Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

sáng kiến hóa học đạt giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 15 trang )

SÁNG KIẾN

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY
MÔN HÓA HỌC 9 ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY
III. LĨNH VỰC: giải pháp tác nghiệp
IV. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN:
1. Thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy môn Hóa
học hiện nay:
Đối với giáo dục Việt Nam những năm gần đây, cùng với việc đổi mới chương
trình, sách giáo khoa, các trường cũng đã được tăng cường trang bị phương tiện, thiết bị dạy
học hiện đại, trong đó có máy vi tính, máy chiếu tạo điều kiện cho giáo viên ứng dụng công
nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động giảng dạy. Tuy nhiên thực tiễn của việc ứng dụng
CNTT vào trong giảng dạy của giáo viên có một số hạn chế sau:
- Vẫn còn rất nhiều giáo viên áp dụng phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng,
bảng đen, tranh ảnh được cung cấp sẵn hoặc các thiết bị thí nghiệm đơn giản. Một số giáo viên
chỉ sử dụng máy vi tính, máy chiếu để ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy khi được dự giờ
hay dạy chuyên đề.
- Vẫn còn giáo viên coi CNTT như một phương tiện trình chiếu (thay bảng đen và phấn
trắng truyền thống).
- Chưa biết cách kết hợp có hiệu quả giữa ứng dụng CNTT và vận dụng các phương
pháp dạy học tích cực.
- Lạm dụng CNTT, để học sinh chủ động khai thác kiến thức thông qua CNTT mà
không có sự định hướng của người dạy.
2. Yêu cầu cấp thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy:
Trong thời đại của chúng ta sự bùng nổ CNTT đã tác động đến công cuộc phát triển kinh
tế xã hội loài người. Công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu, trong đó có lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo. Từ lâu,
việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã được thực hiện ở rất nhiều nước phát triển trên thế giới.
Hiện nay ở Việt Nam, tuy khoảng thời gian ứng dụng công nghệ trong giảng dạy tại các trường
học còn khá ngắn, nhưng những lợi ích của điều đó đã được thể hiện rõ nét. Chất lượng giáo
viên được nâng cao, các phương pháp giảng dạy được thay đổi theo chiều hướng tích cực. Học


sinh được tiếp cận phương pháp dạy học mới hấp dẫn hơn hẳn phương pháp đọc – chép truyền
thống. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập
cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ
là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để
chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của CNTT, truyền thông
cũng như yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức. Chẳng hạn, những
nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết số 29 – NG/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban
chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có nêu rõ
“Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập,…Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại…Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và
học. ”. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết trên, trong năm học 2016 - 2017 Phòng Giáo
dục và đào tạo thành phố … cũng đã ra Hướng dẫn số 883/HD – PGDĐT về việc thực hiện


nhiệm vụ Giáo dục Trung học trong đó đã chỉ đạo: “tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù
hợp với nội dung bài học, tập trung dạy cách học, cách nghĩ” để đổi mới phương pháp dạy học
và “Đa dạng hóa hình thức học tập…; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông…” trong đổi mới hình thức tổ chức dạy học.
Môn Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, trong quá trình dạy và học cần phải
làm thí nghiệm, phải quan sát rõ hiện tượng hóa học xảy ra, phải biết được cách điều chế, cách
sản xuất hóa chất… Tuy nhiên có những thí nghiệm độc hại, nguy hiểm hoặc vì điều kiện khách
quan giáo viên không thể thực hiện cho học sinh xem hoặc không thể nào đến tận nơi các nhà
máy sản xuất hóa chất để tìm hiểu thì biện pháp hữu hiệu nhất là ứng dụng CNTT vào trong
giảng dạy để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Vì những lí do đó và với mong muốn cống hiến một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới
giáo dục trong tình hình mới, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học trong bộ môn mình phụ
trách, tôi đã nghiên cứu vấn đề : “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
GIẢNG DẠY MÔN HÓA HỌC 9 ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY”, xin được

