Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Một số giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần ở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (849.67 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

PHẠM VĂN VÔ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2003


Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng

CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

I. Khái niệm tín dụng và tín dụng ngân hàng.
1. Khái niệm tín dụng:
Tín dụng là sự chuyển quyền sử dụng một lượng giá trò nhất đònh dưới hình
thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời gian nhất đònh từ người sở hữu sang
người sử dụng và khi đến hạn người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở hữu
với một lượng giá trò lớn hơn. Khoảng giá trò dôi ra này được gọi là lãi cho vay .
Như vậy tín dụng có 3 đặc trưng cơ bản như sau:
- Có sự chuyển nhượng vốn từ người cho vay sang người đi vay.
- Sự chuyển nhượng này chỉ mang tính chất tạm thời vì người cho vay chỉ chuyển
quyền sử dụng chứ không chuyển quyển sở hữu.
- Sau một thời gian nhất đònh người đi vay phải hoàn trả lại cho người cho vay
một khoảng tiền lớn hơn số tiền vay ban đầu. Khoản giá trò dôi ra đó được gọi
là lợi tức tín dụng(lãi tiền vay).
Nếu thiếu một trong ba đặc điểm trên thì không thể coi là quan hệ tín dụng.


2. Tín dụng ngân hàng
2.1. Khái niệm:
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín
dụng và các tổ chức, cá nhân theo nguyên tắc hoàn trả, dựa trên cơ sở sự tín
nhiệm nhằm thỏa mãn nhu cầu về vốn của các tổ chức, các cá nhân trong sản
xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
Theo Điều 20 của Luật Các Tổ chức Tín dụng, nếu đứng trên góc độ quan
hệ giữa các TCTD với khách hàng ta có thể hiểu tín dụng theo nghóa sau:
“Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một
khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,
cho thuê tài chính, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác”.

Trang 1


Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng

2.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng:
Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ: các bên đi vay và bên cho
vay trong quan hệ tín dụng ngân hàng đều nhằm vào một mục đích là chuyển
giao một nguồn vốn dưới dạng tiền tệ, bao gồm tiền mặt và bút tệ cho dù mục
đích sử dụng vốn có khác nhau như sản xuất, lưu thông hay tiêu dùng.
Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, ngân hàng luôn tham gia đóng vai trò là
tổ chức trung gian với tư cách vừa là người đi vay vừa là người cho vay.
Mục đích của tín dụng ngân hàng là huy động nguồn vốn tiền tệ tạm thời
nhàn rỗi và tiến hành cho vay lại.
Hình thức pháp lý của quan hệ tín dụng ngân hàng là thể hiện dưới hình
thức văn bản, đó chính là hợp đồng tín dụng ngân hàng.
2.3. Bản chất của tín dụng ngân hàng:
Từ những khái niệm trên, bản chất của tín dụng là giao dòch về tài sản trên

cơ sở hoàn trả và có các đặc trưng sau:
- Tài sản giao dòch trên quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là
cho vay bằng tiền và cho thuê (bất động sản, động sản). Trước đây, hoạt động
tín dụng của ngân hàng chỉ có cho vay bằng tiền. Tuy nhiên, những năm 70 trở
về đây, cho thuê tài chính đã được các ngân hàng cung cấp cho khách hàng của
mình. Đây là một sản phẩm kinh doanh của ngân hàng, một hình thức tín dụng
bằng tài sản thực (nhà xưởng, máy móc thiết bò, …).
- Xuất phát từ nguyên tắc có hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài
sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng
hạn. Giá trò hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trò lúc cho vay, hay nói cách
khác người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc. Để thực hiện đựoc
nguyên tắc này phải xác đònh lãi suất danh nghóa lớn hơn tỷ lệ lạm phát, hay nói
cách khác phải xác đònh lãi suất thực dương.
- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở hoàn trả vô
điều kiện. Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác đònh quan hệ tín dụng như
Trang 2


Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng

hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ... thực chất là lệnh phiếu, trong đó bên đi
vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

II. Chức năng và vai trò của tín dụng ngân hàng:
1. Chức năng của tín dụng:
1.1. Chức năng phân phốùi và tập trung tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn trả:
Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng. Thông qua chức năng này tín
dụng đã tham gia điều tiết các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để bổ sung kòp thời
cho những cá nhân, các tổ chức kinh tế có nhu cầu về vốn nhằm phục vụ cho sản
xuất kinh doanh, dòch vụ và đời sống.

Ở khâu tập trung, tín dụng thu hút đại bộ phận tiền tệ nhàn rỗi trong nền
kinh tế, bao gồm: tiền nhàn rỗi của dân chúng, vốn bằng tiền của các doanh
nghiệp, các tổ chức đoàn thể.
Ở khâu phân phối lại vốn tiền tệ, đó là sự phân phối lại các nguồn vốn đã
được tập trung dưới hình thức cho vay để bổ sung vốn cho các tổ chức kinh tế,
các cá nhân nhằm phục vụ sản xuất, kinh doanh, dòch vụ và đời sống.
Tóm lại, tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả là hai
quá trình thống nhất trong sự vận hành của hệ thống tín dụng. Chúng kích thích
đẩy mạnh tập trung vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó thúc đẩy gia
tăng đầu tư sản xuất kinh doanh dòch vụ và đời sống. Qua đó, từng bước nâng
cao chất lượng cuộc sống của dân cư và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.2. Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội:
Trong nền kinh tế thò trường, hoạt động tín dụng ngày càng mở rộng và phát
triển đa dạng. Trong khi thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền
tệ, làm cho những khoản vốn đang tạm thời nhàn rỗi được đưa vào lưu thông đã
làm tăng nhòp độ vòng quay của đồøng tiền. Từ đó góp phần làm giảm lượng tiền
dư thừa, nhất là tiền mặt trong các tầng lớp dân cư. Mặt khác, để thực hiện quá
trình tập trung vốn, ngoài hình thức vay mượn trực tiếp bằng tiền, các chủ thể có
nhu cầu vốn còn phát hành các chứng từ có giá như: thương phiếu, trái phiếu...
Trang 3


Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng

Hơn nữa, trong điều kiện hệ thống ngân hàng phát triển, hoạt động tín dụng
ngân hàng sẽ ngày càng mở rộng và phát triển đa dạng, từ đó thúc đẩy việc mở
rộng thanh toán không dùng tiền mặt như: séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, các
loại thẻ tín dụng… Việc ra đời của những bút tệ này góp phần giảm nhu cầu về
tiền mặt trong lưu thông và giảm các chi phí khác liên quan như chi phí in ấn
giấy bạc, chi phí bảo quản tiền, vận chuyển tiền. Đồng thời cho phép Nhà Nước

điều tiết một cách linh hoạt khối lượng tiền tệ nhằm đáp ứng kòp thời nhu cầu
tiền tệ cho sản xuất và lưu thông hàng hoá.
1.3. Chức năng phản ánh một cách tổng hợp và kiểm soát quá trình hoạt động
của nền kinh tế:
Trong việc thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhằm
phục vụ yêu cầu tái sản xuất, tín dụng có khả năng phản ánh một cách tổng hợp
và nhạy bén tình hình hoạt động của nền kinh tế. Ví dụ trong nền kinh tế quốc
dân ngành nào có tỷ suất lợi nhuận cao, có tiềm năng phát triển tốt thì sẽ được
ưu tiên tập trung vốn để phát triển; ngoài ra, thông qua tín dụng cũng xác đònh
được cơ cấu vốn đầu tư cho ngành này từ những nguồn nào.
Đặc biệt tín dụng có thể phản ánh một cách tổng hợp mối quan hệ giữa tích
lũy và tiêu dùng, giữa tích lũy và tái đầu tư. Từ đó biết được nguồn vốn huy
động từ những thành phần nào, từ những đối tượng nào, với khối lượng và sự
biến động qua từng thời kỳ là bao nhiêu.
Mặt khác, trong khi thực hiện chức năng tiết kiệm tiền mặt gắn liền với
việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tín dụng ngân hàng có thể phản
ánh và kiểm soát quá trình phân phối sản phẩm trong nền kinh tế.
Như vậy, với chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế, tín
dụng sẽ góp phần giải quyết tình trạng mất cân đối cục bộ của nền kinh tế với
những giải pháp khắc phục kòp thời, từ đó phát huy vai trò quản lý và điều tiết vó
mô của nhà nước. Điều này cũng có nghóa là tín dụng cũng phải được vận dụng
như một trong những đòn bẩy kích thích kinh tế không thể thiếu trong quá trình
Trang 4


Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng

tổ chức quản lý kinh tế – tài chính, kiểm soát và thúc đẩy các hoạt động kinh tế
quốc dân.
2. Vai trò của tín dụng

Một khi phát huy các chức năng vốn có trên, tín dụng thể hiện vai trò tích
cực trong đời sống kinh tế xã hội, cụ thể như sau:
2.1. Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh để duy trì sự hoạt động liên tục đòi hỏi
vốn của doanh nghiệp đồng thời phải tồn tại ở ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất và
lưu thông. Và do áp lực cạnh tranh gay gắt như hiệân nay, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải có chính sách bán hàng trả chậm. Từ đó làm cho vòng quay vốn lưu
động sẽ giảm đi, dẫn đến nhu cầu cần bổ sung vốn lưu động. Hơn nữa, để tồn tại
và phát triển thì doanh nghiệp phải mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất theo
chiều sâu để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nhằm chiếm lónh thò trường.
Vì vậy tín dụng góp phần điều tiết các nguồn vốn tạo điều kiện cho quá trình
sản xuất không bò gián đoạn và giúp cho doanh nghiệp có thể đầu tư mở rộng
sản xuất kinh doanh.
Như vậy tín dụng vừa giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tích
lũy vốn nhanh chóng cho đầu tư mở rộng sản xuất, vừa đẩy nhanh tốc độ tập
trung và tích luỹ vốn cho nền kinh tế. Đặc biệt, trong giai đoạn kinh tế suy thoái,
tín dụng thông qua các chức năng của mình như là một kênh tập trung, phân phối
vốn hiệu quả góp phần kích cầu đầu tư, tạo ra công ăn việc làm, từ đó thúc đẩy
kinh tế hồi phục và phát triển trở lại.
2.2. Tín dụng góp phần ổn đònh tiền tệ, ổn đònh giá cả:
Với chức năng tập trung và tận dụng các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội,
tín dụng đã trực tiếp làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, nhất là tiền
mặt trong các tầng lớp dân cư. Trong điều kiện nền kinh tế bò lạm phát cao thì
ngân hàng trung ương sẽ sử dụng những biện pháp thắt chặt tiền tệ liên quan
Trang 5


Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng

đến tín dụng như: nâng lãi suất tín dụng, hạn chế cấp tín dụng ở các ngân hàng

thương mại như tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, ấn đònh hạn mức tín dụng, hạn chế tín
dụng có chọn lọc… để kiềm chế lạm phát. Qua đó tín dụng được xem như là một
trong những biện pháp hữu hiệu góp phần làm giảm lạm phát.
Mặt khác, thông qua những tiện ích mà tín dụng mang lại như: ủy nhiệm
thu, ủy nhiệm chi, thẻ tín dụng… đã khuyến khích người dân thực hiện thanh toán
không dùng tiền mặt, từ đó góp phần làm giảm áp lực lạm phát nhờ vậy góp
phần ổn đònh tiền tệ. Bên cạnh đó, do cung ứng vốn tiền tệ cho nền kinh tế, tín
dụng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, thúc đẩy quá trình vận động của vật tư hàng
hoá trong nền kinh tế, giúp cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá ngày
càng tiến triển, từ đó góp phần ổn đònh thò trường giá cả trong nước.
2.3. Tín dụng góp phần ổn đònh cuộc sống, tạo công ăn việc làm và ổn đònh trật
tự xã hội:
Hoạt động tín dụng không chỉ đáp cho những như cầu của các doanh nghiệp
mà còn phục vụ cho các tầng lớp dân cư. Đứng trước nhu cầu to lớn của một bộ
phận dân cư chưa đủ tiền tích lũy để mua sắm các tiện nghi sinh hoạt cần thiết
nhưng có những khoản thu nhập hàng tháng ổn đònh và có thể tích lũy trong một
thời gian dài đã xuất hiện hình thức tín dụng tiêu dùng. Qua hình thức này ngân
hàng sẵn sàng cung cấp tín dụng để thoả mãn những nhu cầu vay vốn hợp lý của
các cá nhân nhằm xây dựng, mua sắm, sửa chữa nhà,… và góp phần chống lại tệ
nạn cho vay nặng lãi ngoài xã hội. Đối với xã hội cho vay tiêu dùng còn giúp
phát triển đời sống và cải thiện bộ mặt sinh hoạt của ngườøi dân.
Đến lượt mình, một khi mức sống đã được nâng cao thì bộ phận dân cư sẽ
trở thành một thò trường đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ hàng hoá, đảm bảo đầu
ra cho sản xuất của khu vực doanh nghiệp. Từ đó kích thích sản xuất phát triển,
tạo ra nhiều công ăn việc làm mới. Được đảm bảo có công ăn việc làm lâu dài

