Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Một số biện pháp nâng cao chất lượng phần biến trở môn vật lí 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.71 KB, 38 trang )

- 11. Tên đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHẦN BIẾN TRỞ
MÔN VẬT LÍ 9
2. Đặt vấn đề:
2.1. Tầm quan trọng:
Việc giải bài tập Vật lý là rất khó khăn đối với nhiều học sinh ở lớp 9 nhất là
học sinh ở vùng nông thôn. Hơn thế nữa, Sách giáo khoa Vật lý 9 được biên soạn
theo tinh thần mới biểu hiện nguyên tắc “Lấy học sinh làm trung tâm”.
Trước một bài tập Vật lý về mặt định lượng cũng như định tính thì học sinh
rất lúng túng chưa nhận thức được các bản chất vật lý của các hiện tượng đang
xảy ra mà bài toán đề cập đến. Đa số học sinh không biết vận dụng kiến thức nào
hay định luật nào để giải và cách trình bày một bài toán như thế nào?
2.2. Thực trạng:
Đối với các bài toán Vật lý trong chương trình THCS đa số học sinh thường
lúng túng không biết giải bài toán theo hướng nào để tìm ra kết quả cần tìm, khi
biết một vài đại lượng đã cho trong bài toán và phải dùng những công thức nào?
Hay đối với bài toán định tính, tìm hiện tượng xãy ra khi biết một hoặc vài hiện
tượng cần dựa vào kiến thức nào là phù hợp? Từ trước đến nay học sinh chỉ vận
dụng công thức rồi mới tính, còn phần biến trở cần phải xác định chính xác phần
nào biến trở tham gia trong mạch điện, biến trở mắc như thế nào với các dụng cụ
thiết bị điện trong mạch điện. Từ đó phân tích các đoạn mạch trong mạch điện là
đoạn mạch nối tiếp hay đoạn mạch song song, giữa các đoạn mạch đó mắc như
thế nào và sau đó mới vận dụng kiến thức Vật lí, Toán học rồi mới tính.
Việc giải bài tập biến trở cần có tính tư duy lôgic thông qua các bước trung
gian mà bài học về biến trở chỉ một tiết lý thuyết chỉ dùng thực nghiệm và một
bài tập biến trở đơn giản trong ba bài tập của một tiết bài tập, các em rất lo lắng
việc giải các bài tập phần biến trở vì nó còn liên quan đến kiến thức ở các tiết
học sau ở học kì I (liên quan đến phần công suất của các dụng cụ điện) và các bài
kiểm tra một tiết, học kì thì lại hay có. Đây là điểm yếu nhất của học sinh ở lớp
9. Làm thế nào cho các em giải được bài tập và nắm được các dạng bài toán từ
thấp đến cao có lôgic. Mặc khác, đối với các em học sinh giỏi có hướng phấn


đấu, khẳng định mình bởi sự ham thích môn Vật lí và mong muốn được vào
trường chuyên thì cần có những kiến thức cao hơn. Trong khi đó, trên lớp các em
chưa được rèn luyện những bài toán phức tạp hơn và đặc biệt là tham gia cuộc
thi học sinh giỏi lớp 9.


- 2Ngoài ra, trong quá trình dạy học cần phát hiện những học sinh có năng lực,
ham mê để tiếp tục nâng cao kiến thức để xây dựng một thế hệ trẻ tài năng góp
phần xây dựng đất nước trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở vùng
nông thôn điều kiện học tập của học sinh rất thấp so với thành thị, các em chỉ
biết tự học tự rèn. Sự quan tâm của phụ huynh đối với học sinh chưa cao, tính
giáo dục đối với thế hệ trẻ giữa Nhà trường, gia đình và xã hội chưa đều.
2.3. Lý do chọn đề tài:
Trước thực trạng trên, là giáo viên giảng dạy môn Vật lý, tôi phải có trách
nhiệm nâng cao chất lượng bộ môn mình giảng dạy “Tất cả vì học sinh thân
yêu”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Bản
thân rất trăn trở, suy tư với trọng trách của mình đối với ngành, nhà trường, đối
với học sinh cũng như phụ huynh học sinh góp phần nhỏ để xây dựng thế hệ trẻ
đầy nhiệt huyết và có năng lực. Vấn đề tôi quan tâm nhất là học sinh phải giải
được bài toán Vật lý phần biến trở, nhằm nâng cao chất lượng, tạo hứng thú học
tập môn Vật lý và trình bày được bài giải của bài tập Vật lý. Chính vì vậy tôi tập
trung nghiên cứu cách: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phần biến trở
môn Vật Lí 9” nhằm giúp học sinh giải bài toán một cách có phương pháp, có
hệ thống, đạt kết quả cao trong học tập.
2.4. Giới hạn nghiên cứu đề tài:
Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phần biến trở môn Vật Lí
9” được thực hiện trong 02 năm, với tổng số học sinh là 181 học sinh tại trường
THCS Nguyễn Văn Trỗi, huyện Phú Ninh, Quảng Nam.
3. Cơ sở lý luận:
Năm học 2002-2003 là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT triển khai chương trình

thay sách lớp 6. Trong chương trình thay sách các môn học nói chung và môn
Vật lý nói riêng có nhiều điểm mới cả về nội dung và phương pháp học tập so
với trước.
Theo điều 27 Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định giáo dục phổ thông là:
“Mục tiêu Giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh
tiếp tục học lên, hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ
quốc”. Để đạt được mục tiêu đó cần đạt được những mục tiêu về kiến thức, về kỹ
năng và về tình cảm thái độ. Trong đó, kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích


- 3các hiện tượng Vật lý đơn giản, để giải các bài tập Vật lý đòi hỏi những suy luận
lôgic và những phép tính đơn giản cũng như để giải quyết một số vấn đề thực tế
của cuộc sống. Bộ môn Vật lý cần có những thay đổi cơ bản về phương pháp dạy
và học, phải biến quá trình dạy học thành một quá trình tự học, phải phát triển tư
duy cho học sinh...
Bài tập Vật lý có tác dụng to lớn trong việc học cũng như giáo dục tư
tưởng cho học sinh. Bài tập Vật lý là hình thức ôn tập sinh động những điều đã
học trong chương trình Vật lý phổ thông, giúp học sinh củng cố, đào sâu và mở
rộng kiến thức cơ bản của bài tập vật lý. Bài tập Vật lý còn là phương tiện rất tốt
để xây dựng và củng cố kỹ năng, kỹ xảo vận dụng lý luyết vào thực tiễn cuộc
sống. Bên cạnh đó, bài tập Vật lý còn là phương tiện quý báu để phát triển năng
lực làm việc độc lập, năng lực tư duy khoa học của học sinh.
Bài tập về biến trở thì học sinh có thể củng cố khắc sâu hơn về cách tính
điện trở, cường độ dòng điện, hiệu điện thế, cách suy luận về các mạch điện mắc
nối tiếp, mạch điện mắc song song và mạch điện hổn hợp.
Bài tập về biến trở giúp học sinh có số bài tập phong phú và đa dạng hơn,
phát huy tính tích cực và mê say việc tìm tòi kiến thức mới, là quá trình tích hợp

