Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ĐỀ TÀI: PHƯƠNG PHÁP DẠY TỐT CÁC BÀI THỰC HÀNH Ở BỘ MÔN SINH HỌC 9 TRONG ĐIỀU KIỆN THIẾU THIẾT BỊ DẠY HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.75 KB, 20 trang )

TÊN ĐỀ TÀI:
PHƯƠNG PHÁP DẠY TỐT CÁC BÀI THỰC HÀNH Ở BỘ MÔN
SINH HỌC 9 TRONG ĐIỀU KIỆN THIẾU THIẾT BỊ DẠY HỌC .
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1)Lý do chọn đề tài:
Sinh học là một khoa học thực nghiệm. Các kiến thức sinh học cần được hình
thành theo phương pháp quan sát, thí nghiệm, thực hành. Các bài thực hành
khơng những giúp cho các em củng cố lại kiến thức đã học, khẳng định tính khoa
học chính xác giữa lý luận và thực tiễn mà cịn kích thích lịng say mê nghiên
cứu, yêu khoa học của học sinh.
Tuy nhiên trong điều kiện thiết bị dạy học của cả nước vừa thiếu lại vừa
không đồng bộ, đặc biệt là các tiết thực hành ở bộ môn sinh học 9, việc thiếu
thiết bị càng trở nên trầm trọng hơn đối với các trường ở vùng nông thôn như ở
trường chúng tôi (trường THCS Phan Tây Hồ -Huyện Phú Ninh). Do đó nhóm
giáo viên sinh học 9 của trường chúng tôi đã quyết định chọn đề tài:
“Phương pháp dạy tốt các bài thực hành ở bộ môn sinh học 9 trong điều kiện
thiếu thiết bị dạy học”.
1) Phạm vi nghiên cứu:
Tiến hành nghiên cứu trong 2 năm từ năm học 2005-2006 đến năm học 20062007 nhằm mục đích dạy tốt các tiết thực hành, đáp ứng được yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học.
2) Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 9.
3) Giới hạn đề tài: Chương trình sinh 9 kiến thức rất nhiều, vừa lý thuyết, vừa
thực hành. Đối với phần thực hành với phạm vi đề tài, chúng tơi khơng thể phân
tích hết tất cả các bài thực hành trong SGK, nên chỉ giới hạn ở một số bài có nội
dung nổi bậc để phân tích và nêu các phương án giảng dạy thích hợp.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I/ Cơ sở lý luận:
1) Khái niệm về thiết bị dạy học:
Thiết bị dạy học (TBDH) là một trong những điều kiện vật chất của nhà
trường.
TBDH có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu ,nguyên lý giáo dục


của Đảng và nhà nước : “Học đi đôi với hành...”
TBDH là công cụ lao động của giáo viên, là phương tiện giúp học sinh
hiểu các khái niệm,để lĩnh hội kiến thức, giúp học sinh hình thành những thói
quen cần thiết,bước đầu luyện tập thực hành, lao động, ứng dụng trong đời sống.
TBDH kích thích hứng thú tiếp thu tri thức của học sinh, giúp học sinh
nhớ lâu, hiểu sâu, phát triển được nhiều giác quan, thoả mãn yêu cầu và sự say
mê học tập của học sinh.
TBDH có vai trị quan trọng và hết sức cần thiết như vậy, cho nên trong
dạy học bằng mọi cách chúng ta phải khắc phục tình trạng thiếu đồ dùng dạy


học, có thể tự làm đồ dùng dạy học, cải tiến, thay thế, hoặc tận dụng những thiết
bị, nguyên vật liệu hiện có ở địa phương để góp phần giải quyết kịp thời các yêu
cầu dạy và học.
2)
Nhiệm vụ giáo dục:
Giáo dục học sinh nắm vững, khắc sâu kiến thức một cách tích cực, chủ
động,vừa rèn luyện phương pháp nhận thức, vừa rèn luyện năng lực tư duy, năng
lực tự học, kỹ năng thực hiện các hoạt động, học sinh sẽ rèn được các kỹ năng
cần thiết: làm tiêu bản, kỹ năng vẽ hình, quan sát, nhận biết ...
Giáo dục học sinh thái độ học tập đúng đắn, có ý thức tự giác, giữ gìn vệ sinh
và trật tự kỷ luật, để từ đó các em có sự say mê ham thích bộ mơn, u thiên
nhiên, đất nước, ước mơ góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước làm
cho cuộc sống hạnh phúc, đất nước được phồn vinh.
II/Thực trạng của trường THCS Phan Tây Hồ:
1) Đặc điểm tình hình trường:
- Đối với trường chúng tơi khi phân cơng lao động thường bố trí 2 đến 3
giáo viên cùng bộ môn cho 1 khối lớp.
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học ở bộ môn sinh được thường xuyên sử
dụng, bộ phận chuyên môn tổ và bộ phận thiết bị quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên đồ

dùng dạy học cịn thiếu rất nhiều: bộ mơn sinh Lớp 6, 7 chỉ có 1 bộ, lớp 8 khơng
có bộ nào, lớp 9 khơng đầy đủ chỉ có 1 ít tranh vẽ, một số mơ hình ARN, và tổng
hợp prơtêin.
- Việc thay sách giáo khoa lớp 9 đã thực hiện được 2 năm từ năm học
2005-2006 đến nay, chúng tôi đã có được những thuận lợi và khó khăn khi chọn
đề tài này.
a.Thuận lợi:
- Nhóm sinh 9 gồm 2 giáo viên được bố trí giảng dạy liên tục trong 2 năm
thực hiện thay sách lớp 9.
- Là trường ở vùng nông thôn nên các bài thực hành ở phần sinh vật và
môi trường học sinh dễ tiếp cận với các yêu cầu mà giáo viên đặt ra .
-Số lớp nhiều: 7 lớp 9, do đó dễ tiến hành thí nghiệm và kiểm chứng .
b.Khó khăn :
- Thiết bị dạy học cịn quá thiếu và không đồng bộ .
- Học sinh không có thời gian nghiên cứu ở nhà do phải giúp đỡ cơng việc
đồng áng cho gia đình.
- Phụ huynh ít quan tâm.
2)Phân tích thực trạng tổ chức:
a. Phân cơng:
Năm học 2005-2006:
- Cô Huỳnh thị Tuyết giảng dạy 4 lớp 9.
- Cơ Đồn thị Giang giảng dạy 3 lớp 9.
Năm học 2006-2007:


