Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

SKKN SỬ DỤNG SƠ ĐỒ HÓA KẾT HỢP ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM ĐỂ NẮM VỮNG KIẾN THỨC ĐỊA LÍ 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.62 MB, 54 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị:TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ
Mã số:
…………………
(Do HĐKH SỞ GDĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“SỬ DỤNG SƠ ĐỒ HÓA KẾT HỢP ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM
GIÚP NẮM VỮNG KIẾN THỨC ĐỊA LÍ 12”

Người thực hiện: Đặng Ngọc Hà
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lí giáo dục: :

Phương pháp dạy học bộ môn:Địa lí 12.
Phương pháp giáo dục: :

Lĩnh vực khác:................................:


Có đính kèm
□ Mô hình
□ Đĩa CD (DVD)

□ Phim ảnh



□ Hiện vật khác.

Năm học : 2016-2017.


1


MỤC LỤC
Mục lục........................................................................................................................... Trang 2
Sơ lược lí lịch khoa học............................................................................................................. 3
Lời giới thiệu............................................................................................................................. 4
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................................................5
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................................................................6
1. Cơ sở lý luận..................................................................................................................... 6
2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................................6
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài......................................................................................8
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP.....................................................................8
1. Gỉai pháp 1..................................................................................................................9
2. Gỉai pháp 2................................................................................................................10
3. Gỉai pháp 3................................................................................................................14
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................................15
V.ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG....................................................16
VI.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................18
VII.PHỤ LỤC......................................................................................................................... 18

BM02-LLKHSKKN
2


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:
1.Họ và tên: Đặng Ngọc Hà
2.Sinh ngày: 10/07/1983.
3.Giới tính: Nữ

4.Địa chỉ: Thọ Bình –Xuân Thọ-Xuân Lộc-Đồng Nai
5.Điện thoại: 0165.3536391 (DĐ)/0613.731769 (CQ)
6.Fax:
E-mail:
7.Chức vụ: giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí lớp 11,12.
8.Nhiệm vụ được giao giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lí lớp 11,12.
9.Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ.
II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
-Trình độ chuyên môn: Cử nhân.
-Năm nhận bằng: 2006
-Chuyên ngành đào tạo: Cử nhân Địa lí.
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
-Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn Địa Lí.
-Số năm có kinh nghiệm: 10 năm.
-Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+Sử dụng văn học trong dạy học Địa lí.
+Hướng dẫn học sinh lớp 12 sử dụng, khai thác kiến thức, rèn luyện các
kĩ năng Địa Lí từ Atlat Địa lí Việt Nam.(năm học 2012-2013)

3


Lời giới thiệu
Địa lí là môn học cung cấp cho HS những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần
thiết về trái đất và những hoạt động của con người trên bình diện quốc gia và quốc tế,
làm cơ sở cho việc hình thành thế giới quan khoa học; giáo dục tình cảm tư tưởng
đúng đắn; đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp
với môi trường tự nhiên, xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời
đại.
Môn Địa lí có nhiều khả năng bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy ( tư duy

kinh tế, tư duy sinh thái, tư duy phê phán,…); trí tưởng tượng và óc thẩm mĩ ; rèn
luyện cho học sinh một số kĩ năng có ích trong đời sống và sản xuất. Cùng với các
môn học khác, môn Địa lí góp phần bồi dưỡng cho học sinh ý thức trách nhiệm, lòng
ham hiểu biết khoa học, tình yêu thiên nhiên, con người, yêu quê hương, đất nước.
Đặc biệt môn Địa lí lớp 12 là Địa lí Việt Nam, mỗi học sinh khi vào đời phải trang bị
được những kiến thức cơ bản về quê hương đất nước từ đó hình thành tình cảm, tình
yêu đối với quê hương xứ sở.
Vì vậy, Địa lí học là môn không thể thiếu trong nhà trường phổ thông. Tuy
nhiên, việc học Địa lí như thế nào thì mới phát huy hết tiềm năng của môn học cũng
như phát huy được tối đa năng lực của học sinh, làm thế nào để một khối lượng lớn
kiến thức Địa lí đi vào tâm trí của mỗi học sinh lại là một vấn đề cần bàn rất nhiều.
Gần 11 năm đi dạy, nếu nói đã có nhiều kinh nghiệm thì không phải, tuy nhiên
đó cũng là một khoảng thời gian tương đối để tôi có thể đúc rút được một số kinh
nghiệm thực tế cho bản thân. Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp tôi mạnh dạn đề xuất
một phương pháp mà theo tôi nó không mới nhưng mà sẽ tạo động lực hơn cho học
sinh khi học Địa lí, nhất là đối với học sinh lớp 12. Đó là phương pháp “SỬ DỤNG
SƠ ĐỒ HÓA KẾT HỢP ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM ĐỂ NẮM VỮNG KIẾN
THỨC ĐỊA LÍ 12”
Trong bài viết tôi có tham khảo một số thông tin từ các nguồn sách, báo chí…
mà chưa được sự cho phép của tác giả, tôi thành thật xin lỗi.Trong quá trình làm sẽ có
nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý nhiệt tình từ quý thầy, cô trong tổ bộ môn cũng như
quý thầy cô đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cám ơn.

