Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Phát triển mạng lưới y tế cơ sở của quận tân bình thành phố hồ chí minh đến năm 2015 theo hướng xã hội hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.93 KB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ THANH HƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2006


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ THANH HƯƠNG

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số
: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.VŨ CÔNG TUẤN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2006

MỤC LỤC


Trang
1


MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y
TẾ CƠ SỞ THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA
1.1. MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ

1.1.1. Khái niệm và ý nghóa của mạng lưới y tế cơ sở

5
6

6

1.1.1.1. Khái niệm về mạng lưới y tế cơ sở

6

1.1.1.2. Ý nghóa của mạng lưới y tế cơ sở

7

1.1.2. Phạm vi của mạng lưới y tế cơ sở
1.1.3. Thành tựu của y tế cơ sở trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân
1.2. XÃ HỘI HÓA MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ

1.2.1. Xã hội hóa y tế

7
7
13


13

1.2.1.1. Khái niệm về xã hội hóa y tế

13

1.2.1.2. Nội dung xã hội hóa y tế

13

1.2.1.3. Tổng quan về xã hội hóa y tế

16

1.2.2. Xã hội hóa mạng lưới y tế cơ sở

19

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ
SỞ THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA

1.3.1. Cơ chế quản lý mạng lưới y tế cơ sở
1.3.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật y tế
1.3.3. Trình độ nguồn nhân lực ngành y tế
1.3.4. Nguồn lực tài chính cho hoạt động y tế
1.3.5. Trình độ khoa học công nghệ trong chăm sóc y tế
1.3.6. Thông tin hóa việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật y tế

20


20
22
23
25
29
30

1.4. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y
TẾ CƠ SỞ THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA, XÉT VÍ DỤ HUYỆN CỦ CHI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.4.1. Cơ chế quản lý mạng lưới y tế cơ sở Huyện Củ Chi
1.4.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của y tế Huyện Củ Chi
1.4.3. Trình độ nguồn nhân lực ngành y tế Huyện Củ Chi
1.4.4. Nguồn lực tài chính cho hoạt động y tế Huyện Củ Chi
1.4.5. Trình độ khoa học công nghệ trong chăm sóc y tế ở Củ Chi

31

32
33
34
35
35


1.4.6. Thông tin hóa việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật y tế
tại Củ Chi


36

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ
SỞ QUẬN TÂN BÌNH THỜI GIAN QUA (TỪ 2001
ĐẾN 2005)

38

2.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA
QUẬN TÂN BÌNH

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Quận Tân Bình TP.HCM
2.1.2. Đặc điểm kinh tế của Quận Tân Bình TP.HCM
2.1.3. Đặc điểm xã hội của Quận Tân Bình TP.HCM

38

38
41
43

2.2. KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ QUẬN TÂN BÌNH GIAI
ĐOẠN 2001 – 2005

2.2.1. Kết quả phát triển mạng lưới y tế Quận Tân Bình giai đoạn 2001
– 2005

45

47


2.2.1.1. Kết quả phát triển mạng lưới y tế tuyến quận (huyện)

47

2.2.1.2. Kết quả phát triển mạng lưới y tế tuyến phường (xã)

51

2.2.1.3. Kết quả phát triển cơ sở y tế tư nhân & cơ sở y tế thuộc Hội
chữ thập đỏ của Quận Tân Bình
2.2.2. Kết quả hoạt động chuyên môn – tài chính của mạng lưới y tế cơ
sở Quận Tân Bình TP.HCM giai đoạn 2001 – 2005

52
53

2.2.2.1. Kết quả hoạt động chuyên môn giai đoạn 2001 – 2005

53

2.2.2.2. Kết quả tài chính giai đoạn 2001 – 2005

62

2.3. ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN MẠNG
LƯỚI Y TẾ QUẬN TÂN BÌNH THỜI GIAN QUA.

2.3.1. Cơ chế quản lý mạng lưới y tế cơ sở


67

67

2.3.1.1. Mặt tích cực

67

2.3.1.2. Tồn tại

68

2.3.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật y tế

68

2.3.2.1. Mặt tích cực

68

2.3.2.2. Tồn tại

69

2.3.3. Trình độ nguồn nhân lực ngành y tế

69

2.3.3.1. Mặt tích cực


69

2.3.3.2. Tồn tại

70

2.3.4. Nguồn lực tài chính cho hoạt động y tế

70


2.3.4.1. Mặt tích cực

70

2.3.4.2. Tồn tại

70

2.3.5. Trình độ khoa học công nghệ trong chăm sóc y tế
2.3.6. Thông tin hóa việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật y tế
2.3.7. Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

71
71
72

2.3.7.1. Mặt tích cực

72


2.3.7.2. Tồn tại

72

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y
TẾ CƠ SỞ QUẬN TÂN BÌNH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM
2015 THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA

76

3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ QUẬN TÂN
BÌNH ĐẾN NĂM 2015

77

3.1.1. Mục tiêu tổng quát
3.1.2. Mục tiêu cụ thể

77
78

3.1.2.1. Kế hoạch phát triển mạng lưới khám chữa bệnh

78

3.1.2.2. Kế hoạch phát triển Trung Tâm Y Tế Dự Phòng

92


3.1.2.3. Kế hoạch phát triển y tế tư nhân theo hướng xã hội hóa đến
năm 2015
3.2. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG GIẢI PHÁP

