Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số biện pháp huy động các nguồn lực xây dựng tốt môi trường giáo dục trong trường mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.98 KB, 17 trang )

1

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN PHÚ NINH
TRƯỜNG MẪU GIÁO HỌA MI
ššš

Tên đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC
XÂY DỰNG TỐT MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
TRONG TRƯỜNG MẪU GIÁO

HỌ VÀ TÊN: HUỲNH THỊ DŨNG
CHỨC VỤ : HIỆU TRƯỞNG
Năm học 2014-2015


2

I.Tên đề tài :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC XÂY DỰNG TỐT
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG MẪU GIÁO
II. Đặt vấn đề:
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có
vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của
nhân cách con người.Trẻ em luôn là mối quan tâm chung của tất cả cộng đồng
hiện nay, trẻ em sẽ là chủ nhân tương lai của một đất nước, một dân tộc. Nếu
quốc gia nào biết chăm lo phát triển đúng hướng nguồn tài nguyên thì quốc gia
đó sẽ phát triển rực rỡ. Vì thế trẻ em trong bất cứ hoàn cảnh nào, khu vực nào
cũng cần thiết phải có quyền phát triển và được hưởng những gì tốt đẹp nhất của
xã hội đương thời. Trẻ em là hy vọng lớn của thế hệ đi trước gửi gắm và mong
đợi ở thế hệ sau những phẩm chất, những hoài bão mà thế hệ trước không thực


hiện được. Vì vậy trẻ em là nhân tố rất quan trọng cấu thành cơ cấu lĩnh vực phát
triển của một đất nước. Muốn trẻ em có một môi trường học tập tốt chúng ta cần
tập trung làm tốt công tác huy động các nguồn lực để xây dựng tốt môi trường
giáo dục thật tốt cho trường mẫu giáo.Như chúng ta đã biết môi trường giáo dục
là tổng hoà các yếu tố về môi trường, gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội và vật chất
nhân tạo xung quanh con người. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với
đời sống con người và sự phát triển kinh tế văn hoá của đất nước và của cá
nhân.Trẻ lứa tuổi mẫu giáo đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nên sự
tăng trưởng và phát triển của trẻ chịu sự tác động mạnh mẽ của môi trường xung
quanh. Để trẻ có cơ thể khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn và hình thành nhân
cách làm nền tảng cho các giai đoạn phát triển sau này thì ngay từ bây giờ, các
thầy cô làm công tác giáo dục ở trường mẫu giáo phải chung tay, góp sức cùng
xã hội xây dựng môi trường giáo dục thật tốt, thường xuyên tạo cảnh quan sư
phạm trong và ngoài lớp học luôn đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an toàn và đủ điều
kiện cho trẻ vui chơi, hoạt động. Để đảm bảo cho con người được sống trong
một môi trường giáo dục lành mạnh thì việc giáo dục ý thức trong xây dựng môi
trường được hình thành và rèn luyện từ rất sớm, từ lứa tuổi mầm non. Chúng ta
phải giúp con trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân
mình nói riêng và con người nói chung. Từ đó trẻ biết cách sống tích cực với môi
trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ. Muốn có
môi trường tốt để chăm sóc, giáo dục trẻ thì người làm công tác quản lý nhà
trường luôn suy nghĩ tìm ra biện pháp thực hiện có hiệu quả việc huy động các
nguồn lực để đầu tư xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với khả năng nhận
thức của trẻ và giúp trẻ có thái độ, hành vi đúng đối với môi trường xung quanh..
Là một cán bộ quản lí giáo dục, bản thân luôn trăn trở trước những yêu cầu,