4


BM03-TMSKKN
TÊN ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG SƠ ĐỒ HÓA KẾT HỢP ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT

NAM GIÚP NẮM VỮNG KIẾN THỨC ĐỊA LÍ 12
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Năm học 2016-2017, có thể nói đây là một sự “mạnh dạn” của Bộ giáo dục và
Đào tạo nước ta trong sự đổi mới về giáo dục, đổi mới cách thi cử …nhằm giảm áp
lực cho học sinh lớp 12. Việc học sinh bắt buộc phải thỉ 3 môn: Toán-Ngữ văn-Ngoại
ngữ , thì học sinh có quyền chọn 1 trong 2 (hoặc cả 2 tổ hợp) để thi xét tốt nghiệp và
Đại học, cao đẳng làm cho học sinh bâng khuâng. Bên cạnh việc các em được giảm
tải môn thi, hình thức thi song các em lại phải “đương đầu” với nhiều môn học nếu
các em không tự tin chọn 1 trong 2 tổ hợp mà chọn cà 2 tổ hợp. Việc học có lẽ vì thế
lại cảm thấy “nặng nề” hơn với các em. Trong tổ hợp môn xã hội, có 3 môn thi là
:Lịch sử, Địa lí, Gíao dục công dân; mỗi môn học có một đặc điểm riêng biệt và đối
với các em có học lực trung bình và yếu thì việc nắm được nội dung cơ bản của cả 3
môn là một điều rất khó, để không bị điểm liệt. Riêng đối với môn Địa lí 12, nội dung
bài học rất dài, trong mỗi tiết học giáo viên và học sinh phải làm việc tích cực thì mới
hết nội dung bài; bản thân tôi luôn tự “dằn vặt”: Với hình thức thi trắc nghiệm thì học
sinh chỉ cần nắm được các kiến thức cơ bản, trọng tâm và biết sử dụng Atlat thì các
em sẽ thoát khỏi “điểm liệt” một cách dễ dàng, thậm chí là điểm cao hơn. Nhưng câu
hỏi đặt ra là: làm sao để giúp học sinh 12 có thể nắm được kiến thức cơ bản, trọng tâm
của bài học một cách chủ động, nhẹ nhàng, làm sao để không tạo sự uể oải, áp lực từ
sự khô khan, dài dòng của nội dung bài học và những con số Địa lí nhằm giúp các em
tự tin hơn trong kỳ thi THPT quốc gia. Đó là một câu hỏi lớn mà bất kỳ giáo viên nào
dạy Địa lí 12 đều bâng khuâng, trăn trở. Có thể nói phương pháp dạy học bao giờ
cũng là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công hay thất bại của một tiết
học, vấn đề quan trọng là người giáo viên phải biết vận dụng phương pháp sao cho
phù hợp với nội dung bài học để mang lại hiệu quả cao trong hoạt động dạy – học Địa
lí. Không phải cứ học sinh làm việc nhiều, trả lời nhiều câu hỏi của giáo viên là đã có
thể nắm được nội dung bài học, là phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh;
trên thực tế tính tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức của học sinh phải được phản ánh
trên nhiều mặt từ sự tập trung chú ý theo dõi bài giảng đến suy nghĩ, tiếp thu kiến
thức, ghi chép hợp lý, tự điều khiển được quá trình nhận thức dưới sự hướng dẫn của

giáo viên bộ môn.
Vì vậy, tôi nghĩ rằng để dạy tốt – học tốt bộ môn địa lí THPT, giúp học sinh nắm
vững được kiến thức, nhất là đối với học sinh 12 thì không chỉ riêng việc các giáo
viên áp dụng hợp lý đổi mới phương pháp dạy học mà một vấn đề quan trọng đầu tiên
yêu cầu đặt ra ở đây là giáo viên làm sao có thể giúp các em đỡ được phần nào áp lực
từ sự khô khan, dài dòng, nhiều số liệu của bộ môn địa lí, từ đó dẫn đến hứng thú ham
học hỏi, tìm tòi, khám phá của học sinh. Có như vậy sẽ giúp học sinh chủ động hơn
5


trong việc tiếp thu kiến thức. Tôi nghĩ việc người giáo viên áp dụng thuần thục, hợp lý
các phương pháp dạy học và có một cách tóm tắt được nội dung bài học qua dạng sơ
đồ hình học cơ bản thích hợp với nội dung bài học, sự kết hợp sơ đồ này với biết sử
dụng Atlat địa lí Việt Nam thì hiệu quả của tiết địa lí sẽ tăng lên rất nhiều.
Sơ đồ nhằm cụ thể hoá nội dung bài học bằng những ký hiệu, các mũi tên dài
ngắn diễn tả nội dung của một bài, hay nhóm bài; của một vấn đề hay nhiều vấn đề và
mối liên hệ giữa chúng. Còn Atlat địa lí Việt Nam sẽ là một công cụ hỗ trợ đặc biệt
cho những sơ đồ hóa nội dung bằng hệ thống kí hiệu, bảng phân tầng địa hình, biểu
đồ, số liệu... Tất cả những nội dung này sẽ được học sinh khắc sâu một cách dễ dàng,
ngắn gọn. Trên cơ sở những luận cứ đó, tôi mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình về việc
“SỬ DỤNG SƠ ĐỒ HÓA KẾT HỢP ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM GIÚP NẮM
VỮNG KIẾN THỨC ĐỊA LÍ 12”, lấy thực nghiệm trong phần 3: ĐỊA LÍ CÁC
NGÀNH KINH TẾ của chương trình Địa lí 12 – cơ bản.
Hy vọng với phần trình bày của tôi cũng góp phần làm phong phú thêm kho tàng
kinh nghiệm trong việc giảng dạy bộ môn địa lí ở trường THPT, góp phần nâng cao
hiệu quả của việc dạy – học bộ môn.
II.CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TỊỄN
1- Cơ sở lí luận:
Khi nói về phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy học nói riêng,
Anhxtanh cho rằng: “Điều tồi tệ nhất đối với môi trường học là làm việc với phương

