Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Đánh giá kết quả quá trình thực hiện chương trình Nông thôn mới tại xã Yên Nguyên – huyện Chiêm Hóa – tỉnh Tuyên Quang thực tập nghề nghiệp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.71 KB, 47 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và hoàn thành bài thực t ập ngh ề nghiệp 2
về đề tài: “ Đánh giá kết quả quá trình thực hiện ch ương trình Nông thôn
mới tại xã Yên Nguyên – huyện Chiêm Hóa – t ỉnh Tuyên Quang “, ngoài s ự c ố
gắng bản thân, tôi nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô trong Khoa Kinh
tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Lâm nghiệp, gia đình bạn bè,cùng
toàn thể các cán bộ và nhân dân trong xã Yên Nguyên.
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất t ới cô Ngô Thị Th ủy
là giáo viên trực tiếp hướng dẫn thực tập đã giúp đỡ t ận tình tôi trong su ốt
quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn thầy giáo cô giáo trong bộ môn Kinh t ế và Qu ản tr ị
kinh doanh cùng toàn thể các thầy cô trong tr ường Đ ại h ọc Lâm nghi ệp đã
trang bị cho tôi vốn kiến thức chuyên sâu, bổ ích.
Tôi xin cảm ơn các bác/chú , các cô, anh /ch ị làm việc t ại Ủy ban nhân
dân xã Yên Nguyên, gia đình cùng toàn thể bạn bè đã đ ộng viên giúp đ ỡ tôi
trong suốt quá trình thu thập thông tin, hướng dẫn tìm tài li ệu, các báo cáo
liên quan tới quá trình thực hiện nông thôn mới t ại xã đ ể tôi hoàn thành t ốt
bài đánh giá này.
Do thời gian làm bài gấp rút nên không tránh kh ỏi các sai sót n ội
dung và hình thức trong bài, vì vậy r ất mong nh ận được s ự giúp đ ỡvà ch ỉ
bảo của các thầy, cô để bản thân tôi được hoàn thiện và phát triển h ơn.
Xin trân thành cảm ơn!
Yên Nguyên, ngày 18 tháng 11 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Đặng Thành Nam

1


Bảng 1. Danh mục viết tắt


NTM
MTQG
UBND
BCĐ
THCS
THPT
HTX
BQL
KH

Nông thôn mới
Mục tiêu quốc gia
Ủy ban nhân dân
Ban chỉ đạo
Trung học Cơ sở
Trung học Phổ thông
Hợp tác xã
Ban quản lí
Kế hoạch

2


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Danh mục viết tắt (trang 2)
Bảng 2. Tình hình sử dụng đất của xã Yên Nguyên (trang 11)
Bảng 3. Bảng tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện thực hiện xây

dựng nông thôn mới tại xã Yên Nguyên (trang 27, 28)

3


MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
1.1 Tính cấp thiết đề tài
Phát triển nông thôn toàn diện đang là vấn đề cấp bách hiện nay trên
phạm vi cả nước. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh đem nh ững l ợi ích đáng
kể nhưng cũng có không ít những khó khăn cần giải quyết, nhiều v ấn đ ề
bất cập nổi lên cần phải giải quyết một cách hợp lí, linh hoạt.
Ví dụ điển hình, còn rất nhiều các hộ nông dân trên kh ắp c ả n ước
đều sử dụng phương tiện thô sơ, kĩ thuật lạc hậu trong s ản xu ất nông
nghiệp, mang lại hiệu quả thấp về kinh tế, hàng loạt các vấn đ ề cần gi ải
quyết tại các địa phương để nâng cao mức sống cho người dân như: giải
quyết việc làm, cải thiện giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, chăm sóc s ức kh ỏe,
phúc lợi xã hội,...
Phát triển kinh tế một cách ổn định, vững bền, hiệu qu ả cao, c ần có
những chính sách cụ thể mang tính đột phá nhằm giải quyết toàn b ộ các
vấn đề của nền kinh tế. Nghị quyết Đại hội đại bi ểu toàn quốc l ần th ứ X
của Đảng đã chỉ rõ định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai
đoạn tới là "Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và
kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn phát
triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết t ốt hơn m ối quan h ệ
giữa nông thôn với thành thị giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn
định chính trị xã hội, phát triển kinh tế đi đôi với b ảo v ệ an ninh qu ốc
phòng".
Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã Ban hành “Bộ tiêu chí

Quốc gia về Nông thôn mới”- Quyết định số 491/Qđ- TTg ngày 16/04/2009
và “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới t ại Quyết định
số 800/Qđ- TTg ngày 04/06/2010 nhằm thống nh ất ch ỉ đạo việc xây dựng
nông thôn mới trên cả nước. Làm theo chủ tr ương của Đảng về phát triển
nông thôn, xã Yên Nguyên đã tiến hành xây dựng mô hình nông thôn m ới và
đã đạt và vượt rất nhiều mục tiêu đề ra.
4


Bắt đầu thực hiện chương trình Nông thôn mới từ năm 2011, xã Yên
Nguyên đã rất nhiều thay đổi về mọi mặt: Tiểu thủ công nghiệp và d ịch v ụ
bền vững; kinh tế phát triển, đời sống vật ch ất, tinh th ần c ủa dân c ư nông
thôn được cải thiện nhanh; hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; b ản s ắc văn
hoá được bảo tồn và phát huy; môi trường sinh thái nông thôn xanh - s ạch đẹp; chất lượng hệ thống chính trị cơ sở được nâng cao... Tuy nhiên trong
quá trinh vào hoạt động chương trình, dù đã được Đảng, nhà nước và các
ban ngành toàn thể trong huyện nói chung và trong xã nói riêng h ết s ức
quan tâm trú trọng nhưng không th ể tránh khỏi các sai sót và v ấn đ ề v ần
giải quyết. Vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá kết quả thực
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Nguyên, huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu mô hình nông thôn mới tại xã Yên nguyên
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá kết quả xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã.
Phân tích thuận lợi khó khăn trong quá trình xây d ựng nông thôn m ới
của xã.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Công tác xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Nguyên
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Tại xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, t ỉnh Tuyên
Quang
Về thời gian: Số liệu được lấy trong 4 năm 2011-2015.
1.4. Nội dung nghiên cứu
Đặc điểm cơ bản xã Yên Nguyên
Kết quả công tác xây dựng chương trình nông thôn mới
Nông thôn mới tại xã Yên Nguyên
5


1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp thông qua tài liệu, báo cáo t ổng h ợp, cáo s ố
liệu hằng năm về điều kiện tự nhiên, dân số, văn hóa.
1.5.2. Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê mô tả: mô tả các chỉ số lớn nh ất, nh ỏ nh ất,
tổng số, số bình quân, tỷ trọng, khối lượng thực hiện được, thời gian chi
phí thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của xã.
Phương pháp thống kê so sánh: so sánh, đối chiếu giữa các năm,
trước và sau khi xây dựng mô hình nông thôn mới ở xã.

