Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

HIỆU TRƯỞNG VỚI CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRƯỜNG TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.12 KB, 10 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm



ĐỀ TÀI:
HIỆU TRƯỞNG VỚI CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC - TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ
THỊ SÁU XÃ TAM ĐÀN, HUYỆN PHÚ NINH.
I/ MỞ ĐẦU:
Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học hiện nay đang ở
trong bối cảnh có nhiều vấn đề cần bàn. Vì đối với nước ta từ nền
kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, giao lưu và hội
nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh có nhiều
mặt tích cực còn có nhiều mặt tiêu cực nẩy sinh.
Thực trạng ở vấn đề thường xảy ra ở phụ huynh học sinh có lối
sống thực dụng, chỉ biết cái trước mắt làm ra thật nhiều tiền là đủ, ít
quan tâm đến con cái của họ, thậm chí giao hẳn cho nhà trường và xã
hội. Bên cạnh có một số phụ huynh bất đồng với gia đình, ly hôn đối
xử với con cái lạnh lùng, thiếu tình thương. Một số gia đình có điều
kiện kinh tế quá khó khăn, trẻ mồi côi không nơi nương tựa .
Từ cơ sở đó có một số học sinh có hoàn cảnh nêu trên thường
hay có những biểu hiện hành vi đạo đức không đúng như nói tục, chửi
thề… Làm những điều không hay. Chính vì những lý lo đó là nỗi trăn
trở của thầy cô giáo và sự quan tâm của toàn xã hội.
Do vậy chúng ta phải tìm ra biện pháp để sớm khắc phục. Giáo
dục đạo đức cho học sinh không chỉ dừng lại ở nhà trường mà còn kết
hợp với ba môi trường giáo dục là gia đình, nhà trường, xã hội và đặc
biệt gia đình phải giữ vai trò quan trọng nhất.
Trang 1



Sáng kiến kinh nghiệm



Qua thống kê chất lượng của nhà trường trong những năm qua
và gần đây nhất là học sinh lớp 4,5 xếp loại hạnh khá tốt từ 60% 70% . Như vậy tỉ lệ học sinh ở Tiểu học đạt tỷ lệ hạnh kiểm tốt vẫn
còn thấp.
Cho nên việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là việc
làm mang tính thường xuyên và liên tục, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục và đào tạo toàn diện, tạo ra nề nếp kỷ cương trong nhà
trường và toàn xã hội, biết vâng lời cha mẹ, lễ phép với thầy cô giáo
và mọi người trong cộng đồng.
Với những yêu cầu trên, qua nhiều năm nghiên cứu và công tác
giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học ở trường, bản thân tôi đã rút
ra được một số biện pháp như sau.
II / TÌM HIỂU NGHUYÊN NHÂN :
1/ Nguyên nhân từ học sinh :
Ở lớp do không có động cơ học tập đúng đắn, lười học, thiếu
hưng phấn trong việc đến trường, đến lớp.
Trong giờ học không chú ý lắng nghe giảng, bỏ học, thiếu
chuyên cần, dần dần mất căn bản trong học tập.
Thường hay nói chuyện, chọc phá bạn, tự ý xa rời bạn bè.
2/ Nguyên nhân từ gia đình :
Cha mẹ thiếu quan tâm đến việc học tập của con cái.
Chưa có biện pháp để giúp đỡ cho con học tập tốt.
Có khi cha mẹ chưa mẫu mực để con cái noi gương.
Việc đối xử con cái trong gia đình chưa công bằng.
Trang 2



Sáng kiến kinh nghiệm



3/ Nguyên nhân từ nhà trường :
Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường không thể
bằng lời nói mà còn nêu gương và môi trường xung quanh trẻ ở.
Tình hình giảng dạy của một số giáo viên nặng nề về lý thuyết,
nặng về dạy chữ đơn thuần, nhất là tiết Đạo đức, chưa chú trọng
trong việc nêu gương.
Tổng phụ trách Đội chưa nhiệt tình trong công tác, chưa tổ
chức các đợt sinh hoạt ngoài giờ để giáo dục học sinh.
Trong giáo dục, giáo viên chưa có những biện pháp giáo dục
thích hợp với từng đối tượng, chưa sát với đặc điểm tâm lý của học
sinh, lãnh đạo nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục
đạo đức cho học sinh
4/ Nguyên nhân từ xã hội :
Nhận thức của một phần xã hội về xã hội giáo dục chưa đầy đủ
ở một số đơn vị, nặng nề về mặt hình thức, chưa tạo phong trào quan
tâm đến giáo dục của nhân dân. Chưa chú ý đến môi trường giáo dục
lành mạnh, xây dựng nề nếp hoạt động vui chơi hoặc những hoạt
động động lành mạnh để giáo dục toàn diện cho trẻ em .
Hoạt động của Hội đồng giáo dục còn nhiều lúng túng, chưa
thường xuyên và thiếu kế hoạch công tác, chưa phát triển tốt của Hội
đồng giáo dục
Từ những lý lo và nguyên nhân , tôi đã rút ra được qua phần
trình bày ở trên, trong năm qua nhà trường tôi đã áp dụng một số biện
pháp cụ thể nhằm giáo dục cho học sinh Tiểu học như sau:

Trang 3



Sáng kiến kinh nghiệm



III/ NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ :
1/ Đối với gia đình :
Sự ra đời của trẻ đã nhanh chóng tiếp thu ấn tượng thế giới
xung quanh , rồi đến tiếp thu nhu cầu giao tiếp với những người khác.
Chính những nhu cầu này đã thúc đẩy trẻ vươn tới cuộc sống, bắt
chước những hình mẫu xung quanh, từ chỗ bắt chước những hành
động , những phán đoán, kiểu tiếp xúc, xử thế đối với những người
gần gũi với trẻ (Cha, mẹ, anh, chị trong gia đình).
Sự thành đạt của con cái, tâm trạng và các đặc điểm nhân cách
của con cái phụ thuộc rất nhiều vào tính cách và biểu hiện đặc điểm
của gia đình.
Qua đó cần xác định nội dung, biện pháp hình thành hành vi và
đạo đức cho trẻ trong gia đình trên mục tiêu, nội dung phương pháp
nói chung, mục tiêu, nội dung phương pháp của trường Tiểu học, lấy
5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
Cha mẹ luôn là người mẫu mực, sống lạc quan, có văn hóa, có
cuộc sống giản dị. Trong cuộc sống hằng ngày, cha mẹ luôn giữ vai
trò nêu gương, khuôn phép là tấm gương cho trẻ noi theo. Trong gia
đình về mặt tình cảm phải ấm cúng, mọi thành viên trong gia đình
đều phải thông cảm, thương yêu, gắn bó với nhau, quan tâm đến vật
chất và tinh thần của con cái. Nhưng cần phải đáp ứng chính đáng về
mọi nhu cầu của con cái, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện kinh tế
của từng gia đình.
Thường xuyên quan tâm chăm sóc tế nhị đến đời sống tinh

thần, vật chất, quan hệ bạn bè của con cái, kịp thời uốn nắn và khen
Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm



ngợi những lời nói và việc làm tốt của con. Luôn làm cho tâm hồn trẻ
trong sáng và động tác tình cảm phong phú, phát triển nhân cách toàn
diện. Đó là vốn sống, vốn làm người công dân tốt.
Tóm lại, gia đình là tế bào của xã hội, do vậy một đứa trẻ tốt, có
tâm hồn trong sáng, có cuộc sống hồn nhiên vô tư, luôn làm những
điều hay lẽ phải …. Luôn tùy thuộc vào mỗi gia đình.
2/ Đối với nhà trường :
a/ Đối với lãnh đạo :
Trong giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng, cần có
quan điểm rõ ràng, luôn suy nghĩ tìm ra những biện pháp và giải pháp
hết sức tích cực, nhằm thực hiện có hiệu quả và chất lượng đào tạo,
nhất là giáo dục đạo đức cho những đối tượng học sinh còn hạn chế
về mặt đạo đức.
Phải có sự quan hệ mật thiết với các ban ngành và hội cha mẹ
học sinh. Phối kết hợp một cách đồng bộ với các đoàn thể, tập hợp
được sức mạnh tổng hợp, phát huy nội lực. Mục đích làm xoay
chuyển nhà trường, từng bước tiến đến một trường có chất lượng cao,
tạo những sản phẩm, những hạt nhân tốt cho xã hội.
Luôn luôn đề ra kế hoạch và đôn đốc kiểm tra việc dạy của giáo
viên, quan tâm của giáo viên đối với học sinh, nhất là những đối
tượng học sinh cá biệt. Chỉ đạo việc thực hiện nội dung chương trình,
chú trọng về môn Đạo đức, tiết thực hành về hành vi đạo đức cùng

với việc nêu gương tốt.

Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm



Chỉ đạo tốt về hoạt động Đội như tổ chức ngoại khóa, sinh hoạt
tập thể, dạy cho học sinh tập luyện, tuyệt đối chấp hành các yêu cầu
của nhà trường đề ra cho các em (nội quy, qui tắc, thái độ trong mọi
sinh hoạt), công tác xã hội, ở nhà, ở trường, ở lớp, trong sinh hoạt,
phê bình và tự phê bình. Phải biểu dương và nêu gương người tốt việc
tốt, khen thưởng, kỷ luật về ứng xử đạo đức, nhất là giáo dục các em
theo 5 điều Bác Hồ dạy.
Bên cạnh đó lãnh đạo phải thật sự gần gũi với những học sinh
cá biệt trong lớp. Qua tìm hiểu tâm tư nguyện vọng cũng như hoàn
cảnh gia đình của từng em để đề ra những biện pháp thích hợp cho
từng trường hợp. Phải sâu sát mọi hoạt động trong nhà trường, phải
có lương tâm trong mọi công việc, mọi đối tượng từ giáo viên cho
đến học sinh trong trường thì mới thành công trong công tác giáo
dục.
b/ Đối với giáo viên và việc giáo dục đạo đức cho học sinh :
Nhà trường gắn liền với xã hội thì trách nhiệm của người thầy
cũng gắn liền với xã hội. Tuy nhiên trong thực tế chúng ta đã biết một
bộ phận không nhỏ giáo viên có xu hướng dạy chữ tốt là được, việc
gắn với xã hội thì có người lo, vướng vào công việc này thêm bận bịu
mất thời gian. Đây là nhận thức vô cùng lệch lạc, phiến diện, cần
được chấn chỉnh kịp thời vì nó sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt,

tạo nên sự tách biệt giữa nhà trường và xã hội. Người thầy không còn
chỗ đứng trong tình cảm của phụ huynh. Đó cũng là biểu hiện phong
cách quan liêu giáo dục .

Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm



Điều mà giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy, trước hết là
phải có lòng thương yêu hết mực học trò, có nghệ thuật giảng dạy, có
tâm huyết với nghề của mình, có lương tâm. Phải có trách nhiệm
trong vai trò giáo dục thế hệ trẻ, tất cả việc làm ở lớp, ngoài xã hội
phải đúng đắn, chuẩn mực để làm gương cho học sinh noi theo.
Cần kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp để giáo dục.
Thường xuyên tiếp xúc với học sinh để hiểu biết thêm về tâm sinh lý,
tính tình, theo dõi sự phát triển của từng học sinh để có biện pháp
giáo dục .
Giáo dục cần phải thận trọng, vì mỗi phương pháp đều có một
hạn chế nhất định, chứ không phải dạy môn nào giáo viên cũng dạy
môn Đạo đức. Trong quá trình giảng dạy chú ý những học sinh có
những hành vi không tốt so với tập thể.
Giáo viên hướng dẫn những học sinh sửa chữa những sai lầm,
nội dung câu hỏi phải mang tính giáo dục nhằm nâng cao nhận thức
cho học sinh, nhất là đối với một số đối tượng mà người thầy cần
quan tâm, để từ đó định ra một số phương pháp giáo dục cho từng đối
tượng.
Đối với những đối tượng này, giáo viên cần tập trung nhiều thời

gian để động viên an ủi và phối hợp với cha mẹ các em để nắm từng
hoàn cảnh của gia đình để hiểu biết thêm cho từng cái bức xúc mà
học sinh dẫn đến những lỗi lầm đó (Hoàn cảnh gia đình mồ côi,
không nơi nương tựa, cha mẹ bỏ rơi, bạn bè xa lánh…). Giáo viên cần
quan tâm, có biện pháp kịp thời, tạo ra không khí thân mật, chân tình,
cởi mở, tạo ra tình cảm thật sâu đậm hòa hợp với mọi người xung
Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm



quanh. Trong lúc này học sinh cần giúp đỡ của thầy cô giáo và bạn
bè.
3/ Đối với xã hội:
Phải có quan hệ với mọi lực lượng ban ngành trong xã hội,
quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức như Đoàn thanh niên, Hội
phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Hội nông dân, Mặt trận tổ quốc xã.
Kết hợp với chính quyền tuyên truyền những gương người tốt
việc tốt thường xuyên, những tiến bộ của nền văn minh, văn hóa của
dân tộc để học sinh tiếp thu, cộng vào sự giáo dục của nhà trường để
nâng cao việc hình thành nhân cách đối với học sinh ở lứa tuổi này .
Những tệ nạn xã hội cần xử lý nghiêm minh như trộm cắp, cờ
bạc, rượu chè. Với những em vi phạm ở mức độ thấp thì phê bình
khiển trách, cảnh cáo, kết hợp với nhà trường, gia đình để có biện
pháp giáo dục kịp thời.
IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Việc kết hợp ba môi trường giáo dục là điều hết sức quan trọng,
phải nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình trong việc giáo

dục đạo đức cho học sinh.
Phải xây dựng nội dung đạo đức phù hợp tâm lý với các em học
sinh Tiểu học, phải đi từ đơn giản đến phức tạp.
Ý thức trách nhiệm của đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ quản lý,
các ban ngành đoàn thể trong nhà trường phải phối hợp đồng bộ
trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Gia đình thì phải có các bậc phụ huynh quan tâm đầu tư đến
việc học tập dạy dỗ cho con em mình.
Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm



Các cấp chính quyền có nhiều quan tâm đến phong trào giáo
dục.
Tam Đàn, ngày 24 tháng 4 năm
2007.
Người viết
NGUYỄN QUANG BỮU

Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm



Trang 10




×