kiến thức các môn học.
4. Cơ sở thực tiển:
Nhiều năm qua, Tôi đã suy nghĩ và thực nghiệm về một số biện pháp nâng
cao chất lượng môn Vật lí 9 phần biến trở, áp dụng phương pháp phân tích đi lên
như đã thực hiện ở học kì I phần khối lượng riêng – trọng lượng riêng ở lớp 6,
học kì II phần nhiệt học lớp 8, học kì I phần điện học lớp 9 (Định luật Ôm cho
đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song) thông qua hệ thống công thức Vật
lí, cách tổng hợp kiến thức và vận dụng kiến thức phù hợp cần thiết giải bài toán
đã khắc phục những khó khăn trên, đem lại kết quả rất rõ rệt. Giúp cho học sinh
hiểu được sâu sắc hơn các khái niệm, các định luật Vật lý, các hiện tượng Vật lý
làm cho các em hứng thú say mê hơn trong việc học Vật lý. Từ đó giúp học sinh
vận dụng kiến thức Vật lý vào thực tiễn cuộc sống được tốt hơn. Với các biện
pháp này học sinh có thể tự học ở nhà, tự nâng cao kiến thức cho bản thân và
làm tài liệu cho chủ đề tự chọn được áp dụng cho hai đối tượng học sinh: Đối
tượng đại trà theo chuẩn kiến thức kĩ năng và đối tượng nâng cao để chọn và
thành lập đội tuyển dự thi khảo sát học sinh giỏi lớp 9 đồng thời là tài liệu dành
cho bồi dưỡng học sinh giỏi và từ đó các em có được kiến thức tham gia dự thi
vào trường chuyên.


- 45. Nội dung nghiên cứu
Thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng phần biến trở môn
Vật Lí 9” cụ thể các biện pháp sau:
5.1. Biện pháp 1: Hệ thống kiến thức về biến trở và kết hợp hệ thống
công thức về định luật Ôm, đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song.
Để thực hiện biện pháp này, ngay từ đầu năm học Tôi đã thực hiện hệ
thống công thức về định luật Ôm thông qua từng tiết dạy và áp dụng phương
pháp phân tích đi lên để giải bài toán đã áp dụng nhiều năm. Bài biến trở áp dụng
phương pháp thực nghiệm vận dụng Vật lí (Định luật ôm, R= ρ.l/S) và Toán học
để rút ra kết luận. Trong bài học ta cho học sinh nắm, ghi vở câu C4 ở sách giáo

khoa trong bốn trường hợp của vị trí con chạy C, là cơ sở quan trọng để giải câu
C6 sách giáo khoa Vật lí 9 trang 29, ta cần cho học sinh giải thích theo hệ thống
công thức về định luật Ôm.
5.1.1. Phần hệ thống công thức về định luật Ôm, đoạn mạch nối tiếp,
đoạn mạch song song.
I = U/ R
R= ρ.l/S
nt
//
I = I1 = I2
I = I1+ I2
U = U 1 + U2
U = U1= U2
R = R1+ R2
1/R = 1/ R1+ 1/R2
Với: - U là hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện.
- I là cường độ dòng điện chạy qua mạch điện.
- R là điện trở của toàn mạch điện.
* Qua bài: Đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song ta cần rút ra chú ý:
- Đèn sáng bình thường khi: Iđ = Iđm hoặc Uđ = Uđm.
- Đèn sáng mạnh hơn bình thường khi: Iđ > Iđm hoặc Uđ > Uđm.
- Đèn sáng yếu hơn bình thường khi: Iđ < Iđm hoặc Uđ < Uđm.
Với: - Uđm là hiệu điện thế định mức của đèn.
- Iđm là cường độ dòng điện định mức của đèn.
- Uđ là hiệu điện thế giữa hai đầu đèn.
- Iđ là cường độ dòng điện chạy qua đèn.
5.1.2. Bài biến trở:
- Biến trở xem như một điện trở có thể thay đổi trị số (khái niệm biến trở).
- Khi tìm hiểu câu C4 ở sách giáo khoa thì ta chốt lại kiến thức:



- 5C
+
1
2
Với:
Điện trở của phần biến trở tham gia (Rx).
Điện trở của phần biến trở không tham gia.
Rb : Điện trở lớn nhất của biến trở
. Khi con chạy C dịch chuyển về 1 thì Rx giảm. (vận dụng R= ρ.l/S)
. Khi con chạy C dịch chuyển về 2 thì Rx tăng.
. Khi con chạy C ở 1 thì Rx = 0.
. Khi con chạy C ở 2 thì Rx = Rb.
- Từ phần này học sinh đã nắm vững thì ta thêm ở con chạy có mắc thêm
điện trở:
R
C
_
+
1
2
. Lúc này cả hai phần của biến trở tham gia vào mạch điện.
R
C
_
=>
+
1
2
. Vẽ lại mạch điện thành mạch điện hổn hợp rõ hơn.

R
+
R1
R2
- Câu C6 sách giáo khoa vật lí 9 trang 29
Khi con chạy C dịch chuyển về A, B thì độ

-

C

sáng của đèn thay đổi như thế nào?
A

.+
UU

D
B

Với Rđ là điện trở của đèn.
Đối với dạng bài toán này giáo viên hướng cho học sinh áp dụng định luật
ôm cho toàn mạch và đoạn mạch mắc nối tiếp.
- Xác định điện trở của phần biến trở tham gia Rx.
- Độ sáng của đèn thì dựa vào cường độ dòng điện của đèn.
- Viết công thức cho đoạn mạch nối tiếp về cường độ dòng điện:
=> I = Ix = Iđ.


- 6- Viết công thức tính cường độ dòng điện cho toàn mạch: I = U/ R.

