Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

SKKN Cách thức tổ chức cho học sinh học tập ngoài giờ lên lớp môn địa lí lớp 12 trên trường học kết nối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (933.12 KB, 40 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
PHÒNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC- GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Mã số: ................................

(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁCH THỨC TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HỌC TẬP
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12
TRÊN TRƯỜNG HỌC KẾT NỐI

Người thực hiện: Trần Xuân Tiếp
Lĩnh vực nghiên cứu:


- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: . Môn Địa lí



(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: ....................................................... 

(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình

 Đĩa CD (DVD)


 Phim ảnh  Hiện vật khác

(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

1


BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Trần Xuân Tiếp
2. Ngày tháng năm sinh: 15-10-1980
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: số 16, tổ 23, khu phố 4B phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa
5. Điện thoại: 0986.262.537
6. Fax:

(CQ)/

(NR); ĐTDĐ:

E-mail:

7. Chức vụ: Chuyên viên
8. Nhiệm vụ được giao: Chuyên viên phòng Giáo dục Trung học
9. Đơn vị công tác: Phòng Giáo dục Trung học Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng
Nai.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Địa lí
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lí chuyên môn
Số năm có kinh nghiệm: 15
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1. Hướng dẫn học sinh thu thập và xử lí thông tin trong dạy học môn Địa lí lớp 12THPT.
2. Giải pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên địa lí THPT trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai
3. Cách thức tổ chức cho học sinh học tập ngoài giờ lên lớp môn địa lí lớp 12 trên
trường học kết nối

2


CÁCH THỨC TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HỌC TẬP NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 TRÊN TRƯỜNG HỌC KẾT NỐI
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng Internet trong dạy học địa lí được xem
như một phương tiện để giáo viên có thể đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động học
tập cho học sinh.
Để đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học và vấn đề kết nối
tất cả nhà trường, cán bộ quản lý, thầy cô giáo và HS trên cả nước. Từ năm học 2014-2015
Bộ GD&ĐT và Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel) đã công bố Mạng giáo dục “Trường
học kết nối” trên địa chỉ />Tổ chức cho HS thực hiện các HĐNGLL môn Địa lí trên trường học kết nối là cơ sở
để đổi mới mạnh mẽ phương pháp, hình thức dạy học theo hướng hiện đại; có thể vận dụng
linh hoạt, sáng tạo, hợp lý, phù hợp đối tượng và điều kiện cụ thể của từng nhà trường phổ
thông.
Trên trường học kết nối, GV và HS có thể tiếp cận với nguồn tài nguyên học liệu điệu

tử, kho bài học minh họa, bài học tương tác của nhiều môn học khác nhau được cập nhật và
thường xuyên được bổ sung. Tổ chức HĐNGLL môn Địa lí trên trường học kết nối là hình
thức học tập trực tuyến có nhiều ưu điểm so với các hình thức học tập truyền thống. HS
được cấp một tài khoản miễn phí; có quyền lựa chọn các bài học, GV trong phạm vi nhà
trường để học trên mạng; được đăng ký học cá nhân hoặc theo nhóm; được trao đổi, thảo
luận với nhau và với GV để thực hiện các nhiệm vụ học tập; nộp kết quả học tập qua mạng
để được GV nhận xét, đánh giá.
Khi tổ chức cho học sinh hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp môn Địa lí lớp 12 học
sinh thường gặp phải một số khó khăn như: thiếu nguồn tư liệu, thiếu các công cụ, không có
phương pháp thực hiện các hành động. Do đó, do đó việc tổ chức cho học sinh học tập trên
trường học kết nối là cách nhanh nhất giúp học sinh có thể chủ động tiếp cận, thu nhận
thông tin và thực hiện các hoạt động học tập trong học tập chính khóa cũng như học tập
ngoài giờ lên lớp. Với những lí do trên tôi chọn đề tài“Cách thức tổ chức cho học sinh học
tập ngoài giờ lên lớp môn địa lí lớp 12 trên trường học kết nối” để nghiên cứu góp phần
nâng cao hiệu quả dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học địa lí hiện nay.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Mục tiêu hoạt động tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Địa lí lớp 12 trên
trường học kết nối
Tổ chức HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 trên trường học kết nối, đáp ứng được các yêu
cầu về đổi mới theo hướng đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý các HĐNGLL; đẩy
mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học, đã được Bộ GD&ĐT triển khai áp
dụng từ năm 2014. Tổ chức HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 trên trường học kết nối nhằm thực
hiện các mục tiêu:
- Về kiến thức:
+ Giúp HS tiếp cận các kiến thức địa lí đa dạng của nhiều khóa học/chủ đề/bài học
khác nhau từ nhiều GV.
+ HS được trải nghiệm kiến thức Địa lí lớp 12 với các hoạt động học tập trên môi
trường trực tuyến, tiếp cận với nguồn tư liệu điện tử của GV và của nhà khoa học được cập
nhật trên trường học kết nối.
3



+ Giúp HS có thể tiếp cận với các kiến thức liên môn thông qua các khóa học của
nhiều GV bộ môn khác.
+ HS có thể tự điều chỉnh tốc độ học theo khả năng tiếp thu kiến thức của bản thân.
-Về kĩ năng giúp hình thành và phát triển cho HS các kĩ năng cần thiết như:
+ Kĩ năng tự học: Khả năng tự tìm kiếm tri thức, học tập độc lập dựa trên các khóa
học/chủ đề/bài học do GV phụ trách tạo ra hoặc do các GV khác ở nhiều địa phương.
+ Kĩ năng sử dụng CNTT và truyền thông: Khả năng lựa chọn khóa học/chủ đề/bài
học; thực hiện các hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến (đăng kí, tham gia bài học,
đăng ký học cá nhân hoặc theo nhóm; được trao đổi, thảo luận với nhau và trao đổi với GV
để thực hiện các nhiệm vụ học tập; nộp kết quả học tập qua mạng để được GV nhận xét,
đánh giá…) trên môi trường Internet, tiếp cận được với những công nghệ mới và làm quen
cách thức học tập hiện đại.
+ Kĩ năng hợp tác: Kĩ năng hợp tác với GV và HS khác tổ chức, phân công nhiệm vụ
để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. Kĩ năng học tập theo nhóm trên môi trường trực
tuyến, trên trường học kết nối để thực hiện công việc học tập.
- Về thái độ:
+ Tạo hứng thú học tập bộ môn Địa lí thông qua nhiều hình thức học tập đa dạng trên
môi trường mới hiện đại trên nền tảng CNTT và truyền thông.
+ Phát triển tư duy sáng tạo; phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập, với
các hình thức và phương pháp dạy học mới hiện đại.
+ Giúp HS có thái độ nghiêm túc trong trong học tập, có hứng thú trong việc học tập
trên môi trường mới hiện đại trên nền tảng CNTT và truyền thông.
Có thể thấy việc tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 trên trường học kết nối có
rất nhiều ưu điểm để thực hiện mục tiêu đổi mới hình thức và phương pháp dạy học trong
nhà trường phổ thông.
2. Các yêu cầu của việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Địa lí lớp 12 trên
trường học kết nối
Tổ chức cho HS học tập NGLL môn Địa lí lớp 12 trên trường học kết nối là hình thức

tổ chức cho HS học tập trải nghiệm sáng tạo trên môi trường học tập mới hiện đại. Để đạt
được hiệu quả và mục tiêu của hoạt động học tập này cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Về phía nhà trường:
+ Nhà trường là nhóm thành viên trên trường học kết nối đại diện cho trường, quản lí
các hoạt động của trường mình.
+ Nhà trường cần có người phụ trách chung để quản lí hoạt động chung của toàn
trường trên trường học kết nối; cấp tài khoản mật khẩu cho từng GV.
Về phía GV:
+ Mỗi GV cần có 01 tài khoản trên trường học kết nối, kê khai đầy đủ thông tin cá
nhân, ảnh thẻ và được quản lí theo từng trường THPT.
+ GV chịu trách nhiệm tổ chức dạy học các chủ đề trên hệ thống, quản lí HS và thực
hiện mọi công việc của một quá trình tổ chức dạy học trực tuyến.
+ GV cần tạo các khóa học bài học trên cơ sở nội dung HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 để
HS đăng kí và tham gia học tập. Trong từng bài học NGLL GV cần nêu rõ các yêu cầu như:
mục đích của bài học, yêu cầu về kiểm tra, báo cáo kết quả học tập, các sản phẩm HĐNGLL
mà HS phải nộp trên mạng.
+GV cần cập nhật và cung cấp cho HS các nguồn học liệu điện tử lên trường học kết
nối và định hướng cho HS tìm kiếm từ các nguồn khác nhau phục vụ HĐNGLL.
+ GV phải thường xuyên truy cập vào trường học kết nối để trao đổi, thảo luận và trả
lời các câu hỏi của HS trong tài khoản của mình; hỗ trợ HS khi cần thiết.
4