3.2.1. Quan điểm 1: Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được chăm
sóc y tế mọi lúc mọi nơi theo nhu cầu trong Quận.
3.2.2. Quan điểm 2: Bảo đảm tính công bằng trong chăm sóc y tế trong
mạng lưới nhiều thành phần tại Quận
3.2.3. Quan điểm 3: Động viên mọi nguồn lực tài chính trong nhân dân
của Quận phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe
3.2.4. Quan điểm 4: Phát huy nhiều nguồn nhân lực y tế trong Quận
phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.3.1.Giải pháp 1: Hoàn thiện cơ chế quản lý và cơ sở vật chất đối với
mạng lưới y tế cơ sở nhiều thành phần

102
106

107
107
108
109
109

109

3.3.1.1. Nội dung


110

3.3.1.2. Hiệu quả

110

3.3.1.3. Điều kiện thực hiện

110

3.3.2. Giải pháp 2: Huy động và phát triển nguồn nhân lực nhiều thành
phần

111


3.3.2.1. Nội dung

111

3.3.2.2. Hiệu quả

112

3.3.2.3. Điều kiện thực hiện

112

3.3.3. Giải pháp 3: Đa dạng hóa nguồn lực tài chính


113

3.3.3.1. Nội dung

113

3.3.3.2. Hiệu quả

114

3.3.3.3. Điều kiện thực hiện

114

3.3.4. Giải pháp 4: Đa phương hóa công tác nghiên cứu khoa học kỹ
thuật có nhiều thành phần tham gia

115

3.3.4.1. Nội dung

115

3.3.4.2. Hiệu quả

115

3.3.4.3. Điều kiện thực hiện

116


3.3.5. Giải pháp 5: Liên thông hóa (liên kết nâng cấp) về kỹ thuật y
tế và chuyên môn y tế giữa các thành phần trong mạng lưới y
tế cơ sở xã hội hóa

116

3.3.5.1. Nội dung

116

3.3.5.2. Hiệu quả

117

3.3.5.3. Điều kiện thực hiện

117

3.4. KIẾN NGHỊ

118

3.4.1. Đối với Nhà nước
3.4.2. Đối với Bộ Y Tế
3.4.3. Đối với Thành Phố Hồ Chí Minh
KẾT LUẬN

118
119

121
124

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa các lónh vực hoạt
động xã hội (nói chung) và xã hội hóa các hoạt động y tế (nói riêng) nhằm huy
động mọi nguồn lực cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân, Sở
Y Tế TP. HCM vừa cho phép tuyến y tế cơ sở gồm trung tâm y tế quận, huyện,
trạm y tế phường, xã thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế. Tác giả chọn đề tài này
vì muốn nghiên cứu, tìm hiểu phản ứng tích cực từ tuyến y tế cơ sở đối với quyết
đònh của Sở Y Tế TP.HCM trong việc triển khai quan điểm của Đảng, chủ trương
của Nhà nước về xã hội hóa, từ đó hiểu rõ hơn nội dung xã hội hóa y tế, nội dung
công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân của Đảng và Nhà nước ta.

2. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này lựa chọn đối tượng nghiên cứu là mạng lưới y tế cơ sở trong sự
nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân trong điều kiện xã hội hóa y tế.

2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là mạng lưới y tế cơ sở của Quận Tân Bình TP.HCM bao
gồm Trung Tâm Sức Khỏe Tân Bình; các trạm y tế phường trong Quận; Các đơn vò
Tổ đội, Khoa phòng; Các chương trình (vệ sinh phòng dòch, tiêm chủng, chương
trình phòng chống HIV/AIDS,…); Các phòng khám đa khoa, chuyên khoa trực thuộc

Trung tâm y tế của Quận; Mạng lưới y dược tư nhân trên đòa bàn Quận và hệ thống
phòng khám từ thiện trực thuộc Hội chữ thập đỏ của Quận.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng và đánh giá
thực tiễn mạng lưới y tế cơ sở ở TP.HCM.


Nghiên cứu các nội dung xã hội hóa y tế để hiểu rõ ý nghóa chủ trương của
Đảng và Nhà nước về xã hội hóa trong nền kinh tế thò trường theo đònh hướng xã
hội chủ nghóa ở nước ta.
Từ những nghiên cứu ở trên, đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển
mạng lưới y tế cơ sở Quận Tân Bình trong ngắn hạn và dài hạn (từ năm 2006 đến
năm 2015) khi thực hiện chính sách xã hội hóa đối với lãnh vực y tế thuộc khu
vực TP.HCM.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hệ thống hóa lý luận về phát triển mạng lưới y tế cơ sở và chính sách xã hội
hóa y tế của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Thu thập số liệu thứ cấp về mạng lưới y tế cơ sở Quận Tân Bình hiện nay để
phân tích và tổng hợp dữ kiện.
Tìm hiểu và thu thập tình hình, số liệu thống kê từ UBND Quận Tân Bình,
Sở Y Tế TP.HCM, Trung Tâm Y Tế Tân Bình và Bệnh viện Huyện Củ Chi.
Quan sát và phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin sơ cấp về hoạt động
chuyên môn của mạng lưới y tế cơ sở Quận Tân Bình và thu thập ý kiến tại cơ sở
về chính sách xã hội hóa y tế của Sở Y Tế và Ủy ban nhân dân TP.HCM.
Phương pháp phân tích: Ứng dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, thống kê, dự báo và các phương pháp duy vật lòch sử, …xuyên suốt quá trình
thực hiện đề tài.