3

nhiệm vụ cấp thiết nhằm tạo điều kiện tốt nhất thực hiện đảm bảo môi trường

giáo dục cho trẻ. Trong đề tài này xin được trình bày “Một số biện pháp huy
động các nguồn lực xây dựng tốt môi trường giáo dục trong trường Mẫu
giáo”. Đây là trách nhiệm, đồng thời cũng là dịp để nghiên cứu, hiểu biết sâu
hơn về huy động nguồn lực sao cho phù hợp, hiệu quả. Qua đó, vận dụng linh
hoạt những biện pháp, giải pháp vào thực trạng tại đơn vị góp phần thực hiện tốt
công tác xây dựng môi trường giáo dục và phát triển nhà trường..
III.Cơ sở lý luận:
Cùng với sự phát triển đi lên của các nước trong khu vực, đất nước ta đang
thực hiện chủ trương “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Điều đó đòi hỏi
cấp học Giáo dục Mầm non là một trong những cấp học cần tập trung đầu tư đầy
đủ các điều kiện để góp phần nâng cao chất lượng nuôi dạy, chăm sóc, giáo dục
trẻ. Với yêu cầu trên, là một người quản lý trường mầm non thuộc loại hình công
lập ở vùng nông thôn tôi rất lo về các điều kiện về môi trường giáo dục của
trường tôi luôn nghĩ rằng làm sao và bằng cách nào để có một môi trường học
tập thật tốt, biện pháp để nâng cao chất lượng, ngoài yêu cầu về trình độ chuyên
môn của đội ngũ, còn đòi hỏi một số điều kiện khác như về môi trường, về cơ sở
vật chất, trang thiết bị…phải đảm bảo được yêu cầu tối thiểu để phục vụ cho các
hoạt động học tập, vui chơi của trẻ. Nhìn lại thực trạng của trường mình thì quả
đúng vậy, muốn có được kết quả về chất lượng trẻ tốt, phát triển toàn diện ở các
lĩnh vực: Trí tuệ, thể lực, ngôn ngữ…phải tập trung xây dựng cơ sở vật chất, tạo
môi trường tốt cho trẻ được học tập, sinh hoạt và vui chơi; trường phải có một
môi trường giáo dục thật tốt và phù hợp. Chính những yêu cầu đó mà tôi đã có
những suy nghĩ, đề ra những biện pháp và tích cực tham mưu với các cấp lãnh
đạo, phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh và đơn vị bộ đội kết nghĩa làm
tốt công tác huy động các nguồn lực để xây dựng cảnh quan môi trường giáo
dục. Với điều kiện còn nhiều khó khăn như trường tôi, người làm công tác quản
lý cần xác định rõ việc cần làm để từng bước xây dựng trường ngày càng tốt hơn
về về môi trường giáo dục đảm bảo việc học tập,vui chơi cho các cháu.

IV .Cơ sở thực tiễn :
Trường mẫu giáo Họa Mi đóng trên địa bàn một xã thuần nông, đời sống
của các bậc phụ huynh học sinh rất khó khăn, mức thu nhập còn thấp. Thực trạng
trường mẫu giáo Họa Mi xã Tam An trước đây chỉ 03 lớp học trên 7 thôn, chưa
đến 60 cháu ra lớp, có lớp trẻ phải học tại nhà sinh hoạt văn hóa của thôn, nên
các lớp học không có cây xanh, thiếu thốn về các điều kiện cơ sở vật chất chăm
sóc giáo dục trẻ.Trong những năm trước đây, ngành học mầm non trên địa bàn


