

2-23. Thu nhập của hộ năm 2010 theo khu vực địa lý............................58
2-24. Thu nhập theo khu vực địa lý - ANOVA..........................................58
2-25. Thu nhập của hộ theo số hoạt động kinh tế....................................60
2-26. Thu nhập của hộ theo số hoạt động kinh tế - ANOVA..................60
2-27. Thu nhập bình quân của hộ theo loại hộ.........................................61
2-28. Thu nhập theo loại hộ - ANOVA........................................................62
2-29. Ảnh hưởng đến thu nhập khi chuyển đổi loại hộ..........................64
2-30. Thu nhập của hộ có và không có nông nghiệp...............................64
2-31. Thu nhập của hộ có và không có nông nghiệp - ANOVA.............65
2-32. Thu nhập của hộ theo dân tộc và giới tính của chủ hộ................65
2-33. Thu nhập của hộ theo dân tộc - ANOVA.........................................65
2-34. Thu nhập của hộ theo giới tính của chủ hộ.....................................66
2-35. Thu nhập của hộ theo giới tính của chủ hộ - ANOVA..................66
2-36. Cơ cấu thu nhập của hộ theo nguồn thu..............................................67


x


Danh mục các hình
DANH MỤC CÁC HÌNH

Số
hiệu

Tên hình

Trang

1-1. Đường cong Lorenz................................................................................18
1-2. Mô hình chữ U ngược............................................................................29
2-1. Đường cong Lorenz chung cho toàn tỉnh...........................................53
2-2. TNBQ đầu người năm 2010 theo thành thị, nông thôn..................57
2-3. TNBQ đầu người năm 2010 theo khu vực địa lý..............................59
2-4. Cơ cấu thu nhập của hộ chung toàn tỉnh................................................68


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thu nhập và phân phối thu nhập luôn là vấn đề được quan tâm hàng
đầu ở tất cả các quốc gia, các vùng lãnh thổ và các địa phương, đặc biệt là
trong bối cảnh kinh tế quốc tế lâm vào khủng hoảng khiến việc giải quyết việc
làm, tăng thu nhập cho người lao động đã và đang là một vấn đề nan giải đối
với những nhà quản lý. Thu nhập đóng vai trò chủ yếu quyết định đời sống
vật chất và văn hoá, tinh thần của dân cư. Trong điều kiện kinh tế chậm phát
triển, đời sống vật chất và văn hoá, tinh thần còn thấp, tăng thu nhập ngày
càng trở thành một yêu cầu cần thiết đối với mọi cá nhân và hộ gia đình.

Tỉnh Quảng Ngãi đang rất quan tâm đến vấn đề tăng thu nhập cho
người dân. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình khoa học nào
nghiên cứu về thu nhập của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh làm cơ sở cho việc
đề ra những chính sách kinh tế, xã hội phù hợp nhằm tăng thu nhập, cải thiện
đời sống dân cư và thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thu nhập.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Phân tích thu nhập
của hộ gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Mục đích của đề tài
Đề tài nghiên cứu và làm sáng tỏ một số vấn đề chung về thu nhập và
phân tích thu nhập của hộ gia đình, từ đó phân tích biến động quy mô thu
nhập theo thời gian và theo các nhân tố ảnh hưởng, phân tích tình hình phân
phối thu nhập theo các điều kiện ảnh hưởng như thành thị - nông thôn, khu
vực địa lý, số hoạt động kinh tế, loại hộ, dân tộc, giới tính và cơ cấu thu nhập.
Trên cơ sở kết quả phân tích, đề xuất các gợi ý chính sách liên quan đến tăng
thu nhập cho hộ gia đình và thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thu
nhập.
3. Ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.