pháp cưỡng bức, dọa nạt, quyền uy, giả tạo, cách đối xử như vậy sẽ làm hỏng tình
cảm đẹp, lòng chân thành và sự tự tin của học sinh. Điều này chỉ làm sản sinh ra
những con người chỉ biết phục tùng”. (Trích bài của Nguyễn Ngọc Thuận-Giáo dục
Thời đại số 40/2000) cho nên trong giảng dạy, chúng ta phải làm sao cho những điều
giảng dạy của chúng ta cho học sinh, được học sinh tiếp thu như một “món quà” có
giá trị. Bất kể làm công việc gì, đều phaỉ có sự hứng thú với công việc đó. Nếu không
công việc đó sẽ trở thành một gánh nặng(Phương pháp viết quảng cáo hiện đại-PTS
Hồ Sĩ Hiệp). Như vậy vấn đề đặt ra là phải làm sao để có một không khí học tập sôi
nổi, hấp dẫn, có nhu cầu học tập của học sinh. Theo tôi, nếu chúng ta biết kết hợp
đúng đắn những ưu điểm của các phương pháp khác nhau từ truyền thống cho đến
hiện đại vào một bài dạy, thiết nghĩ kết quả ấy sẽ đạt được một hiệu quả cao.
Do đó, việc sơ đồ hoá bài học địa lí kết hợp với sử dụng Atlat giúp nắm vững
kiến thức địa lí 12” là rất cần thiết, người giáo viên cần thiết kế được những sơ đồ
bài học địa lí dạng hình học đơn giản có sử dụng kèm Atlat, dễ hiểu tạo được khả
năng tiếp thu kiến thức một cách chủ động, hứng thú ở học sinh.
2. Cở sở thực tiễn
Ngày nay, đa phần học sinh vốn dĩ đã áp đặt suy nghĩ rằng “Địa lí là một môn
phụ, nội dung bài quá dài vá khó học, nhất là bảng số liệu” cho nên tiết dạy – học địa
lí của cả thầy và trò đều rất nặng nề, căng thẳng, giáo viên gặp quá nhiều áp lực trong
6


việc dạy địa, trong khi đó thái độ học tập địa lí của học sinh chưa đúng với yêu cầu và
vị trí của nó, nhất là học sinh khối 12, các em phải học nhiều, áp lực từ việc học là rất
lớn. Vì vậy, tôi cho rằng làm cách nào để giúp học sinh 12 tiếp thu kiến thức địa lí
một cách dễ hiểu nhất, dễ nhớ nhất là rất quan trọng. Người giáo viên chúng ta cần
biết thiết kế những khâu lên lớp khác nhau, hệ thống được những kiến thức cơ bản
nhất, trọng tâm nhất của một bài học địa lí để giúp học sinh nắm được kiến thức ngay
tại lớp, đồng thời, chúng ta cần tạo ra một không khí thật sự thoải mái để học sinh
cảm thấy không bị ép buộc mà các em tự ý thức, chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức.

Như vậy, tiết dạy – học địa của cả thầy và trò sẽ trở nên thật thú vị và dễ dàng hơn. Từ
đây, có thể kết luận rằng việc áp dụng thiết kế “sơ đồ hoá bài học địa lí với Atlat địa lí
Việt Nam” phù hợp với nội dung kiến thức theo hướng tích cực nhằm góp phần giúp
học sinh lớp 12 nắm vững kiến thức là yếu tố quan trọng và cần thiết đối với mỗi
người giáo viên dạy địa lí nhất là chương trình dành cho học sinh khối 12.
Đối với học sinh lớp 12 Atlat là một phương tiện trực quan, một kho tàng kiến
thức không thể bỏ qua. Trước đây, khi Atlat chưa thông dụng, việc sử dụng Atlat của
học sinh chưa nhiều vì vậy cũng gây rất nhiều khó khăn cho học sinh khi học Địa lí.
Hiện nay, Atlat đã trở thành phương tiện thông dụng mà bất cứ học sinh nào khi học
Địa lí đều phải có, đặc biệt hơn là trong các kì thi tốt nghiệp học sinh đều có thể mang
Atlat vào phòng thi. Vì vậy, đây sẽ là một phương tiện và phương pháp rất hữu hiệu
cho học sinh, là một “ cứu cánh” cho học sinh rất lớn trong việc bị điểm “chết” và
vươn tới điểm 5. Tuy nhiên, không thể nói rằng học sinh có Atlat sẽ không bị điểm
“không” mà vấn đề đặt ra là học sinh phải biết cách đọc và khai thác Atlat một cách
nghiêm túc trong học tập và phải nắm vững được hệ thống kiến thức địa lí thông qua
sơ đồ hóa. Vậy việc đọc, khai thác kiến thức từ Atlat như thế nào thì có hiệu quả? Để
trả lời câu hỏi này chúng ta cần phải tìm hiểu cấu trúc cũng như phải hiểu Atlat trước
đã. Cụ thể nôi dung của cuốn Atlat như sau:
-Phần thứ nhất: Giới thiệu về các đơn vị hành chính của nước ta (63 tỉnh,
thành).
-Phần thứ 2: Thể hiện các yếu tố chủ yếu của Địa lí tự nhiên(Địa hình, địa chất,
khoáng sản, khí hậu, đất, thực vật, động vật và các miền Địa lí tự nhiên.)
-Phần thứ 3: Thể hiện các yếu tố về Dân cư(Dân số, dân tộc); các ngành kinh tế
chủ yếu (Nông nghiệp, nông lâm thủy sản, công nghiệp,giao thông vận tải, thương
mại và du lịch); 7 vùng kinh tế của nước ta và 3 vùng kinh tế trọng điểm).
Với thời gian có hạn, sáng kiến“SỬ DỤNG SƠ ĐỒ HÓA KẾT HỢP ATLAT
ĐỊA LÍ VIỆT NAM GIÚP NẮM VỮNG KIẾN THỨC ĐỊA LÍ 12” tôi có giới hạn
phạm vi nghiên cứu là Phần III: Địa lí các ngành kinh tế – chương trình địa lí lớp 12 –
ban cơ bản).
Bản thân tôi thiết nghĩ, phương pháp “SỬ DỤNG SƠ ĐỒ HÓA KẾT HỢP

ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM GIÚP NẮM VỮNG KIẾN THỨC ĐỊA LÍ 12” không
phải là phương pháp hòan toàn mới, bời bản thân rất nhiều giáo viên đã sử dụng
7


phương pháp sơ đồ hóa, hoặc đã sử dụng Atlat giúp học sinh nắm vững kiến thức;
hoặc sử dụng phương pháp sơ đồ hóa và Atlat nhưng chưa rõ nên bản thân tôi mạnh
dạn đưa ra phương pháp này, với sự kết hợp của cả 2 phương pháp trên thì kết quả sẽ
cao hơn so với sử dụng từng phương pháp đơn lẻ.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Thao giảng, dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp với nhau
trong quá trình giảng dạy môn địa lí..
Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học địa lí nhằm nâng cao
khả năng vận dụng hợp lý đổi mới phương pháp vào quá trình dạy –học bộ môn địa lí.
Trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập, Atlat địa lí Việt Nam và sách giáo
viên địa lí lớp 12.
Sử dụng các câu hỏi điều tra có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của việc
đánh giá khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh trong việc giảng dạy môn địa lí lớp
12, để khắc phục nhược điểm trong phương pháp kiểm tra đánh giá cần phối hợp các
phương pháp hiện đại. Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học để từ đó có
điều chỉnh hợp lí hơn.
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Từ những vấn đề được nêu tại phần Cơ sở lí luận và thực tiễn, bản thân tôi mạnh
dạn đưa ra các giải pháp của đề tài “SỬ DỤNG SƠ ĐỒ HÓA KẾT HỢP ATLAT ĐỊA
LÍ VIỆT NAM GIÚP NẮM VỮNG KIẾN THỨC ĐỊA LÍ 12”như sau:
Chương trình Địa lí Việt Nam lớp 12 gồm 3 phần chính:
Phần 1:Địa lí tự nhiên
Phần 2:Địa lí dân cư
Phần 3:Địa lí kinh tế
Trong phần 3, Địa lí kinh tế gồm 3 phần nhỏ là: Cơ cấu kinh tế, Địa lí các ngành

kinh tế và Địa lí các vùng kinh tế. Đây là một phần nội dung mới, tách biệt với 2 phần
trên; tuy nhiên nếu học sinh nắm được các nội dung của phần Tự nhiên và dân cư thì
sẽ giải quyết được rất nhiều câu hỏi của phần Địa lí kinh tế. Trong phần Địa lí kinh tế
nếu học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của phần địa lí các ngành kinh tế thì khi
sang địa lí các vùng kinh tế các em biết áp dụng kiến thức đã học vào mỗi vùng thì sẽ
rất “nhẹ nhàng” về mặt kiến thức. Bên cạnh đó thì Atlat là một công cụ không thể
thiếu đối với các em, nhất là về số liệu, về sự phân bố… Nói cách khác nó đòi hỏi học
sinh khi học bài mới thì phải nhớ được kiến thức cũ, tìm hiểu để thấy được mối quan
hệ giữa các bài, các chương với nhau, phải biết sử dụng kiến thức đã học để tiếp nhận
kiến thức mới. Chính vì vậy, một yêu cầu cơ bản đặt ra cho học sinh là các em cần
phải nắm được những kiến thức trọng tâm nhất của bài học trước để dễ dàng tiếp nhận
kiến thức bài học tiếp theo. Điều này đòi hỏi ở người giáo viên phải cố gắng làm sao
8


để có thể củng cố, khắc sâu được những kiến thức trọng tâm của bài học Địa lí cho
học sinh, giúp các em nhanh nhớ và nhớ lâu kiến thức dưới dạng cơ bản nhất, ngắn
gọn nhất.
1 Giải pháp 1:Sử dụng sơ đồ hoá nhằm hệ thống kiến thức đối với dạng bài
khái quát và các trang Atlat kèm theo:
Có thể nói khi học bài đa số học sinh đều “quên” không học đề mục bài nên
không biết mình đang nói về vấn đề gì. Đôi khi các em được giáo viên gọi bài, kiểm
tra bài các em rất tự tin là mình đã học bài nhưng nếu giáo viên yêu cầu các em cho
biết tên bài học này là gì, thì các em lại không biết hoặc không nhớ, mặc dù đây lại là
điều tưởng chừng rất đơn giản. Dạng bài học địa lí này có nội dung tương đối ngắn,
mang tính khái quát nhưng rất quan trọng, nó yêu cầu học sinh phải trình bày được địa
lí kinh tế bao gồm mấy ngành chính, giữa các nghành này có những nội dung nào cần
ghi nhớ… Chính vì vậy, đối với học sinh để nhớ những ý trên theo như yêu cầu của
bài học thì các em cứ “hay quên” không học đề mục và như thế lại hay nhầm lẫn giữa
các nội dung với nhau, thậm chí nội dung nhiều các em còn không biết xác định đâu

là nội dung cần trả lời và lan man, hoặc trả lời nhầm sang những nội dung khác.
Nhưng nếu giáo viên biết dùng một dạng sơ đồ hình học đơn giải để hệ thống lại kiến
thức một cách ngắn gọn, đơn giản nhất thì việc học sinh nhớ bài sẽ dễ dàng hơn.
Ví dụ: Trong phần địa lí các ngành kinh tế, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ sau
CƠ CẤU KINH TẾ: GỒM 3 NGÀNH CHÍNH

-Một số vấn đề phát triển
và phân bố nông nghiệp

-Sử dụng các trang Atlat
như trang 18,19,20.