5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Đề tài này làm rõ hơn bản chất, vai trò của xã hội hóa y tế đối với sự nghiệp
phát triển ngành y tế trong nền kinh tế thò trường.
Tìm hiểu và phân tích thực trạng mạng lưới y tế cơ sở nước ta hiện nay để
phát hiện những ưu, nhược điểm của nó.


Nghiên cứu sự phát triển của mạng lưới y tế cơ sở khi thực hiện và thực hiện
hiệu quả chính sách xã hội hóa.
Nghiên cứu tác động của chính sách khuyến khích xã hội hóa y tế đối với
mạng lưới y tế ở Quận Tân Bình (nói riêng) và mạng lưới y tế cơ sở TP.HCM (nói
chung).

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Luận văn được bố cục gồm 3 chương như sau:
° Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển mạng lưới y tế cơ sở theo hướng xã

hội hóa.
° Chương 2: Thực trạng phát triển mạng lưới y tế cơ sở Quận Tân Bình thời

gian qua (từ 2001 đến 2005).
° Chương 3: Một số giải pháp phát triển mạng lưới y tế cơ sở Quận Tân Bình

giai đoạn từ 2006 đến năm 2015 theo hướng xã hội hóa.
Ngoài ra, trong luận văn còn có phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, danh mục chữ viết tắt và các phụ lục kèm theo nhằm làm cho nội dung phân
tích được tham chiếu dễ dàng hơn.
Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều trong việc vận dụng
kiến thức đã tiếp thu được suốt thời gian học tập và nghiên cứu, đồng thời cũng tích
cực tìm hiểu, học hỏi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm từ thực tiễn của đồng

nghiệp, của những người đi trước với mong muốn làm cho đề tài được chặt chẽ và
khoa học. Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức của tác giả còn hạn chế nên không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ
dẫn của qúy thầy cô, các anh chò và các bạn đồng nghiệp để tôi có cơ hội hoàn
thiện và phân tích mở rộng thêm luận văn của mình.


CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI
Y TẾ CƠ SỞ THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA
Con người là nhân tố quan trọng nhất quyết đònh sự phát triển của đất nước,
trong đó sức khỏe lại là vốn quý nhất của mỗi con người, mỗi gia đình và toàn xã
hội. Đònh hướng xã hội chủ nghóa đối với hoạt động y tế đòi hỏi phải thực hiện
công bằng trong chăm sóc sức khỏe, bảo đảm để mọi người đều được chăm sóc sức
khỏe cơ bản có chất lượng, phù hợp với khả năng kinh tế của xã hội, đó cũng chính
là bản chất nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta.
Từ năm 1986 - thực hiện đường lối của Đảng, chủ trương của Nhà nước
trong việc chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang
nền kinh tế thò trường theo đònh hướng xã hội chủ nghóa - Đảng và Nhà nước ta đã
ban hành rất nhiều chính sách tạo điều kiện cho ngành y tế thực hiện xã hội hóa
các hoạt động y tế nhằm huy động các nguồn lực của xã hội cho sự nghiệp chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Từ nghò quyết IV ngày 14/01/1993 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa VII về “Những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân” và quyết đònh số 58/QĐ-TTg ngày 03/02/1994 của Thủ tướng Chính phủ
: “Qui đònh cụ thể một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở”,
mạng lưới y tế cơ sở đã được củng cố một bước trên nhiều mặt như: Nội dung hoạt
động (đã chú trọng tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu); Công tác tổ chức cán
bộ; Trang thiết bò y tế;…
Việc củng cố y tế cơ sở đã tạo ra khả năng đẩy nhanh quá trình xã hội hóa
công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần làm tốt công tác chăm

sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu tại từng gia đình, thôn, bản.


Chương 1 sẽ tập trung nghiên cứu về hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở
trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân; Nghiên cứu quan điểm chỉ đạo của
Đảng và Chính phủ về phát triển mạng lưới y tế cơ sở và chính sách xã hội hóa y tế
đối với tuyến này từ giai đoạn đổi mới của đất nước đến nay.

1.1. MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ
1.1.1. Khái niệm và ý nghóa của mạng lưới y tế cơ sở
1.1.1.1. Khái niệm về mạng lưới y tế cơ sở
Mạng lưới y tế cơ sở - theo quan điểm của Đảng và Nhà nước - là tuyến y tế
trực tiếp đầu tiên (thấp nhất), gần dân nhất bảo đảm cho mọi người dân được chăm
sóc sức khỏe cơ bản với chi phí thấp. Nói đến mạng lưới y tế là nói về y tế cơ sở. Y
tế cơ sở - xương sống của ngành y tế - là nơi đầu tiên người dân tiếp cận với các
dòch vụ y tế, bảo đảm cho mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe cơ bản phù
hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Y tế cơ sở là y tế thôn
bản, xã phường, quận huyện và bao gồm cả hệ thống y tế dự phòng.

1.1.1.2. Ý nghóa của mạng lưới y tế cơ sở
Mạng lưới y tế cơ sở là nơi góp phần thực hiện công bằng xã hội, xóa đói
giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hóa, trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin của
nhân dân với chế độ xã hội chủ nghóa.
Nói cách khác, y tế cơ sở có nhiệm vụ chính là chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho mọi người dân. Nhờ vậy, y tế cơ sở đã góp phần giải quyết tốt các vấn đề an
sinh xã hội.

