Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán tại tổng công ty bưu chính viễn thông việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.57 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

TRẦN VĂN TÙNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2004


MỞ ĐẦU

T

XW

hời gian qua cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế cả nước,
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã có tốc độ
phát triển khá mạnh về kỹ thuật, mạng lưới, quy mô sản xuất, doanh thu, dòch vụ
…. Tuy nhiên với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay và sự cạnh tranh khốc liệt trên
thò trường bưu chính viễn thông trong khu vực cũng như toàn thế giới, thì những
thành tựu trên chỉ là thành công bước đầu. Do đó, để chuẩn bò tốt cho quá trình
hội nhập và cạnh tranh, ngoài yếu tố khách hàng, VNPT cần đặc biệt chú trọng
cải thiện khâu quản lý tài chính, trong đó kế toán là một trong những công cụ
quản lý tài chính khá hữu hiệu.
Hệ thống báo cáo kế toán là sản phẩm cao nhất của quá trình kế toán. Ở
các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và VNPT nói riêng, hệ thống báo cáo kế
toán được xây dựng phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Ngành nghề trên cơ
sở tuân thủ các quy đònh chung của Bộ tài chính. Tuy nhiên trong quá trình xây
dựng và áp dụng ở VNPT và các đơn vò thành viên, hệ thống báo cáo kế toán đã


có nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó cũng bộc lộ nhiều tồn tại và đang được các
nhà quản lý quan tâm sửa chữa, hoàn thiện.
Nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán tại VNPT phù hợp
hơn với điều kiện kinh doanh mới, tôi chọn viết đề tài liên quan đến vấn đề
mang tính chất thời sự này.
Trên cơ sở khái quát lý luận về hệ thống báo cáo kế toán trên thế giới và
ở Việt Nam, tìm hiểu thực trạng hệ thống báo cáo kế toán áp dụng tại VNPT
hiện nay nhằm đề xuất phương hướng và nội dung hoàn thiện hệ thống báo cáo
kế toán của VNPT.
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài là phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lòch sử, nghiên cứu vấn đề trong mối quan hệ phổ biến và
trong sự vận động, phát triển; kết hợp sử dụng đồng bộ phương pháp phân tích,
phương pháp đối chiếu, so sánh.
Nội dung của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm có 03 chương:
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG BÁO CÁO
KẾ TOÁN.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN CỦA TỔNG
CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT).
CHƯƠNG 3 : HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TẠI TỔNG
CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT).

-1-


CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾ TOÁN
1.1. Vấn đề chung về kế toán và báo cáo kế toán
1.1.1.Đònh nghóa kế toán :
Hiện tại có nhiều đònh nghóa về kế toán, qua quá trình nghiên cứu nhiều
tài liệu về kế toán, tôi xin trích một số đònh nghóa về kế toán sau :

Theo điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước Việt Nam đã đònh nghóa : “Kế
toán là công việc ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trò, hiện vật
và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trò để phản ảnh kiểm tra tình
hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, sử dụng vốn và kinh phí của Nhà nước, cũng như từng tổ chức, xí
nghiệp”.
Theo y ban thuật ngữ của Viện kế toán công chứng Hoa Kỳ thì cho rằng
: “Kế toán là nghệ thuật ghi chép phân loại và tổng hợp theo cách có ý nghóa và
theo hình thái tiền tệ, các giao dòch và các sự kiện mà ít nhất có một phần đặc
tính tài chính và diễn giải kết quả từ chúng”.
Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chức
năng phản ánh và giám đốc hay kiểm tra của kế toán đối với đối tượng kế toán
được nhấn mạnh trong các đònh nghóa về kế toán. Chẳng hạn như : “ Kế toán xã
hội chủ nghóa là công việc tính toán, ghi chép phản ánh bằng con số một cách
liên tục, toàn diện và có hệ thống các loại vật tư, tiền vốn và mọi hoạt động kinh
tế, qua đó mà giám đốc tình hình thực hiện kế toán Nhà nước; tình hình bảo vệ
tài sản xã hội chủ nghóa”
Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thò trường, ngoài chức năng phản
ánh và giám đốc hay kiểm tra của kế toán đối với đối tượng kế toán, chức năng
cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượng sử dụng để đề ra các quyết đònh
kinh doanh như là một nhu cầu khách quan. Vì vậy các đònh nghóa kế toán trong
giai đoạn này đều đề cập đến chức năng cung cấp thông tin tài chính của kế
toán. Chẳng hạn “ Kế toán là một hoạt động dòch vụ. Chức năng của nó là cung
cấp thông tin đònh lượng về các thực thể kinh tế. Thông tin kinh tế chủ yếu là cung
cấp những thông tin mang tính chất đònh lượng về các thục thể kinh tế. Thông tin
chủ yếu là thông tin tài chính nhằm mục đích là có ích cho việc đề ra các quyết
đònh kinh tế”
Theo Luật kế toán của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày
17/6/2003 và sẽ được đưa vào áp dụng từ ngày 1/1/2004 thì để thống nhất quản
lý kế toán, bảo đảm kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ có hiệu quả

-2-


mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kòp thời,
công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan
nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đã đưa ra đònh nghóa về kế toán như
sau : “ Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin
kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trò, hiện vật và thời gian lao động” .
Như vậy, qua các đònh nghóa trên, ta thấy về cơ bản chúng vẫn có điểm
thống nhất : Kế toán là một công cụ ghi chép, tổng hợp thông tin kinh tế của một
tổ chức để lập báo cáo và để cung cấp cho quá trình xem xét đề ra quyết đònh
kinh doanh. Kế toán, theo một góc độ nào đó là một khoa học vì nó có những
nguyên tắc chung buộc những người làm kế toán phải tuân thủ, kế toán vẫn phụ
thuộc rất nhiều vào người thực hiện nó, đó chính là tính nghệ thuật của kế toán.
1.1.2. Mục tiêu và đối tượng sử dụng thông tin trên bao cáo kế toán
1.1.2.1. Mục tiêu của kế toán
Mục tiêu cơ bản của kế toán là cung cấp thông tin về tài chính của một tổ
chức kinh tế. Thông tin về tài chính của tổ chức mà kế toán phản ảnh ở đây chủ
yếu là thông tin của tổ chức kinh doanh có mục tiêu chính là lợi nhuận. Những
thông tin về tài chính mà hệ thống kế toán cung cấp cần thiết cho những người
ra quyết đònh quản lý trong quá trình lập kế hoạch và giám sát hoạt động của
doanh nghiệp. Ngoài ra thông tin tài chính còn cần cho cả những người ở bên
ngoài doanh nghiệp như các chủ sở hữu, người cho vay, các nhà đầu tư, các cơ
quan Nhà nước có liên quan với doanh nghiệp…. Những người này cũng cần được
cung cấp thông tin về tình hình tài chính và về kết quả hoạt động của doanh
nghiệp để xem xét đề ra quyết đònh thích hợp.
Theo Meis và Meigs, 1995 thì cho rằng kế toán có 02 mục tiêu chủ yếu :
Một là, phân loại, tổng hợp và truyền đạt những thông tin về tài chính
của một tổ chức.
Hai là, cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết đònh của một tổ chức

và diễn đạt được khả năng, trách nhiệm và cương vò quản lý.
Biểu số 1.1:
QUY TRÌNH KẾ TOÁN
Xử lý kế toán
The accounting process
Thông tin kế toán
Accounting information

Hoạt động kinh tế
Economic activities

Những người ra quyết
đònh – Decision makers
-3-


Theo sơ đồ trên những thông tin kế toán tài chính được thiết kế quan
trọng không chỉ đối với những nhà đầu tư mà còn rất cần thiết đối với xã hội, từ
những thông tin này mà các nhà đầu tư sẽ quyết đònh đơn vò kinh tế nào sẽ được
chọn để đầu tư vốn, tài trợ vốn trong chiến lược đầu tư phát triển. Tuy nhiên vấn
đề đặt ra là làm thế nào để liên kết, tổng hợp các thông tin kế toán phục vụ cho
việc ra quyết đònh tức thời và hữu ích.
1.1.2.2. Các lónh vực chuyên ngành của kế toán :
Do thông tin kế toán có thể đáp ứng cho nhiều đối tượng có nhu cầu sử
dụng thông tin khác nhau nên kế toán được chia thành một số chuyên ngành sau:
(1) Kế toán tài chính (KTTC)
Chủ yếu thực hiện quá trình ghi chép tổng hợp các thông tin kế toán của các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nhằm phục vụ cho quá trình soạn thảo các báo cáo
tài chính cung cấp cho quản lý và cho những người ngoài tổ chức có nhu cầu sử
dụng các báo cáo đó.