báo cáo với mọi người để cùng trao đổi, đóng góp.
3. Nội dung sáng kiến:
3.1. Khái niệm công nghệ thông tin:
Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghị
quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp
khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn
thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất
phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội".
3. 2. Tác động tích cực của ứng dụng CNTT trong dạy học:
- Mở rộng khả năng tìm kiếm và khai thác thông tin cho người dạy và người học:
Thông qua việc tra cứu, tìm kiếm thông tin trong các phần mềm và trên các trang web, giáo
viên có thể khai thác thông tin hoặc khai thác tranh ảnh, âm thanh, video clip để bổ sung cho
bài dạy; học sinh có thể chủ động tìm kiếm thông tin mở rộng hoặc các bài tập, bài thực hành
cho các kiến thức đã được truyền thụ trên lớp học.
- Nâng cao hiệu quả truyền đạt và lĩnh hội tri thức: giáo viên có thể ứng dụng
CNTT để soạn giáo án điện tử, trình chiếu trên lớp học trong các giờ lên lớp, kiến thức có thể
biểu diễn dưới dạng kênh chữ, kênh hình qua đó tạo hứng thú cho người học, kích thích người
học chủ động, tích cực trong việc lĩnh hội tri thức.
- Tăng cường việc giao lưu, trao đổi thông tin giữa người dạy và người học.
- Nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra, đánh giá.
3.3. Hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học môn Hóa học:
Khi ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy môn Hóa học, có thể nhận thấy hiệu quả
trợ giúp của CNTT đối với quá trình dạy học, như:
- Khả năng biểu diễn thông tin: máy tính có thể cung cấp thông tin dưới dạng văn
bản, đồ thị, hình ảnh, âm thanh…
- Khả năng mô hình hóa các đối tượng: đây là ưu thế mạnh của CNTT so với các
phương tiện, thiết bị dạy học khác. Máy vi tính có thể mô hình hóa các đối tượng, các quá trình
diễn biến của sự vật, hiện tượng mà các mô hình thông thường không thể truyền tải được, ví dụ
như dùng mô hình để biểu diễn cấu tạo của các chất, diễn biến xảy ra trong các phản ứng hóa
học…

- Khả năng khai thác thông tin: Internet là một kho thông tin khổng lồ giúp cho
chúng ta có thể lưu trữ, chia sẻ và khai thác thông tin phục vụ cho hoạt động giảng dạy.


Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin trình bày một phần nhỏ hiệu quả của việc
ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy, đó là khai thác thông tin từ mạng Internet để phục vụ cho
một số bài dạy môn Hóa học 9 nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy.
3.4. Sự cần thiết của ứng dụng CNTT trong dạy học môn Hóa học 9:
- Dùng các video clip, thí nghiệm mô phỏng để thay thế cho các thí nghiệm khó
thực hiện, xảy ra chậm hoặc thí nghiệm độc hại, nguy hiểm…
- Sử dụng thí nghiệm mô phỏng hoặc đoạn clip để giới thiệu về nguyên tắc hoạt
động của một vài nhà máy sản xuất hóa chất như sản xuất vôi sống, sản xuất axit sunfuric, sản
xuất gang thép…mà không cần phải đến tận nơi để quan sát, tìm hiểu.
- Cung cấp các tranh hình phong phú, thực tế phục vụ thiết thực cho việc giảng
dạy.
- Dùng các mô hình động về cấu tạo phân tử của chất khi dạy về cấu tạo các chất hữu cơ
để học sinh hiểu rõ hơn về cấu tạo của một vài chất hữu cơ được giới thiệu trong chương trình
hóa học 9.
- Liên hệ thực tiễn: vận dụng kiến thức hóa học để giải thích, góp phần giải quyết các
vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
3.5. Tiến trình thực hiện:
1. Dùng các video clip, thí nghiệm mô phỏng để thay thế cho các thí nghiệm khó thực
hiện, xảy ra chậm hoặc thí nghiệm độc hại, nguy hiểm…
Ví dụ:
- Bài 2. Một số oxit quan trọng (B. Lưu huỳnh đioxit) (Trang 10 SGK Hóa
học 9).
Lưu huỳnh đioxit là một chất khí độc (gây ho, gây viêm đường hô hấp…). Khi
dạy về tính chất hóa học của nó thì không thể làm thí nghiệm để cho học sinh quan sát. Trong
sách giáo khoa chỉ giới thiệu hình vẽ mà nếu như vậy thì học sinh rất khó nhớ và khó tiếp thu
bài, giáo viên cũng mất thời gian để giảng giải mà không mang lại hiệu quả cao, lại không thể

phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập. Giáo viên nên cho học sinh
xem clip thí nghiệm hoặc clip mô phỏng thí nghiệm “Điều chế và thử tính chất của lưu huỳnh
đioxit” sau đây:

- Bài 4. Một số axit quan trọng (B. Axit sunfuric) (Trang 15 SGK Hóa học 9).
Khi dạy phần tính chất hóa học của axit sunfuric đặc, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ
sự khác nhau về tính chất hóa học của axit sunfuric loãng và axit sunfuric đặc, trong đó axit
sunfuric loãng không tác dụng với các kim loại yếu như đồng (Cu) nhưng axit sunfuric đặc,
nóng lại có thể phản ứng được và không giải phóng khí hiđro (giải phóng khí lưu huỳnh đioxit).
Như trên đã trình bày khí lưu huỳnh đioxit là khí độc, đồng thời thao tác với axit sunfuric đặc
phải rất cẩn thận vì vậy thí nghiệm này giáo viên không nên cho học sinh thực hiện mà giáo
viên phải biểu diễn thí nghiệm cho học sinh xem hoặc dùng clip thay thế để đảm bảo sức khỏe
cho học sinh như clip sau đây:


- Bài 16. Tính chất hóa học của kim loại (Trang 49 SGK Hoá học 9)
Thí nghiệm: kim loại kali (không được
trang bị trong phòng thí nghiệm) cháy. Cho học
sinh xem clip này khi dạy về phản ứng của kim
loại với oxi để tăng thêm hứng thú của học sinh
vì phản ứng xảy ra rất đẹp.

Thí nghiệm: cho kim loại natri phản ứng
với khí clo (phản ứng của kim loại với phi kim
khác):
Clo là khí độc, do đó ta có thể cho học
sinh
quan sát hiện tượng của phản ứng qua
clip sau:
- Bài 18. Nhôm (Trang 56 SGK Hóa học 9)

Thí nghiệm: bột nhôm phản ứng với lưu
huỳnh. Giáo viên cho học sinh xem clip này khi
dạy về tính chất hóa học của nhôm (phản ứng
của nhôm với phi kim khác).


Thí nghiệm: nhôm phản ứng với dung dịch
CuCl2 (phản ứng của nhôm với dung dịch
muối): dung dịch CuCl2 không được trang bị trong
phòng thí nghiệm nên giáo viên có thể cho học sinh
xem clip:

- Bài 19. Sắt (Trang 59 SGK Hóa học 9)
Thí nghiệm: Sắt cháy trong khí clo (phản ứng của sắt với phi kim khác). Thí nghiệm này
rất nguy hiểm với học sinh. Giáo viên cho học sinh xem clip để thay thế thí nghiệm biểu diễn.

- Bài 26. Clo (Trang 78, 79 SGK Hóa học 9)
Clo là khí độc. Khi dạy về tính chất hóa học của clo với thí nghiệm clo tác dụng với
nước và tác dụng với dung dịch NaOH giáo viên có thể dùng clip sau đây để cho học sinh quan
sát:

Clip điều chế clo trong phòng thí nghiệm:


2. Sử dụng thí nghiệm mô phỏng hoặc đoạn clip để giới thiệu về nguyên tắc hoạt động
của việc sản xuất hóa chất như sản xuất vôi sống, sản xuất axit sunfuric, sản xuất gang thép…
mà không cần phải đến tận nơi để quan sát, tìm hiểu.
- Bài 2. Một số oxit quan trọng (A. Canxi oxit) (Trang 8 SGK Hóa học 9)
+ Sản xuất canxi oxit từ lò nung vôi thủ công và những nguy cơ:


+ Sản xuất canxi oxit từ lò nung vôi công nghiệp:


- Bài 4. Một số axit quan trọng (Trang 18 SGK Hóa học 9)
Sản xuất axit sunfuric: Cho học sinh xem thí nghiệm mô phỏng sau để học sinh biết
nguyên liệu và các quy trình sản xuất axit sunfuric, như vậy sẽ có hiệu quả hơn nhiều thay vì
dùng lời để giảng giải.
3.

Cung cấp các tranh hình phong phú, thực tế phục vụ thiết thực cho việc dạy học:
- Bài 29. Axit cacbonic và muối cacbonat
(Trang 91 SGK Hóa học 9)
Sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động
(như ở động Phong Nha) là do kết quả
lâu dài của sự chuyển hóa lẫn nhau
giữa hai muối Ca(HCO3)2 và CaCO3

- Bài 10. Muối Natri clorua (Trang 34 SGK
Hóa học 9)
Khai thác muối ăn từ nước biển (ruộng muối) hoặc từ mỏ muối.


- Bài 2. Một số oxit quan trọng (A. Canxi oxit) (Trang 8 SGK Hóa học 9)
Ứng dụng của Canxi oxit trong đời sống: xử lí nước thải, khử chua đất trồng…

- Bài 21. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (Trang 64 SGK
Hóa học 9)

- Ứng dụng của chất:
+ Ứng dụng của axit sunfuric:



+ Ứng dụng của etilen:

+ Ứng dụng của rượu etylic:


4. Dùng các mô hình động về cấu tạo phân tử của chất khi dạy về cấu tạo các chất hữu
cơ để học sinh hiểu rõ hơn về cấu tạo của một vài chất hữu cơ được giới thiệu trong chương
trình hóa học 9.
- Giáo viên cho học sinh xem các mô hình động khi dạy về cấu tạo phân tử của các chất
hữu cơ như metan (CH4), etilen (C2H4), axetilen (C2H2), benzen (C6H6)…Học sinh sẽ thấy được
chúng chuyển động trong không gian, thấy rõ số liên kết giữa C với H và liên kết giữa C với C,
học sinh có thể tự lắp ráp được và tự viết được công thức cấu tạo của chúng. Từ đó các em sẽ
khắc sâu được kiến thức.

- Khi dạy về tính chất hóa học của các chất vô cơ: Cho học sinh xem sơ đồ động giữa
các nguyên tử trước, trong và sau phản ứng, từ đó học sinh sẽ hiểu sâu hơn về bản chất của các
phản ứng hóa học.


5. Liên hệ thực tiễn: vận dụng kiến thức hóa học để giải thích, góp phần giải quyết các
vấn đề phát sinh trong thực tiễn:
- Sản xuất vôi sống từ lò nung vôi thủ công gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. Qua các tranh ảnh thực tế học sinh cần phải
hiểu được sự cần thiết phải thay thế các lò nung vôi thủ công bằng lò nung vôi công nghiệp để
bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người đồng thời còn nâng cao năng suất và chất lượng
sản phẩm.

- Các khí thải độc hại từ các nhà máy, từ các hoạt động của con người làm ô nhiễm

không khí, gây ra hiệu ứng nhà kính, gây ra mưa axit… và con người đang phải đối mặt với
những hậu quả đó. Học sinh biết được điều đó từ đó có ý thức trong việc bảo vệ môi trường,
xây dựng thái độ và hành động đúng đắn để góp phần bảo vệ môi trường.


Xây dựng ý thức và hình thành thói quen bảo vệ môi trường cho học sinh.
- Khi dạy bài 28. Các oxit của cacbon (Trang 85 SGK Hóa học 9), giáo viên cung cấp
thông tin về các vụ ngộ độc khí than và cách phòng tránh.