- Cô Huỳnh thị Tuyết giảng dạy 3 lớp 9 .
- Cơ Đồn thị Giang giảng dạy 4 lớp 9 .
b.Thực hiện: Năm học 2005-2006 đã tiến hành :
-Dạy thử nghiệm 3 lớp (cô Tuyết 2 lớp, cô Giang 1 lớp )
-Dạy kiểm chứng 4 lớp (mỗi cô 2 lớp ).

(các lớp dạy thử nghiệm hay kiểm chứng đều được thay đổi ở từng bài thực hành
).
3) Các bước tiến hành:
a. Xây dựng mục tiêu: Trong thực hành có nhiều thể loại, đòi hỏi người
thực hiện phải xác định mục tiêu rõ ràng, phù hợp với nội dung từng bài học, dựa
vào bài cụ thể mà xác định đúng để xây dựng hoàn chỉnh.
b. Chuẩn bị: Đối với bài thực hành có dụng cụ thiết bị đầy đủ thì dễ dàng
chuẩn bị, đối với bài thực hành thiếu dụng cụ thiết bị địi hỏi chúng tơi phải suy
nghĩ nhiều cách để chuẩn bị, tìm ra hướng giải quyết, khắc phục tình trạng thiếu
bằng nhiều cách: làm đồ dùng dạy học, cải tiến, tận dụng những dụng cụ cũ có ở
thiết bị trường, ở địa phương, gia đình học sinh để chuẩn bị. Đối với bài thực
hành không phù hợp với thời điểm giảng dạy chúng tôi đã thay thế nguyên vật
liệu này bằng nguyên vật liệu khác để phù hợp với nội dung bài học.
c. Thiết kế các hoạt động: Chúng tơi đã nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy,
trình tự, cấu trúc và mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức trong bài để có cách
tiến hành thích hợp. Chúng tơi đã hình dung những khó khăn, sai lầm mà học
sinh có thể mắc phải khi thực hiện, do đó đã dự kiến cách giải quyết, thời gian và
phương tiện cho từng hoạt động. Đối với nhóm chúng tơi, mỗi người có cách
soạn riêng của mình, sau đó chúng tôi trao đổi thống nhất với nhau các phương
án lựa chọn để giảng dạy.
d.Đánh giá ,rút kinh nghiệm sau mỗi bài thực hành :
Lập kế hoạch đánh giá kết quả bài dạy dựa trên mục tiêu,chúng tôi đã xây
dựng những câu hỏi để học sinh tự đánh giá hoặc giáo viên đánh giá sau mỗi lần
thực hiện. Cuối cùng là nhận xét rút kinh nghiệm cho mỗi bài thực hành.
4) Biện pháp tổ chức :
Chúng tôi đã cải tiến hình thức tổ chức giảng dạy để phù hợp với mục tiêu
đề ra, xây dựng phương án thiết kế bài thực hành đầy đủ các bước :
- Bước 1: Xác định mục tiêu bài dạy.
- Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ- nguyên vật liệu cho bài dạy.
- Bước 3: Các hoạt động dạy và học:

+ Hoạt động 1: .Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
.Yêu cầu và phân công thực hiện.
.Xây dựng qui trình thực hiện .
+ Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn - học sinh thực hiện.
+ Hoạt động 3: Thảo luận đề xuất ý kiến và trình bày nội dung thực hiện.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện .


- Bước 5: Nhận xét -Rút kinh nghiệm .
Trên khuôn khổ đề tài có hạn, chúng tơi đã phân loại các bài thực hành để tiện
sử dụng các phương án dạy học thích hợp, cụ thể như sau:
A. Đối với loại bài thực hành thiếu thiết bị dạy học :
Ví dụ 1:Bài thực hành : Quan sát hình thái Nhiễm sắc thể ở tiết 14:
I/Mục tiêu: Theo sách giáo khoa
- Nhận dạng được nhiễm sắc thể ở các kỳ .
- Phát triển khả năng sử dụng và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.
II/ Chuẩn bị:(theo yêu cầu của sách giáo khoa )
- Các tiêu bản cố định nhiễm sắc thể của một số loài động vật, thực vật
(giun đũa,châu chấu ,trâu bị ,lợn...)
- Kính hiển vi quang học với số lượng tương ứng với số nhóm học sinh .
- Hộp tiêu bản với số lượng tương ứng với số nhóm học sinh .
Tuy nhiên trong điều kiện trường chúng tơi khơng có tiêu bản (vì qua tìm hiểu
tiêu bản này rất đắt và nếu có do chất lượng kém nên có khả năng khơng quan sát
được) Chúng tơi chỉ được cấp ảnh chụp các kì nguyên phân của tế bào vảy
hành .Nhóm sinh 9 chúng tơi đã bàn bạc và thống nhất thay đổi như sau:
I/Mục tiêu:
- Nhận dạng được nhiễm sắc thể ở các kì.
- Rèn kĩ năng quan sát và vẽ hình .
II/Chuẩn bị :
- Ảnh chụp hình thái nhiễm sắc thể qua các kì nguyên phân của tế bào vảy