-Một số vấn đề phát
triển và phân bố công
nghiệp

-Một số vấn đề phát
triển và phân bố dịch
vụ

-Sử dụng các trang Atlat
như trang 21, 22.

-Sử dụng các trang
Atlat như trang 23,
24, 25.

SƠ ĐỒ “ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC TRANG ATLAT KÈM
THEO”
9



Với dạng sơ đồ này, giáo viên có thể đặt các câu hỏi như sau để học sinh trả lời
và làm sơ đồ kết hợp Atlat:
-Cơ cấu kinh tế theo ngành gồm mấy ngành chính? Đó là những ngành nào?
HS:gồm 3 ngành chính:Nông nghiệp, Công nghiệp và dịch vụ.
-Đối với các ngành này thì giới hạn trang Atlat có thể dung cho mỗi ngành như
thế nào?
HS:đối với ngành nông nghiệp có thể sử dụng các trang Atlat 18,19,20; đối với
ngành công nghiệp có thể sử dụng các trang Atlat 21,22; đối với ngành dịch vụ có thể
sử dụng các trang Atlat 23,24,25.
Cách tạo sơ đồ này đơn giản nhưng lại giúp học sinh nắm được tên đề mục bài
một cách dễ dàng, giúp các em khi lựa chọn Atlat cho nội dung các câu hỏi liên quan
đến các ngành kinh tế không bị nhầm lẫn, mất thời gian.
2 Giải pháp 2:Sơ đồ hoá nhằm hệ thống kiến thức đối với dạng bài hệ thống
kiến thức của từng ngành và các trang Alat kèm theo.
Đây là dạng bài học địa lí có nhiều nhiều nội dung, nhiều số liệu đòi hỏi học
sinh cần nhớ chính xác về từng ngành, từng bài, chính vì vậy nó rất dễ làm cho học
sinh nhầm lẫn từ nội dung bài này sang nội dung bài khác. Để giúp học sinh khắc sâu
kiến thức đối với dạng bài đi sâu vào từng ngành, giáo viên có thể áp dụng việc dạy
bài học thông qua Atlat, bản đồ, đồng thời hệ thống kiến thức chung bằng một sơ đồ.
Ví dụ 1: Trong ngành Nông nghiệp – Một số vấn đề phát triển và phân bố nông
nghiệp, giáo viên có thể hệ thống kiến thức bài học bằng sơ đồ sau:

10


Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta:gồm 2 đặc điểm:
-Nền nông nghiệp nhiệt đới
-Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp

phần nâng cao hiệu quả của nền nông nghiệp nhiệt đới (sự tồn
tại song song của nền nông nghiệp cổ truyền và sản xuất hàng
hóa)
(Phần này không có trong Atlat nên HS tự nắm nội dung
theo sơ đồ hóa)

Một số
vấn đề
phát triển
và phân
bố nông
nghiệp

Vấn đề phát triển nông nghiệp: gồm 2 ngành:
-Ngành trồng trọt (Atlat trang 19-nông nghiệp, phần lúa và
cây công nghiệp-2007)
-Ngành chăn nuôi((Atlat trang 19-nông nghiệp, phần chăn
nuôi-2007)
Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp: gồm 2
ngành:
-Ngành thủy sản(trọt (Atlat trang 20—lâm nghiệp và thủy
sản, phần thủy sản-2007).
-Lâm nghiệp: (Atlat trang 20—lâm nghiệp và thủy sản,
phần lâm nghiệp -2007).

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: gồm 2 nội dung:
-Các vùng nông nghiệp ở nước ta((Atlat trang 18—nông
nghiệp chung)
-Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước
ta(không có trong Atlat nên học sinh dùng sơ đồ hóa để

nắm kiến thức)
Đối với dạng sơ đồ này, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi kèm theo như sau:
Trong ngành nông nghiệp có những nội dung nào cần nắm? Đó là những nội dung
nào? Các trang Atlat kèm theo các nội dung đó là các trang nào?
-HS: gồm 4 nội dung chính là: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta(gồm 2 đặc
điểm là nền nông nghiệp nhiệt đới và Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất
hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nền nông nghiệp nhiệt đới (sự tồn tại song
song của nền nông nghiệp cổ truyền và sản xuất hàng hóa)(Phần này không có trong
11


Atlat nên HS tự nắm nội dung theo sơ đồ hóa); Vấn đề phát triển nông nghiệp: gồm
2 ngành:Ngành trồng trọt (Atlat trang 19-nông nghiệp, phần lúa và cây công nghiệp2007) và Ngành chăn nuôi((Atlat trang 19-nông nghiệp, phần chăn nuôi-2007); Vấn
đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp: gồm 2 ngành:Ngành thủy sản (Atlat trang
20—lâm nghiệp và thủy sản, phần thủy sản-2007) và Lâm nghiệp: (Atlat trang 20—
lâm nghiệp và thủy sản, phần lâm nghiệp -2007). Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: gồm
2 nội dung:-Các vùng nông nghiệp ở nước ta((Atlat trang 18—nông nghiệp chung) và
Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta(không có trong Atlat
nên học sinh dùng sơ đồ hóa để nắm kiến thức). Dựa trên nội dung này, giáo viên
cùng học sinh xây dựng sơ đồ hóa.
Ví dụ 2: Trong ngành Công nghiệp – Một số vấn đề phát triển và phân bố công
nghiệp, giáo viên có thể hệ thống kiến thức bài học bằng sơ đồ sau:

Một số
vấn đề
phát triển
và phân
bố công
nghiệp


Cơ cấu ngành công nghịêp:gồm 3 cơ cấu:
-Cơ cấu công nghiệp theo ngành(Atlat trang 22-Công nghiệp
chung-GV hướng dẫn HS sử dụng 2 biểu đồ tròn :cơ cấu giá
trị sản xuất CN của cà nước phân theo nhóm ngành)
-Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ(Atlat trang 22-Công
nghiệp chung-GV hướng dẫn HS sử dụng lược đồ phân bố các
trung tâm CN)
-Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế Atlat trang 22Công nghiệp chung-GV hướng dẫn HS sử dụng 2 biểu đồ tròn
:cơ cấu giá trị sản xuất CN của cà nước phân theo thành phần
kinh tế)
Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm: gồm 2
ngành:
-Ngành CN năng lượng (Atlat trang 22-công nghiệp năng lượng)
-Ngành CN chế biến lương thực, thực phẩm((Atlat trang 22công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm)

Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp: gồm 2 nội dung:
-Khái niệm.
-Các hình thức chủ yếu về tổ chức lãnh thổ công nghiệp: (Atlat
trang 21-công nghiệp chung).
12


Ví dụ 3: Trong ngành Dịch vụ – Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngảnh dịch
vụ, giáo viên có thể hệ thống kiến thức bài học bằng sơ đồ sau:
Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên
lạc:gồm 2 ngành:
-Ngành giao thông vận tải ((Atlat trang 23-giao thông).
-Ngành thông tin liên lạc(không có trong Atlat, GV và HS có thể
xây dựng sơ đồ hệ thống hoá kiến thức dưới dạng bảng thống
kê)


Một số
vấn đề
phát triển
và phân
bố ngành
dịch vụ

Vấn đề phát triển thương mại và du lịch: gồm 2 ngành:
-Ngành thương mại (Atlat trang 24-Thương mại-2007)
-Ngành du lịch((Atlat trang 25-Du lịch)

Trong nội dung cụ thể của từng bài, giáo viên cũng có thể sử dụng hình thức sơ
đồ hóa như trên hoặc giáo viên có thể sử dụng sơ đồ hệ thống hoá kiến thức dưới dạng
bảng thống kê như sau:
Ví dụ 4: Trong bài 21 – Phần một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp:
Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta, khi trình bày về mục II. – Phát triển nền nông
nghiệp hiện đại sản xuất hang hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt
đới, ngoài việc giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày theo sơ đồ thì giáo viên có thể
sử dụng sơ đồ hệ thống hoá kiến thức dưới dạng bảng thống kê sau:
Nội dung
Quy mô sản
xuất

Nền nông nghiệp cổ
truyền

Nền nông nghiệp sản xuất hang
hóa


Nhỏ, công cụ thủ công, sử Lớn, sử dụng nhiều máy móc, vật tư,
dụng nhiều sức người
công nghệ mới.

Năng suất lao Thấp
động

cao

Tính chất sản Sản xuất tự cấp, tự túc; đa Sản xuất hang hóa, chuyên môn hóa;
xuất
canh là chính
có sự liên kết nông công nghiệp.
Hiệu quả

Người sản xuất quan tâm Người sản xuất quan tâm nhiều hơn
nhiều đến sản phẩm
đến lợi nhuận, thị trường
13


Trên khắp lãnh thổ nước ta
Phân bố

Những vùng có truyền thống sản xuất
hang hóa, gần các trục giao thong và
các thành phố lớn.

3.Giải pháp 3: Sơ đồ hoá nhằm hệ thống kiến thức đối với dạng bài trình bày
nội dung từng bài địa lí cụ thể:

Đây là một dạng bài địa lí có yếu tố lặp lại những vấn đề cơ bản nên học sinh rất
dễ nhầm lẫn từ nội dung này sang nội dung khác, vì vậy việc khắc sâu nội dung địa lí
cho học sinh để tránh sự nhầm lẫn trong quá trình học của các em là rất cần thiết. Đặc
biệt với chương trình địa lí lớp 12, học sinh được học rất nhiều bài học địa lí ở dạng
này như trình bày nội dung của vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp hay trình bày vấn
đề phát triển nông nghiệp, vấn đề phát triển lâm nghiệp… Do đó việc giáo viên dùng
sơ đồ để hệ thống kiến thức từng nội dung bài học sẽ góp phần giúp học sinh ít nhầm
lẫn nội dung của các bài địa lí khác nhau. Đồng thời với việc sử dụng Atlat để ghi nhớ
kiến thức thì học sinh sẽ nhớ bài lâu, không thể nhầm lẫn nội dung cúa các bài với
nhau được
Ví dụ: Trong bài 22- Vấn để phát triển nông nghiệp giáo viên có thể sử dụng sơ
đồ sau:
Sản xuất
Nghành
trồng trọt

lương thực

Vai trò:
Điều kiện phát triển(TN, KTXH)
Tình hình sản xuất và phân bố
(Atlat T19)

Vấn đề
phát triển
nông
nghiệp
(Atlat
T.18, 19


Sản xuất
cây CN,
cây ăn
quả

Ngành
chăn nuôi

Điều kiện phát triển:(TN, KT-XH)
Tình hình sản xuất và phân bố
(Atlat T19)

Xu hướng phát triển:
Thuận lợi, khó khăn:
Tình hình chăn nuôi và phân bố:

Lợn và gia cầm
Trâu, bò.