1.1.2. Phạm vi của mạng lưới y tế cơ sở
Hệ thống y tế ở nước ta được phân chia làm bốn cấp, trong đó các trạm y tế
xã, phường, thôn, bản là đơn vò y tế cơ sở thấp nhất, cao hơn tuyến này là tuyến y tế

quận, huyện.


Mạng lưới y tế cơ sở bao gồm các tuyến y tế xã, phường, thôn, bản, tuyến y
tế quận, huyện (kể cả y tế dự phòng, các Tổ đội, Khoa phòng và các chương trình
mục tiêu quốc gia), các cơ sở hành nghề y dược tư nhân tại cộng đồng, các trạm
quân y, các trạm y tế thuộc các doanh nghiệp, công ty. Ngoài ra, tham gia vào việc
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tại cộng đồng còn có những người tình
nguyện, hội viên hội chữ thập đỏ, thầy lang, bà mụ (bà đỡ)…

1.1.3. Thành tựu của y tế cơ sở trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân
Mạng lưới y tế cơ sở ở nước ta ngay từ trong giai đoạn chiến tranh đến nửa
đầu thập niên 80 đã rất phát triển, bao phủ toàn bộ lãnh thổ và các vùng đảo xa với
trên mười ngàn trạm y tế xã, phường góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng
lợi các chương trình quốc gia ở cộng đồng, hạn chế các bệnh truyền nhiễm, ngăn
ngừa dòch bệnh, đưa các dòch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình đến từng người
dân, từng hộ gia đình. Trong chiến tranh, nhờ mạng lưới y tế rộng khắp nên đã góp
phần giải quyết tốt việc cứu chữa thương bệnh binh và nhân dân, phòng chống dòch
bệnh có kết quả, góp phần xứng đáng vào chiến thắng của dân tộc.
Khoảng gần cuối thập niên 80, mạng lưới y tế cơ sở - đặc biệt là y tế cơ sở
công lập và dân lập – đứng trước những thử thách gay gắt. Dưới tác động của các
chính sách kinh tế mới cùng với sự xuất hiện của nền kinh tế nhiều thành phần, sự
chuyển đổi chậm và không đồng bộ của các chính sách về phúc lợi xã hội và y tế,
đã làm cho y tế cơ sở bò thiếu hẳn nguồn lực tối thiểu để hoạt động trong một thời
gian nhất đònh. Một số nơi, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, y tế cơ
sở bò xuống cấp trầm trọng làm ảnh hưởng đáng kể đến công tác chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe nhân dân, đặc biệt là dân nghèo, vùng nghèo. Hoạt động y tế không
đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân do nguồn tài chính đầu tư cho y tế chòu tác động
bởi khủng hoảng kinh tế những năm đầu thời kỳ đổi mới.



Trước khoán 10, mạng lưới y tế cơ sở ở nông thôn được các hợp tác xã nông
nghiệp cung cấp nguồn lực bằng công điểm, bằng thóc. Trong quá trình chuyển đổi
cơ chế - hệ thống hợp tác xã thực hiện khoán 10 - hàng loạt các hợp tác xã tan rã,
kéo theo hàng loạt trạm y tế xã, y tế thôn, bản bò tan rã hoặc chỉ làm việc cầm
chừng do thiếu nguồn lực. Có lúc, có nơi, cán bộ y tế không có lương trong nhiều
tháng, hoạt động y tế trở nên thất thường. Nhiều trạm y tế xuống cấp, nhiều xã
không còn trạm y tế, nhiều xã không xây dựng được trạm y tế. Nhiều xã không có
kinh phí nên trạm y tế tuyến xã không hoạt động được. Theo tài liệu báo cáo của
ngành y tế - năm 1992 – “bông hoa y tế” giai đoạn này “đang ở bên bờ vực thẳm
của sự tan rã”. Dòch sốt rét bùng nổ, hàng trăm ngàn người mắc (sốt rét) và số
người chết vì dòch bệnh này tăng đến khoảng 6.000 người.
Trước tình hình đó, Chính phủ ra quyết đònh số 123/QĐ-CP v/v “Giải quyết
vấn đề lương cho cán bộ y tế xã”, một số đòa phương đã chủ động tìm biện pháp
củng cố y tế cơ sở.
Hội nghò Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4, khóa VII họp ngày
14/01/1993 đã ra nghò quyết về : ”Những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe nhân dân”. Nghò quyết nêu lên 7 giải pháp lớn, trong đó có giải
pháp “chấn chỉnh hệ thống chăm sóc sức khỏe, coi củng cố y tế cơ sở là nhiệm vụ
cấp bách …”. Ngày 03/02/1994, Thủ tướng Chính phủ ra quyết đònh số 58/CP: “qui
đònh cụ thể một số vấn đề về tổ chức, chế độ chính sách và đầu tư đúng cho y tế cơ
sở”û. Các văn bản của Đảng và Chính phủ (nêu trên) là cơ sở pháp lý vững chắc để
các đòa phương trong cả nước củng cố và xây dựng y tế cơ sở vững mạnh trong thời
kỳ mới – thời kỳ đất nước phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh (Nguồn: Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII năm (1991)) –
từ đó y tế cơ sở đã từng bước phát huy tốt vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
nhân dân.