hành .
- Giấy A4 ,viết chì.
- Kiến thức về các kì nguyên phân.
III/Tiến hành:
1. Phương án 1: Thực hành ở 3 lớp thử nghiệm.
- Giáo viên cố định ảnh chụp trên bảng .
- Yêu cầu cả lớp quan sát nhận dạng hình thái của nhiễm sắc thể qua các kì
nguyên phân .
- Vẽ hình quan sát được vào giấy A4 .
*Kết quả:
+ 90% học sinh vẽ theo cảm tính (nhớ lại và vẽ ), khơng phù hợp
với ảnh đã quan sát, chủ yếu tập trung vào các hình dễ.
+ 10% học sinh khá giỏi vẽ đúng theo ảnh quan sát .
2. Phương án 2: 4 lớp kiểm chứng
- Giáo viên che các phần chú thích trong ảnh chụp, phơ tơ thành 5 bảng
phân cho 5 nhóm .
- Chỉ định mỗi nhóm nghiên cứu một hình thái của nhiễm sắc thể ở 1 kì.
- Học sinh trao đổi nhóm nhận dạng hình thái của nhiễm sắc thể ở kì nào
và giải thích . Vẽ hình.


- Phần thu hoạch: Mỗi nhóm cố định hình vẽ của mình trên bảng và giải
thích lý do nhận dạng đó ,lớp nhận xét ,giáo viên bổ sung cho điểm .
*Kết quả:
+ 92,5% học sinh nhận dạng được các hình thái của nhiễm sắc thể
qua các kì .
+ 55% học sinh vẽ hình chính xác hình thái của nhiễm sắc thể qua
ảnh chụp.
Ví dụ2: Bài thực hành quan sát và lắp mơ hình ADN ở tiết 20.
I/Mục tiêu: (SGK)

- Củng cố kiến thức về cấu trúc phân tử ADN.
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích mơ hình ADN.
- Rèn thao tác lắp ráp mơ hình ADN.
II/Chuẩn bị:
- Mơ hình ADN đã được lắp ráp hồn chỉnh .
- Hộp đựng mơ hình cấu trúc phân tử ADN ở dạng tháo rời với số lượng
tương ứng .
- Màn hình, máy chiếu ,bóng điện.
- Đĩa CD có nội dung về cấu trúc ,cơ chế tự nhân đôi của ADN, cơ chế
tổng hợp ARN, cơ chế tổng hợp prôtê in.
III/ Cách tiến hành:
Do điều kiện trường chúng tơi khơng có tất cả những thiết bị dạy học mà
sách giáo khoa yêu cầu, chúng tơi chỉ có các nuclêơtic rời, bảng từ, đĩa CD, cơ
chế tự nhân đôi của ADN, nên chúng tôi đã thống nhất tiến hành như sau:
1) Phương án 1: (Ở lớp thử nghiệm)
I/Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về cấu trúc phân tử ADN.
- Rèn kĩ năng quan sát và phân tích mơ hình tự nhân đơi của ADN.
II/Chuẩn bị:
- Tranh cấu trúc một đoạn phân tử ADN.
- Đĩa CD nội dung cơ chế tự nhân đôi của ADN.
- Đầu máy, tivi.
III/ Tiến hành:
1.Học sinh quan sát tranh xác định:
- Vị trí tương đối của 2 mạch nuclêơtic.
- Đường kính vịng xoắn, số cặp nuclêơtic trong mỗi vịng xoắn .
- Sự liên kết các nuclêơtíc của 1 mạch.
2.Học sinh xem băng hình cơ chế tự nhân đơi của ADN .
3.Thu hoạch:
- Vẽ hình phân tử ADN.

- Nguyên tắc tự nhân đôi của ADN.
*Kết quả:


- Học sinh cịn mơ hồ về cấu trúc khơng gian 3 chiều của phân tử ADN.
- Chưa khắc sâu được q trình tự nhân đơi của ADN theo ngun tắc bổ
sung, qua khảo sát chỉ có 42% học sinh nắm được cơ chế tự nhân đôi của ADN.
2.Phương án 2:(ở lớp kiểm chứng)
I/Mục tiêu:
- Thêm rèn thao tác lắp ráp mơ hình tự nhân đơi của phân tử ADN.
II/Chuẩn bị: Thêm:
- Hộp đựng các nuclêơtic rời,bảng từ.
- Mơ hình ADN bằng giấy bìa cứng (mỗi nhóm một mơ hình).
- Đèn pin, tấm bìa cứng.
III/Cách tiến hành:
1.Quan sát mơ hình cấu trúc không gian của phân tử ADN:
- Dùng đèn pin phóng hình chiếu của mơ hình ADN lên một tấm bìa cứng
đặt song song với trục đứng của mơ hình.
- Đối chiếu với tranh xác định :
+ Vị trí tương đối của 2 mạch nuclêôtic.
+ Chiều xoắn của 2 mạch.
+ Sự liên kết các nuclêôtic giữa 2 mạch.
2.Lắp ráp cơ chế tự nhân đôi của phân tử ADN:
- Giáo viên cho học sinh xem đĩa CD quá trình tự nhân đôi của phân tử
ADN.
- Giáo viên thao tác cách lắp ráp 1 đoạn phân tử ADN .
Yêu cầu học sinh nhận xét:
+ Cách liên kết của các nuclêôtic.
+ Chiều tổng hợp.
- Giáo viên giao bài tập cho mỗi nhóm lắp ráp một đoạn phân tử ADN

hoàn thành trên giấy.
- Các nhóm thao tác trên bảng từ.
- Lớp nhận xét về thao tác và kết quả.
*Kết quả:
+ 85% học sinh nhận dạng được không gian 3 chiều của phân tử ADN.
+ 97,2% học sinh nắm được cơ chế tự nhân đôi của phân tử ADN.
*Rút kinh nghiệm:
Sự thay đổi và vận dụng các thiết bị dạy học một cách linh hoạt sẽ khắc
phục được tình trạng thiếu thiết bị dạy học ,tạo niềm tin khoa học cho học sinh
,tiết thực hành trở nên sinh động ,hấp dẫn,học sinh ham thích hơn.
B. Đối với loại bài có sẵn mẫu vật tự nhiên :
Ví dụ 3: Bài thực hành :Quan sát thường biến tiết 28:
I/Mục tiêu: Như SGK
II/Chuẩn bị: Theo yêu cầu của sách giáo khoa là:
a) Tranh ảnh minh hoạ thường biến như :