3.6. Thời gian thực hiện:
Sáng kiến áp dụng ở năm học 2015 - 2016 và thực hiện khảo sát trong các tuần đầu ở
học kì I năm học 2015 – 2016.
V. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Kết quả khảo sát đầu năm học 2015 – 2016 về thái độ học tập của HS khối 9:
Biểu hiện

Hứng thú
học tập
10
8
20

Lớp/ Sĩ số
9A1/26 (Lớp đối chứng)
9A2/26 (Lớp đối chứng)
9A3/23 (Lớp thực
nghiệm)
9A4/27 (Lớp thực
nghiệm)

9A5/25 (Lớp thực
nghiệm)

Bình
thường
12
10
2

Thiếu
tập trung
4
8
1

24

3

0

23

2

0

Kết quả đạt được về chất lượng giảng dạy đã được nâng cao hơn so với năm học 2014 –
2015, cụ thể như sau:
Năm học 2014 - 2015:

K

Chất lượng học tập

hối
G
iỏi
9
(166)

T
ỉ lệ

2
2

K


1
3.3

T
ỉ lệ

2
4

T
B


1
4.5

T
ỉ lệ

1
08

Y
ếu

6
5.1

T
ỉ lệ

1
2

K
ém

Tỉ
lệ

7
.2


Năm học 2015 – 2016:
K
hối
9
(119)

Chất lượng học tập
G
T
K
T
T
T
Y
T
K
T
iỏi
ỉ lệ

ỉ lệ
B
ỉ lệ
ếu
ỉ lệ
ém
ỉ lệ
3
2

4
3
4
3
1
2
0
5.1
1
4.5
6
8.7
.7

* Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy hóa học trong những
năm qua ở trường THCS …. bước đầu đạt được một số kết quả khả quan như sau:
1. Đối với bản thân giáo viên:
- Thông qua quá trình tìm kiếm thông tin để phục vụ bài giảng, bản thân tôi ngày càng
có thêm nhiều kiến thức về tin học và kĩ năng sử dụng máy vi tính, đồng thời cũng tiếp cận
nhiều hơn những tri thức mới của nhân loại cũng như đào sâu hơn kiến thức chuyên môn.


- Việc chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy giúp bản thân tôi tự tin hơn khi đứng lớp và cảm
thấy thỏa mãn khi đã giúp cho các em học sinh hứng thú hơn trong học tập, đã đưa các em tiếp
cận với tri thức, với khoa học…
- Ứng dụng CNTT đã giúp tôi đa dạng các hình thức dạy học và đổi mới phương pháp
dạy học. Trong giờ học học sinh đã tích cực chủ động học tập, đó là niềm vui to lớn của người
giáo viên.
- Ứng dụng CNTT phần nào giúp tôi tiết kiệm được thời gian, công sức khi giảng giải
cho học sinh. Ví dụ như thay vì dùng lời để giảng giải hoạt động của lò vôi công nghiệp thì tôi