Dân số nước ta tăng nhanh. Vào thập niên 90, dân số đã đạt trên 75 triệu
người (1996) với 80% sống ở nông thôn (Nguồn: báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch 1996 - số 166/KHTC ngày 09/01/1997 của Bộ Y Tế). Nhu cầu chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe của nhân dân ngày càng lớn. Để đạt được mục tiêu sức khỏe cho mọi
người, ngành y tế phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách vì nhiều đòa
phương trên cả nước còn là vùng rất nghèo. Và như vậy, vai trò của y tế cơ sở càng
quan trọng hơn bao giờ hết. Củng cố y tế cơ sở, đưa y tế cơ sở vào hoạt động một
cách nề nếp, chính quy, có hiệu suất cao - trước hết là các trạm y tế xã, phường đã trở thành yêu cầu cấp bách trong giai đoạn này. Các trạm y tế là trung tâm của
hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại đòa phương. Trạm y tế hoạt động dưới sự
chỉ đạo về chuyên môn chặt chẽ của Trung tâm y tế và UBND quận hoặc huyện.
Ngành y tế đã đề ra một số biện pháp nhằm tiếp tục củng cố y tế cơ sở, xóa xã
trắng về y tế như ưu tiên cung cấp đủ cán bộ y tế cả về số lượng và chất lượng. Ưu
tiên đến năm 2000 tất cả các trạm y tế xã có đủ nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi, có
bác só hoặc lương y phụ trách y học cổ truyền dân tộc, khôi phục lại các vườn thuốc
nam và châm cứu của trạm y tế xã. Từng bước đưa bác só về xã, trước hết là khu
vực đồng bằng Bắc Bộ, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Cải tiến lại
phương thức hoạt động của y tế cơ sở hướng về các hoạt động chăm sóc sức khỏe
ban đầu và dựa vào cộng đồng là chủ yếu. Xóa các xã trắng cả về cơ sở vật chất
và cán bộ y tế. Từng bước thực hiện xây dựng cơ bản để chuẩn hóa các cơ sở y tế,
trước hết là đối với các vùng thường hay bò thiên tai tàn phá như các tỉnh miền
duyên hải, miền núi.
Nghò quyết số 37/CP ngày 20/06/1996 của Chính phủ về “đònh hướng chiến
lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 1996 – 2000 và tầm
nhìn đến 2020” đề ra biện pháp để thực hiện được mục tiêu phát triển sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, cụ thể: “…Kiện toàn và phát triển hệ thống
y tế cơ sở để triển khai chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đến năm 2000, tất cả các trạm


y tế cơ sở được xây dựng và trang bò đầy đủ các dụng cụ y tế thông thường. Việc bố

trí phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và hệ thống giao thông, có
đủ kinh phí để hoạt động thường xuyên. Phấn đấu 40% trạm y tế có bác só, 100%
trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y só sản nhi; Các thôn, bản có cán bộ y tế cộng đồng.
Cải tiến nội dung và phương pháp làm việc của trạm y tế cơ sở để thực hiện nhiệm
vụ trọng tâm là triển khai công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe tại gia đình với
sự tham gia ngày càng nhiều của cộng đồng. Ở khu vực vùng cao, miền núi, vùng
sâu cần tiếp tục củng cố và phát triển các đội y tế lưu động để vừa làm nhiệm vụ
tuyên truyền giáo dục sức khỏe, vừa trực tiếp làm công tác phòng, chữa bệnh cho
nhân dân”.
Chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 1996 –
2000 còn đề ra mục tiêu bảo đảm mọi người dân được hưởng các dòch vụ chăm sóc
sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dòch vụ y tế chất lượng cao.
Mục tiêu cụ thể với tuyến y tế cơ sở như sau ”…Bảo đảm 100% số xã có trạm y tế
phù hợp với điều kiện kinh tế, đòa lý, môi trường sinh thái và nhu cầu khám chữa
bệnh từng vùng. Phấn đấu đến năm 2005 đạt 100% phòng khám đa khoa khu vực
cụm liên xã. Trạm y tế ở vùng núi, vùng sâu được xây dựng kiên cố và có bác só;
65% số xã có bác só, trong đó 50% số xã miền núi có bác só; 100% số trạm y tế có
nữ hộ sinh, trong đó 60% là nữ sinh trung học. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 80% số
xã có bác só, trong đó 60% số xã miền núi có bác só; 80% số trạm y tế xã có nữ hộ
sinh trung học; Các trạm y tế đều có cán bộ với trình độ dược tá phụ trách công tác
dược và có cán bộ được đào tạo bổ túc về y học cổ truyền; Thường xuyên 100% thôn
bản có nhân viên y tế đạt trình độ từ sơ học trở lên. Phát triển đội ngũ tình nguyện
viên y tế tại các thôn, ấp miền đồng bằng”.
Tóm lại:
Sau gần 2 thập niên đất nước bước vào công cuộc đổi mới nền kinh tế, ngành
y tế đã đạt được một số “thành tựu quan trọng”:


1. Mạng lưới y tế cơ sở (y tế thôn bản, xã, phường, quận, huyện) phát triển
đến tất cả các xã phường, thôn bản trên cả nước.