(2) Kế toán quản trò (KTQT)
Khác với kế toán tài chính, kế toán quản trò đặt trọng tâm vào tất cả các loại
thông tin kế toán mà chủ yếu được dùng vào việc điều hành và quản trò doanh
nghiệp, là cơ sở cho việc lập kế hoạch và ra quyết đònh của một tổ chức.
(3) Kế toán giá phí (Kế toán giá thành)
Là một lónh vực của kế toán có liên quan chủ yếu với việc ghi chép và phân
tích các khoản mục chi phí đã qua (nhằm mục đích kiểm soát) và dự toán chi phí
cho kỳ hoạt động sắp tới. Đôi khi kế toán giá phí được gọi là kế toán quản trò vì
phục vụ cho các chức năng quản lý doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là cho chức
năng kiểm soát và đánh giá chi phí.
(4) Kế toán công cộng
Chủ yếu phản ánh đến việc thực hành của kế toán viên công chứng trong lónh
vực kiểm tra một cách độc lập các báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, và
trong việc trình bày ý kiến chuyên môn về tính có căn cứ hợp lý của các báo cáo
này. Kế toán công cộng thường chú trọng vào những dòch vụ kiểm toán, dòch vụ
tư vấn quản lý và thuế.
(5) Kế toán nhà nước
Là kế toán các tổ chức nghiệp vụ của Nhà nước, có nhiệm vụ điều tra, xác
minh các tài liệu kế toán, nhằm phát hiện sự gian lận và sự cố ý làm sai chế độ,
chính sách của Nhà nước. Nó có nhiệm vụ tổng hợp tình hình kế toán cả nước,
giúp công tác lãnh đạo chỉ đạo của Nhà nước.
1.1.2.3. Đối tượng sử dụng của thông tin kế toán :

-4-


Trong một xã hội bất kỳ đều tồn tại những tổ chức kinh tế và phi kinh tế.
Các tổ chức dù thuộc nhóm nào đều cần thông tin kế toán để tồn tại và phát
triển. Tổ chức vì mục đích lợi nhuận thì cần thông tin kế toán để xác đònh lợi
nhuận trong kỳ hoạt động. Tổ chức không vì mục đích lợi nhuận cần thông tin kế

toán để xác đònh mức độ phục vụ của các thành viên trong tổ chức và cộng đồng
phục vụ của họ. Tổ chức Nhà nước cần thông tin kế toán để đánh giá mức độ
cung cấp các dòch vụ về anh ninh và phục vụ xã hội.
Như vậy, kế toán cung cấp hệ thống thông tin đáng tin cậy cho nhiều đối
tượng sử dụng khác nhau. Nhu cầu thông tin của các nhóm người sử dụng thông
tin khác nhau để ra quyết đònh có thể khái quát qua sơ đồ cụ thể sau:
Biểu số 1.2 : ĐỐI TƯNG SỬ DỤNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
ĐỐI TƯNG SỬ DỤNG
THÔNG TIN

(1) Cổ đông
(2) Chủ đầu tư
(3) Nhân viên
(4) Chính phủ
(5) Khách hàng
(6) Nhà quản trò
(7) Công chúng

QUYẾT ĐỊNH CÓ NHU CẦU THÔNG TIN

Mua, bán, sang nhượng hoặc nắm giữ cổ phiếu
Tăng, giảm hoặc giữ nguyên mức đầu tư
Đề nghò tăng lương,bố trí lại chức danh công
việc
Tính thuế, đánh giá tình hình hoạt động của DN
Mua hay không mua sản phẩm của DN
Xác đònh trình độ và hiệu quả để điều hành hoạt
động doanh nghiệp
Đánh giá mức ảnh hưởng về kinh tế, chính trò,
xã hội của doanh nghiệp


1.1.3. Báo cáo kế toán
1.1.3.1. Đònh nghóa báo cáo kế toán
Xuất phát từ yêu cầu của công cụ kế toán trong quản lý của Nhà nước ở
từng giai đoạn khác nhau mà đònh nghóa về báo cáo kế toán theo đó cũng thay
đổi qua các thời kỳ tương ứng.
Ở Việt Nam, giai đoạn nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa
tập trung, các tác giả của các giáo trình kế toán tại các trường Đại học đã đưa ra
nhiều đònh nghóa khác nhau về báo cáo kế toán. Chẳng hạn :
“ Báo cáo kế toán là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế
toán theo các chỉ tiêu kinh tế về tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, sử dụng vốn của đơn vò kế toán trong một thời kỳ nhất đònh vào một hệ
thống mẫu biểu báo cáo đã quy đònh”
Hoặc “ Báo cáo kế toán là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu kế toán
theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính phản ánh tình hình tài sản tại một thời điểm và
-5-


kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong một kỳ nhất đònh vào
một biểu mẫu báo cáo đã quy đònh”
Hoặc “ Cũng như các phương pháp khác, tổng hợp, cân đối kế toán cũng
có hình thức biểu hiện riêng. Hình thức thích hợp với tổng hợp, cân đối kế toán là
hệ thống bảng tổng hợp, cân đối thường gọi tắt là báo biểu kế toán có chế độ kế
toán kèm theo”
Như vậy qua các đònh nghóa trên chúng ta có thể rút ra một quan điểm
thống nhất về báo cáo kế toán là : Báo cáo kế toán là một trong các phương pháp
của kế toán được sử dụng để thực hiện các chức năng kiểm tra đối tượng kế toán
trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
Khi nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ
chế thò trường có sự quản lý của Nhà nước theo đònh hướng xã hội chủ nghóa thì

quan niệm về báo cáo kế toán cũng thay đổi theo với mục đích sử dụng báo cáo
kế toán như một phương tiện cung cấp thông tin cho những đối tượng sử dụng
nhằm đề ra các quyết đònh kinh tế, cụ thể là : “ Báo cáo kế toán đònh kỳ là những
báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của một
doanh nghiệp nhằm phục vụ các yêu cầu thông tin cho việc đề ra các quyết đònh
của chủ doanh nghiệp, hội đồng quản trò, nhà đầu tư, nhà cho vay hiện tại, tương
lai và các cơ quan, tổ chức chức năng”
Thuật ngữ “ Báo cáo tài chính” lần đầu tiên đã xuất hiện tại quyết đònh 1141TC/QĐ/CĐKT, ban hành ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính và theo đó nhiều đònh
nghóa về báo cáo tài chính ra đời, cụ thể :
“Báo cáo tài chính được dùng để mô tả hoạt động và tình trạng tài chính
của các loại hình tổ chức khác nhau”
“ Báo cáo kế toán là sản phẩm cuối cùng của quá trình kế toán. Các báo
cáo này được chuyển đến ban quản trò và những người bên ngoài có quan tâm một
hình ảnh súc tích về khả năng sinh lợi và tình hình tài chính của một doanh
nghiệp”
Theo y ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC), trong báo cáo về
“Khuôn khổ để soạn thảo và trình bày báo cáo tài chính” cũng đã xác đònh : “
Báo cáo tài chính được soạn thảo và trình bày cho những người sử dụng bên
ngoài bởi các doanh nghiệp trên thế giới”
Theo Luật kế toán của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày
17/6/2003, tại Điều 29 đã nêu rõ : “ Báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực
kế toán và chế độ kế toán dùng để tổng hợp và thuyết minh về tình hình kinh tế,
tài chính của đơn vò kế toán”. “ Báo cáo tài chính của đơn vò kế toán thuộc hoạt
động thu, chi ngân sách nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vò sự nghiệp, tổ chức
có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và đơn vò sự nghiệp, tổ chức không sử
dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm :
-6-


