Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Xây dựng mô hình vận dụng ABC và TOC trong việc xác định kết cấu sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.43 KB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN PHONG NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2005


-1-

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH ABC VÀ TOC

1.1. Tổng quan về ABC................................................................................................... 1
1.1.1. Khái niệm về ABC................................................................................................ 1
1.1.2. Mô hình ABC......................................................................................................... 3
1.1.2.1. Giai đoạn xác đònh những chi phí các nguồn lực và các hoạt động .................. 5
1.1.2.2. Giai đoạn phân bổ những chi phí các nguồn lực vào hoạt động ....................... 7
1.1.2.3. Giai đoạn phân bổ chi phí các hoạt động vào đối tượng tập hợp chi phí .......... 8
1.1.3. Sự khác biệt giữa ABC và hệ thống chi phí truyền thống ............................... 8
1.1.3.1. Về đối tượng tập hợp chi phí ............................................................................. 9
1.1.3.2. Về tiêu thức phân bổ chi phí ........................................................................... 10
1.1.3.3. Về quan điểm chi phí....................................................................................... 10
1.1.4. Ưu điểm của ABC ............................................................................................... 11
1.1.4.1. Cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm với độ chính xác cao hơn hệ thống


kế toán chi phí truyền thống .......................................................................... 11
1.1.4.2. Cung cấp thông tin phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động và ra quyết
đònh kinh doanh .............................................................................................. 12
1.1.4.3. Cung cấp một sự hiểu biết cụ thể hơn về mối quan hệ CVP .......................... 14
1.1.4.4. Phục vụ cho công tác quản lý trên toàn doanh nghiệp ................................... 15
1.1.5. Nhược điểm của ABC ......................................................................................... 16
1.1.5.1. Chi phí để phát triển hệ thống ABC là rất lớn ................................................ 16


-2-

1.1.5.2. Một số khoản chi phí sản xuất chung phân bổ khó khăn ................................ 16
1.1.5.3. Lệ thuộc nhiều vào quy trình sản xuất kinh doanh ......................................... 16
1.1.5.4. Kém chính xác trong ngắn hạn........................................................................ 17
1.1.5.5. Vận dụng có thể dẫn đến việc thay đổi về cơ cấu tổ chức ............................. 17
1.2. Tổng quan về TOC................................................................................................. 18
1.2.1. Khái niệm về TOC.............................................................................................. 19
1.2.2. Nhóm nguồn lực giới hạn trong doanh nghiệp................................................. 19
1.2.2.1. Nhóm nguồn lực giới hạn liên quan đến đầu vào ........................................... 19
1.2.2.2. Nhóm nguồn lực giới hạn liên quan đến quy trình xử lý ................................ 20
1.2.2.3. Nhóm nguồn lực giới hạn liên quan đến đầu ra.............................................. 21
1.2.3. Mô hình TOC ....................................................................................................... 21
1.2.3.1. Xác đònh nguồn lực giới hạn............................................................................ 21
1.2.3.2. Quyết đònh biện pháp khai thác nguồn lực giới hạn được xác đònh ............... 23
1.2.3.3. Điều chỉnh và cân đối các nguồn lực trong điều kiện bò giới hạn .................. 23
1.2.3.4. Mở rộng nguồn lực giới hạn ........................................................................... 24
1.2.3.5. Trở lại bước ban đầu để xác đònh nguồn lực giới hạn mới ............................. 24
1.2.4. Ưu điểm của TOC................................................................................................ 24
1.2.5. Nhược điểm của TOC ......................................................................................... 25
1.3. Mô hình ABC và TOC để xác đònh kết cấu sản phẩm sản xuất ....................... 25

1.3.1. Giai đoạn tìm hiểu về các hoạt động ................................................................. 29
1.3.2. Giai đoạn tập hợp chi phí vào các hoạt động ..................................................... 30


-3-

1.3.3. Giai đoạn xác đònh các nguồn lực giới hạn ........................................................ 30
1.3.4. Giai đoạn phân tích chi phí – lợi ích................................................................... 31
1.3.5. Giai đoạn xác đònh kết cấu sản phẩm sản xuất .................................................. 31
Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 32
CHƯƠNG 2:

THỰC TẾ VẬN DỤNG ABC VÀ TOC Ở VIỆT NAM VÀ CÁC
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.1. Hiện trạng công tác tổ chức bộ máy kế toán quản trò tại các DN Việt Nam . 33
2.1.1. Giai đoạn từ trước năm 1995 ............................................................................. 33
2.1.2. Giai đoạn từ sau năm 1995 ................................................................................. 36
2.2. Thực tế vận dụng ABC và TOC ở Việt Nam và các nước trên thế giới .......... 37
2.2.1. Thực tế vận dụng ABC và TOC ở Việt Nam ................................................... 38
2.2.1.1. Giá thành truyền thống ở các doanh nghiệp có mang đặc điểm của ABC tuy
nhiên mức độ hiểu biết và vận dụng ABC của các doanh nghiệp còn rất thấp38
2.2.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp và xu hướng biến đổi của những đặc điểm cho
thấy sự cần thiết phải vận dụng mô hình ABC và TOC ................................. 40
2.2.1.3. Việc vận dụng ABC và TOC ở các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam có thể
sẽ gặp nhiều khó khăn .................................................................................... 44
2.2.2. Mô hình ABC và TOC ở các nước trên thế giới .............................................. 47
2.2.2.1. Sự hình thành và phát triển của ABC.............................................................. 47
2.2.2.1.1. Về phương pháp tiếp cận.............................................................................. 47
2.2.2.1.2. Về mức độ vận dụng .................................................................................... 49

2.2.2.2. Sự hình thành và phát triển của TOC.............................................................. 51


-4-

Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 53

CHƯƠNG 3:

XÂY DỰNG MÔ HÌNH VẬN DỤNG ABC V TOC TRONG
VIỆC XÁC ĐỊNH KẾT CẤU SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM

3.1. Các quan điểm về xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng mô hình ABC và
TOC vào các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam........................................... 54
3.1.1. Quan điểm về xây dựng nội dung...................................................................... 54
3.1.1.1. Kết hợp tốt mô hình ABC với TOC trong việc xác đònh kết cấu sản phẩm sản
xuất.................................................................................................................. 54
3.1.1.2. Mô hình ABC và TOC có thể vận dụng vào các DN sản xuất ở Việt Nam ... 55
3.1.1.3. Việc vận dụng mô hình ABC và TOC mang tính kế thừa có chọn lọc những
thành tựu của các nước trên thế giới............................................................... 57
3.1.2. Quan điểm về tổ chức vận dụng........................................................................ 57
3.1.2.1. Tổ chức vận dụng phải theo nhu cầu và khả năng cân đối lợi ích – chi phí của
doanh nghiệp ................................................................................................... 57
3.1.2.2. Tổ chức vận dụng phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như
trình độ quản lý của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam .................................. 58
3.1.2.2.1. Về điều kiện vận dụng ................................................................................ 58
3.1.2.2.2. Về phạm vi và mức độ vận dụng ................................................................. 59
3.2. Xây dựng nội dung mô hình ABC và TOC vào các doanh nghiệp sản xuất ở
Việt Nam................................................................................................................ 60



-5-

3.2.1. Tính giá thành sản phẩm và phân bổ chi phí ngoài sản xuất vào sản phẩm
theo ABC............................................................................................................. 60
3.2.1.1. Tại các trung tâm hoạt động............................................................................ 61
3.2.1.1.1. Lập phiếu sử dụng hoạt động ........................................................................ 61
3.2.1.1.2. Mở sổ theo dõi hoạt động............................................................................. 61
3.2.1.1.3. Lên báo cáo tình hình thực hiện hoạt động.................................................. 62
3.2.1.2. Tại bộ phận kế toán......................................................................................... 62
3.2.1.2.1. Thiết lập hệ thống tài khoản chi phí theo trung tâm hoạt động ................... 62
3.2.1.2.2. Mở sổ theo dõi chi phí phát sinh theo hoạt động ......................................... 64
3.2.1.2.3. Tách biệt chi phí theo trung tâm hoạt động thành biến phí và đònh phí và lập
báo cáo chi phí theo trung tâm hoạt động .................................................... 65
3.2.1.2.4. Lập bảng phân bổ chi phí hoạt động vào sản phẩm..................................... 66
3.2.2. Thiết lập mô hình TOC để xác đònh kết cấu sản phẩm tối ưu....................... 67
3.2.2.1. Xây dựng hàm mục tiêu .................................................................................. 67
3.2.2.2. Xây dựng những bất phương trình giới hạn liên quan đến đầu vào ................ 67
3.2.2.3. Xây dựng những bất phương trình giới hạn liên quan đến đầu ra................... 68
3.2.2.4. Xác đònh kết cấu sản phẩm sản xuất tối ưu .................................................... 69
3.3. Phương hướng tổ chức vận dụng mô hình ABC và TOC để xác đònh kết cấu sản
phẩm sản xuất vào các doanh nghiệp ở Việt Nam............................................ 70
3.3.1. Tổ chức xây dựng thông tin cho mô hình ABC và TOC ................................. 70
3.3.1.1. Xây dựng các chuẩn mực chi phí..................................................................... 70
3.3.1.2. Xây dựng các tiêu thức phân bổ chi phí .......................................................... 71


-6-


3.3.2. Xác lập mô hình kế toán quản trò phục vụ cho ABC và TOC ở các doanh
nghiệp sản xuất ở Việt Nam ............................................................................. 72
3.3.2.1. Xây dựng bộ máy kế toán quản trò tại các doanh nghiệp phù hợp việc vận dụng
mô hình............................................................................................................ 72
3.3.2.2. Xác lập mối liên hệ và cung cấp thông tin giữa các bộ phận, các trung tâm
hoạt động với bộ phận kế toán tài chính và bộ phận kế toán quản trò ........... 73
3.3.2.3. Xác lập chức năng và mối liên hệ cung cấp thông tin của từng tổ trong bộ phận
kế toán quản trò ............................................................................................... 74
3.3.2.3.1. Tổ dự toán..................................................................................................... 74
3.3.2.3.2. Tổ phân tích đánh giá................................................................................... 75
3.3.2.3.3. Tổ nghiên cứu dự án ..................................................................................... 75
3.3.3. Những giải pháp cần có để tổ chức vận dụng ABC và TOC vào các doanh
nghiệp sản xuất ở Việt Nam ............................................................................. 75
3.3.3.1. Đối với Nhà nước, các trường đại học và viện nghiên cứu ............................. 76
3.3.3.1.1. Khuyến khích các công trình nghiên cứu và ứng dụng về ABC và TOC .... 76
3.3.3.1.2. Đưa lý thuyết về ABC và TOC vào chương trình giảng dạy ở các trường Đại
học và Cao đẳng chuyên ngành kinh tế ....................................................... 77
3.3.3.2. Đối với doanh nghiệp ...................................................................................... 77
3.3.3.2.1. Tổ chức bộ phận kế toán quản trò ở các doanh nghiệp ................................ 77
3.3.3.2.2. Khảo sát quy trình công nghệ để xây dựng các trung tâm hoạt động.......... 77
3.3.3.2.3. Xây dựng hệ thống chi phí đònh mức............................................................ 78
3.3.3.2.4. Tách chi phí theo các trung tâm hoạt động thành đònh phí và biến phí ....... 78
3.3.3.2.5. Tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo ......................... 79


-7-

3.3.3.2.6. Nâng cao sự hiểu biết của doanh nghiệp về ABC và TOC ......................... 80
3.3.3.2.7. Xây dựng hệ thống những tiêu thức phân bổ chi phí ................................... 80
3.3.3.2.8. Lập chiến lược chuyển đổi hệ thống kế toán chi phí theo hướng ABC ....... 82

3.3.3.2.9. Phát triển hệ thống thông tin kế toán trong điều kiện tin học hoá .............. 83
Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 84
KẾT LUẬN CHUNG.................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 87

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1:

Hai giai đoạn phân bổ chi phí trong mô hình ABC theo Metin Rehanoglu

Sơ đồ 2:

Chi phí cấp bậc ABC gắn liền với cấp độ hoạt động theo Blocher

Sơ đồ 3:

So sánh giữa hệ thống chi phí truyền thống và hệ thống ABC theo Cooper

Sơ đồ 4:

Những tình huống nguồn lực giới hạn là nguyên nhân ứ đọng hàng tồn kho

Sơ đồ 5:

Điều chỉnh giảm nguồn lực không giới hạn để tăng nguồn lực giới hạn

Sơ đồ 6:

Sơ đồ dòng dữ liệu sơ cấp mô hình ABC và TOC


Sơ đồ 7:

Sơ đồ dòng dữ liệu thứ cấp mô hình ABC và TOC

Sơ đồ 8:

Chuyển đổi hệ thống chi phí sang ABC theo phương pháp từng phần

Sơ đồ 9:

Mối quan hệ giữa bộ phận kế toán quản trò với bộ phận kế toán tài chính
cũng như các bộ phận chức năng và trung tâm hoạt động

DANH MỤC CÁC BẢNG


-8-

Bảng 1:

So sánh sự khác biệt giữa ABC và TOC theo Blocher

Bảng 2:

Kết cấu mẫu phản hồi theo vốn hoạt động và doanh thu

Bảng 3:

Mức độ đồng ý của doanh nghiệp về đặc điểm của môi trường hoạt động


Bảng 4:

Mức độ đồng ý của doanh nghiệp về những khó khăn có thể gặp phải khi
thực hiện ABC

Bảng 5:

Phân tích SWOT cho kế hoạch triển khai vận dụng ABC và TOC

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1:

Mức độ sử dụng tiêu thức phân bổ CPSXC (%)

Biểu đồ 2:

Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố cho thấy sự cần thiết phải vận dụng
ABC

Biểu đồ 3:

Hai nhóm trả lời khi so sánh về tỷ trọng CPSXC và CPNCTT

Biểu đồ 4:

Ý kiến về mức độ thay đổi tỷ trọng CPSXC trên tổng CPSX

Biểu đồ 5:

Mức độ đồng ý của doanh nghiệp với từng nguyên nhân ảnh hưởng đến

quá trình thực hiện ABC

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phân bổ chi phí sản xuất chung theo hệ thống chi phí dựa trên mức độ hoạt
động tại công ty XYZ


-9-

Phụ lục 2: So sánh mức độ ảnh hưởng của thông tin về giá thành sản phẩm giữa ABC
và hệ thống chi phí truyền thống trong điều kiện thay đổi về quy mô và
kích cỡ sản phẩm sản xuất
Phụ lục 3: Bảng quyết đònh sử dụng mô hình TOC
Phụ lục 4: Tình huống ví dụ về việc vận dụng TOC trong việc đưa ra kết cấu sản
phẩm tối tại công ty Yaker trong điều kiện nhiều nguồn lực giới hạn
Phụ lục 5: Tình huống ví dụ về việc vận dụng TOC trong việc đưa ra quyết đònh sản
xuất sản phẩm trong ngắn hạn tại công ty TNHH Thành Minh trong điều
kiện giới hạn về lao động.
Phụ lục 6: Bảng câu hỏi
Phụ lục 7: Danh sách các doanh nghiệp trả lời bảng câu hỏi

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG ANH

ABB (Activity Based Budget): hệ thống ngân sách cho hoạt động
ABC (Activity Based Costing): hệ thống chi phí dựa trên mức hoạt động
ABM (Activity Based Management): hệ thống quản lý các hoạt động
Activity: hoạt động
Activity center: trung tâm hoạt động
Activity consumption cost driver: tiêu thức phân bổ chi phí các hoạt động

Batch level activities: Hoạt động ở cấp độ lô sản phẩm
Bottleneck: điểm tắc nghẽn, “điểm nút” trong hệ thống sản xuất kinh doanh


- 10 -

CAM-I (Computer Added Manufacturing – International): tổ chức quốc tế chuyên
nghiên cứu về tự động hóa sản xuất
Cost center: trung tâm chi phí
Cost driver: tiêu thức phân bổ chi phí
Cost hierarchies: chi phí cấp bậc
Cost pool: tổ hợp chi phí
Facility sustaining activities: Hoạt động ở cấp độ toàn doanh nghiệp
GAAP (General Accepted Accounting Principles): những nguyên tắc kế toán chung
được thừa nhận
JIT (Just In Time): hệ thống hàng tồn kho vừa kòp lúc
LP (Liner proramming): hồi quy tuyến tính
MRP (Material Resource Planning): hệ thống lập kế hoạch về nguyên vật liệu
Non value added activity: hoạt động không tạo ra giá trò
OPT (Optimized Production Timetables): lòch trình sản xuất tối ưu
Phase-in conversion: chuyển đổi từng phần
Pilot conversion: chuyển đổi thử nghiệm
Primary activity: hoạt động sơ cấp
Product sustaining activities: hoạt động ở cấp độ loại sản phẩm
Resource: nguồn lực
Resource consumption cost driver: tiêu thức phân bổ chi phí các nguồn lực
Secondary activity: hoạt động thứ cấp


- 11 -


Target costing: chi phí mục tiêu
TOC (Theory of constraints): lý thuyết về các nguồn lực giới hạn
TQM (Total Quality Management): quản lý chất lượng toàn diện
Unit level activities: hoạt động ở cấp độ đơn vò sản phẩm
Value added activity: hoạt động tạo ra giá trò

PHẦN MỞ ĐẦU

Sự cần thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã ngày càng mở
rộng các mối quan hệ với nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực. Trước tình hình Việt
Nam đã gia nhập ASEAN, APEC và đang tiến tới gia nhập WTO, các doanh nghiệp
Việt Nam tuy có nhiều cơ hội để học hỏi kinh nghiệm và tiếp thu trình độ khoa học
công nghệ nhưng vẫn đang đứng trước những thách thức lớn về tính cạnh tranh của sản
phẩm dòch vụ. Theo đánh giá mới nhất trên diễn đàn kinh tế thế giới vào tháng 9/2005