6


PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA XÃ YÊN NGUYÊN
1. Đặc điểm tự nhiên
1.1. Vị trí địa lí
Yên Nguyên nằm ở phía Tây Nam của Huyện Chiêm Hóa cách trung

tâm huyện 20 km và cách thành phố Tuyên Quang 41km. Xã có 22 thôn, dân
số năm 2011 có 1873 hộ, 7830 nhân khẩu, tổng diện tích đ ất tự nhiên
3933,31 ha.
Về địa giới hành chính:
+ Phía Đông giáp xã Nhân Lý huyện Chiêm Hóa.
+ Phía Tây giáp xã Minh Hương, Bình Xa huyện Hàm Yên.
+ Phía Nam giáp xã Chiêu Yên, Lực Hành huyện Yên Sơn.
+ Phía Bắc giáp xã Hòa Phú huyện Chiêm Hóa.
Yên Nguyên là xã cửa ngõ của huyện, có tuyến đường t ỉnh l ộ ĐT 190
chạy qua trung tâm xã, do đó có nhiều tiềm năng thuận l ợi cho giao l ưu
phát triển kinh tế - xã hội với bên ngoài và phát triển thương mại - du lịch.
1.2. Về địa hình
Là xã có địa hình gọn, nằm ở độ cao trung bình so với m ặt bi ển. 2/3
diện tích là đồi đất và núi. Với đặc điểm của địa hình ch ủ y ếu đ ồi, núi đá
phân bố đất sản xuất theo lưu vực các con suối và chân đ ồi núi đá, phân b ổ
ở 22 thôn.
Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu chạy theo các chân đồi núi đá và
dọc theo các khe suối. Các khu dân cư và các công trình công c ộng, công
trình sự nghiệp chủ yếu nằm ở những khu vực thấp.
Độ dốc phổ biến vùng đồi núi là 250-350 m, cao độ trung bình 350m.
Lưu vực các suối Cả địa hình tương đối bằng phẳng, cao đ ộ trung bình dao
động từ 40m – 70m.
1.3. Về khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ r ệt: mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 10 thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, nhi ệt đ ộ trung
bình từ 250C - 260C. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, th ời ti ết
7


hanh khô, lạnh và ít mưa, nhiệt độ trung bình từ 100C - 120C. Lượng mưa

trung bình năm 1.405,30 mm, nhiệt độ bình quân năm 23,30C, ẩm đ ộ
không khí trung bình năm từ 83,91%.
1.4. Về thủy văn
Nguồn sinh thuỷ phân bổ tương đối đồng đều, suối Cả ch ảy dọc từ
đầu xã đến cuối xã, ngoài ra có các con suối nh ỏ, sông Lô và các khe n ước,
ao hồ thuận lợi cho việc thoát nước về mùa mưa và xây dựng các công trình
thuỷ lợi, kè đập lấy nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên do điều kiện địa hình đồi núi dốc khá lớn nên hàng năm
các con suối này thường xẩy ra lũ quét gây thiệt h ại không nh ỏ cho s ản
xuất nông nghiệp và tài sản của nhân dân, vì vậy v ề lâu dài c ần ph ải có
biện pháp khắc phục ảnh hưởng của nó cũng như bảo vệ, quản lý và khai
thác tối đa tiềm năng các nguồn nước hiện có.
2. Tài nguyên
2.1. Đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 3.933,31 ha
Đất đai xã Yên Nguyên chia làm 4 loại chính cụ thể là:
- Nhóm đất phù sa: Gồm 2 loại:
+ Đất bạc màu trên đá mác ma axít (Ba).
+ Đất phù sa ngoài suối (kí hiệu Py): Được phân bố chủ yếu dọc
theo hai bên bờ suối. Đất có thành phần cơ giới không đ ồng nh ất, bi ến
động từ cát pha đến thịt nhẹ. Phần lớn diện tích này phù hợp với tr ồng lúa
và cây hoa màu ngắn ngày.
- Nhóm đất đỏ vàng: Gồm 3 loại:
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (kí hiệu Fl): Được hình
thành từ đất đồi núi thấp do quá trình canh tác lúa n ước, các quá trình bi ến
đổi trong đất ảnh hưởng điều kiện yếm khí xen kẽ khô hạn. Loại đất này
thường được sử dụng trồng lúa và cây trồng ngắn ngày.
+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Đ ất thường đ ược s ử
dụng để trồng lúa và các cây trồng ngắn ngày khác, năng suất trung bình
khá.

8


+ Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến ch ất (kí hiệu Fs): Phân b ố
chủ yếu trên địa bàn xã. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng đ ến sét. Lo ại
đất này thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày nh ư chè và cây ăn
quả. Do vậy cần bố trí cây trồng thích hợp để có hiệu quả kinh t ế cao.
- Nhóm đất nâu đỏ trên đá vôi (kí hiệu Fv): Phân b ố ở vùng núi cao
dưới chân núi đá vôi, tầng đất mỏng, đất có thành ph ần cơ giới th ịt trung
bình đến sét. Loại đất này cần tạo độ che phủ để chống xói mòn đất.
- Nhóm đất nâu vàng trên phù sa cổ (kí hiệu Fp): Hình thành trên n ền
phù sa cổ nên trong tầng đất có nhiều cuội s ỏi, đ ất th ường có thành ph ần
cơ giới thịt pha cát đến sét. Loại đất này thường được sử dụng để tr ồng các
loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày.
Cụ thể mục đích sử dụng được thống kê dưới bảng sau
Bảng 2. Tình hình sử dụng đất của xã Yên Nguyên
Stt
1

2
3

Mục đích sử dụng
Đất nông - lâm nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất phi nông lâm nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng

Đất tôn giáo tín ngưỡng
Đất nghĩa trang
Các loại đất khác

Diện tích ( ha )
3611,51
879,3
2724,38
7,8
141,51
66,3
68,7
0,09
6,5
180,3

2.2 Rừng
Diện tích rừng của xã hiện là 2.724,38 ha, trong đó: r ừng s ản xu ất là
1.804,61 ha, chiếm 66,23%, đất rừng phòng hộ là 919,77 ha chiếm 33,67%.
Những năm gần đây UBND xã đã triển khai kế hoạch bảo vệ r ừng, nghiêm
cấm tình trạng phát, đốt rừng làm nương. Tuy nhiên đ ộng v ật quý hi ếm
gần như không còn. Với diện tích rừng hiện có, kết hợp với k ế hoạch tr ồng
mới, rừng đang dần dần hồi phục và phát triển, do đó lâm nghi ệp là ngành
kinh tế quan trọng của xã trong những năm tới.
9


