Phần 2. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO DÀNH CHO HS LỚP 4
CHỦ ĐỀ 5: LỄ HỘI QUÊ EM
Mục tiêu:
Sau chủ đề này, HS:
– Biết một số lễ hội ở địa phương và ý nghĩa của lễ hội; đề xuất được một số việc
làm thể hiện văn hóa khi tham gia lễ hội.
– Làm và sử dụng được tờ rơi quảng bá cho lễ hội địa phương.
–Yêu quê hương, đất nước; Góp phần hình thành năng lực: tham gia và tổ chức
hoạt động xã hội, giao tiếp.
TIẾT 1
HƯỚNG DẪN HS CHUẨN BỊ THEO CHỦ ĐỀ
Chuẩn bị:
GV: (NV1) tranh, ảnh/ slide các lễ hội quê hương...
HS: giấy bìa màu, giấy, bút màu, bút vẽ, kéo, keo (NV4)...
Gợi ý cách tổ chức
Hoạt động 1. Khởi động – Kết nối chủ đề
Hoạt động này nhằm tạo hứng thú và gợi cho HS huy động kinh nghiệm liên quan
đến chủ đề.
GV có thể thực hiện như sau:
1.
GV ổn định tổ chức, có thể cho HS chơi 1 trò chơi/ hoặc hát tập thể /hoặc tổ
chức cho HS quan sát tranh ảnh về một số lễ hội nổi tiếng của Việt Nam như Lễ
hội Đền Hùng, Lễ hội Chùa Hương, Hội Lim... và các lễ hội truyền thống, lễ
hội mới của chính địa phương phương.
2. Hỏi – đáp nhanh về cảm nhận của HS khi quan sát tranh ảnh lễ hội qua tranh
(mỗi câu 1 HS khác nhau):
+ Các em vừa được quan sát tranh ảnh về hoạt động nào?
+ Khi tham gia lễ hội, em có cảm xúc nào?
3. GV giới thiệu chủ đề: Trong chủ đề này, chúng ta tìm hiểu về các lễ hội quê
hương. Sau đó, cùng đề xuất những việc làm thể hiện sự văn hóa khi tham gia
lễ hội, làm tờ rơi quảng bá cho lễ hội quê hương mà chúng ta yêu thích và tổ
chức triển lãm về lễ hội.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ
Hoạt động này giúp HS hiểu được các nhiệm vụ trong sách HS để thực hiện các
nhiệm vụ ở nhà tốt hơn.
Với Nhiệm vụ 1 và Nhiệm vụ 2 trong sách HS (trang 38 – 41), GV tổ chức hướng
dẫn nhanh:
1.
2.
GV cho từng cá nhân HS đọc thầm nhiệm vụ1, nhiệm vụ 2.
Tổ chức trao đổi:
1
Phần 2. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO DÀNH CHO HS LỚP 4
+ Em hiểu cách thực hiện nhiệm vụ như thế nào?
+ Mời một vài HS nêu, bổ sung ý kiến cho nhau (hỏi đáp nhanh).
+ GV (có thể) nhắc lại cách làm của nhiệm vụ.
3. Yêu cầu HS thực hiện tại gia đình trong 1 tuần.
Với các nhiệm vụ còn lại, GV có thể thực hiện như sau:
Nhiệm vụ 3. Thể hiện nét đẹp văn hóa khi tham gia lễ hội
1.
Yêu cầu từng HS đọc thầm nhiệm vụ 3 trong sách HS.
2.
GV nêu vấn đề để HS gợi mở (không cần HS trả lời):
– Hãy nhớ lại những lễ hội em đã tham gia. Em thấy những người tham gia lễ
hội ở địa phương em đã làm những việc gì thể hiện văn hóa tham gia?
– Chúng ta nên làm gì để thể hiện có văn hóa khi tham gia lễ hội?
3. Chia nhóm, mỗi nhóm 3 – 4 HS, đề nghị thảo luận nhanh:
– Mỗi bạn trong nhóm nêu ra ít nhất 3 việc làm thể hiện ứng xử có văn hóa khi
tham gia lễ hội (có thể viết vào mẩu giấy nhỏ)
–Cả nhóm cùng góp ý kiến cho từng bạn: Việc bạn nêu ra có đúng là cách ứng
xử tốt khi tham gia lễ hội chưa, có nên thay đổi hay bổ sung gì không.
