Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

SKKN BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 10.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 45 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2016 – 2017

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị Trường THPT Chu Văn An
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CẤP CỨU BAN ĐẦU
CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 10

Người thực hiện: Hoàng Văn Thu
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: GDQP&AN



(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình


 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2016 - 2017
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

Trang 1


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2016 – 2017

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

BM02-LLKHSKKN

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Hoàng Văn Thu
2. Ngày tháng năm sinh: 27/09/1980
3. Nam, nữ:

Nam

4. Địa chỉ: O3 – KP3 – P. Xuân Bình – TX Long Khánh – Đồng Nai

5. Điện thoại: 0965962279
6. Fax:

(CQ)/ 0613825386

(NR); ĐTDĐ:

E-mail:

7. Chức vụ: Giáo viên
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Chu Văn An
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chất
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Thể dục – Giáo dục QPAN
- Số năm có kinh nghiệm: 13 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1 SKNN

NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

Trang 2


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2016 – 2017

MỤC LỤC

Thứ tự các mục
I. Lý do chọn đề tài
II. Cơ sở lý luận và thực tiễn

Trang
1
2

1. Cơ sở lý luận.

2

2. Thực trạng vấn đề

3

III. Tổ chức thực hiện và các giải pháp

3

3.1. Phân tích thực trạng vấn đề

3

3.2. Biện pháp thực hiện.

4

IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm


10

V. Đề xuất khuyến nghị khả năng áp dụng

11

VI. Tài liệu tham khảo

13

NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

Trang 3


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2016 – 2017

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC
TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG ĐỐI VỚI
HỌC SINH LỚP 10.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục quốc phòng cho học sinh THPT là một bộ phận quan trọng của
công tác giáo dục quốc phòng toàn dân. Giáo dục Quốc phòng và an ninh là môn
học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của trường Trung học phổ thông
nhằm rèn luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng
cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên,
những năm qua, Ban Giám hiệu và bộ môn Quốc phòng – An ninh luôn quan tâm
chỉ đạo và tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác Giáo Dục Quốc Phòng cho học

sinh mà Sở GD&ĐT cùng các ban ngành chỉ đạo.
Bộ môn giáo dục Quốc phòng – An ninh có nhiều nội dung thuộc nhiều lĩnh
vực: Lịch sử, Địa lý, sinh học, vũ khí, y tế… đòi hỏi người giáo viên phải có kiến
thức sâu rộng, chuyên môn vững thì mới truyền tải được nội dung của chương
trình đến với học sinh một cách đầy đủ và hiệu quả nhất.
Giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá
hơn nữa quá trình học tập của học sinh, phải tạo ra được cơ chế buộc học sinh phải
tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung môn học, nhằm hiểu sâu hơn nữa
kiến thức. Đồng thời, cần cải tiến phương pháp học tập của học sinh, bởi hoạt động
của giáo viên trên lớp đã bao hàm hoạt động của học sinh; cũng như vậy, hoạt động
học của học sinh luôn chứa đựng vai trò giảng dạy của giáo viên. Để dự báo năng
lực học tập, tự giáo dục của học sinh, năng lực giảng dạy của giáo viên, từ đó điều
chỉnh, cải tiến phương pháp học tập của học sinh, phương pháp giảng dạy của thầy.
Có như vậy, chúng ta mới thực sự biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
Một trong những nội dung mà hiện nay được xã hội rất quan tâm, nhà
trường luôn chú trọng đó là: KỸ NĂNG SỐNG. Lứa tuổi các em học sinh hiện nay
rất thờ ơ hay thiếu hiểu biết với những kỹ năng cơ bản như: cấp cứu ban đầu, băng
bó vết thương, hô hấp nhân tạo… Điều quan trọng hơn cả đó là do giáo viên chưa
có chuyên môn vững, phương pháp tổ chức giảng dạy chưa thu hút được học sinh,
làm cho các em không quan tâm nhiều đến nội dung này.
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