2.3. Mặt nước
Hiện tại xã Yên Nguyên có 7,82 ha diện tích đất nuôi tr ồng th ủy s ản.
Diện tích mặt nước của xã chủ yếu là nước mặt phần lớn là hệ th ống các

suối, ao của xã phân bố rải rác trên địa bàn và là nguồn cung c ấp n ước ch ủ
yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Song do các su ối nh ỏ h ẹp, đ ộ
dốc cao, chênh lệch lưu lượng nước theo mùa lớn. Mùa mưa thường có lũ
trên phạm vi nhỏ, mùa khô thường gây hạn hán cục bộ, ảnh hưởng đ ến
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Ngoài ra xã còn có h ệ th ống n ước ng ầm
nhưng chưa có điều tra, khảo sát, đánh giá đầy đủ về tr ữ l ượng và ch ất
lượng. Tuy nhiên qua khảo sát các giếng đào trong xã cho thấy tr ữ l ượng và
chất lượng nước ngầm ở độ sâu 8 - 10m khá dồi dào và có quanh năm, ch ất
lượng tương đối tốt, đủ dùng trong sinh hoạt.
Nhìn chung nguồn nước cung cấp chủ yếu hiện nay của xã là nước
mặt. Song, do tập quán sinh hoạt và sản xuất của người dân, nên ch ất
lượng nước chưa tốt, cần phải xử lý trước khi sử dụng trong sinh ho ạt.
Đồng thời cần bảo vệ phát triển rừng và môi tr ường để bảo vệ nguồn sinh
thuỷ.
2.4. Khoáng sản:
Với tổng số chiều dài khoảng 12 km suối Cả qua địa bàn xã hàng năm
cung cấp khoảng 10.000 m3 -13.000 m3 cát s ỏi phục vụ cho nhu c ầu xây
dựng tại địa phương và các xã lân cận.
Mỏ đá vôi có ở 6/22 thôn (Yên Quang, Cầu Mạ, Đồng Vàng, C ầu C ả, Tát
Chùa, An Bình, Đồng Quy), hiện nay chưa được khai thác, sử dụng.
Ngoài ra trên địa bàn xã còn có mỏ kẽm, mỏ sắt nhưng hiện nay v ẫn chưa
được khai thác, sử dụng.
3. Nhân lực của xã
Trên địa bàn xã chủ yếu gồm 7 dân tộc anh em cùng sinh s ống nh ư:
Tày, Nùng, Dao, Kinh, Hoa, Cao lan, H'Mông, Mường, trong đó: dân t ộc Tày
3992 người, chiếm 50,98%; Kinh 2653 người, chiếm 33,88%; Dao 650
người, chiếm 8,3%;Cao Lan 29 người, chiếm 0,37%; H'Mông 6 người, chiếm

10



0,075% và dân tộc khác 500 người, chiếm 6,395% (theo s ố li ệu đi ều tra
dân số năm 2011của xã).
Tổng dân số toàn xã là 1.873 hộ, 7.830 nhân kh ẩu, 5.151 lao đ ộng
(lao động nam có 2.670 người, nữ có 2.481 người), trong đó lao đ ộng nông
nghiệp có 4.984 người chiếm 96,8% tổng số lao động của toàn xã, nhìn
chung lao động trên địa bàn xã chủ yếu là lao đ ộng ph ổ thông, s ố lao đ ộng
nông lâm nghiệp qua đào tạo 152 người, chiếm 3%. Tỷ lệ tăng dân s ố bình
quân 1,15%/năm.
Với lực lượng lao động dồi dào tạo điều kiện thuận lợi đối với các
ngành kinh tế có yêu cầu lao động ph ổ thông, song khó khăn cho vi ệc phát
triển đối với những ngành kinh tế đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao.
4. Cơ sở vật hạ tầng
4.1. Giao thông
4.1.1. Đường do tỉnh, huyện quản lý
Hiện tại có 1 tuyến tỉnh lộ ĐT 190 đi qua địa bàn xã, t ổng chi ều dài c ủa
tuyến là 8 km. Hiện trạng mặt đường 7m; nền đường rộng 11m.
4.1.2. Đường do xã quản lý:
Có 246 tuyến, tổng chiều dài 91 km, gồm:
Đường liên xã, trục xã: Gồm 1 tuyến dài 1,5 km. Hiện tr ạng mặt
đường 3m; nền đường rộng 4m. Toàn bộ tuyến dài 1,5 km đã được bê tông
nhưng xuống cấp.
Đường trục thôn: Có 25 tuyến dài 17,93 km, hiện tr ạng mặt đường 2
– 5 m, nền đường rộng từ 3 – 7 m, đã bê tông hóa: 7,1 km, gi ải c ấp ph ối 5,3
km, còn lại 5,5 km là đường đất.
Đường ngõ xóm: Gồm 135 tuyến dài 42,74 km. Hiện tr ạng m ặt
đường 2 – 3 m, nền đường rộng từ 3 – 5 m, đã bê tông hóa: 12,13 km, gi ải
cấp phối 0,35 km, còn lại 30,26 km là đường đất.
Đường giao thông nội đồng có 85 tuyến, dài 29,7 km; hiện tr ạng mặt
đường 3 m, nền đường rộng từ 3 m, đã bê tông hóa: 0,2 km, còn l ại 29,5 km

là đường đất rất khó khăn cho việc đi lại sản xuất, vận chuy ển v ật t ư, s ản
phẩm của người dân.
11