- Ảnh chụp 2 mầm khoai lang được tách ra từ 1 củ ,một đặt trong tối ,một
để ngoài sáng .
- Ảnh chụp hai chậu gieo hạt lúa của cùng một giống ,một chậu đặt trong
tối ,một chậu để ngoài sáng .
Do điều kiện ở nơng thơn học sinh có thể chuẩn bị mẫu vật dễ dàng,do đó
giáo viên định hướng để học sinh chuẩn bị theo từng nhóm nên có thể thay thế
tranh ảnh bằng mẫu vật thật.
b) Ảnh chụp chứng minh thường biến là biến dị không di truyền :
- Ảnh chụp cây rau dừa nước mọc ở 3 mơi trường thay bằng mẫu vật
thật(các nhóm chuẩn bị)
c) Ảnh chụp minh hoạ ảnh hưởng khác nhau của cùng một điều kiện đối với tính
trạng số lượng và chất lượng.
Ảnh chụp 2 luống su hào trồng từ một giống nhưng được bón phân ,tưới

nước khác nhau ,thay bằng ảnh chụp ảnh hưởng của thức ăn đối với 2 cặp bê
sinh đôi cùng trứng (giáo viên chuẩn bị ).
III/ Cách tiến hành :
1. Phương án 1: (lớp thử nghiệm )
a) Nhận biết một số thường biến :
Học sinh quan sát mẫu vật : cây mạ mọc trong 2 môi trường ,2 mầm khoai lang
được tách ra từ cây mẹ ,ở 2 mơi trường .
Hợp tác nhóm hồn thành bảng:
TT Đối tượng quan
Điều kiện mơi
Kiểu hình tương
Nhân tố tác
sát
trường
ứng
động
1
Cây mạ
- có ánh sáng
- lá có màu xanh
ánh sáng
- trong tối
- lá có màu vàng
2
Mầm khoai lang - ngồi sáng
- mầm có màu ánh sáng
- trong tối
xanh
- mầm có màu
trắng

b) Phân biệt thường biến với đột biến:
Hướng dẫn học sinh quan sát sự khác nhau của thân cây dừa nước mọc
trên bờ ,ven bờ ,bị xuống nước.
Nhận xét kiểu hình ở từng môi trường?
Giáo viên gợi ý: Tại sao mọc ven bờ và trên mặt nước chúng đều có thân,
lá to, một phần rễ biến thành phao (cùng kiểu gen, cùng sống trong nước nên có
kiểu hình giống nhau).
c) Nhận biết ảnh hưởng của mơi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng
chất lượng:
- Giáo viên gắn ảnh chụp ảnh hưởng của tính trạng số lượng và tính trạng
chất lượng đối với 2 cặp bê sinh đôi cùng trứng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát :


+ Cặp trên là 2 bê có lơng lang trắng đen .
+ Cặp dưới là 2 bê có lơng đen tuyền .
+ Khẩu phần ăn của các cặp bê .
-Yêu cầu học sinh nhận xét :
+ Màu lông của các cặp bê.
+ Khẩu phần ăn nhiều ->béo ,khẩu phần ăn ít -> gầy.
=>Rút ra kết luận: Tính trạng chất lượng (màu lơng) phụ thuộc vào kiểu gen ;
tính trạng số lượng (cân nặng ) phụ thuộc vào điều kiện sống.
* Kết quả: Với phương án này :
+ Ở phần (a) học sinh chỉ thấy được ảnh hưởng của ánh sáng , chưa
thấy được ảnh hưởng của các nhân tố khác .
+ Ở phần (b) 45,7% học sinh thấy được sự khác nhau giữa thường
biến và đột biến .
2.
Phương án 2 : (lớp kiểm chứng )
I/ Mục tiêu : Như SGK

II/ Chuẩn bị:
a) Thêm mẫu vật cây rau dừa nước ở 3 môi trường .
b) Thay cây rau dừa nước bằng 2 đoạn xương rồng được lấy từ cây mẹ nhưng
mọc ở 2 môi trường khác nhau: trên đồi trống và vườn nhà ; 2 đoạn thân cây
trường sinh được lấy từ gốc cây mẹ mọc ở ngoài vườn và trồng trong nhà .
c) Không thay đổi.
III/ Cách tiến hành:
a) Tương tự như a1, a2, a3 thêm cây rau dừa nước ,do đó trong bảng thu hoạch có
thêm nội dung cây rau dừa nước .
b) Phân biệt thường biến với đột biến :
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu vật:
+ 2 cây xương rồng từ gốc cây mẹ mọc ở 2 nơi khác nhau.
+ 2 đoạn cây trường sinh cùng gốc cây mẹ mọc ở 2 nơi khác nhau.
-Nhận xét :
+ Kiểu hình các cây ở 2 mơi trường ?
+ Nếu thay đổi mơi trường sống kiểu hình sẽ như thế nào ?
+ Vì sao kiểu hình lại thay đổi dễ dàng .
Học sinh thảo luận nhóm nêu được:
+Cây xương rồng mọc trong vườn gai mềm ,xuất hiện lá ; ở trên đồi
khơng có lá,gai cứng .
Cây trường sinh trồng trong nhà lá nhỏ ,màu nhạt ; mọc ngồi vườn lá to,màu
đậm.
+ Khi mơi trường thay đổi -> kiểu hình cũng thay đổi .
+ Kiểu hình thay đổi để thích nghi với mơi trường sống.
 Học sinh rút ra kết luận:
-Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình, khơng di truyền.


-Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, di truyền được.
c)Tương tự như phương án 1.

*Kết quả: + Ở phần a học sinh xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến thường
biến .
+ Phần b 82% học sinh phát hiện được sự khác nhau giữa thường biến
với đột biến .
Ví dụ 4: Bài thực hành : Hệ sinh thái ở tiết 54-55.
I/Mục tiêu: Như SGK
II/ Chuẩn bị :
- Dao con,dụng cụ đào đất ,vợt bắt côn trùng .
- Túi nilon thu nhặt mẫu vật sinh vật.
- Kính lúp
- Giấy ,bút chì ,bảng 51.1 -> 51.4 (SGK)
III/ Cách tiến hành :
1) Phương án 1: (lớp thử nghiệm)
Tiết thứ nhất:
Giáo viên cho học sinh chọn một hệ sinh thái bất kỳ ,hướng dẫn cách
nghiên cứu để hoàn thành bảng 51.1 ->51.4 SGK và viết sơ đồ chuỗi thức ăn
(hoàn thành ở nhà)
Tiết thứ hai:
- Học sinh báo cáo phần nghiên cứu ở nhà .
- Yêu cầu học sinh hợp tác nhóm 8 đề xuất biện pháp bảo vệ tốt hệ sinh
thái đó .
*Kết quả:
- Học sinh nghiên cứu tràn lan,khơng tập trung ở một số điểm nóng ở địa
bàn Phú Ninh.
- Chưa giáo dục được cho học sinh ý thức bảo vệ hệ sinh thái đặc biệt ở
rừng cấm đầu nguồn ,hồ Phú Ninh ...
- Chỉ có 37% học sinh viết đúng sơ đồ chuỗi thức ăn.
2. Phương án 2: (lớp kiểm chứng)
I/Mục tiêu: Như SGK
II/ Chuẩn bị :Tương tự phương án 1

III/ Cách tiến hành :
Tiết thứ 1:
Giáo viên gợi ý để học sinh chọn 1 trong các hệ sinh thái : rừng đầu nguồn
Phú Ninh ,hồ Phú Ninh, rừng khánh thọ, sông ,suối ở địa bàn...
- Yêu cầu :
+ Ghi rõ địa điểm quan sát
+ Địa phương nơi có hệ sinh thái đó
+ Tìm hiểu tác động tích cực và tiêu cực của con người đối với hệ
sinh thái đó .


Giáo viên hướng dẫn kỹ cách hoàn thành bảng 51.1 --> 51.4 .
Tiết thứ 2:
- Giáo viên chỉ định 6 học sinh báo cáo kết quả thu hoạch. Lớp nhận xét.
- Yêu cầu hợp tác nhóm:
+ Đề xuất biện pháp bảo vệ tốt hệ sinh thái mà học sinh chọn theo gợi ý
của giáo viên .
+Viết sơ đồ chuỗi thức ăn,lưới thức ăn trong hệ sinh thái đó .
Tất cả viết vào bảng phụ sau đó giáo viên đề nghị một số nhóm treo trên
bảng lớn để các nhóm nhận xét ,tranh luận về biện pháp bảo vệ để đi đến kết
luận chung và góp ý để hồn chỉnh chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
*Kết quả:
+ 75,5% học sinh viết đúng sơ đồ chuỗi thức ăn.
+ Xây dựng được kế hoạch chung cho việc bảo vệ các hệ sinh thái đặc biệt
rừng đầu nguồn ,hồ Phú Ninh...
|+ Giáo dục ý thức bảo vệ các hệ sinh thái ở địa phương.
Một số bài mẫu vật không phù hợp với thời điểm giảng dạy thì chúng tơi thay
thế bằng mẫu vật khác mà vẫn đảm bảo đúng mục tiêu yêu cầu đề ra ví dụ bài
thực hành: Tập dượt thao tác giao phấn tiết 41 chẳng hạn, mẫu vật lúa, ngô ở thời
điểm này địa phương chúng tôi chỉ mới gieo sạ nên chưa có hoa để tiến hành

giao phấn, cho nên chúng tơi cho học sinh tìm mẫu vật khác thay thế: bầu, bí,
mướp, dưa leo, cà chua có hoa để tiến hành thực hiện.Tương tự như vậy chúng
tôi cũng xây dựng 2 phương án thực hiện, phương án nào đạt kết quả cao hơn
chúng tôi áp dụng cho những năm học sau.
*Rút kinh nghiệm:
- Cần khai thác triệt để các mẫu vật có sẵn ở địa phương.
- Giáo viên cần đầu tư trong công tác soạn giảng,định hướng để học sinh
phát huy tốt các mẫu vật ở địa phương.
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Tóm lại, theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, để đạt được mục
tiêu đào tạo, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập thì thiết bị dạy học
là một trong những phương tiện cần thiết không thể thiếu trong tiết dạy, đặc biệt
với bộ mơn sinh học lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc giúp học sinh
lĩnh hội kiến thức .
Bằng cách hướng dẫn ,định hướng, tổ chức thực hiện chu đáo ở các bài
thực hành, học sinh sẽ hình thành được các kỹ năng quan sát, nhận biết, phân
tích,vẽ hình, làm tiêu bản...học sinh sẽ xử lý được những tư liệu cần thiết liên
quan đến các kiến thức cơ bản của bài học, giúp các em rút ra được những kiến
thức trọng tâm.
Từ kết quả nghiên cứu ở 2 phương án dạy học ở năm học 2005-2006 ,năm
học 2006-2007 chúng tôi quyết định sử dụng phương án 2 để dạy các tiết thực
hành và đã đạt được kết quả như sau:


1)Kết quả thực hiện:
Năm học
Trung bình trở lên
Giỏi khá
2005- 2006
84,5%

45,5%
2006- 2007
99,3%
76,2%
2) Bài học kinh nghiệm:
Để thực hiện tốt các tiết thực hành sinh học 9 giáo viên cần :
- Khai thác triệt để các mẫu vật sẵn có ở địa phương.
- Sáng tạo và linh hoạt trong việc sử dụng các thiết bị dạy học sẵn có .
- Đầu tư trong soạn giảng và đầu tư trong việc tìm tịi các thiết bị dạy học
thay thế phù hợp.
Tam Thái ngày 10 tháng 4 năm 2007


PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN PHÚ NINH
TRƯỜNG THCS PHAN TÂY HỒ
==============
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

TÊN ĐỀ TÀI:

“ PHƯƠNG PHÁP DẠY TỐT
CÁC BÀI THỰC HÀNH Ở BỘ MÔN
SINH HỌC 9 TRONG ĐIỀU KIỆN
THIẾU THIẾT BỊ DẠY HỌC”

NGƯỜI THỰC HIỆN:

THÁNG 3 NĂM 2007



TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ:
“PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI VIỆC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN
DẠY HỌC Ở MÔN CÔNG NGHỆ 9”
I/ĐẶT VẤN ĐỀ:
Thực hiện nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành” trong công tác thay
sách môn công nghệ 9 đã thực sự được coi trọng ,đặc biệt mô đun nấu ăn là một
trong những môn học kế thừa và phát triển những kiến thức và kĩ năng cơ bản
mà học sinh đã học ở lớp 6. Đây là một mơn học gắn nhiều với thực tế,nhằm
hình thành cho học sinh kĩ năng cần thiết ,góp phần hướng nghiệp cho học
sinh,vì nấu ăn là việc làm rất cần cho mọi người trong cuộc sống thường
ngày,mặt khác nấu ăn cũng là một nghề đang có nhu cầu thật sự, nhất là khi đời
sống vật chất ,tinh thần chúng ta ngày một phát triển.Vì thế trong cơng nghệ
9,trường chúng tơi đã chọn mơđun nấu ăn,nhằm giúp cho học sinh có một kiến
thức cơ bản,và rèn cho các em kĩ năng vận dụng kiến thức để áp dụng vào thực
tiễn,tạo sự hứng thú,say mê hơn trong công tác học tập.
II/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Đối với môn công nghệ 9 phần môđun nấu ăn nội dung chương trình được thiết
kế chủ yếu là thực hành (chiếm 70% thời lượng),vì vậy muốn học tốt mơn học
cần có sư kết hợp tốt phương pháp dạy học với việc sử dụng các phương tiện dạy
học.Trong thực tế trường chúng tơi có những thuận lợi và khó khăn nhất định,do
đó phần thực hiện có nhiều thiếu sót cần có sự đầu tư ,bổ sung ,và hổ trợ kinh phí
cũng như dụng cụ thiết bị .
1) Thuận lợi:
-Được sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường
-Tổ chuyên môn đã tổ chức nhiều buổi bàn về phương pháp giảng dạy và thường
xuyên tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy,kết hợp
với việc sử dụng phương tiện dạy học.


-GV giảng dạy nhiệt tình,và đã được tập huấn về chun mơn.

2) Khó khăn:
a. Tình hình cơ sở vật chất:
Đối với trường THCS Phan Tây Hồ cơ sở vật chất cịn thiếu rất nhiều,phịng thực
hành chưa có nên việc dạy thực hành phải tổ chức ngay tại lớp nên có khó khăn
cho vấn đề vận chuyển thiết bị ,đến giờ học thực hành phải tổ chức kê bàn ghế
phù hợp để giảng dạy,tốn thời gian.Hệ thống nước xa phòng thực hành ,không
thuận tiện cho việc thực hiện.
Đồ dùng dạy học cho bộ môn không đủ,chỉ đáp ứng được cho 2 nhóm thực hành
ngay tại lớp ,cịn các nhóm khác phải tự làm ở nhà.
b. Tình hình học sinh:
Đa số các em ở vùng nơng thơn,nên kĩ năng nấu nướng cịn rất hạn chế,các em
chưa tự làm được những món ăn ngon,hợp khẩu vị,thực hành đơi khi cịn chưa
đúng u cầu kĩ thuật,sử dụng dụng cụ chưa thành thạo.
-Thời gian và việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh còn hạn chế.
Trên cơ sở thực tế như vậy ,chúng tôi đã tìm nhiều biện pháp để giải
quyết,nhằm đáp ứng nhu cầu mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học trong
giai đoạn hiện nay.
3) Biện pháp thực hiện:
a. Định hướng việc chuẩn bị và sử dụng phương tiện dạy học:
Ngay từ đầu năm học,giáo viên phải lên kế hoạch cụ thể về đồ dùng dạy học cho
từng tiết học và điều tra xem xét ở thiết bị trường đã có những đồ dùng dạy học
nào,có đầy đủ khơng ,nếu chưa đầy đủ giáo viên phải tham mưu với bộ phận
thiết bị chuẩn bị thêm,xem xét những dụng cụ nào học sinh có thể chuẩn bị
được,những dụng cụ nào giáo viên cần phải chuẩn bị .
Về nguyên vật liệu cần chuẩn bị thì tận dụng những điều kiện vật chất hiện có
của gia đình học sinh, của địa phương.
Những đồ dùng cần cho môn công nghệ ở mô đun nấu ăn là:
- Đồ dùng dạy học:
+Tranh vẽ hoặc ảnh chụp sản phẩm hoàn tất ,đẹp, hấp dẫn.
+Bảng vẽ sơ đồ qui trình thực hiện.