Trang 4


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2016 – 2017

Xuất phát từ thực tiễn này tôi đã lựa chọn đề tài: BIỆN PHÁP NÂNG CAO

HIỆU QUẢ DẠY HỌC CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG
THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 10.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Mục tiêu giáo dục:
Là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,
sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của
công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc (Qui định tại điều 2Luật Giáo dục). Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đầy đủ nhiệm vụ vẻ
vang của mình để ra sức cải tiến và nâng cao chất lượng về mọi mặt công tác
trước tiên là công tác giảng dạy bộ môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh, nhất là
đối với học sinh lớp 10 khi còn bỡ ngỡ với môn học mới.
1.2. Mục tiêu bộ môn:
1.2.1. Về kiến thức:
 Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cấp cứu ban đầu và dự phòng một số
tai nạn thường gặp bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.
 Hiểu được mục đích, nguyên tắc băng vết thương, các loại băng và kĩ thuật
các kiểu băng cơ bản.
1.2.2. Về kĩ năng:
 Biết cách xử lí đơn giản ban đầu các tai nạn thông thường.
 Băng được vết thương tại các vị trí trên cơ thể bằng băng cuộn và ứng dụng
các phương tiện sẵn có tại chỗ.
 Vận dụng linh hoạt các kĩ năng cấp cứu và băng bó vào trong thực tế cuộc
sống.
1.2.3. Về thái độ


Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

 Biết đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập.

 Sẵn sàng tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Thực trạng của vấn đề:
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

Trang 5


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2016 – 2017

Vấn đề thực tế còn tồn đọng nhiều năm ở các trường trung học phổ thông là
giáo viên chú trọng và dành nhiều thời gian cho việc đầu tư giảng dạy mà ít tìm tòi
sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học. Trong công tác này giáo viên phần
lớn lại chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức hơn là tập cho học sinh tự học tự rèn
tự lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống để có khả năng nghiên cứu để hiểu và
vận dụng một vấn đề lịch sử vào bài làm có hiệu quả tốt nhất, kích thích sự say mê
nghiên cứu tìm tòi của các em.
2.1.1. Thuận lợi:
- Bản thân tôi được Sở Giáo Dục và Đào Tạo Đồng Nai và Ban giám hiệu
Trường THPT Chu Văn An đã tạo điều kiện cho được đào tạo qua lớp văn bằng 2
GDQP&AN. Tập huấn, bồi dưỡng vào những đợt đầu mỗi năm học.
- Được Ban giám hiệu luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học, thực hiện các hoạt động ngoại khóa và hướng cho học
sinh giải quyết vấn đề một cách độc lập.
- Vật chất thiết bị phục vụ công tác giảng dạy được Sở GD&ĐT Đồng Nai phân
bổ cấp về theo nhu cầu đề xuất của trường.
2.1.2. Khó khăn:
- Tổ chuyên môn chỉ có một mình nên công việc chuyện môn phải tìm tòi qua
mạng, trao đổi với đồng nghiệp của trường khác đó cũng là một trở ngại.

- Khuôn viên của trường nhỏ hẹp, thao trường bãi tập, phòng học, hội trường
còn thiếu thốn hạn chế.
- Học sinh có đầu vào thấp, chưa có ý thức tự giác trong những môn học mang
tính lý luận, chính trị...
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP:
3.1. Phân tích thực trạng vấn đề:
- Đầu năm học 2016 – 2017: Trường có 6 lớp 10. Tổng số học sinh 242.
Qua quá trình dạy và tổ chức kiểm tra, thi học kỳ 1 tôi nhận thấy học lực của
2 lớp 10A3 và 10A5 tương đương nhau, 2 lớp có số lượng học sinh bằng nhau: 42
em/lớp.
Kết quả thi Học kỳ 1 của lớp 10A3, 10A5 như sau:
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

Trang 6


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2016 – 2017

- Thống kê cho thấy:
+ Cả 2 nhóm có số lượng và tỉ lệ học sinh tương quan nhau về các mức độ.
Vì vậy tôi đã chọn lớp 10A5 làm nhóm đối chứng và lớp 10A3 làm nhóm thực
nghiệm.
3.2 Biện pháp thực hiện:
3.2.1. Đối với giáo viên:
- Tổ chức dạy và học nghiêm túc, thực hiện theo phân phối chương trình, kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập cho từng học sinh, từng tổ nhóm. Giáo dục quốc
phòng, an ninh cho học sinh ngày càng phải có chất lượng, hiệu quả đã tạo ra môi
trường học tập, rèn luyện cho học sinh.

