Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho giáo dục, huy động và thu hút các lực lượng xã hội tham gia XHHGD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.35 KB, 11 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ THỰC HIỆN ĐA DẠNG HOÁ CÁC NGUỒN
ĐẦU TƯ , HUY ĐỘNG VÀ THU HÚT CÁC LỰC LƯỢNG XÃ HỒI
THAM GIA XHHGD CÓ HIỆU QUẢ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. những vấn đề cần thiết của công tác XHHGD
Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 19/4/2005 của Chính phủ có nêu rõ:
"Huy động nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội và cá
nhân để phát triển GD-ĐT. Tăng cường quan hệ của nhà trường với gia đình và
xã hội; huy động trí tuệ, nguồn lực của toàn ngành, toàn xã hội vào việc đổi mới
nội dung, chương trình, thực hiện giáo dục tồn diện"
Nghị quyết 05/ CP đã nhấn mạnh vai trò của công tác XHH. Trong nhiều
năm qua cuộc vận động XHHGD là một phong trào quần chúng làm giáo dục,
thu hút được sự tham gia và quản lí của các cấp chính quyền địa phương, các
ngành, các đồn thể, tổ chức xã hội, các tập thể, gia đình và cá nhân. Cuộc vận
động XHHGD là thực hiện "Nhà nước và nhân dân cùng làm" là để xây dựng
một môi trường giáo dục lành mạnh, thực hiện đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho
giáo dục, phát triển các hình thức để nâng cao chất lượng, phát triển số lượng
nâng cao hình thành phát triển nhân cách học sinh, huy động các lực lượng xã
hội tham gia thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục, tham gia tạo điều kiện để
toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp thế hệ trẻ lành mạnh, thu hút các lực lượng
xã hội tham gia xã hội hoá giáo dục
Kinh nghiệm cho thấy ở một số trường ở các huyện bạn làm tốt công tác
XHHGD đã góp phần tích cực và quan trọng trong việc ổn định cơ sở vật chất,
nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, trong đó đặc biệt phải nói đến cơng tác
xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Thực hiện tốt công tác XHHGD góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
tồn diện đáp ứng giai đoạn phát triển cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Trong cơng cuộc cải cách giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học không những
cần trang bị cho người dạy những phương pháp tối ưu, những kiến thức sâu rộng
mà những yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị cùng song hành trong quá


trình dạy học, để góp phần tạo nên chất lượng giáo dục có kết qủa tồn diện. Gắn
liền với sự phát triển đó, khơng chỉ đơn thuần bản thân ngành giáo dục mà cần
phải có sự kết hợp các cấp chính quyền, sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức lực
lượng xã hội, nhân dân và phụ huynh học sinh để xây dựng nhà trường ổn định,
vững mạnh về mọi mặt
1


2. Thực trạng giáo dục của nhà trường
Trường THCS Phan Tây Hồ gồm 1051 HS, gồm học sinh của 2 xã Tam
Thái và Tam Đại, nhân dân chủ yếu sống thuần nơng cho nên đời sống có mức
thu nhập trung bình. Trong năm 2005, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đã
tạo điều kiện xây dựng một ngôi trường mới, khang trang với kinh phí 1,9 tỷ
đồng. Tuy nhiên, với thực trạng giáo dục của xã nhà, trường THCS Phan Tây Hồ
đứng trước những khó khăn và thuận lợi sau:
a. Thuận lợi
- Nhà trường luôn giữ được truyền thống là trường có chất lượng giáo dục
tồn diện tốt, luôn dẫn đầu trong các hoạt động phong trào dạy và học
- Nhân dân và phụ huynh có nhận thức tốt về hoạt động giáo dục và có sự
đầu tư, phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường
- Đảng uỷ và chính quyền địa phương chỉ đạo chặt chẽ và ln ln giúp
đỡ tạo điều kiện cho nhà trường
b. Khó khăn
+ Tuy được xây dựng một ngôi trường mới song cơ sở vật chất còn thiếu:
- Các phòng chức năng, bộ mơn chưa có
- Một số bộ phận chưa đạt chuẩn so với quy định (như Thư viện, trang
thiết bị ...)
- Các hoạt động phục vụ học tập của học sinh còn thiếu như: Bãi tập,
sân chơi, nước sạch, nhà để xe của HS, sách tham khảo)
+ Nguy cơ bỏ học giữa chừng do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn

+ Mức đóng góp của nhân dân cịn hạn chế do kinh tế thu nhập còn thấp
Với những yêu cầu cần thiết, để triển khai thực hiện công tác xã hội hố
có hiệu quả việc cần thiết là phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền nhà
trường và tổ chức Cơng đồn, đặc biệt là vai trị của Hiệu trưởng và Chủ tịch
cơng đồn trong sự phối hợp vận động thực hiện XHHGD. Trong đó nhấn mạnh
đến vai trò tham mưu, tổ chức, huy động các lực lượng tham gia.
Trước những yêu câu và thực trạng của nhà trường, được sự chỉ đạo và hỗ
trợ tích cực của Đảng uỷ và chính quyền địa phương, phương hướng của Đại hội
GD xã về việc đẩy mạnh công tác XHHGD. Để không ngừng đẩy mạnh và nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, phấn đấu đến cuối 2007 trường đạt chuẩn
Quốc gia, cơng tác XHHGD được đặt vị trí quan trọng và, chúng tơi xác định:
Đa dạng hố các nguồn đầu tư cho giáo dục, huy động và thu hút các lực
lượng xã hội tham gia XHHGD. Đó là nội dung quan trọng của cơng tác xã hội
hố và cũng chính là bài tốn khó chưa có đáp số đối với thực trạng giáo dục nhà
2


trường để phát triển đồng bộ hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Với tầm quan trọng đó, trong hơn một năm qua, nhà trường đã đề ra kế
hoạch và tổ chức thực hiện với những nội dung, biện pháp và đạt được hiệu quả
tốt góp phần khơng nhỏ vào việc ổn định, nâng cao chất lượng giáo dục.
II. giải quyết vấn đề
1. Những nội dung tiến hành trong quá trình thực hiện

Những nội dung cần thực hiện trong trong q trình Đa dạng hố các
nguồn đầu tư cho giáo dục, huy động và thu hút các lực lượng xã hội tham
gia XHHGD như sau:
1.1 Với phương châm thực hiện "Nhà nước và nhân dân cùng làm" sức
đóng góp của cha mẹ học sinh là lớn nhất, phát huy được sự chú ý thu hút của

các lực lượng xã hội. Chú trọng đến các nội dung về xây dựng cơ sở vật chất ,
tạo cảnh quan sư phạm, tăng cường các thiết bị cần thiết, chăm lo đến học sinh
nhất là học sinh có điều kiện hồn cảnh đặc biệt khó khăn, khuyến khích học
sinh giỏi phát triển tài năng
1.2 Huy động các lực lượng xã hội tham gia XHHGD. Đa dạng hố các
hình thức dạy học, các thành tố của qúa trinh giáo dục về nội dung giảng dạy,
phương pháp với mục đích chống HS bỏ học, duy trì số lượng, chống lưu ban,
tham gia và hoàn thành tốt công tác phố cập giáo dục
1.3 Thu hút các lực lượng xã hội tham gia XHHGD. Xác định tính chất,
chức năng, nhiệm vụ để xác định vị trí, mối quan hệ trong tập hợp các lực lượng
như chính quyền địa phương, các tổ chức quần chúng, xã hội, tập thể, các
nhân ... khơi dậy được tiềm năng để hỗ trợ tích cực về cơ sở vật chất, trang thiết
bị.
1.4 Tổ chức tuyền truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức giáo dục trong
mọi tầng lớp xã hội hiểu rõ hơn nữa về đường lối. mục tiêu, giải pháp về giáo
dục của Đảng, Nhà nước, từ đó hiểu và thực hiện tốt các chủ trương giáo dục và
tiến hành thực hiện có hiêụ quả. Đồng thời nâng cao giá trị của học vấn, khơi dậy
những tình cảm đối với thế hệ trẻ, danh dự của cộng đồng, địa phương trong
công tác tuyên truyền, giáo dục tình cảm đạo đức của HS.