+ Cần quy định cụ thể thời gian cho bài học hoặc khóa học; kiểm tra đánh giá công
khai kết quả học tập của HS thông các sản phẩm HS nộp qua tài khoản của GV.
- Về phía HS:
+ Mỗi HS cần có 01 tài khoản trên trường học kết nối được kê khai đầy đủ thông tin cá
nhân được quản lí theo từng trường. HS phải sử dụng tài khoản của mình để đăng nhập vào
hệ thống mới được tham tham gia khóa học/bài học.
+ HS phải tìm hiểu kĩ các yêu cầu của từng GV về khóa học/bài học về các mặt: mục

đích, yêu cầu về kiểm tra, báo cáo kết quả học tập, các sản phẩm học tập phải nộp cho GV.
+ HS cần thường xuyên truy cập, cập nhật các thông báo và tư liệu, trao đổi thảo luận
với các bạn; với GV để giải quyết các vấn đề học tập.
+ HS phải chủ động thực hiện các hoạt động học theo từng chủ đề do GV tổ chức, tuân
thủ các quy định của khóa học/chủ đề/bài học mà mình tham gia cũng như tuân thủ các quy
định chung của hệ thống.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Quy trình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Địa lí lớp 12 trên trường
học kết nối
Tổ chức HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 trên trường học kết nối là hình thức dạy học trải
nghiệm, có nhiều ưu việt so trong cách dạy học truyền thống trong luận án chúng tôi đề xuất
quy trình các giai đoạn như sau:

5


GIAI ĐOẠN

Giai
đoạn 1
Chuẩn
bị

HOẠT ĐỘNG GV

Tạo tài khoản cung cấp
mật khẩu cho học HS

Tạo một khóa học/chủ
đề/bài học mới


Giai
đoạn 2
Tổ chức
hoạt động
học tập

Giai
đoạn 3
Đánh giá
kết quả
hoạt động

HOẠT ĐỘNG HS

Đănng kí thông tin cá
nhân

Tìm hiểu khóa học/chủ
đề/bài học mà GV tạo
ra

Chuẩn bị nguồn học
liệu điện tử phục vụ
khóa học

Đăng kí khóa học/chủ
đề/bài học

Tổ chức khóa học/chủ

đề/bài học mới cấp
quyền cho HS.

Tiếp nhận niệm vụ
nhận được các yêu cầu
hoạt động của GV.

Đưa ra yêu cầu hoạt
động Trao đổi riêng với
HS/nhóm HS.

Thực hiện nhiệm vụ,
trao đổi, thảo luận
cùng GV

Thu thập kết quả học
tập của HS

Nộp sản phẩm của
HS/nhóm HS

Đánh giá quá trình học
tập của HS/ nhóm HS

Tự đánh giá kết quả học
tập của bản thân

Đánh giá kết quả sản
phẩm HS nộp.


Thảo luận kết quả của
bạn, của nhóm.

Hình 1. Quy trình Tổ chức HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 trên trường học kết nối
Giai đoạn 1. Chuẩn bị
Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí lớp 12
trên trường học kết nối. Trong giai đoạn này, GVvà HS cần thực hiện các nội dung:
- GV chủ nhiệm của lớp tạo tài khoản và cung cấp cho học HS 1 tài khoản cùng mật
khẩu, hướng dẫn HS đăng ký thông tin và sử dụng tài khoản (học sinh không đăng kí thông
6


tin đầy đủ không được tham gia các khóa học). HS nhận tài khoản và kê khai đầy đủ thông
tin cá nhân.
- GV tạo khóa học/chủ đề/bài học NGLL mới:
+ GV tạo khóa học/chủ đề/bài học NGLL mới trên trường học kết nối cụ thể về các nội
dung như: đặt tiêu đề, chỉ rõ lĩnh vực (môn học), mô tả cụ thể chủ đề hoặc yêu cầu hoạt
động cho HS, dành cho đối tượng nào, ảnh minh họa ….
+ HS Tìm hiểu khóa học/chủ đề/bài học mà GV tạo ra.
- GV Chuẩn bị nguồn học liệu; HS đăng kí khóa học/chủ đề/bài học:
+ GV chuẩn bị tài liệu tham khảo cho khóa học /chủ đề/ bài học Upload lên trường học
kết nối hỗ trợ HS thực hiện hoạt động học tập.
+ HS đăng kí khóa học/chủ đề/bài học theo khả năng của bản thân.
Giai đoạn 2. Tổ chức học tập qua trường học kết nối
Trong giai đoạn này GV và HS thực hiện một số nội dung sau:
- GV Tổ chức khóa học/chủ đề/bài học mới cấp quyền cho HS.
+ GV tổ chức khóa học; quy định hình thức tổ chức dạy học; hướng dẫn HS cách thức
đăng nhập và tham gia khóa học/chủ đề/bài học.
+ GV xác nhận và đồng ý cấp quyền tham gia khóa học/chủ đề/bài học cho HS/nhóm
HS; để HS đủ điều kiện tham gia và có quyền truy cập đến các dữ liệu khác của khóa

học/chủ đề/bài học.
+ HS đăng kí làm việc cá nhân hoặc theo nhóm tùy theo yêu cầu của GV.
- GV đưa ra yêu cầu hoạt động, HS thực hiện hoạt động học tập:
+ GV sử dụng công cụ “Hoạt động - Thông báo” để dưa ra yêu cầu hoạt động; xác
định chuỗi các hoạt động mà HS/nhóm HS cần thực hiện. Ngoài ra, giáo viên còn gợi ý,
thảo luận cho từng hoạt động.
+ GV kiểm soát về thời gian bắt đầu/kết thúc đăng kí khóa học/chủ đề/bài học, thời
gian khai giảng/bế giảng khóa học/chủ đề/bài học.
+ HS thực hiện hoạt động học độc lập, thường xuyên cập nhật vào trường học kết nối
đề tiếp nhận các yêu cầu, thông báo của GV; HS dựa vào đó để thực hiện các nhiệm vụ đến
khi hoàn tất bài học.
+ Nếu HS học tập theo nhóm thì các thành viên trong nhóm có thể thảo luận trực tuyến
với nhau trong mục “Thảo luận nhóm”.

Hình 2. Mục thảo luận nhóm của HS trên trường học kết nối
Mục “thảo luận nhóm” có thể coi là một cuốn sổ tay của HS/nhóm HS, trên đó là
những ghi chép, thảo luận, trao đổi riêng tư của HS/nhóm HS trong suốt quá trình diễn ra
khóa học/chủ đề/bài học.
+ Trong quá trình thực hiện HS có thể trao đổi trực tiếp với GV; gửi câu hỏi riêng và
trao đổi riêng với GV, HS vào mục “Trao đổi với GV” và Upload câu hỏi lên hệ thống; GV
sẽ nhận được câu hỏi và trao đổi riêng với từng HS.
- HS nộp sản phẩm của HS/nhóm HS:
7


+ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ nhóm trưởng đại diện cho nhóm gửi sản phẩm cho GV
trong mục “Sản phẩm - Kết quả”, HS cũng sẽ nhận được điểm chấm cho sản phẩm của mình
trong mục này.
+ GV download sản phẩm mà HS/nhóm HS gửi cho mình trong cột “Sản phẩm”.