- 12 -

[54, 1], năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá ở Việt Nam trên toàn cầu rất thấp,
trong 117 nước được khảo sát, chỉ số xếp hạng của Việt Nam tụt đi 4 bậc từ thứ 77 ở
năm 2004 xuống thứ 81 vào năm 2005. Để và cải thiện tính cạnh tranh các sản phẩm
hàng hoá của các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam, một trong những giải pháp có thể
thực hiện là phải nâng cao mức độ chính xác của thông tin về giá thành sản phẩm và
đưa ra được những quyết đònh đúng đắn về kết cấu sản phẩm sản xuất.
Tổ chức sản xuất kinh doanh theo chủ trương công nghiệp hoá hiện đại hoá của
Đảng và Nhà nước là một xu thế tất yếu. Điều này đã làm kết cấu chi phí sản xuất ở
các doanh nghiệp có xu hướng thay đổi theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng của chi phí
sản xuất chung và giảm tỷ trọng chi phí lao động trực tiếp. Cách phân bổ chi phí theo

phương pháp truyền thống trước đây dần dần tỏ ra không phù hợp. Qua tìm hiểu cho
thấy, hệ thống chi phí dựa trên mức độ hoạt động (ABC – Activity Based Costing) có
thể được xem là một trong những giải pháp cho vấn đề trên. Khi theo dõi chi phí một
cách cụ thể cho từng hoạt động gắn liền với từng loại sản phẩm, ABC có thể khắc phục
được những nhược điểm của hệ thống chi phí truyền thống, vì thế thông tin về giá
thành sản phẩm cung cấp bởi hệ thống ABC có mức độ chính xác cao hơn.
Mặt khác, quyết đònh về kết cấu sản phẩm là một trong những nhu cầu cấp thiết
của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong điều kiện bò hạn chế về năng lực sản
xuất. Họ luôn gặp khó khăn khi phải đưa quyết đònh phải sản xuất những sản phẩm gì,
sản xuất bao nhiêu để có được lợi nhuận cao nhất khi các nguồn lực của họ đang bò
giới hạn. Đây là một bài toán phức tạp, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi sản phẩm
sản xuất trong các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát
sinh ngày càng gia tăng. Để ra được quyết đònh đúng đắn về kết cấu sản phẩm sản
xuất cần phải thu thập và sử dụng thông tin chi phí với mức độ chính xác cao. Một công
trong những công cụ hỗ trợ cho quyết đònh về kết cấu sản phẩm là mô hình lý thuyết
về các nguồn lực giới hạn (TOC – Theory Of Constraints). Tuy nhiên, dữ liệu đầu vào


- 13 -

của mô hình này đòi hỏi phải lấy từ một hệ thống chi phí có mức độ chính xác cao.
Như đã nêu ở trên, ABC có thể thoả mãn yêu cầu này.
Chính vì vậy, đề tài “Xây dựng mô hình vận dụng ABC và TOC trong việc xác
đònh kết cấu sản phẩm sản xuất tại các doanh nghiệp Việt Nam” được tác giả thực hiện
với mong muốn doanh nghiệp có đònh hướng vận dụng thông tin chi phí để ra quyết
đònh về kết cấu sản phẩm sản xuất. Đây là một trong những công việc cần thiết, nhằm
nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng cũng như góp phần làm tăng
sức bật của nền kinh tế Việt Nam nói chung trong giai đoạn mở cửa.
Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, luận văn được thực hiện nhằm tìm hiểu về thực trạng vận dụng kế

toán quản trò ở các doanh nghiệp Việt Nam, đánh giá về mức độ vận dụng hệ thống chi
phí dựa trên mức độ hoạt động (ABC) và lý thuyết các nguồn lực giới hạn (TOC) để
phục vụ cho quyết đònh về kết cấu sản phẩm sản xuất ở các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ hai, luận văn tập trung tìm hiểu về những điều kiện vận dụng mô hình ABC
và TOC ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, cùng với kết quả khảo sát thực tế ở các doanh
nghiệp, tác giả sẽ cố gắng so sánh những điều kiện cần thiết để vận dụng mô hình
ABC và TOC với những điều kiện hiện tại của các doanh nghiệp Việt Nam để đề xuất
phương hướng xây dựng và vận dụng mô hình trong tương lai.
Thứ ba, luận văn sẽ cố gắng tìm ra những đònh hướng xây dựng hệ thống cơ sở
lý luận để vận dụng ABC và TOC vào các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam bởi trên
thực tế hệ thống cơ sở lý luận về ABC và TOC hiện còn chưa đầy đủ. Điều này đã cản
trở các doanh nghiệp trong việc tiếp cận, học hỏi và vận dụng những kiến thức về một
mô hình tiên tiến của kế toán quản trò nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam
đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Phương pháp nghiên cứu


- 14 -

Để đạt được những mục đích đó, tác giả sẽ sử dụng phương pháp điều tra, thống
kê, phân tích, so sánh, tổng hợp và đánh giá. Những phương pháp này được thực hiện
trong các giai đoạn sau:
Giai đoạn thứ nhất là tập hợp những tài liệu và công trình nghiên cứu có giá trò
của một số tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến mô hình ABC và TOC. Các tài
liệu và công trình nghiên cứu này thể hiện những quan điểm riêng của từng tác giả về
khái niệm, ưu điểm, nhược điểm, mô hình vận dụng ABC và TOC. Qua phương pháp
so sánh và đánh giá những tài liệu đã được thu thập, luận văn sẽ cố gắng tổng hợp và
nêu bật được những vấn đề mang tính lý luận của ABC và TOC để có cơ sở cần thiết
cho việc đònh hướng vận dụng mô hình ABC và TOC vào các doanh nghiệp ở Việt

