Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Triển vọng kinh tế, phát triển khoa học và công nghệ thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.24 KB, 35 trang )

LỜI GIỚI THIỆU
Kinh tế toàn cầu hiện đang trong khủng hoảng, chuyển dịch từ giai đoạn phát
triển ổn định sang giai đoạn rất bất ổn khi khurngg hoảng tài chính bắt nguồn ở các
nước giàu có đã làm rung chuyển các thị trường tài chính toàn cầu. Các thị trường
hàng hóa cũng chao đảo dữ dội từ mức giá rất cao trong năm 2007 và đã rơi mạnh,
giá cả nhiều loại hàng hóa giảm tới hơn một nửa vào nửa đầu năm 2008.
Tuy nhiên, mặc dầu các chỉ số kinh tế đều xấu, dự báo chi tiêu cho nghiên cứu
và phát triển (NCPT) trong năm 2009 sẽ đạt 1.143,2 tỷ USD, cao hơn 3,2% so với
năm 2008. Phần lớn tăng trưởng toàn cầu này là do sự mở rộng tiếp tục NCPT ở
châu Á, mặc dù sự tăng trưởng NCPT trong vùng địa lý này cũng bị những tác động
toàn cầu.
Các quốc gia vẫn tiếp tục đầu tư cho nghiên cứu KH&CN và đưa ra những ưu
đãi khuyến khích NCPT nhằm nâng cao năng lực đổi mới của quốc gia. Do các cơ
hội thị trường toàn cầu tăng lên và tài năng kỹ thuật trở nên rộng khắp hơn, nên đã
xuất hiện xu hướng hợp tác trong các chương trình nghiên cứu và sử dụng tài năng ở
nước ngoài để hỗ trợ các hoạt động sản xuất, tiếp thị và bán hàng trong nước.
Để giúp bạn đọc có thêm thông tin trong bối cảnh thế giới diễn ra nhiều sự
thay đổi nhanh, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia xin giới
thiệu Tổng luận “Triển vọng kinh tế, phát triển khoa học và công nghệ thế giới”
nhằm phản ánh tình hình kinh tế và những xu thế phát triển khoa học và công nghệ
toàn cầu.
Nội dung tổng luận này được biên soạn dựa trên số liệu của các báo cáo và
những nghiên cứu phân tích của Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế và các tổ chức nghiên cứu và phát triển có uy tín trên thế giới.
TRUNG TÂM THÔNG TIN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

1


PHẦN I


TRIỂN VỌNG KINH TẾ TOÀN CẦU
1.1. Bối cảnh chung
Những chấn động trên các thị trường tài chính Mỹ xuất hiện đầu tiên vào mùa hè năm
2007 đã biến thành một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nặng nề vào mùa thu năm
2008: các thị trường tín dụng đóng băng; thị trường chứng khoán đổ vỡ và một loạt vụ
mất khả năng thanh toán nợ đã đe doạ toàn bộ hệ thống tài chính quốc tế. Những đợt bơm
tiền mạnh của các ngân hàng trung ương và một loạt các biện pháp thay thế tạm thời của
các Chính phủ vẫn tỏ ra không đủ sức để kiềm chế một cuộc khủng hoảng ngay từ ban
đầu.
Chính phủ Mỹ đã áp dụng một chương trình giải cứu trọn gói trị giá trên 700 tỷ USD
và đã mua lại vốn cổ phần tại chín ngân hàng chính và nhiều ngân hàng lớn khu vực
khác. Biện pháp bảo lãnh các khoản nợ và tiền gửi ngân hàng cũng đã được áp dụng.
Cùng lúc, Chính phủ các nước châu Âu đã công bố các kế hoạch bơm tiền và mua lại các
tài sản ngân hàng trị giá đến 460 tỷ USD, cùng với gần 2 nghìn tỷ USD tiền bảo lãnh các
khoản nợ ngân hàng. Vào thời điểm 20/11/2008, các thị trường vẫn bộc lộ sự bất ổn định
trước tính chất mạnh mẽ của các biện pháp được áp dụng và các dấu hiện cho thấy các
điều kiện tín dụng đã được cải thiện phần nào tại các nước có thu nhập cao. Chênh lệch
lãi suất chủ quyền và khu vực tư nhân đối với các nước đang phát triển thậm chí đã trở
nên trầm trọng hơn và danh sách các nước bắt buộc phải tìm kiếm sự trợ giúp của Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày càng tăng.
Năm 2007, trong các giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng tài chính, ảnh hưởng của
tình trạng biến động tài chính đối với các nước đang phát triển vẫn còn tương đối nhẹ.
Tuy nhiên, do cuộc khủng hoảng mạnh lên vào năm 2008 và đặc biệt là từ giữa tháng 9,
các biện pháp tránh rủi ro đã tăng lên và các luồng vốn đổ vào các nước đang phát triển
đã bị nghẽn lại. Kết quả là tiền tệ của nhiều nước đang phát triển đã bị mất giá một cách
đột ngột, và giá cổ phiếu trên thị trường các nước đang phát triển đã bị giảm mạnh, gần
như triệt tiêu tất cả giá trị tăng thêm đã đạt được kể từ đầu năm 2008.
Hầu như không một nước nào, từ các nước đang phát triển đến các nước có thu nhập
cao, có thể tránh được tác động của cuộc khủng hoảng đang ngày càng lan rộng, tuy
nhiên các nước có nền tảng cơ sở vững chắc hơn, khi lâm vào cuộc khủng hoảng có thể bị

tác động nhẹ hơn. Tình trạng tài chính tồi tệ đã trở nên khắc nghiệt nhất ở các nước có
các nguồn thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và tại các nước cho thấy có dấu hiệu của sự
quá nóng và mở tín dụng nhanh một cách không bền vững trước khi cuộc khủng hoảng
tài chính mạnh lên. Trong số 20 nước đang phát triển có nền kinh tế phản ứng đột ngột
nhất trước sự sa sút của các điều kiện tài chính (được đo bằng sự sụt giảm tỷ giá hối đoái,
sự gia tăng lãi sản xuất, và sự suy giảm trên thị trường chứng khoán), có 6 nước thuộc
châu Âu và Trung Á, và 8 nước thuộc châu Mỹ Latinh và vùng Caribê.
1.1.1. Các điều kiện tín dụng thắt chặt hơn sẽ dẫn đến đầu tư và tăng trưởng GDP
chậm lại một cách đột ngột
Trong tình trạng hiện nay, các triển vọng tăng trưởng đối với cả các nước thu nhập cao
lẫn các nước đang phát triển đều trở nên xấu đi một cách căn bản và khả năng về một
cuộc suy thoái nghiêm trọng toàn cầu là điều không thể loại trừ.
Ngay cả khi các làn sóng hoảng loạn tràn ngập các thị trường chứng khoán và tín dụng
trên khắp thế giới sớm được đưa vào tầm kiểm soát, thì cuộc khủng hoảng vẫn có khả
năng sẽ gây ra một sự suy giảm mạnh trong các hoạt động, xuất phát từ sự mất đòn bẩy
2


trên các thị trường tài chính đã xuất hiện và được cho là sẽ tiếp diễn. Dự báo cơ bản ở
đây là các điều kiện tín dụng sẽ thắt chặt hơn nhiều, các dòng vốn đổ vào các nước có thu
nhập trung bình yếu hơn và một sự suy giảm mạnh về nhu cầu nhập khẩu toàn cầu được
cho là những yếu tố chính chi phối sự giảm tốc ở các đang phát triển. Nhu cầu nhập khẩu
được dự báo sẽ giảm 3,4% tại các nước thu nhập cao trong năm 2009, trong khi nợ tư
nhân ròng và các luồng vốn đổ vào các nước đang phát triển được ước tính sẽ giảm từ 1
nghìn tỷ USD năm 2007 xuống còn khoảng 530 tỷ trong năm 2009, tức là giảm từ chỗ
chiếm 7,7% xuống còn 3% GDP của các nước đang phát triển. Kết quả là tăng trưởng
đầu tư tại các nước đang phát triển có thể sẽ chậm lại đáng kể, chỉ tăng có 3,5% tại các
nước có thu nhập trung bình, so với tỷ lệ gia tăng 13,2% đạt được trong năm 2007.
Một cuộc suy thoái rõ rệt được cho là đã bắt đầu từ giữa năm 2008 ở châu Âu, Nhật
Bản và gần đây hơn là Mỹ. Sự suy thoái này được dự báo sẽ kéo dài đến năm 2009, làm

giảm 0,1% GDP tại các nước thu nhập cao. Tại các nước đang phát triển, tỷ lệ tăng
trưởng được dự báo sẽ giảm xuống đến 4,5% trong năm 2009, từ chỗ đạt được 7,9% và
6,3% trong các năm 2007 và 2008. Tổng thể, GDP toàn cầu được dự báo sẽ chỉ tăng
trưởng có 0,9% trong năm 2009, còn thấp hơn tỷ lệ đạt được trong các năm 2001 và
1991, mức thấp nhất kể từ khi có các số liệu đầy đủ vào năm 1970.
Do các nước có thu nhập thấp ít có cơ hội tiếp cận các thị trường vốn quốc tế nên sự
tăng trưởng chậm lại sẽ tác động đến các nước này chủ yếu thông qua các cơ chế gián
tiếp, trong đó có nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của họ giảm, giá hàng hoá thấp hơn và
các luồng chuyển tiền vào cũng giảm bớt. Mậu dịch quốc tế được dự báo sẽ giảm mạnh,
với số lượng xuất khẩu toàn cầu sẽ giảm 2,1% trong năm 2009, đây là lần giảm đầu tiên
kể từ năm 1982 và còn cao hơn tỷ lệ suy giảm 1,9% xảy ra vào năm 1975. Các cơ hội
xuất khẩu đối với các nước đang phát triển sẽ biến mất dần đi một cách nhanh chóng do
sự suy thoái ở các nước thu nhập cao và còn do các khoản vay tín dụng xuất khẩu bị hạn
chế và bảo hiểm xuất khẩu trở nên đắt giá hơn.
Tốc độ tăng trưởng chậm hơn ở các nước thu nhập cao được ước tính đã làm giảm các
luồng tiền đổ vào các nước đang phát triển từ 2% xuống 1,8% GDP các nước tiếp nhận
trong giai đoạn 2007 và 2008. Ở phạm vi quốc gia, mức độ tăng trưởng chậm lại sẽ phụ
thuộc mạnh vào những diễn biến về tỷ lệ ngoại hối, với những bất ổn định gần đây về tỷ
lệ hối đoái song phương đang dẫn đến những thay đổi ở lượng tiền ngoại hối gắn với
đồng tiền của nước tiếp nhận.
Sự suy thoái tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ làm cho cả giá hàng hoá và lạm phát
đều được nới lỏng hơn, giá dầu mỏ đạt mức trung bình khoảng 75 USD/thùng trong năm
2009, giá thực phẩm và kim loại được dự kiến sẽ giảm tương ứng khoảng 23% và 26% so
với mức giá trung bình của năm 2008. Tuy nhiên, giá hàng hoá sẽ vẫn cao hơn nhiều so
với mức rất thấp của những năm 1990.
Giá hàng hoá thấp hơn sẽ giúp giảm được gánh nặng lên một số bộ phận dân nghèo
(đặc biệt là người dân thành thị) có sức mua đã giảm do giá thực phẩm và nhiên liệu tăng
cao. Giá cả thấp đi còn giúp giảm nhẹ được tổng lạm phát.
Cuộc khủng hoảng tài chính và tốc độ chững lại của tăng trưởng toàn cầu đã xảy ra
vào một thời điểm khi tất cả các nước đang phát triển đang ở vào tình thế dễ bị tổn

thương hơn so với những năm trước đây. Giá hàng hoá cao hơn làm tăng thêm thâm hụt
tài khoản vãng lai của nhiều nước xuất khẩu dầu mỏ lên đến mức đáng lo ngại (con số
thâm hụt đã vượt quá mức 10% GDP ở khoảng một phần ba các nước đang phát triển), và
sau khi đã tăng một cách đáng kể, nguồn dự trữ ngoại hối của các nước đang phát triển
xuất khẩu dầu mỏ giờ đây đang giảm nếu tính theo tỷ trọng nhập khẩu của các nước này.
3


Ngoài ra, lạm phát cao và tình trạng ngân khố bị suy giảm do những nguyên nhân chu kỳ
và do chi tiêu Chính phủ đã tăng lên nhằm làm giảm bớt gánh nặng giá hàng hoá cao.
Mặc dù suy thoái toàn cầu có khả năng bị kéo dài, nhưng một số yếu tố phục hồi sau
đó vẫn có thể nhận thấy rõ. Các yếu tố này bao gồm sự chuyển dịch sớm hướng đến ổn
định trong lĩnh vực nhà ở tại Mỹ; sự tiến bộ liên tục về thanh toán nợ và một sự vững
mạnh trên các bảng kết toán tài sản của các ngân hàng và các hộ gia đình; một sự nới
lỏng dần các điều kiện tín dụng khi các gói giải cứu của các Chính phủ phát huy tác dụng
và các nhà đầu tư bắt đầu quay trở lại với các thị trường chứng khoán đã giảm mạnh;
những gia tăng ở thu nhập cá nhân thực (nhờ giá thực phẩm và nhiên liệu thấp hơn); và
không gian gia tăng đối với các chính sách ngân khố và tiền tệ do áp lực lạm phát được
nới lỏng và những chi tiêu của Chính phủ để trợ cấp lương thực và nhiên liệu cũng thay
nhau giảm.
1.1.2. Các chính sách khôn ngoan và thận trọng là điều then chốt do tình trạng
không chắc chắn vẫn bao trùm lên triển vọng
Mặc dù dự báo về triển vọng này được đưa ra như một hệ quả tất yếu, nhưng tình hình
vẫn còn nhiều bất ổn định và có thể để lại các hậu quả trên phạm vi rộng, trong đó có một
kịch bản khi sự phục hồi tăng trưởng vào năm 2010 sẽ yếu hơn, nó bị kéo trở lại do sự
tiếp tục tái thiết lại lĩnh vực ngân hàng, và những tác động bất lợi do giá nhà ở và thị
trường chứng khoán thấp hơn.
Một cuộc suy thoái gay gắt hơn cũng có thể xảy ra. Nếu như tình trạng đóng băng trên
các thị trường tín dụng không tan biến như đã được dự báo bên trên, thì những hậu quả
đối với các nước đang phát triển có thể là thảm khốc. Các điều kiện tài chính sẽ xấu đi