Hình 3. Sản phẩm học tập học sinh nộp trên trường học kết nối
+ GV có thể cho phép HS được gửi lại sản phẩm khi các em có yêu cầu, GV có thể cho
phép trong cột “Quyền sửa”.
Giai đoạn 3. Đánh giá kết quả hoạt động
- Đánh giá quá trình học tập của HS/Nhóm HS: Qua hồ sơ theo dõi quá trình học tập
của HS trên trường học kết nối qua Rubric đánh giá quá trình.
- Đánh giá kết quả sản phẩm HS nộp theo các tiêu chí đã đề ra qua Rubric đánh giá sản
phẩm.
- Kiểm tra nhận thức của học sinh: Thiết kế câu hỏi nhận thức về các chủ đề HS được
thực hiện trên trường học kết nối trong các đề thi kiểm tra, hoặc đề thi học kì.
- Tự đánh giá kết quả học tập của bản thân qua Rubric tự đánh giá.
2. Ví dụ minh họa về tổ chức HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 trên trường học kết nối
Ví dụ được thực hiện với học sinh lớp 12 trường THPT Võ Trường Toản huyện Cẩm
Mỹ trong năm học 2015-2016.
Bài 15. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Chủ đề.Tìm hiểu về thực trạng mất cân bằng sinh thái và tình trạng ô nhiễm môi
trường ở nước ta; đề xuất giải pháp khắc phục.
a. Mục tiêu
- Về Kiến Thức:
+ HS được tìm hiểu, củng cố và mở rộng kiến về thực trạng mất cân bằng sinh thái và
tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta, liên hệ thực tiễn vấn đề ô nhiễm môi trường của
địa phương.
+ HS nhận thức được thực trạng mất cân bằng sinh thái và tình trạng ô nhiễm môi
trường nước ta và đưa ra giải pháp khắc phục.
- Về kĩ năng
+ Kĩ năng sử dụng CNTT và truyền thông: HS có khả năng đăng kí, đăng nhập, lựa
chọn tham gia các khóa học/bài học trực tuyến; tìm kiếm, trao đổi thông tin và hợp tác với
HS khác; thu thập, xử lí thông tin hoàn thành nhiệm vụ học tập NGLL .
+ Kĩ năng tự học: HS có khả tự học địa lí NGLL thông qua các bài học và nguồn tư
liệu điện tử đa dạng trên trường học kết nối; tự ôn tập, điều chỉnh hoạt động học tập của bản

thân; phát huy khả năng tìm tòi sáng tạo trong quá trình học tập.
+ Kĩ năng Điều tra, khảo sát, thu thập và xử lí số liệu về thực trạng mất cân bằng sinh
thái và tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta; đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường ở địa
phương.

8


- Về thái độ: Có thái độ đúng đắn về các vấn đề mất cân bằng sinh thái và tình trạng ô
nhiễm môi trường ở nước ta và của địa phương. Xác định được trách nhiệm của bản thân
trong việc góp phần bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương.
b. Thời gian thực hiện
- Thực hiện học tập NGLL sau khi học bài “Bài 15. Bảo vệ môi trường và phòng
chống thiên tai”
- Thời gian thực hiện 2 tuần.
c. Các giai đoạn tiến hành hoạt động
Giai đoạn 1. Chuẩn bị
Trong giai đoạn này GV và HS thực hiện các nội dung sau:
- Liện hệ với GV chủ nhiệm lớp tạo tài khoản, cung cấp mật khẩu cho học HS, 1 lớp
12 trường THPT Võ Trường Toản, mỗi HS được cấp 1 tài khoản cùng mật khẩu; hướng dẫn
HS đăng ký thông tin và sử dụng tài khoản.
- HS nhận tài khoản và đăng kí thông tin cá nhân
- GV tạo chủ đề học tập: GV tạo chủ đề học tập NGLL “Tìm hiểu về thực trạng mất
cân bằng sinh thái và tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta; đề xuất giải pháp khắc
phục” yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể như:
+ Tìm hiểu thực trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: Biểu hiện cụ thể qua các yếu
tố như: gia tăng bão lụt, hạn hán và vấn đề biến đổi khi hậu ở các địa phương.
+ Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm môi trường: nước, không khí, đất … ở các thành phố,
khu công nghiệp, các khu dân cư…….
+ Đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng mất cân bằng sinh thái và tình trạng ô

nhiễm môi trường ở nước ta; liên hệ thực tiễn địa phương.

Hình 4. Khóa học trên trường học kết nối
- GV Chuẩn bị tài liệu tham khảo cho chủ đề “Tìm hiển về thực trạng mất cân bằng
sinh thái và tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta; đề xuất giải pháp khắc phục”; Upload
lên trường học kết nối tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực hiện hoạt động học tập.
- HS đăng kí chủ đề học tập theo nhóm 4 HS, xem kĩ các yêu cầu và nhiệm vụ GV đưa
ra về chủ đề “Tìm hiển về thực trạng mất cân bằng sinh thái và tình trạng ô nhiễm môi
trường ở nước ta; đề xuất giải pháp khắc phục”.
Giai đoạn 2. Tổ chức học tập qua trường học kết nối
Trong giai đoạn này GV và HS thực hiện các nội dung sau:
- GV tổ chức khóa học/chủ đề/bài học mới cấp quyền cho HS
+ GV tổ chức chủ đề học tập hình thức tổ học tập theo nhóm 4 HS, GV hướng dẫn HS
cách thức đăng nhập và tham gia khóa học/chủ đề/bài học.
+ GV xác nhận và đồng ý cấp quyền tham gia chủ đề nhóm HS theo từng lớp 12 của
trường THPT Võ Trường Toản; HS đủ điều kiện được tham gia, các và có quyền truy cập
đến các dữ liệu điện tử được cung cấp.
- GV Đưa ra yêu cầu hoạt động, HS thực hiện hoạt động học tập
9


+ GV sử dụng công cụ “Hoạt động - Thông báo” để dưa ra các câu hỏi về thực trạng
mất cân bằng sinh thái và tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta GV gợi ý cho HS các
nguồn tài liệu, các thức tìm hiểu qua thực tiễn địa phương.
+ GV kiểm soát về thời gian bắt đầu/kết thúc chủ đề học tập, thời gian HS thực hiện là
2 tuần.
+ HS thực hiện hoạt động độc lập, thường xuyên cập nhật vào trường học kết nối đề
tiếp nhận các yêu cầu, thông báo của GV; HS dựa vào đó để thực hiện các nhiệm vụ đến khi
hoàn tất chủ đề học tập.
+ Các HS nhóm thảo luận trực tuyến trên trường học kết nối về các vấn đề đang thực

hiện.
+ Nhóm/HS có thể trao đổi trực tiếp với GV; gửi câu hỏi riêng và trao đổi riêng với
GV, HS vào mục “Trao đổi với GV” và Upload câu hỏi lên hệ thống; GV sẽ nhận được câu
hỏi và trao đổi riêng với từng HS/ nhóm.
- HS nộp sản phẩm của HS/nhóm HS
+ Sản phẩm về chủ đề “Tìm hiển về thực trạng mất cân bằng sinh thái và tình trạng ô
nhiễm môi trường ở nước ta; đề xuất giải pháp khắc phục”. HS có thể trình bày bằng các
hình thức như: Bài viết, bộ sưu tập tranh ảnh; bài thu hoạch…
+ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ nhóm trưởng đại diện cho nhóm gửi sản phẩm cho GV
trong mục “Sản phẩm - Kết quả”; nhóm HS cũng sẽ nhận được điểm chấm cho sản phẩm
của mình trong mục này.
+ GV Download sản phẩm nhóm HS gửi cho mình trong cột “Sản phẩm” sau đó chấm
điểm và đưa kết quả vào hệ thống cho HS cập nhật.