- Viết công thức tính điện trở cho toàn mạch: R = Rx + Rđ.
- Khi con chạy C dịch chuyển về phía A thì Rx như thế nào? =>Rx giảm.(1)
- Khi con chạy C dịch chuyển về phía B thì Rx như thế nào? => Rx tăng. (2)
- Khi con chạy C ở A thì Rx như thế nào? => Rx = 0.
(3)
- Khi con chạy C ở B thì Rx như thế nào? => Rx = Rb.
(4)
Từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bài giải theo hướng ngược lại:
+ Trường hợp (1):
- Khi C dịch chuyển về phía A thì Rx giảm.
- R = Rx + Rđ và Rđ không đổi nên R giảm.
- I = U/ R và U không đổi nên I tăng.
- Mà I = Ix = Iđ nên Iđ tăng hay đèn sáng mạnh hơn ban đầu.
+ Trường hợp (2):
- Khi C dịch chuyển về phía B thì Rx tăng.
- R = Rx + Rđ và Rđ không đổi nên Rx tăng.
- I = U/ R và U không đổi nên I giảm.
- Mà I = Ix = Iđ nên Iđ giảm hay đèn sáng yếu hơn ban đầu.
+ Trường hợp (3):
- Khi C ở A thì Rx = 0.
- R = Rx + Rđ => R = Rđ nhỏ nhất.
- I = U/ R và U không đổi nên I lớn nhất.
- Mà I = Ix = Iđ nên Iđ lớn nhất hay đèn sáng mạnh nhất.
+ Trường hợp (4):
- Khi C ở B thì Rx = Rb.
- R = Rx + Rđ => R = Rx + Rđ lớn nhất.
- I = U/ R và U không đổi nên I nhỏ nhất.
- Mà I = Ix = Iđ nên Iđ nhỏ nhất hay đèn sáng yếu nhất.
Qua phần này thông học sinh có thể tự ôn lại những kiến đã học như: Định
luật Ôm? Viết công thức tính Định luật Ôm? Mối quan hệ giữa chúng?. Từ các

công thức tính các em còn nắm được kí hiệu các đại lượng, kí hiệu đơn vị. Nắm
được những kiến thức cơ bản về biến trở để giải thích bài tập định tính và tiền đề
cho việc giải bài tập định lượng. Với sơ đồ trên giúp các em tái hiện lại kiến thức


- 7đã học đồng thời là yếu tố cơ bản giúp cho các em biết được hướng giải quyết
một bài toán. Nội dung này không những chỉ giúp cho học sinh giải bài tập phần
biến trở mắc với điện trở mà còn giải các bài toán điện trở mắc với đèn khi học
xong bài công suất điện.
Cách trình bày đặt câu hỏi như trên theo sơ đồ hệ thống các công thức các
em nắm lại các kiến thức cơ bản đã được học theo một lôgic và cách diễn đạt này
tương tự bản đồ tư duy trong dạy học. Đây cũng là tài liệu củng cố kiến thức mà
học sinh dựa vào để tái hiện lại kiến thức đã học phục vụ cho việc ôn tập cho các
lần kiểm tra và các cuộc thi.
2. Biện pháp 2: Vận dụng kiến thức ở biện pháp 1, áp dụng phương
pháp phân tích đi lên và phân tích mạch điện để giải bài tập gồm hai điện
trở (một điện trở và biến trở).
Căn cứ theo đề bài tập Vật lí chúng ta có thể tóm tắc đề dựa số liệu cụ thể,
theo câu từ ở đề bài, hiện tượng xảy ra? có mấy điện trở tham gia đó là những
điện trở nào? Các điện trở mắc như thế nào trong mạch điện? Những dụng cụ
điện nào và công dụng của nó? Phần nào của biến trở tham gia vào mạch điện.
Đây là khâu rất quan trọng nhất trong việc chọn hướng giải bài tập để đi đến kết
quả đúng nhất. Ngoài ra còn giúp cho học sinh khi mắc biến trở trong mạch điện
ta phải điều chỉnh con chạy C ở vị trí sao cho biến trở tham gia toàn bộ.
Khi thực hiện được hướng phân tích bài toán theo thứ tự nêu trên, ta trình
bày bài giải theo thứ tự ngược lại. Ứng với từng thứ tự có công thức ta đặt lời
giải. Khâu này tạo cho học kĩ năng bài làm, khả năng diễn đạt lời giải và cách
trình bày bài giải bài tập Vật lí đầy đủ .
Ví dụ 1:
. U.

D

C

Cho mạch điện như hình vẽ.
A

B

Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 6 V và cường độ dòng điện
định mức là 1A. Điện trở lớn nhất của biến trở 12  . Hiệu điện thế ở hai đầu
đoạn mạch
U = 6V. Đèn sáng như thế nào khi con chạy C:
a. ở A.
b. ở B.
Hướng dẫn:
Cho biết:


- 8Uđm = 6 V
Iđm = 1A
Ub = 12 
U = 6V.
Tìm: Độ sáng của đèn
- Muốn biết đèn sáng như thế nào ta làm gì? => Iđ với Iđm hoặc Uđ với Uđm
a. Khi con chạy C ở A
U .

- Xác định phần điện trở của biến trở tham gia. => Rx = 0
- Mạch điện gồm mấy điện trở? => chỉ đèn (một điện trở)

- Uđ như thế nào với U? => Uđ = U
b. Khi con chạy C ở B

.

- Xác định phần điện trở của biến trở tham gia.
A

=> Rx = Rb

U
C

.

B



- Mạch điện gồm mấy điện trở? => hai điện trở.
- Tính Iđ dựa vào công thức nào? => I = Iđ = Ib
- Tính I dựa vào công thức nào? => I = U/ R
- Tính R dựa vào công thức nào? => R= Rđ + Rb
- Tính Rđ dựa vào công thức nào? => Rđ = Uđm /Iđm
Bài giải:
a. Khi con chạy C ở A thì phần điện trở của biến trở tham gia Rx = 0.
Mạch điện chỉ còn đèn nên hiệu điện thế giữa hai đầu cũng là hiệu điện thế
của mạch. Uđ = U = 6V
Do Uđ = Uđm nên đèn sáng bình thường.
b. Khi con chạy C ở B thì phần điện trở của biến trở tham gia Rx = Rb.



- 9Điện trở của đèn là :
Rđ = Uđm /Iđm = 6 / 1 = 6 (  )
Điện trở của toàn mạch là :
R = Rđ + Rb= 6 + 12 = 18 (  )
Cường độ dòng điện qua mạch là:
I = U / R = 6/ 18 = 0,333 (A)
Do đoạn mạch nối tiếp nên Iđ = Ib= I = 0,333A
Ta có Iđ < Iđm nên đèn sáng yếu hơn bình thường.

.

Ví dụ 2:

U

.

C
B

A

Cho mạch điện như hình vẽ.

Một bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở là 7,5  và cường độ dòng điện
chạy qua đèn khi đó 0,6 A. Hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch U = 12V. Tìm
điện trở của phần biến trở tham gia để đèn sáng bình thường?
Hướng dẫn:


.U

- Đoạn mạch này gồm mấy điện trở?
C

=> mắc 2 điện trở.
- Mắc như thế nào? => mắc nối tiếp.