Cụ thể giáo viên có thể tóm lược nội dung bài theo các ý ngắn gọn nhất để học
sinh dễ nhớ nội dung bài và có hướng dẫn sử dụng Atlat kèm theo. Trong sơ đồ trên,
giáo viên có thể đặt các câu hỏi:
14


-Vấn đề phát triển Nông nghiệp gồmmấy vấn đề chính? Những vấn đề đó là gì?
Sau khi học sinh trả lời, GV đặt tiếp các câu hỏi cụ thể vào từng vấn đề cùa bài
như: Trong ngành trồng trọt, gồm những loại cây nào?(HS trả lời). Giáo viên tiếp tục
hỏi: Sản xuất cây lương thực các em cần nắm những nội dung gi?(HS trả lời). Giáo
viên sẽ dẫn sâu học sinh vào các vấn đề nhỏ của bài như:Vai trò cây lương thực là

gì(gồm 4 ý chính-có 4 ghạch chân hoặc ghi 4 từ đầu của mỗi ý để học sinh ghi nnhớ);
Điều kiện phát triển cây lương thực gồm những điều kiện nào?(Tự nhiên, kinh tế-xã
hội). GV lại cùng học sinh xây dựng sơ đồ gồm 2 ý họăc 2 gạch. Về tình hình sản xuất
giáo viên có thể đặt câu hỏi: Tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực bao gồm
những nội dung nào?(Diện tích gieo trồng, Sản lượng, năng suất, bình quân lương
thực đầu người, phân bố). Ở nội dung này, giáo viên hứơng dẫn học sinh đọc nội dung
trong biểu đồ kết hợp cột tròn để nêu tình tình sản xuất(diện tích gieo trồng, sản
lượng, từ đó suy ra năng suất và bình quân lương thực đầu người, dựa trên công thức
tính năng suất và bình quân lương thực đầu người-một lần nữa giáo viên có thể củng
cố thêm các công thức tính toán cho học sinh). Còn về phân bố, giáo viên hướng dẫn
học sinh xem lược đồ Việt Nam ở trang 19-cây lúa-2007 để nhận xét.
Với cách làm tương tự giáo viên và học sinh có thể xây dựng sơ đồ hóa kết hợp
sử dụng Atlat để nắm kiến thức địa lí 12 một cách dễ dàng, dễ hiểu và giúp học sinh
có thể khắc sâu kiến thức.
Trong thời gian có hạn, bản thân tôi chỉ đưa ra một số nội dung và một số hình
ảnh minh họa cho một số bài mà trong quá trình giảng dạy bản thân tôi và học sinh
của mình đã áp dụng và thấy có hiệu quả cao hơn là những tiết học khác.
IV.HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.
Mặc dù thời gian cho một tiết học Địa lí trên lớp là rất hạn chế nhưng sau khi áp
dụng đề tài này vào thực tiễn giảng dạy của mình, tôi cũng đã đạt được một số kết quả
khả quan. Trước hết bản thân tôi nhận thấy rằng đây là những kinh nghiệm rất phù
hợp với việc dạy – học địa đối với đối tượng là học sinh THPT, nhất là học sinh lớp
12, đặc biệt là học sinh trường tôi (các em vừa học yếu lại lười học môn địa nhưng lại
chọn địa để thi tốt nghiệp THPT quốc gia) nó góp phần giúp các em vừa hệ thống lại
được kiến thức trọng tâm vừa củng cố cũng như nhớ được những nội dung cơ bản
nhất của bài học ngay tại lớp, chính vì vậy đây cũng có thể xem là một biện pháp góp
phần phát huy tính tích cực, chủ động học tập bộ môn của học sinh.
Từ đây cũng nhận thấy được rằng kết quả học tập của học sinh khối 12 đã có
những dấu hiệu chuyển biến theo hướng khả quan, khả năng ghi nhớ bài học của các
em nhanh hơn, dễ hơn, nhờ đó điểm số của các em trong bài kiểm tra cũng được cải

thiện đáng kể. Và bản thân tôi cũng nhận thấy rõ kết quả trong việc áp dụng đề tài này
của mình trong việc dạy địa lí tại đơn vị mình, cụ thể trong 2 năm gần đây những lớp
mà tôi dạy địa lí đều có điểm số trên 5 trong các kì thi cao hơn so với các giáo viên
khác của trường. Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến này để góp phần nâng
15


chất của bộ môn địa lí cho trường THPT Xuân Thọ. Dưới đây là bảng so sánh kết quả
của 2 bài kiểm tra 15 phút trước và sau khi sử dụng đề tài:
BẢNG ĐIỀU TRA KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT TRƯỚC KHI ÁP
DỤNG ĐỀ TÀI
Lớp

Sĩ số

12B7

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

38

8

21,1

7

18,4

18

47,4


5

13,2

0

0

12B8

34

14

41,2

5

14,7

10

29,4

6

17,6

0


0

12B9

34

4

11,8

6

17,6

16

47,1

8

23,5

0

0

12B10

34


9

26,5

8

23,5

13

38,2

4

11,8

0

0

BẢNG ĐIỀU TRA KẾT QUẢ BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT SAU KHI ÁP DỤNG
ĐỀ TÀI
Lớp