4.
Dặn HS về nhà:
+ Trao đổi với người thân về những việc làm thể hiện văn hóa tham gia lễ hội ở
địa phương.
+ Viết các đề xuất hoàn chỉnh của mình và viết thêm 2 đề xuất khác của các bạn
vào sách HS.
+ Suy nghĩ và đưa ra cách giải quyết các tình huống ở mục 3, nhiệm vụ 3 (trang
43) trong sách HS. Nhớ giải thích vì sao mình chọn cách xử lí đó. Mỗi tình
huống có nhiều cách ứng xử, em hãy viết thêm những cách mà em cho là đúng.
Nhiệm vụ 4. Thiết kế tờ rơi quảng bá cho lễ hội địa phương
1.
Yêu cầu từng cá nhân HS đọc thầm nhiệm vụ 4 trong sách HS.
Hỏi nhanh: Để làm được tờ rơi, chúng ta thực hiện các bước như thế nào?
HS: Chúng ta thực hiện 4 bước:
Bước 1: Chọn lễ hội
Bước 2. Lên ý tưởng
Bước 3. Chuẩn bị nguyên vật liệu
Bước 4. Tiến hành thực hiện làm tờ rơi
2.
GV đề nghị HS suy nghĩ về bước 1 và bước 2. Trao đổi với các bạn trong nhóm
về ý tưởng tờ rơi của mình.
3. Mời một vài HS trình bày về ý tưởng thiết kế tờ rơi của mình. (VD: Tớ sẽ làm
tờ rơi về Hội thi nấu cơm ở quê tớ. Mọi người phải vừa nấu cơm vừa chạy. Tớ
2
Phần 2. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO DÀNH CHO HS LỚP 4
sẽ dùng giấy màu cắt dán và làm niêu cơm nổi hình 3D,…)
4.
Dặn HS về nhà làm theo hướng dẫnchọn cách phù hợp với điều kiện của bản
thân, có thể rủ người thân, bạn bè cùng làm tờ rơi. Tập giới thiệu quảng bá lễ
hội quê hương bằng tờ rơi em thiết kế.
Hoạt động 3. Hoạt động tiếp nối
Hoạt động này giúp HS biết được những việc mình cần hoàn thành trong 1 tuần ở
nhà để chuẩn bị các sản phẩm cho tiết hoạt động sau.
GV có thể thực hiện như sau:
1. GV mời HS nhắc lại những việc cần chuẩn bị cho tiết học sau.
– Bài giới thiệu về lễ hội quê hương em yêu thích (NV2 – tiết 2). Ảnh quang
cảnh lễ hội kèm theo (nếu có).
– Tờ rơi quảng bá cho lễ hội quê hương (NV4 – tiết 2).
– Những việc làm thể hiện có văn hóa khi tham gia lễ hội (NV3– tiết 3).
– Nhiệm vụ 5 có thể thực hiện sau tiết 3, chuẩn bị cho tiết 4.
2. Dặn HS về nhà:
– Hoàn thành các nhiệm vụ đã thống nhất trong tiết học.
– Thể hiện hành vi/ việc làm có văn hóa khi tham gia lễ hội/ nơi công cộng.
TIẾT 2, 3
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ
Chuẩn bị:
GV:
– HĐ1: Không gian hoạt động; 10 ảnh chụp/ tranh vẽ/ slide hình ảnh đặc trưng
của 10 lễ hội ở địa phương hoặc gần địa phương mình.
– HĐ4: 5 hình ảnh ở lễ hội: ảnh 1: rác thải bữa bãi; ảnh 2: mọi người xen lấn xô
đẩy nhau trong lễ hội; ảnh 3: Mặc áo váy ngắn, hở hang khi đi lễ hội ở chùa; ảnh
4: Phá hoại cây cối hay đồ trưng bày ở lễ hội; ảnh 5: Tranh lộc ở lễ hội.
– HĐ 4: Phiếu với từng tình huống cho các nhóm thảo luận.