3


1.5 Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng. Tạo điều
kiện những vấn đề cùng quan tâm và cống hiến cho cộng đồng phát triển thông
qua các hoạt động Đại hội giáo dục, HĐGD, Phát huy các điều kiện kinh tế của
cộng đồng tạo ra môi trường hỗ trợ cho giáo dục
1.6 Thực hiện XHHGD phải đảm bảo nguyên tắc chức năng, nhiệm vụ
của mỗi lực lượng xã hội để phối hợp, đảm bảo tính hiệu quả, lợi ích và tính
pháp lý thơng qua các Nghị quyết của Đảng, chủ trương của Nhà nước như Luật

giáo dục, Luật PCGD tiểu học, NQ2 BCH TW khoá 8, Luật chăm sóc bảo vệ
BMTE ...
* Xác định nội dung với đặc điểm của tình hình nhà trường, Để thực hiện
nội dung kế hoạch hoạt động, xác định đúng vai trò và chức năng của nhà
trường cần thể hiện được:
+ Tính chủ động, sáng tạo, đóng vai trị trung tâm trong cơ chế XHHGD.
Phải tự vận động để tạo ra sự vận động của các lực lượng xã hội khác, và đóng
vai trị trung tâm trong mối liên kết xã hội. Chúng tôi đã đặt mối quan hệ với
các tổ chức, cơ quan trong và ngoài huyện để tranh thủ sự hỗ trợ
+ Giữ vai trò hạt nhân trong cơ chế XHHGD. Phát huy được vai trị của
các tổ chức đồn thể trong nhà trường như Đồn thanh niên, Cơng đồn, Liên đội
... trongcông tác huy động, đặc biệt là tài chính đảm bảo sự tơn trọng khơng làm
mất uy tín đối với nhà trường, giữ được mối quan hệ đồng thuận hai chiều giữa
nhà trường, xã hội và các lực lượng ngoài nhà trường. Người tổ chức huy động
lấy yếu tố khách quan làm cơ sở, phát huy được tinh thần dân chủ, vì tập thể.
+ Trong kế hoạch thực hiện xây dựng các chương trình, phương án, chủ
động và động viên kịp thời các lực lượng tham gia
2. Các biện pháp tiến hành
Tuỳ theo đặc điểm, diều kiện của từng trường địa phương khác nhau để có
những biện pháp tương ứng khi thực hiện công tác XHHGD. Riêng với những
đặc điểm của trường THCS Phan Tây Hồ như đã nêu, chúng tôi đã tiến hành
những biện pháp sau:
2.1 Tham mưu với Đảng uỷ, UBND tiến hành lập nội dung kế hoạch và
tổ chức thực hiện công tác XHHGD. Phối hợp tổ chức thực hiện Đại hội giáo
dục và thành lập Hội đồng giáo dục hoạt động với những nội dung phương
hướng có tính khoa học và thực tế cao. Cụ thể hố để các tổ chức xã hội, đồn
thể, hoặc từng thôn trong địa phương phối hợp thực hiện có hiệu quả. Phải hết
4