A

Rx

.
B



- Xác định phần điện trở của biến trở tham gia.
Cách 1: Dùng đoạn mạch nối tiếp trước.
- Tính Rx dựa vào công thức nào?
=> R = Rđ + Rx
- Tính R dựa vào công thức nào?
=> I = U/ R
- Tính I dựa vào công thức nào?
=> I = Iđ = Ix
Bài giải:
Cho biết:

Cường độ dòng điện qua mạch là:


I = Ix = Iđ = 0,6 (A)

U = 12V

Điện trở tương của toàn mạch là: R = U/ I = 12/ 0,6 = 20 (  )

Iđ = 0,6 A

Điện trở của phần biến trở tham gia là:


- 10Rđ = 7,5 
Tìm:

R = Rđ + Rx
=> Rx = R - Rđ = 20 - 7,5 = 12,5(  )

Rx = ?
Cách 2: Dùng định luật ôm dây dẫn trước.
- Điện trở của phần biến trở tham gia là: Rx = Ux / Ix
- Tính Ux và Ix dùng công thức nào?
=> U = Ux + Uđ , I = Ix = Iđ
- Tính Uđ dùng công thức nào?
Uđ = Iđ . Rđ
Bài giải:
Cho biết:

Hiệu điện thế ở hai đầu đèn là:


U = 12V

Uđ = Iđ .Rđ = 0,6. 7,5 = 4,5(V)

Iđ = 0,6 A

Cường độ dòng điện qua mạch là:

Rđ = 7,5 

I = Ix = Iđ = 0,6 (A)

Tìm:

Hiệu điện thế ở hai đầu biến trở là:

Rx = ?

Ux = U - Uđ = 12 - 4,5 = 7,5(  )
Điện trở của phần biến trở tham gia là
Rx = Ux/Ix = 7,5/0,6 = 12,5(  )

Ví dụ 3:

M

A

R1


A

C

B

N

Cho mạch điện như hình vẽ U = 12V, khi dịch chuyển con chạy C thì số
chỉ của am pe kế thay đổi từ 0,24A đến 0,4A. Hãy tính giá trị R 1 và giá trị lớn
nhất của biến trở ? Biết điện trở của Ampe kế không đáng kể.
Hướng dẫn:
Cho biết:
U = 12V
I1 = 0,24 A

M

A

R1

I2 = 0,4 A
Tìm: R1 = ? Rb = ?
+ Mạch điện này có mấy điện trở? => Hai điện trở.

A

C


B

N


- 11+ Mắc như thế nào? => Mắc nối tiếp
+ Có dụng cụ điện nào? => Ampe kế.
+ Công dụng của nó? => Chỉ cường độ dòng điện của toàn mạch.
+ I = U/R Khi U không đổi, nếu R càng nhỏ thì I càng lớn và ngược lại
- Khi C dịch chuyển  số đo của ampe kế thay đổi từ 0,24A đến 0,4A
nghĩa là gì?
+ Khi C trùng A  Rx = 0  R = R1+ Rx = R1 (nhỏ nhất)  I = I2 = 0,4A là
giá tri lớn nhất. Biết I và U ta tính được R1 ( với I = U/ R1 )
+ Ngược lại, khi C trùng với B  Rx = Rb  R = R1+Rb  I = I1 = 0,24A là
giá trị nhỏ nhất  R = R1 + Rb . Vì đã biết U, I và R 1 ta sẽ tính được Ro là điện
trở lớn nhất của biến trở. Với R = U/ R1 + Rb và Rb = R - R1
Bài giải
1.Tính R1:
Khi con chạy C trùng với A  Rx = 0 , I = I2 = 0,4A
Điện trở của toàn mạch là: R = R1
Điện trở R1 là có giá trị là:
I = U/R = U/ R1
=> R1= U/I = 12/0,4 = 30(  )
Vậy R1 = 30 
2. Tính điện trở lớn nhất của biến trở Rb
Khi C trùng với B => Rx = Rb
 R = R1 + Rb có giá trị lớn nhất đạt giá trị nhỏ nhất  I = I1 = 0,24 A

Ta có: R = U/ I <=> R1 + Rb= U/I = 12/ 0,24 = 50(  )
R1 + Rb = 50 => Rb= 50 - R1

Mà R1 = 30   R = 50 – 30 = 20(  )
Vậy giá trị lớn nhất của biến trở là 20 
Qua phần tóm tắt đề và dựa vào sơ đồ hệ thống công thức ta được thiết lập
như trên ta viết các công thức theo yêu cầu của đề để có một hướng giải. Đây là
bước quan trọng nhất, then chốt nhất để giải một bài tập. Đồng thời làm cho học
sinh tái hiện lại các kiến thức đã được học, thể hiện tính tư duy sáng tạo của học
sinh mà phương pháp dạy học đã đề cập đến là “Lấy học sinh làm trung tâm”. Từ
đó giáo viên nắm được mức độ tiếp thu, lĩnh hội và vận dụng kiến thức để giải


- 12quyết một bài tập Vật lí của tùng cá nhân học sinh mà có biện pháp thích hợp để
cho tất cả các học sinh nắm được kiến thức, có sự ham thích môn Vật lí, nâng
cao chất lượng bộ môn theo đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Đồng thời
phát hiện được học sinh học giỏi tiếp tục bồi dưỡng để dự thi học sinh giỏi lớp 9
và thi vào trường chuyên.
3. Biện pháp 3: Chuyển mạch điện đơn giản sang mạch điện hổn hợp.
Sau khi thực hiện biện pháp 2 học sinh đã nắm được kiến thức Vật lí, áp
dụng mạch điện nối tiếp hoặc mạch điện song song trong quá trình giải bài tập
Vật lí. Đối với học sinh giỏi thì cần nắm đoạn mạch hổn hợp để đào sâu kiến
thức hơn, phát huy tính tư duy cao hơn và các cuộc thi sắp đến. Vì vậy tôi
chuyển sang hai dạng như sau:
3.1 Dạng: Mạch điện nối tiếp hoặc mạch điện song song sang mạch
điện hổn hợp thông qua việc mắc thêm điện trở và mắc như thế nào cho phù
hợp theo yêu cầu của đề bài. ( phân áp, phân dòng)
Khi các em đã được lĩnh hội mạch điện nối tiếp hoặc mạch điện song song
trong quá trình giải bài tập Vật lí, việc mắc thêm biến trở như thế nào cho phù
hợp theo yêu cầu của đề bài thì các em rất lúng túng không biết giải như thế nào.
Do đó, từ bài học đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song ta cần cho học sinh
nắm kiến thức về quan hệ giữa giá trị thực tế và giá trị định mức về cường độ
dòng điện, hiệu điện thế như:

- Đèn sáng bình thường khi: Iđ = Iđm hoặc Uđ = Uđm.
- Đèn sáng mạnh hơn bình thường khi: Iđ > Iđm hoặc Uđ > Uđm.
- Đèn sáng yếu hơn bình thường khi: Iđ < Iđm hoặc Uđ < Uđm.
Với:
- Uđm là hiệu điện thế định mức của đèn.
- Iđm là cường độ dòng điện định mức của đèn.
- Uđ là hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện.
- Iđ là cường độ dòng điện chạy qua mạch điện.
Với dạng bài này thường đặt câu hỏi khi nào đèn sáng bình thường sau khi
tóm tắt đề thì việc định hướng giải bài toán dễ hơn. Dạng này đã từng có trong
đề kiểm tra học kì I ( đề của phòng) tìm những học sinh có tư duy cao để tiếp tục
đào tạo, bồi dưỡng tham gia các cuộc thi.
Ví dụ 4: Đèn 1 có hiệu điện thế định mức 6V, cường độ dòng điện định
mức 2 A. Đèn 2 có hiệu điện thế định mức 6 V và cường độ dòng điện định mức