HS:
– Bài giới thiệu về lễ hội quê hương em yêu thích (tiết 2)
– Tờ rơi quảng bá cho lễ hội quê hương (tiết 2)
– Những việc làm thể hiện có văn hóa khi tham gia lễ hội (tiết 3)
Gợi ý tổ chức hoạt động
A. CHIA SẺ VÀ KẾT NỐI KINH NGHIỆM
3
Phần 2. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO DÀNH CHO HS LỚP 4
Hoạt động 1: Trò chơi “Nhìn tranh đoán lễ hội”
Hoạt động này giúp HS cảm thấy hào hứng, thích thú với chủ đề, biết được một số
lễ hội và thấy được ý nghĩa của lễ hội đó.
GV có thể thực hiện như sau:
1.
GV chia lớp thành các đội chơi (5-6 đội, tùy số lượng HS). Mời thư kí (số thư
kí bằng số đội chơi.
2. Hướng dẫn luật chơi:
– Mỗi lượt chơi cô / thầy đưa ra(hoặc trình chiếu) 1 bức tranh/ ảnh.
– Các đội giơ tay / rung chuông / phất cờ,.. xin trả lời. Đội nhanh nhất được trả lời.
– Nêu đúng tên lễ hội được 10 điểm.
– Nói thêm đúng về thời gian hoặc địa điểm tổ chức, được 10.
– Nêu được ý nghĩa lễ hội được 10 điểm.
– Trả lời sai dành cơ hội cho nhóm khác trả lời.
– Nhóm thắng cuộc là nhóm đạt được nhiều điểm nhất.
2. GV tổ chức cho cả lớp cùng chơi theo luật đã phổ biến.
3. Mời thư kí tổng hợp kết quả trò chơi.
3. GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và tinh thần hợp tác, trách nhiệm, sự hiểu
biết về lễ hội quê hương cuả HS.
4. Trao đổi nhanh với cả lớp: Em cảm nhận như thế nào sau khi biết được tên, ý
nghĩa của nhiều lễ hội ở địa phương? Vì sao?
Lưu ý: Chỉ gọi 1, 2 HS nêu cảm nhận. GV kết nối chủ đề và hoạt động tiếp theo.
KIẾN TẠO TRI THỨC VÀ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Hoạt động 2. Thi giới thiệu lễ hội ở địa phương
Hoạt động này giúp HS giới thiệu đượcvề lễ hội quê hương mình, từ đó, bồi dưỡng
tình yêu, lòng tự hào về quê hương.
GV có thể thực hiện như sau:
1.
2.
GV chia lớp thành các đội thi (mỗi đội khoảng 4 – 6 học sinh).
Phổ biến nội dung cuộc thi:Các nhóm thi giới thiệu về một lễ hội quê hương
theo hình thức đóng vai. Một bạn trong nhóm đóng vai hướng dẫn viên du lịch,
các bạn còn lại đóng vai người đi du lịch. Nhóm nào giới thiệu hay, sáng tạo, có
phương tiện phụ trợ đẹp,… thì chiến thắng.
3. Các nhóm làm việc nhóm. GV đi hỗ trợ các nhóm:
– Từng thành viên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về lễ hội mình
yêu thích trong nhóm. Khi bạn “hướng dẫn viên” giới thiệu, các bạn khác
lắng nghe, đặt câu hỏi trao đổi thêm sau khi bạn giới thiệu xong.
– Nhóm bình bầu, chọn 1 bạn để tham gia thi trước lớp.
– Tìm thêm các trang phục, phương tiện / đồ dùng hỗ trợ: tranh ảnh, mũ, cách quấn
4
Phần 2. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO DÀNH CHO HS LỚP 4
(mặc kiểu khác) quần áo, khăn,… có sẵn tại lớp để đóng vai thêm sinh động.
3. GV cho HS bình bầu nhóm tốt nhất, tổng kết, động viên, khuyến khích HS.
4. Rút ra ý nghĩa và giá trị của lễ hội quê hương
– GV chia lớp thành 4 đội (có thể là 4 tổ của lớp) tổ chức thi “Nói nhanh về ý
nghĩa lễ hội quê hương” giữa các đội. Chú ý, các đội chơi có số người bằng
nhau. Nếu thừa, GV mời HS đó làm ban giám sát.