2

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu biến động quy mô thu nhập
của hộ gia đình từ năm 2006 đến năm 2010; ảnh hưởng của các nhân tố như
trình độ học vấn, giới tính, tuổi tác, số lao động và thời gian làm việc, quy mô
vốn đầu tư, quy mô đất sản xuất đến thu nhập của hộ gia đình trong năm
2010; bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của hộ gia đình trong giai đoạn
2006 – 2010; thực trạng phân phối thu nhập của hộ gia đình năm 2010 theo
thành thị - nông thôn, khu vực địa lý, số hoạt động kinh tế, loại hộ, dân tộc,
giới tính và cơ cấu thu nhập.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng các số liệu từ cuộc
điều tra Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2006, 2008 và 2010 do Cục
Thống kê Quảng Ngãi tiến hành (năm 2010 có kèm theo biểu điều tra về vốn
đầu tư của tác giả) và các số liệu có liên quan khác từ năm 2006 - 2010.
Số hộ điều tra dùng trong nghiên cứu là 735 hộ; trong đó, chia khu vực
địa lý, có 600 hộ ở đồng bằng, 120 hộ ở miền núi, 15 hộ ở hải đảo; chia theo
khu vực thành thị, nông thôn, có 120 hộ ở thành thị và 615 hộ ở nông thôn.
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thống kê (phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp
tổng hợp, phương pháp điều tra): Thu thập thông tin thứ cấp từ niên giám
thống kê tỉnh Quảng Ngãi qua các năm, kết quả Tổng điều tra Nông nghiệp
nông thôn 2006 của tỉnh Quảng Ngãi, Niên giám Thống kê Việt Nam 2010…
thu thập thông tin sơ cấp bằng các phiếu điều tra Khảo sát mức sống hộ gia
đình các năm 2006, 2008 và 2010 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; thu thập
thông tin qua các nguồn tài liệu trên mạng Internet.
+ Trên cơ sở các dữ liệu đã được xử lý, ngoài các phương pháp phân
tích thống kê thông thường, tác giả sử dụng đường cong Lorenz, hệ số Gini,
tiêu chuẩn “40” World Bank và Hệ số giãn cách thu nhập để đánh giá tình
trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập; sử dụng phương pháp phân tích
phương sai (ANOVA), phân tích nhân tố và cuối cùng là mô hình hoá mối liên


3

hệ giữa thu nhập của hộ với các yếu tố ảnh hưởng thông qua việc sử dụng mô
hình hồi quy bội phân tích tương quan.
+ Phương pháp biện chứng: tác giả nghiên cứu sự tăng trưởng thu nhập
của hộ gia đình trong mối quan hệ biện chứng với tăng trưởng kinh tế chung
của tỉnh; nghiên cứu thu nhập của hộ gia đình theo khu vực địa lý gồm đồng
bằng, miền núi, hải đảo và theo khu vực thành thị, nông thôn.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu về thu nhập của hộ gia đình là vấn đề khó vì việc thu thập
thông tin khá phức tạp, những thông tin thu thập là thông tin quá khứ, thêm
vào đó, do nhận thức, đối tượng được phỏng vấn đôi khi cố tình cung cấp
thông tin không chính xác. Từ năm 1994 trở lại đây, vấn đề nghiên cứu thu
nhập của hộ gia đình trong phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi được thực hiện khá nhiều thông qua cuộc điều tra thống kê như “Điều
tra đa mục tiêu”, “Điều tra mức sống” và “Khảo sát mức sống hộ gia đình”.
Tuy nhiên, chưa có một công trình nào phân tích, đánh giá toàn diện, có hệ
thống sự biến động quy mô thu nhập trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh
tế, lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố hình thành thu nhập trong thu
nhập của hộ, mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập như đề tài đã
thực hiện. Điểm nổi bật nữa của đề tài là nghiên cứu thu nhập của hộ gia đình
theo điều kiện địa lý và khu vực thành thị, nông thôn để đưa ra các gợi ý về
chính sách nhằm tăng thu nhập của hộ cho phù hợp.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về thu nhập và phân tích thu nhập
của hộ gia đình
Trong Chương này, tác giả trình bày khái niệm về hộ gia đình, khái
niệm về thu nhập của hộ gia đình; phân loại hộ gia đình; vai trò của thu nhập
đối với đời sống hộ gia đình; nội dung phân tích thu nhập của hộ gia đình; vai