2. 100% trạm y tế xã được thay thế kiên cố hóa và bảo đảm sạch sẽ, gọn
gàng, ngăn nắp theo tiêu chuẩn của ngành y tế đã xây dựng.
3. 60%/tổng số 10 – 12 ngàn xã có bác só, cá biệt có những xã có trên 2 bác
só.
Căn cứ tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ngành y tế đã đề ra
được những mục tiêu phấn đấu với yêu cầu và nội dung ngày càng cao hơn, phù
hợp hơn mục tiêu trước đó. Cụ thể:
1. Quy hoạch phát triển y tế cơ sở đã chú trọng đến việc gắn liền với quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng vùng.
2. Y tế cơ sở được yêu cầu phải bám sát đòa bàn dân cư theo quy hoạch mới
nhằm phục vụ cho nhân dân tốt hơn.
3. Chú trọng và đã chuyển hướng công tác đào tạo để bác só ra trường về
phục vụ sức khỏe cộng đồng, trực tiếp làm việc tại các xã một thời gian coi như
nghóa vụ sau đó mới được tuyển chọn đến các tuyến y tế cao hơn.

1.2. XÃ HỘI HÓA MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ
1.2.1. Xã hội hóa y tế
1.2.1.1. Khái niệm về xã hội hóa y tế
Theo quan điểm của Đảng - Xã hội hóa các lónh vực xã hội (nói chung) và xã
hội hóa lónh vực y tế (nói riêng) - có nghóa là huy động sự tham gia đóng góp rộng
rãi của toàn xã hội cho công tác y tế nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về y
tế, làm cho công tác y tế không còn là trách nhiệm riêng của ngành y tế mà còn là
trách nhiệm chung của toàn xã hội, của Đảng, của chính quyền, của các ngành, của
các đoàn thể quần chúng, của các cộng đồng và của toàn dân.


1.2.1.2. Nội dung xã hội hóa y tế
Xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân bao gồm đa dạng hóa các
hình thức, các tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân như: dòch vụ y tế nhà nước,
tập thể, dân lập, tư nhân, bảo hiểm y tế, …trong đó, y tế Nhà nước đóng vai trò chủ

đạo.
Trong nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thò trường, nhiều thành
phần kinh tế cùng tồn tại đan xen, Đảng và Nhà nước ta chủ trương là phải thực
hiện “đa phương hóa, đa dạng hóa”. Vậy ngành y tế phát triển theo hướng đa dạng
hóa, đó cũng là một tất yếu khách quan phù hợp với tình hình phát triển của đất
nước trong giai đoạn mới. Đa dạng hóa là nhằm từng bước khắc phục cơ chế tập
trung, bao cấp không còn phù hợp. Cụ thể hiện nay, việc khám chữa bệnh ở các cơ
sở y tế đã vận dụng nhiều hình thức như thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho
người nghèo; có nơi cấp sổ khám miễn phí cho người nghèo; có nơi cấp thẻ bảo
hiểm y tế cho người nghèo; Từng bệnh viện cũng có sự đa dạng như có giường
miễn phí hoàn toàn, có giường cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, có giường thu
phí và thu phí rất cao. Mỗi hình thức như vậy là để phù hợp với từng tầng lớp thu
nhập khác nhau của xã hội và bảo đảm tính công bằng giữa các đối tượng này. Bên
cạnh các tổ chức y tế công cộng – để đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa - Nhà nước còn
chủ trương và đã cho phép thành lập đơn vò y tế tư nhân, hoạt động theo pháp luật
của Nhà nước và chòu sự kiểm soát về chuyên môn của ngành y tế.
Đa dạng hóa trong lónh vực y tế cho phép ngành y tế tăng cường đầu tư từ
nhiều nguồn cho cả lãnh vực y và dược. Đặc biệt, cần chú trọng và đầu tư từ các
nguồn vốn trong nước và nước ngoài thông qua các hình thức liên doanh, liên kết
với các đối tác trong và ngoài nước để tranh thủ tiền vốn và kỹ thuật, nhất là kỹ
thuật cao nhằm đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa ngành y tế, đáp ứng yêu cầu cung
ứng dòch vụ ngày càng thuận tiện cho người dân, giảm bớt sức ép về ngân sách


cho Nhà Nước trong điều kiện ngân sách Nhà nước cấp cho ngành y tế còn hạn hẹp
như hiện nay.
Đa dạng hóa trong lónh vực y tế cho phép ngành y tế mở rộng các hình thức
tổ chức chăm sóc sức khỏe để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong
điều kiện nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho y tế còn hạn hẹp. Việc xây dựng các
cơ sở y tế dân lập, y tế tư nhân phải trên cơ sở thiết thực phục vụ cho nhu cầu khám

chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân, chống mọi biểu hiện của xu hướng
thương mại hóa các dòch vụ chăm sóc sức khỏe.
Ngành y tế đã vận hành theo cơ chế mới nhằm hướng hoạt động vào việc
huy động nhiều nhất tiềm năng của toàn xã hội phục vụ công tác chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe nhân dân. Cơ chế mới sẽ gắn trách nhiệm với quyền lợi của cán bộ y
tế khi thực hiện chính sách công bằng trong khám chữa bệnh, từng bước hạn chế
tiêu cực trong khám chữa bệnh. Vấn đề quan trọng là thực hiện công bằng và quan
tâm đến đời sống cán bộ y tế. Thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe là thể
hiện bản chất nhân đạo và đònh hướng xã hội chủ nghóa của Đảng và Nhà nước ta.
Công bằng trong chăm sóc sức khỏe là khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí
cho người có công, người nghèo, vùng nghèo. Đối với cán bộ y tế, ngành y tế đã đề
nghò Chính phủ quan tâm thực hiện các chính sách cho ngành như phụ cấp ưu đãi,
chính sách thu hút nghề nghiệp, bảo vệ quyền làm việc cho các thầy thuốc, có cơ
chế bảo đảm quyền làm việc và sự an toàn tính mạng trước những rủi ro, bất trắc
thông qua luật bảo vệ những người hành nghề y tế.
Trong điều kiện xã hội phân tầng, nhu cầu y tế trở nên đa dạng, kinh phí y tế
trở nên hạn hẹp, ngành y tế phải thực hiện xã hội hóa, đa dạng hóa công tác y tế là
tất yếu . Đa dạng hóa và xã hội hóa rất gắn bó với nhau, đa dạng hóa cần có sự
chấp nhận và kiểm tra của xã hội.


