Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2004-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

ĐINH KIỆM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2004


1

MỤC LỤC
Lời Cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng biểu,sơ đồ
Danh mục các phụ lục
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1

1

Lý luận tổng quan về phát triển du lịch bền vững 1

1.1.1 Khái niệm về phát triển du lịch bền vững

1



1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến phát triển du lịch bền vững 2
1.1.3 Xu hướng phát triển du lịch bền vững và mối quan hệ tổng hoà
với phát triển chung của du lịch 5
1.2

Những nguyên tắc đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững 6

1.2.1 Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý

6

1.2.2 Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải
1.2.3 Phát triển phải gắn liền với bảo tồn tính đa dạng

7

1.2.4 Phát triển phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế -xã hội
1.2.5 Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương

6
7

7

1.2.6 Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương 8
1.2.7 Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về môi trường

8


1.2.8 Tăng cường quảng cáo tiếp thị một cách có trách nhiệm

9

1.2.9 Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu
1.3

9

Quy trình phân tích đánh giá thực hiện phát triển du lịch bền vững 10

1.3.1 Đánh giá dựa vào nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn

10

1.3.2 Đánh giá dựa vào hiện trạng môi trường hoạt động du lịch

11


2

1.3.3 Đánh giá dựa vào thực trạng hoạt động của ngành du lịch
1.4

Vai trò của du lịch bền vững trong trong nền
kinh tế- xã hội hiện nay

1.5


11

11

Kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững
của một số nước trên thế giới

12

1.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 13
1.5.2 Kinh nghiệm của Thái Lan

14

1.5.3 Kinh nghiệm của Philíppines

15

1.5.4 Kinh nghiệm của Australia

16

1.5.5 Kinh nghiệm của Indonesia

18

Kết luận chương 1 20
Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA TỈNH
BÌNH THUẬN TRONG THỜI GIAN QUA
2.1


21

Tổng quan về thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận

2.1.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên kinh tế- xã hội tỉnh Bình Thuận

21
21

2.1.2 Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1991-2003
2.2

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận

29

2.2.1 Tính bền vững của các nguồn tài nguyên 29
2.2.2 Tính bền vững của môi trường du lịch Bình Thuận

37

2.2.3 Kết quả vận hành hệ thống du lịch trong thời gian qua 45
2.3

Đánh giá chung về sự phát triển bền vững của du lịch Bình Thuận

2.3.1 Những thành công 50
2.3.2 Những tồn tại


51

2.3.3 Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thiếu bền vững
đối với du lịch Bình Thuận

54

2.3.4 Tổng kết các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng
phát triển bền vững của ngành du lịch Bình Thuận
Kết luận chương 2 57

55

49

22


3

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BỀN VỮNG TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KỲ 2004 - 2010
3.1

58

Các quan điểm cơ bản, định hướng và mục tiêu phát triển
du lịch bền vững của tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 58

3.1.1 Những quan điểm phát triển


58

3.1.2 Định hướng phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2010
3.1.3 Những mục tiêu phát triển du lịch

58

59

3.1.4 Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2010
3.2

60

Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững
tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 63

3.2.1 Nhóm giải pháp về môi trường – tài nguyên
3.2.2 Nhóm giải pháp về kinh tế

63

65

3.2.3 Nhóm giải pháp về xã hội 69
3.3

Một số bài học kinh nghiệm rút ra của thế giới trong phát triển
du lịch bền vững có thể vận dụng ở Việt Nam và tỉnh Bình Thuận


3.4

Kiến nghị

76

3.4.1 Đối với cấp quản lý vĩ mô 76
3.4.2 Đối với UBND tỉnh, Các huyện, thành phố trực thuộc 76
3.4.3 Đối với sở Thương mại Du lịch tỉnh Bình Thuận
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

78

77

73


4

PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài :
Bình Thuận nằm vào vị trí hết sức thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội, nằm trên
trục giao lưu kinh tế của vùng Nam Trung bộ và Tây nguyên và là cửa ngõ phía Đông
của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng động lực với tốc độ tăng trưởng mạnh
nhất của cả nước, gắn liền với một thị trường hết sức rộng lớn và sôi động .
Ngoài vị trí thuận lợi, Bình Thuận còn được thiên nhiên ưu đãi rất giàu có tài nguyên

tự nhiên phục vụ cho du lịch như biển, rừng, hồ nước -ghềnh thác, hải đảo,…Ngoài ra
ở đây còn phong phú về tài nguyên du lịch nhân văn như: lễ hội của các dân tộc Chăm,
Raglay, K’Ho, người Hoa…, các di tích lịch sử mang tầm vóc quốc gia, các đền đài cổ
có giá trị kiến trúc,…Đây là những tiền đề cơ bản tạo điều kiện cho du lịch Bình Thuận
có những bước phát triển nhảy vọt.
Mặc dù tiềm năng du lịch giàu có như vậy nhưng việc khai thác phục vụ cho du lịch
thời gian qua chưa tương xứng với những lợi thế vốn có của Bình Thuận. Ngành du lịch
Bình Thuận thật sự vươn dậy từ sau sự kiện nhật thực toàn phần năm 1995, mà Phan
Thiết được may mắn là nơi quan sát tốt nhất. Từ thời điểm này, ngành du lịch của tỉnh
bắt đầu phát triển và dần khẳng định được vị trí của mình trong cơ cấu kinh tế địa
phương. Đặc biệt những năm gần ngành du lịch đang có những bức phá ngoạn mục để
dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Thuận.
Với những thời cơ thuận lợi như vậy, nhưng nhìn lại bước đường gần 10 năm qua
ngành du lịch vẫn còn tồn tại những bất cập. Biểu hiện của một sự phát triển tự phát,
nóng vội, thiếu ổn định và tiềm ẩn những nguy cơ mà mặt trái của ngành du lịch thường
mang đến đó là sự suy kiệt tài nguyên thiên nhiên, là sự ô nhiễm môi trường và sự xâm
hại đến các tài nguyên nhân văn khó có thể tái tạo,…


5

Từ đó vấn đề bức xúc đặt ra cho ngành du lịch Bình Thuận trong thời gian tới là
nhanh chóng xem xét, khắc phục những tồn tại để xây dựng chiến lược đầu tư khai thác
lâu dài các nguồn tài nguyên sẳn có sao cho hợp lý,bền vững và đạt hiệu quả cao nhất.
Xuất phát từ những yêu cầu mang tính cấp bách như trên, việc định hướng và đề ra
những giải pháp thiết thực cho phát triển du lịch bền vững của Bình Thuận từ nay đến
năm 2010 là một việc làm có ý nghĩa quan trọng cho ngành du lịch của địa phương.
Việc hình thành nghiên cứu nội dung đề tài: “Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du
lịch bền vững tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2004-2010” dưới dạng một luận văn cũng không
ngoài mục đích hướng đến giải quyết yêu cầu bức xúc nêu trên.