Như vậy hiện nay toàn bộ hệ thống giao thông trên địa bàn do xã
quản lý còn 70,07/91 km chưa được cứng hóa; mặt đường, nền đường
chưa đủ tiêu chuẩn của Bộ giao thông, do đó r ất khó khăn cho việc đi l ại
của người dân và lưu thông hàng hóa.
4.2. Thủy lợi
4.2.1 Hệ thống công trình thủy lợi
Công trình hồ, đập do HTX thủy lợi quản lý: Toàn xã g ồm có 30 công
trình thủy lợi; tưới, tiêu chủ động cho 239,79 ha. Hiện nay m ột s ố công
trình đã được kiên cố.
Trong đó:
+ Hồ chứa: 11 công trình, tưới cho 43,86 ha.
+ Đập Xây: 9 công trình, tưới cho 178,10 ha.
+ Phai tạm: 10 công trình, tưới cho 71,83 ha.
4.2.2. Hệ thống kênh mương
Toàn xã có 32 tuyến kênh mương với tổng chiều dài 75,30 km. Trong
đó đã cứng hóa được 49,28 km bằng 65,4%, s ố kênh mương ch ưa đ ược
cứng hóa là 26,02 km, bằng 34,6%.
Như vậy hệ thống công trình thủy lợi của xã cơ bản đã đáp ứng được
tưới tiêu cho số ruộng nước hiện có. Số km kênh mương đã kiên c ố hóa
trên 60% đạt tiêu chí nông thôn mới. Tuy nhiên, đ ể đáp ứng đ ược nhu c ầu
sản xuất trong tương lai thì cần nâng cấp cải tạo một s ố công trình hi ện có
để nâng cao năng lực tưới và cứng hóa hệ thống kênh mương.
4.3. Điện
Các công trình trong hệ thống điện do ngành điện quản lý đ ầu t ư và
quản lý hiện nay toàn xã đã có 07 trạm biến áp có t ổng công su ất 940 KVA,

hệ thống đường dây 0,4 KV dài 32,806 km cung c ấp cho 1.873 h ộ đ ược s ử
dụng điện, 100% số hộ được sử dụng điện. Trong đó:
Số hộ sử dụng thường xuyên an toàn: 1.523 hộ, đạt 81,3% so với
tổng số hộ trong toàn xã.

12


Số hộ sử dụng chưa an toàn: 350 hộ, chiếm 18,7% so với t ổng s ố h ộ
trong toàn xã.
4.4. Trường học
4.4.1. Trường mầm non
Xã hiện có 1 trường mầm non trung tâm và 5 điểm trường, trong đó:
+ Trường mầm non trung tâm có diện tích 2205m2, 8 phòng
học, 1 phòng chức năng tuy nhiên cơ sở vật chất đã xuống cấp.
+ Điểm trường Cầu Mạ hiện tại đang sử dụng tại nhà văn hóa
thôn Cầu Mạ.
+ Điểm trường Hợp Long 1 hiện tại đang sử dụng tại nhà văn hóa
thôn.
+ Điểm trường Yên Quang hiện tại có 2 phòng học.
+ Điểm trường Làng Non hiện tại có 2 phòng học.
+ Điểm trường Làng Tạc hiện tại có 3 phòng học.
Cả xã hiện có 13 lớp, 13 phòng học, 25 giáo viên, 400 h ọc sinh.
Không có phòng học chức năng.
Số phòng học còn thiếu: 8 phòng, phòng chức năng còn thiếu:
11 phòng, diện tích sân chơi bãi tập còn thiếu: 2.000 m2.
Trường mầm non chưa đạt chuẩn so với tiêu chí về trường
chuẩn quốc gia của Bộ giáo dục và Đào tạo.
4.4.2. Trường tiểu học:
Cả xã hiện có 1 trường tiểu học trung tâm và 1 điểm trường tại thôn

Cầu Mạ, trong đó diện tích của trường trung tâm là 9957 m2 còn đi ểm
trường Cầu Mạ là 5940m2.
Trường tiểu học có 21 lớp, 21 phòng học và 2 phòng chức năng,
10.000 m2 sân chơi bãi tập, 32 giáo viên, 502 h ọc sinh. S ố phòng h ọc còn
thiếu: 3 phòng, phòng chức năng còn thiếu: 15 phòng, diện tích sân ch ơi bãi
tập còn thiếu: 2.000 m2. Trường tiểu học chưa đạt chuẩn so với tiêu chí v ề
trường chuẩn quốc gia của Bộ giáo dục và Đào tạo.
4.4.3. Trường trung học cơ sở:
13


Tổng diện tích trường là 17048 m2, diện tích sân chơi là 5500m2¬.
Trường có 8 lớp học, 11 phòng học và 2 phòng ch ức năng, 5.500 m2 sân
chơi bãi tập, 21 giáo viên, 322 học sinh. Số phòng h ọc còn thi ếu: 6 phòng,
phòng chức năng còn thiếu: 18 phòng, diện tích sân ch ơi, bãi t ập còn thi ếu:
2000 m2.
Trường trung học cơ sở xã chưa đạt chuẩn so với tiêu chí về tr ường chuẩn
quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4.5. Cơ sở vật chất văn hóa
Số nhà văn hóa xã: Xã chưa có nhà văn hóa xã.
Số nhà văn hóa hiện có ở các thôn 20 nhà. Tổng diện tích đất sử dụng
của các nhà văn hóa 1.319 m2, có 3 thôn chưa có nhà văn hóa thôn
Sân thể thao: Hiện tại xã đã có 1 khu th ể thao trung tâm r ộng
4220m2. Như vậy diện tích chưa đủ tiêu chuẩn. Số sân thể thao ở các
thôn hiện có là 15 sân, tổng diện tích đất sử dụng là 14.469 m2.
4.6. Chợ
Trên địa bàn xã Yên Nguyên có 01 chợ trung tâm xã có di ện tích 0,5
ha. Ngoài ra xã còn có 1 điểm chợ tại thôn Hợp Long 1 có diện tích 0,4 ha.
Các hạng mục của chợ trung tâm còn thiếu như nhà vệ sinh, nhà làm vi ệc
của Ban quản lý và bảo vệ, chưa có giếng nước ph ục vụ cho khu vệ sinh và

phòng cháy chữa cháy. Chợ chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ xây dựng,
do vậy chợ cần được nâng cấp.
4.7. Bưu điện
Bưu điện xã có 01 điểm đặt tại trung tâm xã, b ưu điện hi ện nay đ ạt
chuẩn theo quy định của ngành Bưu chính viễn thông. Mạng Internet: Toàn
xã chỉ có 2 điểm truy cập internet tại thôn Đồng Vàng, Nhân Th ọ II, đ ạt 9,0
% số thôn toàn xã. Nhưng hiện nay 2 điểm này không còn sử dụng.
Ngoài ra trên địa bàn xã có 01 trạm truyền thanh ch ưa có n ơi làm
việc riêng (đang sử dụng chung với nhà làm việc của UBND xã).
4.8. Nhà ở dân cư nông thôn
Tổng số nhà ở điều tra năm 2011 có 1.873 nhà/1.873 h ộ, trong đó:
Nhà kiên cố và bán kiến cố đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng: 1.100 nhà
14