nhanh chóng và khu vực tài chính nội địa nhìn bề ngoài có vẻ lành mạnh nhưng cũng có
thể trở nên không có khả năng vay mượn hoặc không sẵn sàng cho vay trên cả thị trường
nội địa lẫn quốc tế. Một kịch bản như vậy sẽ được đặc trưng bởi một cuộc suy thoái kéo
dài và sâu tại các nước thu nhập cao và tình trạng đổ vỡ và bất ổn định đáng kể, bao gồm
sự thất bại các ngân hàng và khủng hoảng tiền tệ tại một phạm vi rộng các nước đang
phát triển. Tăng trưởng giảm mạnh ở một loạt nước đang phát triển với sự có mặt của tất
cả các tác động ngược, trong đó có đói nghèo và thất nghiệp sẽ là điều không thể tránh
khỏi.
Tuy mối lo đã lùi xa, lạm phát cao tại các nước đang phát triển vẫn còn là một vấn đề,
đặc biệt là nếu tác động từ cuộc khủng hoảng hiện nay đến nhu cầu đầu tư tại các nước
đang phát triển trở nên ít rõ ràng hơn và tác động kích thích do các gói cứu trợ và ngân
sách tại các nước thu nhập cao và đang phát triển sẽ tạo nên một sự gia tăng nhanh về
cầu. Tuân theo một kịch bản như vậy, tăng trưởng toàn cầu sẽ vẫn chậm lại trong năm
2009, ban đầu có xu hướng giảm bớt các áp lực lạm phát, nhưng tăng trưởng được cho là
có thể bị kìm hãm mạnh hơn trong năm 2010. Các nước hiện nay đang có thâm hụt tài
khoản vãng lai lớn và lạm phát cao có thể sẽ gặp phải một sự phát triển quá nóng lặp lại
của nền kinh tế. Các chính sách cần phải rất sáng suốt trong những tình thế như vậy, bởi
vì đồng tiền của các nước này có khả năng vẫn rất nhạy cảm trước những thay đổi thị
trường và sự ác cảm với rủi ro gia tăng.
Thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách không chỉ là việc đề phòng sự leo
thang của cuộc khủng hoảng và giảm nhẹ sự suy sụp kinh tế, mà còn phải đảm bảo có
một vị trí khởi điểm tốt một khi dấu hiệu phục hồi được thiết lập. Đối với các nước đang
phát triển, điều này có nghĩa là phản ứng nhanh và mạnh với các dấu hiệu yếu kém trong
ngành ngân hàng nội địa, bao gồm cả việc sử dụng sự trợ giúp quốc tế khi cần thiết. Điều
đó cũng có nghĩa là cần theo đuổi một chính sách chu kỳ ngược khôn ngoan, dựa vào các
4


yếu tố ổn định tự động, các mạng lưới bảo vệ xã hội, và đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm khắc
phục những điểm tắt nghẽn gây kìm hãm đối với sự tăng trưởng bền vững lâu dài tại

nhiều nước.
Trong tình hình hiện nay khi sự ác cảm rủi ro tăng cao và sự không mặn mà của các
nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách cần đặc biệt cảnh giác với việc tiếp nhận các
khoản nợ cao quá mức hay tạo ra các điều kiện gây bong bóng lạm phát bằng việc phản
ứng một cách quá mạnh trước sự suy giảm toàn cầu. Mặc dù điều quan trọng đối với các
nhà hoạch định chính sách là phải phản ứng nhanh trước các vấn đề nổi cộm, nhưng điều
cần thiết là các biện pháp và điều kiện gắn với sự trợ giúp cần được chú trọng vào việc
khắc phục một số các căn nguyên yếu kém cơ bản. Nếu không, các Chính phủ có khả
năng sẽ bị mất đi sự hỗ trợ của thị trường và các người dân đóng thuế khi họ cố gắng hạn
chế quy mô của những cuộc phá sản trong giai đoạn gần.
1.2. Thị trường tài chính
1.2.1. Tình trạng các điều kiện tài chính trở nên xấu đi đã gia tăng nhanh một cách
đáng kể vào tháng 9 năm 2008.
Sự biến động kéo dài lan truyền trên các thị trường tài chính và tín dụng toàn cầu kể từ
giữa năm 2007 đã gia tăng nhanh vào tháng 9 năm 2008, với sự sụp đổ bất ngờ của các tổ
chức tài chính lớn, đầu tiên diễn ra ở Mỹ tiếp theo đó là ở châu Âu. Cuộc khủng hoảng đã
lan truyền nhanh chóng sang các thị trường mới nổi và làm nảy sinh các mối lo ngại về
một hiểm họa dây chuyền đối với hệ thống tài chính quốc tế. Mối lo ngại ngày càng tăng
về một nguy cơ giống hệt gây phá vỡ các thị trường tín dụng, đặc biệt là các thị trường
thương phiếu và liên ngân hàng.
Hồi đầu năm nay, các ngân hàng lớn vẫn còn có khả năng thu hút các nhà đầu tư vốn
cổ phần mới trong một nỗ lực nhằm xây dựng lại các cơ sở vốn của họ, đã bị xói mòn bởi
những thua lỗ nghiêm. Tuy nhiên, niềm tin của các nhà đầu tư đã bị rạn nứt bởi sự sụp đổ
hồi tháng Ba của Bear Sterns, công ty chứng khoán lớn thứ bẩy thế giới về tổng trị giá tài
sản. Vào tháng 9 và tháng 10, các chính quyền tại Mỹ và châu Âu đã phải phản ứng bằng
những biện pháp đặc biệt phi thường, trong đó có việc bơm những khoản tiền mặt lớn;
điều phối giảm tỷ lệ lãi suất chính sách; tiếp quản các tổ chức tài chính lớn; tăng cường
bảo lãnh tiền gửi; và các kế hoạch mua lại các tài sản tài chính đã bị sút kém (như
Chương trình Mua lại Tài sản đang gặp Rắc rối của Mỹ - TARP), để chiếm một lượng
vốn cổ phần trong các ngân hàng thương mại và để can thiệp vào các thị trường thương

phiếu.
1.2.2. Sự bất động gây tác sâu sắc đến các tài sản ở thị trường mới nổi
Mặc dù các tổ chức tài chính tại các nước đang phát triển được cho rằng chỉ phải chịu
tác động trực tiếp một cách hạn chế trước các tài sản vốn phụ và chứng khoán liên quan,
sự rối loạn tài chính đã tác động tới hầu hết các nền kinh tế có thị trường mới nổi do các
ngân hàng thuộc các nước thu nhập cao và các quỹ đầu tư đã rút ra khỏi các thị trường
mới nổi và chuyển đổi với một quy mô rộng các tài sản rủi ro cao thành các tài sản có khả
năng thanh khoản cao hơn. Sự không thích rủi ro gia tăng nhanh chóng còn dẫn đến một
sự ngưng nghỉ mạnh trong xúc tiến thương mại. Việc bán hạ giá các tài sản rủi ro cao gây
tác động sâu sắc đến giá cổ phiếu, độ chênh lệch trái phiếu, và tiền tệ ở gần như tất cả các
nền kinh tế thị trường mới nổi và còn góp phần vào các điều kiện tín dụng nội địa thắt
chặt hơn tại các nước lớn hơn, trong đó có Ấn Độ, Liên bang Nga, Braxin, và các nước
nhỏ hơn, trong đó có Thái Lan và Philippin. Những diễn biến này còn tăng thêm do các
nhà đầu tư địa phương cũng rút ra khỏi thị trường cổ phiếu, và nói chung là rút ra khỏi
những khoản đầu tư bằng các đồng tiền địa phương.
5


Các nước với những thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và như vậy phụ thuộc chủ yếu vào
vốn nước ngoài đã bị tác động mạnh nhất bởi sự thắt chặt đáng kể các điều kiện tín dụng
trên các thị trường quốc tế. Một phần ba các nước đang phát triển hiện đang có thâm hụt
tài khoản vãng lai vượt quá mức 10% GDP, nhiều trong số các nước này có thể bị buộc
phải hạn chế nhu cầu trong nước một cách khắt khe do các dòng vốn cạn kiệt. Ví dụ như
trong năm 2007, có nhiều nước đã từng là nước tiếp nhận sự gia tăng mạnh mẽ các luồng
tiền nợ tư nhân, điều đó giúp cho tăng trưởng tín dụng đối với khu vực tư nhân trong
nước và làm tăng thêm áp lực lạm phát. Một năm sau đó các luồng tiền nợ tư nhân đổ vào
các ngân hàng đã giảm sút đột ngột về số lượng: Kazakhstan 13,2 tỷ USD, Nga 6,6 tỷ
USD, Nam Phi 3,7 tỷ USD, Thổ Nhĩ Kỳ 3,1 tỷ USD, và Ukraine 2,1 tỷ USD (theo số liệu
tính từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007).
Tất cả các nước thu nhập trung bình, thậm chí có số dư tài khoản vãng lai, cũng bị tác

động đáng kể bởi cuộc khủng hoảng tài chính. Revealed Vulnerability Index (Chỉ số Bộc
lộ tính dễ bị tổn thương) cho thấy quy mô suy yếu của các điều kiện tài chính đối với các
nước đang phát triển kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2008 (vào thời điểm Lehman Brothers bị
đổ vỡ). Chỉ số về tính dễ bị tổn thương này cho thấy mức trung bình của sự giảm giá
hàng loạt của tiền tệ, những mất mát trên thị trường cổ phiếu nội địa, và những gia tăng
tiền bù rủi ro, cũng như sự suy giảm của tổng luồng vốn đổ vào một nước trong vòng 12
tháng. Chỉ số này còn cho thấy rằng hầu như tất cả các nước thu nhập trung bình đều phải
chịu áp lực căng thẳng về tài chính.
Giá cổ phiếu trên thị trường mới nổi, phản ánh qua Chỉ số Hỗn hợp Morgan-Stanley
(MSCI), đã sụt giảm hơn 67% (tính theo đồng đôla) từ chỗ đạt đỉnh cao vào tháng 10
năm 2007, đưa mức giá quay trở về mức đạt được vào đầu năm 2005. Sự điều chỉnh ồ ạt
ở giá cổ phiếu đã diễn ra rộng khắp các nền kinh tế có thị trường mới nổi, với sự suy
giảm lớn nhất được ghi nhận ở một loạt các nền kinh tế thuộc châu Âu và Trung Á, như
Ukraine (80%), Romania (75%), Bungaria (75%), và Liên bang Nga (73%). Các nền kinh
tế thị trường mới nổi lớn khác, bao gồm Braxin, Trung Quốc, và Ấn Độ được ghi nhận có
sự hiệu chỉnh giá hơn 60%. Mặc dù có những suy giảm trong năm qua, giá cổ phiếu tại
các thị trường mới nổi vẫn giữ ở mức cao hơn so với ở các thị trường trưởng thành nhìn
từ triển vọng dài hạn hơn, mặc dù vẫn được đặc trưng bởi tính bất ổn định cao hơn nhiều.
Việc bán xôn các tài sản trên thị trường mới nổi đã khơi mào cho một sự giảm giá rõ
rệt ở tỷ giá ngoại hối tại một loạt nước, đảo ngược lại phần lớn sự tăng giá trong hai năm
trước. Ví dụ, đồng Real Braxin thực tế đã giảm 40% so với đồng đôla (20% so với đồng
euro) trong giai đoạn từ đầu tháng 8 đến giữa tháng 11 năm 2008, nhưng đồng tiền này
đứng ở mức chỉ thấp hơn 8% so với trị giá của nó hồi tháng 1 năm 2007. Đồng Rand
Nam Phi đã giảm giá gần 60% so với đồng đôla (38% so với đồng euro) trong giai đoạn
từ cuối tháng 10 năm 2007 đến giữa tháng 11 năm 2008. Tương tự, đồng Lira Thổ Nhĩ
Kỳ cũng giảm giá 40% so với đồng đôla (20% so với đồng euro) từ cuối tháng 10 đến
giữa tháng 11 năm 2008, nhưng đồng tiền này chỉ mất giá 6% giá trị thực trong giai đoạn
từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 10 năm 2008.
Cuộc khủng hoảng ngân hàng nổ ra vào tháng 9 năm 2008 đang gây hạn chế tín dụng
đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là đối với những nước đi vay kém tin cậy nhất.

Những chênh lệch trái phiếu chủ quyền đã nới rộng đến đỉnh cao -1100 điểm cơ bản vào
cuối tháng 10 năm 2008, từ chỗ đạt 330 điểm vào cuối tháng 8, còn cao hơn 150 điểm so
với mức kỷ lục ghi nhận được vào tháng 6 năm 2007, trước khi leo lên mức hơn 700
điểm cơ bản vào giữa tháng 11. Trong thời gian đó, độ chênh lệch trái phiếu chủ quyền
đã vượt quá ngưỡng "distressed debt" (nợ tịch biên) là 1000 điểm cơ bản tại 14 trong số
6