Nam trong tương lai.
Giai đoạn thứ hai, thông qua việc trình bày về cơ sở lý luận của mô hình ABC
và TOC tác giả sẽ tiến hành khảo sát thực tế một số doanh nghiệp Việt Nam về đặc
điểm sản xuất kinh doanh liên cũng như những điều kiện cần thiết để vận dụng mô
hình ABC và TOC. Do thời gian thực hiện đề tài có giới hạn và chi phí của phương
pháp điều tra từ phỏng vấn trực tiếp là tương đối cao, công việc khảo sát thực tế sẽ
được thay thế bằng bảng câu hỏi được gởi đến một số doanh nghiệp sản xuất trên đòa
bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả những bảng câu hỏi nhận được, tác giả sẽ
thống kê, phân tích và mong muốn có thể đánh giá về khả năng vận dụng mô hình ở
các doanh nghiệp Việt Nam.
Giai đoạn thứ ba, thông qua các tài liệu nghiên cứu, tác giả tìm hiểu về sự vận
dụng của mô hình ABC và TOC ở các quốc gia phát triển trên thế giới. Trên cơ sở đó,
tác giả sẽ so sánh và phân tích về những điều kiện vận dụng mô hình ABC và TOC
vào các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Những điều kiện này, cùng với kết quả
phân tích đánh giá những khả năng vận dụng ở giai đoạn hai, sẽ được so sánh và tổng
hợp để đề xuất những đònh hướng vận dụng mô hình trên quan điểm thống nhất về xây
dựng nội dung và tổ chức vận dụng của tác giả.


- 15 -

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp sản xuất thuộc nhiều loại
hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, do kinh phí và thời gian thực hiện đề tài có
phần hạn chế, nên đối tượng nghiên cứu chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp sản xuất
tại thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là cả về mặt lý luận lẫn
thực tiễn của việc vận dụng mô hình ABC và TOC để phục vụ cho quyết đònh về kết
cấu sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Do mô hình ABC có liên
quan đến toàn bộ chi phí sản phẩm bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất,
vì vậy, để thông tin về chi phí sản phẩm do ABC cung cấp cho mô hình TOC được đơn

giản hoá và chính xác, đề tài sẽ giới hạn trong giả đònh số lượng sản phẩm sản xuất và
tiêu thụ cũng như giữa tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ không có sự chênh lệch đáng kể.
Bố cục đề tài
Đề tài thực hiện gồm 84 trang nội dung chính, các bảng biểu và phụ lục, với bố
cục gồm 3 chương:
Chương 1:

Cơ sở lý luận về mô hình ABC và TOC

Chương 2:

Thực tế vận dụng ABC và TOC ở Việt Nam và các nước trên thế giới

Chương 3:

Xây dựng mô hình vận dụng ABC và TOC để xác đònh kết cấu sản phẩm
sản xuất ở các doanh nghiệp Việt Nam

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH ABC VÀ TOC

1.1. Tổng quan về ABC
Trong vòng khoảng 3 thập kỷ qua, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của môi
trường kinh doanh hiện đại đã buộc các doanh nghiệp không ngừng cải tiến về kỹ thuật


- 16 -

cũng như phương pháp quản lý, trong đó có vấn đề đánh giá hiệu quả hoạt động và

quản lý chi phí. Khi các doanh nghiệp ngày càng đẩy mạnh việc tự động hoá, sử dụng
các trang thiết bò hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh, mối quan hệ giữa chi phí
gián tiếp và chi phí nhân công trực tiếp có sự thay đổi. Theo đó, tỷ trọng chi phí nhân
công trực tiếp trên tổng chi phí sản xuất đang dần dần sụt giảm, ngược lại, các khoản
chi phí cố đònh lại có sự gia tăng. Cũng từ đó, việc sử dụng số giờ lao động trực tiếp, có
chi phí chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng chi phí sản xuất, để làm tiêu thức phân bổ các
khoản chi phí gián tiếp trong các hệ thống chi phí truyền thống như trước đây dường
như không còn chính xác.
Mô hình ABC đã được phát triển mạnh mẽ trong thập kỷ 90 bởi vì các doanh
nghiệp cho rằng nó có thể tránh được những khiếm khuyết của hệ thống chi phí truyền
thống trên khía cạnh phân bổ chi phí gián tiếp. Do ABC dựa trên nhiều tiêu thức phân
bổ có sự gắn kết trực tiếp giữa hoạt động sản xuất với chi phí sản xuất để phân bổ các
khoản chi phí gián tiếp vào giá thành sản phẩm, nên các nhà quản lý sẽ được cung cấp
thông tin về giá thành sản phẩm chính xác hơn, đặc biệt ở những doanh nghiệp có quy
trình sản xuất phức tạp hoặc sản xuất những sản phẩm với sản lượng biến đổi liên tục
qua các kỳ. Johnson [43, 34] đã nhận xét “ABC được xem là một trong những mô hình
tiên tiến nhất của kế toán quản trò ở thế kỷ XX”.
1.1.1. Khái niệm về ABC
Trước khi đưa ra được khái niệm về ABC, cần phải làm rõ một số thuật ngữ
sau:
Hoạt động (activity): là những việc làm, hành động hay những công việc cụ thể được
thực hiện [55, 18]. Một hoạt động có thể là một hành động hoặc là tập hợp của nhiều
hành động có mối quan hệ với nhau. Chuyển nguyên vật liệu từ kho đến phân xưởng
sản xuất là một ví dụ về hoạt động chỉ gồm có một hành động. Chuẩn bò sản xuất là


- 17 -

một hoạt động bao gồm một vài hành động. Các hoạt động bao gồm những hành động,
gắn liền với sự vận động mang tính trình tự .