2/ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :
- Mục đích nghiên cứu :đề tài hướng mục đích vào việc nghiên cứu đề xuất các giải
pháp phát triển bền vững cho ngành du lịch tương đối còn non trẻ ở Bình Thuận. Với
những giải pháp tổng hợp này sẽ giúp cho du lịch Bình Thuận điều chỉnh những bước
đi hợp lý ở hiện tại và tiếp tục xác lập những định hướng phát triển theo mục tiêu bền
vững của hoạt động du lịch trong tương lai.
- Nhiệm vụ nghiên cứu :nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là nêu lên những lý luận và
thực tiễn về nội dung phát triển du lịch bền vững. Trên cơ sở lý luận đó đi sâu phân tích
đánh giá hiện trạng phát triển du lịch chung cũng như phát triển du lịch bền vững của
Bình Thuận từ năm 1991 đến 2003,cuối cùng luận văn tập trung đề xuất một số giải
pháp theo định hướng phát triển bền vững cho hoạt động du lịch của tỉnh Bình Thuận
trong thời kỳ 2004- 2010.
3/ Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu: Về không gian đề tài giới hạn nghiên cứu toàn cảnh hoạt động
của du lịch Bình Thuận trong khoảng thời gian từ 1991-2003 và những năm tiếp theo.
- Phạm vi không gian : đề tài được giới hạn trong phạm vi địa giới của tỉnh Bình Thuận
nhưng cũng sẽ gắng kết tầm hoạt động của du lịch Bình Thuận với các tỉnh lân cận
cũng như các trung tâm du lịch lớn của khu vực để các giải pháp đưa ra có tính gắn kết
và bao quát hơn.


6

Luận văn không giải quyết hết các nội dung liên quan đến bền vững, và cũng không có
điều kiện đi vào các lĩnh vực chuyên sâu thuộc về thiết kế xây dựng, sinh học, tài chính
và dự án đầu tư,…
4/ Phương pháp nghiên cứu:để thực hiện đề tài, các phương pháp được áp dụng gồm:
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin : thông qua việc thu thập các thông tin, dữ
liệu, các báo chính thức của các đơn vị quản lý chuyên ngành du lịch từ Trung ương
đến địa phương (Tổng cục Du lịch Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, Sở

Thương mại và Du lịch Bình Thuận, thành phố HCM và các tỉnh lân cận,…) các cơ
quan ban ngành của Bình Thuận ( Sở Văn hoá Thông tin, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở
Khoa học Công nghệ Môi trường, Cục Thống kê Bình Thuận,…) và các tài liệu lịch sử,
địa chí của các vùng đất trong tỉnh,…Ngoài ra còn tham khảo các tài liệu nước ngoài để
phân tích, tổng hợp, đối chiếu, chỉnh lý từ đó giúp cho việc xây dựng các giải pháp về
phát triển du lịch bền vững của Bình Thuận có tính sát hợp hơn.
- Phương pháp khảo sát hiện trạng tại địa bàn Bình Thuận, đến các khu du lịch trọng
điểm để quan sát, thẩm tra và đánh giá sự phân bố khách du lịch, hiện trạng các nguồn
tài nguyên du lịch đang được khai thác từ đó có các nhận định đúng đắn về thực trạng
hoạt động liên quan.
- Các phương pháp khác: như Duy vật biện chứng, suy diễn, logic, hồi quy tương quan
và các phương pháp toán học.
5/ Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài :
- Nêu được những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững ở Việt
Nam và thế giới; những tiêu chuẩn và nguyên tắc cũng như đề ra quy trình nhằm phân
tích đánh giá hoạt động phát triển du lịch bền vững của một vùng lãnh thổ.
- Đúc kết kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của một số nước có điều kiện tự
nhiên kinh tế tương đồng với Việt nam thuộc khu vực và trên thế giới, qua đó liên hệ
đối chiếu với thực tiễn của Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng để làm cơ sở
cho việc xây dựng các giải pháp cụ thể cho phát triển du lịch bền vững của Bình Thuận.
- Đề xuất được các giải pháp theo từng nhóm cụ thể để phát triển du lịch bền vững đến
năm 2010 của tỉnh BìnhThuận.


7

6/ Hạn chế của đề tài :
Nội dung du lịch sinh thái gắn bó chặt chẽ với du lịch bền vững. Đối với địa bàn
Bình Thuận tài nguyên tự nhiên hết sức đa dạng phong phú là tiền đề để hình thành các
loại hình du lịch sinh thái: rừng, biển, sông ngòi, ghềnh thác, ao hồ,… đây là một mãng

nội dung rất rộng lớn mà luận văn chưa có điều kiện đi sâu phân tích để xây dựng thành
một phần riêng biệt làm toàn diện hơn cho đề tài.
7/ Kết cấu nội dung :
Nội dung luận văn gồm có 3 phần chính, được kết cấu theo 3 chương như sau :
Chương 1: Những cơ sở lý luận và kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững.
Chương 2: Đánh giá thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận trong
thời gian qua
Chương 3 : Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận
thời kỳ 2004-2010

*****


8

CHƯƠNG 1

NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM
VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1 LÝ LUẬN TỔNG QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1.1 Khái niệm về phát triển bền vững :
Lý thuyết phát triển bền vững bắt đầu xuất hiện vào thập niên 1980, năm 1987, khái
niệm phát triển bền vững chính thức được đưa ra tại Hội nghị của Uỷ ban Thế giới về
Phát triển và Môi trường (WCED) nổi tiếng với tên gọi là Uỷ ban Brundtland.
Theo định nghĩa Brundtlant thì : “ Phát triển bền vững được hiểu là hoạt động phát
triển kinh tế nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến
khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Hạn chế của định nghĩa này là
chỉ xoay quanh vấn đề phát triển kinh tế.
Tại Hội nghị về Môi trường Toàn cầu RIO-92 và RIO-92+5 các nhà khoa học đã bổ
sung về khái niệm phát triển bền vững : “Phát triển bền vững được hình thành trong sự

hoà nhập, xen cài và thoả hiệp giữa ba hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và
hệ xã hội”.
Hệ

Hệ
kinh
tế

Hệ



hộihội
Hệ tự
nhiên

Phát triển
bền vững

Sơ đồ trình bày quan niệm về phát triển bền vững
Triển khai quan niệm này, Jacobs và Sadler (1992) cho rằng phát triển bền vững là
kết quả tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của ba hệ thống nói trên, đồng thời họ
xác định phát triển bền vững không cho phép con người vì sự ưu tiên phát triển của hệ
này mà gây ra sự suy thoái và tàn phá đối với các hệ khác, hay nói cụ thể hơn thì phát
triển bền vững là sự dung hoà tương tác và thoả hiệp giữa 3 hệ thống trên nhằm đưa ra
các mục tiêu hẹp hơn cho sự phát triển bền vững.
Tuy chưa thể đưa ra được một khái niệm toàn diện về phát triển bền vững, nhưng các
nhà nghiên cứu có thể bước đầu tiếp cận nội dung về phát triển bền vững theo hai quan
điểm :