38 nền kinh tế có thị trường mới nổi, một bộ phận gần đây của Chỉ số Toàn cầu EMBI
của JPMorgan. Chênh lệch trái phiếu doanh nghiệp còn thay đổi đột ngột hơn so với
chênh lệch trái phiếu chủ quyền. Độ chênh lệch ở trái phiếu doanh nghiệp thị trường mới
nổi hạng phi đầu tư rủi ro cao đã nới rộng đến 1750 điểm cơ bản vào giữa tháng 11, mở
rộng hơn 1450 điểm kể từ giữa năm 2007.
Độ chênh lệch gia tăng chỉ được bù đắp một phần bằng 1,3% điểm suy giảm ở suất thu
nhập chuẩn của trái phiếu Kho bạc Mỹ trong giai đoạn từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 11
năm 2008, như vậy là suất thu nhập từ trái phiếu chủ quyền bằng đồng đôla được phát
hành bởi các thị trường mới nổi đã đạt đến 0,5%, mức cao nhất trong vòng bốn năm.
1.2.3. Các dòng vốn tư nhân được dự báo tiếp tục giảm
Thậm chí trước khi có sự gia tăng mạnh cuộc khủng hoảng tài chính, các điều kiện tín
dụng thắt chặt hơn đã làm cắt giảm bớt tổng nợ tư nhân và các luồng vốn đổ vào các
nước đang phát triển. Các khoản cam kết vay ngân hàng cung cấp xuyên biên giới đã
giảm xuống 315 tỷ USD trong vòng 12 tháng kết thúc vào tháng 10 năm 2008, giảm từ
mức kỷ lục 400 tỷ USD vào một năm trước đó (nhưng vẫn còn cao hơn mức ghi nhận
được trong giai đoạn 2005-06). Phát hành trái phiếu ở các nước đang phát triển đã giảm
xuống 72 tỷ USD trong vòng một năm tính đến tháng 10, giảm từ chỗ đạt mức kỷ lục hơn
170 tỷ USD vào giữa năm 2007. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng giảm mạnh, với
mức giảm lớn nhất tại Nam Phi (15,6 tỷ USD), Ấn Độ (12,8 tỷ USD), và Nga (9,4 tỷ
USD). Thực sự là loại trái phiếu phi đầu tư của các doanh nghiệp thuộc các thị trường
mới nổi chiếm khoảng 40% tổng số phát hành từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2008, so với
60% trong giai đoạn 2005-06. Và phát hành cổ phiếu cũng tụt dốc cùng với sự suy giảm

giá cổ phiếu xuống tổng số 90 tỷ USD trong giai đoạn nói trên, giảm từ mức kỷ lục cao
200 tỷ USD đạt được vào đầu năm 2008.
Ngay cả khi có một sự khôi phục lại niềm tin thị trường và một sự tan băng tại các thị
trường tín dụng và những dịch chuyển vốn, thì các điều kiện tín dụng tổng thể đối với các
thị trường mới nổi sẽ vẫn thắt chặt hơn đáng kể so với thời gian gần trước đây. Hậu quả
là nợ ròng tư nhân và các luồng vốn đổ vào các nước đang phát triển được dự báo là sẽ
giảm từ mức cao kỷ lục 1,03 nghìn tỷ USD (7,6% GDP các nước đang phát triển) đạt
được vào năm 2007 xuống còn khoảng 530 tỷ USD (3% GDP) vào năm 2009. Mặc dù
đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng sẽ có sức chịu đựng hơn một chút trước xu thế chậm lại,
thắt chặt tính dụng có thể làm cho các công ty thu nhập cao phải giảm đầu tư trực tiếp
nước ngoài của họ hơn nhiều so với họ đã làm trong thời gian trước khủng hoảng tài
chính, vốn đã từng đặt trọng tâm vào các nước đang phát triển.
1.2.4. Thắt chặt tiền tệ làm giảm mạnh các triển vọng tăng trưởng nội địa
Trước khi sự biến động tài chính phát triển thành một cuộc khủng hoảng có quy mô
toàn cầu, các nước đang phát triển chủ yếu bị tác động bởi nhu cầu chậm lại ở các nước
thu nhập cao thông qua kênh xuất khẩu. Nhiều nước đang phát triển đã cho thấy có khả
năng phục hồi mạnh khi đối diện với môi trường bên ngoài đang dần dần xấu đi, bởi vì
nền kinh tế của các nước này được hỗ trợ bằng sự tăng trưởng đầu tư mạnh và được che
chắn bằng những lượng dự trữ ngoại hối lớn. Tình trạng này đã thay đổi đột ngột kể từ
tháng 9 năm 2008.
Không như những thay đổi từ từ trên các thị trường dịch vụ và hàng hoá, những biến
động trên các thị trường tài chính xảy ra nhanh và bất ngờ, và chúng thường có xu hướng
"thái quá". Điều quan trọng hơn, sự leo thang của cuộc khủng hoảng gây ảnh hưởng trực
tiếp đến động cơ tăng trưởng nội địa ở nhiều nền kinh tế đang phát triển, việc huy động
kinh phí cho chi tiêu vốn đột ngột trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng còn
7


gây áp lực mạnh đối với nguồn dự trữ ngoại hối và cùng lúc có thể bộc lộ ra những bất
tương hợp tiền tệ nguy hiểm trong các bảng kết toán tài sản của khu vực tư nhân.

Trong thời kỳ bùng nổ toàn cầu 5 năm trước đây, các ngân hàng địa phương và các
công ty tư nhân với đồng tiền địa phương đang có giá trị cao đã bị hấp dẫn bởi việc đi
vay ở nước ngoài bằng đồng đôla. Với sự thay đổi đột ngột trong biến động tiền tệ, sự bất
tương hợp về tiền tệ trong các bảng kết toán tài sản khu vực tư nhân có khả năng dẫn đến
những mất mát đáng kể đối với nhiều công ty, ngân hàng và thậm chí là cả các hộ gia
đình. Trong một chừng mực nhất định, sự biến động này sẽ dẫn đến những vụ vỡ nợ, nó
có thể gây căng thẳng cho các hệ thống ngân hàng trong nước và buộc các ngân hàng
phải tìm kiếm những nguồn kinh phí thay thế vào thời điểm khi mà các điều kiện tài
chính toàn cầu đã bị xuống cấp một cách rõ rệt. Tình trạng căng thẳng gây ra do những
biến động về tiền tệ dẫn đến khả năng về các triển vọng còn giảm sút hơn đối với chi tiêu
đầu tư tại các nước đang phát triển.
1.3. Triển vọng đối với các nước OECD thu nhập cao
Cường độ của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ và sự lan truyền của nó tới các nước
lớn ở châu Âu vào mùa thu năm 2008, dự kiến sẽ đòi hỏi một mức chi phí lớn cho hoạt
động kinh tế ở các nước có thu nhập cao thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD). Thậm chí nếu mức độ tin cậy của các thị trường tín dụng toàn cầu được phục
hồi nhanh chóng, thì các mức suy giảm của nguồn tài chính sẵn có dành cho các doanh
nghiệp và người tiêu dùng, đi đôi với cầu nhập khẩu giảm dần ở các nước đang phát triển,
cũng tạo ra một giai đoạn suy thoái ở nước Mỹ, châu Âu và Nhật Bản bắt đầu vào nửa
sau của năm 2008 và kéo sang năm 2009.
1.3.1. Xu hướng suy thoái chung giữa các nước OECD lớn
Trong quý đầu của năm 2008, tốc độ chậm lại ở các nước OECD khá rõ (mặc dù sản
xuất công nghiệp bị đình trệ trong quý này): xuất khẩu được lợi từ cầu nhập khẩu mạnh
từ các nước đang phát triển và từ các nước xuất khẩu dầu lửa, trong khi nhập khẩu giảm
làm thúc đẩy phần đóng góp của thương mại ròng vào mức tăng trưởng GDP. Nhưng
GDP đã giảm từ 2,4% năm 2007 xuống 0,3% tăng trưởng (theo chỉ số hằng năm) trong
quý hai ở các nền kinh tế tiên tiến chủ chốt, và vì mức tăng trưởng GDP suy giảm ở các
nước Mỹ, châu Âu và Nhật Bản trong suốt quý 3, nên mức tăng trưởng của OECD giảm
tới 0,6%.
Sản xuất công nghiệp trượt xuống giá trị âm ở tất cả các nền kinh tế OECD chủ chốt ở

cả quý hai và ba của năm, do cầu hải ngoại giảm kết hợp với việc thiếu các đơn đặt hàng
nội địa do các điều kiện khó khăn về nhà ở và phương tiện vận chuyển ở một số nước.
Mức tăng của khối lượng xuất khẩu giảm từ 14,6% năm 2007 xuống còn 2,5%, trong quý
3, do thương mại liên vùng OECD (đặc biệt là bên trong khu vực châu Âu) yếu đi cùng
với giảm cầu của các nước đang phát triển.
Trong quý hai, tình trạng ở châu Âu và Nhật Bản trở nên tồi tệ rõ rệt. GDP của Nhật
Bản giảm tới 3,7% theo chỉ số giá điều chỉnh hàng năm theo mùa, và GDP của khu vực
châu Âu giảm 0,7%. Mức suy giảm của chi tiêu hộ gia đình kết hợp với các hiệu ứng của
lạm phát tăng cao, đầu tư giảm sút và mức chuyển dịch lớn trong phần đóng góp của
thương mại vào mức tăng trưởng tất cả đều đóng góp vào chu kỳ này. Ở châu Âu, sự trì
trệ ngày càng tăng ở các thị trường xuất khẩu và cuộc vật lộn lâu dài về việc định giá
đồng Euro đã đẩy xuất nhập khẩu tới ranh giới âm ở quý hai, thể hiện ở những mức đóng
góp vào mức tăng trưởng chung trượt từ 1,4 điểm ở quý cuối cùng của năm 2007 xuống
điểm không.

8


Ngược lại, ở Mỹ, GDP tăng lên 2,8% ở quý hai, do các kích thích tài chính và chính
sách nới lỏng tiền tệ đã thúc đẩy tiêu dùng. Hơn nữa, tốc độ suy giảm của đầu tư từ dân
chúng giảm, trong khi các mức đóng góp của thương mại, vốn vẫn hưởng lợi từ đồng
đôla yếu, tăng lên tới 1,6 điểm phần trăm của tăng trưởng. Cầu nội địa của Mỹ vẫn suy
giảm từ quý cuối của năm 2006, do mức tăng trong tiết kiệm nội địa góp phần làm xoay
chiều các mức mất cân bằng toàn cầu vốn là một mối quan ngại trong vài năm trước đây.
Khi những trục trặc tài chính tăng cao trong quý ba, bao gồm những mức suy giảm không
lường trước ở các thị trường cổ phiếu ở châu Âu, Nhật Bản và Mỹ, chi tiêu của người tiêu
dùng ngày càng chịu sức ép. Và với hiệu suất xuất khẩu của các nền kinh tế OECD giảm
đi khi cầu toàn cầu đang tăng, khu vực châu Âu và Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái
kỹ thuật ở quý này, trong khi mức tăng trưởng của Mỹ suy thoái trở lại.
1.3.2. Khủng hoảng tài chính dưới những bất ổn ngoại lệ

Xét trên những sự phát triển mạnh trong giai đoạn tháng 9 tới tháng 11/2008, khó mà
đo được độ sâu của cuộc suy thoái đang diễn ra. Nếu các thị trường tín dụng vẫn sẽ đóng
băng và giá cả của bất động sản tiếp tục giảm, thì mức suy giảm của sản xuất trong năm
tới có thể sẽ rất cao. Tuy nhiên, hiện tại các nhà chức trách đang tiến hành thực hiện các
phương pháp đo đạc đặc biệt về tiền tệ và tài chính và được kỳ vọng là sẽ khôi phục lại
lòng tin nhờ vậy các ngân hàng sẽ không còn tích trữ tiền mặt và các doanh nghiệp có thể
vay được vốn rất thiết yếu đối với hoạt động bình thường của họ. Tuy vây, tổng quan về
các nước OECD vẫn đầy những điểm xấu. Một yếu tố chung là sự suy giảm của cầu nội
địa, hay độ sâu ngày càng tăng của chi tiêu vốn doanh nghiệp, sẽ không còn được cân
bằng nhờ hỗ trợ từ thương mại ròng do một mức tăng trưởng suy giảm chung giữa các
nước đang phát triển.
Với tiêu dùng tư nhân của Mỹ suy giảm ở mức không ngờ 3,1% trong quý này, GDP
suy giảm sẽ ngày càng trở nên khó cứu nhờ sự đóng góp của thương mại ròng. Mặc dù
GDP được dự kiến suy giảm mạnh hơn ở quý tư của năm 2008, mức tăng trưởng cho cả
năm dự kiến đạt 1,4% bởi những mức đóng góp lớn của thương mại ở nửa đầu của năm.
Sự suy giảm bất ngờ của đầu tư và mức giảm 1% ở chi tiêu của người tiêu dùng được cho
là sẽ khiến cho GDP suy giảm ở cả quý một và quý hai của năm 2009, với mức phục hồi
nhẹ bắt đầu ở nửa cuối của năm. GDP dự kiến sẽ giảm tới 0,5% của năm 2009 nhưng
phục hồi tới dưới mức 2,0% vào năm 2010.
Tình hình tài chính ở khu vực châu Âu hiện tại vẫn còn rất khắc nghiệt. Sau khi giảm
0,7% ở quý hai, GDP giảm 0,8% trong quy ba và dự kiến sẽ đạt các mức giảm nhỏ nhất ở
các quý tới trước khi tăng nhẹ vào cuối năm 2009. Mức tăng trưởng dự kiến đạt mức tăng
nhẹ 1,1% cho toàn năm 2008 và giảm 0,6% trong năm 2009, trước khi tăng lên vào năm
2010 ở mức tăng vẫn còn thấp là 1,6%. Nên so sánh độ sâu của sự suy thoái ở châu Âu
với độ sâu ở Mỹ, một phần bởi tài chính công ty ở châu Âu dựa vào khu vực ngân hàng
nhiều hơn nhưng cũng bởi vì giá hàng hoá thấp hơn làm giảm cầu nhập khẩu ở các nước
Trung Đông và Bắc Mỹ, khu vực đang giữ vai trò là nguồn cầu xuất khẩu quan trọng dối
với châu Âu. Mức suy giảm nhanh chóng của sản xuất, cộng với mức giảm của giá hàng
hoá sẽ làm nhẹ bớt các áp lực lạm phát ở châu Âu. Nhưng sự suy giảm gần đây của đồng
Euro so với đồng đô la có thể vẫn tiếp diễn, do các nhà đầu tư tiếp tục coi đồng tiền tệ

của Chính phủ Mỹ là tài sản an toàn nhất.
Ngoại trừ mức suy giảm mạnh của thị trường cố phiếu, các thị trường tài chính của
Nhật Bản ít bị ảnh hưởng (cho tới giữa tháng 11/2008) bởi sụ suy giảm từ cuộc khủng
hoảng ngân hàng và tài chính toàn cầu. Tuy vậy, thật đáng ngạc nhiên, bối cảnh kinh tế vĩ
mô của nước này lại tương tự như của Mỹ và châu Âu. Chi tiêu của hộ gia đình đã bị hạn
9


chế, lạm phát tăng cao gây áp lực lên giá điện, và niềm tin của người tiêu dùng đã giảm
sút mạnh xuống mức thấp của 17 năm qua. Điều tra Tankan về ý định đầu tư của doanh
nghiệp đã thể hiện mức giảm rõ rệt, phù hợp với sự chuyển dịch theo hướng xuống về kỳ
vọng đối với triển vọng xuất khẩu của Nhật Bản.
Cầu nhập khẩu giảm sút ở các nước châu Á mới nổi đã được tăng cường bởi chính
sách tỷ giá lãi xuất thắt chặt ở các nước như Ấn Độ, Inđônêxia, Philipin và Thái Lan
nhằm ngăn cản áp lực lạm phát. Trong suốt quý 3, GDP của Nhật Bản giảm tới 0,4% và
đối với thời gian còn lại của năm 2008, hiệu ứng lan toả dần dần từ sự sút giảm của tín
dụng tới suy giảm xuất khẩu sẽ khiến cho GDP của Nhật Bản giảm nữa, tới mức tăng
trưởng 0,5% cho cả năm. Suy thoái ở Nhật Bản được cho là sẽ kém rõ rệt hơn những nơi
khác, với sản lượng sản xuất giảm xuống 0,1% trong năm 2009 trước khi đạt tới 1,6%
vào năm 2010 khi cầu đầu tư toàn cầu phục hồi và kích thích xuất khẩu của Nhật Bản.
1.4. Triển vọng đối với các nước đang phát triển
Ngay từ trước khi các kênh tín dụng quốc tế đóng băng, đã có những dấu hiệu thể hiện
hoạt động kinh tế chậm lại ở các nước đang phát triển. Mức tăng trưởng chậm lại ở các
nền kinh tế có thu nhập cao, thị trường cổ phiếu suy giảm, và các luồng vốn quốc tế giảm
sút làm giảm đầu tư vào các nước đang phát triển, trong khi làm tăng mạnh tốc độ lạm
phát kéo theo mức tăng giá hàng hoá lên cao làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng.
Sản xuất công nghiệp (trừ Trung Quốc) vẫn đang mạnh nhưng bắt đầu chậm lại từ giữa
năm 2008. Ở các nước còn lại của Đông Á, sự chuyển dịch theo hướng xuống của mức
tăng trưởng sản xuất thể hiện rất rõ, giảm từ 20% vào tháng Giêng xuống mức giảm 5%
vào tháng 5/2008, trước khi phục hồi tới điểm không vào tháng 9.