(1) Bảng cân đối tài khoản

(2) Báo cáo thu, chi
(3) Bản thuyết minh báo cáo tài chính
(4) Các báo cáo khác theo quy đònh của pháp luật
Và “ Báo cáo tài chính của đơn vò kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm :
(1) Bảng cân đối kế toán
(2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
(4) Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Và “Bộ tài chính quy đònh cụ thể về báo cáo tài chính cho từng lónh vực hoạt
động””
Tóm lại, trong mỗi giai đoạn khác nhau của nền kinh tế thì đònh nghóa về
báo cáo kế toán cũng khác nhau; đặc biệt trong nền kinh tế vận hành theo cơ
chế thò trường, báo cáo kế toán được xem là một hệ thống thông tin đã được xử
lý bởi hệ thống kế toán nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho những
người có nhu cầu sử dụng nó để đề ra các quyết đònh kinh tế. Và tùy theo đối
tượng sử dụng mà báo cáo kế toán được chia thành hệ thống báo cáo tài chính
và báo cáo kế toán quản trò.
1.1.3.2. Mục đích của báo cáo kế toán
Trong giai đoạn nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung,
báo cáo kế toán được lập nhằm mục đích :
Phản ảnh và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vò
Cung cấp thông tin nhằm làm cơ sở để phân tích hoạt động kinh tế của
doanh nghiệp
Được xem như là một trong những tài liệu tham khảo quan trọng để xây
dựng kế hoạch hoạt động cho doanh nghiệp
Là tài liệu quan trọng để cung cấp cho các cơ quan chủ quản và cơ quan
quản lý chức năng kiểm tra, kiểm soát tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Là dữ liệu quan trọng cung cấp cho các cơ quan chức năng để tổng hợp
các chỉ tiêu kinh tế ở phạm vi ngành cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thò trường, hệ thống báo cáo kế toán

của doanh nghiệp được chia thành hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống báo
cáo kế toán quản trò với những mục đích khác nhau. Tại đoạn 12 và đoạn 19
trong “Khuôn khổ để soạn thảo và trình bày các báo cáo tài chính” của y ban
chuẩn mực kế toán quốc tế đã nêu : “ Mục đích của các báo cáo tài chính là
cung cấp thông tin về tình hình tài chính (chủ yếu được cung cấp từ bảng cân đối
kế toán); kết quả (chủ yếu được cung cấp trong báo cáo kết quả hoạt đông kinh
doanh) và những thay đổi về tình hình tài chính của một doanh nghiệp (được cung

-7-


cấp từ các báo cáo riêng biệt), những thông tin này có ích cho đại đa số những
người sử dụng trong việc đề ra các quyết đònh kinh tế”.
Ở Việt Nam, mục đích của báo cáo tài chính được xác đònh tại Quyết đònh
số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ tài chính được thể hiện trong
Chế độ kế toán doanh nghiệp như sau :
Tổng hợp và trình bày tổng quát, toàn diện về tình hình tài sản, công nợ,
nguồn vốn; tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp trong một kỳ hạch toán nhất đònh
Nhằm cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình
hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, qua đó đánh giá được khả năng tài
chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động vừa qua, đồng thời đưa ra được
những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính còn là căn cứ
quan trọng đề ra các quyết đònh về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh hoặc đưa ra quyết đònh về đầu tư của các nhà quản lý doanh nghiệp, chủ
sở hữu, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp
Tóm lại, báo cáo tài chính được lập nhằm đáp ứng những yêu cầu chung
nhất của hầu hết những người sử dụng. Tuy nhiên, các báo cáo tài chính không
cung cấp toàn bộ các thông tin mà người sử dụng yêu cầu nhằm đề ra các quyết
đònh kinh tế cũng như phục vụ cho việc hoạch đònh, kiểm soát vì chúng chỉ cung

cấp những thông tin tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ cũng như không
thể cung cấp những thông tin phi tài chính và do đó báo cáo kế toán quản trò ra
đời nhằm đáp ứng nhu cầu này. Đây chính là mục đích của hệ thống báo cáo kế
toán quản trò.
1.1.3.3. Yêu cầu đối với báo cáo kế toán
Mục đích của báo cáo kế toán phụ thuộc vào môi trường kế toán, và từ đó
chi phối cả yêu cầu đối với báo cáo kế toán.
Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung để đảm
bảo cho các báo cáo kế toán có thể phát huy được tác dụng đầy đủ. Việc lập báo
cáo kế toán phải đạt các yêu cầu dưới đây :
Báo cáo phải lập theo đúng mẫu biểu quy đònh, nội dung và phạm vi ghi
trong các chỉ tiêu báo cáo phải thống nhất với nội dung và phạm vi của các chỉ
tiêu kế hoạch
Các chỉ tiêu trong báo cáo phải thống nhất với nhau, liên hệ bổ sung cho
nhau thành một hệ thống, qua đó có thể đánh giá được toàn diện tình hình các
mặt hoạt động kinh tế tài chính của xí nghiệp
Số liệu trong báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, đầy đủ. Trước khi lập
báo cáo phải kiểm tra số liệu và khóa sổ kế toán, bảo đảm số liệu báo cáo kế
toán đúng với số liệu ghi sổ và đúng với tình hình thực tế
-8-


Lập và gởi báo cáo đúng thời hạn quy đònh
Báo cáo phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu
Phải chấp hành đúng các quy đònh về báo cáo hàng năm do Tổng cục
thống kê và Bộ tài chính đã ban hành.
Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thò trường, yêu cầu đối với báo
cáo kế toán được thể hiện rõ ở hệ thống báo cáo kế toán tài chính và hệ thống
báo cáo kế toán quản trò.
Yêu cầu đối với báo cáo kế toán tài chính :

(1) Báo cáo tài chính phải được soạn thảo và trình bày dựa trên những giả thiết
cơ bản (cơ sở dồn tích; hoạt động liên tục; tính dễ hiểu; tính thích hợp; tính trọng
yếu; tính đáng tin cậy; trình bày trung thực; khả năng so sánh; …)
(2) Thông tin trên báo cáo tài chính phải tuân thủ các tính chất đònh tính của
các báo cáo tài chính
(3) Thông tin trên báo cáo tài chính phải phù hợp với đònh nghóa của từng yếu
tố tương ứng trên các báo cáo tài chính
(4) Các yếu tố trên báo cáo tài chính phải được đo lường dựa vào những cơ sở
đo lường thích hợp
(5) Thông tin trên báo cáo tài chính phải phản ảnh được tình hình bảo tồn
vốn.
Trong chuẩn mực kế toán số 01 ban hành kèm theo Quyết đònh số
165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ tài chính đã xác nhận các yếu tố
của báo cáo tài chính phải thỏa mãn các yêu cầu sau :
(1) Báo cáo tài chính phải phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng
cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế hợp
thành các yếu tố của báo cáo tài chính
(2) Phải phản ánh số hiện có và tình hình biến động của tài sản, nợ phải trả,
nguồn vốn chủ sơ hữu (trong bảng cân đối kế toán)
(3) Phải phản ảnh và đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh là doanh thu, thu nhập khác, chi phí và kết quả
hoạt động kinh doanh.
Yêu cầu đối với báo cáo kế toán quản trò :
Khác với báo cáo kế toán tài chính, thông tin trên báo cáo quản trò không
chòu sự chi phối của các nguyên tắc, các chuẩn mực kế toán được thừa nhận
chung. Yêu cầu đối với báo cáo quản trò thể hiện ở khía cạnh quan trọng là phải
cung cấp thông tin thích hợp cho những người sử dụng thích hợp với các cấp độ
quản trò vào thời điểm thích hợp với chi phí xử lý thông tin cho phép.