– Cách chơi: Chơi theo nguyên tắc xì điện. Các đội oẳn tù tì hoặc bốc thăm
chọn đội châm ngòi. Đội trưởng đội châm ngòi đứng lên, nêu thật ngắn gọn
1 ý nghĩa của lễ hội (ví dụ: Lễ hội giúp chúng ta vui vẻ). Sau đó, xì điện đến
1 bạn bất kì ở 1 đội bất kì (ví dụ: Xì Tâm). Bạn bị xì điện ngay lập tức phải
đứng lên, nêu 1 ý nghĩa. Nếu đúng, được xì 1 bạn khác, ở 1 đội khác. Nếu
sai, bị loại khỏi cuộc chơi. Hết thời gian chơi, đội nào còn lại nhiều thành
viên là đội chiến thắng.
GV nêu 1 cách ngắn gọn về ý nghĩa các lễ hội.
* Lưu ý:
Có thể cho HS thi giới thiệu theo nhiều hình thức hùng biện, thuyết trình, đóng vai
hướng dẫn viên đưa khách du lịch đi tham quan, kết hợp múa hát với hùng biện,…
Hoạt động 3. Thi thiết kế tờ rơi quảng bá lễ hội
Hoạt động này tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm với việc quảng bá lễ hội thông
qua thiết kế tờ rơi của bản thân, qua đó HS được rèn luyện kỹ năng trình bày lưu
loát, thêm tự tin trong giao tiếp.
GV có thể thực hiện như sau:
1. Chia lớp thành nhóm (5 nhóm).
2. Giới thiệu hoạt động: Thi thiết kế tờ rơi quảng bá lễ hội.
3. Trao đổi nhanh về tiêu chí bình chọn tờ rơi.
GV hỏi 3-5 HS,: Em hãy nêu 1 tiêu chí để chọn tờ rơi. Yêu cầu HS sau
không nêu lại ý kiến của bạn trước. Sau đó, thống nhất tiêu chí:
– Nội dung: Giới thiệu được tên; Thời gian, địa điểm tổ chức; Các hoạt động
nổi bật / đặc biệt của lễ hội; Ý nghĩa của lễ hội.
– Hình thức: Có hình ảnh minh họa, bố cục đẹp mắt, hấp dẫn. Trình bày nội
dung rõ ràng, sáng tạo (ví dụ trang trí tên bằng chữ màu nổi bật).
– Trình bày: Nói to, rõ ràng, lưu loát và hấp dẫn, gương mặt biểu cảm khi giưới
thiệu.
4. Phổ biến thể lệ thi.
Cuộc thicó 2 vòng: Vòng 1: thi theo tổ/ nhóm ; Vòng 2: Thi theo lớp.
– Vòng 1: Lần lượt từng bạn giới thiệu tờ rơi của mình. Nhóm bình chọn (bằng
giơ tay) tờ rơi xuất sắc nhất tham gia thi Vòng 2.
– Vòng 2: Lần lượt từng nhóm giới thiệu tờ rơi nhóm mình chọn trước lớp.
Lớp bình chọn tờ rơi xuất sắc (bằng giơ tay).
5
Phần 2. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO DÀNH CHO HS LỚP 4
5. GV tổ chức cho HS thi theo 2 vòng như trên.
Vòng 1:
– Các nhóm trưng bày sản phẩm.
– Trong gian trưng bày của nhóm mình, lần lượt từng thành viên trong nhóm
giới thiệu tờ rơi và quảng bá lễ hội.
– Sau khi các thành viên giới thiệu xong, nhóm trưởng tiến hành bình bầu.
– GV hỗ trợ nhóm, động viên HS.
Vòng 2
– GV trưng bày 5 tờ rơi được các nhóm chọn trước tập thể lớp.
– Đại diện từng nhóm lêngiới thiệu.
– GV tổ chức bình bầu tờ rơi xuất sắc nhất.
6. Tổ chức cho HS các nhóm đi tham quan sản phẩm của nhau.GV chú ý dành các
giải thưởng khác nhau cho cả 5 nhóm.
