Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

nang cap chat luong can bo tai quan ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.5 KB, 6 trang )

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ CÔNG CHỨC CƠ SỞ
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
NGUYỄN HUY KIỆM
Phó Vụ trưởng – Cơ quan đại diện Bộ Nội vụ tại TP Hồ Chí Minh

Đ

ồng bằng sông Cửu Long thường gọi là miền Tây Nam Bộ, có vị trí chiến lược
quan trọng của cả nước, là vùng có nhiều tiềm năng về kinh tế và tính đặc thù
về dân tộc, tôn giáo. Toàn vùng có 13 tỉnh, thành phố; 121 đơn vị hành chính cấp
huyện, 1.571 đơn vị hành chính cấp xã. Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 39.600
km2, số dân hơn 17 triệu người, chiếm 22% số dân cả nước, trong đó có khoảng 1, 3
triệu người dân tộc Khơme, chiếm 6,46% số dân toàn vùng.
Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu với hệ
thống sông, rạch chằng chịt nên nguồn tài nguyên chính là lúa gạo, ngoài ra có nguồn
thuỷ, hải sản, đồng thời là vùng cây ăn quả lớn của cả nước.
Với tiềm năng lợi thế của vùng, sản lượng lương thực luôn ổn định, bảo đảm
nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và
xuất khẩu. Đến nay, sản lượng lúa trong vùng đã đạt mức 20 triệu tấn /năm và xuất
khẩu gạo đạt 4, 5 triệu tấn/năm chiếm trên 90% sản lượng xuất khẩu của cả nước.
Tuy vậy, đồng bằng sông Cửu Long cũng còn những khó khăn và hạn chế như: chất
lượng nguồn nhân lực, các chỉ số về giáo dục, đào tạo, dạy nghề trong vùng còn thấp
so với mức bình quân của cả nước. Tỉ lệ người mù chữ trong độ tuổi gần 20% trong
khi cả nước là 16,5%; tỷ lệ lao động được đào tạo có trình độ kỹ thuật so với lao
động trong độ tuổi đạt thấp, khoảng 4% (thấp nhất so với các vùng). Đời sống của
đồng bào nói chung còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn, có nơi
chưa có đường bộ từ tỉnh về trung tâm huyện lỵ. Nền kinh tế trong vùng những năm
qua tuy có bước tăng trưởng, nhưng chưa ổn định vững chắc, chưa tương xứng với
tiềm năng lợi thế của vùng. Kinh tế chủ yếu phát triển theo chiều rộng, dựa vào khai


thác tiềm năng là chính. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm; tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế vẫn là
chủ yếu. Tình hình an ninh, chính trị và trật tự xã hội trong vùng còn có yếu tố tiềm
ẩn khó lường.


Thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh
tế - xã hội và bảo đảm an ninh - quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long giai
đoạn 2001-2010, một trong những biện pháp quan trọng mà các tỉnh, thành phố trong
vùng đã quan tâm thực hiện đó là việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công
chức; trong đó chú trọng là công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
công chức cơ sở xã, phường, thị trấn. Điều đó thể hiện đội ngũ cán bộ, công chức xã,
phường, thị trấn có vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị ở cơ sở của vùng đồng
bằng sông Cửu Long.
Việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bô, công chức cơ sở
là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Đây là
một biện pháp quan trọng, cơ bản để nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở
bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý phù hợp với điều kiện đặc điểm của
vùng. Có làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
công chức thì mới khắc phục được tình trạng bị động, chắp vá, hẫng hụt trong công
tác cán bộ.
Trong thời gian qua việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chính sách của
Nhà nước về công tác cán bộ và chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà đặc biệt là từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về "Đổi mới và nâng cao chất
lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn", hệ thống chính trị cơ sở các
địa phương trong vùng luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm củng cố,
xây dựng ngày càng hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển
kinh tế, xã hội và bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương.
Về những kết quả đã đạt được: đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn

của các địa phương trong vùng đã được củng cố, kiện toàn về nhiều mặt; phẩm chất
chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, điều hành được nâng lên;
hầu hết cán bộ, công chức cơ sở trong vùng đã thể hiện được lập trường quan điểm
chính trị vững vàng, có tinh thần đoàn kết nhất trí, có tinh thần trách nhiệm trong
công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây là những ưu điểm cơ bản của đội
ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn của các địa phương, đồng thời là các yếu
tố, tiền đề vững chắc đảm bảo sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế -xã hội của
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Qua báo cáo của Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố
trong vùng về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đến thời điểm 31
tháng 12 năm 2007 như sau:
- Tổng số cán bộ, công chức cơ sở toàn vùng có: 29.145 người.