9

+ Quan điểm phát triển kinh tế : “Phát triển bền vững là một quá trình tăng trưởng về
kinh tế trên cơ sở đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên tự nhiên, có cân nhắc
đến việc bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại và của các thế hệ
tiếp sau”.
+ Quan điểm môi trường và tài nguyên : “Phát triển bền vững là hoạt động khai thác
và sử dụng và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên (tái tạo và không tái tạo) đảm bảo
duy trì khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ, trong đó có cân nhắc đến việc bảo vệ
môi trường và duy trì tính đa dạng sinh học”.
1.1.2 Một số khái niệm liên quan đến phát triển du lịch bền vững
* Quan niệm về du lịch bền vững trên thế giới:
Việc phát triển du lịch với mục đích đơn thuần về kinh tế trong thời gian trước đây đã
cho thấy thiếu tính bền vững, đang đe doạ huỷ hoại nghiêm trọng đến môi trường sinh
thái, đến các nền văn hoá bản địa. Lâu dài, hậu quả này sẽ lại ảnh hưởng đến bản thân
sự phát triển của ngành du lịch. Chính vì vậy, từ đầu thập niên 1990 các nhà khoa học
trên thế giới đã tập trung nghiên cứu và đưa ra khái niệm “phát triển du lịch bền
vững”nhằm khuyến cáo và tiến đến hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du
lịch, bảo đảm sự phát triển lâu dài. Một số loại hình du lịch bước đầu quan tâm đến khía
cạnh môi trường đã bắt đầu xuất hiện như : “Du lịch sinh thái”, “Du lịch gắn với thiên
nhiên”; “Du lịch khám phá”; “Du lịch thay thế”; “Du lịch mạo hiểm”…đã góp phần
nâng cao hình ảnh về một loại hình du lịch có trách nhiệm, đảm bảo sự phát triển bền
vững .
Hiện nay trong quá trình thống nhất về nhận thức, quan niệm về phát triển du lịch bền
vững vẫn còn những bất đồng, đặc biệt giữa những người coi phát triển du lịch bền
vững cần đảm bảo nguyên tắc chính là bảo tồn tài nguyên môi trường và văn hoá với
những người xem nguyên tắc hàng đầu của phát triển du lịch bền vững là sự tăng
trưởng về kinh tế do du lịch mang lại. Những người coi du lịch chủ yếu là lợi nhuận thì
cho rằng : Du lịch bền vững là quá trình hoạt động du lịch mà ở đó có thể duy trì được

sự phát triển trong một thời gian, giai đoạn không xác định. Tuy nhiên, quan niệm này
đã gặp phải sự chỉ trích, phê phán mạnh mẽ của các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà
nghiên cứu về tài nguyên và môi trường.


10

Hiện nay đa số các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng: “Du lịch bền vững được
hiểu là hoạt động khai thác môi trường tự nhiên và văn hoá nhằm thoả mãn các nhu
cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn, đồng thời
tiếp tục duy trì các khoản đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng
cao mức sống của cộng đồng địa phương”.
Năm 1992 tại Rio de Janeiro, Trong Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên
Hiệp quốc, Tổ chức Du lịch Thế giới – WTO đã đưa ra định nghĩa mang tính hệ thống
hơn: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu
cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc
bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong
tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả
mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì
được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng về sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và
các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”.
* Quan niệm về phát triển du lịch bền vững đối với Việt nam :
Ở nước ta, quan điểm “phát triển bền vững” được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng cường kinh tế đi liền với
phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải tạo môi trường”
Khái niệm về du lịch bền vững còn khá mới mẽ. Đã có nhiều cuộc hội thảo quốc gia
về du lịch sinh thái, du lịch bền vững được tổ chức tại Việt Nam, nhưng vẫn chưa có
được một định nghĩa thống nhất. Hiện nay, một số các nhà nghiên cứu về du lịch sinh
thái ở Việt nam đều cho rằng: “Du lịch bền vững là du lịch có trách nhịêm với môi

trường, có tác dụng giáo dục, nâng cao hiểu biết của cộng đồng” được xem như là loại
hình du lịch sinh thái.
Các khái niệm này chưa rõ ràng, vì du lịch sinh thái chỉ là một khía cạnh của du lịch
bền vững, du lịch bền vững bao hàm nhiều đặc điểm: vừa bảo đảm bền vững vừa môi
trường, kinh tế, văn hoá và xã hội, đồng thời tạo ra một sự cân bằng tổng thể tích cực về
các lĩnh vực trên. Nếu so với số loại hình du lịch khác như du lịch sinh thái, du lịch
xanh, du lịch văn hoá,…thì du lịch bền vững là sự tổng hợp đầy đủ nhất các loại hình


11

du lịch đó. Một điểm quan trọng trong nội dung của du lịch bền vững là kết hợp được
các thực tiễn về môi trường, văn hoá, xã hội và kinh tế.
* Sản phẩm du lịch bền vững :
- Sản phẩm du lịch: sản phẩm du lịch là một tổ hợp tất cả các dịch vụ mà khách du lịch
tiêu thụ kể từ lúc họ rời khỏi nhà cho đến lúc trở về. Sản phẩm này có thể là trọn gói
hoặc là sự ghép lại của nhiều yếu tố vô hình và hữu hình thể hiện qua các hoạt động mà
khách du lịch tham gia khi họ đến điểm du lịch.
Hai nhà nghiên cứu Jeffries và Jos-Krippendorf cho rằng sản phẩm du lịch của một
quốc gia hay một địa phương sẽ được cấu thành bởi sáu nhóm yếu tố cơ bản gồm : Các
di sản thiên nhiên; tài nguyên thiên nhiên; các di sản nhân tạo; các yếu tố văn hoá tinh
thần; hệ thống các phương tiện giao thông, thông tin liên lạc; những cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ ngành du lịch; các chính sách kinh tế - tài chính - xã hội.
- Sản phẩm du lịch bền vững : Du lịch bền vững là sự sử dụng các môi trường thiên
nhiên trong kinh doanh hoạt động du lịch sao cho thu được lợi nhuận kinh tế lâu dài,
đồng thời tiếp tục bảo vệ được môi trường, phát huy kế thừa những truyền thống của
cộng đồng địa phương. Theo như Paul F.J. Eagles thì có bốn loại du lịch thiên nhiên
bền vững quen thuộc và trọng điểm như sau :
+ Du lịch sinh thái: bao gồm đi du lịch để khám phá, học hỏi về các môi trường thiên
nhiên.