4

huyện Phú Ninh nói chung còn gặp rất nhiều khó khăn. Tuy các cấp lãnh đạo có
cố gắng quan tâm nhưng về cơ sở vật chất trường lớp vẫn còn thiếu thốn. Đối với
Trường mẫu giáo Họa Mi nói riêng đa số phòng học mượn nhà sinh hoạt văn hóa
của thôn. Cơ sở vật chất của tất cả các lớp mầm non đều xuống cấp nghiêm
trọng, đa số các phòng học mẫu giáo ở các thôn còn tạm bợ, không có phòng học
riêng nhưng hàng năm không được tu sửa, xây dựng. Trong lúc đó chương trình
giảng dạy luôn được đầu tư và đổi mới, chất lượng dạy và học đòi hỏi phải được
nâng cao. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, ngoài việc thường xuyên phải bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên thì vấn đề khó khăn nhất đối
với cấp học Mầm non ở vùng nông thôn phải nói là về cơ sở vật chất. Đối với
Trường mẫu giáo Họa Mi đóng trên địa bàn một xã thuần nông, đời sống của các
bậc phụ huynh học sinh rất khó khăn, mức thu nhập còn thấp.
Với một thực trạng như trên, để huy động các nguồn lực xây dựng môi
trường giáo dục tốt cho trẻ theo chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà
trường và bản thân đã quyết tâm vượt khó, đề ra nhiều giải pháp thật cụ thể trong
từng năm học, ở từng giai đoạn, bám sát và luôn phát huy những thế mạnh sẵn có
tại địa phương . Địa bàn trường tôi có hai loại hình vừa công lập và vừa tư thục,
nên tôi phải quán triệt trong đội ngũ thấy được mình và cần phát huy thêm về
thế mạnh là phải đầu tư hơn nữa trong chuyên môn và công tác chăm sóc cho các

cháu vẫn đặt lên hàng đầu. Về phần nhà trường cần phải tập trung trong công tác
tham mưu với các cấp Ủy Đảng lãnh đạo địa phương và phòng Giáo Dục và Đào
tạo quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các phòng học, phòng chức năng, trang
thiết bị phục vụ cho việc dạy và học được đảm bảo, các lớp phải có công trình
phụ, có cây xanh bóng mát. Nhờ vậy trường phát huy uy tín với địa phương
cũng như phụ huynh học sinh, các ban ngành đoàn thể tập trung đầu tư cho
trường. Trường Mẫu giáo Họa Mi trong những năm qua công tác huy động các
nguồn lực đầu tư cho môi trường giáo dục, đã đạt được một số kết quả nhất định.
V. Nội dung nghiên cứu:
Để thực hiện đảm bảo được việc nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo
dục trẻ trong trường mẫu giáo cần phải có một môi trường giáo dục tốt, tôi đã
dựa vào vào các văn bản chỉ đạo từ các cấp đặc biệt là áp dụng một cách phù
hợp . Đồng thời dựa vào thực trạng của trường, tình hình của địa phương và đề ra
các biện pháp để tổ chức thực hiện trong trường, được sự chỉ đạo trực tiếp, giúp
đỡ sâu sát của lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Phú Ninh, Chính quyền địa
phương xã Tam An. Với sự nổ lực đồng tình giúp đỡ lẫn nhau, thống nhất quyết
tâm của Hội đồng sư phạm nhà trường và ý thức của Hội cha me học sinh. Tôi
đã tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế bằng việc đầu tư trong các lĩnh vực
sau đây:


5

1.Giải pháp 1: Khảo sát đánh giá thực trạng
Khi xác định được nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường là xây dựng tốt môi
trường giáo dục, chúng tôi khảo sát đánh giá thực trạng môi trường giáo dục hiện
tại lúc đó để có cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện. Nhà trường giao nhiệm vụ
cho từng giáo viên rà soát đánh giá từng nội dung như: đánh giá tổng thể cảnh
quan chung; đánh giá việc sắp xếp, trang trí các phòng làm việc, trang trí lớp học
và từng khu vực trong sân trường để thấy ưu điểm cần phát huy và tồn tại cần