- 131,5 A được mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế 12V. Điện trở của đèn
không phụ thuộc vào nhiệt độ.
a. Các đèn sáng như thế nào?
b. Để hai đèn sáng bình thường người ta mắc thêm một biến trở như thế
nào và có điện trở tham gia của biến trở là bao nhiêu?
Cho biết:

Uđm1 = 6V

+

Đ1

Đ2


_-

Iđm1 = 2 A
Uđm2 = 6 V
Iđm2 = 1,5 A
U = 12V
Tìm: a. Đèn sáng như thế nào?
b.Mắc như thế nào? Rx = ?
Hướng dẫn:
a. - Muốn biết đèn sáng như thế nào ta phải làm gì? => So sánh cường độ
dòng điện hoặc hiệu điện thế của đèn với cường độ dòng điện định mức hoặc
hiệu điện thế định mức của đèn( I với Iđm hoặc U với Uđm).
- Tìm cường độ dòng điện qua mỗi đèn: I1, I2
- Tìm I1, I2 dùng công thức nào? => I1 = I2 = I
- Tìm I dùng công thức nào? => I = U / R
- Tìm R dùng công thức nào? => R = R1 + R2
- Tìm R1, R2 dùng công thức nào?
R1= Uđm1 / Iđm1
R2 = Uđm2 / Iđm2
+

Đ1

Đ2
Rx

b. Khi nào đèn sáng bình thường?
I1 = Iđm1, U1 = Uđm1, I2 = Iđm2 , U2 = Uđm2
- U như thế nào với U1, U2? => U = U1 + U2

- I1 như thế nào với I2 => I1> I2

-


- 14- Biến trở mắc như thế nào trong mạch điện? => song song với đèn 2
- Tìm điện trở của phần biến trở tham gia ta dùng công thức nào?
Rx= Ux / Ix
- Ux như thế nào với U2? => Ux = U2
- Ix tính như thế nào? => Ix = I1 - I2
Giải:
a. Điện trở của đèn 1 là: R1= Uđm1 / Iđm1 = 6 / 2 = 3(  )
Điện trở của đèn 2 là: R2 = Uđm2 / Iđm2 = 6/ 1,5 = 4(  )
Điện trở của toàn mạch là: R = R1 + R2 = 3 + 4 = 7 (  )
Cường độ dòng điện qua mạch chính là cường độ dòng điện qua mỗi đèn
I1 = I2 = I = U / R = 12 / 7 = 1,714(A)
Do I1 < Iđm1 nên đèn 1 sáng yếu hơn bình thường.
Do I2 > Iđm2 nên đèn 2 sáng mạnh hơn bình thường.
b. Để đèn sáng bình thường thì:
I1 = Iđm1 = 2A , U1 = Uđm1 = 6V
I2 = Iđm2 = 1,5A , U2 = Uđm2 = 6V
Ta có U = U1 + U2 và I1> I2 nên biến trở mắc song song với đèn 2
Cường độ dòng điện qua biến trở là:
Ix = I1 - I2 = 2 - 1,5 = 0,5(A)
Hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở là:
Ux = U2 = 6V
Điện trở của phần biến trở tham gia là:
Rx= Ux / Ix = 6 / 0,5 = 12 (  )
Ví dụ 5: Đèn 1 có hiệu điện thế định mức 6V, cường độ dòng điện định
mức 2,0 A. Đèn 2 có hiệu điện thế định mức 6 V và cường độ dòng điện định

mức 1,5 A được mắc song song vào nguồn điện có hiệu điện thế 9V. Điện trở của
đèn không phụ thuộc vào nhiệt độ.
a. Các đèn sáng như thế nào?
b. Để hai đèn sáng bình thường người ta mắc thêm một biến trở như thế
nào và có điện trở tham gia của biến trở là bao nhiêu?


- 15Cho biết: Uđm1 = 6V

+

Đ1

-

Iđm1 = 2 A
Uđm2 = 6 V
Iđm2 = 1,5 A
U = 9V

Đ2

Tìm: a. Đèn sáng như thế nào?
b.Mắc như thế nào? Rx = ?
Hướng dẫn:
a. - Muốn biết đèn sáng như thế nào ta phải làm gì? => So sánh cường độ
dòng điện hoặc hiệu điện thế của đèn với cường độ dòng điện định mức hoặc
hiệu điện thế định mức của đèn( I với Iđm hoặc U với Uđm).
- Tìm cường độ dòng điện qua mỗi đèn: I1, I2
-


Tìm I1, I2 dùng công thức nào? => I1 = U1 / R1

I 2 = U2 / R 2

-

Tìm U1,U2 dùng công thức nào? => U1 = U2 = U

- Tìm R1, R2 dùng công thức nào? R1= Uđm1 / Iđm1
điện trở tham gia của biến trở là bao nhiêu?
+

R2 = Uđm2 / Iđm2 và có

Đ1

-

Rx

Đ2
b. – Khi nào đèn sáng bình thường?
I1 = Iđm1, U1 = Uđm1, I2 = Iđm2 , U2 = Uđm2
- U như thế nào với U1, U2? => U > U1 + U2

và U1 = U2

- Biến trở mắc như thế nào trong mạch điện? => nối tiếp với đoạn mạch
gồm đèn 1 và đèn 2

- Tìm điện trở của phần biến trở tham gia ta dùng công thức nào?
Rx= Ux / Ix
- Ux nào? => Ux = U - U1
- Ix dùng công thức nào? => Ix = I2 + I1


- 16Giải:
a. Điện trở của đèn 1 là: R1= Uđm1 / Iđm1 = 6/ 2 = 3(  )
Điện trở của đèn 2 là: R2 = Uđm2 / Iđm2 = 6/ 1,5 = 4(  )
Do đạn mạch mắc song nên U1 = U2 = U= 9V
Cường độ dòng điện qua qua đèn 1 là:
I1 = U1 / R1 = 9/3 = 3(A)
Cường độ dòng điện qua qua đèn 2 là:
I2 = U2 / R2 = 9/4 = 2,25(A)
Do I1 > Iđm1 nên đèn 1 sáng mạnh hơn bình thường.
Do I2 > Iđm2 nên đèn 2 sáng mạnh hơn bình thường.
b. Để đèn sáng bình thường thì:
I1 = Iđm1= 2A , U1 = Uđm1 = 6V
I2 = Iđm2= 1,5A , U2 = Uđm2 = 6V
Ta có U1 = U2 và U >U1 + U2 nên biến trở mắc nối tiếp với cả hai đèn.
Cường độ dòng điện qua biến trở là:
Ix = I2 + I1 = 2 + 1,5 = 3,5(A)
Hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở là:
Ux = U - U1 = 9 - 6 = 3(V)
Điện trở của phần biến trở tham gia là:
Rx= Ux / Ix = 3/3,5 = 0,857 (  )
Sau khi học bài công suất điện có dạng bài tương tự như:
Ví dụ: Đèn 1 ghi 6V- 6W mắc nối tiếp với đèn 2 ghi 6V-3W vào nguồn
điện có hiệu điện thế 12V. Điện trở của đèn không phụ thuộc vào nhiệt độ.
a. Các đèn sáng như thế nào?