chỉ cần cho học sinh xem clip mô phỏng quá trình hoạt động của nó là đã mang lại hiệu quả tốt
hơn nhiều: học sinh dễ hiểu hơn và nhớ lâu hơn.
- Chất lượng bộ môn dần được nâng cao.
2. Đối với học sinh:
- Khi học các tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin học sinh rất thích thú và chăm
chú hơn vào bài học, không có hiện tượng buồn ngủ vì giáo viên “nói nhiều” , nhất là đối với
các học sinh học yếu, cá biệt.
- Học sinh được tiếp cận với công nghệ thông tin, được mở rộng tầm nhìn, được khám
phá tri thức, tích cực và chủ động hơn trong học tập.
- Yêu thích môn học, có ý thức và thái độ đúng đắn với những hạn chế liên quan đến
kiến thức Hóa học như: ô nhiễm môi trường do các khí thải độc hại, sự phá hủy tầng ozon, hiệu
ứng nhà kính, cách phòng tránh ngộ độc khí thải, ngộ độc kim loại…
3. Đối với tổ chuyên môn, đơn vị và của ngành:
- Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn trong tổ và ở đơn vị.
- Đóng góp thêm kinh nghiệm cho đồng nghiệp trong tổ về đổi mới phương pháp dạy
học và đa dạng hình thức dạy học.
- Thực hiện tốt theo sự chỉ đạo của trường, của ngành về tăng cường ứng dụng CNTT
trong dạy và học.
VI . MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG:
1. Tác dụng của sáng kiến qua thực tiễn áp dụng tại trường THCS …:
- Sáng kiến đang được ứng dụng có hiệu quả, góp phần cải thiện việc học tập của học
sinh, các em có hứng thú hơn trong học tập, không còn nhận thấy học Hóa học là khô khan, là
nhàm chán, là khó hiểu và có một số em đã biết vận dụng tốt vào thực tiễn đời sống, biết thắc
mắc với các hiện tượng thường gặp, biết say mê khoa học…Từ đó đã góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học ở đơn vị, góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học do chán học.
- Sáng kiến góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới hình thức tổ
chức dạy học theo chủ trương chung của ngành đã đề ra.
2. Phạm vi mở rộng tác dụng của sáng kiến:
Sáng kiến có hiệu quả đối với học sinh lớp 9 ở trường THCS … khi học môn Hóa học,
tôi thiết nghĩ sáng kiến này cũng có thể áp dụng được cho tất cả các trường THCS khác và cũng

thực hiện tương tự đối với các môn học khác, không chỉ trong một vài năm mà còn có thể áp
dụng lâu dài cùng với sự phát triển của CNTT..
3. Điều kiện để áp dụng sáng kiến:
Giáo viên chỉ cần có kiến thức cơ bản về tin học để tìm những video clip, hình ảnh,
thông tin từ mạng Internet để đưa vào bài giảng cho phù hợp.
Nhà trường có trang bị phòng học có máy vi tính, máy chiếu (hoặc thay thế bằng tivi
màn hình rộng), dễ dàng kết nối với mạng Internet.
a. Về phía GV:


Để việc ứng dụng CNTT trong dạy học đạt hiệu quả mong muốn, người giáo viên cần
đảm bảo thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau:
- Việc lựa chọn khả năng và mức độ ứng dụng CNTT trong mỗi bài học phải căn cứ vào
mục tiêu, nội dung và hình thức của bài học đó.
- Việc ứng dụng CNTT trong mỗi bài học cần xác định rõ: sử dụng CNTT nhằm mục
đích gì, giải quyết vấn đề gì, nội dung gì trong bài học.
- Đảm bảo cho tất cả học sinh trong lớp cùng có cơ hội được tiếp cận với CNTT trong
quá trình học.
- Đảm bảo kết hợp giữa ứng dụng CNTT với các phương pháp dạy học, đặc biệt chú ý
kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực.
b. Về phía HS:
- Quan sát các clip, tranh hình, thông tin được cung cấp thực hiện theo yêu cầu của giáo
viên, từ đó rút ra kiến thức cho bản thân.
- Tự tìm kiếm thông tin từ mạng ngoài giờ học để mở rộng hiểu biết về môn học.
VII. KẾT LUẬN CHUNG:
Xã hội ngày càng phát triển, khoa học ngày càng hiện đại nếu chúng ta không tiếp cận
với những cái mới cái tiên tiến ắt hẳn chúng ta sẽ bị lạc hậu. Việc ứng dụng CNTT trong giảng
dạy mang lại lợi ích thiết thực cho cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, trong giảng dạy cần vận
dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp dạy học để phát huy tối đa tính tính cực sáng tạo
và ý thức tự giác của học sinh, gây được hứng thú và phương pháp tự nghiên cứu khoa học cho

học sinh. Việc sử dụng máy tính, máy chiếu chỉ là phương tiện dạy học, tùy theo tiết dạy và nội
dung bài học mà giáo viên linh động sử dụng sao cho hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất, và
ngày càng nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học trong trường THCS. Tôi hi vọng với những gì
tôi trình bày ở trên sẽ góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà.



×