Nguồn lực (resource): nguồn lực là một yếu tố kinh tế cần thiết để thực hiện các hoạt
động chẳng hạn như thời gian lao động, nguyên vật liệu, máy móc thiết bò.... [16, 135].
Tiêu thức (tiêu chí) phân bổ chi phí (cost driver): là nhân tố có liên quan đến hoặc gây
ra sự những thay đổi về chi phí của một hoạt động. Bởi vì tiêu thức phân bổ chi phí liên
quan đến những thay đổi về chi phí, việc đo lường và xác đònh số lượng chi phí phát
sinh tính theo tiêu thức phân bổ chi phí sẽ là cơ sở để phân bổ chi phí các nguồn lực
vào hoạt động và phân bổ chi phí của một hay nhiều hoạt động những đối tượng tập
hợp chi phí. Tiêu thức phân bổ chi phí có thể là tiêu thức phân bổ chi phí các nguồn
lực, cũng có thể là tiêu thức phân bổ chi phí các hoạt động [16, 136].
Tiêu thức phân bổ chi phí các nguồn lực (resource consumption cost driver): là tiêu
thức dùng để đo lường mức độ tiêu tốn các nguồn lực để thực hiện một hoạt động. Tiêu
thức này được sử dụng để phân bổ chi phí một nguồn lực bò tiêu tốn liên quan đến một
hay nhiều hoạt động [16, 136]. Ví dụ về tiêu thức phân bổ các nguồn lực là số lượng
đơn đặt hàng, số lệnh bán hàng, số lần thay đổi về thiết kế mẫu sản phẩm, số giờ máy
chạy,…
Tiêu thức phân bổ chi phí các hoạt động (activity consumption cost driver): là tiêu thức
đo lường số đơn vò hoạt động được thực hiện đối với một đối tượng tập hợp chi phí.
Tiêu thức này được sử dụng để phân bổ các chi phí của những hoạt động vào đối tượng
tập hợp chi phí [16, 136]. Ví dụ về tiêu thức phân bổ chi phí các hoạt động là số giờ
máy chạy để sản xuất sản phẩm X, số lô sản phẩm Y được sản xuất,…
Hệ thống chi phí dựa trên mức độ hoạt động (ABC)
Có rất nhiều khái niệm đã được đưa ra về ABC. Một tổ chức quốc tế chuyên
nghiên cứu về tự động hóa sản xuất có tên CAM-I (Computer Aided ManufacturingInternational) cho rằng “ABC là một tập hợp những thông tin tài chính và phi tài chính


- 18 -

gắn liền với những hoạt động cần thiết trong doanh nghiệp để sản xuất các sản phẩm”.
Đó là một khái niệm trong đó chi phí được phân bổ vào sản phẩm căn cứ vào mức độ
tiêu tốn các hoạt động của những sản phẩm đó.

Theo từ điển kinh tế MBA Venture Line, ABC được đònh nghóa là “một hệ thống
chi phí trong đó xác đònh nhiều hoạt động cần phải được thực hiện trong một doanh
nghiệp và sử dụng nhiều tiêu thức phân bổ chi phí (dựa vào sản lượng hoặc không dựa
vào sản lượng) để phân bổ chi phí sản xuất chung (hoặc chi phí gián tiếp) vào các sản
phẩm. ABC ghi nhận mối quan hệ nhân – quả giữa những tiêu thức phân bổ chi phí với
những hoạt động”.
ABC được xem là một bộ phận của hệ thống kế toán quản trò tập trung vào đánh
giá, đo lường chi phí của các hoạt động, sản phẩm hay của những đối tượng tập hợp chi
phí. Quan điểm chủ đạo của ABC là những đối tượng tập hợp chi phí như sản phẩm đều
cần đến những hoạt động cụ thể, các hoạt động này đều tiêu tốn các nguồn lực trong
doanh nghiệp. Vì vậy ABC phân bổ chi phí của các nguồn lực vào những đối tượng tập
hợp chi phí thông qua các hoạt động gắn liền với đối tượng tượng tập hợp chi phí đó.
Blocher đã mô tả về ABC như sau: “Để sản xuất sản phẩm, cần thiết phải thực
hiện một số các hoạt động. Những hoạt động này làm tiêu tốn các nguồn lực của doanh
nghiệp, chính vì vậy làm phát sinh chi phí. Qua việc xác đònh mức độ tiêu tốn các
nguồn lực của một hoạt động và số đơn vò hoạt động cần thiết để sản xuất một sản
phẩm, doanh nghiệp có thể theo dõi chi phí cho sản phẩm một cách trực tiếp hơn” [16,
136].
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về ABC: “ABC là một hệ thống tập hợp chi
phí các nguồn lực vào các hoạt động và phân bổ chi phí từ các hoạt động vào những
đối tượng tập hợp chi phí theo mức độ sử dụng hoạt động của đối tượng tập hợp chi phí
đó”


- 19 -

1.1.2. Mô hình ABC
Khi nói về mô hình của ABC, Cooper và các đồng sự [21, 187] cũng cho rằng hệ
thống ABC bao gồm những giai đoạn sau: xác đònh các hoạt động, phân bổ chi phí các
nguồn lực vào các hoạt động dựa trên phương pháp phân bổ trực tiếp hay phân bổ theo

giá trò ước tính, xác đònh các đầu ra (sản phẩm), và gắn kết kết chi phí của các hoạt
động với đầu ra của quá trình sản xuất.
Bên cạnh đó, theo Metin Rehanoglu [37, 4], thì việc phân bổ chi phí trong ABC
có thể được phân thành hai giai đoạn theo sơ đồ.
Sơ đồ 1: Hai giai đoạn phân bổ chi phí trong mô hình ABC theo Metin
Rehanoglu
Chi phí sản xuất chung được phân bổ vào các
trung tâm hoạt động

Vận hành
máy móc

Kiểm
đònh

Bốc dỡ
NVL

Vận hành
máy móc

Lập kế hoạch
sản xuất

Đặt
NVL

Phân bổ chi phí từ các trung tâm hoạt động vào sản
phẩm dựa trên những tiêu thức phân bổ thích hợp


Sản phẩm tiêu tốn các hoạt động

Giai đoạn thứ nhất là xác đònh được các trung tâm hoạt động (activity center)
quan trọng và phân bổ chi phí sản xuất chung vào từng hoạt động đó căn cứ vào mức
độ sử dụng các nguồn lực của hoạt động. Những khoản chi phí sản xuất chung phân bổ
vào từng hoạt động tạo thành một tổ hợp chi phí (cost pool). Giai đoạn thứ hai là xác
đònh tiêu thức phân bổ chi phí thích hợp nhất ứng với từng trung tâm hoạt động, sau đó


- 20 -

chi phí sản xuất chung từ những tổ hợp chi phí sẽ được tính vào từng loại sản phẩm dựa
trên mức độ tiêu tốn các hoạt động (ứng với tổ hợp chi phí) để sản xuất loại sản phẩm
đó.
Metin Rehanoglu [37, 4] cho rằng các doanh nghiệp cần phải tổ chức thêm
nhiều trung tâm hoạt động (activity center) đóng vai trò như “kế toán các hoạt động”
(activity accountancy), trung tâm hoạt động có thể xem là trung tâm chi phí của doanh
nghiệp. Công việc của trung tâm hoạt động là kiểm soát chi phí phát sinh, ghi nhận và
xử lý số liệu về chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động. Để tổ chức được các trung
tâm hoạt động một cách hợp lý, doanh nghiệp phải:
-

Xác đònh được những nguồn lực gắn kết với từng hoạt động tương ứng để có kế
hoạch sử dụng các nguồn lực cho phù hợp.