b. Để hai đèn sáng bình thường người ta mắc thêm một biến trở như thế
nào và có điện trở tham gia của biến trở là bao nhiêu?
3.2 Dạng mạch điện hổn hợp có biến trở.
Dạng này biến trở đã mắc trong mạch điện và dựa vào yêu cầu của đề bài
ta cần phân tích như biện pháp 2 và vẽ lại mạch điện đơn giản để giải bài toán.
Việc chuyển mạch điện ( vẽ lại mạch điện) đòi hỏi khả năng tư duy của học sinh
cao hơn nên ban đầu có sự hướng dẫn của giáo viên một cách tỉ mĩ nhưng học


- 17sinh vẫn là chủ thể của việc giải bài toán. Từ đó các em có thể tự phân tích đề,
mạch điện giải bài tập tốt hơn. Nó giúp các em ham thích môn học, tự khẳng
định mình, năng cao khả năng tư duy và giải các bài tập khó hơn trên con đường
học vấn của mình.
Ví dụ 6: ( Bài 11.4b SBT Vật lý 9)
Cho mạch điện (như hình vẽ), đèn sáng bình
thường với Uđm = 6V và Iđm = 0,75A. Đèn được
mắc với biến trở có điện trở lớn nhất bằng 16 

ĐC

A

.

M+

.- N

B


và U không đổi bằng 12V. Tính RAC của biến trở để đèn sáng bình thường .
Hướng dẫn:

Cho biết:
Uđm = 6V
Iđm = 0,75A
Rb = 16 

A

Đ

.

M+

C

.- N

B

U = 12V
Tìm : RAC = R1 = ?
- Xác định điện trở của phần biến trở tham gia.
- Có mấy điện trở tham gia ? => Rđ và RAC, RBC của biến trở.
- Các điện trở này mắc như thế nào ? => (Rđ // RAC) nt RCB
- Rb như thế nào với RAC, RBC
=> Rb = RAC + RBC = RBC + R1 với RAC = R1
=> RBC = Rb – R1= 16 - R1

- Trước hết học sinh phải vẽ lại được mạch điện.
. Khi nào đèn sáng bình thường => Uđ = Uđm = 6V, Iđ = Iđm = 0,75A
 Uđ = UAC = 6V  UCB = U- Uđ = 12 – 6 = 6 V

. Iđ + IAC = ICB
Trong đó:
I AC 

U AC
R1

 Iđ 

; I CB 

U  Uđ
16  R1

Uđ U  Uđ

(*)
R1 16  R1


- 18Học sinh giải phương trình (*)  tìm được R1
Bài giải:
Sơ đồ mới:
X

+.


M

Đ

16-R1

R1
A

C

C

N
-

B

Ta có: RCB = 16 –R1
Vì đèn sáng bình thường nên Uđ = 6V và
Iđ = 0,75A  UAC = Uđ = 6V
U

6

đ
và I AC  R  R
1
1


Vì (Đ//RAC)nt RCB  Iđ + IAC = ICB
UU

đ
Mà I CB  16  R
1

Iđ 

Ta có phương trình:
6

6

3

6
12  6

R1 16  R1
6

6

1

2

2


Hay 0,75  R 16  R  4  R 16  R  4  R 16  R
1
1
1
1
1
1
 R1(16-R1) + 8(16-R1) = 8R1  16R1- R21 + 128- 8R1 = 8R1
 R21 = 128  R1 =

128 11,3()

Vậy phải điều chỉnh con chạy C để R1 = 11,3  thì đèn sáng bình thường.
Ví dụ 7:
Cho mạch điện ( hình vẽ).

M

Biến trở có điện trở toàn phần Rb = 12  .
Đèn loại 6V – 3W ; UMN = 15V (không đổi)

N
I

A Rb B

Ix

a- Tìm vị trí con chạy C để đèn sáng bình thường.

b- Khi dịch chuyển con chạy về phía A độ sáng
của đèn thay đổi như thế nào?
(Bài tập này giao cho học sinh tự làm sau khi đã nắm ví dụ 5)
Ví dụ 8: Cho mạch điện như hình vẽ.

C


- 19Biết R1 = 3  ; R2 = 6  , AB là biến trở

R1

có con chạy C và điện trở toàn phần

D

.

M

Rb =18  . UMN không đổi và bằng 9V.

R2
N

V

Điện trở của vôn kế vô cùng lớn.

C


Xác định vị trí con chạy C để vôn kế chỉ số 0?

A

Hướng dẫn:

B

Mạch cầu cân bằng và đặc điểm của mạch cầu cân bằng.
R1 M R2

* Hình dạng.
A

- Mạch cầu được vẽ:

B

R5

Trong đó : Các điện trở R1, R2, R3, R4
R3

gọi là điện trở cạnh. R5 gọi là điện trở gánh

N R
4

* Dấu hiệu để nhận biết các loaị mạch cầu cân bằng.

- Khi đặt một hiệu điện thế UAB khác 0 thì ta nhận thấy I5 = 0.
* Đặc điểm của mạch cầu cân bằng.
- Về điện trở.

R1 R3

R2 R4



R1 R2

R3 R4

- Về dòng điện: I1 = I2 ; I3 = I4 Hoặc

I 1 R3

;
I 3 R1
U

I 2 R4

I 4 R2
R

U

R


3
3
1
1
- Về hiệu điện thế : U1 = U3 ; U2 = U4 Hoặc U  R ; U  R
2
2
4
4

Bài giải:
Khi nào vôn kế chỉ 0 V ?  Mạch điện MN là mạch cầu cân bằng.
Cách 1: Ta dùng công thức điện trở:
Đặt RAC = x(  ) (0 < x < 18) . Khi đó: RCB = Rb – x = 18 – x (  )
R

R

3

6

1
2
Áp dụng công thức: R  R  x 18  x
AC
CB

 3(18  x) 6 x  54  3x 6 x  9 x 54  x 6()


R2chỉ 0 V.
Vậy vị trí của con chạy trên AB sao cho RAC =R61 thì vôn kế
Cách 2: Vì RV vô cùng lớn nên