- Định hướng đổi mới phương pháp dạy học là hướng tới hoạt động tích cực,
chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, tăng cường sử dụng các phương
tiện dạy học, thiết bị dạy học, khả năng vận dụng và truyền đạt kiến thức một cách
linh hoạt .
- Việc cập nhật thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò
hết sức quan trọng, giúp cho giáo viên có nhiều kiến thức mới, phong phú trong
thực tiễn, để giảng dạy tốt.
- Mặt khác, đối với giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh, công việc giảng
dạy phải gắn liền với tìm tòi, nghiên cứu khoa học. Đây là biện pháp để không
ngừng tích luỹ kiến thức, nâng cao trình độ, gọt sắc tư duy, góp phần tìm ra những
hình thức, biện pháp thích hợp truyền đạt tri thức tới người học.
3.2.2. Đối với học sinh:
- Học sinh lớp đối chứng 10A5, dạy và học theo phương pháp truyền thống.
- Lớp thực nghiệm 10A3 chia làm 4 nhóm, tổ chức bốc thăm 8 nội dung, về nhà
chuẩn bị nội dung của mình sau tiết học đầu tiên:
1. Tìm hiểu về tai nạn do BONG GÂN và SAI KHỚP.
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

Trang 7


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2016 – 2017

2. Tìm hiểu về tai nạn do NGẤT và ĐIỆN GIẬT.
3. Tìm hiểu về tai nạn do NGỘ ĐỘC THỨC ĂN và CHẾT ĐUỐI.
4. Tìm hiểu về tai nạn do SAY NẮNG, SAY NÓNG và NHIỄM ĐỘC LÂN HỮU
CƠ.
Cho học sinh lớp thực nghiệm bốc thăm sau tiết học đầu tiên, về nhà chuẩn bị

nội dung của nhóm mình, tiết học tuần tiếp theo sẽ trình bày.
3.2.3 Biện pháp thực hiện
Để thực hiện một nội dung trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh phần
trình bày, trình tự bố cục nội dung do nhóm mình đảm nhiệm:
- Trình bày nội dung bằng trình chiếu Power point: Bố cục thực hiện nội dung gồm
dàn ý như sau:
* Phần đại cương: Làm rõ khái niệm, tính chất phổ biến, nguyên nhân xảy ra tai
nạn, tính chất tổn thương.
* Phần triệu chứng: mô tả triệu chứng tại chỗ, triệu chứng toàn thân, khái quát
nội dung ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ, triệu chứng điển hình.
* Phần cấp cứu và cách đề phòng: đưa ra những biện pháp đơn giãn dễ hiểu, dễ
làm, có khả năng tiến hành tại chỗ.
Lưu ý: Mỗi bài thuyết trình của nhóm phải lưu tên file theo hướng dẫn của
giáo viên.
Ví dụ: to1lop10a3. to2lop10a3...
- Giáo viên cần hướng dẫn kỹ cho học sinh trình bày nội dung qua powerpoint như
sau:
* Thời gian không quá 10 phút cho một tổ trình bày.
* 20 slide là tối đa cho một thuyết trình của mỗi nhóm.
* Cỡ chữ 28 tối thiểu trên các slide.
* Không nên có nhiều chữ trong 1 slide. Cần chèn hình ảnh, clip... và trình bày
thông qua hiểu biết của nhóm.
* Không nên có quá nhiều hiệu ứng, phông màu hình nền và chữ phải tương phản.
* Giáo viên hướng dẫn cho họ sinh tiếp cận những webside để tìm tài liệu như:
,
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