khắc phục điều chỉnh; đánh giá về thái độ nhận thức trách nhiệm của giáo viên
trong việc xây dựng môi trường giáo dục thân thiện. Tôi còn chú ý việc xây dựng
Hội đồng sư phạm nhà trường thành một khối đoàn kết thống nhất ý chí và hành
động vì mục đích chung, có tình yêu thương giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm
vụ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi mục tiêu chăm sóc giáo dục
của trường đề ra. Để làm được việc này, trước hết bản thân tôi là hiệu trưởng
phải luôn xứng đáng người đầu tàu gương mẫu, là hạt nhân trung tâm đoàn kết
nội bộ trong Hội đồng sư phạm và tổ chức công đoàn thường xuyên thực hiện
nhiều giải pháp.
2.Giải pháp 2: Xây dựng phương án , kế hoạch và tổ chức thực hiện
Xây dựng phương án hoàn thiện tổng thể cảnh quan môi trường giáo dục
và kế hoạch thực hiện như: về mặt bằng chung; các khu làm việc, học tập và vui
chơi của trẻ; cách bố trí, trang trí, sắp xếp các vật dụng trong từng khu như: khu
làm việc; phòng học; bếp ăn; khu vệ sinh; sân chơi; hệ thống nước sạch; góc
tuyên truyền; cây xanh bóng mát; vườn cổ tích; vườn rau; bồn hoa; đồ chơi
ngoài trời. Có kế hoạch tu sửa bổ sung cho từng khu vực ngày càng hoàn thiện
và đổi mới dể tạo ra cái mới nhằm gây sự chú ý cho trẻ thích đến trường .
Tổ chức thực hiện và kiểm tra kế hoạch thực hiện là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của Hiệu trưởng. Đòi hỏi phải tập trung nhiều công sức và
thực hiện nhiều nội dung công việc trong cùng lúc. Vì vậy yêu cầu Hiệu trưởng
cần tập trung một số công việc sau: giao cho từng người những công việc cụ thể
để thực hiện. Thường xuyên đôn đốc việc thực hiện nội dung công việc theo kế
hoạch đã đề ra đảm bảo tiến độ yêu cầu. Tiến hành kiểm tra việc thực hiện nhiệm
vụ của cán bộ giáo viên về thực hiện các nội dung về xây dựng và bảo vệ môi
trường giáo dục
3.Giải pháp 3 : Đẩy mạnh công tác tham mưu
Nhà trường tích cực tham mưu và tranh thủ ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo
các cấp; tham mưu với Đảng uỷ, chính quyền địa phương về việc ban hành, ra
nghị quyết, chủ trương thực hiện. Nhờ đó mà Bí thư chi bộ, trưởng Ban nhân dân
thôn cùng nhà trường đã tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, các lực lượng trên

địa bàn xã bằng nhiều hình thức. Công tác tham mưu luôn là mối quan tâm của


6

lănh đạo nhà trường nhằm đạt được mục tiêu trong các hoạt động của nhà
trường. Việc tham mưu tốt sẽ giúp cho lănh đạo, các cấp, các ngành nhanh chóng
nắm bắt tình hình, hiểu được công việc và có thời gian tiếp cận, chỉ đạo công
việc. Việc huy động các nguồn lực để xây dựng trường môi trường giáo dục là
phong trào lớn của nhà trường và của cả xă hội, vv́ì thế lănh đạo nhà trường đă
tích cực làm tốt công tác tham mưu với các nội dung cụ thể như sau: Tham mưu
với UBND xă, các hội đoàn thể tăng cường chỉ đạo, vận động nhân dân, Cha mẹ
học sinh làm tốt công tác XHHGD, hỗ trợ xây dựng CSVC cho trường để tăng
cường CSVC cho nhà trường như: làm tường rào, sân trường, trồng cây sân
trường.Tham mưu với UBND huyện và Phòng GD&ĐT xây dựng kiên cố các
phòng học, các phòng chức năng, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy họcvv.. Từ
những tham mưu cụ thể trên, lănh đạo, các ngành, các cấp đă quan tâm đến công
tác giáo dục, việc huy động nguồn lực để xây dựng trường có nhiều chuyển biến
tốt, thực sự có hiệu quả.
4. Giải pháp 4 ; Thực hiện tốt công tác tuyên truyền
Nhà trường đã mở hội nghị chuyên đề và làm tốt công tác tuyền truyền để
nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên và toàn xã hội về đầu tư xây dựng môi
trường giáo dục. Thông qua các Hội nghị, thông qua sinh hoạt ở các ngày hội
ngày lễ, qua gặp gỡ trao đổi hằng ngày, đặc biệt chú trọng tuyên truyền khắp nơi
bằng pano, appich nhất là ở các thôn, ở trường, ở từng lớp học và lồng ghép công
tác tuyên truyền thông qua chương trình phát thanh của thôn v.v... Nhờ đó đội
ngũ giáo viên, phụ huynh và các đơn vị, ban ngành, đoàn thể đã có nhận thức
đúng đắn về công tác xã hội hóa xây dựng môi trường giáo dục. Chuyển từ nhận
thức đúng đắn thành những hành động cụ thể. Mỗi cán bộ giáo viên phải hiểu
được môi trường giáo dục như thế nào là phù hợp với trẻ? Mỗi lực lượng trong