sức tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào diễn đàn giáo dục, nắm thông tin và
tham gia ý kiến vào giáo dục (thông thường chỉ thông qua Đại hội cha mẹ HS)
Trong nhiều năm qua, chúng tôi tổ chức nhiều lần đến các thôn liên hệ phối hợp
với các đồn thể Phụ nữ, Nơng dân, Thanh niên để vận động HS bỏ học giữa
chúng ra lớp, trong đó có nhiều HS phải vận dụng sự kiên trì, sự động viên và
giúp đỡ về vật chất mới đi đến kết quả.
2.2 Phát huy nội lực, đổi mới giáo dục, đề cao và phát huy vai trò của
người thầy, của tập thể HĐSP. Tăng cường các phương pháp, biện pháp về đổi
mới dạy học có hiệu quả để đáp ứng được các yêu cầu của xã hội cụ thể là mối
quan hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội. Thực hiện tốt cuộc vận động "Dân
chủ, kĩ cương, tình thương, trách nhiệm" Đề cao sức mạnh trí tuệ của tập thể,
phát huy tính sáng tạo, tích cực của HS. Chúng tôi đã tiến hành 12 chuyên đề về
chuyên môn, 4 chuyên đề về công tác thay sách đổi mới giáo dục phổ thông, 6
lần tiếp xúc lắng nghe ý kiến của nhân dân, PHHS thông qua các cuộc họp
HĐND, họp PHHS, hoặc các đoàn thể ... Kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong
nhà trường đẩy mạnh các hoạt động. Các hoạt động đó chính là hạt nhân tích cực
của sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Với các biện pháp
trên, 2 năm học vừa qua nhà trường đã được Bộ GD & ĐT tặng bằng khen
UBND tỉnh công nhận tập thể LĐXS, Cơng đồn được LĐLĐ tặng bằng khen,
hoạt động Đội được Tỉnh đoàn và TƯ Đoàn tặng bằng khen
2.3 Cần tổ chức tốt mối quan hệ với chính quyền địa phương: Tham mưu
với cấp uỷ và UBND thực hiện các chương trình giáo dục, các chủ trương, biện
pháp, mục tiêu giáo dục. Trong công tác tham mưu, đối với địa bàn 2 xã Tam
Th và Tam Đại chúng tơi nhấn mạnh đến vai trị của nhân dân trong cơng tác
xã hội hoá GD bằng các biện pháp được cụ thể đến các thơn và tổ chức đồn thể
của địa phương. Quá trình thực hiện được đánh giá, rút kinh nghiệm theo định
kì, giữa kì và cuối năm học thơng qua Hội đồng GD, các cuộc họp HĐND cho
cấp uỷ và UBND.
2.4 Xây dựng tốt mối quan hệ với các tổ chức, tập thể, các lực lượng
ngoài nhà trường. Đây là một trong những biện pháp có tác dụng tích cực nhưng

địi hỏi người tổ chức cơng tác vận động hiểu biết nguồn nhân lực, vật lực, tài
lực của từng tổ chức đơn vị hoặc cá nhân để có khả năng đặt giao ước, kêu gọi
sự giúp đỡ hoạt động từ ngoài nhà trường. Xuất phát từ yêu cầu thực tế, chúng
tôi đã đặt mối quan hệ với nhiều tổ chức bằng nhiều hình thức phong phú khác
nhau và đạt kết quả rất khả quan như tổ chức Tây Hồ Tam Thái Hội hỗ trợ về
máy vi tính để dạy học; Công ty Thiên Định hỗ trợ về sách bồi dưỡng tham
khảo; cựu GV HS Tam Kì II hỗ trợ Hệ thống lọc nước sạch, khuyến học; Công
ty Thanh Tiến và Huyện Đồn Phú Ninh trồng cây xây dựng mơi trường và
5


quang cảnh sư phạm; Công ty nuôi trồng thuỷ sản Q. Nam, Chi đồn Chi nhánh
điện Tam Kì hỗ trợ kinh phí HS nghèo vượt khó và nhiều tập thể cá nhân khác
2.5 Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với cộng đồng. Tạo điều
kiện và cơ hội để cộng đồng và nhà trường cùng thảo luận tạo ra một môi trường
thuận lợi, mối quan hệ bền chặt thông qua hoạt động Hội đồng giáo dục. Chúng
tôi đã kết hợp với địa phương ra mắt Trung tâm học tập cộng đồng, từ đó nâng
cao hiểu biếtvề các phong trào mà địa phương phát động.
Thông qua những nội dung và biện pháp tiến hành về Đa dạng hoá các
nguồn đầu tư cho giáo dục, huy động và thu hút các lực lượng xã hội tham gia
XHHGD, bằng kinh nghiệm của q trình tổ chức vận động thực hiện, chúng tơi
hệ thống hoá bằng sơ đồ sau:

3. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện
Tại Đại hội Đại Biểu Cơng đồn Ngành Giáo dục Huyện tổ chức vào đầu
tháng 12/2005 và Hội nghị sơ kết công tác thi đua của Ngành GD tổ chức
1/2006, được sự chỉ đạo và Cơng đồn Ngành và Phịng GD, trường đã báo cáo
tham luận về cơng tác xã hội hố GD, đặc biệt nhấn mạnh đa dạng hoá các
nguồn đầu tư, thu hút và huy động các lực lượng tham gia XHHGD. Qua báo
cáo đã được các cấp lãnh đạo đánh giá cao. Thành cơng đó đã khẳng định bước