M
A RC
3

C RB
4

N


- 20MN trở thành 2 mạch song song
độc lập như hình vẽ.
Ta có: U 1 

3
U MN
36

x
U MN
18

và U 3 

Để vôn kế chỉ 0 V  U1 = U3

mà U 1 


U MN
3

U
x
x 1
U MN  MN 
  x 6()
18
3
18 3

Qua các ví dụ đã nêu học sinh sẽ tiếp thu làm cơ sở cho việc giải các bài
tập khác, giúp cho học sinh tái hiện lại các kiến thức đã học và phương pháp giải
bài tập Vật lí. Biện pháp 3 góp phần phát triển tư duy cao hơn, việc áp dụng hệ
thống công thức và áp dụng phương pháp phân tích đi lên để giải bài toán Vật lí
càng tốt hơn. Các em vững tin hơn trong học Vật lí, áp dụng việc giải bài tập Vật
lí vào thực tiển nhiều hơn và có thể tạo ra những sản phẩm tham gia cuộc thi
sáng tạo mà Liên đội phát động trong năm học.
6. Kết quả nghiên cứu :
Trong phương pháp này tôi chỉ dành phù đạo 2 tiết/1 lớp (không phải dạy
thêm- học thêm) và có sự lồng ghép trong các tiết học trên lớp. Phương pháp này
học sinh có thể tự học ở nhà bằng tài liệu và tiếp tục áp dụng cho đến thi học kì.
Việc áp dụng các biện pháp trên các em đã tự giải bài tập một các có hướng
nhanh nhất, có hệ thống, chính xác nhất và nắm lại một số kiến thức đã được học
thông qua tự lập sơ đồ và tự diễn đạt các kiến thức cần nắm. Đồng thời kết quả
học tập của các em tăng lên rõ rệt, sự ham thích học môn Vật lí ở học sinh được

thể hiện ở trên khuôn mặt học sinh khi giáo viên đến lớp.
Thực hiện các biện pháp và các bước trên đối với lớp mình đảm nhận cụ
thể như sau: Kết quả của lớp sau khi học xong bài 11 sách giáo khoa Vật lí 9 và
cho khảo sát sau hai tuần khi chưa áp dụng so với sau khi áp dụng biện pháp này.
Tỉ lệ học sinh yếu kém giảm nhiều và tỉ lệ học sinh giỏi, khá và trung bình tăng
lên nhiều. Cụ thể ở các lớp giảng dạy hai năm qua:
Năm học 2013 – 2014: Giảng dạy lớp: 9/3,9/4.
Năm học 2014 – 2015: Giảng dạy lớp: 9/3,9/4.
Kết quả cụ thể ở các lớp ở mỗi năm học như sau:


- 21Năm học 2013 – 2014
Tg
Chưa
áp
dụng
Đã áp
dụng

Tg

T. Bình
Số
trở lên %
Lớp học
sinh S
TL
L

Giỏi

S
L

Khá

37

27 77,1 07 18,9 12 32,5 10 27,0 05 13,5 03

8,1

37

34 91,9 10 27,0 13 35,2 11 29,7 03

0,0

TL

S
L

Kém
TL

TL

S
L


Yếu
S
L

TL

S
L

T. Bình

TL

9/3

Lớp

Chưa
áp
dụng 9/4
Đã áp
dụng

Số
học
sinh

T. Bình
trở lên %
S

L

TL

Giỏi
S
L

TL

Khá
S
L

TL

T. Bình
S
L

TL

8,1

00

Yếu
S
L


TL

Kém
S
L

TL

36

27 75,0 07 19,5 10 27,8 10 27.8 05 13,9 04 11,1

36

33 91,6

9

25,1 12 33,3 12 33,3 03

8,3

00

0,0

Năm học 2014 – 2015
Tg
Chưa
áp

dụng
Đã áp
dụng
Tg

T. Bình
Số
trở lên %
Lớp học
sinh S
TL
L

Giỏi
S
L

Khá

35

27 77,1 08 22.9 12 34.3 07 20.0 06 17.1 02

5,7

35

35

0,0


TL

S
L

Kém
TL

TL

S
L

Yếu
S
L

TL

S
L

T. Bình

TL

9/3

Lớp


Số
học
sinh

100

T. Bình
trở lên %

12 34,3 12 34,3 11 31,4 00
Giỏi

Khá

0,0

Yếu
T. Bình

00

Kém


- 22S
L
Chưa
áp
dụng 9/4

Đã áp
dụng

S
L

TL

34

24 70,6 07 20,6 10 29,4 07 20.6 09 26.5 01

2,9

34

32 94,1 10 29,4 11 32,4 10 29,4 02

0,0

TL

S
L

TL

S
L


TL

S
L

TL

S
L

TL

5,9

00

Năm học 2013 – 2014 tỉ lệ đạt trung bình tăng lên: 9/3 tăng 14,8%, 9/4
tăng 16,6%.
Năm học 2014 – 2015 tỉ lệ đạt trung bình tăng lên: 9/3 tăng 22,9%, 9/4
tăng 23,5%.
Đối với năm học 2014-2015 đối với học sinh lớp 9 kết quả học tập của các
em cao hơn tạo được ham học môn Vật lí hơn, kết quả thi học kì một lớp 93:
32/35 tỉ lệ 91,4%, lớp 94: 34/ 34 tỉ lệ 100% đạt điểm trung bình trở lên. Thi học
sinh giỏi cấp huyện 1em đạt giải khuyến khích; các em trong đội tuyển và 1em
không ở trong đội tuyển dự định thi vào trường chuyên.
7. Kết luận:
Để học và giải các bài tập Vật lí phần biến trở môn Vật lí 9 THCS, chúng
ta áp dụng phương pháp phân tích đi lên từ đại lượng cần tìm đến đại lượng đã
cho và cách trình bày bài giải theo chiều ngược lại ngay từ đầu. Sau đó việc áp
dụng các bước giải bài toán Vật lí về phần biến trở dễ dàng thực hiện hơn.

Việc hướng dẫn học sinh giải bài toán Vật lí bằng phương pháp theo các
bước trên (dạng định tính) và dùng hệ thống công thức giải bài toán Vật lý (dạng
định lượng) thì đa số học sinh, nhất là những học sinh yếu đã biết xác lập sơ đồ
và giải toán. Nó giúp học sinh vừa củng cố kiến thức, nắm được các kiến thức,
tạo khả năng tư duy, áp dụng hoặc khẳng định kiến thức thông qua lập sơ đồ và
tính toán, giải thích được một số hiện tượng Vật lí trong đời sống và trong kĩ
thuật, cách trình bày bài giải có lôgic hơn. Mặc khác, giúp cho học sinh đạt kêt
quả tốt trong các cuộc thi sắp tới đặc biệt là học kỳ I, góp phần nâng cao chất
lượng bộ môn. Bên cạnh đó, thông qua giải bài toán Vật lý bằng phương pháp
này tạo khả năng rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, tính cẩn thận, tạo niềm tin, hứng thú
trong học tập, năng lực tư duy khoa học, tạo điều kiện cho các em học tốt hơn,
mê say hơn ở môn hình học ở bậc THCS, bậc THPT và cùng hướng tới tương lai
tốt đẹp hơn đó là việc chuẩn bị hành trang bước vào chương trình học ở bậc
THPT.
Bài học kinh nghiệm:


- 23Như đã nêu trên bài tập Vật lý đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố
kiến thức, giải thích một số hiện tượng Vật lý đơn giản, biết trình bày một bài
giải bài tập Vật lý, rèn luyện kĩ năng kĩ xảo, rèn luyện tư duy, cẩn thận trong học
tập góp phần xây dựng tốt tiết học và chất lượng học tập của học sinh. Để thể
hiện tốt phương pháp này cần đòi hỏi:
Đối với giáo viên:
- Qua từng tiết dạy có công thức sẽ hình thành sơ đồ hệ thống các công
thức Vật lý, chuẩn bị hệ thống câu hỏi để khi lên lớp hướng dẫn học sinh xác lập
sơ đồ bài toán và tìm ra qui luật giải bài tập Vật lí . Ngoài ra, cần hỏi thêm nhưng
câu hỏi phụ nhằm đào sâu và mở rộng những kiến thức liên quan đến bài toán và
cần ra thêm một số bài toán tương tự để học sinh khắc sâu hơn cách giải.
- Lòng nhiệt tình, tận tuỵ của giáo viên nhất là sự gần gủi, thương yêu giúp
đỡ các em qua các bài giải.

- Sự đôn đốc nhắc nhở, phát huy nhưng mặt mạnh, khắc phục những mặt
yếu từng em, càng khen ngợi khi các em say mê yêu thích khi giải bài toán.
Đối với học sinh
- Cần phải học thuộc lý thuyết, tập thành lập hệ thống công thức đồng thời
phải tập trung chú ý, năng nổ trong học tập.
- Cần rèn luyện tính tư duy, cẩn thận, kĩ năng kĩ xão trong cách tóm tắt đề,
tìm hướng giải và trình bày bài giải.
- Những chổ nào chưa hiểu rỏ ở sơ đồ hệ thống công thức, cách phân tích
bài toán thì phải hỏi lại giáo viên.
- Qua các bài giảng của giáo viên hướng dẫn, học sinh cần về nhà xem lại
phương pháp trình bày và làm các bài tập về nhà theo cách đã hướng dẫn.
Để nâng cao chất lượng bộ môn Vật lý với mong muốn được nêu trên “Một số
biện pháp nâng cao chất lượng phần biến trở môn Vật Lí 9” nhằm giúp học
sinh giải bài toán một cách có phương pháp, có hệ thống, đạt kết quả cao trong
học tập. Do khuôn khổ có hạn, chắc con nhiều thiếu sót, tôi rất mong sự quan
tâm góp ý của các cấp quản lý giáo dục và đồng nghiệp gần xa.
8. Đề nghị:
- Sự phối hợp giữa thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh học sinh để kết
quả học tập của học sinh ngày tốt hơn, phong trào học sinh giỏi môn Vật lí của
trường ngày càng phát triển hơn. Để áp dụng phương pháp phân tích đi lên thông
hệ thống công thức cho học sinh từ khối 6 đến khối 9 với nội dung phù hợp và


- 24trước mắt áp dụng biện pháp này cho toàn khối lớp 9 để nâng cao chất lượng học
tập bởi những yếu tố sau:
. Thứ nhất: Với tinh thần trách nhiệm của người thầy cô bao giờ cũng
mong muốn học sinh của mình ham học, tiến bộ và mục tiêu cao nhất là con
ngoan, trò giỏi.
. Thứ hai: Thời gian thực hiện vào buổi học trái buổi hoặc vào thứ 5 sau
tiết học chính khóa.

. Thứ ba: Kết quả thực nghiệm ở mang lại kết quả cao. Cụ thể được minh
chứng ở lớp 9/3, 9/4 năm học 2013 – 2014, 2014 – 2015.
9. Phần phụ lục:
9.1 Một số dạng bài toán thường dùng kiểm tra một tiết, học kì I của
trường, Phòng giáo dục ở các năm.
U
Bài 1:
Một bóng đèn khi sáng bình thường

A

c

B

Đ

có điện trở là R1 = 12  và cường
độ dòng điện chạy qua khi đó I = 1A . Bóng đèn được mắc nối tiếp với biến trở
có điện trở lớn nhất Rb = 24  và chúng được mắc vào hiệu điện thế U = 12 V.
a. Khi điều chỉnh con chạy C ở A thì đèn sáng như thế nào?
b. Khi điều chỉnh con chạy C ở B thì đèn sáng như thế nào?
Hướng dẫn
a. - Khi con chạy C ở A thì mạch điện chỉ còn đèn tham gia vào mạch
điện. => Uđ = U = 12V.
- Hiệu điện thế định mức của đèn là: Uđm = I .R1
= 1. 12 = 24(V)
Ta có: Uđ > Uđm nên đèn sáng mạnh hơn bình thường và có thể cháy.
b. - Khi con chạy C ở B thì mạch điện gồm đèn và toàn bộ biến trở tham
gia vào mạch điện.

- Điện trở toàn mạch là:
R = R1 + Rb


- 25= 12+ 24 = 36 
- Cường độ dòng điện qua đèn là:
I1 = Im = U / R
= 12/ 36 = 1/3 = 0,333(A)
Ta có: I1 < I nên đèn sáng yếu hơn bình thường.
Bài 2:
Cho mạch điện (như hình vẽ), đèn sáng bình thường
Với Uđm = 6 V và Iđm = 0,75 A . Đèn được mắc với biến trở
Có điện trở lớn nhất băng 16  và UMN không đổi bằng 6V

Đ
A

.
M

C

.

B

N .

Tính R1 của biến trở để đèn sáng bình thường?
a. Khi điều chỉnh con chạy C ở A thì đèn sáng như thế nào?

b. Khi điều chỉnh con chạy C ở B thì đèn sáng như thế nào?
Hướng dẫn
a. - Khi con chạy C ở A thì đèn bị nối tắt nên không tham gia vào mạch
điện nên đèn không sáng.
b. - Khi con chạy C ở B thì mạch điện gồm đèn và toàn bộ biến trở tham
gia vào mạch điện.
- Điện trở toàn mạch của biến trở:
R = Rđ + Rb
= 12+ 24 = 36 (  )
- Hiệu điện thế giữa hai đầu đèn là: Uđ = UMN = 6V( vì mạch song song)
- Nên đèn sáng bình thường.
Bài 3 :
Cho mạch điện ( như hình vẽ )
Đèn loại 6 V – 3 W , UMN = 12 V không đổi .

.M

Đ

C
Rx

1. Khi điện trở của biến trở Rx = 20  . Hãy tính công suất tiêu thụ của
đèn và cho biết độ sáng của đèn thế nào?

N
.



×