xã hội phải làm gì để có môi trường giáo dục tốt nhất.
5 Biện pháp 5. Đầu tư nâng cao chất lượng dạy và chăm sóc :
- Nhà trường thường xuyên tổ chức thao giảng, hội giảng để giáo viên học
tập rút kinh nghiệm. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động
chăm sóc và giáo dục trẻ, luôn có đánh giá rút kinh nghiệm, có báo cáo kết quả
cụ thể cho từng hoạt động. Ngoài ra nhà trường còn tổ chức cho đội ngũ tham
quan học tập các trường bạn trong huyện, các huyện bạn để được trao đổi thêm
kinh nghiệm trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ và công tác hồ sơ trường
chuẩn và hồ sơ kiểm định chất lượng giáo dục
- Giáo viên tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn, chuyên đề do
trường và cụm chuyên môn tổ chức. Tham gia tốt các hoạt động do địa phương
tổ chức,cho các cháu đi tham quan các dích tích ở địa phương như tháp Chiên
Đàn, mộ cụ Trần Văn Dư…


7

- Có 89 % giáo viên thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác chăm sóc giáo dục trẻ,98 % GV soạn giảng giáo án điện tử nhằm nâng
cao hiệu quả khi tổ chức hoạt động học cho trẻ.
- Nhà trường có kế hoạch phát triển đội ngũ, nâng cao trình độ chuyên
môn và chính trị, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên học nâng cao trình độ.
- Tất cả các giáo viên đều thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng
thường xuyên, tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng hè theo
sự chỉ đạo của các cấp từ Sở GD&ĐT đến Phòng GD&ĐT. Nhà trường tạo điều
kiện tốt cho giáo viên tham gia các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn do Phòng
GD&ĐT và cụm chuyên môn tổ chức.
- Nhà trường có kế hoạch phát triển đội ngũ, nâng cao trình độ chuyên
môn và chính trị, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên học nâng cao trình độ. Giáo
viên có tinh thần tự học tự rèn, xây dựng kế hoạch và bồi dưỡng chuyên môn để