chiếm 58,7%. Nhà bán kiên cố chưa đạt chuẩn cần phải nâng cấp đạt
chuẩn: 614 nhà chiếm 32,7%. Nhà tạm dột nát cần hỗ trợ sửa sang, nâng
cấp: 159 nhà, chiếm 8,6%.
Tình trạng chung về xây dựng nhà ở dân cư: Nhà ở dân cư t ự phát
chưa có quy hoạch, còn pha tạp nhiều kiểu nhà, chưa thực s ự phù h ợp v ới
nhà ở nông thôn, chưa có khuân viên, hàng rào cây xanh từ đường ngõ vào
nhà... Số nhà ở tạm dột nát còn chiếm tỷ lệ cao.
- Các công trình vệ sinh:
+ Về sử dụng nước hợp vệ sinh: Có 1.585 hộ sử dụng nước giếng
đào hợp vệ sinh, nhưng về mùa khô thiếu nước, một số hộ cần được hỗ trợ cải
tạo.
+ Công trình vệ sinh: Số hộ có nhà tắm đạt chuẩn 1.189 h ộ, nhà
tiêu đạt chuẩn 670 hộ, số hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh 1.217 h ộ. Nhìn
chung các công trình vệ sinh chưa có hệ th ống xử lý nước th ải, ch ất th ải đ ể
đảm bảo sức khỏe và vệ sinh môi trường.

4.9. Trụ sở xã.
Trụ sở xã là nhà cấp 4, với 13 phòng làm việc, xây dựng từ năm 1994
hiện đã xuống cấp.
Diện tích nhà và các phòng làm việc còn thiếu, các b ộ ph ận làm vi ệc
đều phải chung nhau cùng 1 phòng, Cơ quan M ặt tr ận t ổ Quốc, các Đoàn
thể xã chưa có phòng làm việc riêng.
-

Đánh giá: So với tiêu chí chưa đạt kể cả về diện tích đất, diện tích

xây dựng và cơ sở vật chất; cần được đầu tư xây dựng mới để đạt chuẩn.
5. Kinh tế và tổ chức sản xuất
5.1. Thu nhập
Thu nhập của dân trên địa bàn xã chủ yếu vẫn từ s ản xu ất nông nghi ệp.
Năm 2010 có cơ cấu thu nhập tỷ lệ như sau: S ản xuất nông, lâm nghi ệp
79,9%; dịch vụ 7,9%; tiểu thủ công nghiệp 6,2%;
Bình quân lương thực đầu người/năm: 668,82 kg người/năm.
Thu nhập quy ra tiền mặt: Đạt 10,45 triệu đồng/người/năm.
15


5.2. Hộ nghèo
Tổng số hộ nghèo (theo chuẩn mới) là 168 hộ chiếm tỷ lệ 8,97%, h ộ
giàu 286 hộ chiếm 15,26%; hộ khá 628 hộ chiếm 33,5%; h ộ trung bình 791
hộ chiếm 42,45%.
5.3 Cơ cấu lao động
Tổng số lao động toàn xã có 5.151 người, trong đó lao đ ộng nam có
2.670 người, nữ có 2.481 người.
Phân theo ngành nghề: lao động nông nghiệp có 4.984 ng ười chi ếm
96,75% tổng số lao động của toàn xã. Lao động phi nông nghi ệp có 167

người chiếm 3,25%.Trình độ lao động: Lao động qua đào t ạo có 319 ng ười
(chiếm 6,2% tổng số lao động), trong đó lao động nông lâm nghi ệp 152
người.
5.4 Hình thức tổ chức sản xuất
Xã đã xây dựng nhiều mô hình phát triển chăn nuôi nh ư: Gà Tam
Hoàng, lợn siêu nạc, vịt siêu trứng và phát triển chăn nuôi trâu, bò, l ợn.
Riêng đối với các vùng tái định cư, các hộ gia đình được ưu tiên t ạo đi ều
kiện về vốn xây dựng chuồng trại để phát triển chăn nuôi lợn.
Cơ sở sản xuất: Có 14 cơ sở cơ khí sửa chữa, 3 cơ sở ch ế biến nông lâm
sản, 2 cơ sơ nghành nghề nông thôn và 9 cơ sở dịch vụ thương mại.
5.5 Tình hình sản xuất
5.5.1. Trồng trọt:
Cây lương thực: Diện tích gieo trồng lúa cả năm 670,59 ha, năng su ất
bình quân đạt 64,68 tạ/ha; ngô cả năm 172 ha, năng su ất bình quân đ ạt
46,05 tạ/ha; lạc cả năm 64,50 ha, năng suất bình quân đ ạt 3,11 t ạ/ha; đ ỗ
tương cả năm 40 ha, năng suất bình quân đạt 18,6; s ắn c ả năm 35 ha, năng
suất bình quân đạt 15,27.
Cây công nghiệp: Chè 4 ha, năng suất bình quân đ ạt 58,7 t ạ/ha; mía
57,36 ha, năng suất bình quân đạt 509,1 tạ/ha.
5.5.2 Chăn nuôi
Gia súc, gia cầm:
+ Trâu có 1.025 con, các hộ chăn nuôi chủ yếu để cày kéo.
16


+ Bò có 9 con, chăn nuôi rải rác ở các hộ gia đình, chăn nuôi th ả.
+ Lợn có 9.100 con, hiện nay trên địa bàn xã chưa có trang tr ại
chăn nuôi, do đó chăn nuôi chủ yếu ở các h ộ gia đình, s ố l ượng đàn trung
bình từ từ 5 – 50 con/hộ.
+ Số lượng gia cầm có khoảng 79.600 con, được chăn nuôi ở các