-9-



1.2. Các quan điểm sử dụng thông tin trên báo cáo kế toán
1.2.1. Các quan điểm khác nhau
Trong mỗi giai đoạn kinh tế khác nhau, tùy theo đối tượng sử dụng thông
tin kế toán mà các nhà kinh tế thể hiện nhiều quan điểm khác nhau trong việc sử
dụng thông tin trên báo cáo kế toán.
Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Nhà
nước là người cung cấp vốn cho các đơn vò kinh tế hoạt động. Nhà nước mà đại
diện là các cơ quan chủ quản, các cơ quan chức năng tài chính, kế hoạch, thống
kê, ngân hàng, … cần thông tin do báo cáo kế toán cung cấp nhằm để kiểm tra,
kiểm soát các nguồn lực được giao phó và để đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch được giao.
Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thò trường, các nhà quản lý đã có
sự phân biệt báo cáo tài chính và báo cáo quản trò, theo đó quan điểm về sử
dụng thông tin kế toán của họ cũng khác nhau
1.2.1.1. Nhu cầu về sử dụng thông tin trên báo cáo kế toán tài chính
Trong một môi trường kế toán mà đối tượng cung cấp vốn cho các doanh
nghiệp là Nhà nước hoặc ngân hàng thì các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính
và nhu cầu thông tin của họ sẽ khác với một môi trường kế toán mà đối tượng
cung cấp vốn cho các doanh nghiệp được trải rộng trên cộng đồng dân cư
Ngày nay xu hướng quốc tế hóa môi trường kinh tế và chính trò trực tiếp
dẫn đến xu hướng quốc tế hóa đối tượng sử dụng các báo cáo tài chính và quốc
tế hóa nhu cầu thông tin của họ. Theo xu hướng này y ban Chuẩn mực Kế toán
quốc tế (IASC) ra đời là một minh chứng.
Trong báo cáo về “Khuôn khổ để soạn thảo và trình bày các báo cáo tài
chính”, y ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) xác đònh : “ Những người sử
dụng báo cáo tài chính bao gồm các nhà đầu tư hiện tại, những người làm thuê,
các nhà cho vay, các nhà cung cấp, và các chủ nợ thương mại khác, các khách
hàng, nhà nước và cac cơ quan của nó và cộng đồng. Họ dùng báo cáo tài chính

để đáp ứng nhiều nhu cầu thông tin khác nhau của họ “ . Những nhu cầu này gồm
(1) Các nhà đầu tư : Những người đầu tư vốn vào các đơn vò kinh tế, họ sử
dụng báo cáo tài chính để đánh giá rủi ro, khả năng mang lại lợi nhuận từ sự đầu
tư này.
(2) Những người làm thuê : họ sử dụng báo cáo tài chính nhằm nắm bắt được
sự ổn đònh và khả năng sinh lợi của những người chủ của họ; mặt khác còn giúp
họ có cơ sở để đánh giá khả năng của các doanh nghiệp trong việc cung cấp tiền
thưởng, các quyền lợi khi thôi việc cũng như cơ hội việc làm.
- 10 -


(3) Các nhà cho vay : các nhà cho vay quan tâm đến những thông tin trên báo
cáo tài chính nhằm cho phép họ xác đònh xem có nên cho vay hay không và tiền
lãi có được trả đúng hạn không.
(4) Các nhà cung cấp và các chủ nợ khác : Họ sử dụng thông tin trên báo cáo
tài chính để xác đònh xem số tiền họ đang làm chủ sẽ được trả khi đến hạn hay
không.
(5) Các khách hàng : họ quan tâm đến những thông tin về sự ổn đònh và hoạt
động liên tục của một doanh nghiệp nhằm duy trì sự hợp tác làm ăn lâu dài với
doanh nghiệp đó.
(6) Nhà nước và các cơ quan nhà nước : Thông tin trên báo cáo tài chính giúp
họ kiểm tra, kiểm soát về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, thông qua đó
có thể điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp, xác đònh chính sách thuế
cũng như có cơ sở để thống kê thu nhập của quốc gia và các thống kê cần thiết
khác.
(7) Cộng đồng : các doanh nghiệp ảnh hưởng đến các thành viên của cộng
đồng theo nhiều cách khác nhau. Các báo cáo tài chính có thể giúp họ có được
những thông tin về phương hướng và sự phát triển của doanh nghiệp cũng như
giới hạn của những hoạt động của nó.
1.2.1.2. Nhu cầu về sử dụng thông tin trên báo cáo kế toán quản trò

Nhu cầu về sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính là cung cấp thông tin cho
đối tượng sử dụng cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp; còn báo cáo quản trò
được soạn thảo và trình bày chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối
tượng sử dụng bên trong nội bộ doanh nghiệp mà cụ thể là các nhà quản lý.
Theo Ray H.Garrison cho rằng : “Thông tin được cung cấp bởi báo cáo kế
toán quản trò chủ yếu là những thông tin mang bản chất tài chính, giúp cho người
quản lý thực hiện ba vấn đề chủ yếu sau :
(1) Xây dựng kế hoạch một cách hiệu quả và tập trung chú ý vào những chênh
lệch so với kế hoạch.
(2) Chỉ đạo hoạt động hằng ngày.
(3) Đi đến những giải pháp tốt nhất cho những vấn đề hoạt động mà tổ chức
gặp phải”.
Theo Ronald W. Hilton thì báo cáo kế toán quản trò được thể hiện cho các
bộ phận bên trong một tổ chức và được hình thành dựa vào sự kết hợp của dự
liệu lòch sử, ước tính và các sự kiện tương lai nhằm giúp các nhà quản lý bên
trong doanh nghiệp có được những thông tin hợp lý về tình hình tài chính, kế
toán của doanh nghiệp để đề ra những quyết đònh quản trò đúng đắn.
Theo Keith Ward. Sri Srikanthan và Richard Neal thì báo cáo kế toán quản
trò nhằm giúp các nhà quản lý làm căn cứ đề ra quyết đònh, cung cấp thông tin
- 11 -


quản trò ở hiện tại và tương lai ở từng bộ phân thông qua công tác hoạch đònh và
kiểm tra.
Các tác giả Belverd E.Needles Jr; Henry R.Anderson và James C. Caldwell
lại cho rằng báo cáo kế toán quản trò cung cấp “ ba loại thông tin được cần đến
để quản lý một công ty có hiệu quả là :
(1) Các công ty sản xuất và dòch vụ cần thông tin về giá thành sản phẩm (dòch
vụ)
(2) Tất cả các tổ chức đều cần dữ liệu để hoạch đònh và kiểm soát hoạt động;

(3) Các nhà quản lý cần các báo cáo và những phân tích đặc biệt để chứng minh
các quyết đònh của họ”
1.2.2. Một số ý kiến từ các quan điểm khác nhau
Đối với báo cáo tài chính :
Quan điểm về sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính sẽ khác nhau đối
với những môi trường kế toán khác nhau
Hình thành xu hướng quốc tế hóa về quan điểm trong việc sử dụng thông
tin báo cáo kế toán tài chính, và Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASC) ra
đời từ xu hướng này
Các đối tượng khác nhau sẽ có quan điểm và nhu cầu sử dụng thông tin
báo cáo tài chính khác nhau, có những thông tin quan trọng cho đối tượng này
nhưng đối với đối tượng sử dụng báo cáo tài chính khác sẽ trở thành thứ yếu,
thậm chi triệt tiêu.
Đối với báo cáo quản trò :
Các quan điểm đều có một điểm giống nhau là thông tin trên báo cáo kế
toán quản trò chủ yếu cung cấp cho các nhà quản lý trong nội bộ doanh nghiệp
nhằm giúp họ có căn cứ để điều hành, hoạch đònh và kiểm soát hoạt động từng
bộ phận của doanh nghiệp một cách có hiệu quả.
Các quan điểm đã nêu tương đối rõ ràng và chi tiết nhu cầu sử dụng thông
tin kế toán quản trò đối với từng loại hình doanh nghiệp.
Các quan điểm đều xác đònh được tầm quan trọng và cần thiết của thông
tin trên báo cáo kế toán quản trò đối với sự sống còn và hoạt động có hiệu quả
của doanh nghiệp không chỉ ở hiện tại mà còn cả trong tương lai.
Từ các quan điểm trên ta có thể thấy rằng đối với doanh nghiệp, các nhà
quản lý cần ba loại thông tin chủ yếu từ kế toán quản trò sau :
(1) Thông tin phục vụ cho việc lập dự toán sản xuất kinh doanh nhằm xây dựng
kế hoạch để đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
(2) Thông tin phục vụ cho việc kiểm soát các hoạt động thường xuyên của
doanh nghiệp để chỉ đạo hoạt động nhằm thực hiện kế hoạch đã đề ra để đạt
được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.