nâng cao tay nghề .Kết quả khảo sát trên trẻ đạt kết quả cao đạt từ 85-98% về
chất lượng các môn học.
Thực hiện tốt trong việc đầu tư chất lượng giảng dạy, đầu tư cho công tác
chăm sóc nuôi dạy trẻ là nhiệm vụ quan trọng . Trẻ có sức khoẻ và thể lực tốt
mới học tập tốt và phát triển toàn diện. Chính vì vậy chúng tôi quán triệt chỉ đạo
chung của Vụ Giáo dục mầm non, Sở GD&ĐT, Phòng giáo dục huyện về các
chuyên đề, tập trung về giáo dục phát triển vận động
- Đảm bảo chế độ sinh hoạt trong ngày cho trẻ.
- Bố trí chỗ chơi, nơi học tập phải thoáng mát, đủ ánh sáng, ấm về mùa
đông, thoáng về mùa hè.
- Kết hợp với Trạm y tế xã kiểm tra sức khoẻ trẻ theo định kỳ và tổ chức
cân đo sức khoẻ hằng tháng để kịp thời phát hiện trẻ sút cân để có biện pháp giúp
trẻ tăng cân bằng nhiều cách, kết hợp với phụ huynh để nắm tình hình sức khoẻ
của trẻ.
6.Giải pháp 6 : Tạo đồng thuận trong đội ngũ của nhà trường
Ngay từ ban đầu, tôi đã quán triệt trong đội ngũ CB-GV-NV toàn trường
biết được sự cần thiết xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ để đội ngũ
nhận thức và tích cực hưởng ứng. Tôi luôn quan tâm đến sự đoàn dến thống nhất
cao của đội ngũ từ ý chí đến hành động. Trong thời gian đó dù có biết bao khó
khăn, trở ngại, song bất cứ ở thời điểm nào đội ngũ CB-GV-NV của nhà trường
cũng quyết tâm, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, để thực hiện cho
được các nhiệm vụ của trường, tạo ra sự đồng thuận và cùng nhau phối hợp thực
hiện các chỉ tiêu đề ra. GV luôn tranh thủ thời gian làm đồ chơi đồ dùng cho trẻ,
sắp xếp gọn gàng các góc chơi, trang trí lớp học, chăm sóc các bồn hoa, cây cảnh
và sân vườn, trồng rau cải thiện bữa ăn và tạo môi trường xanh cho trường.


8

7.Giải pháp 7 : Làm tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình nhà

trường và xã hội
Nhà trường rất chú ý đến công tác phối hợp, xây dựng cơ chế phối hợp
giữa nhà trường – gia đình và các lực lượng xã hội, phối hợp rất chặt chẽ với các
ban ngành, đoàn thể, cơ quan, các trường học trên địa bàn xã và cùng nhau bàn
bạc, trao đổi cụ thể về các nội dung cần thực hiện. Trong công tác này ngoài sự
quan tâm, chỉ đạo và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của UBND huyện; Phòng
GD&ĐT huyện Phú Ninh, UBND xã Tam An hỗ trợ kinh phí và qui hoạch diện
tích đất mới cho trường. Nhờ làm tốt công tác phối hợp nhà trường đã nhận được
sự quan tâm giúp đỡ hỗ trợ, đóng góp của Hội cha mẹ, của trường Tiểu học
Nguyễn Trãi, trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, đơn vị bộ đội kết nghĩa, các
ban ngành, đoàn thể thanh niên, phụ nữ trong xã. Ngoài ra, nhà trường còn được
các đơn vị trong tỉnh Quảng Nam đồng ý hỗ trợ về cơ sở vật chất như Công ty
Cầu đường 5, Uỷ Ban chăm sóc- trẻ em tỉnh Quảng Nam, Quỹ tấm lòng vàng
của Liên đoàn Lao động Huyện Phú Ninh và tỉnh Quảng Nam, Hội Từ thiện tỉnh,
các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp.Nhờ vậy nhà trường thu được một số kết quả
nhất định.
VI . Kết quả đạt được
Nhờ có kế hoạch cụ thể, làm tốt công tác huy động các nguồn lực, tham
mưu phối hợp hiệu quả và có nhận thức đúng đắn của từng thành viên có liên
quan. Trường đã xây dựng cơ sở vật chất nhà trường đã đạt trường chuẩn khang
trang, có đầy đủ trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động học tập, vui chơi của
trẻ, trong đó xây dựng được 07 phòng học có công trình vệ sinh, đầy đủ các
phòng chức năng, sân chơi, đồ chơi ngoài trời, mua sắm trang thiết bị…tạo môi
trường cảnh quang môi trường giáo dục đẩn bảo cho các cháu là .Nhờ sức mạnh
tổng hợp nhà trường đã từng bước huy động được các nguồn lực bên trong và
bên ngoài xây dựng môi trường giáo dục. Các đơn vị hỗ trợ giúp cho trường
hàng 100m3 đất đổ nền, lao động tham gia hàng trăm công để san lấp nền, vệ
sinh mặt bằng, cho người đến trường trồng cây xanh, làm sân cỏ, nhiều đơn vị
tặng cây cảnh, cây hoa, hàng tuần đến trường làm vườn rau, đặc biệt là một số
đơn vị đã hỗ trợ về cơ sở vật chất, đồ dùng học tập, đồ chơi ngoài trời, tủ, kệ,