Hình 5. Mục trao đổi với giáo viên của HS trên trường học kết nối
Giai đoạn 3. Đánh giá kết quả hoạt động
- Đánh giá quá trình học tập của nhóm HS: Qua hồ sơ theo dõi quá trình học tập của
HS trên trường học kết nối qua các mục “Trao đổi với GV”,“Thảo luận nhóm”; đánh giá về
về thái độ khả năng tự học tự nghiên cứu, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đạt được
của HS.
- Đánh giá quá trình HĐNGLL của học sinh trên trường học kết nối
- Đánh giá kết quả sản phẩm HS nộp theo các tiêu chí: Nội dung, hình thức, giải pháp
giải quyết vấn đề…
- Tự đánh giá kết quả học tập của bản thân qua Rubric tự đánh giá
- Kiểm tra nhận thức của học sinh: thiết kế câu hỏi nhận thức về các chủ đề thực trạng
mất cân bằng sinh thái và tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta; đề xuất giải pháp khắc
phục trong các đề thi kiểm tra, hoặc đề thi học kì
10



3. Mô đun mẫu về tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Địa lí lớp 12 trên
trường học kết nối áp dụng cho giáo viên
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang khuyến khích GV các nhà trường tổ chức các hoạt động
dạy học trên trường học kết nối. Để có cơ sở kinh nghiệm cho GV các địa phương áp dụng,
luận án đề xuất mẫu mô đun tổ chức HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 trên trường học kết nối
sau:
Mẫu mô đun HĐNGLL môn Địa lí lớp 12
Trường học kết nối
Tên khóa học/chủ đề/bài học: ……………………………………………
I. Mục tiêu
- Về kiến thức cần đạt:…………………………………………………..
- Kĩ năng cần đạt:………………………………………………………..
- Thái độ: ………………………………………………………………..
HS đối với chủ đề sẽ được học…………………………………………..
- Các năng lực HS đạt: …………………………………………………..
II. Thời gian hoạt động học tập
Về mặt thời gian quy định rõ về các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc khóa học/chủ
đề/bài học NGLL .
- Thời gian chuẩn bị …………………………………………………….
- Thời gian thực hiện nhiệm vụ học tập…………………………………
- Thời gian nộp và trình bày kết quả học tập……………………………
III. Hình thức tổ chức
Căn cứ vào nội dung và mục tiêu tạo khóa học/chủ đề/bài học có thể lựa chọn hình
thức học tập qua trường học kết nối một cách phù hợp (nhóm, cá nhân).
IV. Chuẩn bị hoạt động
- Về phía giáo viên:
+ GV tổ chức liên hệ GV chủ nhiệm lớp tạo tài khoản cung cấp mật khẩu cho học HS.
+ GV tạo khóa học/chủ đề/bài học NGLL mới.
+ GV tạo khóa học/chủ đề/bài học NGLL mới trên trường học kết nối cụ thể về các nội
dung như: đặt tiêu đề, chỉ rõ lĩnh vực (môn học), mô tả cụ thể chủ đề hoặc yêu cầu hoạt

động cho HS, dành cho đối tượng nào, ảnh minh họa.
+ GV Chuẩn bị tài liệu tham khảo cho khóa học/chủ đề/bài học Upload lên trường học
kết nối hỗ trợ HS thực hiện hoạt động học tập.
- Về phía HS
+ HS nhận 1 tài khoản và mật khẩu; đăng ký thông tin đầy đủ và sử dụng tài khoản
mới được tham gia khóa học.
+ HS Tìm hiểu khóa học/chủ đề/bài học mà GV tạo ra; các yêu cầu yêu cầu của GV về
các hoạt động.
+ HS đăng kí khóa học/chủ đề/bài học theo khả năng của bản thân.
V. Tổ chức học tập qua trường học kết nối
Trong giai đoạn này GV và HS thực hiện các công việc như:
Hoạt động 1. Tổ chức khóa học/chủ đề/bài học mới cấp quyền cho HS.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV tổ chức khóa học; quy định hình thức tổ
chức dạy học; hướng dẫn HS các thức đăng kí
và tham gia khóa học/chủ đề/bài học.
- Giáo viên xác nhận và đồng ý cấp quyền tham
gia khóa học/chủ đề/bài học cho HS/nhóm để - HS đăng kí khóa học/chủ
HS đủ điều kiện tham gia, các và có quyền truy đề/bài học theo cá nhân hoặc
11


cập đến các dữ liệu khác của khóa học/chủ theo nhóm.
đề/bài học.
Hoạt Đông 2. GV Đưa ra yêu cầu hoạt động, HS thực hiện hoạt động học tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV thông báo dưa ra yêu cầu - HS chủ động hoạt động học tập, thường
hoạt động; xác định chuỗi các xuyên cập nhật vào trường học kết nối đề

hoạt động mà HS/nhóm HS cần tiếp nhận các yêu cầu, thông báo của GV;
thực hiện; gợi ý, thảo luận cho thảo luận trực tuyến
từng hoạt động.
- HS trao đổi trực tiếp với GV; gửi câu hỏi
- GV nhận được câu hỏi và trao riêng và trao đổi riêng với GV, HS vào mục
đổi riêng với từng HS/nhóm
“Trao đổi với GV” và Upload câu hỏi lên hệ
thống
Hoạt Động 3.Thu sản phẩm của HS/nhóm HS
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV Download sản phẩm mà HS/nhóm HS gửi HS/nhóm trưởng đại diện cho
cho mình trong cột “Sản phẩm”.
nhóm gửi sản phẩm cho GV
- GV cho phép HS sửa và được gửi lại sản trong mục “Sản phẩm - Kết
phẩm khi các em có yêu cầu, GV có thể cho quả”
phép trong cột “Quyền sửa”.
VI. Đánh giá
Việc tổ chức học tập NGLL môn Địa lí lớp 12 trên trường học kết nối là hình thức tổ
chức học tập trải nghiệm mới cho HS. Do đó, vấn đề đánh giá cần thực hiện theo hướng
đánh giá theo năng lực HS; có thể vận dụng các nội dung đánh giá sau:
1. Đánh giá quá trình học tập của HS
Giáo viên có thể vận dụng mẫu Rubric đánh giá quá trình hoạt động học tập của HS
sau:
Rubric đánh giá quá trình hoạt động học tập HĐNGLL của học sinh trên trường
học kết nối
Ngày.....tháng......năm.................................................................................
Chủ đề.........................................................................................................
Lớp: 12………………….………………………………………………….
Giáo viên cho điểm từng HS theo các mức độ và các tiêu chí tương ứng sau:

Cách cho điểm
-Mức Tốt (T) từ 8,0 điểm trở lên
- Mức Khá (K) từ 6,5 điểm đến dưới
8,0 điểm;
- Mức Trung bình (Trb) từ 5,0 điểm
đến dưới 6,5 điểm
- Mức Yếu (Y) từ 3,0 điểm đến dưới
5,0 điểm
- Mức Kém (K) từ 0 điểm đến dưới
3,0 điểm

Cách xếp loại
- Điểm trung bình (Tb) là điểm tổng của
5 tiêu chí chia cho 5
- Xếp loại chung (T) không có tiêu chí
nào đạt điểm dưới 6,5
- Xếp loại chung (K) không có tiêu chí
nào đạt điểm dưới 5,0
- Xếp loại chung (Trb) không có tiêu chí
nào đạt điểm dưới 3,0