- 12 -


(3) Thông tin của kế toán quản trò là bằng chứng để chứng minh các quyết đònh
đặc biệt trong quá trình hoạt động.
1.3. Hệ thống kế toán doanh nghiệp hiện hành Việt Nam
1.3.1. Lược sử hình thành hệ thống kế toán và báo cáo kế toán Việt Nam
Sự hình thành và phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam có thể tạm
chia thành ba giai đoạn chính như sau :
1.3.1.1. Giai đoạn từ năm 1954 đến trước tháng 12/1986
Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là nền kinh tế vận hành theo cơ chế
kế hoạch hóa tập trung. Tài chính doanh nghiệp chòu sự kiểm soát chặt chẽ của
Nhà nước. Các quy đònh của Nhà nước về kế toán trong giai đoạn này bao gồm :
Điều kiện tổ chức kế toán Nhà nước : được Chính phủ ban hành vào năm
1961 và quy đònh rõ : “Để tăng cường công tác kế toán tại các ngành các cấp
nhằm góp phần vào việc nắm bắt kòp thời và chính xác tình hình hoàn thành kế
hoạch kinh tế tài chính của Nhà nước và tăng cường công tác quản lý kinh tế và
tài chính của Nhà nước”.
Hệ thống tài khoản thống nhất : năm 1970 do yêu cầu cải tiến quản lý xí
nghiệp, Nhà nước đã tiến hành xây dựng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất
để vận dụng chung trong cả nước. Mục tiêu của hệ thống tài khoản kế toán này
là cung cấp thông tin một cách có hệ thống và toàn diện tình hình thực hiện kế
hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính. Hệ thống tài khoản trong giai đoạn này gồm
69 tài khoản trong bảng và 11 tài khoản ngoài bảng. 69 tài khoản trong bảng
được chia thành 9 loại và được ký hiệu từ số 01 đến 99.
Chế độ báo cáo quyết toán của xí nghiệp quốc doanh (sau này gọi là hệ
thống báo cáo kế toán) : Trong giai đoạn này hệ thống báo cáo kế toán được
hình thành và phát triển như sau :
Hệ thống báo cáo kế toán được ban hành theo quyết đònh 233-CP ngày
01/12/1970 của Hội đồng Chính phủ nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin

để Nhà nước quản lý và kiểm tra một cách có hệ thống và toàn diện tình hình
thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, cung cấp tài liệu tham khảo để xây
dựng, bảo vệ, điều chỉnh và xét duyệt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất cho các
đơn vò kinh tế cơ sở. Hệ thống báo cáo được chia thành 04 loại lớn với 13 báo
biểu :
Loại 1 (03 biểu) : Loại báo cáo phản ảnh vốn và nguồn vốn kinh doanh.
Loại 2 (05 biểu) : Loại báo cáo phản ảnh chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm.
Loại 3 (05 biểu) : Loại báo cáo phản ảnh tình hình tiêu thụ sản phẩm và
lãi lỗ.
(Xem phụ lục 1)
- 13 -


Khi quyền chủ động sản xuất kinh doanh của các đơn vò cơ sở càng mở
rộng thì Quyết đònh 233-CP trở nên không còn phù hợp, đòi hỏi phải có một hệ
thống báo cáo kế toán mới thay thế . Hệ thống báo cáo kế toán được ban hành
theo Quyết đònh 13-TCKT/PPCĐ ngày 13/01/1986 của Tổng cục thống kê đã ra
đời gồm 09 biểu bảng báo cáo đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu cung cấp thông tin
cho các cơ quan chủ quản và các cơ quan chức năng của Nhà nước trong giai
đoạn này (Xem phụ lục 1).
Chế độ chứng từ sổ sách kế toán : Các văn bản liên quan đến chứng từ
sổ sách kế toán đã được hình thành từ sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành
công, tuy nhiên đến 21/12/1964 thông tư 07-TC/CĐKT ra đời mới hướng dẫn cụ
thể hơn về chứng từ, sổ sách kế toán.
Đến ngày 1/1/1967, Liên bộ Tổng cục thống kê tài chính ban hành chế độ
ghi chép ban đầu của kế toán theo quyết đònh số 583-LB.
Ngày 24/3/1983, để đáp ứng nhu cầu chuẩn hóa chứng từ, biểu mẫu và cơ
khí hóa tính toán, Tổng cục thống kê ra quyết đònh số 200/TCKT-PPCP về việc
sửa đổi bổ sung thêm một số chứng từ ghi chép ban đầu đã được ban hành theo

quyết đònh 538-LB ngày 1/1/1967.
1.3.1.2. Giai đoạn từ tháng 12 năm 1986 đến tháng 06/1991
Đây là giai đoạn đầu tiên tiến hành đổi mới công tác kế toán để phục vụ
yêu cầu xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chể mới về
quản lý kinh tế, chuyển từ việc quản lý trực tiếp sang quản lý gián tiếp thông
qua việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của
các cơ sở kinh doanh. Đánh dấu cho sự đổi mới này là Quyết đònh 217/HĐBT củ
Hội đồng Bộ trưởng ngày 4/11/1987 và hệ thống các văn bản hướng dẫn của các
Bộ chức năng ban hành. Theo dó Nhà nước đã ban hành việc sửa đổi chế độ kế
toán cũ như sau :
Pháp lệnh kế toán thống kê : là văn bản có tính pháp lý cao nhất về kế
toán và thống kê của nước ta. Pháp lệnh đưa ra những quy đònh về kế toán thống
kê, quy đònh về ghi chép ban đầu, tài khoản và sổ kế toán, kiểm kê tài sản, báo
cáo thống kê, kiểm tra kế toán, …. Đồng thời, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành
Điều hành tổ chức kế toán nhà nước, và điều lệ kế toán trưởng trong xí nghiệp
quốc doanh.
Hệ thống tài khoản thống nhất : Gồm 41 tài khoản trong bảng và 8 tài
khoản ngoài bảng tổng kết. Cơ sở để xây dựng là dựa vào quá trình tái sản xuất
và tính chất cân đối giữa vốn và nguồn vốn, giữa chi phí và thu nhập.
Hệ thống báo cáo kế toán : Ngày 18/4/1990, Quyết đònh 224-TC/CĐKT
của Bộ tài chính cho ra đời hệ thống báo cáo kế toán mới. Số lượng báo cáo kế
toán trong giai đoạn này giảm đáng kể, từ 09 báo cáo phản ảnh một cách chi tiết
- 14 -


tình hình kinh doanh chỉ còn 04 báo cáo chính với nhiều cải tiến như : đã cắt
giảm toàn bộ các thông tin tác nghiệp, đồng thời bổ sung các thông tin liên quan
đến các đối tượng kế toán phát sinh trong môi trường kế toán mới. Những biểu
báo cáo bao gồm :
(1) Biểu số 01/ Bảng tổng kết tài sản