giá sách cho trường…nhờ đó tạo cho cảnh quan nhà trường được thay đổi hoàn
toàn, nhà trường được cải thiện về điều kiện cơ sở vật chất và quang cảnh
trường ngày càng được khang trang hơn, xanh, sạch, đẹp hơn. Trường đã có đầy
đủ các phòng chức năng và được sắp xếp liền kề, khoa học để phục vụ các hoạt
động cho trẻ được phù hợp. Đồ dùng đồ chơi thiết bị dạy học đảm bảo theo qui
định của ngành. Nhờ có vườn rau, vườn hoa, cây ăn quả, cây cảnh đẹp… đã giúp
trẻ có điều kiện quan sát, học tập về môi trường xung quanh.Vườn rau xanh, cây


9

ăn quả do tập thể đội ngũ CB-GV-NV chăm bón hàng ngày nay đã xanh tốt, cho
bé luôn có rau, quả bổ sung vào thực đơn trong tuần.
Cơ sở vật chất được xây dựng qui mô. Trong năm học 2014-2015 nhà
trường đã còn 2 điểm trường/7 thôn, cả 2 cơ sở đều xây dựng tường rào, cổng
ngõ, sân vườn đảm bảo môi trường, trẻ có đủ đồ dùng học tập, đồ chơi theo qui
định. Số trẻ ra lớp tăng đáng kể từ 3 lớp nay đã lên 7 lớp với số cháu 205 trẻ,
100% trẻ học ngày 2 buổi và được học bán trú.
- Tình hình phát triển số lượng của Trường :
Thống kê kết quả số lượng qua các năm
TT
01
02
03

Tổng số lớp, học
sinh, tăng
Tổng số lớp
Tổng học sinh
Số lượng hoc sinh

học bán trú

Năm học
2005-2006
03
56
Không có
lớp bán trú

Năm học
2012-2013
06
180
03 lớp bán
trú

Năm học
2013-2014
07
200
07 lớp bán
trú

Năm học
2014-2015
07
205
07 lớpbán
trú


Ghi chú

Về kinh phí huy động cũng đạt được rất khả quan. Tổng kinh phí các
nguồn được huy động hỗ trợ để xây dựng môi trường giáo dục cho trường là:
6.921.267.000đồng . Trong đó:
+ Nguồn huy động từ các đơn vị hỗ trợ:

886.771.000đồng

+ Nguồn huy động từ phụ huynh đóng góp: 107.640.000đồng
+ Nguồn của UBND xã:

1.415.709.000đồng

+ Nguồn của UBND huyện:

4.511.147.000đồng

Và hàng trăm công lao động của các hội, đoàn thể, phụ huynh và đơn vị
bộ đội kết nghĩa.
Nhờ làm tốt công tác này, chất lượng nuôi dạy chăm sóc trẻ được đảm
bảo. Trong năm học qua trường đã vinh dự được Sở giáo dục và đào tạo Quảng
Nam công nhận trường đạt Chuẩn quốc gia mức độ 1 và Phòng GD&ĐT huyện
Phú Ninh đánh giá cao và công nhận trường đạt xuất sắc về tiêu chí trường học
thân thiện, học sinh tích cực. Được phòng GD&ĐT huyện Phú Ninh đề nghị tỉnh
đánh giá ngoài trường MG Hoạ Mi đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3
trong năm học 2014-2015
VII. Kết luận:
- Để thực hiện tốt công tác huy động các nguồn lực xây dựng môi trường
giáo dục, nhà trường đóng vai trò chủ đạo, chủ động phối hợp với các ban ngành