4

trò của nhà nước đối với việc phân phối thu nhập và đề xuất mô hình định
hướng cho chính sách phân phối thu nhập trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 2: Phân tích thu nhập của hộ gia đình
Ngoài phần khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng

Ngãi và nêu một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu, trong Chương 2, tác giả
tập trung phân tích thu nhập của hộ gia đình trên các khía cạnh: biến động quy
mô thu nhập, các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô thu nhập, bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập và cơ cấu thu nhập.
Chương 3: Kết quả phân tích và hàm ý chính sách
Trong Chương 3, tác giả tổng kết những kết quả đạt được từ phân tích
thu nhập của hộ gia đình ở Chương 2. Dựa trên kết quả phân tích này, tác giả
gợi ý những chính sách nhằm tăng thu nhập cho hộ gia đình cũng như thực
hiện công bằng xã hội trong quá trình phân phối thu nhập trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi.


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU NHẬP VÀ PHÂN TÍCH
THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Hộ gia đình

Hộ gia đình là một hoặc một nhóm người ăn chung, ở chung trong một
chỗ ở từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua và có chung quỹ thu chi.
Thành viên của hộ: Những người được coi là thành viên của hộ phải có
hai điều kiện sau:
- Cùng ăn, ở chung trong hộ từ 6 tháng trở lên (trong 12 tháng qua kể từ
thời điểm điều tra).
- Có chung quỹ thu chi.
Có một số trường hợp cần lưu ý: Trẻ em mới sinh ra và những người
tuy mới ở trong hộ chưa đủ 6 tháng nhưng tương lai sẽ ở lâu dài; những người
tạm thời vắng mặt như học sinh, sinh viên, cán bộ đi học ở nơi khác trong
nước và những người đang điều trị tại bệnh viện, bệnh xá, trại điều dưỡng và

các cơ sở y tế khác trong và ngoài nước trên 6 tháng nhưng hộ gia đình vẫn
phải nuôi dưỡng vẫn được tính là thành viên của hộ.
Chủ hộ: Là người có vai trò điều hành, quản lý gia đình, giữ vị trí chủ
yếu, quyết định những công việc của hộ. Thông thường (nhưng không nhất


6

thiết) chủ hộ là người có thu nhập cao nhất trong hộ, nắm được tất cả các hoạt
động kinh tế và nghề nghiệp của các thành viên khác trong hộ [16, tr. 37].
Người lao động: Điều 6 Bộ Luật Lao động quy định người lao động là
người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động.
Từ tình trạng việc làm của các thành viên trong hộ, tác giả phân chia hộ
thành hộ không có hoạt động kinh tế và hộ có hoạt động kinh tế.
Hộ không có hoạt động kinh tế bao gồm:
- Hộ không làm việc: là hộ không có thành viên trong gia đình làm
công ăn lương và không có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào.
- Hộ làm công: là hộ có thành viên trong gia đình làm công ăn lương
nhưng không có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào.
Hộ có hoạt động kinh tế bao gồm:
- Hộ thuần nông: là những hộ gia đình mà việc làm của mọi thành viên
trong hộ thuộc khu vực nông nghiệp.
- Hộ sản xuất kinh doanh: là những hộ gia đình mà việc làm của mọi
thành viên trong hộ thuộc khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ.
- Hộ nông nghiệp – làm công: là những hộ gia đình mà việc làm của
các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực nông nghiệp vừa là làm công ăn
lương.