(2) Biểu số 02/ Kết quả kinh doanh
(3) Biểu số 03/ Chi phí sản xuất theo yếu tố
(4) Biểu số 04/ BCTC Bảng giải trình về kết quả kinh doanh
(Xem phụ lục 1)
Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán : Trong giai đoạn này, Bộ tài chính có
bổ sung thêm một số quy đònh như :
Chế độ ghi chép ban hành theo Quyết đònh 598-TC/CĐKT ngày
8/12/1990.
Chế độ sổ sách kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ ban hành theo
quyết đònh 19-TC/CĐKT.
1.3.1.3. Giai đoạn từ tháng 6/1991 đến nay
Đặc điểm của giai đoạn này là chuyển hướng nền kinh tế kế hoạch sang
nền kinh tế thò trường theo đònh hướng xã hội chủ nghóa. Chủ trương của Nhà
nước là thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, các doanh nghiệp Nhà nước phải hoạt
động trong môi trường cạnh tranh, tuân thủ pháp luật.
Trên tinh thần đó, Bộ tài chính đã có Quyết đònh số 1205 và 1206TC/CĐKT ngày 14/12/1994 ban hành về hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống
báo cáo kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp được chọn thử nghiệm từ
01/01/1995.
Từ thực tế thử nghiệm và tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp về giải pháp
hoàn thiện, hệ thống kế toán doanh nghiệp chính thức được ban hành theo Quyết
đònh số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính và được
áp dụng thống nhất trong cả nước từ 01/01/1996, cụ thể như :
Hệ thống tài khoản thống nhất : Các tài khoản trong hệ thống kế toán
mới được phân thành những loại như sau :
(1) Loại 1 : Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
(2) Loại 2 : Tài sản cố đònh và đầu tư dài hạn
(3) Loại 3 : Nợ phải trả
(4) Loại 4 : Vốn chủ sở hữu
(5) Loại 5 : Doanh thu
(6) Loại 6 : Chi phí sản xuất kinh doanh

(7) Loại 7 : Thu nhập khác
(8) Loại 8 : Chi phí hoạt động khác

- 15 -


(9) Loại 9 : Xác đònh kết quả kinh doanh
Hệ thống báo cáo tài chính : Theo quy đònh mới, Bộ tài chính đã thay đổi
tên gọi của hệ thống báo cáo từ báo cáo kế toán sang báo cáo tài chính. Hệ
thống báo cáo tài chính trong giai đoạn này gồm :
(1) Bảng cân đối kế toán
(2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
(3) Bảng lưu chuyển tiền tệ
(4) Thuyết minh báo cáo tài chính.
(Xem phụ lục 1,2,3,4,5)
Chế độ chứng từ và sổ sách kế toán : Để đáp ứng tình hình đổi mới, Bộ tài
chính đã ban hành chế độ chứng từ kế toán theo quyết đònh 1141-TC/QĐ/CĐKT.
Chế độ sổ sách kế toán cũng được ban hành theo Quyết đònh 1141TC/QĐ/CĐKT quy đònh về phạm vi áp dụng, các loại sổ kế toán. Riêng về hình
thức kế toán áp dụng, cũng vẫn tương tự như trước đây, tức gồm các hình thức
Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chứng từ, Nhật ký sổ cái.
1.3.2. Một số ý kiến nhận xét :
Trong giai đoạn nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung,
bao cấp thì công tác kế toán chưa có sự phân biệt kế toán tài chính và kế toán
quản trò nói chung cũng như hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống báo cáo
quản trò nói riêng. Số lượng các báo cáo kế toán nhiều và hầu hết còn chứa
nhiều thông tin mang tính tác nghiệp. Nhu cầu sử dụng thông tin kế toán của các
cơ quan chủ quản, các cơ quan chức năng của Nhà nước và của các nhà quản trò
doanh nghiệp gắn chặt với nhau.
Trong giai đoạn xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp chuyển
sang cơ chế kinh tế mới về quản lý kinh tế – cơ chế kế hoạch hóa theo phương

thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghóa – đã xuất hiện mầm mống của sự
phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trò cũng như phân biệt hệ thống báo
cáo tài chính và hệ thống báo cáo quản trò. Báo cáo kế toán được tinh giảm về
số lượng và các chỉ tiêu, thông tin mang tính tác nghiệp được lượt bỏ, thay vào
đó là những thông tin chủ yếu mang tính tổng hợp, phân tích các sự kiện kinh tế
phát sinh. Nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng sử dụng bên ngoài doanh
nghiệp – các cơ quan chủ quản và cơ quan chức năng của Nhà nước – đã được
tách rời khỏi nhu cầu thông tin của các nhà quản trò doanh nghiệp.
Trong giai đoạn nền kinh tế vận hành theo cơ chế thò trường có sự quản lý
của Nhà nước theo đònh hướng xã hội chủ nghóa, công tác kế toán đã có sự phân
biệt rõ rệt kế toán tài chính và kế toán quản trò cũng như có sự phân biệt giữa hệ
thống báo cáo tài chính và hệ thống báo cáo quản trò. Báo cáo kế toán với số
lượng và chất lượng thông tin đáp ứng được nhu cầu cho các đối tượng sử dụng
- 16 -


làm căn cứ để đề ra các quyết đònh kinh doanh trong điều kiện môi trường sản
xuất kinh doanh mang tính cạnh tranh cao. Các đối tượng sử dụng thông tin kế
toán bên ngoài doanh nghiệp đã được mở rộng, không chỉ là các cơ quan chức
năng của Nhà nước mà còn là các nhà đầu tư, các chủ nợ, khách hàng, …. Đặc
biệt hệ thống báo cáo kế toán quản trò ngày càng được hoàn thiện và đã có tác
dụng tích cực trong công tác quản lý của các nhà quản trò.
Hệ thống kế toán của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, tuy
nhiên dù giai đoạn nào ta cũng có thể nhận thấy rằng báo cáo kế toán là sản
phẩm cao nhất của quá trình kế toán. Bởi vì báo cáo kế toán là bảng tổng hợp
về tình hình kế toán, tài chính của một tổ chức dù là tổ chức mang tính chất tài
chính hay phi tài chính. Hệ thống báo cáo kế toán cung cấp những thông tin
đáng tin cậy, đáp ứng hầu hết các nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng
trong việc đánh giá thực trạng sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và dự toán
tình hình tài chính trong tương lai.

Điều kiện kinh tế, chính trò, văn hóa, xã hội ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ
hình thành môi trường kế toán khác nhau và theo đó hệ thống kế toán cũng sẽ
khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều có điểm chung là kế toán nói chung và báo cáo
kế toán nói riêng là công cụ quản lý tài chính của mỗi quốc gia và việc mang lại
hiệu quả cao hay thấp là tùy thuộc vào trình độ quản lý của họ.
Tóm lại, thông tin kế toán có một vò trí, vai trò cực kỳ quan trọng đối với
nhà quản lý trong bất kỳ nền kinh tế dù vận hành theo cơ chế nào. Hệ thống báo
cáo kế toán là sản phẩm cao nhất và là sản phẩm cuối cùng của quá trình xử lý
thông tin của hệ thống kế toán nhằm cung cấp những thông tin tài chính có ích
cho các đối tượng sử dụng báo cáo để đề ra các quyết đònh kinh tế. Tùy theo môi
trường kế toán khác nhau, tùy theo đối tượng sử dụng khác nhau mà hệ thống
báo cáo kế toán được phân biệt thành hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống
báo cáo quản trò. Ở Việt Nam, hệ thống kế toán nói chung và hệ thống báo cáo
kế toán nói riêng đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển; mỗi giai đoạn đã xuất
hiện nhiều quan điểm, nhu cầu thông tin khác nhau. Đặc biệt trong giai đoạn nền
kinh tế vận hành theo cơ chế thò trường, nhà quản lý cần nhiều thông tin được
cung cấp bởi nhiều kênh khác nhau, trong đó hệ thống báo cáo kế toán cung cấp
những thông tin đáng tin cậy và có tính quyết đònh đến sự tồn tại và hoạt động
có hiệu quả không những cho các tổ chức kinh tế vì lợi nhuận mà rất cần thiết
cho các cá nhân, tổ chức phi lợi nhuận.