đi đúng đắn của cơng tác XHHGD, thành cơng đó là sự chỉ đạo chặt chẽ của
chính quyền các cấp, của Phịng GD. Đó là thắng lợi của tinh thần đoàn kết
vươn lên, của sự vận dụng khoa học. Kết quả được thể hiện cụ thể như sau:
Năm 2005, thực hiện đề án xây dựng trường mới, trường đạt chuẩn quốc
gia, chuẩn bị các điều kiện cần thiết hoàn thành kế hoạch trong thời gian sớm
nhất. Trước những yêu cầu mang tính cấp bách này, được sự hưởng ứng của tập
thể HĐSP và học sinh trong toàn trường Ban vận động đã xây dựng kế hoạch
phát động phong trào xây dựng thư viện đạt chuẩn theo QĐ 01. Qua vận động,
GV và HS đã đóng góp được 14.989.000đ mua được 1491 bản sách có giá trị.
Do có sự kết hợp tốt các cuộc vận động trong và ngồi nhà trường cơng tác xây
dựng thư viện đạt chuẩn hoàn thành, và vào ngày 12/5/2005, sở GD & ĐT đã
6


kiểm tra và ra Quyết định công nhận thư viện đạt chuẩn. Khơng dừng lại ở đó,
phát huy thành quả bước đầu nhằm tiến tới xây dựng thư viện tiên tiến. Qua tìm
hiểu, Ban vận động cử người trực tiếp liên hệ và đặt vấn đề với Công ty Thiên
Định Đà Nẵng (Giám đốc C.ty là người con của quê hương Tam Thái) với những
yêu cầu trước mắt của nhà trường, đồng thời cũng thể hiện tình cảm quê hương,
vào ngày 15/8/2005, Cơng ty đã cử đồn cơng tác xã hội mùa thu về trường trực
tiếp trao 500 bản sách tham khảo và bồi dưỡng trị giá 7.850.000đ.
Trước những khó khăn lớn của ngành về việc trang bị cơ sở vật chất cho
các trường, trong đó đặc biệt trang bị các phương tiện dạy học . Trong thời đại
thông tin bùng nổ, để đáp ứng việc học đồng bộ các môn học, nhà trường quyết
tâm đưa môn tin học vào giảng dạy. Qua tham mưu với các cấp lãnh đạo, với sự
tích cực giúp đỡ nhiều mặt của của UBND huyện và Phòng giáo dục Huyện .Nhà
trường trực tiếp tham mưu với địa phương và cử đại diện cùng đi với địa phương
vào thành phố HCM đặt vấn đề với tổ chức Tây Hồ Tam Thái Hội (tổ chức của
cựu GV, HS và bà con quê hương Tam Thái sinh sống tại TP HCM) trong cuộc
gặp mặt đầy ý nghĩa này (vào ngày 10/4/2005) 2 bên đã đi đến thống nhất vận

động trong Hội hỗ trợ cho nhà trường 10 máy vi tính. Ngày 31/5/2005 nhà
trường đã nhận bàn giao 10 máy vi tính từ TP HCM chuyển về trị giá
80.000.000đ. Phát huy tinh thần đó, Thường trực Hội PHHS vận động trong
PHHS tham gia đóng góp mua thêm 3 máy trị giá 18.000.000đ.
Trong kế hoạch xây dựng cơ sỏ vật chất đảm bảo một số hạng mục cần
thiết góp phần vào trường đạt chuẩn quốc gia là vấn đề nước sạch cho GV và
HS. Được sự giới thiệu và giúp đỡ của một thầy giáo nguyên là Hiệu trưởng nhà
trường, Cơng đồn đã kết hợp cùng BGH đặt vấn đề với Ban liên lạc Cựu GV và
HS trường Tam Kì II Niên học 1950 - 1954 (cơ sở nhà trường lúc đó đặt tại Tam
Thái) Với nghĩa cữ Uống nước nhớ nguồn, vào ngày 26/4/2005 Đoàn cựu GV &
HS về thăm trường cũ và trong cuộc hội ngộ với nhiều thế hệ của nhà trường,
đoàn cựu GV và HS đi đến thống nhất :
- Hỗ trợ một hệ thống lọc nước sạch theo công nghệ tiên tiến
- Cấp học bỗng hằng năm cho HS nghèo học giỏi
- Cùng nhà trường xây dựng phòng truyền thống của trường
Vào ngày 31/7/2005 cơng trình hệ thống lọc nước sạch do khoa Hố trường
Đại học Bách khoa Hà nội lắp đặt hoàn thành với kinh phí 20.000.000đ. (Ơng
Trần Kim Đỉnh, cựu HS trường, đây là Chủ nhiệm khoa Hoá tường ĐHBK Hà
Nội đã về hưu). Phát huy tinh thần đó, PHHS tự nguyện đóng góp xây dựng
phịng chứa và bảo quản hệ thống lọc nước sạch với kinh phí 5.000.000đ.