7. GV tổng kết hoạt động, động viên, khích lệ.
Lưu ý: GV tổ chức sao cho mỗi HS được thể hiện càng nhiều lần càng tốt và
sao cho 100% HS trong lớp được rèn luyện.
C. VẬN DỤNG VÀ SÁNG TẠO
Hoạt động 4. Xây dựng Quy định ứng xửđối với người tham gia lễ hội
Hoạt động này giúp HS vận dụng những đề xuất về các việc làm thể hiện nét đẹp
văn hóa khi tham gia lễ hội vào các tình huống cụ thể.
GV có thể thực hiện như sau:
1.
Nêu vấn đề:
– GV chiếu slide hoặc cho HS quan sát tranh về 5 hình ảnh trong lễ hội.
Ảnh 1: Rác thải bữa bãi, bốc mùi hôi thối;
Ảnh 2: Mọi người xen lấn xô đẩy nhau trong lễ hội;
Ảnh 3: Mặc áo váy ngắn, hở hang khi đi lễ hội ở chùa;
Ảnh 4: Phá hoại cây cối hay đồ trưng bày ở lễ hội;
Ảnh 5: Tranh cướp lộc ở lễ hội.
– Hỏi HS: Các em có nhận xét gì sau khi xem các bức tranh trên? (2 HS trả lời
nhanh câu)
2. Nêu nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận về ý thức của mọi người tham gia lễ hội.
Sau đó, mỗi nhóm đề xuất ít nhất 5 quy định về ứng xử đối với người tham gia
lễ hội. Trình bày bảng nội quy trên giấy khổ to. Sau đó, chúng ta sẽ bình chọn
bảng nội quy rõ ràng, đẹp, các quy định hợp lí nhất.
3. Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. Hỗ trợ các nhóm. Gợi ý HS có thể dùng
bút màu, giấy màu,… trang trí quy định đẹp, thân thiện.
4. Các nhóm trưng bày bảng quy đnhj của mình trên lớp.
6
Phần 2. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO DÀNH CHO HS LỚP 4
5.
GV mời đại điện các nhóm nhận xét khác nhau. Chú ý bình luận về các quy
định của HS đưa ra nếu thấy có vấn đề.
Ví dụ về nội quy:
Quy định
DÀNH CHO NGƯỜI THAM GIA LỄ HỘI
1. Giữ gìn vệ sinh chung. Không xả rác bừa bãi.
2. Giữ trật tự, không chen lấn, xô đẩy, không cười đùa ầm ĩ.
3. Không hái hoa, không bẻ cành, không trèo lên cây, không viết vẽ lung
tung.
4. Không tự ý di chuyển cờ, băng rôn, khẩu hiệu, hiện vật,… của ban tổ
chức.
5. Không được mang vũ khí, các chất ma túy, gây nghiện, chất gây cháy nổ.
4. Đóng vai xử lý tình huống
GV đưa ra các tình huống ở nhiệm vụ 3 sách HS và một số tình huống khác, tổ
chức cho HS đóng vai ứng xử tình huống.
Một sô tình huống:
Tình huống 1: Mai và cả nhà tham gia lễ hội hoa Ban. Để chụp được tấm ảnh
đẹp Mai kéo một cành hoa xuống, ngắt một bông cài lên đầu. Chứng kiến điều
đó, em sẽ làm gì?
Tình huống 2.Nhóm của đi tham gia lễ hội đua thuyền. Lúc chờ hội đua, các
bạn mang ra rất nhiều đồ ăn. Ăn xong, các bạn bỏ rác ngổn ngang, không bạn
nào cho vào thùng rác, thậm chí thả ngay xuống sông. Là một một thành viên
trong nhóm đó, em sẽ làm gì? Em sẽ nói gì với các bạn trong nhóm?
Tình huống 3. Gia đình Thanh tham gia lễ hội chùa Hương. Khi vào chùa,
Thanh và em gái trêu nhau cười to làm ai cũng nhìn. Nếu em là người thân đi
cùng gia đình Thanh em sẽ làm gì?