- 17 -


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (giọ tắt là VNPT)
2.1. Giới thiệu khát quát về VNPT
2.1.1. Cơ cấu tổ chức của VNPT
Thực hiện theo Nghò đònh số 51/CP ngày 01/08/1995 của Chính phủ về

việc thành lập Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, cơ cấu tổ chức của
VNPT bao gồm : Hội đồng quản trò là tổ chức cao nhất của Tổng công ty đưa ra
các quyết đònh cuối cùng; Ban Giám đốc có trách nhiệm quản lý, điều hành công
việc hằng ngày của VNPT, quyết đònh các chính sách quản lý và đề cử các chức
vụ quan trọng. Bên cạnh Hội đồng quản trò và Ban Giám đốc có các Ban tham
mưu chức năng; các đơn vò thành viên. Riêng các đơn vò thành viên được phân
thành bốn nhóm doanh nghiệp : công ty hạch toán phục thuộc, công ty hạch toán
độc lập, khối đơn vò hành chính sự nghiệp và khối công ty liên doanh.
Về lónh vực kinh doanh khai thác dòch vụ, dưới VNPT có các công ty kinh
doanh khai thác dòch vụ như : Công ty viễn thông quốc tế (VTI), công ty viễn
thông liên tỉnh (VTN), Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC), Công ty
Thông tin di động (VMS), Công ty Dòch vụ Viễn thông (GPC), Công ty Bưu
chính liên tỉnh và quốc tế, Công ty phát hành báo chí Trung ương, ….
Bên cạnh đó 61 Bưu điện tỉnh thành (4 Bưu điện của Thành phố trực
Bưu điện tỉnh) cùng với khoảng hơn 2.800 Bưu cục phục vụ trên toàn quốc đã
tạo thành một mạng lưới phục vụ khổng lồ của VNPT.
Tính đến năm 2002, tổng số nhân viên của VNPT là hơn 93.000 cán bộ,
công nhân, trong đó có hơn 45.000 lao động hoạt động trong lónh vực viễn thông.
Ta có thể tóm tắt cơ cấu tổ chức của VNPT qua sơ đồ sau :

- 18 -


Biếu số 2.1: BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA VNPT
Cuc Bưu điện Trung Ương

Hội đồng quản trò

Ban kiểm
soát


Cty Cty
Bưu Viễ
chính
liênntỉnh
& cquố
n thô
g quố
tế c tế

Các đơn vò
hoạch toán
phụ thuộc

Cty Viễn thông liên tỉnh
Cty Điện toán và truyền số liệu
Cty Dòch vụ Viễn thông
61 Bưu điện tỉnh, thành phố
Cty phát hành báo chí T. Ương

Ban Giám đốc
Nhà máy thiết bò Bưu điện
Nhà máy vật liệu Bưu điện
Văn phòng

Nhà máy thiết bò viễn thông

Ban kế hoạch

Nhà máy vật liệu & cáp VT

Cty vật liệu XD Bưu điện
VITECO

Ban kế toán thống
kê tài chính
Ban đầu tư và phát
triển

Các đơn vò
hoạch toán
độc lập

Ban Khoa học công
nghệvàcông nghiệp

Cty thiết kế Bưu điện
Cty công trình Bưu điện
COKYVINA
POTMASCO
Cty Thông tin di động
Công ty tài chính

Ban Bưu chính Phát
hành báo chí

Học viện công nghệ BCVT
Viện KHKT Bưu điện
Viện kinh tế Bưu điện

Ban Viễn thông


Các đơn vò
hành chính
sự nghiệp

Ban giá cước và
tiếp thò

Ttâm đào tạo BCVT KV1
Ttâm đào tạo BCVT KV2
Bệnh viện và trạm điều dưỡng
Trường công nhân Bưu điện
TTâm Thông tin Bưu điện
VINADEASUNG

Ban phát triển BCVT nông thôn
Ban kiểm toán nội
bộ

Xí nghiệp in tem

Cty Dự án Bưu điện

Ban hợp tác quốc tế

Ban Tổ chức cán bộ
lao động

POSTEF
Công ty Tem


Cty liên doanh VKX

Các công ty
liên doanh

Ban Thanh tra

VINA GSC
Cty liên doanh ALCATEL VN
Cty sản xuất cáp quang FOCAL
Công ty TELEQ
Công ty VINICO
Các công ty cổ phần

- 19 -


2.1.2. Vò trí, chức năng của VNPT
VNPT là một trong 18 Tổng công ty 91 được thành lập theo Nghò đònh số
51/CP ngày 01/08/1995 của Chính phủ theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước với
mã số là 917.001. Chức năng hoạt động của VNPT được thể hiện như sau :
+vXây dựng kế hoạch phát triển và đầu tư vốn;
+ Quản lý hoạt động của mạng Bưu chính Viễn thông công cộng quốc gia;
+ Tư vấn, khảo sát, nghiên cứu, thiết kế và xây dựng chuyên ngành Bưu
chính Viễn thông;
+ Sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu thiết bò, nguyên vật liệu Bưu
chính viễn thông;
+ Hoạt động nghiên cứu và phát triển.
VNPT là một trong những Tổng công ty mạnh của Chính phủ. Ngành Bưu

chính Viễn thông nói chung và VNPT nói riêng, được Chính phủ đánh giá là một
tập đoàn kinh tế hùng hậu, chủ lực của đất nước, góp phần xứng đáng vào sự
nghiệp xây dựng nền kinh tế tri thức của nước nhà. Hằng năm, VNPT đã đóng
góp cho ngân sách Nhà nước một khoản thu khá lớn và luôn đứng đầu về khoản
lợi nhuận nộp vào ngân sách trong 18 Tổng công ty 91. Trong những năm qua,
đất nùc đã chứng kiến những bước tiến mới của Ngành Bưu chính Viễn thông
về mặt hiện đại hóa và được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Trong điều
kiện nền kinh tế cạnh tranh mạnh mẽ đã tạo cho VNPT nhiều cơ hội cũng như
nhiều thử thách rất lớn. Mục tiêu tăng trưởng nền kinh tế của Đảng, Chính phủ
đề ra cho năm 2003 và cho những năm tiếp theo là khả quan, nhu cầu sử dụng
dòch vụ bưu chính, viễn thông sẽ tiếp tục tăng mạnh tạo thuận lợi cho hoạt động
của VNPT nói riêng và cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Môi trường
quản lý nhà nước về BCVT được xác lập tạo khung hành lang pháp lý vững chắc
cho hoạt động của VNPT. Những kết quả đạt được trong giai đoạn hiện đại hóa
công nghiệp hóa của VNPT có ý nghóa tạo tiền đề quan trọng. Quy mô mạng
lưới được mở rộng; việc đổi mới doanh nghiệp theo chủ trương của Chính phủ
bước đầu đạt kết quả, đặc biệt là việc đổi mới tổ chức quản lý, khai thác, kinh
doanh BCVT; kinh nghiệm thu được trong quá trình đổi mới thể chế, điều hành
sản xuất kinh doanh và trong công tác lãnh đạo và quản lý là những yếu tố thuận
lợi trong giai đoạn phát triển mới.
2.1.3. Tình hình hoạt động của VNPT
2.1.3.1. Một số kết quả đạt được trong năm 2002
Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2002, đạt tốc độ tăng
trưởng cao

- 20 -


Biểu số 2.2: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2002 CỦA VNPT


Chỉ tiêu

Năm 2002
Kế
hoạch

Tổng doanh thu
phát sinh (tỷ đồng)
Nộp ngân sách
NN (tỷ đồng)
Phát triển mới
thuê bao điện
thoại (triệu thuê
bao)
Năng suất lao
động
(triệu
đồng/người/năm)