Rõ rệt hơn là sự suy giảm theo hướng dốc đứng của tăng trưởng sản xuất công nghiệp
của Trung Quốc gần đây, từ 20% vào tháng 7 xuống mức suy giảm 0,2% vào tháng 9.
Mức tăng trưởng xuất khẩu yếu đi, cùng với việc thắt chặt quản lý vi mô các kho hàng,
xét trên triển vọng tăng trưởng doanh số bán bất ổn, đã thể hiện rõ quá trình này. Đến
lượt mình, quá trình này này sẽ khiến cho mức tăng trưởng sản xuất mạnh mẽ ở Đông Á
giảm xuống mức bằng không vào quý ba.
Mức tăng trưởng sản xuất cũng đã giảm đi ở Ấn Độ và những nơi khác ở Nam Á,
trong khi sản xuất ở Hungary, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Ban tích mới chỉ bắt đầu
suy giảm gần đây hơn. Các động lực thúc đẩy sản lượng cũng suy giảm ở châu Mỹ La
tinh, khi sản xuất ở Chilê, Côlômbia và Mêxicô đã suy giảm tới điểm âm, trong khi ở
Braxin chậm lại rõ rệt. Nhập khẩu ở các khu vực đang phát triển cũng cho thấy những
dấu hiệu của sự suy giảm, phản ánh cầu nội địa giảm đi. Còn khối lượng xuất khẩu từ các
thị trường mới nổi thể hiện một xung lượng giảm trong 3 quý đầu của năm 2008, đáng
lưu ý ở châu Mỹ La tinh, do nhu cầu nhập khẩu ở các nước OECD giảm mạnh. Tổng tăng
trưởng GDP của các nước đang phát triển chậm lại từ 7,9% năm 2007 xuống còn 5,3%
(theo năm) trong quý hai năm 2008.
1.4.1. Rối loạn về tài chính dễ làm kìm hãm đầu tư
Đầu tư cố định là một động lực thúc đẩy quan trọng đối với tăng trưởng ở các nước
đang phát triển trong thập kỷ qua, đặc biệt là ở Đông Á và Thái Bình Dương, ở châu Âu
và Trung Á, tăng phần đóng góp của nó vào tổng tăng trưởng lên tới 4 điểm phần trăm ở
những năm gần đây, bỏ xa phần đóng góp từ thương mại. Nhưng mức độ trầm trọng của
cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ đã làm suy giảm mạnh luồng tài chính tới các nước
đang phát triển, gây ra những điềm xấu lên triển vọng tăng trưởng. Các hiệu ứng của
cuộc khủng hoảng tài chính lên các nước đang phát triển sẽ khác nhau theo từng vùng và
10


theo khả năng đối phó lại với những tác động tiêu cực lên khu vực ngân hàng nội địa và
thị trường tài chính của từng nước
Những công ty đi vay ở thị trường mới nổi đã nhận thấy sự lan toả ngày càng tăng của

cuộc khủng hoảng và đang ngày càng bị đẩy ra khỏi các thị trường cổ phiếu quốc tế. Xuất
hiện mức suy giảm ở việc cho vay của ngân hàng theo tổ hợp bao tiêu (vì các ngân hàng
thương mại và các cơ quan tài chính khác ở các nước giàu duy trì cân đối kế toán bằng
cách hạn chế việc cho vay mới hoặc bằng cách huy động các nguồn tín dụng có sẵn), và
vốn cổ phần nhà nước ban đầu từ các thị trường mới nổi chủ chốt đưa ra đều đã cạn kiệt.
Thậm chí trước khi sự đóng băng của các luồng tín dụng liên quan tới cuộc khủng hoảng
ngân hàng, tất cả các luồng vốn vào các nền kinh tế đang phát triển đã giảm 35% trong 9
tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm trước.
1.4.2. Sự suy giảm sẽ rõ rệt hơn trong năm 2009
Hướng tới tương lai, các xu hướng bất lợi gần đây được dự báo là sẽ tăng, bị chi phối
bởi một mức giảm mạnh đặc biệt của tăng trưởng đầu tư ở các nước đang phát triển, xuất
khẩu yếu đi do nhu cầu nhập khẩu từ các nước giàu giảm và lạm phát kéo dài thậm chí
vẫn leo thang ở một số nước. Mức tăng trưởng GDP ở các nước đang phát triển được dự
kiến giảm tới 4,5% trong năm 2009, tức là thấp hơn 3 điểm phần trăm dưới mức trung
bình của 5 năm qua. Không có một khu vực hoặc nước nào có thể thoát khỏi sự suy thoái
tăng trưởng này. Quá trình phục hồi trong năm 2010 lên mức 6,1% được dự đoán là một
sự cải thiện tương đối sớm cho tình hình tài chính và tăng trưởng của các nước giàu, một
viễn cảnh hiện đang chịu một mức bất ổn cao.
Các kết quả tăng trưởng cho năm 2009 được dự kiến sẽ khác biệt giữa các nước đang
phát triển và các khu vực, tuỳ thuộc vào mức độ phụ thuộc của chúng vào các luồng vốn
bên ngoài và việc cho vay để đầu tư tài chính của ngân hàng, các liên kết thương mại tới
các nước giàu có ảnh hưởng lớn, các tiếp xúc trực tiếp và phi trực tiếp tới cuộc khủng
hoảng cho vay thiếu tín nhiệm, và mức độ tham gia của các ngân hàng nước ngoài vào
khu vực tài chính nội địa. Ngoài ra, chính sách phản ứng với cuộc khủng hoảng sẽ đóng
một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên tổng quan kinh tế giai đoạn gần.
1.4.3. Lạm phát tăng nhưng có xu hướng đi xuống
Suy thoái kinh tế toàn cầu dự kiến và giá cả hàng hoá thấp hơn nhiều sẽ góp phần làm
giảm mức tăng lạm phát đã diễn ra trong suốt năm 2007 và 2008. Lạm phát giá cả tiêu
dùng tổng thể giữa các nước OECD tăng từ mức khiêm tốn là 2% trong năm 2007 lên 4%
qua một năm ở quý 3 của năm 2008, bị thúc đẩy bởi mức tăng ở Mỹ (4,9%), khu vực

châu Âu (3,9%) và Anh (5%). Mặc dù mức tăng của giá hàng hoá dường như đã vượt
đỉnh, nhưng động lực của lạm phát toàn phần trong tháng 8 đạt tới 8,5% ở Mỹ trước khi
giảm vào tháng 9, trong khi giảm xuống 2,3% ở Nhật Bản và 3,6% ở châu Âu.
Lạm phát giá tiêu dùng tăng nhanh hơn nhiều ở các nước đang phát triển so với ở các
nước tiên tiến. Ở phần lớn các nước đang phát triển, hầu hết mức tăng của lạm phát toàn
phần là do các tác động trực tiếp của giá hàng hoá cao, còn các mức tăng của lạm phát cơ
bản (không bao gồm lương thực và năng lượng) bị hạn chế. Thực vậy, lam phát ở các
nước đang phát triển vẫn tương đối thấp so với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong 5
năm qua, bất chấp các mức tăng đều của giá dầu và kim loại kể từ năm 2003. Tuy nhiên,
mức tăng mạnh của giá lương thực và nhiên liệu ở nửa đầu năm 2008 đã đẩy lạm phát
trung vị ở các nước đang phát triển lên tới 12% vào tháng 7/2009 và có hơn 30 nước phải
đối mặt với tỷ lệ lạm phát hai con số.
Trong một động thái tích cực, lạm phát trung vị giảm xuống dưới 10% vào tháng 9, do
giá hàng hoá giảm đã cải thiện mức tăng trưởng CPI ở nhiều nước đang phát triển.
11


Những nước có mức lạm phát leo thang mạnh nhất được dự kiến có thể sẽ phải chịu sự
kết hợp một cách nguy hiểm của giá thực phẩm và năng lượng leo thang với tình hình
khó khăn chung của thị trường nội địa, do mức tăng nhanh chóng của quá trình tạo lập tín
dụng. Trong số 24 nước có mức lạm phát đạt tới hơn 5 điểm phần trăm trong năm vừa
rồi, 10 nước là ở châu Âu và Trung Á, là những nước lạm phát được kích thích bởi các
luồng vốn vào mạnh hoặc doanh thu hàng hoá bùng nổ. Các nước khác chịu các áp lực
lạm phát nội địa mạnh gồm Bôlivia, Chilê, Philipin, Vênêzuêla và Việt Nam. Một số mức
tăng lạm phát toàn phần mạnh nhất diễn ra ở các nước châu Phi Cận Sahara, nhưng phần
lớn là do thực phẩm chiếm hơn 50% tiêu dùng ở nhiều nước châu Phi.
Sự tăng giá hàng hoá trong suốt thời gian 2006-2008 và mức tăng kéo theo của lạm
phát đã tạo ra những thách thức đầy khó khăn về mặt chính sách. Biện pháp trợ giá Chính
phủ cho nhiên liệu và thực phẩm cơ bản đang được thực hiện ở nhiều nước ở Trung Đông
và Bắc Phi, và Đông Nam Á góp phần làm tăng thâm hụt tài chính, thu hẹp phạm vi hoạt

động của các nhà hoạch định chính sách trong các lĩnh vực khác, như hỗ trợ thu nhập có
mục tiêu, đầu tư vào các Mục tiêu Phát triển Thiên niên Kỷ, và chính sách tài khoá ngược
chu kỳ. Rất nhiều nhà chức trách về lĩnh vực tiền tệ đang phải đối mặt với việc điều hoà
giữa tăng cường hỗ trợ và giảm lạm phát và các mức lạm phát dự kiến. Braxin,
Inđônêxia, Mêxicô, Philipin, Nam Phi và Thái Lan đã tăng các lãi xuất chủ đạo lên 25
điểm chuẩn hoặc hơn. Mức suy giảm của giá hàng hoá gần đây và tốc độ phát triển chậm
lại toàn cầu sẽ có thể làm giảm sự khó khăn này trong thời gian tới, và thực vậy, một sự
chuyển dịch theo hướng điều tiết tiền tệ hiện đang được thực hiện để giảm thiểu tác động
của các hiệu ứng làm giảm mức tăng trưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế.
1.4.4. Triển vọng các khu vực
GDP của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương giảm từ 10,5% năm 2007 xuống
8,5% năm 2008, (ngoại trừ Trung Quốc, mức tăng trưởng của khu vực này từ 6,2% năm
2007 giảm xuống 5,3%, ). Giữ vai trò quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng chậm chạp
này, mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc từ 10,6% trong quý một giảm xuống giảm
xuống 9% trong quý 3 do sự suy giảm của đầu tư và xuất khẩu. Giá dầu mỏ và thực phẩm
tăng cao đã làm thúc đẩy lạm phát trung vị của khu vực này lên 9% vào năm 2008, so với
5% của 2 năm trước. Sự suy giảm tổng thể của Nhật Bản và Trung Quốc làm giảm mức
tăng trưởng xuất khẩu, tỷ lệ này đối với các nước Đông Á không kể Trung Quốc giảm từ
10,5% trong năm 2006 xuống còn 4% trong năm 2008. Theo đó, sản lượng chế tạo giảm
từ 5% mức tăng trưởng năm 2007 xuống mức giảm như vậy trong năm 2008. Tổng các
luồng vốn giảm tới 1/3, xuống còn 64 tỷ$US cả năm tới tháng 9/2008.
Triển vọng cho giai đoạn 2009 và 2010 vẫn rất mờ nhạt với tình trạng tồi tệ của môi
trường bên ngoài. Cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu đã có ít tác động trực tiếp tới
khu vực, nhưng một số nước lại quá yếu để chống lại các hiệu ứng lan toả dưới dạng các
tác động lan truyền từ các công ty cao cấp, các luồng vốn giảm sút và các thị trường cổ
phiếu nội địa bị tuột dốc. Đặc biệt, đầu tư khu vực tư nhân đứng bên bờ rủi ro. Mặc dù
Trung Quốc chống đỡ các tác động của cuộc khủng hoảng khá tốt, nhưng một số nước
vẫn phải chịu sự suy giảm mạnh trong thương mại thế giới và có tình trạng tài chính khó
khăn hơn. Mặc dù xu hướng giảm của giá dầu và lương thực sẽ hỗ trợ cho các vị trí đối
ngoại và tạo ra một số cứu cánh để chống chọi với lạm phát, thì chi tiêu đầu tư giảm sút

sẽ góp phần làm giảm mạnh mức tăng trưởng của khu vực này xuống 6,7% trong năm
2009. Quá trình hồi phục dần dần ở các thị trường nước ngoài chính sẽ mang lại những
động lực mới cho xuất khẩu và sản xuất và sẽ góp phần làm phục hồi lại mức tăng trưởng
ở khu vực này lên tốc độ 7,8% tới năm 2010.
12