7


Thu hút và huy động các lực lượng tham gia cơng tác XHHGD phải kể
đến sự đóng góp to lớn của nhân dân và PHHS. Với phương châm "Nhà nước
và nhân dân cùng làm" trong năm 2005- 2006 PHHS đã đóng góp 105.000.000đ
cùng với ngân sách Nhà nước để xây dựng cơ sở trường mới; 22.000.000đ làm
nhà xe cho học sinh (diện tích 200m2); 11.000.000đ mua sắm thiết bị phịng bộ
mơn. Đây chính là nổ lực rất lớn của nhân dân và chính quyền địa phương, cùng

nhà trường quyết tâm đầu tư, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và xây
dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Để đẩy mạnh đồng bộ các hoạt động trong nhà trường, hoạt động TDTT
cũng có những bước tiến khởi sắc. Trong khi đó sân chơi, bãi tập chưa ổn định.
Tại Đại hội Cơng đồn trường vào ngày 24/9/2005 đã thông qua Quyết nghị xây
dựng sân bóng chuyền, cầu lơng với nguồn kinh phí vận động CB - ĐV và các
lực lượng xã hội ngoài nhà trường. Với tinh thần vận động tích cực chưa đầy một
tháng sân bóng chuyền cầu lơng đã hồn thành với kinh phí 10.000.000đ. (270m 2
bê tơng) Nhân kỉ niệm ngày 20/10 sân bóng chuyền, cầu lơng đã được đưa vào
sử dụng (hiện nay là sân học Thể dục rất tốt cho HS)
Ngồi việc đa dạng hố các nguồn đầu tư về xây dựng cơ sở vật chất, nhà
trường đã tổ chức phối hợp chặt chẽ các tổ chức đoàn thể thông qua các phong
trào "Tiếp sức đến trường"; "Chiếc áo mùa xn tình bạn"; "HS nghèo vượt khó,
học giỏi" Trong cuộc vận động này có rất nhiều cơ quan, tập thể, cá nhân hỗ trợ
đắc lực như: Chi đoàn Chi nhánh điện Tam Kì; C.ty ni trồng Thuỷ sản Q.
Nam; Cựu GV và HS nhà trường, Tây Hồ Tam Thái Hội và một số tập thể cá
nhân khác... với kinh phí đóng góp 28.750.000đ (từ 5/2004 đến 12/2005). Đặc
biệt, được sự đồng ý của lãnh đạo chính quyền các cấp, vào ngày 16/9/2005 tổ
chức Minh /VOSS đã hỗ trợ và trao trực tiếp 16 xuất học bỗng với tổng kinh phí
11.200.000đ (700.000đ/xuất) và vào ngày 25/9/2006, hỗ trợ 20 xuất học bỗng
vối kinh phí 14.000.000đ
Để tạo nên quang cảnh sư phạm trong khi giai đoạn hai của việc xây dựng
cơ sở vật chất của nhà trường chưa khởi công, nhà trường đã đặt quan hệ với một
số tổ chức cá nhân trồng cây tạo quang cảnh. Kết quả đã trồng 20 cây có giá trị
với kinh phí 950.000đ do Cty TNHH Thanh Tiến, Huyện Đoàn Phú Ninh và một
GV của trường thực hiện
Năm 2006 -2007, trong HK I, với sự tích cực hoạt động của nhà trường,
HS cũ của trường đã về trực tiếp tổ chức phát thưởng HS nghèo vượt khó học
giỏi với kinh phí 14.324.000đ (gồm 50 xuất)
Hơn một năm thực hiện Đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho giáo dục,