hộ gia đình theo quy mô vừa và nhỏ: nuôi Gà Tam hoàng, vịt siêu tr ứng...
Thủy sản: Xã có điều kiện tương đối thuận lợi về diện tích ao h ồ là
7,82, diện tích mặt nước sông lô phát triển chăn nuôi cá l ồng và di ện tích
ruộng có đủ nước có thể phát triển chăn nuôi theo mô hình cá lúa, h ằng
năm cho sản lượng cá thịt đạt trên 18 tấn, giá trị s ản xuất chăn nuôi thu ỷ
sản đạt trên 630 triệu đồng.
5.5.3 Về lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp của xã hiện có 2.724,38 ha trong đó di ện
tích rừng sản xuất có 1.804,61 ha. Sản ph ẩm r ừng ch ủ y ếu tr ồng b ằng các
loại cây như: Keo, Lát hoa, Mỡ, gỗ tạp của rừng tự nhiên. S ản lượng thu đạt
từ 70 đến 100m3/1ha/1chu kỳ sản xuất. Sản xuất kinh doanh lâm nghi ệp
chưa phát triển, mới chú ý đến trồng rừng. Khai thác, tiêu th ụ lâm s ản t ừ
rừng sản xuất của tổ chức và các hộ gia đình, chủ yếu là tiêu th ụ s ản ph ẩm
thô, chưa coi trọng khâu chế biến để giải quyết việc làm, tăng giá tr ị s ản
phẩm, thu nhập cho người trồng rừng.
5.5.4 Về dịch vụ thương mại
Trên địa bàn xã hiện tại có 120 cơ sở kinh doanh dịch vụ th ương mại
chủ yếu phát triển các hộ kinh doanh dịch vụ nhỏ, sửa chữa xe máy, điểm
dịch vụ văn hóa phẩm, dịch vụ đời sống như: quán ăn có 3 đi ểm, và các các
hoạt động thương mại dịch vụ này cũng có nguồn thu ổn định, năm 2010
thu từ dịch vụ chiếm 7,9 trong cơ cấu thu nhập của người dân trên đ ịa bàn
xã.
5.5.5 Các ngành tiểu thủ công nghiệp
Các ngành tiểu thủ công nghiệp chưa được phát triển, hiện nay trên
địa bàn xã có 3 cơ sở chế biến nông lâm sản và 14 cơ sở cơ khí, sửa chữa.
6. Văn hóa xã hội môi trường
17


6.1 Giáo dục

Yên Nguyên có 01 trường trung học cơ sở, 01 tr ường tiểu h ọc và 01
trường mầm non. Xã đã đạt phổ cập giáo dục bậc tiểu học và trung h ọc c ơ
sở.
Học sinh đỗ tốt nghiệp THCS tiếp tục học trung học ph ổ thông, trung h ọc
bổ túc, học nghề đạt 97,1%. Đạt tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo 6,19%. Việc đào tạo ngh ề cho lao đ ộng
còn lúng túng, do chưa xác định được ngành ngh ề cụ th ể đ ể t ổ chức đào
tạo.
6.2 Y tế
Xã đã được công nhận đạt chuẩn về y tế quốc gia, tuy nhiên cơ s ở
vật chất chưa đảm bảo. Diện tích nhà trạm 300 m2. Tổng diện tích 1720
m2, có 6 cán bộ y tế, 5 giường bệnh, cơ bản đáp ứng được nhu c ầu khám
chữa bệnh ở giai đoạn ban đầu cho nhân dân và giữ vai trò chăm sóc s ức
khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn xã.
Số người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 5845 người chiếm t ỷ l ệ
74,6%.
6.3 Văn hóa
Xây dựng làng văn hóa: Trong những năm gần đây xã luôn phát đ ộng
phong trào nếp sống văn hóa mới, do đó đã có 19/22 thôn đ ạt tiêu chu ẩn
"Làng văn hóa" chiếm tỷ lệ 86,36%. Tổng số hộ gia đình đạt gia đình văn
hoá 1.500/1.873 hộ, đạt 80,08 %.
Tại các thôn bản có các đội văn nghệ, hàng năm xã t ổ ch ức văn ngh ệ
quần chúng và giao lưu với các xã khác trong huyện. Xã có hệ th ống loa
truyền thanh đến các thôn, bản 95% số hộ có tivi và rađio đ ể nghe thông
tin.
6.4 Môi trường
Số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh 1.585 hộ, chiếm 84,62%;
số hộ dân còn lại chủ yếu sử dụng nước giếng hoặc nguồn nước từ công
trình cấp nước tập trung để sinh hoạt đảm bảo hợp vệ sinh. Tuy đa s ố các
18



hộ có giếng nước để sử dụng nhưng trên thực tế giếng c ủa một s ố h ộ còn
thiếu nước về mùa khô.
Trên địa bàn xã có 02 công trình cấp nước t ập trung, cung c ấp cho
122 hộ chiếm 6,5%. Đối với 3 công trình vệ sinh: Nhà t ắm có 1.189 h ộ có
nhà tắm đạt tiêu chuẩn chiếm 63,48%, nhà tiêu hợp vệ sinh đạt chuẩn 670
hộ đạt 35,77%, hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh 1.217 h ộ đ ạt
64,97%.
Xã giao cho Trạm Y tế xã thường xuyên phát động phong trào xây đ ựng nhà
tiêu hợp vệ sinh, tuy nhiên nhận thức của một số người dân còn hạn chế.
Nghĩa trang: Xã có10 nghĩa trang tại các thôn v ới t ổng di ện tích
6,51ha. Các nghĩa trang này chưa được quy hoạch và ch ưa đ ạt đ ược theo
tiêu chí của nông thôn mới.

19


Phần 2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRINH NÔNG THÔN
MỚI TẠI ĐỊA BÀN XÃ YÊN NGUYÊN
1. Tính cấp thiết phải thực hiện nông thôn mới
1.1 Chủ trương chính sách của đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới
tại xã Yên Nguyên
Xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ về các mặt, sự phát tri ển, ki ến
thiết cơ sở vật chất, kinh tế xã hội cùng nhiều yếu tố khác là r ất cần thiết.
Do vậy từng địa phương trên khắp tỉnh Tuyên Quang nói riêng và các đ ịa
phương trên khắp các tỉnh thành phố của lảnh thổ Việt Nam nói chung c ần
phải điều chỉnh và bổ sung xây dựng mới, quy hoạch tổng th ể nền kinh t ế
xã Yên Nguyên mục tiêu dài hạn.
Những năm gần đây, mô hình nông thôn mới đã không còn mới m ẻ

với nước ta, mô hình phát triển nông thôn đã góp ph ần quan tr ọng trong
việc phát triển và cải thiện nông thôn nước ta. Đ ể đáp ứng nhu c ầu v ề đ ời
sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của người nông dân theo h ướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, hợp tác hóa, B ộ chính tr ị đưa ra
Nghị quyết số 06 NQ-TW ngày 10/11/1998 và ch ỉ thị s ố 49/2001/CT –
BNN/CS ngày 27/04/2001 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát tri ển
nông thôn về việc “Xây dựng mô hình phát triển nông thôn mới”.
Quán triệt tình hình trên, xã Yên Nguyên th ực hiện quy ết định c ủa
UBND huyện Chiêm Hóa về việc phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới
xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015. Đ ề án
xây dựng nông thôn mới nhằm giải quyết bốn nội dung cơ bản là: Phát
triển kinh tế nông thôn; Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; Xây dựng
thiết chế văn hóa, không ngừng nâng cao ch ất lượng văn hóa đ ời s ống ở
nông thôn; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quy ền,
phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị ở nông thôn.
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại với ch ủ th ể là
người nông dân được đảm bảo hài hòa các lợi ích. Do đó trên quan đi ểm:
Tăng cường đầu tư hạ tầng nông thôn nhằm mục tiêu xây dựng nông thôn
mới với đầy đủ các tiêu chí từ kết cấu hạ tầng, đời s ống kinh t ế xã h ội,
20