Ở châu Âu và Trung Á, tăng trưởng sản xuất đạt mức 5,3% vào năm 2008, giảm từ
7,1% năm 2007, mặc dù mức tăng trưởng vẫn duy trì được khá tốt trong nửa đầu của
năm. Mức tăng trưởng GDP nửa đầu năm ở Nga (7,8%), Ba Lan (6%), Thổ Nhĩ Kỳ
(5,8%),và Rumani (8,8%) là nhờ nhu cầu nội địa mạnh, đi đôi với giá dầu tăng cao và
doanh thu tài chính của các nước xuất khẩu hyđrôcácbon trong khu vực. Nhưng trong
năm 2009, các vị trí đối ngoại suy yếu và các rủi ro mới từ cuộc khủng hoảng ngân hàng
toàn cầu sẽ làm giảm triển vọng phát triển của các nước yếu và các rủi ro sụt giá rất dễ
sảy ra. Những sự lan truyền không có giới hạn đã diễn ra vào tháng 10/2008, đáng lưu ý
ở Liên bang Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, và đặc biệt ở Ucraina và Cazaxtan.
Trong khi hầu hết các nước đều duy trì được động lực phát triển, đã xuất hiện sự phân
kỳ ở hiệu suất tăng trưởng: Latvia đang trong quá trình suy thoái, kinh tế Rumani đang
quá nóng, còn cộng hoà Kirgizia, Tajikistan và Mônđôva, là những nước nhận được hỗ
trợ của Ngân hàng thế giới, đang phải đối mặt với tác động của giá lương thực tăng cao.
Tình trạng này ở Nga chuyển dịch mạnh từ các quan ngại về tình trạng quá nóng nội địa
sang những lo ngại về khủng hoảng tài chính, vì giá cổ phiếu chao đảo với những bất ổn
ở các thị trường toàn cầu và giá dầu mỏ giảm.
Hầu hết các nước đều có mức tăng trưởng cầu nội địa mạnh, nhưng thương mại ròng
vẫn cản trở mức tăng trưởng. Đồng thời, mức tăng trưởng tín dụng nhanh chóng và tăng
lương đã khiến cho khu vực này trở nên yếu hơn đối với những tác động xấu ở môi
trường tài chính bên ngoài. Tổng quan trung hạn cho thấy một mức giảm mạnh trong tăng
trưởng khu vực xuống 2,7% vào năm 2009, bị chi phối bởi sự suy giảm đầu tư do môi
trường tài chính khó khăn và sự suy yếu rõ rệt ở cầu của thị trường xuất khẩu. Tăng
trưởng dự kiến đạt 5,0% vào năm 2010, khi các thị trường tín dụng ổn đinh, áp lực lạm

phát giảm và tăng trưởng của các thị trường bên ngoài phục hồi, mở đường cho sự phục
hồi của chi tiêu và xuất khẩu.
Các nước châu Mỹ La tinh và Caribê đã có 4 năm đạt mức tăng trưởng vững mạnh,
khi thặng dư tài khoản vãng lai, tích lũy dự trữ, và các chính sách cải tiến đã hoạt động để
kìm giữ các tỷ lệ lạm phát cơ bản, cải thiện chất lượng các hệ thống ngân hàng, và tạo
dựng các công cụ đệm để chống lại khủng hoảng tài chính dây truyền. Tuy nhiên, trong
năm 2008, lạm phát toàn phần tăng lên tương ứng với giá dầu mỏ và lương thực tăng, và
các nhà hoạch định chính sách ở các nước như Braxin và Chilê đã tăng các tỷ lệ lãi suất.
Các luồng vốn vào khu vực này bị giảm tới 45% trong khoảng giữa tháng 1 và tháng
9/2008, so với cùng kỳ năm 2007. Sự suy giảm ở cầu bên ngoài và ở các thị trường tài
chính quốc tế, kết hợp với mức giảm gần đây của giá cả hàng hoá, làm giảm mức tăng
trưởng GDP từ 5,7% vào năm 2007 xuống 4,4% vào năm 2008.
Tốc độ phát triển chậm lại toàn cầu và thâm hụt ở các luồng vốn thể hiện các rủi ro rõ
ràng đối với mức tăng trưởng bền vững, đặc biệt là tạo áp lực lên đầu tư khu vực tư nhân.
Do giá hàng hoá tiếp tục giảm đi, một số nước xuất khẩu chính, đặc biệt là Achentina, sẽ
có thể có các thặng dư tài khoản vãng lai chuyển sang thâm hụt. Đối với các nước khác,
bao gồm Braxin và Mêxicô, độ sâu của sự suy thoái ở Mỹ và châu Âu sẽ khiến xuất khẩu
có tăng trưởng âm, còn nhập khẩu thu hẹp dần sẽ dẫn tới sự quay trở lại của vị trí thặng
dư.
Mức tăng trưởng GDP ở khu vực được cho là giảm xuống 2.1% trong năm 2009 trước
khi tăng lại lên 4% vào năm 2010. Các sự kiện xảy ra ở từng nước cũng sẽ tạo ra một
thách thức: tình trạng ở một số nước Andean có xu hướng kém ổn định: Cộng hoà
Vênêzuêla vừa trải qua một đợt quốc hữu hoá nữa và mức tăng trưởng của nước này có
thể sẽ giảm từ 8,4% trong năm 2007 xuống 3,2% vào năm 2010; còn GDP của Achentina
13


có thể sẽ giảm từ 8,7% trong năm 2007 xuống 4% trong năm 2010, với mức tăng trưởng
1,5% ở đáy khe năm 2009.
Các nước đang phát triển của vùng Trung Đông và Bắc Phi đã cho thấy một ví dụ thú

vị về sự phân hoá của các hiệu ứng do mức leo thang ở giá lương thực và dầu mỏ toàn
cầu gây ra. Ở các nền kinh tế xuất khẩu dầu lửa, mức tăng doanh thu của dầu lửa và khí
tự nhiên lên tới 200 tỷ USD đã củng cố cho mức tăng trưởng 5,8% trong năm 2008, giảm
xuống từ 6,4% trong năm 2007. Mức tăng trưởng cầu nội địa chậm lại ở nước Cộng hoà
Hồi giáo Iran (nơi có mức tăng trưởng GDP giảm từ 7,8% xuống 5,6%) là yếu tố chủ
chốt đối với diễn biến này. Ngoại trừ Iran, mức tăng trưởng giữa các nước xuất khẩu dầu
giảm xuống 5,9%.
Ở các nền kinh tế phân hoá hơn vốn phụ thuộc chặt chẽ vào nhập khẩu dầu lửa và thực
phẩm, xuất khẩu chậm lại trong năm 2008 do mức tăng trưởng trở nên chậm chạp trong
số các mô hình thương mại chủ chốt ở châu Âu và Mỹ. Nhưng sự phục hồi mạnh mẽ ở
Marốc sau trận hạn hán năm 2007 và hiệu suất kinh tế vững chắc tiếp diễn ở Tuynidi và
Jordan đã nâng mức tăng trưởng từ 3,8% lên 5,7%.
Các nước xuất khẩu dầu lửa của khu vực sẽ đối mặt với thách thức về thu nhập sụt
giảm trong năm 2009. Giá dầu lửa toàn cầu được dự đoán là giảm từ đỉnh trong tháng
7/2008 (đạt 145$/thùng) xuống dưới 80$ trong năm 2009. Tăng trưởng của các nước xuất
khẩu dầu lửa dự kiến giảm xuống 3,9% trong năm 2009. Mặc dù các nền kinh tế của
những nước này không dễ bị tác động mạnh bởi những tiến triển ở các thị trường tài
chính, nhưng một số nước phần nào cũng chịu những hiệu ứng lan toả từ những sự phát
triển này, bao gồm Libăng, Jordan và Cộng hoà Arập Ai cập. Hơn nữa, các thành viên
xuất khẩu dầu của Uỷ ban Hợp tác Vùng Vịnh có nguy cơ chịu tổn thất ở các vị trí đầu tư
quốc tế, làm tăng gián đoạn ở các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài gần đây vào khu
vực. Đối với các nền kinh tế nhập khẩu dầu lửa trong khu vực, giá năng lượng giảm sẽ
làm giảm chi phí nhập khẩu và mang lại một không gian dễ thở ở khía cạnh lạm phát theo
sau sự tăng ở giá trong nửa đầu năm 2008. Mức tăng trưởng đối với khu vực sẽ khôi
phục lên tốc độ 5,2% tới năm 2010 khi cầu nước ngoài phục hồi và giá hyđrocácbon giảm
tạo điều cho một giai đoạn ổn định hơn.
Mức tăng trưởng GDP của Nam Á giảm xuống mức dự đoán 6,3% vào năm 2008, từ
8,4% vào năm 2007 và từ mức cao 9% kéo dài trong 25 năm cho tới năm 2006. Giá
lương thực và nhiên liệu cao, môi trường tín dụng quốc tế ngặt nghèo, cầu nước ngoài
giảm đã dẫn tới các tài khoản ngoài giảm đi và góp phần làm mức tăng trưởng đầu tư

chậm lại. Tuy nhiên, những dấu hiệu xấu ở các cán cân thương mại đã được bù đắp phần
lớn là nhờ luồng chuyển tiền về nước lớn, đặc biệt là đối với Băngladet, Nêpan và Sri
Lanka, nơi tiền chuyển từ nước ngoài về chiếm tới 8% GDP hoặc hơn. Các nhà hoạch
định chính sách phản ứng lại với giá hàng hoá cao và áp lực lạm phát tăng bằng cách điều
chỉnh từng phần giá nhiên liệu nội địa, cắt giảm chi tiêu phát triển, và (bước đầu) thắt
chặt chính sách tiền tệ.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang đặt áp lực giảm hơn nữa lên mức tăng
trưởng. Các luồng vốn vào giảm sút (xuống tới 40%, trong giai đoạn tháng 1-9/2008 so
với cùng kỳ năm 2007, và các kỳ hạn tín dụng khắc nghiệt sẽ làm giảm đầu tư khu vực tư
nhân, trong khi các luồng chuyển tiền về giảm sút sẽ bổ sung áp lực lên mức tăng trưởng.
Trợ giá lương thực và nhiên liệu đã thúc đẩy phí tổn tài chính tăng cao, làm đảo ngược
tiến độ gần đây trong việc củng cố tài chính. Và những mức thâm hụt ngày càng tăng
đang thu hẹp phạm vi hỗ trợ cho các chương trình nhà nước khẩn cấp khác, bao gồm cơ
sở hạ tầng quá tải của khu vực. Mức tăng trưởng chậm lại rõ nhất ở Ấn Độ và Pakistan, là
những nước có sản xuất công nghiệp giảm mạnh còn xung lượng sản xuất của Nam Á
14


gần đây đã giảm từ mức đỉnh là 12% trong tháng 4/2008 xuống mức giảm 2% vào tháng
8.
GDP của Nam Á cũng được cho là giảm xuống 5,4% trong năm 2009 nhưng sẽ phục
hồi lên 7,2% vào năm 2010. Mức tăng trưởng vững chắc sẽ được hỗ trợ bởi cầu nước
ngoài cải thiện và giá hàng hoá thấp hơn.
Tăng trưởng của khu vực châu Phi cận Sahara, ngoại trừ Nam Phi, tăng một mức
đáng kể là 7% trong năm 2007, mức tăng cao nhất trong 35 năm qua, nhờ hiệu suất vững
chắc của cả các nước nhập khẩu lẫn xuất khẩu dầu lửa. Tăng trưởng của các nước xuất
khẩu dầu lửa tăng lên 8,2% trong năm 2007, vượt mức 5,5% đạt trong 5 năm qua; tăng
trưởng của các nước nhập khẩu dầu lửa đã phá vỡ kỷ lục trong suốt 25 năm, đạt mức
5,4%. Những tiến bộ của GDP đã trở nên rộng hơn và ổn định hơn trong những năm gần
đây, đặc biệt là giữa các nước nhập khẩu dầu. Và một đặc điểm đáng lưu ý và khuyến

khích đối với hiệu suất gần đây của châu Phi là mức đóng góp ổn định của đầu tư vào
tăng trưởng chung của GDP.
Trong năm 2008, hoạt động kinh tế ngoài Nam Phi vẫn mạnh ở mức 6,6% khi các mức
tăng trưởng GDP giữa các nước sản xuất dầu giảm nhẹ xuống 7,8%, do kết hợp với nhóm
lớn hơn gồm các nước nhập khẩu dầu có mức tăng trưởng GDP giảm xuống 4,2% trong
năm. Đầu tư tiếp tục hỗ trợ cho tăng trưởng GDP, trong khi xuất khẩu ròng đang đóng
góp vào mức tăng trưởng bất chấp mức suy giảm mạnh của thương mại toàn cầu
(hình1.20).
Mức tăng trưởng của khu vực được cho là giảm xuống 4,6% trong năm 2009, trước
khi đạt mức vững chắc ở 5,8% tới năm 2010 nhờ kết quả phục hồi của cầu nước ngoài.
Ngoại trừ Nam Phi, mức tăng trưởng được dự kiến giảm xuống 5,7% trong năm 2009 và
tăng lên 6,6% trong năm 2010. Nhưng kịch bản này dự kiến chứa đựng những rủi ro sụt
giá mạnh. Nếu suy giảm toàn cầu chứng tỏ sâu hơn dự đoán, làm tăng thêm sự suy giảm
mạnh của mức tăng trưởng thương mại thế giới, thì phần đóng góp của xuất khẩu ròng
vào mức tăng trưởng GDP của châu Phi sẽ sụt giảm. Nhiều nước trong khu vực đang trở
nên yếu ớt hơn trong các giai đoạn biến động mạnh về thương mại, do giá nhiên liệu và
lương thực cao dẫn tới sự suy giảm vị trí đối ngoại trong những năm qua. Giá nhiên liệu
và lương thực cao cũng làm rộng thêm hố nghèo đói, làm tăng nguy cơ bất ổn xã hội.
1.5. Thương mại thế giới
Khối lượng thương mại thế giới sẽ lần đầu tiên giảm trong năm 2009 kể từ năm 1982.
Sự sụt giảm này phần lớn là do sự giảm mạnh về cầu, khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu
tạo ra tình trạng suy thoái hiếm thấy xảy ra cùng một lúc ở các nước có thu nhập cao và
suy giảm mạnh ở các nước đang phát triển. Sự đổ vỡ tín dụng toàn cầu đặc biệt có tác
động tới đầu tư tư nhân, đây là yếu tố mang tính tuần hoàn nhất và là yếu tố thương mại
quốc tế lớn nhất trong GDP. Đồng thời đổ vỡ tín dụng làm hạn chế nguồn vốn dành cho
xuất khẩu. Một số bằng chứng đã cho thấy tín dụng của các ngân hàng thương mại đang
cạn kiệt dần và các khoản thu từ xuất khẩu ngày càng trở nên khó đảm bảo hơn. Tương tự
như vậy, các công ty xuất khẩu có thể cắt giảm việc xuất hàng đi nếu khả năng tiếp cận
với các dòng tín dụng bị hạn chế. Cuối cùng, cuộc khủng hoảng này liên quan tới sự chao
đảo mạnh và khó dự đoán trước của tỉ giá hối đoái – một yếu tố làm cản trở hoạt động

thương mại.
Các dấu hiệu suy giảm kinh tế trở nên rất rõ rệt ở một số thời điểm (tăng trưởng trong
nhu cầu nhập khẩu của Mỹ đã giảm vào năm 2005), tuy nhiên các dấu hiệu này đang diễn
biến với tốc độ chậm hơn so với trước đây, ví dụ như trong thời kỳ tuột dốc vào năm
2001, khi tốc độ phát triển nhập khẩu giảm từ 15% xuống còn -5% trong vòng một năm.
15