-

Điều chỉnh, bố trí lại các hoạt động để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh.

-


Xác đònh chi phí phát sinh ứng với bộ phận chức năng, trung tâm chi phí.
Tuy nhiên mô hình của Metin Rehanoglu còn bộc lộ một thiếu sót khi không đề

cập đến cấp độ của những hoạt động được thực hiện. Bởi lẽ không phải tất cả mọi hoạt
động phục vụ đều hướng về cấp độ đơn vò sản phẩm mà còn hướng về những cấp độ
cao hơn như lô sản phẩm, loại sản phẩm hay cấp độ toàn doanh nghiệp…
Theo Blocher [16, 139-141] và Pierre [44, 1], mô hình ABC tập hợp chi phí vào
các hoạt động ở trên nhiều cấp độ, bao gồm ba giai đoạn: xác đònh những chi phí các
nguồn lực và các hoạt động, phân bổ những chi phí các nguồn lực vào hoạt động, phân
bổ chi phí các hoạt động vào đối tượng tập hợp chi phí.
1.1.2.1. Giai đoạn xác đònh những chi phí các nguồn lực và các hoạt động
Một doanh nghiệp thường có những hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp
dòch vụ. Các hoạt động này tiêu tốn nhiều nguồn lực. Bước đầu tiên trong giai đoạn
thiết kế hệ thống ABC phải phân tích các hoạt động và xác đònh những chi phí các
nguồn lực cũng như các hoạt động trong doanh nghiệp. Thông tin này có thể thu thập


- 21 -

được bởi lẽ hầu hết các doanh nghiệp đều ghi nhận chi phí các nguồn lực bò tiêu tốn
vào trong sổ sách kế toán. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường tuân thủ theo những
nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận (GAAP) để ghi nhận, xử lý các nghiệp vụ
trên sổ sách kế toán. Theo đó, có rất nhiều chi phí các nguồn lực được ghi chép vào chỉ
một tài khoản, hoặc một chi phí các nguồn lực được phản ánh trên rất nhiều tài khoản.
Do chi phí các nguồn lực không được theo dõi riêng qua một tài khoản, doanh nghiệp
cần phải nỗ lực đặc biệt mới có thể xác đònh được những chi phí các nguồn lực thích
hợp cho ABC.
Để xác đònh một hoạt động sử dụng các chi phí các nguồn lực nào, thì khi phân
tích ngoài việc tìm hiểu sổ sách kế toán còn phải sử dụng các phương pháp khác như sử

dụng bảng câu hỏi, quan sát, phỏng vấn. Một số câu hỏi mà các thành viên trong bộ
phận phân tích hệ thống ABC có thể đặt ra đối với nhân viên hay các nhà quản lý là:
-

Những công việc hay những hoạt động gì mà ông/bà phải làm?

-

Thời gian ông/bà dành cho những hoạt động đó là bao nhiêu?

-

Những nguồn lực nào cần thiết phải sử dụng để thực hiện những hoạt động đó?

-

Hoạt động tạo ra giá trò gì cho sản phẩm, dòch vụ, khách hàng hay cho công ty?
Thông qua quan sát, bộ phận phân tích hệ thống ABC có thể thu thập các dữ

liệu về hoạt động và lập một danh sách các hoạt động.
Những khoản chi phí cấp bậc (Cost hierarchies)
Để xác đònh chi phí các nguồn lực tính vào các hoạt động, doanh nghiệp phải
phân loại các hoạt động từ danh sách các hoạt động đã lập, công việc được thực hiện
trên nguyên tắc hoạt động nào đã sử dụng các chi phí các nguồn lực thì phải tính đúng,
tính đủ chi phí các nguồn lực đó. Theo Blocher [16, 139], có thể phân loại các khoản
chi phí ở bốn nhóm cấp bậc hoạt động:
Cấp độ đơn vò sản phẩm (unit level activities): chi phí được đưa thẳng trực tiếp vào sản
phẩm ví dụ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hay chi phí nhân công trực tiếp.



- 22 -

Cấp độ lô sản phẩm (batch level activities): chi phí sẽ được tập hợp vào các hoạt động
gắn liền với một nhóm đơn vò sản phẩm. Chẳng hạn như chi phí chuẩn bò sản xuất cho
một lô sản phẩm mới, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu hay chi phí yêu cầu nguyên
vật liệu.
Cấp độ sản phẩm (product sustaining activities): các khoản chi phí sẽ được tính vào
các hoạt động gắn liền với việc hỗ trợ, hay duy trì sản xuất một loại sản phẩm nào đó.
Chẳng hạn như thiết kế quy trình sản xuất một loại sản phẩm, thiết kế mẫu sản phẩm,…
Cấp độ toàn doanh nghiệp (facility sustaining activities): những khoản chi phí, có thể
xem là chi phí thời kỳ, được tập hợp vào các hoạt động gắn liền với sự tồn tại và hoạt
động của toàn doanh nghiệp. Hầu hết các hoạt động này là các hoạt động quản lý,
chẳng hạn như quản lý toàn phân xưởng, thực hiện an ninh, vận hành hệ thống đèn
chiếu sáng….
Sơ đồ 2: Chi phí cấp bậc ABC gắn liền với cấp độ hoạt động theo Blocher