7


- Hộ nông nghiệp – sản xuất kinh doanh: là những hộ gia đình mà việc
làm của các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực nông nghiệp vừa thuộc
khu vực công nghiệp hoặc khu vực dịch vụ, hoặc thuộc cả ba khu vực.
- Hộ sản xuất kinh doanh – làm công: là những hộ gia đình mà việc làm
của các thành viên trong hộ vừa thuộc khu vực công nghiệp, dịch vụ vừa là
làm công ăn lương.
- Hộ nông nghiệp – sản xuất kinh doanh – làm công, gọi chung là hộ
hỗn hợp: là những hộ gia đình mà việc làm của các thành viên trong hộ vừa
thuộc khu vực nông nghiệp vừa thuộc khu vực công nghiệp, dịch vụ, vừa có
làm công ăn lương.
Khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nói trên được hiểu như
sau:
- Khu vực nông nghiệp: bao gồm các hoạt động kinh tế thuộc lĩnh vực
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
- Khu vực công nghiệp: bao gồm các hoạt động thuộc lĩnh vực công
nghiệp và xây dựng.
- Khu vực dịch vụ: Bao gồm các hoạt động thuộc lĩnh vực thương
nghiệp, khách sạn - nhà hàng, vận tải và các dịch vụ khác như hoạt động tài
chính, tín dụng, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động liên quan đến
kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn, hoạt động quản lý nhà nước và an ninh


8

quốc phòng, giáo dục và đào tạo, y tế, thú y và hoạt động cứu trợ, hoạt động
văn hoá và thể thao, hoạt động đảng, đoàn thể, hiệp hội.
1.1.2. Thu nhập của hộ gia đình

Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và

các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định (thường là một
năm), bao gồm: (1) Thu từ tiền công, tiền lương; (2) Thu từ sản xuất nông,
lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (3) Thu từ sản
xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và
thuế sản xuất); (4) Thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiết
kiệm, bán tài sản, vay thuần tuý, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn
nhận được) [15, tr. 578].
Các khoản thu nhập nói trên được hiểu như sau:
- Thu nhập từ tiền công, tiền lương là toàn bộ số tiền công, tiền lương,
tiền lễ, Tết, các khoản thưởng, đồng phục, ăn trưa, phụ cấp công tác, trợ cấp
ốm đau, trợ cấp tai nạn lao động, trợ cấp thai sản...và giá trị hiện vật quy
thành tiền mà người lao động nhận được từ hoạt động làm công ăn lương
trong năm nghiên cứu.
- Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (gọi chung là nông
nghiệp) của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã
trừ thuế và chi phí sản xuất mà hộ gia đình nhận được từ hoạt động sản xuất
nông, lâm nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản hộ tự làm trong năm nghiên
cứu. Thu nhập từ nông nghiệp của hộ bao gồm: thu nhập từ trồng trọt, thu
nhập từ chăn nuôi, thu nhập từ hoạt động dịch vụ nông nghiệp, thu nhập từ


9

hoạt động săn bắt, thuần dưỡng động vật hoang dã, thu nhập từ lâm nghiệp và
thu nhập từ các hoạt động đánh bắt và nôi trồng thủy sản.
- Thu nhập từ sản xuất kinh doanh ngành nghề phi nông, lâm nghiệp,
thủy sản (gọi chung sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp) của hộ là toàn bộ
số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ thuế và chi phí sản xuất
mà hộ gia đình nhận được từ hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng,
thương mại và dịch vụ hộ tự làm trong năm nghiên cứu.

- Thu khác được tính vào thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị
hiện vật quy thành tiền mà hộ gia đình nhận được từ các khoản thu khác được
tính vào thu nhập như thu cho biếu, mừng, lãi tiết kiệm… trong năm nghiên
cứu.
Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ,
bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do
liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh.
Như vậy, thu nhập của hộ gia đình là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, làm công ăn lương, hoạt động trợ cấp
của Nhà nước và hoạt động trợ giúp xã hội mà hộ nhận được trong một thời
gian nhất định (thường là một năm).
Tổng thu
Thu nhập của hộ =
của hộ

-

Tổng chi phí vật chất và
dịch vụ sử dụng cho hoạt
động SXKD của hộ

(1.1
)