Sự suy giảm từ từ hiện nay trong phát triển toàn cầu có nghĩa là một số nước xuất khẩu
đã có thời gian chuyển đổi sang các thị trường phát triển mạnh hơn so ở các nước đang
phát triển. Ví dụ như trong khi tỉ lệ của Mỹ trong khối lượng hàng xuất khẩu của Ấn Độ
giảm 17,1% năm 2004 xuống 15,3% năm 2007, tỉ lệ của Trung Quốc trong hàng nhập
khẩu của Ấn Độ tăng từ 5,5% lên 8,4%.
Ngoài ra, nhiều nước (trong đó có một số nước Mỹ Latinh) đã giảm lượng hàng xuất
khẩu bởi cầu của Mỹ thấp làm cho giá cả hàng hóa cao hơn. Hơn nữa, tác động đối với
khối lượng thương mại thế giới giảm nhẹ do tăng trưởng thương mại mạnh mẽ giữa các
khu vực ở Đông Á, phần lớn là do sự tiếp tục hội nhập của Trung Quốc vào các thị
trường toàn cầu. Tăng trưởng trong xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục vượt
mức 20% trong suốt hai năm qua, trong khi ngoài Trung Quốc, tăng trưởng xuất khẩu
vẫn mạnh.
Các nhân tố làm lắng dịu tình hình có vẻ như sẽ chưa được kích hoạt trong năm 2009.
Sự suy giảm trong nhu cầu nhập khẩu ở những nước có thu nhập cao tăng lên, chỉ một số
ít các trung tâm phát triển có thể xuất hàng hóa trở lại, và giá cả hàng hóa đang giảm dần.
Do đó, các nước đang phát triển đang rơi vào trình trạng doanh thu từ xuất khẩu giảm
mạnh, tuy nhiên tình trạng này có thể chỉ mang tính tạm thời. Những nước này với nguồn
dự trữ không đủ duy trì nhập khẩu sẽ cần phải dựa vào sự kết hợp giữa giảm giá tỉ giá hối
đoái và phát triển chậm hơn để hạn chế lượng hàng nhập khẩu.
Các dòng tiền chuyển vào các nước đang phát triển, đạt khoảng 283 tỉ USD năm 2008,
bắt đầu giảm nhẹ trong nửa cuối năm và dự đoán sẽ giảm mạnh vào năm 2009. Khoản
tiền thu được từ nước ngoài theo đồng nội tệ dự đoán sẽ giảm do tình hình suy thoái ở các

nền kinh tế công nghiệp, thu nhập thấp hơn ở các nước xuất khẩu dầu có thu nhập cao và
tăng trưởng chậm lại ở nhiều nước đang phát triển hiện đang là điểm đến của những
người nhập cư.
Trong khi dự đoán các dòng tiền chuyển vào các nước đang phát triển giảm vì tỉ lệ
GDP của nước nhận tiền sẽ giảm từ 1,8 xuống 1,6% trong năm 2009, mức độ suy giảm
của nước đó phụ thuộc đáng kể vào sự tiến triển của tỉ giá hối đoái. Sự chao đảo hiện nay
trong tỉ giá hối đoái song phương có ảnh hưởng lớn tới sự thay đổi dự tính trong số tiền
chuyển vào nước đó tính theo đồng nội tệ. Các động thái về tỉ giá hối đoái trong tương lai
cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng.
Tình trạng suy thoái toàn cầu, suy giảm trong các hoạt động thương mại thế giới và
trong giá cả hàng hóa sẽ có một tác động to lớn đối với cán cân tài khoản vãng lai. Thặng
dư ở Nhật và châu Âu lần lượt tăng lên 240 tỉ USD và 180 tỉ USD trong năm 2009 do giá
cả hàng hóa giảm và khối lượng thương mại thu hẹp dần. Mặc dù các điều khoản thương
mại của Mỹ có cải thiện, thâm hụt trong tài khoản vãng lai dự đoán sẽ tăng từ 770 tỉ USD
năm 2008 (5,4% GDP) lên 830 tỉ USD (chiếm 5,8% GDP) vào năm 2009. Sự suy giảm
nhanh của thương mại thế giới tác động rất mạnh tới Mỹ: khối lượng xuất khẩu dự tính sẽ
giảm 2,6% vào năm 2009 trong khi khối lượng nhập khẩu giảm 1,1%. Nói chung, thâm
hụt tài khoản vãng lai của các nước OECD có thu nhập cao dự đoán sẽ thu hẹp lại từ 185
tỉ USD tới 375 tỉ USD.
Thâm hụt của nước công nghiệp kém có tỉ lệ tương ứng trong thặng dư thấp hơn ở các
nước xuất khẩu dầu có thu nhập cao và ở những nước đang phát triển. Thặng dư tài
khoản vãng lai ở các nước đang phát triển sẽ giảm từ mức đỉnh cao đạt 500 tỉ USD (3,7%
GDP) năm 2007 xuống còn 333 tỉ USD (2% GDP) năm 2009. Trong khi thặng dư của
Trung Quốc (và của cả khu vực Đông Á) dự báo sẽ tăng lên, ở các khu vực khác, thặng
dư lại giảm hay nói cách khác thâm hụt ngày càng tăng lên.
16


Việc đánh giá tác động của tình trạng suy thoái toàn cầu đối với cán cân tài khoản
vãng lai có thể được xác định thông qua việc theo dõi các nước theo nhóm thương mại

sản phẩm sơ cấp (trừ Trung Quốc bởi vì thặng dư của nước này lớn - gần 400 tỉ USD
năm 2008 – vượt trội hơn hẳn so với sự phát triển của các nước nhỏ hơn). Giá dầu ước
tính giảm 26% và giá các hàng hóa khác giảm 23% sẽ làm thay đổi các điều khoản
thương mại có lợi cho các nước nhập khẩu thực phẩm và dầu, sau một khoảng thời gian ít
nhất 5 năm bị thất thoát liên tục. Đối với các nước đang phát triển xuất khẩu dầu, nhu cầu
giảm trên toàn thế giới sẽ làm giảm cả giá dầu và khối lượng hàng xuất khẩu (dự tính sẽ
giảm từ 5,1% năm 2008 xuống còn 0,3% năm 2009) và thặng dư tài khoản vãng lai sẽ
giảm từ mức đỉnh điểm 6,4% GDP năm 2008 xuống 1,4% năm 2009. Ngược lại, thâm
hụt tài khoản vãng lai của các nước đang phát triển xuất khẩu cả dầu và thực phẩm giảm
còn một nửa, từ mức đỉnh điểm 8,1% GDP năm 2008 xuống 4,3% năm 2009, do giá hàng
hóa thấp hơn và khối lượng hàng hóa nhập khẩu giảm mạnh từ 8,1% năm 2008 xuống
1,5% năm 2009. Tác động tới sự phát triển toàn cầu này cần phải được giải quyết vào
năm 2010 khi giá dầu đi vào ổn định, giá của các mặt hàng khác chỉ giảm 4,3% và
thương mại thế giới bắt đầu hồi phục.
Khủng hoảng tài chính là nguyên nhân chính dẫn đến những biến đổi bất thường của tỉ
giá hối đoái trong suốt mùa thu năm 2008. Hầu hết các đồng tiền trên thế giới đều mất giá
so với đồng USD Mỹ và đồng yên Nhật, điều này phản ánh khu vực đầu tư an toàn ở Mỹ.
Chứng khoán kho bạc, sự đảo chiều của đồng yên nhờ các hoạt động thương mại và
chính sách tháo đòn bẩy của các ngân hàng, các công ty và các nhà đầu tư. Không đồng
tiền của nước đang phát triển nào được đánh giá cao so với đồng USD hơn 0,5% trong
suốt thời kỳ này. Trung bình, đồng tiền của các nước đang phát triển đã giảm 15% so với
đồng USD, và đồng tiền của nước có thu nhập cao cũng bị mất giá (trừ Nhật Bản). Nói
chung tình hình cạnh tranh của Mỹ, Nhật và Trung Quốc và những nước có đồng tiền ổn
định so với đồng USD cũng sẽ suy giảm; cạnh tranh với các nước có đồng tiền bị sụt giá
sẽ được cải thiện trên những thị trường này. Kết quả là, việc thúc đẩy mạnh mẽ cho xuất
khẩu ròng mang lại tăng trưởng cho Mỹ có vẻ yếu đi, đồng thời xuất khẩu ròng sẽ hỗ trợ
cho việc phục hồi tăng trưởng của nhiều nước đang phát triển.
1.6. Các thị trường hàng hóa
Giá cả hàng hóa – có xu hướng tăng cao hơn kể từ năm 2003 – tiếp tục tăng mạnh từ
năm 2007 tới nửa đầu năm 2008. Đến giữa tháng 11, giá cả giảm mạnh, xóa bỏ tình hình

giá cả tăng cao của những tháng đầu năm 2008. Việc giảm giá bất ngờ này phản ánh phản
ứng truyền thống của thị trường hàng hóa đối với sự tăng trưởng chậm chạp trên toàn thế
giới tại thời điểm của sự bùng nổ khủng hoảng, sự suy giảm này bị thổi phồng và càng
mạnh hơn do khủng hoảng tài chính. Vào mùa hè năm 2008, giá năng lượng tăng hơn
80% tính bằng đồng USD so với một năm trước, trong khi giá hàng hóa khác chỉ cao hơn
35%.
Hầu hết tất cả giá cả hàng hóa khác ngoài giá năng lượng tăng lên trong suốt năm 2008
là ngũ cốc (hơn 60%), chất béo và dầu (hơn 34%) và phân bón (hơn 140%). Giá kim loại,
đã tăng mạnh từ năm 2003 tới năm 2008, đạt mức tăng đỉnh điểm 8% trong 6 tháng đầu
năm 2008. Hầu hết giá các loại hàng hóa đều đạt mức cao nhất vào đầu và giữa năm
2008, và tất cả các mặt hàng này lại giảm mạnh kể từ giữa năm. Giá dầu thô giảm từ 143
USD/thùng vào đầu tháng 7 xuống dưới mức 50 USD/thùng vào giữa tháng 11. Giá dầu
thô giảm là do sự suy giảm cầu ở các nước thành viên OECD, việc đánh giá cao đồng
USD và do những vấn đề trong triển vọng về cầu ngay sau khi xảy ra khủng hoảng tài
17


chính. Giá dầu thô giảm mạnh cũng là nhân tố góp phần đáng kể trong sự suy giảm giá cả
của các mặt hàng khác bởi vì những thị trường này ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau
thông qua chi phí sản xuất và sự phát triển của nhiên liệu sinh học.
1.6.1. Sự suy giảm cầu của các nước có thu nhập cao dẫn tới giảm giá dầu
Nhu cầu dầu mỏ của các nước OECD đã giảm trong vòng 3 năm qua, chủ yếu là ở Mỹ,
điều này được phản ánh bởi hoạt động kinh tế phát triển chậm chạp và các tác động của
giá xăng dầu tăng cao làm tiêu dùng suy yếu. Cầu về dầu của Mỹ giảm 5,6% trong suốt
10 tháng đầu năm 2008. Tiêu thụ xăng cũng giảm 3% khi người tiêu dùng hạn chế đi lại
và bắt đầu chuyển sang những phương tiện tiết kiệm năng lượng hơn. Nhu cầu dầu cũng
giảm ở châu Âu. Nói chung nhu cầu của các nước OECD dự tính giảm hơn 2,2% trong
suốt năm 2008 và gần 2% năm 2009. Cầu về xăng dầu ở các nước đang phát triển và các
thị trường mới nổi tiếp tục tăng khoảng 4%, nhu cầu lớn nhất là ở châu Á và Trung Đông.
Nhu cầu của khu vực Trung Đông cho tới gần đây được thúc đẩy bởi tốc độ tăng trưởng

kinh tế cao và ở một số nước có trợ cấp đối với nhiên liệu và do đó giá cả tiêu dùng thấp.
Các nhà sản xuất OPEC - miễn cưỡng phải tăng đáng kể sản lượng trong suốt giai
đoạn giá cả tăng vào nửa đầu năm 2008 - đã tăng cường sản xuất vào giữa năm, chủ yếu
ở Ả rập Xê-út, khi đơn phương đồng ý đẩy mạnh sản lượng vào tháng 6 lên 0,5 triệu
thùng/ngày. Sản lượng của I-rắc lần đầu tiên đạt 2,5 triệu thùng/ngày kể từ năm 2001 do
những cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng giảm xuống. Tuy nhiên, sự gia tăng sản lượng ở
khu vực vùng Vịnh một phần được bù đắp bởi sự suy giảm ở Nigiêria, nơi xung đột dân
sự tiếp tục ngăn cản khả năng cung ứng dầu khối lượng lớn.
Phản ứng về lượng cung ở các nước ngoài OPEC rất đáng thất vọng. Tuy nhiên, cung
cấp dầu mỏ của các nước ngoài OPEC bắt đầu tăng về số lượng tại một số khu vực và dự
tính sẽ tăng lên trong nửa cuối năm 2008 và trong suốt năm 2009-10.
Kết quả là nhu cầu giảm nhưng cung lại tăng, giá dầu dự đoán đạt trung bình
75USD/thùng trên danh nghĩa trong giai đoạn 2008-2010, phản ánh giá dầu giảm thực sự
hơn 30%.
1.6.2 Giá nhiều kim loại giảm sau khi nhu cầu thu hẹp lại
Giá của nhiều kim loại đã sụt giảm trong những tháng gần đây do sự tăng trưởng chậm
chạp trên toàn thế giới và triển vọng cung được cải thiện. Giá niken giảm hơn ba phần tư
từ mức cao nhất năm 2007, một phần là do những khó khăn trong các lĩnh vực sản xuất ô
tô và xây dựng. Giá cả giảm dưới mức chi phí cận biên của các nhà sản xuất chi phí cao,
và một số nhà máy phải đóng cửa và các dự án mới phải hoãn lại hoặc phải xem xét lại.
Giá kẽm cũng giảm gần bằng niken tính theo tỉ lệ phần trăm. Giá chì giảm hơn 60% khi
tình hình cung ứng tăng lên. Giá của các loại kim loại này dự tính sẽ giảm hơn nữa khi
các nguồn cung mới tiếp tục được bổ sung.
Đồng là một trong số ít kim loại có giá vẫn duy trì ở mức cao trong suốt nửa đầu năm
2008 mặc dù nhu cầu có giảm đi, lượng cung lớn giảm do tình trạng đình công ở khu vực
Mỹ Latinh và các nguồn cung mới chậm đi vào hoạt động so với tiến độ giữ cho giá đồng
duy trì ở mức cao. Tuy nhiên giá đồng đã sụt giảm vào nửa cuối của năm 2008 vào thời
điểm khủng hoảng tài chính và của môi trường kinh tế toàn cầu yếu kém. Nhu cầu nhập
khẩu của Trung Quốc kém hơn trong năm 2008 và tốc độ xây dựng nhà ở trên toàn thế
giới chậm lại góp phần to lớn trong sự suy giảm nhu cầu này. Tuy nhiên, giá cả vẫn duy