Trang 6



Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng

với mức thu nhập ổn đònh và mức sống luôn được cải thiện đã tạo tiền đề cho sự
ổn đònh xã hội.
Do đó, ta có thể kết luận rằng, tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy sản xuất phát triển, làm cho bộ mặt của xã hội ngày càng được cải
thiện, từ đó góp phần làm cho đời sống người dân càng được nâng cao.
2.4. Tín dụng tạo điều kiện mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế đối
ngoại và tăng cường giao lưu quốc tế:
Trong điều kiện ngày nay, phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liền với
thò trường thế giới. Vì vậy, tín dụng không chỉ bó hẹp trong phạm vi của một
quốc gia mà còn mở rộng ra cả phạm vi quốc tế, trở thành phương tiệân thúc đẩy
và mở rộng các quan hệ kinh tếù đối ngoại nhằm hỗ trợ bổ sung lẫn nhau các nhu
cầu vốn cần thiết cho các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế thế giới.

III. Phân loại tín dụng ngân hàng.
Phân loại tín dụng ngân hàng là việc sắp xếp các khoản tín dụng cho vay
theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất đònh. Việc phân loại cho vay có
cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng
cao hiệu quả quản trò rủi ro tín dụng. Phân loại cho vay dựa vào các căn cứ sau:
1. Phân loại theo mục đích cho vay.
1.1. Cho vay bất động sản:
Là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà
ở, đất đai, bất động sản trong lónh vực công nghiệp, thương mại và dòch vụ.
1.2. Cho vay côâng nghiệp và thương mại:
Là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp
trong các lónh vực công nghiệp thương mại và dòch vụ.
1.3. Cho vay nông nghiệp:
Là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ
sâu, giống cây trồng thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu…

Trang 7


Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng

1.4. Cho vay các đònh chế tài chính:
Bao gồm cấp tín dụng cho các ngân hàng, các công ty tài chính, công ty cho
thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng và các đònh chế tài chính khác.
1.5. Cho vay cá nhân:
Là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật
dụng đắc tiền, và các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông thường của
đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.
2. Theo thời hạn cho vay.
2.1. Cho vay ngắn hạn:
Loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu
hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá
nhân.
2.2. Cho vay trung hạn:
Theo qui đònh hiện nay của Ngân Hàng Nhà Nước hiện nay, cho vay trung
hạn có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng.
Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố
đònh, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có qui
mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.
Bên cạnh đầu tư cho tài sản cố đònh, vay trung hạn còn là nguồn hình thành
vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh
nghiệp mới thành lập.
2.3. Cho vay dài hạn:
Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm và thời hạn tối đa có
thể lên đến 20 – 30 năm.
Tín dụng dài hạn là loại tín dụng được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài

hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bò, phương tiện vận tải có qui mô lớn, xây
dựng các xí nghiệp mới.
Trang 8


Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng

3. Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng.
3.1. Cho vay có bảo đảm:
Theo Điều 2 của Nghò đònh 178/1999/NĐ–CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm
tiền vay của các tổ chức tín dụng thì: cho vay có bảo đảm bằng tài sản là việc
cho vay vốn của tổ chức tín dụng mà theo đó nghóa vụ trả nợ của khách hàng vay
được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình
thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
Đối với những khách hàng mới quan hệ tín dụng lần đầu hoặc chưa thể cho
vay tín chấp thì khi vay vốn đòi hỏi phải có đảm bảo. Sự bảo đảm này là căn cứ
pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ
nhất từ thu nhập của khách hàng.
3.2 Cho vay không bảo đảm:
Là loại cho vay không có đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc sự
bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân
khách hàng. Đối với những khách hàng tốt, tài chính lành mạnh, quản trò có hiệu
quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng
mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.
Theo Điều 19 của Nghò đònh 178/1999/NĐ–CP về bảo đảm tiền vay của các
Tổ chức tín dụng, thì cho vay không bảo đảm được áp dụng như sau:
Tổ chức tín dụng được lựa chọn khách hàng vay để cho vay không có bảo
đảm bằng tài sản khi cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để thực hiện các
dự án đầu tư phát triển hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dòch vụ và đời
sống. Tuy nhiên, khách hàng vay không bảo đảm phải hội đủ các điều kiện sau

theo Điều 20 cũng của Nghò đònh này:
- Có tín nhiệm với Tổ chức tín dụng cho vay trong việc sử dụng vốn vay vả trả
nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi;

Trang 9


Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng

- Có dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dòch vụ khả thi, có khả
năng hoàn trả nợ; hoặc có dự án, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp
với pháp luật;
- Có khả năng tài chính để thực hiện nghóa vụ trả nợ;
- Cam kết thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản theo yêu cầu của Tổ chức
tín dụng nếu sử dụng vốn vay cam kết không đúng trong hợp đồng tín dụng; cam
kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện được các biện pháp bảo đảm bằng tài
sản.
4. Theo xuất xứ tín dụng.
4.1. Cho vay trực tiếp:
Ngân hàng cấp vốn trực tiếp có người có nhu cầu, đồng thời người đi vay
trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
4.2. Cho vay gián tiếp:
Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc
chứng từ nhận nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán.
4.2.1. Chiết khấu thương mại:

Theo Điều 20 Luật các Tổ chức tín dụng thì: “ Chiết khấu là việc các Tổ
chức tín dụng mua các giấy tờ có giá ngắn hạn khác của người thụ hưởng trước
khi đến hạn thanh toán”.
Từ khái niệm trên ta thấy trong nghiệp vụ này ngân hàng sẽ đứng ra trả tiền

trước cho các hối phiếu, các chứng từ có giá khác chưa đến hạn thanh toán theo
yêu cầu của người thụ hưởng (người sở hữu chứng từ) bằng cách khấu trừ ngay
một số tiền nhất đònh gọi là tiền chiết khấu, tính theo trò giá chứng từ, thời hạn
chiết khấu, lãi suất và các tỷû lệ chiết khấu khác. Còn lại bao nhiêu mới thanh
toán cho người thụ hưởng. Người thụ hưởng muốn nhận số tiền này thì bắt buộc
phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền hưởng lợi cho ngân hàng chiết khấu đối
với các chứng từ xin chiết khấu. Khi chứng từ đến hạn, ngân hàng lại gửi chứng
từ đi đòi tiền người có nghóa vụ trả tiền.
Trang 10


Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng

Như vậy, thực chất ngân hàng đã cung cấp tín dụng cho người sở hữu chứng
từ theo một mức giá nhỏ hơn giá trò chứng từ xin chiết khấu.
4.2.2. Nghiệp vụ thanh tín (nghiệp vụ Factoring):

Factoring là nghiệp vụ mua các khoản nợ thương mại (các khoản phải thu),
trong đó bên mua (factor) nhận việc thu nợ và chấp hành rủi ro tín dụng.
Factoring thực chất là tài trợ vốn lưu động cho các doanh nghiệp.
Nghiệp vụ factoring được thực hiện như sau:
(1)

Khách hàng
(client)

Người mua nợ
(factor)
(2)


Con nợ
(debtor)

(1) Khách hàng bán các khoản phải thu (khoản phải thu theo hoá đơn) cho
người mua nợ (factor – thường là công ty con của các ngân hàng);
Người mua nợ thanh toán một khoản tiền bằng số tiền trên tài khoản nợ trừ
đi lãi và hoa hồng mà người mua nợ được hưởng, đồng thời ngườøi mua nợ còn
phòng giữ một phần để phòng ngừa hàng trả lại;
(2) Khi đến hạn con nợ phải thanh toán cho người mua nợ;
Nghiệp vụ factoring gần giống nghiệp vụ chiết khấu thương mại, nhưng có
các điểm khác nhau sau:
- Các khoản nợ được mua là các khoản nợ có hoá đơn (invoiced debts).
- Hợp đồng mua các khoản phải thu thông thường là hợp đồng miễn truy đòi và
có thông báo;
- Ngân hàng thường giữ lại từ 10% - 20% để đề phòng hàng bò trả lại;
- Lãi suất mà người mua được hưởng trong nghiệp vụ này cao hơn so với các
nghiệp vụ tín dụng khác, vì nghiệp vụ factoring có rủi ro cao hơn (thường cao
hơn 2% - 3% so với lãi suất cơ bản).
Trang 11


Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng

Ngoài các loại cho vay trên đây, ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ
bảo lãnh cho khách hàng bằng uy tín của mình. Đối với nghiệp vụ này ngân
hàng không phải cung cấp bằng tiền, nhưng khi người được bảo lãnh không thực
hiện nghóa vụ theo hợp đồng thì người bảo lãnh phải thay thế để thực hiện nghóa
vụ thanh toán. Chính vì lý do trên mà người ta gọi hành vi cam kết bảo lãnh của
ngân hàng là tín dụng bằng chữ ký.


IV. Hiệu quả của tín dụng.
Trong nền kinh tế thò trường, mục tiêu hoạt động của các doanh nghệp là
đạt lợi nhuận tối đa. Đối với ngân hàng thương mại cũng vậy, nói đến hiệu quả
hoạt động người ta nghó ngay đến lợi nhuận. Trong số các hoạt động của ngân
hàng thương mại, có thể nói hoạt động cấp tín dụng là hoạt động chiếm tỷ trọng
cao trong cơ cấu thu nhập và đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng. Xét
trên góc độ toàn diện thì hiệu quả kinh doanh của ngân hàng bao gồm: hiệu quả
về mặt kinh tế và hiệu quả về mặt xã hội.
1. Hiệu quả về mặt kinh tế.
Hiệu quả kinh tế được đo lường thông qua chỉ tiêu lợi nhuận, nó phản ánh
khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại. Lợi nhuận được tính từ tiền lãi thu
được từ việc cấp tín dụng, từ các khoản phí dòch vụ khác, từ qui mô chất lượng
và thành phần của các tài sản có. Ngoài ra, người ta còn đo lường hiệu quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu sau:
1.1. Tỷ lệ nợ xấu trong tổng số dư nợ cho vay:
Theo Công văn 266/QĐ– NHNN1 có đònh nghóa nợ xấu như sau: nợ xấu bao
gồm nợ quá hạn có khả năng thu hồi, nợ khó đòi, các khoản nợ chờ xử lý, nợ cho
vay được khoanh được thể hiện trên bảng cân đối kế toán hàng tháng.
Tỷ lệ này là thước đo chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ
này càng cao thì rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng càng cao do
nhiều khoản vay không được hoàn trả đúng hạn, phải chuyển nợ quá hạn, không
thu được lãi nên ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
Trang 12


Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng

1.2. Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản có (Return on Assets – ROA):
Chỉ tiêu này phân tích khả năng của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ
tài sản có, nhằm xác đònh hiệu quả kinh doanh của 1 đồng tài sản có.