12


Bảng 1. Rubric đánh giá quá trình học tập trên trường học kết nối của HS
STT Họ và tên Tiêu chí
HS
Khả năng
tham
gia

học tập qua
trường học
kết nối

Tổng
điểm
Sử
dụng
CNTT
hỗ trợ
học
tập

Mức độ
hoàn
thành
nhiệm
vụ học
tập

Tương
tác,
chia sẻ
với GV
và HS
khác

Tính chủ
động, sáng
tạo trong

học tập

1
2
Tổng điểm
Điểm TB
2. Đánh giá sản phẩm HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 của HS trên trường học kết nối
Đánh giá sản phẩm hoạt động học tập nộp trường học kết nối của HS, GV có thể sử
dụng mẫu Rubric đánh giá sản phẩm kết quả sau:
Rubric đánh giá sản phẩm hoạt động học tập của học sinh trên trường học kết
nối
Tên HS/ Nhóm HS:……………………………………………………….
Chủ đề:…………………………………………..………………………..
Giáo viên cho điểm từng HS theo các mức độ và các tiêu chí tương ứng sau:
Cách cho điểm
Cách xếp loại
-Mức Tốt (T) từ 8,0 điểm trở lên - Điểm trung bình (Tb) là điểm tổng của
- Mức Khá (K) từ 6,5 điểm đến 7 tiêu chí chia cho 7
dưới 8,0 điểm;
- Xếp loại chung (T) không có tiêu chí
- Mức Trung bình (Trb) từ 5,0 nào đạt điểm dưới 6,5
điểm đến dưới 6,5 điểm
- Xếp loại chung (K) không có tiêu chí
- Mức Yếu (Y) từ 3,0 điểm đến nào đạt điểm dưới 5,0
dưới 5,0 điểm
- Xếp loại chung (Tb) không có tiêu chí
- Mức Kém (K) từ 0 điểm đến nào đạt điểm dưới 3,0
dưới 3,0 điểm
Bảng 2. Rubric đánh giá sản phẩm học tập của HS trên trường học kết nối của
HS

Tiêu chí
Nội
dung

1
2
3
4
5

Điể
m

Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sáng tạo vào khóa
học/chủ đề/bài học.
Nội dung trình bày được minh họa, dẫn chứng cụ thể khoa
học, logic thực hiện được mục tiêu chủ đề học tập.
Nắm vững vấn đề chủ đề học tập; đưa ra được giải pháp giải
quyết được nhiệm vụ học tập sáng tạo.
Nội dung đạt được theo yêu cầu nhiệm vụ khóa học/chủ
đề/bài học.
Thông tin chính xác, rõ ràng, phù hợp với chủ đề học tập có
nhiều ý tưởng hay, sáng tạo.
13


Trình
bày
sản
phẩm


6
7

Sản phẩm trình bày sáng tạo thể hiện rõ được mục tiêu khóa
học/chủ đề/bài học đề ra.
Tích hợp các tiện ích của CNTT và truyền thông trong trình
bày sản phẩm
Tổng điểm
Điểm TB

3. Học sinh tự đánh giá kết quả hoạt động
Để HS tự đánh giá về năng lực thực hiện hoạt động học tập thông qua trường học kết
nối giáo viên có thể sử dụng mẫu Rubric sau:
Rubric tự đánh giá kết quả học tập của HS trên trường học kết nối của HS
Họ và tên HS:……………………………………………………………………..
Ngày.....tháng......năm..................................................................................
Chủ đề..........................................................................................................
Lớp: 12…………………………………………………………………………….
Hình thức hoạt động học tập:……………………………………………
HS tự đánh giá năng lực bản thân với các mức điểm sau:
Cách cho điểm
Cách xếp loại
-Mức Tốt (T) từ 8,0 điểm trở lên - Điểm trung bình (Trb) là điểm
- Mức Khá (K) từ 6,5 điểm đến tổng của 5 tiêu chí chia cho 5
dưới 8,0 điểm;
- Xếp loại chung (T) không có tiêu
- Mức Trung bình (Trb) từ 5,0 chí nào đạt điểm dưới 6,5
điểm đến dưới 6,5 điểm
- Xếp loại chung (K) không có tiêu

- Mức Yếu (Y) từ 3,0 điểm đến chí nào đạt điểm dưới 5,0
dưới 5,0 điểm
- Xếp loại chung (Trb) không có
- Mức Kém (K) từ 0 điểm đến tiêu chí nào đạt điểm dưới 3,0
dưới 3,0 điểm
Bảng 3. Rubric tự đánh giá của HS khi học tập trên trường học kết nối
Tiêu chí
Điểm
1 Tự đăng kí thông tin tài khoản, đăng kí tham gia khóa học/chủ đề/bài
học.
2 Sử dụng được không gian trên trường học kết nối để phục vụ học tập.
3 Hợp tác và thảo luận với HS khác và GV trên trường học kết nối.
Chia sẻ, trao đổi thông tin một cách an toàn.
4 Thu thập thông tin tư liệu của GV cung cấp trên trường học kết nối và
từ các nguồn khác phục vụ học tập.
5 Sử dụng được các phương tiện CNTT và truyền thông để khai thác tài
nguyên số phục vụ học tập.
Tổng điểm
Điểm TB
4. Kiểm tra nhận thức của học sinh
Thiết kế câu hỏi nhận thức về các chủ đề học sinh được thực hiện trên trường học kết
nối trong các đề thi kiểm tra, hoặc đề thi học kì.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.
Kiểm tra tính hiệu quả, khả thi của hoạt động tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Địa
lí lớp 12 trên trường học kết nối;đúc kết kinh nghiệm thực tiễn sau thực nghiệm Tổ chức
14


hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Địa lí lớp 12 trên trường học kết nối, có những điều chỉnh,
tìm ra hướng mở rộng đề tài nghiên cứu.

2. Thông tin thực nghiệm
Bài 15. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Chủ đề. Tìm hiển về thực trạng mất cân bằng sinh thái và tình trạng ô nhiễm môi
trường ở nước ta; đề xuất giải pháp khắc phục.
- Thời gian thực hiện: 2 tuần từ ngày 4 ngày 17 tháng 01/ 2016
- Địa bàn: Trường THPT Võ Trường Toản (huyện Cẩm Mỹ).
- Hình thức HĐNGLL: Học tập NGLL môn Địa lí lớp 12 trên trường học kết nối
- GV thực hiện: Trần Xuân Tiếp, Trường THPT Võ Trường Toản (huyện Cẩm Mỹ).
- Lớp thực nghiệm và đối chứng chọn 2 lớp 12C6, 12C10 của Trường THPT Võ
Trường Toản (huyện Cẩm Mỹ).
3. Tổ chức thực hiện
- Nhiệm vụ của GV:
+ GV chủ nhiệm 2 lớp 12C6 và 12 C10 tạo tài khoản và cung cấp cho học HS 2 lớp
12 trường THPT Võ Trường Toản mật khẩu, mỗi HS được cấp 1 tài khoản cùng mật khẩu,
hướng dẫn HS đăng ký thông tin và sử dụng tài khoản.
+ GV thực nghiệm tạo chủ đề học tập NGLL “Tìm hiển về thực trạng mất cân bằng
sinh thái và tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta; đề xuất giải pháp khắc phục”, yêu
cầu HS thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể.
+ GV Chuẩn bị tài liệu tham khảo cho chủ đề “Tìm hiển về thực trạng mất cân bằng
sinh thái và tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta; đề xuất giải pháp khắc phục”; Upload
lên trường học kết nối tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực hiện hoạt động học tập.
- Nhiệm vụ của HS:
+ HS nhận tài khoản khai báo thông tin đầy đủ để tham gia khóa học.
+ HS đăng kí chủ đề học tập theo nhóm 12 HS, xem kĩ các yêu cầu và nhiệm vụ GV
đưa ra về chủ đề học tập.
- Quá trình thực hiện
+ GV tổ chức khóa học/chủ đề/bài học mới cấp quyền cho HS.
+ GV tổ chức chủ đề học tập “Tìm hiển về thực trạng mất cân bằng sinh thái và tình
trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta; đề xuất giải pháp khắc phục”; hình thức tổ học tập
theo nhóm 12 HS. GV hướng dẫn HS cách thức đăng nhập và tham gia khóa học/chủ đề/bài

học.
+ GV xác nhận và đồng ý cấp quyền tham gia chủ đề nhóm HS theo từng lớp 12C6
của trường THPT Võ Trường Toản; HS đủ điều kiện được tham gia, và có quyền truy cập
đến các dữ liệu điện tử được cung cấp.
+ GV đưa ra yêu cầu hoạt động, HS thực hiện hoạt động học tập.
+ GV sử dụng công cụ “Hoạt động - Thông báo” để dưa ra các câu hỏi về thực trạng
“Thực trạng mất cân bằng sinh thái và tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta”; GV gợi ý
cho HS các nguồn tài liệu, các thức tìm hiểu qua thực tiễn địa phương…
+ GV kiểm soát về thời gian bắt đầu/kết thúc chủ đề học tập, thời gian HS thực hiện là
2 tuần.
+ HS thực hiện hoạt động độc lập, thường xuyên cập nhật vào trường học kết nối đề
tiếp nhận các yêu cầu, thông báo của GV; HS dựa vào đó để thực hiện các nhiệm vụ đến khi
hoàn tất chủ đề học tập.
+ Các HS nhóm thảo luận trực tuyến trên trường học kết nối về vấn đề đang thực hiện.
+ Nhóm/HS có thể trao đổi trực tiếp với GV; gửi câu hỏi riêng và trao đổi riêng với
GV, HS vào mục “Trao đổi với GV” và Upload câu hỏi lên hệ thống; GV sẽ nhận được câu
hỏi và trao đổi riêng với từng HS/ nhóm.
15