1.1.3. Thu nhập bình quân nhân khẩu

Thu nhập bình quân một nhân khẩu được tính bằng cách chia tổng thu
nhập trong năm của hộ gia đình cho số nhân khẩu của hộ.
Thu nhập bình quân một nhân
khẩu


=

Thu nhập của hộ
Tổng số nhân khẩu của hộ

(1.2)


10

1.2. Vai trò của thu nhập
Thu nhập giữ vai trò rất quan trọng đối với mỗi hộ gia đình. Để thỏa
mãn những nhu cầu tối thiểu nhất của các thành viên trong hộ gia đình như
ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại...hộ phải có thu nhập. Có thể nói thu nhập của
hộ gia đình liên quan đến trực tiếp đến mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa và
tinh thần của hộ gia đình.
Mức sống dân cư cao hay thấp, sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch
giữa hộ giàu và hộ nghèo...phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng
nhất là mức thu nhập của từng hộ gia đình. Thu nhập quyết định quy mô và cơ
cấu tiêu dùng của hộ gia đình
Thu nhập của hộ gia đình còn là thước đo mức độ cống hiến của người
lao động trong hộ gia đình đối với xã hội. Để thỏa mãn các nhu cầu trong đời
sống, hộ gia đình, người lao động luôn tìm cách tăng thu nhập, do vậy thu
nhập có vai trò là đòn bẩy kinh tế, có tác dụng kích thích tăng năng suất lao
động.
Trong thu nhập của hộ gia đình, thu từ sản xuất kinh doanh thường
chiếm tỷ trọng lớn nhất, do vậy có thể coi chỉ tiêu thu nhập của hộ gia đình là
một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của hộ gia đình.
1.3. Nội dung phân tích thu nhập của hộ gia đình

1.3.1. Phân tích quy mô thu nhập của hộ gia đình

1.3.1.1. Phân tích biến động quy mô thu nhập theo thời gian
Phân tích biến động quy mô thu nhập của hộ gia đình theo thời gian là
phân tích sự biến động thu nhập giữa các thời kỳ khác nhau của hộ gia đình ở
thành thị, nông thôn và theo khu vực địa lý.
Mục đích: Đây là hướng phân tích nhằm đánh giá mức độ tăng, giảm
thu nhập của hộ gia đình theo thời gian.


11

Ý nghĩa: Phân tích biến động quy mô thu nhập của hộ gia đình theo
thời gian cho phép nghiên cứu sự biến động thu nhập theo thời gian trong mối
quan hệ với tăng trưởng kinh tế và các chính sách kinh tế, xã hội.
Phương pháp phân tích: Sử dụng số tương đối động thái.
I

=

TN1 – TN0
TN0

× 100 (%)

(1.3)

Trong đó:
I: tốc độ tăng thu nhập của hộ gia đình tính bằng đơn vị phần trăm (%)
TN1: thu nhập năm nghiên cứu

TN0: thu nhập năm gốc
Vì thu nhập của hộ gia đình được tính theo giá thực tế, tức chưa loại trừ
ảnh hưởng của trượt giá, nên các tốc độ tăng trên là tốc độ tăng danh nghĩa. Để
tính tốc độ tăng thực tế, tức loại trừ ảnh hưởng của giá cả, tốc độ tăng thu nhập
của hộ được tính lại theo công thức sau:

I

=

TN1 – TN0
TN0 X Ip

× 100 (%)

(1.4)

Với Ip: chỉ số giá năm nghiên cứu so với với năm gốc.
1.3.1.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô thu nhập
a. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình
Thu nhập đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của hộ gia đình.
Các hộ gia đình sở hữu các tài nguyên của nền kinh tế (các yếu tố sản xuất)
như lao động, vốn, đất đai, khả năng kinh doanh, v.v…và sử dụng các tài
nguyên này để tạo ra thu nhập cho hộ. Khả năng tạo thu nhập của hộ gia đình
khi sử dụng các tài nguyên đó phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau:
- Trình độ học vấn (HV)