10

đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội khác. Tích cực tham mưu với các cấp lãnh
đạo. Nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền làm cho cán bộ, giáo viên,
nhân viên trong trường, cha mẹ trẻ và toàn xã hội có nhận thức đầy đủ và đúng
đắn về môi trường giáo dục, từ nhận thức đúng sẽ có suy nghĩ và hành động
đúng.
- Kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục phải sát thực tế và phù hợp với
môi trường giáo dục mầm non, đảm bảo tính lâu dài và bền vững
- Phối hợp và thực hiện các biện pháp như đã nêu ở trên phải linh hoạt,
không máy móc.
- Làm tốt công tác xã hội hoá để huy động nguồn lực con người và tài
chính nhằm đầu tư xây dựng các hạng mục đảm bảo môi trường giáo dục xanhsạch – đẹp.
- Làm tốt công tác giáo dục môi trường cho trẻ. Giáo viên là tấm gương
cho trẻ noi theo để từ đó trẻ có ý thức tự giác tham gia bảo vệ môi trường.
Tóm lại, thực hiện tốt công tác huy động các nguồn lực xây dựng tốt môi
trường giáo dục trong trường Mẫu giáo huy động các nguồn lực để xây dựng
trường Là con đường cơ bản để phát triển giáo dục nói chung, phát triển giáo
dục mầm non nói riêng. Trong những năm qua, quá trình xây dựng tốt môi
trường giáo dục ở địa bàn xã Tam An đạt được một số kết quả nhất định, song
cũng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Để đẩy mạnh hơn nữa quá trình xây
dựng trường đạt chuẩn quốc gia với trường cần tăng cường hơn nữa việc tham
mưu, thực hiện một cách mạnh dạn có kế hoạch cụ thể, các giải pháp mà trước
hết phải phát huy tác dụng của nhà trường và các thành viên trong trường, trong
đời sống cộng đồng. Muốn vậy trường phải không ngừng nâng cao chất lượng
nuôi, dạy trẻ bồi dưỡng kiến thức về chăm sóc giáo dục và làm sao cho mọi
người hiểu tầm quan trọng của việc hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ mầm
non là rất quan trọng nhất là các bậc phụ huynh. Qui hoạch mạng lưới trường lớp

phù hợp với địa bàn và tình hình địa phương, ngày càng mở rộng hơn nữa quy
mô phát triển trường lớp đạt được tiêu chuẩn trường học thân thiện, học sinh tích
cực, phấn đấu trường ngày càng nâng cao chất lượng hiểu quả.
VIII. Đề nghị:
Để trẻ mẫu giáo có được môi trường giáo dục tốt cho trẻ học tập, vui chơi,
đảm bảo an toàn. Kính mong các cấp tiếp tục quan tâm đầu tư hơn nữa cho
ngành học mầm non, đăc biệt là ở vùng nông thôn.


11

Hình ảnh thực trạng của trường 3 lớp học những năm trước đây


12

Bộ đội giúp trường trồng cây tạo cảnh quan môi trường


13

Huy động sự đóng góp công của phu huynh làm sân vườn


14

Các cháu tham quan tháp Chiên Đàn

Các cháu tham gia văn nghệ với đơn vị Bộ Đội kết nghĩa



15

Các cháu chơi đồ chơi ngoài ngoài trời


16

Cảnh trường hiện tại đã được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ


17

X . MỤC LỤC

số trang

IX. Hình ảnh……………………………………………………….10
-15



×