- HS nộp sản phẩm của HS/nhóm HS
+ Sản phẩm HS có thể trình bày bằng các hình thức như: Bài báo cáo, bộ sưu tập tranh
ảnh có thuyết minh, Video clip.
+ Sau khi hoàn thành nhiệm vụ nhóm trưởng đại diện cho nhóm gửi sản phẩm cho GV
trong mục “Sản phẩm - Kết quả”; nhóm HS cũng sẽ nhận được điểm chấm cho sản phẩm
của mình trong mục này.
+ GV Download sản phẩm nhóm HS gửi cho mình trong cột “Sản phẩm” sau đó chấm
và đưa kết quả vào hệ thống để HS được biết.
- Đánh giá kết quả hoạt động
+ Đánh giá quá trình học tập của nhóm HS: Đánh giá về thái độ khả năng tự học, tự

nghiên cứu, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đạt được của HS.
+ Đánh giá kết quả sản phẩm HS nộp theo các tiêu chí: Nội dung, hình thức, giải pháp
giải quyết vấn đề.
+ Tự đánh giá kết quả học tập của bản thân qua Rubric kiểm tự đánh giá
4. Kết quả thực nghiệm
- Đánh giá quá trình tham gia học tập của HS qua thực tiễn trên trường học kết nối và
mức độ hoàn thành nhiệm của từng học sinh:
Giáo viên thực nghiệm đã quan sát, theo dõi và đánh giá kết quả thực nghiệm qua trình
khảo sát điều tra của HS lớp thực nghiệm 12C6 của trường Trường THPT Võ Trường Toản
(huyện Cẩm Mỹ).
Bảng 4. Kết quả đánh giá quá trình tham gia học tập của HS trên trường học kết nối
Tiêu chí
Khả
Sử dụng Mức độ Tương
Tính chủ
năng
CNTT hỗ hoàn
tác, chia động, sáng Kết quả
tham gia trợ
học thành
sẻ
với tạo trong chung
học tập tập
nhiệm vụ GV
và học tập
qua
học tập
HS khác
trường
học kết

nối
Độ
lệch
0.479
0.602
0.652
0.558
0.588
0.618
chuẩn
Mức
SL %
SL %
SL %
SL %
SL
% SL %
độ
24.
40.
37.
Tốt
9
10 27.0 14 37.8 21 56.8 15
14
3
5
8
73.
54.

54.
Khá
27
23 62.2 19 51.4 15 40.5 20
20
0
1
1
Trung
1
2.7 4
10.8 4
10.8 1
2.7 2
5.4 3
8.1
bình
Yếu
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

Kém
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
Qua kết quả đánh giá quá trình tham gia học tập của HS trên trường học kết nối có thể
thấy. Có trên 90% HS các lớp đã đạt được mức khá tốt đối với các tiêu chí khi học tập trên
trên trường học kết nối. Kết quả cho thấy HS đã có những tiến bộ vượt bậc các năng lực
như: Khả năng tham gia học tập qua trường học kết nối, tử dụng CNTT hỗ trợ học tập,
16


tương tác, chia sẻ với GV và HS khác trong học tập, đây là những năng lực rất cần thiết của
học sinh khi tham gia học tập trong hoàn cảnh hiện nay.
Kết quả đánh giá chung có 37.8% HS đạt mức tốt và 54.1% HS đạt mức khá đối với
các tiêu chí đánh giá về hoạt động học tập trên trường học kết nối.
- Kết quả tự đánh giá của HS về năng lực học tập trên trường học kết nối của HS lớp
thực nghiệm 12C6 của Trường THPT Võ Trường Toản (huyện Cẩm Mỹ) trước và sau thực
nghiệm được kết quả:
Bảng 5. Kết quả đánh giá tự đánh giá trước và sau thực nghiệm của HS trên
trường học kết nối
Học sinh tự đánh giá

Học sinh tự đánh giá
Học sinh tự đánh giá sau
trước
thực nghiệm
thực nghiệm
Mức độ
N
%
N
%
Tốt
0
0
11
29.7
Khá
6
16.2
24
64.9
Trung bình
21
56.8
1
2.7
Yếu
10
27.0
1
2.7

Kém
0
0
0
0
Thông số thống kê
Độ lệch chuẩn
0.658
0.630
Mức ý nghĩa quan sát
0.021
2 phía (Sig. 2-tailed)
Qua kết quả tự đánh giá năng lực học tập của HS lớp thực nghiệm trước và sau thực
nghiệm có thể thấy HS lớp thực nghiệm đã có nhiều tiến bộ về năng lực học tập thực tiễn
sau khi thực hiện học tập trên trường học kết nối. Trước thực nghiệm chỉ có 16.2% HS tự
đánh giá ở mức khá về các năng lực độ lệch chuẩn kết quả giữa các học sinh cao hơn sau
thực nghiệm. Kết quả sau thực nghiệm có 94.6% tự đánh giá các năng lực học tập của mình
đối với hoạt động học tập trên trường học kết nối ở mức khá, tốt. So sánh mức ý nghĩa quan
sát 2 phía 0.021 < 0.05 kết quả trước và sau thực nghiệm đã thấy được hiệu quả của hoạt
động HĐNGLL học tập trên trường học kết nối đối với việc phát triển các năng lực của HS
trong quá trình học tập.
- Đánh giá kết quả nhận thức của HS về các vấn đề thực tiễn về thực trạng mất cân
bằng sinh thái và tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta; đề xuất giải pháp khắc phục.
Giáo viên thực nghiệm cho HS thực hiện bài kiểm tra 15 phút cho HS lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng thực hiện. Kết quả thực nghiệm của lớp thực nghiệm 12C6 và lớp đối chứng
12C10 như sau:
Bảng 6. Tầng số điểm của lớp thực nghiệm 12C6 và lớp đối chứng 12C10 trường
THPT Võ Trường Toản (huyện Cẩm Mỹ)
Tầng số điểm
Nhóm

N
1
2 3
4 5 6
7
8
9
10
Thực nghiệm
37
0
0 0
0 0 1
9
20
4
3
Đối chứng
38
0
0 0
0 8 12 15 2
1
0
Kết quả thực nghiệm cho thấy kết quả nhiều sự khác biệt giữa lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng. Điểm trung bình lớp thực nghiệm lớn hơn điểm lớp đối chứng 1.6 điểm, điểm
của lớp đối chứng có sự phân hóa giữa các đối tượng học sinh.
Bảng 7. Tầng suất hội tụ lùi (%) điểm của lớp thực nghiệm 12C6 và lớp đối chứng
12C10 trường THPT Võ Trường Toản (huyện Cẩm Mỹ)
17



Phương
án
Wi(TN)
W1(ĐC)