huy động và thu hút các lực lượng xã hội tham gia XHHGD với những kết quả
bước đầu cho thấy bài tốn XHHGD đã có lời giải. Đó chính là động lực tốt, là
8


tiền đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Vận động các lực lượng tham
gia để xây dựng, phát triển nhà trường, tham gia của xã hội vào nhà trường đòi
hỏi ngành giáo dục và nhà trường phải đáp ứng các yêu cầu của xã hội về việc
nâng cao chất lượng dạy và học, đó là mối quan hệ hai chiều. Chính vì vậy
trong năm học 2005 - 2006, nhà trường đã có nhiều tích cực duy trì và đảm bảo
chất lượng giáo dục.
* Năm học 2005-2006:
Giải cấp Tỉnh:
- 1 giải nhất, 1 giải nhì về TNTH (nhất mơn Vật lí Tỉnh)
- Nhất về TTVH
- 1 giải nhất mơn Tốn
- 1 giải nhất mơn Tin học
- 1 giải nhì môn Vật Lý
- 1 giải KK môn Vật Lý
Giải cấp Huyện
- 1 giải nhất; 1 giải nhì; 1 giải ba môn Vật Lý
- 1 giải 3 môn Sinh TNTH
- 2 giải KK mơn Anh văn
- 1 giải nhất Casio
Thi tìm hiểu về thân thế sự nghiệp cụ Phan Châu Trinh
(Do Ban Tuyên giáo Huyện phát động)
Đạt 1 giải nhất ; 2 giải nhì; . Xếp nhất tồn đồn
+ Cơng tác phổ cập THCS đã hoàn thành.
+ Tỉ lệ HS tốt nghiệp THCS (2005) đạt 99.7%
Năm học 2006 -2007

+ Giải cấp Tỉnh:
- 1 giải nhì, 1 KK mơn Vật lí TNTH (nhất mơn Vật lí Tỉnh)
- Giải 3 TTVH; 1 giải nhất, 2 giải nhì mơn Vật lí
+ Giải cấp Huyện: Đạt 15 giải các loại
III. Những bài học kinh nghiệm

Trong q trình thực hiện Đa dạng hố các nguồn đầu tư cho giáo dục,
huy động và thu hút các lực lượng xã hội tham gia XHHGD, chúng tôi xin
được rút ra một số bài học kinh nghiệm sau thay cho kết luận:
1. Xây dựng nội dung, kế hoạch đảm bảo tính khoa học, kế hoạch phải gắn
sát thực tế và cụ thể hố. Có sự kiểm tra đánh giá sơ kết rút kinh nghiệm theo
định kì.
9


2. Biện pháp thực hiện đảm bảo sự kết hợp và chỉ đạo của chính quyền địa
phương. vận dụng sáng tạo trong quá trình thu hút, huy động các lực lượng xã
hội ngồi nhà trường. Kiên trì, biết tranh thủ đúng lúc đúng thời cơ, thể hiện tốt
mối quan hệ hai chiều giữa xã hội và nhà trường.
3. Phối hợp đúng chức năng nhiệm vụ, đúng người, đúng việc của lực
lượng xã hội. Phải đảm bảo tính nguyên tắc, lợi ích, tính hiệu quả và tính pháp lý
của công việc
4. Người thực hiện cơng tác vận động là người có quan điểm quần chúng,
có năng lực, có uy tín ở địa phương. phải biết việc, biết người sắp xếp công việc
để có chất lượng và hiệu quả
5. Xây dựng một tập thể thực sự đoàn kết, thực sự làm việc, vững mạnh về
mọi mặt, phát huy trí tuệ của tập thể, tính sáng tạo của học sinh, làm tốt cuộc vận
động "Dân chủ,kĩ cương, tình thương, trách nhiệm".
Phú Ninh, ngày 15 tháng 4 năm 2007
Người thực hiện:

1. Lương Văn Dương
2. Ca Văn Cường



10


11



×