Sĩ số

12B7

Giỏi


Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

38


19

57,9

7

18,4

9

23,7

3

7,9

0

0

12B8

34

22

64,7

5


14,7

6

17,6

1

2,9

0

0

12B9

34

11

32,4

5

14,7

15

44,1


3

8,8

0

0

12B10

34

17

50,0

10

29,5

5

14,7

2

5,8

0


0

V.ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Với sáng kiến “SỬ DỤNG SƠ ĐỒ HÓA KẾT HỢP ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM
GIÚP NẮM VỮNG KIẾN THỨC ĐỊA LÍ 12” bản thân tôi thấy việc sử dụng sơ đồ để
hệ thống kiến thức kết hợp sử dụng Atlat địa lí Việt Nam cho học sinh rất phù hợp
trong các bài ôn tập, đặc biệt giáo viên có thể áp dụng trong quá trình ôn tập cho học
sinh khối 12 thi THPT quốc gia.
Bên cạnh việc áp dụng sáng kiến này vào bài dạy địa lí thì người giáo viên dạy
địa phải luôn biết rèn luyện, trao dồi thêm kiến thức địa lí. Luôn chủ động tìm hiểu và
nắm bắt những thông tin mới có liên quan đến địa lí, đặc biệt là phần địa lí kinh tế-xã
hội. Tích cực trong việc trao đổi và học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy của các
đồng nghiệp khác. Có như thế người giáo viên mới dần tự hoàn thiện bản thân về
chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm dạy học tích luỹ ngày càng nhiều. Đó sẽ là
16


những kinh nghiệm đáng quý cho tất cả những giáo viên dạy bộ môn địa lí trong suốt
quá trình giáo dục học sinh của mình. Trên cơ sở đó, tôi xin đề xuất một số kiến nghị
như sau:
Thứ nhất, Mặc dù nhà trường đã trang bị ti vi, phòng máy chiếu nhưng một thực
tế rất rõ ràng là hiện nay nhà trường vẫn chưa đáp ứng đủ hệ thống phòng máy chiếu
phục vụ cho việc dạy – học nhiều bộ môn, nếu áp dụng đề tài trên cùng với việc phối
hợp sử dụng công nghệ thông tin thì tiết học sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Và cũng
chính vì vậy nên việc áp dụng đề tài vào dạy học địa lí vẫn còn rất hạn chế.
Thứ hai, vì kiến thức địa lí 12 bài dạy tương đối dài, đa số giáo viên đều sợ
“cháy giáo án” nên thường không có nhiều thời gian để củng cố lại kiến thức bài học
cho học sinh ngay trên lớp, điều này làm cho việc nắm được phần nào kiến thức trọng
tâm của học ngay trên là là rất khó khăn. Cho nên, tôi nhận thấy rằng với một bài học

địa lí, người giáo viên cần đặt ra được đâu là kiến thức trọng tâm, cơ bản buộc phải
giảng dạy cho học sinh hiểu, đâu là kiến thức bổ trợ học sinh có thể tự tìm hiểu, từ đó
phân bổ thời gian thật hợp lý cho một tiết dạy – học địa lí, không quá nặng nề về việc
phải làm sao dạy cho đủ, cho đúng chương trình, vì như thế cả giáo viên và học sinh
đều cảm thấy căng thẳng, nó làm cho tiết dạy – học địa trở nên nặng nề và nhàm chán
và đôi khi đó là gánh nặng cho cả giáo viên và học sinh. Vì vậy nếu được tôi mong
muốn ở học kì 2 môn địa lí 12, nhà trường nên bổ sung cứ 2 tiết chính nên có 1tiết
“phụ đạo” để ôn tập cho học sinh.
Thứ ba, giáo viên khi lên lớp luôn phải chuẩn bị thật tốt bài giảng của mình, nắm
vững kiến thức, luôn biết tìm tòi những thông tin mới, chính xác liên quan đến bài học
để truyền đạt thêm cho học sinh, tạo không khí thoải mái cho các em trong tiết học
địa. Đồng thời, người giáo viên luôn biết vận dụng tốt các phương pháp dạy học địa
lí, có những tình huống ứng xử sư phạm phù hợp, và nhất là luôn có sự đổi mới trong
từng tiết học để không gây tâm lý nhàm chán ở học sinh.
Cuối cùng, Sở cũng nên tổ chức nhiều chuyên đề cấp tỉnh về việc nâng cao chất
lượng giảng dạy bộ môn địa lí để giáo viên trong tỉnh có dịp giao lưu, trao đổi và học
hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy bộ môn địa lí ở
trường THPT Xuân Thọ. Trong thời gian có hạn tôi chỉ đưa ra được một số ví dụ cho
một số bài. Hy vọng rằng tôi sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ phía người đọc
và có thật nhiều ví dụ cụ thể cho tôi, để bài viết của tôi được hay hơn.
Cuối cùng tôi chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trường THPT
Xuân Thọ đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bài “sáng kiến
kinh nghiệm” của mình.
VI- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

17


1. Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở THPT-Nhà xuất bản Gíao Dục-NĂM

2004
2. Atlat Địa lí Việt Nam của Bộ Gíao Dục và Đào Tạo (Nhà xuất bản GDVN2009).
3. Sách Hướng dẫn học và khai thác Atlat Địa lí Việt Nam do GS.TS Lê
Thông(chủ biên)
4. Sách giáo khoa Địa lí 12.
5. Sách giáo viên Địa lí 12
6. Một số tài liệu khác(báo, giáo án dạy học…)
7. Các trang Web:
- www.violet.com
- www.thanhnien.com
Và một số tài liệu khác.
VII.PHỤ LỤC:
Đính kèm các trang Atlat kèm theo bài ví dụ cho nội dung phần: Các ngành kinh tế
cần nghiên cứu của đề tài. ( Atlat từ trang 18 đến trang 25)

Atlat trang 18 – Nông nghiệp chung
18


Atlat trang 19 – Nông nghiệp.
19


Atlat trang 20– Lâm nghiệp và thủy sản.

Atlat trang 22 – Các ngành công nghiệp trọng điểm.
20


Atlat trang 23 – Giao thông

21


Atlat trang 24 – Thương mại
22


23


24


Atlat trang 25 – Du lịch
Người thực hiện đề tài

ĐẶNG NGỌC HÀ
25


×