+Hình ảnh phóng to các thao tác thực hành: sơ chế, chế biến, trình bày
+Hình vẽ ,tranh ảnh ,sơ đồ gợi ý cho sự sắp xếp các khu vực làm việc trong
nhà bếp,các dạng bếp thơng dụng,cách trình bày bàn ăn...
+Hình ảnh các dụng cụ thiết bị nhà bếp thường được sử dụng.
- Dụng cụ :
+Bếp, soong chảo, dao, thớt, thau, chậu, cối chày, rỗ...
+Bát , đĩa, thìa, đũa...phù hợp với nội dung thực hành.
- Nguyên vật liệu: Thực phẩm và gia vị cần thiết cho chế biến, được chuẩn bị
đầy đủ theo yêu cầu của từng bài .


Do đó chúng tơi đã tự chuẩn bị bằng cách phóng to tranh ảnh về qui trình
thực hành,sưu tầm một số hình ảnh về nguyên liệu dụng cụ mà các em chưa nhìn
thấy hoặc chưa biết ví dụ máy xay thịt, nồi hầm, nồi hấp, bếp điện...
Như vậy đòi hỏi giáo viên phải thâm nhập thực tế,tận dụng những thiết bị
hiện có và tự chuẩn bị thêm phương tiện để tổ chức giảng dạy cho học sinh để
các em nắm bắt được những kiến thức cơ bản cũng như rèn kĩ năng kĩ xảo thực
hành.
b) Phương pháp dạy học:
Đối với môn công nghệ 9 phương pháp chủ yếu là thực hành,ngoài ra khi
dạy phần lý thuyết cũng cần phải kết hợp ,vận dụng thêm các phương pháp như
trực quan,hợp tác nhóm,nêu và giải quyết vấn đề...Trong q trình giảng dạy,giáo
viên cần phải biết lựa chọn và phối hợp một cách khéo léo ,hợp lý những phương
pháp với nội dung bài học kết hợp sử dụng phương tiện dạy học để đạt hiệu quả
cao.
Để tổ chức tốt tiết thực hành chúng tôi đã thực hiện các bước sau:
1. Nêu yêu cầu của bài thực hành.
2. Chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu
3. Giới thiệu qui trình thực hành:GV treo tranh hoặc bảng phụ ghi qui trình.
4. Giáo viên thao tác cho HS quan sát..

5. Tổ chức cho học sinh thực hành:
HS báo cáo sự chuẩn bị, GV kiểm tra và nhận xét.
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện theo qui trình.GV theo dõi,qn xuyến
lớp,uốn nắn kịp thời những sai sót của học sinh. Nhắc nhở HS cẩn thận và đảm
bảo vệ sinh an tồn thực phẩm.
6. Trình bày sản phẩm:
Mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình lên bàn ở vị trí đã qui định sẵn.
Mỗi nhóm cử 1đại diện làm ban giám khảo.GV yêu cầu BGK chấm và thống
nhất số điểm.
GV yêu cầu BGK nhận xét phần trình bày sản phẩm và chất lượng sản phẩm.
GV nhận xét ,đánh giá số điểm của mỗi nhóm.
7. Kết thúc thực hành:
HS nộp bảng thu hoạch và vệ sinh phòng thực hành.
GV nhận xét giờ thực hànhvà yêu cầu HS về nhà tự chế biến một món ăn
tương tự.Dặn dị cho bài học sau.
Nội dung thu hoạch: HS ghi lại sự chuẩn bị của nhóm về nguyên liệu cũng
như dụng cụ thực hành.
Đánh giá ,cho điểm theo mẫu:
TT Họ tên HS Điểm
Điểm kỷ luật- Điểm thực Điểm trình Tổng
trong nhóm
chuẩn bị vệ sinh
hành
bày
điểm
4. Hoạt động thiết bị:


-Tổ có kế hoạch lập kinh phí để mua vật liệu cho môn học trong một học kỳ.
- Nắm số lương tranh vẽ cần phục vụ cho các tiết dạy để có kế hoạch vẽ tranh.

- GV sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến bài học để minh hoạ.
- Tận dụng các tranh vẽ có ở bộ mơn Cơng nghệ 6 để giảng dạy công nghệ 9
5 Sử dụng đồ dùng dạy học:
- GV trong tổ thường xuyên sử dụng DDDH. sử dụng triệt để và có hiệu quả các
bảng phụ để hình thành kiến thức hoặt đánh gia kết quả học tập của HS.
- Tổ có kế hoạch kiểm tra định kỳ và đột xuất việc sử dụng đồ dùng dạy học; có
đánh giá thi đua.
III/KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Tóm lại khi dạy các bài học ở mơn cơng nghệ 9,giáo viên không những
giúp học sinh hiểu rõ ,nắm vững phần lý thuyết mà còn vận dụng lý thuyết để rèn
kĩ năng thực hành,giúp các em có thói quen làm việc theo kế hoạch,có tính khoa
học,tn thủ đúng qui trình để đạt hiệu quả cao. Việc rèn kĩ năng thực hành giúp
các em chủ động trong quá trình học tập,các em sẽ rất thích thú khi thấy mình đã
tự chế biến được món ăn mà trước đây mình chưa biết hoặc chưa làm được.Qua
đó tạo cho các em niềm say mê u thích mơn học,nâng cao tính tích cực chủ
động trong học tập và thành thạo hơn trong thao tác ,biết chế biến một món ăn
phù hợp với khả năng của mình.
*Rút kinh nghiệm:
Để giảng dạy tốt bộ mơn cần:
- Nghiên cứu kĩ nội dung sách giáo khoa, phần hướng dẫn thực hiện của sách
giáo viên, ngoài ra cần tìm hiểu thêm ở sách tham khảo.
- Chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học (cả giáo viên và học sinh ).
- Vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học thích hợp cho từng tiết dạy.
- Liên hệ thực tế, mở rộng kiến thức cho học sinh trong từng bài học.
- Phát huy vai trị của nhóm học tập,thành lập nhóm u thích bộ mơn.
*Thống nhất chung của trường:
- Thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học và sử dụng có hiệu quả.
- Khắc phục tình trạng thiếu phương tiện dạy học, tự làm đồ dùng dạy học,
- Nâng cao số tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học.
- Đồ dùng dạy học phải đạt độ thẩm mỹ, chính xác, khoa học.