thiết chế văn hóa… đồng thời thúc đẩy phát triển s ản xu ất nông nghi ệp
theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, với việc hình thành các vùng s ản
xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, tiêu thụ, phục vụ thị tr ường đô thị,
đảm bảo an ninh lương thực.
1.2 Các hoạt động thúc đẩy mục tiêu phát triển đến năm 2015 c ủa xã Yên
Nguyên
Với mục tiêu phát triển con người một cách toàn diện, việc nâng cao
trình độ dân trí là vấn đề cấp thiết hiện nay. Khi có trình đ ộ, con ng ười có

thể tiếp cận với các tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại, nền văn minh c ủa
nhân loại, cải thiện cuộc sống. Vì vậy công tác giáo dục ph ải được đặc biệt
quan tâm. Vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng hết sức quan tr ọng, c ần chú
trọng việc khám sức khỏe định kì, có những chính sách h ỗ trợ hợp lý v ới
những gia đình có công với cách mạng và hoàn cảnh khó khăn, đ ể m ọi
người đều được sống cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Về phát triển tổ chức: Cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng l ực
cho đội ngũ cán bộ cơ sở. đây là một việc r ất c ần thiết, vì là b ộ máy lãnh
đạo của nhân dân, gần gũi nhất và lắng nghe mọi ý kiến tr ực tiếp t ừ người
dân. Từng bước hoàn thiện tổ chức trong thôn, xã và phối h ợp các hoạt
động của tổ chức để tạo ra sức mạnh tổng hợp góp ph ần cho sự thúc đẩy
phát triển của xã.
Phát triển kinh tế: Xã Yên Nguyên là xã thuần nông, nh ằm t ận d ụng lao
động lúc nông nhàn, nâng cao thu nhập cho người dân, xã khuy ến khích
phát triển các ngành nghề phụ, như mộc, may, và ti ểu th ủ công nghi ệp…
ngoài ra cần đưa các giống cây, con mới có năng suất cao vào s ản xu ất, th ực
hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi hợp lý. Đồng thời áp dụng
những tiến bộ khoa học mới vào sản xuất, từng bước phát triển nền kinh
tế của địa phương.
Về phát triển cơ sở hạ tầng: Làm đường bê tông, kiên cố hóa kênh mương,
giao thông nội đồng đang là một vấn đề cấp thiết, cần ph ải th ực hi ện đ ể
phục vụ cho việc đi lại, và vận chuyện thuận tiện hơn. Việc xây dựng các
nhà văn hóa cũng rất cần thiết cho việc giữ gìn bản s ắc văn hóa truy ền
21


thống riêng của từng làng xã. Cần xây dựng, lắp đặt các trang thiết b ị d ạy
và học được tốt hơn, góp phần nuôi dưỡng, phát triển cho thế hệ tương lai.
Phát triển xã hội – môi trường: Môi trường sinh thái bị ảnh hưởng x ấu
đang có xu hướng gia tăng nhất là ô nhiễm đất, ô nhiễm nước do các ngu ồn

nước thải công nghiệp, sử dụng quá mức phân hóa h ọc, thuốc tr ừ sâu…
hiện trạng ô nhiễm môi trường đã và đang ảnh hưởng đến sức khỏe người
dân. Do đó việc bảo vệ môi trường, nguồn nước là rất cần thiết. từng thôn,
xóm cần thành lập đội ngũ thu gom rác th ải và xây dựng h ệ th ống s ử lý
nước thải sinh hoạt và công nghiệp hợp lý.
2. Khái quát quá trình chỉ đạo, triển khai thực hiện xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn xã
Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 23/11/2011 của Ban Ch ấp
hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (khóa XV) về xây dựng nông thôn m ới giai
đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020. Thời gian qua, c ấp ủy, chính
quyền và nhân dân các dân tộc xã Yên Nguyên luôn nh ận đ ược s ự quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, Ban Chỉ đ ạo xây dựng nông
thôn mới của tỉnh, các sở, ban, ngành đoàn th ể của tỉnh và huyện Chiêm
Hóa.
Để thực hiện hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, Ban Ch ấp
hành Đảng bộ xã đã ban hành nghị quyết Chương trình hành động về xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015, định h ướng đến năm 2020; ban
hành các quyết định về phân công nhiệm vụ Ban Ch ỉ đạo, Ban qu ản lý xây
dựng nông thôn mới của xã. Hội đồng nhân dân xã ban hành Ngh ị quy ết
lãnh đạo thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới hàng năm và các
nghị quyết thông qua quy hoạch sử dụng đất, quy ho ạch phát tri ển h ạ t ầng
kinh tế và phát triển sản xuất hàng hóa; tổ ch ức các cu ộc giám sát v ề vi ệc
thực hiện các nghị quyết tại các thôn, các cơ quan, đơn vị trong xã.
UBND xã đã thành lập và thường xuyên củng cố, kiện toàn BCĐ, Ban
quản lý xây dựng nông thôn mới, Ban Quản lý các công trình xây dựng c ơ
bản, Ban Quản lý các dự án phát triển sản xuất. Thành l ập 22 Ban phát
triển thôn ở 22 thôn trên địa bàn xã. Tất cả các thôn đ ều thành l ập các
22