12


Học vấn là yếu tố then chốt của sự phát triển. Xã hội càng hiện đại thì
trình độ học vấn càng trở thành yếu tố quan trọng quy định khả năng, lợi thế
của mỗi người trong đời sống xã hội. Học vấn tạo ra cơ hội về việc làm, tác
động đến sự lựa chọn nghề nghiệp, khẳng định vị thế của mỗi người. Trình độ
học vấn của người lao động càng cao thì càng có khả năng nâng cao kỷ năng
nghề nghiệp, tăng năng suất lao động nhờ những kiến thức đã được tích lũy.
Việc phân tích mối liên hệ giữa trình độ học vấn với mức thu nhập
nhằm đề ra những chính sách, kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo và dạy
nghề phù hợp.
Trình độ học vấn tính cả phổ thông, học nghề và cao đẳng, đại học trở
lên. Trình độ học vấn của mỗi cá nhân đạt được thông qua thời gian đi học.
Do vậy, để nghiên cứu mối liên hệ giữa trình độ học vấn đối với thu nhập tác
giả sử dụng tiêu thức thời gian đi học (số năm học).
- Giới tính (G)
Nhiều nghiên cứu thế giới và Việt Nam cho thấy có sự phân biệt giới
trong thu nhập giữa nam và nữ.
Theo báo cáo của Tổng Công đoàn quốc tế (ITUC) và Tổ chức Lao
động quốc tế (ILO), năm 2007, trung bình phụ nữ thu nhập ít hơn 16% so với
nam giới. Riêng ở Châu Âu, lương của phụ nữ thấp hơn đồng nghiệp nam giới
trung bình là 14,5%; trong đó, Malta là 25%, Đức 22% và Phần lan 20%. Ở
Mỹ, khoảng cách này là 22,4%; ở Canada 27,5% và ở Paraguay 31,3%. Ở
Nhật thu nhập của phụ nữ Nhật thấp hơn đàn ông nước này 33,4%, Hàn Quốc
31,5% và Trung Quốc 32,7%. [21]
Riêng ở Việt Nam, năm 2005, trong khi thu nhập bình quân một lao
động là 696 ngàn đồng mỗi tháng thì của riêng lao động nữ chỉ là 616 ngàn


13

đồng, bằng 88,5% thu nhập bình quân chung, tức có sự chênh lệch đáng kể về

thu nhập giữa nam và nữ. [2, Tr 39]
- Tuổi tác (T)
Thu nhập của người lao động thường phụ thuộc vào tuổi tác mà đi kèm
theo đó là kinh nghiệm, thâm niên làm việc, nhất là những người có trình độ
học vấn cao.
- Số lao động (LD) và thời gian làm việc (TG)

Lao động, trong kinh tế học, được hiểu là một yếu tố sản xuất do con
người tạo ra và là một dịch vụ hay hàng hóa. Người có nhu cầu về hàng hóa
này là người sản xuất. Còn người cung cấp hàng hóa này là người lao động.
Người lao động chính là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất
và cũng là đối tượng của hầu hết các chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Adam Smith (1723-1790) được coi là người sáng lập ra kinh tế học. Trong tác
phẩm “Của cải của các quốc gia”, khi trình bày học thuyết về “Giá trị lao
động”, ông cho rằng lao động là nguồn gốc cơ bản để tạo ra của cải cho đất
nước [18].
Theo K.Marx (1818-1883), các yếu tố tác động đến quá trình tái sản
xuất là đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật. Marx đặc biệt quan tâm đến
vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị thặng dư. Theo lý luận của Marx,
sức lao động đối với nhà tư bản là một loại hàng hóa đặc biệt, giá trị sử dụng
của hàng hóa sức lao động không giống như giá trị sử dụng của các loại hàng
hóa khác, vì nó có thể tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, giá trị
đó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư.
Mô hình Cobb-Douglas cho thấy tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng
quốc gia phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng lao động đang làm việc trong nền
kinh tế.