+ Du lịch tham quan nơi hoang dã: là sự giải trí của con người thông qua việc đi du
lịch đến môi trường thiên nhiên hoang sơ, không có sự tácđộng phiền nhiễu của con
người.
+ Du lịch mạo hiểm: là sự thực hiện có kết quả của cá nhân con người qua những cảm
xúc hồi hộp về môi trường nguy hiểm đang chi phối quanh họ.
+ Du lịch cắm trại: đi bằng phương tiện cơ giới, đồng thời đây cũng là những hoạt
động ngoài trời quen thuộc.
Sản phẩm du lịch bền vững nhờ có tính độc đáo riêng và phù hợp với xu thế phát
triển của thời đại nên ngày nay nó đã được hầu hết du khách ưa chuộng.


12

1.1.3 Xu hướng phát triển du lịch bền vững và mối quan hệ tổng hoà với phát
triển chung của du lịch
Ngày nay, trên phạm vi toàn cầu, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được
trong đời sống văn hoá-xã hội của con người và hoạt động du lịch đang được phát triển
một cách mạnh mẽ. Đặc biệt trong hai thập kỷ trở lại đây, ngành du lịch có tốc độ phát
triển chưa từng có, tạo được những giá trị kinh tế và lợi nhuận cao, trở thành một ngành
kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Trước tình hình đó, người ta đã báo động
về một xu hướng phát triển du lịch chỉ với mục tiêu đơn thuần về kinh tế mà không chú
ý đến những vấn đề khác, đặc biệt là sự đe doạ huỷ hoại môi trường sinh thái và đe doạ
tàn phá giá trị văn hoá của các dân tộc. Xuất phát từ yêu cầu bức xúc này, vấn đề du
lịch bền vững được đề cập tới, như một khái niệm mới, thể hiện một đòi hỏi khách quan
và rất gay gắt để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, vững chắc của ngành kinh tế du lịch
trong thời kỳ mới.
Xu hướng phát triển của du lịch bền vững không phải là một hiện tượng có tính nhất
thời, một hoạt động có tính phong trào mà là một đòi hỏi khách quan của thời đại, có ý
nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế-lợi nhuận của bản thân du lịch mà sâu xa
hơn còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững của xã hội, của

quốc gia, của cộng đồng – trong quan hệ với việc khai thác tài nguyên và môi trường tự
nhiên và văn hoá nhân văn.
Sự phát triển của du lịch thường gắn liền với việc khai thác sử dụng các nguồn tài
nguyên tự nhiên và nhân văn, trong nhiều trường hợp cũng có ý nghĩa đối với các hoạt
động kinh tế khác. Phát triển du lịch bền vững có mối quan hệ nội hàm với phát triển
bền vững, vì cả hai nội dung đều có liên quan đến môi trường. Hơn nữa phát triển du
lịch và môi trường luôn có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Môi trường trong du lịch
cũng bao hàm ý nghĩa rộng lớn. Đó là môi trường tự nhiên, văn hoá, kinh tế, chính trị
và xã hội. Vì vậy việc khai thác phải được gắn với việc bảo vệ và phát triển tài nguyên
môi trường. Muốn du lịch phát triển thì cần một môi trường thuận lợi với nguồn tài
nguyên phong phú, vì đây không chỉ là yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch mà còn góp
phần nâng cao chất lượng và làm nên tính đa dạng của sản phẩm du lịch.


13

Phát triển du lịch mà không tính đến việc khai thác hợp lý, đến việc bảo vệ, quản lý và
tôn tạo các tài nguyên tự nhiên và văn hoá thì bản thân du lịch sẽ không thể phát triển
bền vững và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của xã hội.
1.2 NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN
VỮNG
Có 9 nguyên tắc cơ bản nhằm đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững cụ thể như sau:
1.2.1 Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý
Trong quá trình khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên cần phải tính đến các giải
pháp nhằm ngăn chặn sự mất đi của các loại sinh vật, sự suy giảm những chức năng
thiết yếu của các hệ sinh thái có giá trị du lịch như các khu rừng nguyên sinh, các vùng
đất ngập nước, các rạn san hô,…và khả năng bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống
dân tộc. Điều này cũng có nghĩa là tài nguyên và môi trường du lịch cần được hiểu đó
không phải là “hàng hoá cho không” mà phải được hạch toán ở chi phí đầu vào của sản
phẩm du lịch để có được nguồn đầu tư cần thiết cho việc bảo tồn và tái tạo tài nguyên,

kiểm soát và ngăn chặn sự xuống cấp môi trường.
1.2.2 Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải
Việc khai thác sử dụng quá mức tài nguyên và không kiểm soát được lượng chất thải
từ hoạt động du lịch sẽ góp phần gia tăng sự suy thoái môi trường mà hậu quả của nó là
sự phát triển không bền vững của ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế xã hội nói
chung.
Tuy nhiên, sự suy thoái môi trường không chỉ do nguyên nhân từ hoạt động du lịch
mà còn có thể do nhiều nguyên nhân khác. Ở những khu vực có sự phát triển đồng thời
của nhiều ngành kinh tế thì hoạt động du lịch chỉ là một trong nhiều hoạt động có tác
động đến môi trường.(ví dụ ở sự xuống cấp của môi trường biển ở Mũi Né- Phan thiết
có nguyên nhân do sự mở rộng dân cư, hoạt động khai thác-chế biến thuỷ sản).
Khai thác hoạt động du lịch cần lưu ý, ở những nơi mà hoạt động du lịch là chủ yếu
thì việc hạn chế sự tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm chất thải sẽ tránh được những
chi phí tốn kém cho việc phục hồi những tổn hại về môi trường trong tương lai và góp
phần vào sự phát triển bền vững của du lịch.


14

1.2.3 Phát triển phải gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng
Tính đa dạng về thiên nhiên, về văn hoá và xã hội là nhân tố đặc biệt quan trọng tạo
nên sự hấp dẫn của du lịch, làm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, tăng
cường sự phong phú về sản phẩm du lịch. Nơi nào có tính đa dạng cao về tự nhiên, văn
hoá và xã hội, nơi đó có khả năng cạnh tranh cao về du lịch và có sức hấp dẫn lớn, đảm
bảo cho sự phát triển bền vững. Chính vì vậy việc duy trì và tăng cường tính đa dạng
thiên nhiên văn hoá và xã hội là hết sức quan trọng cho sự phát triển bền vững lâu dài
của du lịch và cũng là chỗ dựa sinh tồn của ngành du lịch. Trong thực tế cho thấy, nếu
phát triển du lịch đúng nguyên tắc thì bảo đảm hoạt động du lịch sẽ là động lực góp
phần tích cực duy trì sự đa dạng của thiên nhiên.
Du lịch cũng góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá bằng việc khích lệ các hoạt động