- Về trình độ văn hóa: trung học phổ thông: 22.665 người (77,76%); trung học
cơ sở: 5.931 người (20,3%); tiểu học: 450 người (1,54%).
- Về trình độ chuyên môn: đại học, cao đẳng: 2.158 người (7,4%); trung cấp:
7.857 người (26,95%); sơ cấp: 2.317 người (7,94%); chưa qua đào tạo: 16.641
người (57,09%).
- Về trình độ chính trị: cao cấp: 1.446 người (4,96%); trung cấp:
12.072 người (41,42%); sơ cấp: 6.369 người (21,85%); chưa qua đào tạo: 9.119
người (31,28%).
- Về trình độ quản lý nhà nước: đã qua đào tạo: 3.884 người (13,32%); chưa
qua đào tạo: 22.982 người (78,85%).
Bên cạnh những ưu điểm và những kết quả đạt được nêu trên, hiện nay đội ngũ
cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn ở các tỉnh, thành phố trong vùng nhìn chung
còn yếu kém, bất cập về nhiều mặt, phần lớn chưa được đào tạo một cách bài bản,
chính quy về chuyên môn nghiệp vụ, tỷ lệ đạt chuẩn còn thấp so với yêu cầu. Năng
lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ phát triển kinh
tế, xã hội. Nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức không đồng đều, thiếu chủ
động sáng tạo; việc vận dụng các chủ trương, chính sách của cấp trên vào điều kiện

cụ thể của từng địa phương chưa linh hoạt, nhiều nơi còn sao chép một cách máy
móc. Không ít cán bộ, công chức cơ sở chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ, thẩm
quyền được giao, không nắm vững các quy định của pháp luật, vì vậy quá trình chỉ
đạo điều hành, giải quyết công việc còn mang tính chủ quan, tuỳ tiện theo cảm tính cá
nhân, không căn cứ vào quy định của pháp luật dẫn đến vi phạm.
Về năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn còn thấp, chưa có tính chuyên
nghiệp, phần lớn thiếu khả năng độc lập, quyết đoán trong giải quyết công việc, thụ
động trong thực thi các nhiệm vụ; thiếu khả năng bao quát tình hình, đồng thời chậm
thích ứng với nhiệm vụ mới. Đa số cán bộ, công chức cơ sở chưa có khả năng tư duy,
dự báo, xây dựng chương trình kế hoạch, thiếu khả năng nghiên cứu, tổng hợp tình
hình, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; tinh thần hợp tác, phối hợp công việc còn nhiều
hạn chế, nên hiệu quả công tác không cao.
Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức ở cơ sở sa sút về phẩm chất, đạo
đức lối sống; thiếu tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ không tốt, có biểu hiện
quan liêu, hách dịch, xa dân, gây phiền hà cho nhân dân. Tình trạng tham nhũng, lãng
phí ở một số địa phương tuy đã có các giải pháp ngăn ngừa nhưng hiệu quả còn thấp.
Bên cạnh sự thiếu hụt, bất cập về số lượng và yếu kém về chất lượng, thì việc
xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và


công tác sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở chưa được các địa phương trong
vùng quan tâm chỉ đạo một cách thoả đáng.
Nguyên nhân của những vấn đề nêu trên là do công tác quản lý cán bộ ở cơ sở
chưa tốt, chậm được đổi mới. Công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
công chức cơ sở chưa được coi trọng đúng mức, chưa thực hiện một cách đồng bộ và
khoa học. Do đó không chủ động được nguồn cán bộ cho việc bố trí thay thế, thiếu
nguồn bổ sung, làm cho lực lượng cán bộ ở cơ sở bị hẫng hụt. Mặt khác đội ngũ cán
bộ chuyên trách thường không ổn định sau mỗi nhiệm kỳ, do các chức danh bầu cử
không trúng cử, hoặc các công chức được bầu vào các chức danh chủ chốt, làm cho
vị trí công chức chuyên môn bị khuyết.

Công tác kiểm tra, đánh giá về công tác cán bộ, công tác quy hoạch đào tạo đội
ngũ cán bộ, công chức cơ sở của các cấp ủy, chính quyền các cấp không thường
xuyên, chưa có biện pháp khắc phục những yếu kém một cách có hiệu quả. Nhiều nơi
còn vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ; chính
sách đãi ngộ, khen thưởng, đối với cán bộ cơ sở chưa thoả đáng, chưa tạo động lực,
thu hút được đội ngũ cán bộ về công tác cơ sở. Việc xử lý những sai phạm, tiêu cực ở
cơ sở chưa kịp thời và nghiêm minh, dẫn đến có vụ việc kéo dài làm cho tình hình
phức tạp thêm.
Do chậm phát triển của ngành giáo dục - đào tạo, trình độ văn hoá thấp, nên đa
số cán bộ không đủ tiêu chuẩn đầu vào để đưa đi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu phát triển của cán bộ. Mặt khác số sinh
viên là người các địa phương trong vùng sau khi tốt nghiệp ra trường xin làm việc ở
các thành phố, thị xã để có điều kiện làm việc, thăng tiến và thu nhập cao hơn nên
không chịu về cơ sở công tác, nhiều nơi chưa có biện pháp tích cực về vấn đề này.
Với tình hình đặc điểm và những nguyên nhân tồn tại, yếu kém của đội ngũ cán
bộ, công chức cơ sở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, sự cần thiết phải có các giải
pháp phù hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở nhằm đáp ứng
với tình hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội của vùng. Các giải pháp cụ thể như
sau:
Một là, từng địa phương tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá một cách khách
quan về thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở và dự báo nhu cầu cán
bộ, công chức cơ sở một cách khoa học; đồng thời tiến hành xây dựng quy hoạch đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở cho từng giai đoạn, phù hợp với điều
kiện và đặc điểm của từng địa phương; trên cơ sở đó lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cụ thể từng năm cho từng loại cán bộ, công chức theo quy hoạch.