14


Người lao động là người trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế,
tạo ra thu nhập cho hộ. Về mặt lý thuyết, hộ càng có nhiều lao động thì càng
có khả năng tạo ra nhiều thu nhập cho hộ thông qua lao động của mỗi người.
Trong số những người lao động nói trên, có người tham gia vào các
hoạt động kinh tế của gia đình mình nhưng cũng có những người bán sức lao
động của mình cho cá nhân hoặc các tổ chức kinh tế khác để lấy tiền công,
tiền lương. Theo lý thuyết về phân phối thu nhập của Adam Smith thì thu
nhập được phân phối theo nguyên tắc “Ai có gì được nấy”. Theo nguyên tắc
này, tư bản có vốn thì được lợi nhuận, địa chủ có đất đai thì thu được địa tô,
công nhân có sức lao động thì nhận được tiền công. Khoản tiền công, tiền
lương này có thể là một phần hoặc là tất cả thu nhập của hộ.
Tiền lương, tiền công người lao động nhận được phụ thuộc vào thời
gian lao động của họ.
- Số hoạt động kinh tế (HD)
Ở phạm vi của nền kinh tế, hoạt động kinh tế là hoạt động cơ bản,
thường xuyên, gắn liền với sự tồn tại của xã hội loài người. Đó là toàn bộ quá
trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, phục vụ cho nhu
cầu đời sống con người.
Đối với hộ gia đình và cá nhân, hoạt động kinh tế là bất kỳ hoạt động
nào mà sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có để tạo ra những sản phẩm vật
chất hoặc phi vật chất có thể mua bán, trao đổi và được đem ra trao đổi trên
thị trường hoặc tự tiêu dùng cho bản thân và gia đình.
Xã hội càng phát triển thì các hoạt động kinh tế càng phong phú dẫn
đến khả năng tự tạo việc làm cũng như cơ hội tìm kiếm việc làm của người


15

lao động sẽ tăng lên. Có thể nói, mạng lưới công việc của xã hội càng nhiều
thì khả năng đa dạng hóa nguồn thu nhập của hộ gia đình ngày càng cao.

Lý thuyết chung về việc làm trong học thuyết kinh tế của nhà kinh tế
học người Anh John Maynard Keynes (1883-1946) đã chỉ ra rằng vấn đề có
tính quy luật là khi việc làm tăng, thì tổng thu nhập thực tế tăng [18].
Hoạt động kinh tế được nghiên cứu trong Luận văn là những hoạt động
sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có mang lại thu nhập cho hộ gia đình. Mỗi
hoạt động kinh tế của hộ gia đình tương ứng với một ngành kinh tế quốc dân
cấp I của Danh mục hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 (Ban hành
theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ).
- Quy mô vốn đầu tư (V)
Để tăng trưởng và phát triển kinh tế của hộ một cách bền vững thì một
trong những điều kiện quan trọng đối với mọi hộ gia đình là phải mở rộng đầu
tư, tức cần phải có một lượng vốn nhất định.
Theo Adam Smith, chính lao động được sử dụng trong những công việc
có ích và hiệu quả là nguồn gốc tạo ra giá trị cho xã hội. Số công nhân “hữu ích
và hiệu quả” cũng như năng suất của họ phụ thuộc vào lượng tư bản tích luỹ.
Ông coi sự gia tăng tư bản là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế [18].
Vốn đầu tư của hộ trong Luận văn này được hiểu là toàn bộ giá trị tài
sản bao gồm tiền và hiện vật hộ đã bỏ ra để đầu tư cho việc sản xuất kinh
doanh nhằm sau một chu kỳ hoạt động, hoặc sau một thời gian nhất định thu
về một giá trị lớn hơn giá trị vốn đã bỏ ra ban đầu. Vốn đầu tư bao gồm vốn


×