Lợi nhuận ròng
ROA

=

x 100%
Tổng tài sản có

ROA càng cao khẳng đònh hiệu quả sử dụng vốn cao. Tuy nhiên một tỷ lệ
lợi nhuận cao luôn đi kèm với một rủi ro lớn; do vậy, cần phải liểm soát ROA ở
một tỷ lệ thích hợp.
1.3. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn tự có (Return on Equity – ROE):
Hệ số này phản ánh một đồng lợi nhuận ngân hàng thu được từ nguồn vốn
đầu tư của các cổ đông. Hệ số ROE đo lường tính lành mạnh trong hoạt động của
một ngân hàng. Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn tự có của ngân hàng
chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng vốn hoạt động và việc huy động vốn quá nhiều
có thể ảnh hưởng đến mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng.
Tóm lại, hiệu quả về mặt kinh tế có ý nghóa vô cùng quan trọng đối với các
ngân hàng thương mại, nó quyết đònh sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng.
Bởi vì thông qua kết quả hoạt động, ngân hàng khẳng đònh uy tín và tiềm năng
của mình trên thương trường, từ đó thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân
hàng. Trên cơ sở đó ngân hàng sẽ mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động của
mình, làm cho thu nhập ngày càng tăng. Vì vậy, hiệu quả kinh tế là mục tiêu
quan trọng hàng đầu của các ngân hàng thương mại.
2. Hiệu quả về mặt xã hội.
Hoạt động của ngân hàng có mối liên hệ khá chặt chẽ đối với đời sống kinh
tế – xã hội. Ngân hàng hoạt động kinh doanh tốt không những sẽ mang lại hiệu
quả về mặt kinh tế cho bản thân ngân hàng mà còn mang lại hiệu quả cả về mặt
xã hội.

Trang 13


Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng

Với vai trò là kênh tích tụ và tập trung vốn phục vụ cho yêu cầu phát triển
sản xuất kinh doanh, ổn đònh tiền tệ, giá cả, các ngân hàng thương mại góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, thêm thu nhập cho người
lao động, ổn đònh xã hội và xây dựng đất nước.

V. Rủi ro tín dụng và nhận diện rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng.
Kinh doanh ngân hàng là ngành kinh doanh tiền tệ và cũng như các ngành
khác, trong quá trình hoạt động của nó cũng chứa rủi ro. Tuy nhiên rủi ro trong
hoạt động kinh doanh ngân hàng xét ở nhiều khía cạnh khác nhau cho thấy mức
độ nguy hiểm do rủi ro gây ra không chỉ liên quan đến bản thân ngân hàng đó
mà còn ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng, liên quan đến nền tài chính của
đất nước và các ngành kinh tế khác. Chính vì vậy ngành ngân hàng ở các nước
được Chính phủ quan tâm và quản lý rất chặt chẽ.
Thật vậy, do đặc tính hoạt động của ngân hàng là biến đổi thời gian, quy
mô của nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội thành những khoản cho vay có
tính chất về thời gian, quy mô khác nhau, vì vậy trong quá trình chuyển hoá này
đã hàm chứa rủi ro. Bên cạnh đó quan hệ kinh doanh của ngân hàng dựa trên cơ
sở chữ tín và nó quan hệ với mọi đối tượng trong nền kinh tế, rất đa dạng và
phức tạp, do vậy cũng hàm chứa rủi ro.
Hơn nữa trong quá trình hoạt động, hệ thống ngân hàng đã tạo ra lượng
cung tiền tệ rất lớn cho nền kinh tế thông qua hạch toán bút tệ từ những khoản
ký thác ban đầu vào ngân hàng và vốn tự có của ngân hàng thường rất nhỏ so
với số vốn ký thác mà nó huy động được, vì vậy cũng hàm chứa rủi ro trong
thanh khoản của ngân hàng.

Trong kinh doanh ngân hàng hiện nay thường có những rủi ro về: thanh
khoản, lãi suất, tỷ giá và tín dụng. Trong đó rủi ro về tín dụng rất quan trọng và
có liên quan tới ba rủi ro còn lại. Hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của các
ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay thì nghiệp vụ tín dụng vẫn là nguồn thu
Trang 14


Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng

lợi quan trọng và chủ yếu của ngân hàng, và nó ngày càng mở rộng. Do vậy xác
suất xảy ra rủi ro cho ngân hàng ở nghiệp vụ tín dụng là rất lớn.
1. Khái niệm rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện các biến cố không bình thường làm cho
người đi vay không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ cả vốn và lãi vay cho
ngân hàng theo đúng thỏa thuận ghi trong hợp đồng tín dụng.
Rủi ro tín dụng hình thành trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng
vay vốn. Nó biểu hiện ở hai mức độ từ thấp đến cao:
- Mức độ thấp

: rủi ro do nợ vay bò khê đọng

Loại rủi ro này xảy ra khi khách hàng hoàn trả nợ chậm trễ so với thỏa
thuận trong hợp đồng tín dụng và thường xảy ra khi khách hàng tạm thời khó
khăn về ngân quỹ hoặc trong sản xuất kinh doanh. Trường hợp này ngân hàng
vẫn có khả năng thu hồi được nợ thông qua biện pháp gia hạn nợ hay cấu trúc lại
thời gian trả nợ cho khách hàng. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần có biện pháp
theo dõi và giám sát những khoản nợ này một cách chặt chẽ để không dẫn đến
rủi ro ở mức độ cao hơn, đó là rủi ro khách hàng không có khả năng trả được nợ.
- Mức độ cao


: rủi ro do người vay không trả được nợ

Ở mức độ này thì khách hàng không còn khả năng để trả nợ cho ngân hàng,
nguyên nhân có thể do khách hàng làm ăn thất bại, tuy nhiên vẫn không loại trừ
khả năng về ý đồ trả nợ không tốt của khách hàng. Ngân hàng có thể tìm nguồn
bù đắp khoản nợ này bằng cách phát mãi tài sản đảm bảo khoản vay, còn nếu
không có tài sản đảm bảo thì ngân hàng gần như mất khoản vốn cho vay này.
- Chỉ tiêu đo lường:
Rủi ro tín dụng

= Các khoản nợ vay quá hạn/tổng dư nợ

Hay
Rủi ro tín dụng

= Các khoản cho vay có chất lượng trung bình/tổng tích sản

Trang 15


Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng

Như vậy rủi ro tín dụng gia tăng khi ngân hàng có nhiều khoản cho vay có
chất lượng trung bình.
2. Hậu quả do rủi ro tín dụng gây ra.
Với vai trò quan trọng là trung tâm thần kinh của toàn bộ nền kinh tế và là
công cụ điều tiết nền kinh tế vó mô của nhà nước, do vậy nếu ngân hàng gặp rủi
ro không chỉ tác động xấu đến ngân hàng đó mà còn gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế quốc gia và có thể trong khu vực.
2.1. Trong quan hệ đối nội

2.1.1. Đối với bản thân ngân hàng bò rủi ro:

- Về mặt tài chính:
Do không thu hồi được nợ làm cho nguồn vốn của ngân hàng bò đóng băng
không thể sinh lãi, trong khi đó ngân hàng vẫn phải chi trả lãi tiền gửi cho nguồn
vốn huy động được, từ đó làm cho lợi nhuận của ngân hàng bò giảm, nguồn vốn
kinh doanh của ngân hàng bò thu hẹp. Nếu tình trạng này trầm trọng và kéo dài
có thể dẫn đến trường hợp ngân hàng mất khả năng thanh toán và bò phá sản.
- Về mặt xã hội:
Từ rủi ro tín dụng, ngân hàng có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh
toán do gây mất lòng tin của người gửi tiền và họ ồ ạt rút tiền về và tình trạng
đồng rút tiền hàng loạt này không chỉ xảy ra tại một ngân hàng mà có thể xảy ra
tại các ngân hàng khác, gây tâm lý hoang mang và không ổn đònh cho xã hội.
2.1.2. Đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng:

Hoạt động của một ngân hàng có những liên quan đến hệ thống ngân hàng
và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nên kinh tế như những mắc xích.
Do đó nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn dến mất khả
năng thanh toán và phá sản sẽ có những tác động dây chuyền không tốt đến các
ngân hàng và bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp và giúp đỡ từ
Ngân hàng Trung ương và các ngân hàng khác thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan
Trang 16


Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng

đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng khác,
làm cho các ngân hàng khác cũng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh
toán. Trên thế giới đã từng chứng kiến sự phá sản của nhiều ngân hàng và ở
Việt Nam vào những năm 1989-1990, sự sụp đổ của hệ thống quỹ tín dụng là

một ví dụ điển hình.
2.1.3. Đối với nền kinh tế:

Như ta đã biết, ngân hàng có mối quan hệ rất chặt chẽ với mọi thành phần
kinh tế khác, là kênh thu hút và bơm tiền đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh,
đời sống cho mọi bộ phận kinh tế. Vì vậy khi rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản
một ngân hàng hay có thể thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến các ngân hàng khác
sẽ dẫn đến nền kinh tế quốc gia bò rối loạn, hoạt động kinh tế bò mất ổn đònh và
ngưng trệ, mất bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội
gia tăng, tình hình an ninh chính trò bất ổn,…
2.2. Trong quan hệ đối ngoại:
Ngày nay với xu hướng mở cửa nền kinh tế, một quốc gia muốn phát triển
nền kinh tế không chỉ phụ thuộc vào năng lực sẵn có của mình mà còn phụ thuộc
vào nền kinh tế trong khu vực và cả nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy khi rủi ro
tín dụng mang tính chất dây chuyền thì có thể sẽ gây ra sự khủng hoảng kinh tế
khu vực và trên thế giới, nhất là khi khủng hoảng kinh tế xảy ra ở một cường
quốc kinh tế. Thực tế gần đây sự khủng hoảng nền kinh tế tài chính-tiền tệ ở
Mexico đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến khu vực Bắc Mỹ. Để cứu vãn tình thế,
tránh ảnh hưởng toàn khu vực cũng như tại chính quốc gia của mình, Quốc hội
Mỹ buộc lòng phải chi trên 40 tỷ USD góp phần khôi phục tình hình đó.
Tóm lại, hiện tượng phá sản của ngân hàng là vấn đề mà Chính phủ các
nước rất quan tâm và lo ngại, do đó Ngân hàng Trung ương luôn thường xuyên
kiểm tra khuyến cáo cho các ngân hàng hay thực hiện tài trợ vốn để cứu nguy
tạm thời khi ngân hàng gặp khó khăn về khả năng chi trả. Tuy nhiên, để hạn chế

Trang 17


Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng


các rủi ro và thiệt hại trong kinh doanh thì các ngân hàng phải chính là người
trực tiếp quan lý phòng ngừa rủi ro.
3. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng ngân hàng.
Thiệt hại do rủi ro tín dụng ngân hàng gây ra là rất lớn, làm cho lợi nhuận
của ngân hàng giảm xuống, thu hẹp nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, thậm
chí ở mức độ nguy hiểm hơn là làm cho ngân hàng mất khả năng chi trả các loại
tiền gửi được ký thác, và sự kiện này có thể ảnh hưởng dây chuyền đến các
ngân hàng khác. Do đó việc tìm hiểu, phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro tín
dụng và biện pháp phòng ngừa là rất quan trọng trọng đối với ngân hàng.
Nguyên nhân của rủi ro xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
3.1. Xét ở góc độ người đi vay:
- Đối với khách hàng vay tiêu dùng:
+ Không có hay không có đủ năng lực và năng lực thực hiện hành vi dân sự;
+ Công việc và thu nhập không ổn đònh;
+ Do hoàn cảnh gia đình bò ly thân hay ly dò;
+ Do các tật xấu như rượu chè, cờ bạc, cá cược,…
+ Do các rủi ro bất thường về bệnh tật, tai nạn, tử vong,…
- Đối với khách hàng vay sản xuất, kinh doanh:
+ Thiếu năng động, kinh nghiệm trong quản lý và kinh doanh, phương án kinh
doanh không hiệu quả, sử dụng vốn sai mục đích;
+ Thò trường nguyên liệu, tiêu thụ gặp khó khăn hay bò thu hẹp;
+ Công nghệ, kỹ thuật, phương tiện sản xuất, kinh doanh lạc hậu;
+ Tai nạn do hoả hoạn, cháy nổ nơi sản xuất, làm việc, do đình công,…
3.2. Xét ở góc độ tài sản đảm bảo cho khoản vay:
Tài sản đảm bảo cho khoản vay là các bất động sản như nhà cửa, nhà
xưởng, đất đai,… được thế chấp hay các động sản như giấy tờ có giá, hàng hoá,
máy móc thiết bò,… được cầm cố bò các rủi ro về mất mát, giảm giá trò, cháy nổ,
Trang 18



Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng

bò thiên tai động đất, lũ lụt,… làm cho các tài sản này không thanh lý được hay
nguồn thu từ thanh lý không đủ bù đắp cho nợ vay.
Hoặc khoản vay được đảm bảo tín chấp hay được bảo lãnh từ bên thứ ba mà
bên bảo lãnh không có khả năng thực hiện được nghóa vụ bảo lãnh của mình.
3.3. Xét ở góc độ ngân hàng:
- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng còn yếu kém;
- Cán bộ ngân hàng thiếu tư cách đạo đức, bò mua chuộc;
- Thiếu sự quản lý, kiểm soát trong qui trình nghiệp vụ cho vay, kiểm tra trước
và sau khi cho vay;
- Do ngân hàng chạy theo lợi nhuận chấp nhận rủi ro cao;
- Do ngân hàng không đảm bảo và thực thi đầy đủ các nguyên tắc cấp và quản
lý tín dụng theo qui đònh của ngân hàng và của ngân hàng nhà nước.
3.4. Xét ở góc độ rủi ro kinh tế – xã hội của quốc gia và trên thế giới:
Tình hình kinh tế – xã hội trong nước không thuận lợi như nền kinh tế bò
giảm phát, khủng hoảng do chiến lược phát triển kinh tế sai, do lạm phát, do tình
hình chính trò biến động xấu, xảy ra nội chiến hay chiến tranh hoặc do thiên tai
lũ lụt, hạn hán,… cũng là những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ngân hàng.
Hay do tình hình kinh tế chính trò thế giới biến động xấu làm cho thò trường
tiêu thụ xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước bò giảm sút, thu hẹp, dẫn
đến khó khăn trong sản xuất kinh doanh và cũng gây ảnh hưởng đến tín dụng
ngân hàng, mức độ rủi ro này càng lớn khi nền kinh tế quốc gia chủ yếu dựa vào
chiến lược phát triển dựa vào sản xuất hàng xuất khẩu.

Trang 19


Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng


CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

I. Hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần và tình hình kinh tế xã hội cả
nước và ở TP.HCM.
1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tại
TP.HCM.
Sự hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể chia
ra làm 2 giai đoạn:
1.1. Giai đoạn 1951-1987 (hệ thống ngân hàng một cấp):
Trước năm 1951, Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chưa có ngân hàng,
mọi vấn đề liên quan đến tài chính, tiền tệ đều do Bộ Tài Chính đảm nhiệm.
Ngày 06/05/1951 Chủ tòch Hồ Chí Minh lý sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân
hàng Quốc Gia Việt Nam và sắc lệnh 17/SL qui đònh mọi công việc của Nha
Ngân Khố Quốc Gia và Nha Tín Dụng giao cho Ngân hàng Quốc gia phụ trách.
Ngày 26/04/1957 Ngân hàng Kiến thiết trực thuộc Bộ Tài Chánh được
thành lập có chức năng nhận vốn từ ngân sách nhà nước và cấp phát vốn đầu tư
xây dựng cơ bản. Ngày 20/10/1960 Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đổi tên là
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam được tổ chức thành hệ thống thống nhất từ trung
ương đến quận, huyện do nhà nước độc quyền sở hữu và quản trò.
Ngày 30/12/1962 Ngân hàng Ngoại thương trực thuộc Ngân hàng Nhà
nước thực hiện chức năng ngoại hối và thanh toán quốc tế được thành lập. Ngày
26/04/1981 Ngân hàng Kiến Thiết trực thuộc Bộ Tài Chính chuyển thành Ngân
hàng Đầu tư và xây dựng cơ bản trực thuộc Ngân hàng Nhà Nước.
Đặc điểm của hệ thống Ngân hàng trong thời kỳ này:
- Là hệ thống ngân hàng một cấp thực hiện cả chức năng quản lý và kinh doanh
tiền tệ.

Trang 20



Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng

- Có Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng kinh doanh thuộc Ngân hàng nhà
nước (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ
bản, Quỹ tiết kiệm)
1.2. Giai đoạn 1988 đến nay (hệ thống ngân hàng hai cấp):
Đứng trước tình hình nền kinh tế lâm vào bế tắc và tỷ lệ lạm phát tăng
cao, cơ chế kế hoạch hóa tập trung nói chung và hệ thống ngân hàng một cấp
nói riêng bộc lộ nhiều khiếm khuyết trong bối cảnh mới của nền kinh tế. Do
vậy, Đảng và Nhà nước ta đã sáng suốt chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập
trung bao cấp sang cơ chế thò trường có quản lý của nhà nước.
Ngày 26/03/1988 Hội Đồng Bộ Trưởng ra Nghò đònh 53/HĐBT thay đổi cơ
cấu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam, tổ chức thành hai hệ thống là Ngân
hàng Nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh:
- Tổ chức Ngân hàng Nhà nước thành hai cấp trung ương và cấp tỉnh đảm bảo
chức năng quan lý nhà nước về hoạt động ngân hàng và thanh toán.
- Hệ thống ngân hàng chuyên doanh bao gồm Ngân hàng Công thương Việt
Nam, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư Xây
dựng Việt nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiện chức năng kinh
doanh tiền tệ, tín dụng và dòch vụ ngân hàng.
Tuy nhiên tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến chuyển nhất là khi
chuyển sang cơ chế thò trường nên hệ thống này bộc lộ những hạn chế:
- Tổ chức hệ thống ngân hàng chưa có hệ thống pháp lý đảm bảo khiến Ngân
hàng Nhà nước và các ngân hàng kinh doanh lúng túng trong việc điều hành hệ
thống ngân hàng trong cả nước.
- Hệ thống ngân hàng này còn xa lạ với hệ thống ngân hàng thế giới và mang
tính chất độc quyền làm hạn chế khả năng thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư
cũng như tạo điều kiện bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Ngày 24/05/1990 Hội Đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh Ngân hàng Nhà
nước (Pháp lệnh 37) và Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài
Trang 21


Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng

chính (Pháp lệnh 38). Theo hai pháp lệnh này thì hệ thống ngân hàng Việt Nam
chuyển hẳn sang thành hệ thống ngân hàng hai cấp:
- Hệ thống ngân hàng cấp một: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đóng vai trò như
một Ngân hàng Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh doanh
tiền tệ.
- Hệ thống ngân hàng cấp hai: bao gồm các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng
Đầu tư Phát triển, Công ty tài chính và hợp tác xã tín dụng đóng vai trò là ngân
hàng trung gian, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ.
Đặc biệt, kể từ 26/12/1997 Chủ tòch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghóa
Việt Nam ban hành Lệnh số 01/L-CTN công bố Luật Ngân hàng Nhà nước việt
Nam và Luật Các Tổ Chức Tín Dụng có hiệu lực kể từ 01/10/1998 thì hệ thống
pháp luật của ngành ngân hàng Việt Nam được hệ thống hoá và nâng lên một
tầm cao mới phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế thò trường, đã tạo
môi trường pháp lý ổn đònh tài chính tiền tệ quốc gia, động viên các nguồn lực
trong nước và từ nước ngoài, mở rộng hợp tác quốc tế, phục vụ cho chiến lược
kinh tế xã hội, đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
2. Tình hình kinh tế – xã hội cả nước và tại TP.HCM đang có ảnh hưởng tích cực
đến hoạt động ngân hàng.
Tình hình kinh tế – xã hội trong năm 2002 của cả nước đã đạt kết quả rất
khả quan, các chỉ tiêu như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, cán cân
thanh toán đều đạt, là tiền đề tốt cho các bước phát triển tiếp theo. Cụ thể năm
2002 tăng trưởng GDP đạt cao nhất trong 3 năm qua là 7,02% so với trước đó là
6,75% và 6,84%, còn riêng từng khu vực kinh tế mức có tăng trưởng như sau:

Đvt: %

Khu vực

2000

2001

2002

2003 (KH)

Nông, lâm, thủy hải sản

4,04

4,9

5,4

5,00

Công nghiệp & xây dựng

10,07

10,36

14,50


14,50

5,75

6,13

6,54

7,20

Dòch vụ

Trang 22


Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng

Như vậy 3 khu vực kinh tế đều đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2000,
2001. Đặc biệt khu vực nông, lâm, thủy hải sản đạt thắng lợi kép, gia tăng cả về
sản lượng và giá cả, cả về tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Điều này làm cho
việc tích lũy tái đầu tư và tiêu dùng của bộ phận nông dân tăng lên, tác động
tích cực đến các khu vực kinh tế khác. Công nghiệp tiếp tục trở thành đầu tàu
kinh tế khi có tốc độ tăng trưởng cao hơn các khu vực khác và chiếm 38,55%
GDP của cả nước.
Một chuyển biến quan trọng khác trong năm 2002 là nền kinh tế đã chuyển
từ thiểu phát liên tục (1999: 0,1%, 2000: -0,6%, 2001: 0,8%) và trì trệ sang mức
độ lạm phát nhẹ là 4% đủ để kích thích gia tăng đầu tư, tăng trưởng, làm cho nền
kinh tế ấm lên. Và kết quả là đầu tư phát triển đã đạt 183.800 tỷ đồng, tăng
12,4% so với năm 2001. Tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển so với GDP đạt 34%,
cao hơn tỷ lệ 33,7% của năm 2001. Trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội,

nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 81,2%, nguồn vốn nước ngoài chiếm
18,8%. Như vậy vốn đầu tư phát triển – yếu tố vật chất trực tiếp quyết đònh tốc
độ tăng trưởng kinh tế, hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước đã đạt
được sự vượt trội về nhiều mặt: vừa tăng so với năm 2001 và vừa chuyển dòch
theo hướng gia tăng nội lực trong nước.
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dòch vụ năm 2002 đạt 272.800 tỷ đồng, tăng
tới 32.800 tỷ đồng hay 12,8% so với năm 2001, đây là tốc độ tăng cao nhất so
với 2 năm 2000 và 2001 là 9,2% và 8,5%.
Năm 2002 tổng số người được giải quyết việc làm của cả nước đạt khoảng
1,4 triệu người, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 6,01%, thấp hơn so với 6,28%
của năm 2001.
Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt trên 16,5 tỷ USD, tăng 10% so với
năm 2001, trong đó khu vực trong nước đạt 8,76 tỷ USD, tăng 6,5% và khu vực
nước ngoài đạt 7,77 tỷ USD, tăng 14,3%. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt trên
19,2 tỷ USD, dẫn đến kim ngạch nhập siêu trên 2,7 tỷ USD, tuy nhiên chủ yếu là

Trang 23


Chương I: Tổng quan về tín dụng ngân hàng

nhập khẩu máy móc dụng cụ phụ tùng để đổi mới kỹ thuật công nghệ và nhập
khẩu nguyên vật liệu sản xuất.
Từ những số liệu kinh tế tóm tắt trên có thể nhận đònh rằng các thành tựu
kinh tế của năm 2002 là rất khả quan, tạo tiền đề đảm bảo cho việc thực hiện
được các chỉ tiêu kinh tế của các năm tiếp theo, và dự báo có nhiều cơ hội để
tăng trưởng mạnh tín dụng cho hoạt động ngân hàng do yêu cầu đầu tư mở rộng
và phát triển hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế là rất cấp bách để
đáp ứng thách thức tồn tại và hội nhập kinh tế vào khu vực và thế giới, đặc biệt
là tiến trình gia nhập AFTA và giảm hàng rào thuế quan CEPT trong năm 2003.

Riêng TP.HCM vẫn giữ tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cả nước, GDP của
thành phố trong năm 2002 là 10,2%, cao nhất so với 4 năm trước đó là 9,2%,
6,2%, 9% và 9,9%.
Giá trò sản xuất các ngành, các lónh vực sản xuất kinh doanh trong năm
2002 đạt mức tăng trưởng khá. Trong đó ngành công nghiệp tăng 14,8%; ngành
nông-lâm-thủy sản tăng 4,7% so với năm 2001. Riêng lónh vực công nghiệp khu
vực kinh tế tư nhân có mức tăng trưởng cao, đạt 19% so với năm trước. Hoạt
động thương mại, xuất nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng và phát triển, với hơn
6.400 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và hơn 136.000 hộ kinh doanh
ngành thương mại, khách sạn, nhà hàng cùng với hàng nghìn doanh nghiệp sản
xuất trực tiếp tham gia vào quá trình lưu thông, phân phối sản phẩm đã tạo ra
mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, tạo điều kiện lưu thông hàng hoá trong nước và
ngoại thương phát triển.
Xét riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và TP.HCM thì đây vẫn là các
đòa phương có năng lực công nghiệp lớn nhất nước (ngoại trừ Hà Nội), cụ thể
như sau:

Trang 24


×