Lưu ý:
GV bổ sung các tình huống khác nhau có gắn với đời sống của cá em để cho
các em rèn luyện sâu sắc hơn
Hoạt động 5: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án giữ gìn lễ hội sạch đẹp
Hoạt động này giúp HS lên ý tưởng và lập kế hoạch để giữ gìn môi trường nơi diễn
ra lễ hội được sạch đẹp. Từ đó, các em phát triển kĩ năng giữ gìn, bảo vệ môi
trường sạch đẹp.
GV có thể thực hiện như sau:
1.
2.
Chia nhóm (mỗi nhóm 4, 5 HS) giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm lập một kế hoạch
thực hiện giữ gìn môi trường lễ hội sạch đẹp.
Các nhóm thảo luận, xây dựng kế hoạch theo mẫu.
KẾ HOẠCH GIỮ GÌN LỄ HỘI SẠCH ĐẸP
Nhóm: …..
7
Phần 2. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO DÀNH CHO HS LỚP 4
Việc cần thực hiện:…
Thời gian:….
Địa điểm:….
Phân công nhiệm vụ: ………
………..
3. Đại diện các nhóm trình bày ý tưởng và kế hoạch thực hiện giữ gìn môi trường
lễ hội sạch đẹp. Các nhóm bổ sung ý kiến cho nhau.
4. GV nhận xét, động viên, khuyến khích HS thực hiện kế hoạch.
Lưu ý:
GV xây dựng kế hoạch giám sát, hỗ trợ và cho HS báo cáo lại kết quả quá trình HS
thực hiện, GV động viên, khuyến khích HS thực hiện.
TIẾT 4
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN
Gợi ý tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Tự đánh giá
Hoạt động này nhằm giúp HS đánh giá lại các nhiệm vụ thực hiện trong sách HS và
tạo cơ hội hoàn thiện thêm các nhiệm vụ này.
GV có thể thực hiện như sau:
1.
GV đề nghị HS đọc lại các nhiệm vụ trong sách HS của chủ đề sau đó bổ sung,
hoàn thiện các nhiệm vụ.
2. Đối với nhiệm vụ 5, yêu cầu HS suy nghĩ và nói thêm về những điều học được
khác ngoài những điều liệt kê trong bảng.
3. Yêu cầu HS vẽ một bông hoa. Mỗi cánh hoa tương ứng với một việc mà em đã
làm được trong quá trình tham gia hoạt động ở chủ đề này.
Lưu ý: GV tôn trọng ý kiến của HS.
4. GV khích lệ động viên HS trong hoạt động tự đánh giá.
Hoạt động 2. Tổ chức đánh giá sự tiến bộ của bạn theo nhóm
Hoạt động này giúp HS học được cách nhận ra sự tốt đẹp, điểm tiến bộ của bạn
mình, biết cách nói sao cho bạn có thể tiếp thu và HS hoàn thiện tự đánh giá.
GV có thể tổ chức hoạt động như sau:
Cách 1:
1. Tổ chức cho HS đánh giá theo nhóm
– Mỗi HS hãy đưa cho bạn trong nhóm của mình bông hoa mình tự đánh giá ở
hoạt động 1. Sau đó, hãy tô 3 màu vào 3 cánh hoa:
+ Cánh hoa tô màu đỏ thể hiện điều em thích ở bạn.
+ Cánh hoa tô màu xanh thể hiện mong muốn bạn có được phẩm chất đó;
+ Cánh hoa tô màu vàng thể hiện sự tiến bộ ở bạn.
8
Phần 2. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO DÀNH CHO HS LỚP 4
2. Chia sẻ cùng với nhau vì sao mình tô màu đó
3. GV động viên, khích lệ hoạt động của HS.
Cách 2:
1. Chia nhóm và giao nhiệm vụ
– Chia HS theo tổ hoặc chia mỗi nhóm có 5 – 6 thành viên.
– Vòng 1: Lần lượt từng bạn theo một vòng tròn nói những điều tốt đẹp về bạn:
+ Chúng ta hãy nhìn vào mắt bạn và nói với bạn ít nhất 1 điều mà mình thích ở
bạn trong quá trình tham gia hoạt động cùng bạn
– Vòng 2: Vòng tròn ngược lại và nói chỉ 1 điều mình mong muốn bạn cố gắng
hơn:
+ Nhìn vào bạn với ánh mắt thân thiện và nói với bạn chỉ 1 điều bạn cần thay
đổi hoặc cố gắng.