Thực hiện cơ chế xã hội hóa công tác y tế, ngành y tế chòu trách nhiệm đề
xuất ngành, các đoàn thể quần chúng và nhân dân có trách nhiệm gì nhằm tạo
được cơ chế, tạo môi trường chung cho các ngành, các đoàn thể quần chúng và
nhân dân tham gia vào công tác y tế.
Như vậy, xuất phát từ việc thực hiện các chương trình y tế trên phạm vi cả
nước đòi hỏi phải xã hội hóa. Nếu không có sự phối hợp của tất cả các cơ quan
lãnh đạo, quản lý, tuyên truyền, giáo dục, các ngành tài chính, kinh tế, văn hóa, xã
hội, y tế… thì không thể nào thực hiện được các chương trình như: kế hoạch hóa gia
đình; phòng chống bệnh sốt rét; bướu cổ; chương trình tiêm chủng mở rộng; phòng

chống các tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường… Chỉ có phát huy được sức mạnh tổng
hợp của toàn xã hội thì các chương trình này mới đạt kết quả tốt. Trong đó, ngành y
tế đóng vai trò nòng cốt, tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền để điều
hành các ngành, phối hợp hành động giữa các ngành và là cơ quan thực hiện các
mục tiêu, chương trình y tế.

1.2.1.3. Tổng quan về xã hội hóa y tế
Nghò quyết Trung ương Đảng 4 khóa VII nêu rõ “Sự nghiệp chăm sóc sức
khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và của mỗi người dân, là trách nhiệm của các
cấp ủy Đảng và Chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong
đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt”. Vì vậy, xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe nhân dân trước hết thể hiện vai trò và trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo
của các cấp ủy Đảng và Chính quyền.
Mặc dù, nói đến xã hội hóa là nói đến trách nhiệm chung của toàn xã hội,
nhưng không phải như vậy mà mọi tổ chức, mọi thành viên đều có vai trò, trách
nhiệm như nhau. Mỗi một tổ chức xã hội và mỗi thành viên tham gia vào quá trình
xã hội hóa, có vai trò khác nhau trong đó có tổ chức Đảng, Nhà nước là người lãnh
đạo và quản lý. Các ngành, các tổ chức xã hội có trách nhiệm cùng với ngành y tế
triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước với


công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong đó ngành y tế giữ vai trò
nòng cốt, chòu trách nhiệm phối hợp và thống nhất mọi hành động để thực hiện các
nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước. Một mặt, các cơ quan của Đảng, Nhà nước và
các tổ chức xã hội phối hợp cùng nhau trong những hoạt động chung, mặt khác, giữ
vai trò then chốt trong từng khía cạnh nào đó theo chức năng của lãnh vực mình
phụ trách như:
° Bộ Tài Chính, Bộ Kế Hoạch Đầu Tư là những cơ quan bảo đảm nguồn

kinh phí;

° Ban tuyên giáo là cơ quan làm công tác tham mưu của Đảng và tuyên

truyền giáo dục về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trong nhân dân;
° Ngành thể dục thể thao tổ chức và vận động nhân dân tham gia các phong

trào rèn luyện thân thể để nâng cao sức khỏe;
° Ngành văn hóa thông tin thông qua các phương tiện truyền thông như báo

chí, phát thanh, truyền hình… để tuyên truyền giáo dục sức khỏe và vận động nhân
dân hưởng ứng, tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe.
° Ngành giáo dục đưa chương trình giáo dục sức khỏe vào chương trình chính

khóa của các trường phổ thông để giáo dục học sinh có nếp sống văn minh, có hiểu
biết và vận động cộng đồng thực hiện nếp sống vệ sinh, tham gia vào các hoạt động
giữ gìn sức khỏe cho chính bản thân và gia đình mình;
° Ngành dân số và kế hoạch hóa gia đình có nhiệm vụ thực hiện tốt cuộc

vận động kế hoạch hóa gia đình để giảm nhanh tỉ lệ sinh, góp phần thực hiện tốt
chương trình sức khỏe sinh sản;
° Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội chăm lo đến các đối tượng chính sách,

các gia đình có công, người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
° Hội Liên Hiệp Phụ Nữ làm nòng cốt trong phong trào sinh đẻ có kế hoạch

và kế hoạch hóa gia đình;


° Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh làm nòng cốt trong việc phòng

chống các tệ nạn xã hội và đại dòch thế kỷ (HIV/AIDS);

° Các hội và các đoàn thể khác cũng đều có những nhiệm vụ riêng của

mình, ngay cả ở cơ sở thôn, xã, hội bảo trợ, hội bảo thọ, hội từ thiện… cũng mang
những sắc thái riêng trong việc chăm sóc sức khỏe, đời sống tuổi già... Tất cả đã
tạo nên một mạng lưới y tế rộng khắp làm nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
nhân dân.
°…

Hiện nay, Chính phủ đã cho phép thành lập các bệnh viện liên doanh với
nước ngoài và các bệnh viện có 100% vốn nước ngoài. Như vậy, nền y tế nước ta
thể hiện sự đa dạng hóa, xã hội hóa cao, đáp ứng được yêu cầu của hội nhập với
cộng đồng trong khu vực, cộng đồng thế giới, thực hiện nhanh việc tiếp cận công
nghệ hiện đại trong thời kỳ đất nước bắt đầu thực hiện mở cửa.