trì ở mức cao hơn chi phí sản xuất và dự đoán sẽ tiếp tục giảm mạnh tới năm 2010 khi
các nguồn cung mới tiếp tục được bổ sung.
Nhôm – một trong những kim loại chính có giá không thay đổi trong suốt thời kỳ gần
đây do tăng năng suất ở Trung Quốc – trở nên đắt đỏ hơn trong giai đoạn hiện nay do nhu
18


cầu trên thế giới vẫn cao và chi phí điện tăng, đây là một nguồn đầu vào chính trong quá
trình sản xuất nhôm. Tương lai giá nhôm phụ thuộc lớn vào tốc độ đầu tư vào các nguồn
cung mới (đặc biệt ở Trung Quốc và Trung Đông), cũng như mức chi phí năng lượng và
việc bãi bỏ điều tiết trên các thị trường năng lượng. Dù nguồn cung mới tập trung ở
những khu vực có các nguồn năng lượng chi phí thấp, chẳng hạn như khu vực Trung
Đông, ít có khả năng giá nhôm sẽ giảm bởi vì giá nhôm hiện đang dao động ở phần trên
của đường chi phí.
Tóm lại, chỉ số giá kim loại và khoáng sản dự tính sẽ giảm 25% vào năm 2009 và giảm
thêm 5% vào năm 2010 so với năm 2008.
1.6.3. Giá cả hàng nông nghiệp giảm mạnh từ mức đỉnh
Giá thực phẩm buôn bán trên thị trường quốc tế tính theo đồng USD đã tăng gần 60%
trong nửa đầu năm 2008, các mặt hàng cơ bản như ngũ cốc và hạt có dầu có tốc độ tăng
mạnh nhất. Giá lúa mì tăng hơn gấp đôi, từ 200USD lên 440USD/tấn trong khoảng thời
gian từ tháng 3/2007 tới tháng 3/2008 trong khi giá gạo tăng gần gấp ba trong bốn tháng
tính đến tháng 4/2008. Giá dầu cọ và dầu nành tăng 44% từ năm 2007 đến năm 2008. Sau
đó giá cả đã giảm mạnh, chẳng hạn như giá lúa mì giảm xuống gần 240USD/tấn vào
tháng 11/2008. Kể từ mức đỉnh cao vào tháng 4/2008, giá ngũ cốc giảm hơn 30%. Mức
đỉnh của giá gạo diễn ra vào tháng 4 và tháng 5 năm 2008 do lo ngại về nguồn cung gạo
trên thế giới không đủ và lệnh cấm xuất khẩu gạo. Những lo ngại này đã giảm đi, khiến
giá giảm từ gần 1000USD xuống 550USD/tấn vào tháng 11/2008. Lệnh cấm xuất khẩu
trước đây được nhiều quốc gia dỡ bỏ hoặc được lách qua bằng các hiệp định song
phương. Chẳng hạn như Ai Cập đã dự trữ được 7 triệu tấn gạo trong suốt thời kỳ diễn ra
lệnh cấm xuất khẩu, dự kiến sẽ chấm dứt sớm việc cấm xuất khẩu. Tương tự như vậy, Ấn

Độ cũng cho phép xuất gạo không phải là gạo basmati tới 4 nước châu Phi.
Giá hạt có dầu cũng giảm mạnh. Giá dầu cọ trung bình thấp hơn 480 USD/tấn vào
tháng 11/2008, giảm từ mức 1250 USD/tấn vào tháng 3/2008. Sự giảm giá cũng xảy ra
tương tự ở hầu hết các mặt hàng dầu ăn khác (dầu nành giảm từ 1475 USD xuống còn
835 USD/tấn và giá dầu dừa giảm từ 1470 USD xuống còn 705 USD/tấn trong giai đoạn
này). Sự sụt giảm giá dầu ăn không chỉ phản ánh tốc độ tăng trưởng chậm chạp của nền
kinh tế mà còn phản ánh dư cung và có thể cả áp lực đang tăng lên tại châu Âu (EU)
trong việc giảm bớt sản xuất nhiên liệu sinh học - hầu hết nhiên liệu sinh học của EU là
dầu diesel sinh học, có nguyên liệu từ dầu hạt cải, một loại dầu thay thế gần gũi với dầu
cọ và dầu nành.
Giá cao su cũng bắt đầu giảm nhẹ vào tháng 7 và tháng 8/2008, đây là một tín hiệu
không đáng ngạc nhiên bởi vì giá cao su giảm theo giá dầu thô (cao su tổng hợp làm từ
dầu hỏa). Các dấu hiệu giảm giá cũng nhận thấy ở ngành đồ uống, với giá ca-cao giảm từ
3 USD/kg vào tháng 6/2008 xuống còn 2 USD/kg vào tháng 11. Các mặt hàng nông sản
khác, đặc biệt là nguyên liệu thô và một số loại thực phẩm chẳng hạn như chuối và đường
giảm giá ít hơn bởi vì giá của các mặt hàng này trước đó không tăng mạnh và các mặt
hàng này không liên quan nhiều tới giá năng lượng.
Giá phân bón tăng mạnh nhất trong số tất cả các hàng hóa trong năm 2008 với chỉ số
giá tăng 116% từ tháng 1 đến tháng 8/2008; giá tăng là do sự kết hợp nhu cầu tăng mạnh
(cùng với giá các mặt hàng nông sản trồng trọt tăng cao), năng lực sản xuất bổ sung hạn
chế, chi phí sản xuất cao hơn do giá năng lượng cao, và thuế xuất khẩu của Trung Quốc
để đảm bảo nguồn cung trong nước. Chẳng hạn như giá phân lân (DAP) tăng gần 110%
từ tháng 1 đến tháng 8/2008 trong khi giá phân u-rê tăng gấp đôi chỉ trong 4 tháng
(12/2007 đến 4/2008). Tuy nhiên, giá dầu thô và giá ngũ cốc giảm cùng với lượng cầu ít
19


đi đang có tác động tới giá phân bón. Chẳng hạn như phân u-rê giảm xuống 250USD/tấn
(mức thấp nhất trong vòng 2 năm) trong khi giá phân lân trung bình đạt mức dưới
650USD/tấn tại thời điểm 20/11.

Lĩnh vực cây trồng tương lai trong hứa hẹn nhiều triển vọng. Sản lượng ngũ cốc dự
đoán sẽ tăng khoảng 4% trong năm nay và sản lượng hạt có dầu dự tính sẽ tăng gấp hai
lần. Mặc dù sản lượng tăng sẽ làm tăng số lượng dữ trữ, việc tiếp tục tăng cầu về nhiên
liệu sinh học sẽ gây áp lực về hàng dự trữ trong kho. Ngô dùng để sản xuất ethanol ở Mỹ
dự tính sẽ tăng 33% sản lượng cây trồng năm 2008, chiếm gần bằng tất cả lượng tăng lên
trong sản lượng tiêu thụ ngô toàn cầu và làm cho sản lượng ngô dữ trữ toàn cầu giảm.
Ngược lại, khối lượng lớn sản lượng lúa mì và hạt có dầu tăng lên sẽ phần nào giúp tái
thiết kho dự trữ. Các kho dự trữ này vẫn duy trì ở mức thấp do các tiêu chuẩn trước đây,
tuy nhiên giá cả sẽ vẫn dễ bị ảnh hưởng do sự phá vỡ cung và sự tăng lên của cầu.
Nói chung, giá ngũ cốc dự tính sẽ giảm khoảng 28% năm 2009 và giảm bớt 3% vào
năm 2010. Giá chất béo và dầu dự đoán sẽ giảm 27% năm 2009 và giảm thêm 5% năm
2010. Đồ uống sẽ giảm 18% và 4% lần lượt vào các năm 2009 và 2010. Mặc dù có sự
giảm giá này, giá thực phẩm vẫn duy trì cao hơn so với giai đoạn những năm 1990 và cao
hơn mức năm 2003 là 60%.
Về cơ bản, các điều kiện tín dụng vô cùng chặt chẽ vào tháng 11/2008 dự báo sẽ nới
lỏng dần trong quý đầu của năm 2009 - cùng với vụ mùa bội thu trong năm nay sẽ bảo
đảm cho giá cả không tăng mạnh trong trung hạn. Tuy nhiên, nếu nông dân ở các các
nước có thu nhập trung bình và cao không có vốn mua hạt giống và phân bón để trồng
trong vụ tới, trồng trọt sẽ kém so với dự tính và có thể làm cho giá nông nghiệp tăng trở
lại vào mùa vụ 2009/10. Nông dân ở những nước sản xuất và xuất khẩu hàng nông
nghiệp chính, trong đó có Ôxtrâylia, Achentina, Braxin, Mỹ và châu Âu, lại dựa vào
nguồn vốn ngắn hạn cho các sản phẩm đầu vào (chẳng hạn như để mua phân bón) và
nguồn vốn dài hạn để mua máy móc. Nguồn vốn ngắn hạn được đảm bảo một cách đặc
trưng bằng đầu tư vào đất đai như vật ký quỹ và ở mức độ thấp hơn là bằng việc tự bảo
hiểm trong các thị trường tương lai đối với việc đảm bảo một mức giá tối thiểu (việc làm
này phổ biến ở Mỹ). Sự sụp đổ tín dụng cùng với giá hàng hóa giảm khiến cho các ngân
hàng bất đắc dĩ phải cho vay. Tình trạng này có thể tồi tệ hơn nếu giá đất bắt đầu giảm –
đã có những tín hiệu cho thấy giá đất giảm ở một số nước EU – hoặc nếu các điều kiện
tín dụng không nới lỏng hơn. Đồng thời, nông dân mất lòng tin vào các công cụ tự bảo
hiểm.

1.6.4. Giá hàng hóa giảm có tác động đáng kể tới các điều khoản thương mại
Sự giảm giá hàng hóa dự báo trong năm 2009 sẽ gây ra những biến đổi lớn trong các
điều khoản thương mại của các nước đang phát triển. 30 nước dự tính sẽ đạt được tốc độ
phát triển 1,5% GDP từ việc giảm giá dầu. Trong số những nước này, Cộng hòa Síp,
Guyana, Jamaica, Jordan, Cộng hòa Kyrgyz, Moldova, Nicaragoa, Seychelles và
Tajikistan sẽ đạt mức 2,5% GDP.
Đồng thời, các nước xuất khẩu dầu sẽ có kinh nghiệm về các điều khoản lớn đối với
những thiệt hại thương mại, với Angola, Azerbaijan, Cộng hòa Công gô, Equatorial
Guinea, Gabon, Cộng hòa Iran, Kuwait, Libya, Nigeria, và Ả rập Xê-út phải chịu những
thiệt hại về thu nhập ở vòng đầu tiên vượt hơn 10% GDP. Giá kim loại giảm dự báo sẽ
làm giảm thu nhập hơn 2% GDP tại Chi lê, Mauritania, Mông Cổ, Papua New Guinea,
Suriname, và Zimbabwe. Các nước dựa nhiều vào xuất khẩu ngũ cốc sẽ gặp nhiều khó
khăn. Các nhà xuất khẩu như Achentina (ngô, đậu nành, lúa mì), Bolivia (đậu nành),
Gambia (lạc), Guinea-Bissau (lạc), Guyana (gạo) và Paraguay (đậu nành) sẽ thiệt hại từ
20


1,6% đến 9% GDP, mặc dù đối với một số nước thiệt hại có thể giảm nhẹ hơn nhờ giá
dầu giảm.
Xét đến những tác động giảm giá hàng hóa tới giá hàng xuất khẩu và nhập khẩu, hơn
một nửa trong danh sách 162 nền kinh tế dự đoán sẽ tăng cường các điều khoản thương
mại, trong đó 24 nước sẽ đạt mức vượt trên 1,5% GDP. Khoảng một phần tư các nước
này, trong đó có hầu hết các nước xuất khẩu dầu, sẽ phải gánh chịu thiệt hại thu nhập ở
vòng đầu tiên vượt mức 1,5% GDP.
1.7. Những rủi ro và bất ổn chính
Sự đóng băng của các thị trường tín dụng, sự sụp đổ của các thị trường chứng khoán,
những biến động lớn của tỷ giá hối đoái và giá các nguyên vật liệu tăng cao cũng như
những phản ứng chính trị chưa từng có đã tạo nên một môi trường cực kỳ bất ổn đối với
những người tham gia thị trường cũng như những nhà dự báo.
Nhiều vấn đề có thể xảy ra đối với nền kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu trong bối

cảnh hiện nay, cho dù sự sụp đổ của tồi tệ của các thị trường có thể tránh được. Tăng
trưởng GDP toàn cầu năm 2009 có thể tối đa là 1,4%, tối thiểu là 0,4% (so với dự báo
0,9%).
Mức tin tưởng sẽ cao hơn đối với các dự báo cho năm 2010. So với sự phục hồi được
dự kiến trong các dự báo cơ sở, những kết quả đầu ra có lẽ sẽ vẫn khiêm tốn vì sự hợp
nhất trong lĩnh vực ngân hàng phản ứng như một lực hãm liên tục đối với sự tăng trưởng
nói chung và sự tăng trưởng tín dụng vẫn dẫm chân tại chỗ từ nhiều năm nay. Cũng có
thể những tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế sẽ ít hơn, trong
trường hợp này sự nới lỏng đáng kể của chính sách tiền tệ và biện pháp thuế khoá quy mô
rộng áp dụng cho cuộc khủng hoảng có thể sẽ dẫn tới sự phục hồi ngoạn mục kinh tế năm
2010. Một kịch bản như vậy ẩn chứa rủi ro gia tăng lạm phát mới và điều này lại dẫn tới
sự thắt chặt các chính sách tiền tệ và ngân sách.
Trong bối cảnh đó, những người ra quyết định tại cả các nước phát triển và đang phát
triển phải chuẩn bị đối phó với thảm kịch tăng trưởng còn chậm hơn nữa, dẫn tới khả
năng tụt giảm GDP toàn cầu lần đầu tiên trong giai đoạn sau chiến tranh và sự sụp đổ của
thị trường tài chính, từ đó có thể dẫn tới sự ngưng trệ bất ngờ của các luồng tín dụng đổ
vào phần lớn các nước đi vay. Dù sao đi nữa thì tình hình trong 2 năm nữa sẽ có thay đổi
căn bản so với tình hình được dự báo cách đây chỉ một vài tháng và các chính sách có thể
phải thay đổi để thích ứng.
Trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế thế giới phải đối mặt với những rủi ro tài chính
một cách hệ thống, sự chú ý trong ngắn hạn sẽ tập trung vào việc quản lý khủng hoảng
trước mắt, giảm bớt rủi ro và phản ứng trước những thay đổi nhanh chóng. Những rủi ro
chính liên quan đến khả năng diễn ra cuộc khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng cán cân
thanh toán của nước này với nước khác, một rủi ro thực ở giai đoạn này đối với ít nhất là
một số nước đang phát triển.
Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng của một số nước đang phát triển cũng là điều có thể
xảy ra. Trong trường hợp của Nga, nơi mà nền kinh tế chịu sự chi phối mạnh bởi các tập
đoàn dầu khí xuất khẩu để thu ngoại tệ mạnh, thì chính quyền có vẻ như đang cứu các cơ
quan tài chính trong nước. Các nước khác không có được thuận lợi như Nga thì có thể sẽ
phải kêu gọi sự giúp đỡ của quốc tế, hành động này phải được thực hiện nhanh nhất nếu