8



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2016 – 2017

nguoi-bi-duoi-nuoc-dung-cach-226.html
www.qdnd.vn/, hoặc các em có thể
tham khảo sách báo, tạp chí, …thêm phần sinh động nhưng không đi quá xa nội
dung của bài học. Nội dung chính từ sách giáo khoa GDQP&AN lớp 10 làm trọng
tâm.
* Cuối phần trình bày của mỗi nhóm phải có danh sách cụ thể của cả nhóm.
3.2.4. Tiến trình thực hiện đề tài:
* Trước khi vào tiết học:
Giáo viên coppy tất cả các nội dung của học sinh đã chuẩn bị vào máy tính,
mỗi lớp 1 thư mục riêng.
Ví dụ: F:\BaiThuyettrinhHS10\10A1\To4-10A1.pptx.
Giáo viên kiểm tra lại để bắt đầu buổi học được thuận lợi. Riêng tôi thì
hướng dẫn cho các em gửi qua email trước 1 tuần lên lớp. Đối với những nhóm có
file hình riêng, video, clip thì giáo viên cần hướng dẫn các em nén thành 1 tập tin
rồi gửi.
* Bắt đầu tiết học:
Các nhóm đã bốc thăm lên trình bày nội dung của nhóm, mỗi nhóm 2 em,
một em thuyết trình, một em điều khiển trình chiếu.
Sau mỗi nhóm trình bày, giáo viên mời từ 2 đến 3 học sinh của các nhóm
khác nhận xét. Sau đó giáo viên đánh giá, bổ sung và chấm điểm phần trình bày
của từng nhóm.
Mỗi nhóm trình bày, với thời lượng 6 phút cho 1 nhóm. Thời gian còn lại
giáo viên đánh giá và kết luận tiết học.
- Lớp đối chứng 10A5 tiến hành dạy theo phương pháp cổ điển. Giáo viên
phân chia nội dung bài học cho các tổ về nhà soạn vào tập. Hôm sau sẽ lên trình
bày trên bảng.

Theo phân phối chương trình GDQP&QN lớp 10 thì bài 6: CẤP CỨU BAN
ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG có 5
tiết, trong đó có 2 tiết lý thuyết, 3 tiết thực hành. Trong 2 lý thuyết tôi đã tổ chức

NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

Trang 9


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2016 – 2017

giảng dạy ở phòng học của lớp và phòng học CNTT của trường. 3 tiết thực hành
tôi tiến hành tổ chức dạy ở sân trường.
Nội dung biện pháp dạy thực hành cả 2 lớp đều giống nhau, giáo viên thực
giảng dạy theo 3 bước như sau:
Bước 1: Giáo viên làm nhanh những nội dung trong tiết học.
Bước 2: Làm chậm kết hợp phân tích kỹ để học sinh nắm.
Bước 3: Làm tổng hợp để học sinh nắm rõ hơn.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4.1. Tác động đến ý thức người học:
- Giúp học sinh phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói
quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học
tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập.
- Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, kiến tạo học sinh tìm tòi,
khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, tự hình thành hiểu
biết, năng lực và phẩm chất.
- Sự tìm tòi học hỏi các nội dung của môn học, học sinh sẽ thành thạo hơn về
khả năng xử lý ngoài thực tiễn, giúp học sinh cũng cố chắc hơn các kỹ năng được

học.
- Biến quá trình học lý thuyết đến thực hành nhanh chóng hơn, thành thạo
hơn.
4.2. Tác động đến nhận thức người học:
Qua vận dụng các biện pháp như trên tôi đã giúp học sinh lớp 10A3 thay đổi
nhận thức một cách rõ rệt về ý thức, tư tưởng học tập và hiểu biết nhanh hơn về
các tai nạn thường gặp trong lao động, học tập, nắm chắc các biện pháp sơ cấp cứu
ban đầu và băng bó vết thương.
Sau 5 tiết giảng dạy bài: CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THƯỜNG
GẶP VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG. Tôi đã cho các em làm bài kiểm tra thực
hành lấy điểm 15 phút, từ đó có cơ sở để tổng hợp, phân tích hiệu quả của phương
pháp tổ chức dạy học.
Hình thức kiểm tra thực hành tôi tổ chức như sau:

NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

Trang 10


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2016 – 2017

- Giáo viên chuẩn bị khoảng 40 cái thăm, nội dung cần băng được đánh máy, cắt
ra thành từng thăm bỏ và hộp để cho học sinh bốc. Học sinh chọn bạn từng cặp
để băng cho nhau.
- Chia đôi lớp học, ½ học sinh sẽ kiểm tra trước, thực hiện nội dung bốc thăm
được đối với bạn còn lại. Thời gian thực hiện trong 3 phút, ai chưa xong cũng
dừng lại.
- Căn cứ vào những yêu cầu sau để đánh giá kết quả:

+ Đặt băng đúng theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên.
+ Cố định băng đúng.
+ Băng không quá chặt, không lỏng băng.
+ Băng đều, không chùng băng, không căng băng.
Kết quả thu được của 2 lớp 10A3 và 10A5 như sau:

- Sự thay đổi rõ rệt trong chất lượng của học sinh. Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá
giỏi ở nhóm học phương pháp dùng CNTT cao rất nhiều so với nhóm học
phương pháp cổ điển.
- Không có học sinh yếu kém, nhưng học sinh đạt điểm trung bình ở lớp đối
chứng 10A5 vẫn còn cao. Ở lớp 10A3 có điểm từ 8 trở lên khá cao.
- Đặc biệt đó là kết quả của việc kiểm tra 45 phút đã có sự thay đổi tích cực hơn
so với những năm trước.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Môn Giáo dục quốc phòng an ninh là một môn học mới đối với học sinh lớp
10, các em từ cấp 2 lên còn rất bỡ ngỡ nên cần có sự hướng dẫn cụ thể, tỉ mỹ cho
các em. Để đạt được hiểu quả tốt, người giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về
cách thức và phương pháp tổ chức.

NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

Trang 11


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2016 – 2017

Học sinh các lớp được áp dụng phương pháp mới trong dạy và học mới có
thái độ học tập tốt hơn, ý thức cao trong học tập, giờ học môn giáo dục quốc phòng

– an ninh rất sôi nổi.
Ý thức về học môn Giáo dục quốc phòng an ninh được nâng cao rõ rệt.
Trong những phần trình bày về nhận thức, nêu trách nhiệm của học sinh. Kiến thức
về kỹ năng hoạt động nhóm của học sinh được nâng cao, nhất là kỹ năng cấp cứu
ban đầu các tai nạn thường gặp và biết cách băng bó vết thương đúng nguyên tắc,
kỹ thuật và thẩm mỹ.
Với việc đã qua thực nghiệm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy. Cá nhân tôi
muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình cùng với những đồng nghiệp về biện áp dụng
công nghệ thông tin vào bộ môn giáo dục quốc phòng nhất. Hy vọng qua sáng kiến
kinh nghiệm này sẽ góp phần nâng cao khả năng thực hành cấp cứu các tai nạn
thông thường và băng bó đối với học sinh lớp 10.
Trong khuôn khổ hạn hẹp của một sáng kiến kinh nghiệm, từ thực tế mà cá
nhân tôi đã vận dụng, thực hiện trong quá trình giảng dạy môn giáo dục quốc
phòng an ninh, đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu, với hy vọng sẽ nhận
được những đóng góp thiết thực và quý báu của các nhà quản lý, của đội ngũ
những người làm công tác giáo dục quốc phòng, nhằm nâng cao hơn nữa chất
lượng dạy và học môn giáo dục quốc phòng ở các trường THPT.

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình lịch sử quân sự, NXB QĐND Hà Nội năm 1999.
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

Trang 12


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2016 – 2017

2. Lịch sử Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1976

3. Luật giáo dục 2012
4. Kế hoạch năm học 2016 – 2017 của trường THPT Chu Văn An.
5. Phân phối chương trình của hội đồng bộ môn Giáo dục quốc phòng và an
ninh Tỉnh Đồng Nai năm học 2016 – 2017s.
6. SGK Giáo dục quốc phòng an ninh lớp 10 – NXB Giáo dục năm 2016.
7. Sách giáo viên Giáo dục quốc phòng và an ninh – NXB Giáo dục năm
2016.
8.
Webside:,
o/, www.qdnd.vn/, www.quansuvn.net/.
/>
lichsuvietnam.info,
/>
Người viết

Hoàng Văn Thu

VII. PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

Trang 13


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2016 – 2017

Nhóm thực nghiệm 10A3 trình bày nội dung lý thuyết bài học


NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

Trang 14


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2016 – 2017

Nhóm đối chứng 10A5 trình bày nội dung lý thuyết bài học

NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

Trang 15


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2016 – 2017

Nhóm thực nghiệm 10A3 học thực hành

NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

Trang 16


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


NĂM HỌC 2016 – 2017

Nhóm đối chứng 10A5 học thực hành

NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

Trang 17


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2016 – 2017

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
BỘ MÔN: GDQP&AN
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT KHỐI 10
Hình thức: Thực hành.