Tam thái, ngày 12 tháng 3 năm
2007
Tổ hoá sinh thực hiện
Tiết 26
XÀO THẬP CẨM
I/Mục tiêu: giúp học sinh :
-Biết ứng dụng nguyên tắc chung của món xào vào việc thực hành cụ thể món
xào thập cẩm.


-Thực hiện theo đúng qui trình cơng nghệ và đạt yêu cầu kỷ thuật.
-Phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh .
-Giáo dục ý thức kỷ luật,giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.
II/ Chuẩn bị:
-GV: Lập kế hoạch triển khai thực hành.
Lập phiếu đánh giá.
Bảng phóng to qui trình thực hành,hình ảnh nguyên liệu.
-HS: Nguyên liệu, dụng cụ.
Sơ chế nguyên liệu trước.
III/ Các hoạt động dạy và học:
4) Ổn định tổ chức
5) Kiểm tra bài cũ:
Nêu nguyên tắc chung và yêu cầu kĩ thuật của món xào.
3)Tiến trình bài dạy:
a. Giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã biết được nguyên tắc xào và qui
trình thực hiện của món xào.Hơm nay chúng ta sẽ vận dụng lý thuyết đó
vào việc thực hành cụ thể món xào thập cẩm.
b. Bài mới:
GV nêu mục tiêu bài học
I/Nguyên liệu:

Để thực hiện món xào thập cẩm cần có những Học sinh trả lời
nguyên liệu nào ?
HS khác nhận xét
Gv treo bảng nguyên liệu và giới thiệu
(SGK)
II/ Qui trình thực hiện:
- GV yêu cầu HS nêu lại qui trình thực hiện chung HS tái hiện kiến thức cũ trả lời
của món xào .
Bất cứ một món xào nào cũng tuân theo 3 bước.
1. Chuẩn bị(sơ chế):
Em hãy nêu cách sơ chế nguyên liệu của món xào HS nêu cách sơ chế
thập cẩm?
GV treo bảng phụ ghi cách sơ chế: nguyên liệu và HS quan sát bảng và lắng nghe
giới thiệu cách sơ chế (SGK)
Chế biến:
Dựa vào qui trình chung em hãy nêu cách chế biến HS nêu cách chế biến.
món xào thập cẩm ?
GV nhận xét và ghi bảng:
- Xào nguyên liệu động vật trước-> chín mềm, nêm gia vị, xúc ra đĩa.
- Xào nguyên liệu thực vật chín tới, nêm gia vị.
- Cho hỗn hợp nguyên liệu động vật vào với cần tây, hành lá , đảo đều .
nhắc xuống.


3. Trình bày:
Trình bày như thế nào để sản phẩm có tính Học sinh nêu cách trình bày.
thẩm mỹ ( GV treo tranh)
GV nhận xét và nêu một số cách trình bày sản
phẩm.
- Trình bày đẹp, sáng tạo

- GV thao tác để học sinh quan sát.
- HS quan sát thao tác của
GV.
- Thực hiện theo qui trình:
+ Chuẩn bị ( Sơ chế)
+ Chế biến
+ Trình bày
GV gọi HS lên quan sát và nhận xét sản phẩm
- Để món xào được ngon cần đảm bảo những - HS trả lời
yêu cầu kỷ thuật nào?
- GV nhận xét và chốt lại yêu cầu kỹ thuật của
món xào.
Tiết 27: XÀO THẬP CẨM
I. Yêu cầu:
GV nêu yêu cầu của tiết TH.
- Biết cách chế biến một món xào cụ thể.
- Thực hành đúng theo qui trình cơng nghệ và đạt u cầu kỷ thuật.
- Ý thức kỷ luật, cẩn thận, vệ sinh an toàn thực phẩm.
II. Chuẩn bị:
GV yêu cầu HS báo cáo sự chuẩn bị nguyên liệu của nhóm Hai nhóm báo cáo .
Hai nhóm nhận xét.
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Nhận xét.
III. Tiến hành thực hành:
Cho HS nêu lại qui trình thực hành
- HS nêu qui trình và HS khác
nhận xét
GV yêu cầu các nhóm tiến hành TH và phát - HS các nhóm tiến hành TH
phiếu thu hoạch
và cử đại diện ghi bảng thu
hoạch

GV hướng dẫn và theo dõi quá trình
thực hiện của HS: Quán xuyến lớp, uốn nắn,
điều chỉnh kịp thời nhứng sai sót. nhắc nhở HS
cẩn thận và giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm
- HS trình bày SP
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện trình bày - HS chấm và thống nhất


làm BGK yêu cầu BGK chấm và thống nhất số điểm.
điểm
- GV yêu cầu BGK nhận xét cách trình bày và
chất lượng sản phẩm của mỗi nhóm.
- GV nhận xét và đánh gía cho điểm.
IV. Kết thúc thực hành:
- HS nộp bảng thu hoạch và vệ sinh phòng thực hành.
- GV nhận xét tiết học.
V. Dặn dò:
- GV yêu cầu HS về nhà tự chế biến một món ăn tương tự mà em thích.
- Chuẩn bị bài mới: Món nướng:
- Tìm hiểu khái niệm món nướng, ngun tắc chung, qui trình thực hiện và
u cầu kỹ thuật của món nướng. So sánh món nướng với món xào đã học




×