Chi phí hoạt động ở cấp độ toàn doanh nghiệp

Chi phí hoạt động ở cấp độ loại sản phẩm

Chi phí hoạt động ở cấp độ sản phẩm

Chi phí hoạt động ở cấp độ đơn vò sản phẩm

Tổng chi phí sản phẩm

1.1.2.2. Giai đoạn phân bổ những chi phí các nguồn lực vào hoạt động
Trong giai đoạn này, ABC sử dụng các tiêu thức phân bổ chi phí các nguồn lực
để phân bổ chi phí các nguồn lực vào hoạt động. Do các hoạt động tiêu tốn nhiều
nguồn lực, công việc phân bổ cần phải dựa vào mối quan hệ nhân – quả giữa hoạt



- 23 -

động và chi phí các nguồn lực. Một số tiêu thức phân bổ chi phí các nguồn lực được ví
dụ là:
- Số giờ lao động – hoạt động sản xuất trực tiếp
- Số lần chuẩn bò sản xuất – hoạt động chuẩn bò sản xuất một lô sản phẩm mới
- Số giờ sửa chữa và bảo trì máy móc – hoạt động sửa chữa và bảo trì
- Số chuyến xe, quãng đường – hoạt động chuyên chở nguyên vật liệu về xưởng
- Diện tích – hoạt động bảo vệ, quét dọn,…
Tuy nhiên có một vấn đề trở ngại là hầu hết hệ thống sổ sách kế toán tại các
doanh nghiệp cung cấp thông tin chi phí theo yếu tố ví dụ như chi phí lương, chi phí
khấu hao, chi phí nguyên vật liệu, chi phí bằng tiền khác… chứ không cung cấp thông
tin chi phí theo hoạt động. Vì thế, để thực hiện được ABC, cần phải xây dựng một hệ
thống sổ sách báo cáo riêng để theo dõi chi phí theo từng hoạt động được xác đònh.
Chi phí các nguồn lực có thể được đưa vào các hoạt động theo mức sử dụng thực
tế hay được phân bổ theo số ước tính. Cách làm dựa trên mức độ sử dụng thực tế đòi
hỏi sự đo lường liên tục để xác đònh các hoạt động thực sự tiêu tốn bao nhiêu chi phí
các nguồn lực. Ví dụ như tiền điện dùng để chạy máy có thể theo dõi trực tiếp đến
từng hoạt động của máy bằng cách gắn đồng hồ điện đến từng máy. Trong trường hợp
không theo dõi được theo mức sử dụng thực tế, doanh nghiệp có thể dùng phương pháp
ước tính với mục tiêu phân bổ chi phí các nguồn lực vào hoạt động sao cho chính xác.
1.1.2.3. Giai đoạn phân bổ chi phí các hoạt động vào đối tượng tập hợp chi phí
Giai đoạn cuối cùng trong mô hình ABC là phân bổ chi phí các hoạt động hoặc
một nhóm các hoạt động vào những đối tượng tập hợp chi phí như: sản phẩm, dòch vụ,
khách hàng, dự án,… Việc phân bổ được căn cứ vào tiêu thức phân bổ chi phí các hoạt
động. Khi xác đònh một tiêu thức phân bổ chi phí các hoạt động, doanh nghiệp phải
giải thích được mối quan hệ giữa nó và tổng chi phí được phân bổ cho sản phẩm, lô sản



- 24 -

phẩm hay loại sản phẩm. Ví dụ về tiêu thức phân bổ chi phí các hoạt động: số đơn đặt
hàng, số lô hàng, số lần nhận hàng, số lần kiểm đònh, số giờ máy chạy,…
1.1.3. Sự khác biệt giữa ABC và hệ thống chi phí truyền thống
Hệ thống chi phí truyền thống được phát triển mạnh trong giai đoạn 1870 – 1920
khi việc tự động hoá chưa được phát triển rộng rãi ở các doanh nghiệp, chủng loại sản
phẩm còn chưa đa dạng, chi phí lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng đáng kể trong khi đó
chi phí sản xuất chung chiếm tỷ lệ không cao như trong các doanh nghiệp hiện nay. Từ
những năm 1960 đến nay, đặc biệt là vào đầu những năm 80, đặc điểm sản xuất ở các
doanh nghiệp đã thay đổi đáng kể nên hệ thống chi phí truyền thống dần dần tỏ rõ
nhiều nhược điểm và không còn phù hợp [45, 123]. Do vậy, hệ thống chi phí tại các
doanh nghiệp đang có xu hướng tự điều chỉnh về phương pháp để phù hợp với những
điều kiện thực tế, dần dần có sự biến đổi về chất để bắt kòp với yêu cầu thông tin ngày
càng gia tăng của doanh nghiệp. Sự biến đổi về chất của hệ thống chi phí ở các doanh
nghiệp trên thế giới diễn ra theo xu hướng tăng cường những đặc điểm của ABC và
giảm bớt những đặc điểm của hệ thống chi phí truyền thống. Sự khác biệt về đặc điểm
của ABC và hệ thống chi phí truyền thống được thể hiện ở đối tượng tập hợp chi phí,
tiêu thức phân bổ chi phí và quan điểm về chi phí.
1.1.3.1. Về đối tượng tập hợp chi phí
Hệ thống chi phí truyền thống dựa trên một giả đònh là những đối tượng tập hợp
chi phí như sản phẩm hay nhóm sản phẩm,.. tiêu tốn các nguồn lực. Trong khi đó ABC
cho rằng những đối tượng tập hợp chi phí tiêu tốn các hoạt động. Có thể nói rằng ABC
là quy trình kế toán quản trò cho phép phân bổ chi phí của các nguồn lực vào sản phẩm
dựa trên các hoạt động. Các hoạt động này phải là những nguyên nhân phát sinh chi
phí ứng với sản phẩm đó. Theo Turney [42, 2], điểm mấu chốt của ABC đó là hoạt
động, với giả đònh các hoạt động đều phát sinh chi phí và việc sản xuất các sản phẩm
đầu ra đều cần đến những hoạt động. Innes và Mitchell [29, 5] cho rằng hệ thống chi



×