Hai là, nâng cao mặt bằng dân trí nói chung và trình độ học vấn của đội ngũ
cán bộ, công chức cơ sở các tỉnh, thành phố trong vùng nhằm khắc phục tình trạng tụt
hậu về giáo dục. Để thực hiện được nhiệm vụ này, đề nghị các bộ, ngành liên quan

tham mưu giúp Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách đặc thù về công tác giáo
dục -đào tạo đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, mà nhiệm vụ đầu tiên là các địa
phương trong vùng cần tập trung nghiên cứu, rà soát lại việc thực hiện các chủ
trương, chính sách về giáo dục -đào tạo của cả Trung ương và địa phương trong thời
gian qua có vần đề gì không còn phù hợp, vấn đề gì cần thiết để tạo bước đột phá cho
công tác giáo dục - đào tạo trong vùng, nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển về dân
trí và nâng cao trình độ học vấn cho đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở.
Ba là, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công
chức cơ sở, nên giảm nội dung lý luận, tăng cường các nội dung mang tính thực tiễn,
cập nhật đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên
quan đến hoạt động ở cơ sở, chú ý tăng cường bồi dưỡng kỷ năng chuyên môn,
nghiệp vụ cho từng loại cán bộ, công chức. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi
dưỡng để phù hợp với điều kiện, đặc điểm của cán bộ, công chức vùng đồng bằng
sông Cửu Long.
Bốn là, có chính sách tạo nguồn để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn cán
bộ. Cụ thể đối với các địa phương trong vùng cần quan tâm phát hiện nguồn thông
qua các hoạt động của phong trào quần chúng ở cơ sở, lựa chọn số học sinh đã tốt
nghiệp phổ thông, số bộ đội đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự đưa vào diện quy hoạch
nguồn để đào tạo chuyên môn nghiệp vụ theo nhu cầu sử dụng của từng địa phương
trong từng giai đoạn. Sau khi đào tạo về số sinh viên này được bố trí vào đội ngũ cán
bộ không chuyên trách hoặc cán bộ ấp, khu phố để dự nguồn thay thế dần cho cán bộ
chuyên trách và công chức. Cần phải có chính sách tiền lương phù hợp với trình độ
đào tạo của đội ngũ cán bộ này.
Năm là, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ để cùng với ngân sách địa phương
bảo đảm các điều kiện cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ sở vùng
đồng bằng sông Cửu Long, kể cả đào tạo nguồn, đào tạo chuẩn hóa và đào tạo nâng
cao trình độ. Làm sao số học sinh thuộc diện đào tạo nguồn và số cán bộ, công chức
cơ sở đựơc đưa đi đào tạo, bồi dưỡng ở các trường được trợ cấp các khoản chi phí
liên quan đến việc học như: tiền tài liệu học tập, tiền ăn ở, đi lại...
Sáu là, cùng với việc thực hiện chính sách hỗ trợ trong công tác đào tạo, bồi

dưỡng, Chính phủ cần có chính sách "đầu ra" để giải quyết số cán bộ, công chức hiện
nay không đủ điều kiện để đào tạo chuẩn hóa, do trình độ năng lực hạn chế, tuổi cao,
sức khỏe yếu... như chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP


của Chính phủ mà chúng ta đang thực hiện đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà
nước, vì thực tế hiện nay trong đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở của các địa phương
trong vùng còn chiếm một tỷ lệ lớn thuộc diện này nhưng chưa có cách giải quyết.
Bảy là, thực hiện chính sách thu hút, sử dụng số sinh viên mới ra trường về cơ
sở theo các ngành nghề đào tạo mà cơ sở đang cần, đồng thời đẩy mạnh việc thực
hiện chính sách luân chuyển cán bộ cấp huyện, cấp tỉnh về đảm nhiệm các chức danh
chủ chốt ở cơ sở theo chủ trương chung, để số cán bộ này vừa có điều kiện tiếp cận
nắm bắt tình hình thực tiễn vừa để giúp những cơ sở còn thiếu cán bộ./.



×