EM HÃY BĂNG MẶT TRONG
CẲNG TAY TRÁI

EM HÃY BĂNG MẶT NGOÀI
CẲNG TAY TRÁI

EM HÃY BĂNG BÀN TAY TRÁI

EM HÃY BĂNG MẶT TRONG
CẲNG CHÂN PHẢI

EM HÃY BĂNG MẶT NGOÀI

CẲNG CHÂN PHẢI

EM HÃY BĂNG BÀN CHÂN PHẢI

Thang điểm:
EM HÃY BĂNG MẶT TRONG
CẲNG CHÂN TRÁI

EM HÃY BĂNG MẶT NGOÀI
CẲNG CHÂN TRÁI

+ Điểm 9 - 10: Thực hiện đúng nguyên tắc băng, thẩm mỹ, trong khoảng thời
gian quy định 3 phút.
+ Điểm 7- 8: Đúng nguyên tắc, nhưng băng quá chặt, cố định chưa đúng.
+ Điểm 5 – 6: Cố định băng sai, sai nguyên tắc băng.
+ Dưới 5 điểm: Băng sai nguyên tắc, không kịp thời gian.

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trang 18


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2016 – 2017

Đơn vị .....................................
–––––––––––


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
................................, ngày
tháng
năm
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: .....................................
Phiếu đánh giá của giám khảo thứ nhất
–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: ..............................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Họ và tên tác giả: ................................................................ Chức vụ: .............................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Họ và tên giám khảo 1: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng

...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
Phiếu này được giám khảo 1 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và
Đào tạo; ghi đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 1 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng
kiến kinh nghiệm liền trước Phiếu đánh giá, chấm điểm, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của giám khảo 2.

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

GIÁM KHẢO 1
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trang 19


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2016 – 2017

Đơn vị .....................................
–––––––––––

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––

................................, ngày
tháng
năm
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: .....................................
Phiếu đánh giá của giám khảo thứ hai
–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: ..............................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Họ và tên tác giả: ................................................................ Chức vụ: .............................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Họ và tên giám khảo 2: ............................................................ Chức vụ: ........................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Số điện thoại của giám khảo: ............................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................

Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ......................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................
Phiếu này được giám khảo 2 của đơn vị đánh giá, chấm điểm, xếp loại theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo; ghi
đầy đủ, rõ ràng các thông tin, có ký tên xác nhận của giám khảo 2 và đóng kèm vào mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm liền trước
Phiếu nhận xét, đánh giá sáng kiến kinh nghiệm của đơn vị.

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

GIÁM KHẢO 2
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trang 20


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đơn vị .....................................
–––––––––––

NĂM HỌC 2016 – 2017

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
................................, ngày
tháng


năm

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: .....................................
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: ..............................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Họ và tên tác giả: ................................................................ Chức vụ: .............................................
Đơn vị: ..............................................................................................................................................
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
- Phương pháp giáo dục

- Lĩnh vực khác: ........................................................ 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 
Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc 
Khá 
Đạt 
Không xếp loại 
Cá nhân viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao
chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận sáng kiến kinh nghiệm này đã được tổ chức thực
hiện tại đơn vị, được Hội đồng khoa học, sáng kiến đơn vị xem xét, đánh giá, cho điểm, xếp loại
theo quy định.
Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của tác giả và người có thẩm quyền,
đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi cuốn sáng kiến kinh nghiệm.

NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu của đơn vị)

Trang 21


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

NĂM HỌC 2016 – 2017

Trang 22


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2016 – 2017

Hết


NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

Trang 23


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2016 – 2017

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị Trường THPT Chu Văn An
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CẤP CỨU BAN ĐẦU
CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
ĐỐI VỚI HỌC SINH LỚP 10

Người thực hiện: Hoàng Văn Thu
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: GDQP&AN



(Ghi rõ tên bộ môn)


- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2016 - 2017

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

Trang 24


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NĂM HỌC 2016 – 2017

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
IV.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
9. Họ và tên: Hoàng Văn Thu
10.Ngày tháng năm sinh: 27/09/1980
11.Nam, nữ:


Nam

12.Địa chỉ: O3 – KP3 – P. Xuân Bình – TX Long Khánh – Đồng Nai
13.Điện thoại: 0965962279
14.Fax:

(CQ)/ 0613825386

(NR); ĐTDĐ:

E-mail:

15.Chức vụ: Giáo viên
16.Đơn vị công tác: Trường THPT Chu Văn An
V. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chất
VI. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Thể dục – Giáo dục QPAN
- Số năm có kinh nghiệm: 13 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1 SKNN

NGƯỜI VIẾT: HOÀNG VĂN THU

Trang 25



×