có thể.
Sự khủng hoảng quy mô toàn cầu càng kéo dài thì những rủi ro đối với các đồng tiền
càng lớn. Sự gia tăng lãi suất trên các khoản nợ của các công ty luôn cao hơn gia tăng lãi
21


suất của các khoản nợ của nhà nước. Trong mọi trường hợp, việc ngăn một nước khỏi
lâm vào khủng hoảng mà nhiều nước đang gặp phải sẽ rất khó. Điều này giải thích vì sao
càng mổ xẻ chi tiết một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra và có sự hợp tác quốc tế tốt thì
càng có cơ may tránh được khủng hoảng.
Với tầm nhìn dài hạn hơn, những lo ngại dĩ nhiên sẽ rất khác nhau. Vấn đề là trong
tình trạng nào các nước đang phát triển bước ra khỏi sự khủng hoảng hiện nay và các
nước đó sẽ duy trì như thế nào sức mạnh và niềm tin cũng như những tham số vững chắn
cơ bản về kinh tế vĩ mô vốn đã giúp họ lập được tăng trưởng ngoạn mục trong 5 năm qua.
Mối nguy hiểm đối với tất cả các nước là sự phản ứng “thái quá” có thể lại gây ra sự lung
lay của các tham số cơ bản vững chắc vốn hỗ trợ cho tăng trưởng. Các nước phải phản
ứng nhanh và kiên quyết trước các dấu hiệu suy yếu trong lĩnh vực ngân hàng của họ, kể
cả việc bơm tiền vào và khôi phục lại vốn của các ngân hàng nếu cần.
Tuy nhiên, cũng cần phải tránh sự bén rễ của những áp lực lạm phát bằng cách đảm
bảo rằng những nỗ lực tổng thể hơn nhắm vào hỗ trợ các hệ thống ngân hàng phải có mục
tiêu hơn và hiệu quả, đồng thời mọi động thái bơm tiền mặt cần thiết phải đảm bảo sự
tăng trưởng chở lại. Cái giá phải trả về dài hạn cho những chính sách như vậy có thể lớn,
ngay cả khi các chính sách giúp giảm suy thoái trong tương lai. Các nhà lãnh đạo các
nước phải chú ý tới từng giai đoạn chính sách của họ sao cho có sự gắn kết.
Cho tới nay, nhờ những can thiệp kịp thời của các Chính phủ, điều tồi tệ đã được tránh
khỏi. Nếu thị trường tỏ ra không hiệu quả trước những can thiệp này thì là bởi những can
thiệp chưa được hiểu đúng hoặc không giải quyết được các vấn đề khẩn cấp nhất, do vậy
các chính sách tỏ ra không hiệu quả. Trong trường hợp này, những khó khăn của kinh tế
thế giới sẽ trở nên thực sự nghiêm trọng.
1.8. Những triển vọng dài hạn và dự báo về nghèo đói

Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay và sự tăng trưởng kinh tế chậm dự báo
năm 2009, nhưng những triển vọng dài hạn đối với các nước đang phát triển chỉ thay đổi
ít ỏi so với những dự báo năm ngoái. Những triển vọng này không khác nhau nhiều, một
phần do sự tăng trưởng chậm đã được dự báo trước, mặc dù mức độ chưa lớn. Tuy nhiên,
lý do chính của sự duy trì các triển vọng lại nằm trong tiềm năng cung ứng của các nước
đang phát triển. Sản xuất tại các nước này sẽ giúp cân bằng thiếu hụt cán cân sản xuất sự
sụt giảm tăng trưởng gây ra trong vòng 5 năm đầu của thập kỷ tới.
Trong giai đoạn 2010-2015, GDP bình quân đầu người của các nước đang phát triển
có thể sẽ tăng với nhịp độ hàng năm tương đối nhanh 4,6%, nhanh hơn nhiều so với mức
2,1% của những năm 1990 và 0,6% của những năm 1980. Những cải thiện về chính sách
kinh tế vĩ mô (giảm lạm phát, nới lỏng hoặc áp dụng tỷ giá linh hoạt, giảm thâm hụt ngân
sách) đi đôi với những cải cách cấu trúc (cổ phần hoá và chính sách) nhằm giảm bất ổn
và cải thiện đầu tư. Tỷ lệ tăng trưởng trong tương lai được dự báo là sẽ cao hơn tỷ lệ của
những năm 1990 (và tăng cao hơn đáng kể so với những năm 1980) ở từng vùng đối với
các nước đang phát triến, trừ Đông Á và Thái Bình Dương, nơi mà tăng trưởng sụt giảm
ít do dân số đang già đi.
Sự tăng trưởng nhanh sẽ cho phép các nước đang phát triển đạt được các mục tiêu phát
triển cho Thiên niên kỷ, trong đó giảm một nửa nghèo đói từ nay đến năm 2015. Những
dự báo liên quan đến mức nghèo đói vào năm 2015 là 15,5%, một con số thấp hơn mục
tiêu là 20,9%, và giảm một nửa so với mức của những năm 90 như thể hiện ở bảng dưới
đây.
Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương rõ ràng đã vượt mục tiêu và Nam Á cũng đang
nỗ lực đạt mục tiêu của mình. Mối quan tâm chính vẫn là trường hợp của châu Phi vùng
22


cận Sahara. Mặc dù tỷ lệ nghèo đói của vùng đã giảm trong thập kỷ qua và có thể đạt
37,1% vào năm 2015, tỷ lệ những người sống ở mức nghèo khổ nhất vẫn sẽ dưới mục
tiêu 29%.
Những dự báo mới về nghèo đói cho thấy một hình ảnh nghèo đói trên toàn thế giới

khác xa so với giai đoạn từ 1990 đến 2005. Nghèo đói trên toàn thế giới năm 1990, năm
tham chiếu đối với các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, bao trùm 41,6% dân số của các
nước đang phát triển (so với dự báo trước đó là 28,7%). Điều đó có nghĩa là mục tiêu cho
phát triển Thiên niên kỷ là 20,9%.
Tuy nhiên, 25,2% dân số ở các nước đang phát triển sống với 1,25 USD mỗi ngày năm
2005, so với dự báo năm 2004 là 18,1%. Sự giảm nghèo đói toàn cầu từ năm 1990-2005
chủ yếu do thu nhập ở Trung Quốc, nơi mà tỷ lệ nghèo đói giảm từ 60% năm 1990 xuống
16% năm 2005. Cũng cần phải lưu ý rằng ảnh hưởng của tăng giá năng lượng và lương
thực gần đây không hoàn toàn được phản ánh trong các dự báo này. Sự tăng giá lương
thực trong khoảng từ tháng 1/2007 đến 1/2008 đã làm tăng nghèo đói toàn cầu từ 130 lên
155 triệu người hay từ 1,3 đến 1,5%. Nhưng với sự giảm giá này hiện nay lại không giúp
quay trở lại mức nghèo đói như khi giá chưa tăng.
Mức độ nghèo đói tại các nước đang phát triển theo vùng và năm được chọn
Vùng hoặc nước
1990
2005
2015
Số người sống dưới 1.25 USD/ngày (triệu người)
Đông Á và Thái Bình Dương

873.3

316.2

137.6

Trong đó có Trung Quốc
Châu Âu và Trung Á
Mỹ La-tinh và Caribê


683.2
9.1
49.6

207.7
17.3
45.1

84.3
9.8
30.6

Trung Đông và Bắc Phi
Nam Á
Trong đó có Ấn Độ
Châu Phi cận Sahara

9.7
579.2
435.5
297.5

11.0
595.6
455.8
388.4

8.8
403.9
313.2

356.4

1,818.5

1,373.5

947.2

1,273.7

728.7

438.0

960.8

473.7

260.9

Châu Âu và Trung Á

31.9

41.9

26.7

Mỹ La-tinh và Caribê


86.3

91.3

72.4

Trung Đông và Bắc Phi

44.4

51.5

33.3

Nam Á

926.0

1,091.5

959.5

Trong đó có Ấn Độ

701.6

827.7

714.5


Châu Phi cận Sahara

393.6

556.7

585.0

2,755.9

2,561.5

2,115.0

Tổng
Số người sống dưới 2USD/ngày (triệu người)
Đông Á và Thái Bình Dương
Trong đó có Trung Quốc

Tổng

23


Tỷ lệ dân số sống dưới 1.25USD/ngày
Đông Á và Thái Bình Dương

54.7

16.8


6.8

Trong đó có Trung Quốc

60.2

15.9

6.1

Châu Âu và Trung Á

2.0

3.7

2.2

Mỹ La-tinh và Caribê

11.3

8.2

5.0

4.3

3.6


2.5

Nam Á

51.7

40.3

23.8

Trong đó có Ấn Độ

51.3

41.6

25.4

Châu Phi cận Sahara

57.6

50.9

37.1

Tổng

41.7


25.2

15.5

Đông Á và Thái Bình Dương

79.8

38.7

21.6

Trong đó có Trung Quốc

84.6

36.3

18.9

Châu Âu và Trung Á

6.9

8.9

6.0

Mỹ La-tinh và Caribê


19.7

16.6

11.8

Trung Đông và Bắc Phi

19.7

16.9

9.3

Nam Á

82.7

73.9

56.6

Trong đó có Ấn Độ

82.6

75.6

57.9


Châu Phi cận Sahara

76.2

73.0

60.8

Tổng

63.2

47.0

34.6

Trung Đông và Bắc Phi

Tỷ lệ dân số sống dưới 2USD/ngày

Nguồn: World Bank.

PHẦN II
TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ CÔNG NGHIỆP
2.1. Động lực toàn cầu về khoa học, công nghệ và đổi mới
Đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới dẫn đến tăng trưởng kinh tế mạnh
Cho đến gần đây, bối cảnh toàn cầu cho hoạt động đổi mới có nhiều thuận lợi. Đầu tư
cho NCPT của OECD tăng từ 468 tỷ USD năm 1996 lên 818 tỷ năm 2006. Tổng chi tiêu
nội địa cho NCPT (GERD) tăng 4,6%/năm (tính theo giá trị thực tế) từ năm 1996 đến

2001, nhưng tăng trưởng chậm hơn 2,5%/năm từ năm 2001 đến năm 2006. Đầu tư tương
lai phụ thuộc một phần vào các tác động lâu dài hơn của việc không ổn định thị trường tài
chính đối với chi tiêu của kinh doanh.
Một số nền kinh tế không thuộc OECD đang trở thành những nền kinh tế chi tiêu quan
trọng cho NCPT
Tuy nhiên, phân bổ toàn cầu cho NCPT đang thay đổi. GERD của Trung Quốc đạt
86,8 tỷ USD năm 2006 sau khoảng thời gian tăng 19%/năm tính theo giá trị thực tế, từ
năm 2001 đến 2006. Đầu tư cho NCPT ở Nam Phi tăng từ 1,6 tỷ USD năm 1997 lên 3,7
tỷ USD năm 2005. Nga vượt lên từ 9 tỷ USD năm 1996 lên 20 tỷ USD năm 2006 và Ấn
Độ đạt 23,7 tỷ USD năm 2004. Kết quả là các nền kinh tế không thuộc OECD đã tăng
đáng kể tỷ lệ đầu tư cho NCPT của thế giới – lên tới 18,4% năm 2005, từ mức 11,7%
24


năm 1996. Vị trí ngày càng tăng của các nước này trong nền kinh tế toàn cầu cũng thay
đổi, cũng giống như mức độ đầu tư cho NCPTso với GDP ngày càng tăng, đặc biệt là ở
Trung Quốc. Năm 2005, tổng chi tiêu cho NCPT toàn cầu ở 3 khu vực chính của OECD
là khoảng 35% ở Mỹ, 24% ở EU27 và 14% ở Nhật Bản. Trong khi Nhật Bản vẫn duy trì
mức đầu tư cho NCPT của mình từ năm 2000 thì Mỹ giảm hơn 3% do việc tăng chậm
trong chi tiêu cho NCPT của khu vực doanh nghiệp (BERD), và EU giảm 2% (Hình 1).
Tốc độ gia tăng của NCPT của khu vực doanh nghiệp chậm hơn nhưng ổn đinh
Các doanh nghiệp thực hiện phần lớn NCPT ở hầu hết các nước OECD. Đầu tư cho
NCPT tăng hơn một thập kỷ qua, mặc dù tốc độ gia tăng chậm lại đáng kể từ năm 2001.
Ở 27 nước thuộc EU (EU27), mức cho BERD chỉ tăng từ năm 1996 đến năm 2006,
chiếm 1,11% GDP. Điều này cho thấy EU không thể đáp ứng mục tiêu BERD là 2%
GDP của mình vào năm 2010. Ở Mỹ, mức NCPT thuộc doanh nghiệp đạt 1,84% GDP
năm 2006, giảm từ 2,05% năm 2000, trong khi đó Nhật Bản đạt mức cao mới là 2.62%.
Ở Trung Quốc, tỷ lệ BERD trên GDP tăng nhanh, đặt biệt từ năm 2000, và hiện nay hầu
như đạt mức của EU27 là 1,02% GDP năm 2006.
Quốc tế hóa NCPT lan rộng

Đầu tư cho NCPT tăng từ các nguồn nước ngoài (thông qua các doanh nghiệp tư nhân,
các viện nghiên cứu công hay các tổ chức quốc tế). Ở hầu hết các nước OECD, các doanh
nghiệp nước ngoài tham gia vào NCPT thương mại ngày càng tăng, vì các công ty nước
ngoài thu được nguồn thực hiện NCPT từ các công ty địa phương hay các chi nhánh mới
thành lập.
Hình 1: Xu hướng đầu tư cho NCPT toàn cầu ở các khu vực chính của OECD và
các nền kinh tế không thành viên được lựa chọn

25


×