+ Tặng bạn một món quà tinh thần (như cái ôm, bắt tay, hifive...)
+ Người nhận hãy nói lời cảm ơn khi bạn nói xong
2. Chia sẻ theo nhóm
– Các thành viên trong nhóm lần lượt nói những điều tốt đẹp và 1 điều bạn cần
cố gắng và tặng những món quà tinh thần cho nhau.
– GV quan sát, bao quát chung các nhóm và hỗ trợ, điều chỉnh khi cần thiết..
3. GV mời HS đại diện nhóm báo cáo điểm tiến bộ của mỗi bạn trong tháng vừa
qua.
4. GV động viên khuyến khích HS các nhóm HS
Lưu ý: Người báo cáo nên luân phiên nhau để mọi trẻ đều có cơ hội trình bày.
Hoạt động 3. Đánh giá tổng hợp
Hoạt động này do GV tổ chức nhằm đánh giá sự về bản thân, thái độ tích cực của
HS trong hoạt động, về khả năng tự đánh giá của HS thông qua trò chơi giáo dục.
GV có thể thực hiện như sau:
1.
GV lựa chọn 2 năng lực cơ bản để đánh giá: tham gia hoạt động, tổ chức hoạt
động
2. Vẽ thang gồm 5 mức độ: từ 1 đến 5 lên bảng hoặc giấy A0 treo lên tường làm
bảng theo dõi của HS. Cụ thể:
Mức 1: Em chưa tích cực tham gia hoạt động/ tổ chức hoạt động.
Mức 2: Em chưa tích cực tham gia hoạt động/ tổ chức hoạt động lắm.
Mức 3: Em có lúc tích cực tham gia, có lúc chưa tích cực tham gia.
Mức 4: Em tích cực tham gia các hoạt động và tổ chức được một số hoạt động.
Mức 5: Em rất tích cực tham gia hoạt động và tổ chức được các hoạt động.
3. Hướng dẫn HS thực hiện hoạt động:
+ Yêu cầu HS suy nghĩ và vẽ ngôi sao hoặc tên của mình vào mức độ mà em
đạt được sau chủ đề này.
9
Phần 2. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO DÀNH CHO HS LỚP 4
+ Nếu thang đánh giá trên giấy A0, GV hãy thiết kế cho mỗi bạn 1 cái cờ hoặc
1 biểu tượng nào đó HS thích và HS tự gắn mình đúng vào mức độ đúng với
chính mình.
4. GV trao đổi với HS về các vị trí mà cá em lựa chọn, giúp các em nhìn nhận
mình khách quan hơn.
Lưu ý:GV cần biết chấp nhận và tôn trọng đánh giá chủ quan của HS; nếu điều
chỉnh cần tế nhị
Hoạt động 4. Xây dựng kế hoạch rèn luyện
Hoạt động này nhằm giúp HS tự đề xuất được kế hoạch rèn luyện để phát triển bản
thân ngay cả sau khi chủ đề kết thúc.
GV có thể thực hiện như sau:
1. Tổ chức cho HS chia sẻ dự định rèn luyện tiếp theo trong nhóm
– Em sẽ làm gì để thể hiện nét đẹp văn hóa khi sống trong cộng đồng.
– Em hãy lập kế hoạch thực hiện các kỹ năng thể hiện văn hóa và giữ gìn môi
trường lễ hội sạch đẹp.
2. Yêu cầu HS thực hiện đúng dự định rèn luyện, hướng dẫn HS cách theo dõi sự
tiến bộ của bản thân.
– Thể hiện nét đẹp văn hóa khi sống trong cộng đồng.
– Tích cực tham gia hoạt động và tổ chức hoạt động.
3. GV động viên, khuyến khích và tôn trọng kế hoạch của HS. Có kế hoạch giám
sát, khuyến khích, điều chỉnh quá trình thực hiện và thể hiện ngoài đời sống
thực của HS.
10