văn hoá dân gian, thúc đẩy việc sản xuất các hàng truyền thống, chia sẽ lợi ích từ nguồn
thu cho việc tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá…Du lịch còn tạo thêm công ăn
việc làm, góp phần làm đa dạng hoá xã hội.
1.2.4 Phát triển phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có mối quan hệ liên ngành, liên vùng cao vì vậy
mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển phải phù hợp với các quy hoạch
chuyên ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội nói chung ở phạm vi quốc
gia, vùng lãnh thổ và địa phương. Ngoài ra, đối với mỗi phương án phát triển cần tiến
hành đánh giá tác động môi trường nhằm làm hạn chế các tác động tiêu cực đến tài
nguyên và môi trường. Điều này sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của
du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác cũng như với việc sử dụng có
hiệu quả tài nguyên, đảm bảo môi trường.
1.2.5 Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương
Để phát triển kinh tế xã hội nói chung và từng ngành kinh tế nói riêng việc khai thác
các tiềm năng tài nguyên là điều tất yếu. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy trên một địa
bàn lãnh thổ nếu mỗi ngành chỉ biết đến lợi ích của mình không có sự hỗ trợ đối với sự
phát triển kinh tế chung và chia sẻ quyền lợi với cộng đồng địa phương thì sẽ làm cho
kinh tế và cuộc sống người dân địa phương gặp nhiều khó khăn, kém phát triển. Điều
này thúc ép cộng đồng địa phương phải khai thác tối đa các tiềm năng tài nguyên của
mình làm đẩy nhanh quá trình suy kiệt tài nguyên và gây tổn hại đến môi trường sinh


15

thái. Kết quả các quá trình đó sẽ gây những tác động tiêu cực đến sự phát triển bền
vũng của ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung. Chính vì vậy việc chia
sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương là một nguyên tắc quan trọng trong phát triển du
lịch bền vững.
1.2.6 Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương
Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ giúp họ

tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà còn làm cho họ có trách nhiệm hơn với tài
nguyên, môi trường du lịch, cùng ngành du lịch chăm lo đến việc nâng cao chất lượng
sản phẩm du lịch. Điều này rất có ý nghĩa, góp phần quan trọng đối với sự phát triển
bền vững của du lịch.
Kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch ở nhiều nước cho thấy sự tham gia của địa
phương là cần thiết bởi bản thân người dân địa phương, nền văn hoá, môi trường, lối
sống và truyền thống của họ là những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch.
Hoạt động phát triển du lịch đã mang lại lợi ích kinh tế, môi trường và văn hoá cho
cộng đồng, song ngược lại sự tham gia thực sự của cộng đồng sẽ làm phong phú thêm
tài nguyên và sản phẩm du lịch. Hơn thế nữa khi cộng đồng địa phương được tham gia
chỉ đạo phát triển du lịch thì sẽ tạo ra được những điều kiện đặc biệt thuận lợi cho du
lịch bởi cộng đồng sở tại là chủ nhân và là người có trách nhiệm chính với tài nguyên
và môi trường khu vực. Điều này sẽ tạo ra khả năng phát triển lâu dài của du lịch, sự
tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch được thực hiện thông qua
việc khuyến khích họ sử dụng các phương tiện, các cơ sở vật chất của mình để phục vụ
khách du lịch như chuyên chở, thuyết minh hướng dẫn du khách, cho thuê nhà để ở, nấu
ăn cho khách, sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ làm đồ lưu niệm.v.v…
1.2.7 Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường
Đối với bất kỳ hoạt động phát triển nào con người luôn đóng vai trò quyết định. Một
lực lượng lao động được đào tạo có trình độ nghiệp vụ không những đem lại lợi ích về
kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Sự phát triển bền
vững đòi hỏi ở đội ngũ những người thực hiện không chỉ trình độ nghiệp vụ mà còn
nhận thức đúng đắn về tính cần thiết của việc bảo vệ phát triển tài nguyên và môi
trường.


16

Đưa nhận thức về quản lý môi trường vào chương trình đào tạo của ngành du lịch sẽ
đảm bảo cho việc thực hiện những chính sách và luật pháp về môi trường tại các cơ sở

du lịch.
Một nhân viên được trang bị tốt những kiến thức về môi trường, văn hoá sẽ có thể
làm cho du khách có ý thức trách nhiệm và nhận thức đúng về môi trường, về những
giá trị văn hoá truyền thống. Điều này sẽ góp phần tích cực vào vịệc bảo đảm cho sự
phát triển bền vững về du lịch.
1.2.8 Tăng cường quảng cáo tiếp thị một cách có trách nhiệm
Quảng cáo tiếp thị luôn là một hoạt động không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động du
lịch nào, đảm bảo thu hút khách tham gia, tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản
phẩm du lịch. Chiến lược quảng cáo, tiếp thị đối với du lịch bền vững bao gồm việc xác
định đánh giá về khả năng đáp ứng của các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân
văn, cũng như việc cân đối các sản phẩm du lịch cụ thể.
Hoạt động quảng cáo tiếp thị thiếu trách nhiệm sẽ tạo cho khách những hy vọng
không thực tế do thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác dẫn đến sự thất vọng của du
khách về các sản phẩm du lịch được đưa ra phục vụ. Kết quả của hoạt động này sẽ là
thái độ tẩy chay của du khách đối với cộng đồng và những sản phẩm du lịch của địa
phương ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của du lịch. Việc quảng cáo, tiếp thị cung
cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn
trọng của khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hoá và xã hội và các giá trị nhân
văn nơi tham quan, đồng thời sẽ làm tăng đáng kể sự thoả mãn của khách đối với các
sản phẩm du lịch. Điều này sẽ góp phần làm giảm những tác động tiêu cực từ hoạt động
thu hút khách, đảm bảo cho tính bền vững trong phát triển du lịch.
1.2.9 Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu
Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cần có những căn cứ khoa học vững chắc dựa
trên việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan. Hơn thế nữa, trong quá trình phát triển
nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nảy sinh sẽ có những tác động cần phải nghiên
cứu để có những giải pháp phù hợp điều chỉnh sự phát triển. Như vậy việc thường
xuyên cập nhật những thông tin, nghiên cứu và phân tích chúng là cần thiết, không chỉ
đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động kinh doanh mà còn đảm bảo cho sự phát triển bền