Thực
hiện năm
2001

Thực
hiện

Thực hiện năm
2002/2001
Số
tiền


TH/KH2002

Tỉ lệ

19.002

21.394

Tiền
+2.392

Tỉ lệ
+12,59

18.951

+2.443

+12,89

2.861

3.312

+451

+15,76

2.873


+439

+15,28

1,10

1,27

+0,17

+15,45

1,08

+0,19

+17,59

213,1

237,4

+24,3

+11,40

206,9

+30,5


+14,74

Tình hình tài chính của VNPT tiếp tục được cải thiện, tiềm lực tài chính
được nâng lên, chất lượng công tác quản lý tài chính, kế toán, thống kê đạt được
những tiến bộ đáng kể, các quan hệ tài chính được tiếp tục tăng cường kỷ cương,
nề nếp và được lành mạnh hóa.
Đã có 37/61 Bưu điện tỉnh, thành phố cân bằng thu chi (tăng 8 đơn vò so
với năm 2001). Các chỉ tiêu cơ bản như doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu, vốn tích lũy nội bộ, giảm nguồn vốn vay, đặc biệt là giảm tỷ lệ
vốn vay dài hạn nước ngoài. Tăng cường phát huy và khai thác các nguồn lực
trong nước. Luôn luôn trả nợ đúng hạn, không có nợ quá hạn, tăng cường uy tín
với các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đảm bảo kòp thời các nhu cầu về điều tiết, cấp phát ngân vụ, vốn kinh
doanh,vốn đầu tư xây dựng. Việc giải quyết công nợ có nhiều tiến bộ; đối chiếu,
rà soát và xử lý kòp thời các khoản chênh lệch về công nợ giữa VNPT và các
đơn vò thành viên. Cơ bản giải quyết về thanh toán công nợ giữa các đơn vò
thành viên khối hạch toán phụ thuộc với khối hạch toán độc lập, liên doanh, cổ
phần.
Quản lý vốn góp liên doanh cổ phần : đến cuối năm 2002, VNPT đã tham gia
đầu tư vốn tại 8 doanh nghiệp liên doanh và 18 doanh nghiệp cổ phần (kể cả
trong và ngoài nước). Tại thời điểm 31/12/2002, tổng số vốn đầu tư bên ngoài
của VNPT là 534,31 tỷ đồng, tăng 6,7 tỷ đồng so với năm 2001, trong đó tổng
vốn góp liên doanh là 236,39 tỷ đồng, và tổng vốn góp cổ phần là 297,92 tỷ
- 21 -


đồng.Nhìn chung các đơn vò có vốn góp của VNPT ty sản xuất kinh doanh đạt
hiệu quả, đạt mức tăng trưởng ngày càng cao. Tổng số lãi VNPT được nhận năm
2002 từ các đơn vò liên doanh, đơn vò cổ phần thông báo là 50,05 tỷ đồng, tăng

48,38% so với năm 2001
Hoạt động kiểm toán nội bộ đã được thực hiện trên các lónh vực tài chính,
kế toán, đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh. Trong năm, đã tham gia kiểm
toán báo cáo tài chính của 50 đơn vò thành viên, chất lượng kiểm toán được nâng
lên, góp phần tích cực chấn chỉnh và lành mạnh hóa hoạt động tài chính- kế toán
của VNPT.
2.1.3.2. Kế hoạch và mục tiêu tài chính năm 2003
Biểu số 2.3: KẾ HOẠCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH

NĂM 2003 CỦA VNPT

Chỉ tiêu
Tổng doanh thu phát sinh (tỷ
đồng)
Nộp ngân sách NN (tỷ đồng)
Phát triển mới thuê bao điện
thoại (triệu thuê bao)
Phát triển mới thuê bao
Internet (ngàn thuê bao)
Tổng chi phí (tỷ đồng)
Năng suất lao động (triệu
đồng/người/năm)

Thực hiện
năm 2002

Kế hoạch
năm 2003

KH 2003/TH 2002


21.394

23.045

Tiền
+1.651

Tỷ lệ %
+7,72

3.312
1,27

3.450
1,39

+138
+0,12

+4,2
+9,45

91.932

146.300

+54.368

+59,14


12.155
237,4

13.526
249,38

+1.371
+11,98

+11,28
+5

Huy động tối đa các nguồn lực để phát triển VNPT, nhất là các nguồn nội
lực, tăng sức thu hút đầu tư nước ngoài. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu
tư, đặc biệt là tăng vòng quay sử dụng vốn hiện có của VNPT. Đề cao kỷ luật tài
chính, đẩy mạnh thi đua sản xuất kinh doanh, thực hành tiết kiệm
2.1.4. Thực trạng hệ thống kế toán của VNPT
2.1.4.1. Sự cần thiết xây dựng hệ thống kế toán
VNPT là một mô hình Tổng công ty 91 với chức năng là đơn vò sử dụng
Ngân sách Nhà nước vừa tham gia sản xuất kinh doanh theo quy đònh của Chính
phủ. Hiện nay, Bộ tài chính đã ban hành chế độ kế toán áp dụng chung và thống
nhất cho tất cả các doanh nghiệp. Chế độ kế toán này thực tế chưa đủ khả năng
khái quát hết tất cả mọi ngành, mọi lónh vực. Do đó việc nghiên cứu và ban

- 22 -


hành chế độ kế toán thích hợp cho Ngành Bưu điện – cụ thể là cho VNPT là
việc làm cần thiết.

Theo chế độ hiện hành, VNPT và các đơn vò thành viên thực hiện chế độ
kế toán theo Quyết đònh số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng
Bộ tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp và Quyết đònh
87/QĐ-KTTKTC ngày 9/1/1996 của Tổng Giám đốc VNPT về việc ban hành cụ
thể áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp. Đến ngày 15/11/2001, Tổng Giám
đốc đã ban hành Quyết đònh số 4491/QĐ-KTTKTC về việc sửa đổi, bổ sung các
quy đònh cụ thể áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp cho VNPT và các đơn vò
thành viên và được áp dụng cho đến nay. Theo các Quyết đònh trên, nội dung
của quy đònh cụ thể áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp bao gồm :
(1) Quy đònh cụ thể áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ở các đơn vò thành
viên và VNPT.
(2) Quy đònh cụ thể thực hiện chế độ báo cáo tài chính và báo cáo kế toán của
các đơn vò thành viên và VNPT.
2.1.4.2. Tổ chức bộ máy kế toán
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán : Nhằm đáp ứng sự phù hợp với đặc
điểm tổ chức sản xuất kinh doanh dòch vụ BCVT, đồng thời để đáp ứng nhu cầu
quản lý, mức độ phân cấp quản lý của các công ty thành viên và đạt hiệu quả
cao trong công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh, VNPT đã tổ chức kế toán theo
hình thức vừa tập trung vừa phân tán.
Sơ đồ tổ chức của bộ máy kế toán của VNPT được thể hiện như sau :

- 23 -


BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA VNPT

Biểu số 2.4 :

Kế toán trưởng phụ trách
chung của VNPT


Phó kế toán trưởng phụ
trách kế toán

Kế
toán
than
h
toán

Kế
toán
ngân
hàng

Phòng kế toán tài vụ VNPT
Kế
Kế
Kế
Kế
toán
toán
toán
toán
giá
doanh
vật
TSCĐ
thành
thu,



sản
XDCB
lượng

Kế
toán
thanh
toán

Kế
toán
tổng
hợp

Trưởng phòng kế toán tài
vụ tại các đơn vò thành
viên

Phòng kế toán tài vụ đơn vò thành viên
Kế
Kế
Kế toán
Kế
Kế
toán
toán
TSCĐ và
toán

toán
doanh
giá
XDCB
vật tư
ngân
thu, sản
thành
hàng
lượng

Qua sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của VNPT, ta có thể thấy rõ nhiệm vụ của
phòng kế toán của VNPT và các đơn vò thành viên như sau :
Phòng kế toán của VNPT
+ Tổ chức toàn bộ công tác kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh
của VNPT.
+ Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại văn phòng VNPT và các
nghiệp vụ kinh tế có liên quan giữa VNPT và các đơn vò thành viên.
+ Tổng hợp và lập quyết toán toàn VNPT.
+ Hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vò thành viên.
Phòng kế toán của các đơn vò thành viên hạch toán phụ thuộc :
+ Thu thập, xử lý các chứng từ ban đầu, lập một số báo cáo chi tiết phục
vụ trực tiếp cho yêu cầu quản lý và chỉ đạo sản xuất của công ty; báo cáo quyết
toán về phòng kế toán của VNPT theo đúng quy đònh để VNPT tổ chức hạch
toán chi tiết và tổng hợp báo cáo.
+ Mở một số sổ chi tiết phục vụ cho hạch toán kinh tế nội bộ công ty.
- 24 -

Kế
toán

tổng
hợp


×