N

1

2

3

4

5

6

7

8

9

37
38


0.0
0.0

0.0 0.0 0.0 0.0 2.7 27.0 81.1 91.9
0.0 0.0 0.0 21.1 52.6 92.1 97.4 100.0

10
100.0
100.0

120.0
100.0

HS

80.0
60.0
Thực nghiệm
Đối chứng

40.0
20.0
0.0

1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

Điểm

Hình 6 Biểu đồ thể hiện tầng suất hội tụ lùi (%) điểm của lớp thực nghiệm 12C6 và lớp
đối chứng 12C10 trường THPT Võ Trường Toản (huyện Cẩm Mỹ)
Qua Bảng tầng số điểm và biểu đồ thể hiện tầng suất hội tụ lùi (%) điểm của lớp thực
nghiệm 12C6 và lớp đối chứng 12C10 trường THPT Võ Trường Toản có thể thấy kết quả
học tập của nhóm lớp thực nghiệm cao hơn chất lượng học tập lớp đối chứng.
Để kiểm định quả của lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi sử dụng phần mềm
SPSS 20 để kiểm định và phân tích kết quả về các thông số: Điểm TB cộng, Độ lệch chuẩn,
Giá trị p của T-test, Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD).
Sử dụng Bảng tiêu chí Cohen để đánh giá mức độ ảnh hưởng (ES) của hoạt động thực
nghiệm tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Địa lí lớp 12 trên trường học kết nối.
Giá trị mực độ ảnh hưởng Ảnh hưởng
> 1,00
Rất lớn
SMD

0,8-1.00
Lớn
0,5-0,79
Trung bình
0,20-0,49
Nhỏ
<0.20
Rất nhỏ
Bảng 8. So sánh điểm trung bình bài kiểm của lớp thực nghiệm 12C6 và lớp đối chứng
12C10 trường THPT Võ Trường Toản (huyện Cẩm Mỹ)
Điểm TB cộng
Độ lệch chuẩn
Giá trị p của T-test
Chênh lệch giá trị TB
chuẩn (SMD)

Lớp thực thực nghiệm
Lớp đối chứng
7.97
6.37
0.897
0.970
0.0442
1.236

Kết quả kiểm định các thông số thống kê của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có thể
thấy: chênh lệch điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là 0.92 điểm, p=
0.0442 < 0.05 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng rất là có ý nghĩa. Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD)= 1.236>1 dựa trên Bảng tiêu
18



chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của hoạt động tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp
môn Địa lí lớp 12 trên trường học kết nối đối với lớp thực nghiệm là rất lớn.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Việc tổ chức HĐNGLL trên trường học kết nối trong quá trình dạy học môn Địa lí lớp
12 hoàn toàn phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Tổ chức
HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 trên trường học kết nối, phát huy được tính tích cực của học
sinh trong quá trình học tập và đáp ứng được yêu cầu tăng cường ứng dụng Công Nghệ
Thông Tin trong dạy học hiện nay.
Tổ chức HĐNGLL trên trường học kết nối trong quá trình dạy học môn Địa lí lớp 12,
tạo cho học sinh môi trường học tập mới, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học
sinh trên nhiều mặt: kích thích động cơ hứng thú học tập, tạo sự chú ý, tăng cường ghi nhớ,
mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển tư duy, bồi dưỡng các phương pháp nhận thức, tăng
cường khả năng tự học, tự tìm tòi. Giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về thiên nhiên
đất nước con người Việt Nam...
Để tổ chức HĐNGLL trên trường học kết nối trong quá trình dạy học môn Địa lí lớp
12 có hiệu quả thức hiện được mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường phổ
thông các nhà trường và giáo viên môn Địa lí cần đảm bảo được các yêu cầu.
- Về phía nhà trường:
+ Khuyến khích giáo viên ứng dung công nghệ thông tin vào dạy học. Đưa việc tổ
chức cho học sinh học tập trên trường học kết nối là một hình thức đổi mới phương pháp và
hình thức dạy học địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
+ Tạo điều kiện cơ sở vật chất cần thiết cho giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học
môn Địa lí trên môi trường CNTT và truyền thông.
- Về phía giáo viên:
+ Nhận thức được việc tổ chức học tập cho học sinh và sinh hoạt chuyên môn thông
qua trường học kết nối trong dạy học Địa lí là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên trong
quá trình dạy học địa lí trong nhà trường phổ thông.
+ Phát triển cho HS các năng lực cần thiết để thực hiện các hoạt động học tập thông

qua môi trường trực tuyến ứng dụng CNTT và truyền thông.
+ Đa dạng hóa hình thức hình thức học tập cho học sinh trong quá trình dạy học địa lí,
coi trọng hình thức học tập với CNTT phát triển năng lực sử dụng CNTT và truyền thông và
năng lực giải quyết vấn đề…
+ Nắm vững được đặc điểm tâm sinh lí đối tượng HS để đưa ra được các hình thức tổ
chức hoạt động trên trường học kết nối phù hợp; đánh giá kết quả hoạt động của học sinh
theo định hướng đánh giá năng lực của HS qua quá trình tổ chức học tập NGLL môn Địa lí
lớp 12 trên trường học kết nối.
+ Nâng cao trình độ CNTT, tổ chức các hoạt động học tập cho cho học sinh tên môi
trường CNTT.
VI.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Vũ, Phương tiện dạy học địa lí ở phổ thông, NXBGD, 2006.
2. Nguyễn Đức Vũ, Phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ, lược đồ Việt Nam, đọc Atlat
Địa lí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.
3. Sách giáo khoa Địa lí lớp 12 NXB GD, 2010
NGƯỜI THỰC HIỆN
Trần Xuân Tiếp
19


Hết

20


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
PHÒNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC- GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Mã số: ................................


(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CÁCH THỨC TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HỌC TẬP
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12
TRÊN TRƯỜNG HỌC KẾT NỐI

Người thực hiện: Trần Xuân Tiếp
Lĩnh vực nghiên cứu:


- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: . Môn Địa lí



(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: ....................................................... 

(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình

 Đĩa CD (DVD)

 Phim ảnh  Hiện vật khác

(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)


21


BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

IV. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
10. Họ và tên: Trần Xuân Tiếp
11. Ngày tháng năm sinh: 15-10-1980
12. Nam, nữ: Nam
13. Địa chỉ: số 16, tổ 23, khu phố 4B phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa
14. Điện thoại: 0986.262.537
15. Fax:

(CQ)/

(NR); ĐTDĐ:

E-mail:

16. Chức vụ: Chuyên viên
17. Nhiệm vụ được giao: Chuyên viên phòng Giáo dục Trung học
18. Đơn vị công tác: Phòng Giáo dục Trung học Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng
Nai.
V. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Địa lí

VI.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lí chuyên môn
Số năm có kinh nghiệm: 15
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1. Hướng dẫn học sinh thu thập và xử lí thông tin trong dạy học môn Địa lí lớp 12THPT.
2. Giải pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên địa lí THPT trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai
3. Cách thức tổ chức cho học sinh học tập ngoài giờ lên lớp môn địa lí lớp 12 trên
trường học kết nối

22


CÁCH THỨC TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HỌC TẬP NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 TRÊN TRƯỜNG HỌC KẾT NỐI
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng Internet trong dạy học địa lí được xem
như một phương tiện để giáo viên có thể đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động học
tập cho học sinh.
Để đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học và vấn đề kết nối
tất cả nhà trường, cán bộ quản lý, thầy cô giáo và HS trên cả nước. Từ năm học 2014-2015
Bộ GD&ĐT và Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel) đã công bố Mạng giáo dục “Trường
học kết nối” trên địa chỉ />Tổ chức cho HS thực hiện các HĐNGLL môn Địa lí trên trường học kết nối là cơ sở
để đổi mới mạnh mẽ phương pháp, hình thức dạy học theo hướng hiện đại; có thể vận dụng
linh hoạt, sáng tạo, hợp lý, phù hợp đối tượng và điều kiện cụ thể của từng nhà trường phổ
thông.
Trên trường học kết nối, GV và HS có thể tiếp cận với nguồn tài nguyên học liệu điệu
tử, kho bài học minh họa, bài học tương tác của nhiều môn học khác nhau được cập nhật và
thường xuyên được bổ sung. Tổ chức HĐNGLL môn Địa lí trên trường học kết nối là hình
thức học tập trực tuyến có nhiều ưu điểm so với các hình thức học tập truyền thống. HS