17

vững trong mối quan hệ với cơ chế chính sách, với việc bảo vệ tài nguyên và môi
trường …
Tóm lại những nguyên tắc cơ bản trên đây nếu được thực hiện đầy đủ sẽ đảm bảo
chắc chắn cho sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch, phát triển bền vững chính
là chìa khoá cho sự thành công lâu dài của ngành du lịch.
1.3 QUY TRÌNH PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN DU
LỊCH BỀN VỮNG
Hệ thống du lịch được xem là một tổng thể các yếu tố tự nhiên, văn hoá, kinh tế,
chính trị và xã hội. Trong quá trình vận hành của hệ thống nếu các yếu tố này được sắp
xếp hợp lý, tạo được sự tác động tương hỗ một cách hài hoà, đáp ứng yêu cầu đặt ra của
các bộ phận trong tổng thể lúc đó hệ thống được đánh giá là bền vững. Ngược lại chỉ
cần một sự thay đổi nhỏ của các bộ phận trong hệ thống thì sẽ làm thay đổi toàn bộ. Do
hệ thống du lịch mang tính chất phức hợp và đa ngành nên rất nhạy cảm trước những
thay đổi của môi trường, và nó không được xem là hệ thống ổn định vì nó chứa những
yếu tố bất định và không tiên đoán được chính xác. Hệ thống du lịch là một phần của hệ
thống kinh tế, do đó sự vận động của nó là cũng không ngoài mục tiêu kinh tế như: khả
năng sinh lợi, doanh thu, khoản nộp ngân sách, thị phần chiếm lĩnh, khả năng cạnh
tranh…Hệ thống du lịch có mối liên hệ cấu tạo từ tài nguyên thiên nhiên và nhân văn,
nên trong quá trình vận hành nó có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống sinh thái –xã hội,
đồng thời phát sinh mâu thuẩn gay gắt đó là: hướng đến khai thác tối đa các nguồn tài
nguyên để thu được lợi nhuận làm suy giảm khả năng cung cấp và tái tạo của hệ thống
tài nguyên tự nhiên và nhân văn.
Căn cứ vào việc đúc kết những nguyên tắc cụ thể để đảm bảo phát triển du lịch bền
vững ở mục 1.2, có thể tổng lược quy trình phân tích đánh giá tính bền vững của hệ
thống du lịch theo ba nội dung cơ bản như sau :
1.3.1 Đánh giá dựa vào nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn
Thực hiện đánh giá gồm phân tích đánh giá các tiềm năng phục vụ du lịch, đánh giá
thực trạng khai thác và các chính sách quản lý khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên

và nhân văn.


18

1.3.2 Đánh giá dựa vào hiện trạng môi trường hoạt động du lịch
Đánh giá về môi trường tự nhiên- kinh tế-xã hội, môi trường văn hoá, môi trường
quốc tế, môi trường an ninh chính trị, môi trường cạnh tranh nội bộ, cạnh tranh khu vực
và quốc tế…
1.3.3 Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của ngành du lịch
Thực hiện đánh giá dựa trên các nội dung: đánh giá tình hình kinh doanh dịch vụ du
lịch; Tình hình nộp ngân sách; Quy mô đầu tư và cơ cấu đầu tư; Tình hình nhịp độ tăng
trưởng du khách trên các thị trường, Các tác động mang lại cho hoạt động du lịch.( tác
động đến kinh tế, xã hội, môi trường,…)
Đây là những quy trình chính được dùng để đánh giá tính bền vững cũng như căn cứ
để đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo phát triển du lịch bền vững trong các chương sau.
1.4 VAI TRÒ CỦA DU LỊCH BỀN VỮNG TRONG NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI
HIỆN NAY
Du lịch ngày càng trở thành một ngành kinh tế đang phát triển mạnh ở nước ta, có
nhiều tiềm năng và đang từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Yêu cầu cao nhất của sự phát triển du lịch là phát triển du lịch bền vững. Hầu hết các
nhà nghiên cứu đều cho rằng phát triển du lịch bền vững là mấu chốt của sự thành công.
Do mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường là một trong những mối
quan hệ phức tạp nhất trong quá trình phát triển kinh tế và phát triển bền vững, nhất là
trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế thế giới đang hướng về xu hướng toàn cầu
hoá. Việc tìm ra một tập hợp các biện pháp nhằm sử dụng, quản lý duy trì và tái tạo các
nguồn tài nguyên tự nhiên một cách hiệu quả, giúp cho cuộc sống của con người và tự
nhiên được hài hoà và cân bằng trong tổng thể phát triển. Đây là yếu tố hết sức quan
trọng vì :

- Du lịch bền vững mang tính chất giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và nguồn tài
nguyên tự nhiên cho khách du lịch và cả cộng đồng dân cư sở tại.
- Phát triển du lịch theo hướng bền vững làm giảm thiểu sự nghèo đói và ngăn ngừa sự
suy thoái môi trường trong hiện tại và tương lai.


19

- Là phương thức nâng cao sức khoẻ, cải thiện chế độ phúc lợi xã hội. Nếu không phát
triển bền vững thì tương lai cuộc sống của họ sẽ gặp bế tắt do các nguồn tài nguyên bị
cạn kiệt.
- Đây cũng là một trong những biện pháp để trực tiếp cứu lấy thiên nhiên, và như vậy
sẽ cứu lấy con người một cách gián tiếp. Điều này cũng là nền tảng căn bản cho một
nhận thức mới về lối sống hướng đến tương lai bền vững.
- Du lịch bền vững, tạo ra những sản phẩm có sức thu hút ngày càng lớn, đem lại cho
du khách những chuyến du lịch với chất lượng và hiệu quả cao. Đây cũng là một định
hướng đầy triển vọng đồng thời cũng khẳng định vị trí của ngành du lịch trong chiến
lược phát triển kinh tế chung của đất nước.
- Du lịch bền vững còn là chất xúc tác trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa
các nước trong khu vực và bạn bè trên khắp thế giới. Điều này sẽ tạo điều kiện cho
lượng khách ngày càng tăng và như thế sẽ thu hút nhiều dự án đầu tư của nước ngoài.
Như vậy phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay và nền kinh
tế tri thức là phương thức giúp con người phát triển cân bằng và toàn diện. Điều này
không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước mà còn phù
hợp ý nghĩa thực tiễn của việc quy hoạch phát triển bền vững đối với các hoạt động du
lịch, góp phần làm hạn chế các hoạt động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường và cảnh
quan sinh thái.
1.5 KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CỦA MỘT SỐ
QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng du lịch ở mức cao nhưng lại đi kèm với sự phát sinh

các tác động tiêu cực. Để có thể phát triển du lịch một cách hài hoà, bền vững và ngăn
chặn kịp thời những tác động tiêu cực thì sự nghiên cứu, tiếp thu những bài học kinh
nghiệm của các nước về phát triển du lịch bền vững bao gồm các chính sách du lịch bền
vững, các kinh nghiệm thành công về phát triển du lịch bền vững trong mối quan hệ
khai thác tài nguyên, giữ gìn bảo vệ môi trường, bảo vệ các giá trị văn hoá gắn với mối
quan hệ cộng đồng, đồng thời cũng cần chú trọng nghiên cứu một số mô hình đã được
xây dựng và áp dụng có hiệu qủa về phát triển du lịch bền vững ở một số nước. Đây là
một viêc làm hết sức cần thiết, giúp giảm thiểu những tổn thất các nguồn lực xã hội, do