nhóm khảo sát để thực hiện việc rà soát, đánh giá thực tr ạng và đề xu ất
các nội dung, nhiệm vụ cần tập trung triển khai thực hiện. Ban hành đ ầy
đủ, kịp thời các kế hoạch văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các Ban phát tri ển
thôn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
3. Đặc điểm tình hình chung
3.1 Đặc điểm tình hình khi thực hiện xây dựng nông thôn m ới
Yên Nguyên nằm ở phía Tây Nam của Huyện Chiêm Hóa cách trung
tâm huyện 20 km và cách thành phố Tuyên Quang 41km. Xã có t ổng di ện
tích đất tự nhiên 3933,31 ha với diện tích đất nông lâm nghi ệp 3.611,51 ha,
trong đó đất sản xuất nông nghiệp 879,3 ha (đất tr ồng lúa n ước 368 ha);
đất lâm nghiệp 2.724,38 ha (đất rừng sản xuất 1.804,61 ha). T ổng dân s ố
7.916 khẩu/1.918 hộ, gồm 7 dân tộc, trong đó dân tộc tày chiếm 50,9 % với
5.151 lao động, trong đó lao động nông nghiệp có 4.984 người chi ếm
96,8%, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 10,45 tri ệu
đồng/người/năm, bình quân lương thực 668,82 kg/người năm; tỷ lệ hộ
nghèo năm 2011 là 8,97 %. Hệ thống đường giao thông nông thôn đ ược bê
tông hóa chỉ chiếm 22 %; nhà văn hóa xã, thôn xuống cấp, trang thi ết b ị
không đáp ứng được nhu cầu hoạt động; tỷ lệ nhà ở đạt chuẩn th ấp
(58,7%). Chất lượng môi trường trong xã chưa được bảo đảm (chưa có
nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch, chưa có bãi xử lý rác t ập trung),
phần lớn các công trình nước sạch được đầu tư đã xuống cấp, s ố h ộ có 3
công trình vệ sinh đạt chuẩn thấp (42%)....
Xã có 22 thôn, Đảng bộ xã có 28 chi bộ trực thuộc, trong đó chi b ộ
thôn 22 chi bô/22 thôn, 6 chi bộ hành chính s ự nghiệp; xã có đ ầy đ ủ h ệ
thống chính trị xã hội từ xã đến thôn hoạt động hiệu quả. Cán bộ công ch ức
xã gồm 22 đồng chí đạt chuẩn về trình độ, trong đó qua đào t ạo đ ại h ọc,
cao đẳng chiến 68%.
3.2 Thuận lợi
Là xã có truyền thống cách mạng, trong quá trình tri ển khai th ực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xã Yên

Nguyên luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ, t ạo điều ki ện các
23


cấp, các ngành của tỉnh, của huyện và sự đồng thuận hưởng ứng của các
tầng lớp nhân dân trong xã. Cấp ủy, chính quy ền, Ủy ban M ặt tr ận T ổ qu ốc,
các đoàn thể chính trị - xã hội xã đã nh ận thức sâu s ắc và t ập trung ch ỉ đ ạo
quyết liệt để triển khai tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện
chương trình.
3.3 Hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện
Do xuất phát điểm thấp, năm 2011 khi bắt đ ầu thực hiện, xã Yên Nguyên
mới đặt 6/19 tiêu chí trong bộ tiêu chí, đời s ống kinh t ế c ủa nhân dân còn
gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo chiếm 8,97% thu nh ập bình quân đ ầu
người đạt 10,4 triệu đồng/người/năm, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông lâm
nghiệp với quy mô nhỏ lẻ, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và chưa hoàn
chỉnh. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm thực ti ễn v ề xây
dựng nông thôn mới, chính vì vậy khi triển khai th ực hiện các tiêu chí còn
lúng tứng, đôi lúc chưa hiệu quả nhưng đã điều chỉnh lại kịp thời.
3.4 Kết quả chỉ đạo thực hiện chương trình nông thôn mới
3.4.1. Công tác chỉ đạo, điều hành quản lý
Xã đã thành lập Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Qu ốc gia xây
dựng nông thôn mới của xã gồm 11 thành viên: Trưởng Ban ch ỉ đạo do Đ/c
Bí thư Đảng uỷ kiêm nhiệm, Đ/c Phó Bí thư thường tr ực và phó Ch ủ tịch
UBND xã làm phó ban. Ban chỉ đạo của xã thường xuyên được kiện toàn khi
có sự thay đổi hoặc có đồng chí được phân công nhiệm vụ mới.
Các thôn đều thành lập các Ban phát triển, thành viên Ban phát tri ển thôn
có từ 7 - 8 đồng chí, trong đó đồng chí Tr ưởng thôn làm tr ưởng ban, các
thành viên là phó thôn, trưởng ban công tác mặt tr ận, bí thư chi đoàn chi
hội trưởng các Đoàn thể thôn, đại diện nhân dân có uy tín, trách nhi ệm t ại
thôn.

Đảng ủy xã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/ĐU ngày 12/01/2012 v ề ch ủ
trương xây dựng xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015, định hướng
đến năm 2020; Chương trình hành động số 8-CTr/ĐU ngày 27/4/2012 v ề
thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 23/11/2011 của Ban Ch ấp hành
24


Đảng bộ tỉnh (khoá XV) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015,
định hướng đến năm 2020.
Uỷ ban nhân dân ban hành kế hoạch số 09/KH-UBND ngày
29/4/2012 về thực hiện Chương trình hành động số 08-CTr/ĐU ngày
27/4/2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ xã thực hiện Nghị quyết s ố 27NQ/TU ngày 23/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XV) v ề
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.
Hàng năm UBND xã chủ động xây dựng và ban hành cụ th ể về t ổ ch ức th ực
hiện từng tiêu chí trong năm.
Ủy ban MTTQ và các đoàn thể xã đã xây dựng k ế hoạch tuyên truy ền
phổ biến Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 23/11/2011 của Ban Ch ấp hành
Đảng bộ tỉnh (khoá XV) về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015,
định hướng đến năm 2020; Chương trình hành động số 8-CTr/ĐU ngày
27/4/2012 của BCH Đảng bộ xã. Hội đồng nhân dân xã Ban hành các Ngh ị
quyết về xác định đầu điểm công trình, phân bổ nguồn vốn d ựa án phát
triển sản xuất và huy động nguồn lực trong dân, gắn với xây d ựng ch ương
trình, kế hoạch tổ chức các cuộc giám sát kịp thời việc tổ chức thực hiện
Nghị quyết.
Căn cứ các văn bản, Ban chỉ đạo, UBND xã th ường xuyên ch ủ đ ộng rà soát
đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí, phân công các thành viên Ban ch ỉ
đạo của xã phụ trách trực tiếp tại các thôn, hộ gia đình. Duy trì th ường
xuyên chế độ làm việc, chế độ giao ban thường kỳ và đột xu ất c ủa Ban ch ỉ
đạo, Ban quản lý theo tuần, tháng, quý; giao ban làm vi ệc với các ban phát
triển của thôn để kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện, tháo gỡ nh ững

khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
3.4.2 Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn
3.4.2.1 Công tác truyền thông
Đã tổ chức tuyên truyền, vận động sâu rộng trong hệ th ống chính tr ị
từ xã đến thôn cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân v ề ý nghĩa c ủa
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; về các cơ ch ế
chính sách thực hiện các tiêu chí; về nghĩa vụ, trách nhi ệm c ủa cá nhân, h ộ
25


×