được cấp một tài khoản miễn phí; có quyền lựa chọn các bài học, GV trong phạm vi nhà
trường để học trên mạng; được đăng ký học cá nhân hoặc theo nhóm; được trao đổi, thảo
luận với nhau và với GV để thực hiện các nhiệm vụ học tập; nộp kết quả học tập qua mạng
để được GV nhận xét, đánh giá.
Khi tổ chức cho học sinh hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp môn Địa lí lớp 12 học
sinh thường gặp phải một số khó khăn như: thiếu nguồn tư liệu, thiếu các công cụ, không có
phương pháp thực hiện các hành động. Do đó, do đó việc tổ chức cho học sinh học tập trên
trường học kết nối là cách nhanh nhất giúp học sinh có thể chủ động tiếp cận, thu nhận
thông tin và thực hiện các hoạt động học tập trong học tập chính khóa cũng như học tập
ngoài giờ lên lớp. Với những lí do trên tôi chọn đề tài“Cách thức tổ chức cho học sinh học
tập ngoài giờ lên lớp môn địa lí lớp 12 trên trường học kết nối” để nghiên cứu góp phần
nâng cao hiệu quả dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học địa lí hiện nay.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Mục tiêu hoạt động tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Địa lí lớp 12 trên
trường học kết nối
Tổ chức HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 trên trường học kết nối, đáp ứng được các yêu
cầu về đổi mới theo hướng đa dạng hóa các hình thức dạy học, chú ý các HĐNGLL; đẩy
mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học, đã được Bộ GD&ĐT triển khai áp
dụng từ năm 2014. Tổ chức HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 trên trường học kết nối nhằm thực
hiện các mục tiêu:
- Về kiến thức:
+ Giúp HS tiếp cận các kiến thức địa lí đa dạng của nhiều khóa học/chủ đề/bài học
khác nhau từ nhiều GV.
+ HS được trải nghiệm kiến thức Địa lí lớp 12 với các hoạt động học tập trên môi
trường trực tuyến, tiếp cận với nguồn tư liệu điện tử của GV và của nhà khoa học được cập
nhật trên trường học kết nối.
23


+ Giúp HS có thể tiếp cận với các kiến thức liên môn thông qua các khóa học của

nhiều GV bộ môn khác.
+ HS có thể tự điều chỉnh tốc độ học theo khả năng tiếp thu kiến thức của bản thân.
-Về kĩ năng giúp hình thành và phát triển cho HS các kĩ năng cần thiết như:
+ Kĩ năng tự học: Khả năng tự tìm kiếm tri thức, học tập độc lập dựa trên các khóa
học/chủ đề/bài học do GV phụ trách tạo ra hoặc do các GV khác ở nhiều địa phương.
+ Kĩ năng sử dụng CNTT và truyền thông: Khả năng lựa chọn khóa học/chủ đề/bài
học; thực hiện các hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến (đăng kí, tham gia bài học,
đăng ký học cá nhân hoặc theo nhóm; được trao đổi, thảo luận với nhau và trao đổi với GV
để thực hiện các nhiệm vụ học tập; nộp kết quả học tập qua mạng để được GV nhận xét,
đánh giá…) trên môi trường Internet, tiếp cận được với những công nghệ mới và làm quen
cách thức học tập hiện đại.
+ Kĩ năng hợp tác: Kĩ năng hợp tác với GV và HS khác tổ chức, phân công nhiệm vụ
để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. Kĩ năng học tập theo nhóm trên môi trường trực
tuyến, trên trường học kết nối để thực hiện công việc học tập.
- Về thái độ:
+ Tạo hứng thú học tập bộ môn Địa lí thông qua nhiều hình thức học tập đa dạng trên
môi trường mới hiện đại trên nền tảng CNTT và truyền thông.
+ Phát triển tư duy sáng tạo; phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập, với
các hình thức và phương pháp dạy học mới hiện đại.
+ Giúp HS có thái độ nghiêm túc trong trong học tập, có hứng thú trong việc học tập
trên môi trường mới hiện đại trên nền tảng CNTT và truyền thông.
Có thể thấy việc tổ chức các HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 trên trường học kết nối có
rất nhiều ưu điểm để thực hiện mục tiêu đổi mới hình thức và phương pháp dạy học trong
nhà trường phổ thông.
2. Các yêu cầu của việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Địa lí lớp 12 trên
trường học kết nối
Tổ chức cho HS học tập NGLL môn Địa lí lớp 12 trên trường học kết nối là hình thức
tổ chức cho HS học tập trải nghiệm sáng tạo trên môi trường học tập mới hiện đại. Để đạt
được hiệu quả và mục tiêu của hoạt động học tập này cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Về phía nhà trường:

+ Nhà trường là nhóm thành viên trên trường học kết nối đại diện cho trường, quản lí
các hoạt động của trường mình.
+ Nhà trường cần có người phụ trách chung để quản lí hoạt động chung của toàn
trường trên trường học kết nối; cấp tài khoản mật khẩu cho từng GV.
Về phía GV:
+ Mỗi GV cần có 01 tài khoản trên trường học kết nối, kê khai đầy đủ thông tin cá
nhân, ảnh thẻ và được quản lí theo từng trường THPT.
+ GV chịu trách nhiệm tổ chức dạy học các chủ đề trên hệ thống, quản lí HS và thực
hiện mọi công việc của một quá trình tổ chức dạy học trực tuyến.
+ GV cần tạo các khóa học bài học trên cơ sở nội dung HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 để
HS đăng kí và tham gia học tập. Trong từng bài học NGLL GV cần nêu rõ các yêu cầu như:
mục đích của bài học, yêu cầu về kiểm tra, báo cáo kết quả học tập, các sản phẩm HĐNGLL
mà HS phải nộp trên mạng.
+GV cần cập nhật và cung cấp cho HS các nguồn học liệu điện tử lên trường học kết
nối và định hướng cho HS tìm kiếm từ các nguồn khác nhau phục vụ HĐNGLL.
+ GV phải thường xuyên truy cập vào trường học kết nối để trao đổi, thảo luận và trả
lời các câu hỏi của HS trong tài khoản của mình; hỗ trợ HS khi cần thiết.
24


+ Cần quy định cụ thể thời gian cho bài học hoặc khóa học; kiểm tra đánh giá công
khai kết quả học tập của HS thông các sản phẩm HS nộp qua tài khoản của GV.
- Về phía HS:
+ Mỗi HS cần có 01 tài khoản trên trường học kết nối được kê khai đầy đủ thông tin cá
nhân được quản lí theo từng trường. HS phải sử dụng tài khoản của mình để đăng nhập vào
hệ thống mới được tham tham gia khóa học/bài học.
+ HS phải tìm hiểu kĩ các yêu cầu của từng GV về khóa học/bài học về các mặt: mục
đích, yêu cầu về kiểm tra, báo cáo kết quả học tập, các sản phẩm học tập phải nộp cho GV.
+ HS cần thường xuyên truy cập, cập nhật các thông báo và tư liệu, trao đổi thảo luận
với các bạn; với GV để giải quyết các vấn đề học tập.

+ HS phải chủ động thực hiện các hoạt động học theo từng chủ đề do GV tổ chức, tuân
thủ các quy định của khóa học/chủ đề/bài học mà mình tham gia cũng như tuân thủ các quy
định chung của hệ thống.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Quy trình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp môn Địa lí lớp 12 trên trường
học kết nối
Tổ chức HĐNGLL môn Địa lí lớp 12 trên trường học kết nối là hình thức dạy học trải
nghiệm, có nhiều ưu việt so trong cách dạy học truyền thống trong luận án chúng tôi đề xuất
quy trình các giai đoạn như sau:

25


×