20

chủ quan trong quá trình quản lý hoạt động du lịch gây ra. Kinh nghiệm của các nước
có thể kể đến là :
1.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc:
Trung Quốc trong cuối thập niên 1990 đã nỗi lên như một quốc gia có tốc độ tăng
trưởng du lịch hàng đầu thế giới. Ngành du lịch Trung Quốc đã có bước phát triển nhảy
vọt, những kết quả khả quan đạt được là nhờ ngành du lịch Trung Quốc đã có quá trình
định hướng chiến lược phát triển trong 20 năm qua. Nếu nghiên cứu kỹ, có thể thấy
ngành du lịch Trung Quốc đã chọn cho mình một hướng đi đúng. Đó là sự nâng cao
chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế, thủ tục hành chính gọn nhẹ, giao thông
thuận lợi, giá cả hợp lý, sản phẩm du lịch theo chuyên đề rất đa dạng. Đặc biệt trong
thập kỷ gần đây Chính phủ Trung quốc đã chú trọng đến việc xây dựng và thực hiện
chiến lược phát triển du lịch bền vững, thông qua các hoạt động cụ thể như xây dựng
các quy hoạch tổng thể về du lịch; quản lý phát triển du lịch bền vững bao gồm công
tác chỉ đạo, điều phối và kiểm soát, nhằm gắn kết các nguồn lực dành cho xây dựng và
thực hiện các chính sách du lịch quốc gia. Thúc đẩy và tạo điều kiện thu hút nhiều sự
tham gia của khu vực tư nhân và sự hợp tác giữa khu vực nhà nước với các thành phần
kinh tế khác.
Du lịch xanh là một chủ đề chính của du lịch Trung Quốc, được ra đời từ năm 1999,

từ đó, Chính phủ đã không ngừng quan tâm bảo vệ môi trường. Họ đã tổ chức các hội
thảo về phát triển du lịch bền vững; về quản lý và phát triển du lịch sinh thái của từng
địa phương; xây dựng và truyền bá những thuận lợi của tiện nghi du lịch…Kết quả của
những hội thảo ấy là hướng Trung Quốc đi vào việc phát triển du lịch sinh thái và xem
đây là một trong những cách tác động trực tiếp và tích cực đến việc phát triển bền vững.
Vào thời điểm năm 2000, Trung Quốc đã bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ 10. Chính
phủ Trung Quốc đã tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững, sử dụng
công nghệ tạo ra những sản phẩm sạch và xanh, thu hồi chất phế thải, đồng thời Chính
phủ đã xây dựng và quản lý sâu rộng hệ thống xanh của đất nước. Họ cố gắng hướng du
lịch trở thành một bộ phận không thể thiếu và có mối quan hệ bền chặt với môi trường.
Những định hướng và hoạch định kế hoạch thực hiện của Trung Quốc nêu trên là
những kinh nghiệm quý báu cho chúng ta tham khảo.


21

1.5.2 Kinh nghiệm của Thái Lan
Đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Thái Lan là một nơi thu hút khách du
lịch nhiều nhất chỉ đứng sau Trung Quốc và Malaysia. Thành công mang lại ngoài
những lợi thế về tài nguyên du lịch và môi trường hiện có, còn phải kể đến các chính
sách, chiến lược phát triển bền vững của quốc gia mà Chính phủ Thái Lan đã áp dụng
một cách linh hoạt và có hiệu quả.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thái Lan giai đoạn 1997-2003, quốc gia này
đã tập trung vào hai hướng ưu tiên chính là bảo vệ, bảo tồn các nguồn tài nguyên và tài
sản du lịch phục vụ phát triển bền vững lâu dài và để thế giới công nhận là một điểm du
lịch nổi tiếng nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của nền văn hoá Thái Lan. Cơ quan Du
lịch Quốc gia Thái Lan (TAT) hỗ trợ các cộng đồng bản địa trong việc duy trì sức hấp
dẫn của các điểm tham quan du lịch. TAT đã xây dựng các quy hoạch tổng thể và hỗ
trợ về kỹ thuật, trong một số trường hợp còn hỗ trợ về tài chính nhằm giúp các địa
phương phát triển du lịch. Chính phủ Thái Lan đã có nhiều sáng kiến độc đáo và sáng

tạo, triển khai những chương trình phát triển du lịch bền vững có chất lượng như
“chương trình loại trừ tác động của xã hội”. TAT còn phối hợp với Cục Bảo tồn Rừng
và các cơ quan liên quan ở địa phương triển khai 13 dự án giáo dục đào tạo và nâng cao
nhận thức cho lãnh đạo và nhân dân địa phương về giá trị của các di sản thiên nhiên và
văn hoá cũng như lối sống của họ.
Cơ quan Du lịch quốc gia Thái Lan (TAT) đã khuyến cáo và đưa ra 8 biện pháp bảo
vệ môi trường thiên nhiên của các khu du lịch gồm:
- Hạn chế số lượng khách du lịch trên cơ sở sức chứa của khu du lịch.
- Có biện pháp quản lý sự ra vào các khu bảo tồn.
- Giảm lượng chất thải và nâng cao mức độ trong sạch.
- Huy động vốn đóng góp.
- Thành lập trung tâm điều phối
- Quản lý chất lượng dịch vụ
- Phân chia khu vực
- Ký hiệu chỉ dẫn thông tin chi tiết rõ ràng tại các địa điểm.
Điển hình tại vườn quốc gia Khao Yai, là vườn quốc gia lớn nhất ở Thái Lan, nằm
gần thủ đô Bangkok thu hút số lượng lớn du khách đến vì mục đích tham quan cảnh


22

quan thiên nhiên, xem các loài động thực vật hoang dã, đi bộ, leo núi, cắm trại. Ban
quản lý vườn quốc gia có nguồn thu từ lệ phí vào cửa và từ kinh doanh một số cơ sở lưu
trú, hoặc thu các phí đặc biệt do cấp phép kinh doanh cho 4 nhà hàng trong địa phận
của vườn. Hoạt động du lịch sinh thái, du lịch hướng về thiên nhiên ở Khao Yai đã đem
lợi ích kinh tế mà vẫn duy trì bảo tồn được tài nguyên do lượng khách đến vẫn tăng lên
nhưng chỉ được phép đến tham quan 10 % diện tích khu vực.
Tại Thái Lan các hoạt động đã được tiến hành nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ
gìn kiến trúc truyền thống và áp dụng tiêu chuẩn “lá xanh” để đánh giá việc bảo vệ môi
trường sinh thái đối với các khách sạn.

Đối với hoạt động phát triển du lịch sinh thái văn hoá tại Thái Lan, Chính phủ và các
cơ quan hữu quan đã bắt đầu phát động một phong trào nhằm khôi phục lại giá trị
nguyên bản của văn hoá và đất nước Thái Lan. Trung tâm của phong trào là phát triển
du lịch sinh thái, gắn du lịch với bảo vệ môi trường, cảnh quan và các giá trị truyền
thống của đất nước. Chính phủ Thái Lan kêu gọi các khu làng mạc ở vùng nông thôn
hãy giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ của mình, bảo vệ cây cối và giảm tiếng ồn, gìn giữ
phong cách kiến trúc Thái Lan.
Trong mối quan hệ của cộng đồng với sự nghiệp phát triển du lịch sinh thái. Thái lan
đã thông qua hiến pháp mới nhằm công nhận sự tham gia của người dân địa phương
vào việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và trực tiếp khuyến khích người dân địa
phương tìm các phương thức để quản lý các nguồn lực của mình vì lợi ích phát triển
của cộng đồng, điều này tạo cơ sở cho người dân địa phương tham gia vào sự phát triển
du lịch để phát triển cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
1.5.3 Kinh nghiệm của Philippines :
Philippines là quốc gia có đặc điểm lãnh thổ phân bố thành quần đảo rộng lớn, đia
hình phong phú, đa dạng và bị chia cắt bởi nhiều núi non, là một quốc gia có lợi thế về
cảnh quan biển đảo thơ mộng nên Philippines đã tận dụng được lợi thế này để phát triển
các loại hình du lịch sinh thái biển. Vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong chiến lưọc phát
triển du lịch cho từng vùng cụ thể của quốc gia này, nhưng những kinh nghiệm thành
công của ngành du lịch Philippines cũng cần cho các nước có điều kiện phát triển tương
đồng tham khảo. Về thành công, đó là Chính phủ chủ trương đẩy mạnh “ phát triển du
lịch bền vững trên quan điểm bảo vệ môi trường”. Ngoài ra Chính phủ Philippines còn


23

quan tâm đầu tư xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên quanh những vùng núi cao, thêm
vào đó là những nơi tập trung các loại thú hoang dã quý hiếm; các hải đảo đều được
quy hoạch rõ ràng và được bao phủ bởi những thảm xanh của các vườn cây ăn trái .
Bên cạnh đó để phục hồi các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc phục vụ cho

hoạt động du lịch, Chính phủ còn tiến hành các chương trình phục hồi các di sản văn
hoá và lịch sử nhằm thông qua việc phát triển hoạt động du lịch bền vững với các sản
phẩm du lịch văn hoá bền vững đặc hữu. Điển hình là việc quy hoạch khu du lịch thị
trấn Vigan, định hướng quy hoạch được xây dựng với mục tiêu tăng trưởng gắn bó mật
thiết với việc phục hồi lại các di sản văn hoá và lịch sử. Bộ Du lịch Philippines đã ban
hành một loạt các bộ luật mang nội dung bảo tồn các địa danh văn hoá lịch sử có giá trị
cho phát triển du lịch, xác định rõ Vigan là điểm du lịch văn hoá quan trọng. Hoạt động
du lịch ở đây không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển các di sản văn hoá truyền thống
của Vigan phục vụ cho mục đích phát triển bền vững, mà còn là một nhân tố quan trọng
góp phần vào việc phục hồi và tái phát triển các ngành công nghiệp và ngành nghề thủ
công truyền thống trong khu vực như sản xuất gốm sứ (Burnay), gạch Vigan cổ, dệt thủ
công, nghề nhuộm vải…
Ngoài ra, Chính phủ ban hành chính sách kêu gọi tư nhân hợp tác với chính phủ nhằm
đảm trách các vấn đề về vệ sinh và quản lý môi trường. Song song với hoạt động này,
việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được tiến hành rộng rãi. Các khoá đào tạo dài
hạn, ngắn hạn được tổ chức thường xuyên, tài liệu được in ấn gồm nhiều hình ảnh đẹp,
minh hoạ rõ và có tính giáo dục cao, được phát miễn phí có tác dụng khơi dậy ý thức
bảo vệ môi trường trong lòng mỗi người dân. Đây có thể nói là những nhân tố góp phần
thúc đẩy ngành du lịch của Philippines tăng trưởng nhanh trong các năm qua.
1.5.4 Kinh nghiệm của Australia :
Để định hướng và quản lý hoạt động ngành du lịch, Chính phủ Australia chủ động
đóng góp và sự nghiệp phát triển du lịch thông qua đầu tư vào các dự án phục vụ cho
phát triển du lịch bền vững, thiết lập các mối liên kết và mạng lưới hoạt động mang tính
chiến lược giữa các ngành và chính phủ, cung cấp thông tin, phát triển công tác đào tạo
và giáo dục nhận thức trong ngành du lịch và các cơ quan khác thuộc Chính phủ. Đúc
kết từ những dự án đã thực hiện, Chính phủ chỉ đạo tập trung vào các lĩnh vực :


24


- Giám sát chặt chẽ và hạn chế tác động của khách du lịch đối với các nguồn tài
nguyên du lịch đặc biệt trong các mùa cao điểm.
- Tổ chức các khoá đào tạo cho cán bộ quản lý, điều hành hoạt động du lịch, cung cấp
các tài liệu phục vụ công tác tự nghiên cứu…
- Thiết lập hệ thống sử dụng các nguồn tài nguyên và xử lý chất thải hiệu quả, và huấn
luyện đội ngũ làm công tác bảo dưỡng các thiết bị xử lý chất thải.
- Cần có sự tham gia của cộng đồng bản địa vào quá trình phát triển du lịch.
Ngoài ra, Chính phủ Australia còn quan tâm đặt ra các vấn đề cơ bản đối với phát
triển du lịch bền vững có liên quan đến việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường, các nội dung đề cập gồm :
+ Quy hoạch tổng hợp vùng lãnh thổ
+ Tổ chức quản lý tài nguyên thiên nhiên
+ Hạ tầng cơ sở
+ Giám sát tác động
+ Tiếp thị du lịch
+ Giáo dục nội dung hoạt động du lịch sinh thái
+ Quan tâm đến sự công bằng
* Kinh nghiệm xây dựng các chính sách về du lịch sinh thái của Australia :
Được sự trợ giúp và tư vấn của chuyên gia quốc tế, năm 1992, Chính phủ Australia
kịp thời ban hành các văn kiện hỗ trợ cho hoạt động phát triển du lịch bền vững. Ba văn
kiện về du lịch được Chính phủ Australia và Hiệp hội Lữ hành Châu Á-Thái Bình
Dương (PATA) phối hợp soạn thảo và ban hành đó là:
+ Chiến lược Du lịch quốc gia.
+ Chiến lược quốc gia về phát triển bền vững sinh thái.
+ Du lịch bản địa - Ngành công nghiệp sinh lợi trong một môi trường bền vững.
Ba văn kiện này có tác dụng rất lớn trong việc đồng thời đặt nền tảng cho việc xây
dựng Chiến lược du lịch sinh thái quốc gia cũng như đóng góp cho việc hình thành mục
tiêu phát triển bền vững với các địa phương, của ngành du lịch quốc gia theo hướng
phát triển hoạt động gắn với cộng đồng trong việc bảo vệ khai thác nguồn tài nguyên
thiên nhiên phục vụ du lịch .



×