1.2.2. Xã hội hóa mạng lưới y tế cơ sở
Quyết đònh số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/03/2001 của Thủ tướng Chính phủ
về: “phê duyệt chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 –
2010” thể hiện sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác xã hội hóa của
ngành y tế như sau: “Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nghò quyết số 90/CP ngày
21/08/1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động
giáo dục, y tế, văn hóa. Lồng ghép các yêu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe của
nhân dân trong các chính sách vó mô về kinh tế, xã hội, các chương trình, dự án phát
triển sản xuất, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo. Đa dạng hóa các loại hình chăm
sóc sức khỏe, tìm kiếm và khai thác các nguồn đầu tư khác nhau cho y tế như bảo
hiểm y tế tự nguyện, viện trợ nước ngoài… Xây dựng các điển hình tiên tiến về vệ
sinh môi trường, an toàn cộng đồng. Tiếp tục củng cố và phát triển các trung tâm
truyền thông giáo dục sức khỏe các Tỉnh, Thành phố. Phát triển mạng lưới tuyên


truyền viên đến xã. Sử dụng các biện pháp và hình thức truyền thông phù hợp để mọi

tầng lớp nhân dân và các tổ chức quần chúng tự nguyện tham gia và đóng góp vào
việc bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và cộng đồng”.
Như đã nêu ở phần trên, y tế cơ sở là nơi thực hiện chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho nhân dân. Do vậy, xã hội hóa y tế cơ sở thực chất là thực hiện xã hội hóa
công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Các ban, ngành, đoàn thể quần
chúng cần tích cực và chủ động triển khai các hoạt động nhằm mục tiêu tăng cường
sức khỏe cho nhân dân, phối hợp với ngành y tế để triển khai tốt các chương trình
sức khỏe tại đòa phương. Bên cạnh đó, ngành y tế đã tăng cường xã hội hóa các
hoạt động của ngành, chủ động phối hợp, đề xuất với các ngành, các đoàn thể,
chính quyền để làm tốt vai trò nòng cốt trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân, đồng thời chú trọng đến công tác tuyên truyền vận động để mỗi
người dân hiểu và tự giác tham gia vào hoạt động chăm sóc sức khỏe tại gia đình
và cộng đồng nhằm phát triển nếp sống văn minh có lợi cho việc chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe cộng đồng.

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y
TẾ CƠ SỞ THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA
1.3.1. Cơ chế quản lý mạng lưới y tế cơ sở
Đơn vò y tế cao nhất của tuyến y tế cơ sở là trung tâm y tế quận, huyện.
Trung tâm y tế quận huyện là đơn vò sự nghiệp công lập chòu sự lãnh đạo trực tiếp
của UBND quận, huyện. Đồng thời, trung tâm y tế quận, huyện còn chòu sự chỉ đạo
trực tiếp của Sở y tế tỉnh, thành phố về chuyên môn nghiệp vụ.
Trung tâm y tế có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động y tế đáp ứng
nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân; Quản lý và sử dụng hiệu quả mọi tài
sản, phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật đúng quy đònh của Nhà nước; Chấp hành


các chỉ thò, nghò quyết của cấp trên về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở
và thực hiện xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Các trạm y tế xã, phường, các tổ đội, các chương trình… là đơn vò trực thuộc

của trung tâm y tế, làm nhiệm vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho bệnh nhân, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em, học sinh tại các trường trên
đòa bàn, kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng chống dòch bệnh.
Nghò đònh 58/NĐ-CP ngày 03/02/1994 của Chính phủ đưa ra yêu cầu mỗi
trạm y tế có từ 4 đến 6 cán bộ y tế nói lên sự đồng hóa các xã như nhau trong khi
dân số và diện tích ở các xã rất khác nhau. Có xã dân số rất lớn, từ 40 đến 60 ngàn
người như ở Tỉnh Thái Bình. Có những nơi vùng sâu vùng xa, các tỉnh miền núi, đòa
bàn quá rộng và mạng lưới giao thông kém phát triển, việc đi lại từ xã lên huyện
mất hàng tuần lễ. Do vậy, việc bố trí mạng lưới y tế tuy phát triển và phủ rộng gần
hết các xã nhưng chưa thật sự phù hợp với tình hình thực tế vì chưa tính đến các
yếu tố dân số và diện tích từng vùng (đòi hỏi có sự quy hoạch dân cư cụ thể ở từng
vùng miền và xây dựïng mạng lưới y tế cơ sở phải gắn với quy hoạch dân cư).
Riêng hoạt động của Hội chữ thập đỏ, mặc dù là một bộ phận của mạng lưới
y tế cơ sở nhưng Hội chữ thập đỏ là một tổ chức xã hội của quần chúng, làm công
tác nhân đạo XHCN, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đòa phương và là một thành
viên của Mặt trận tổ quốc đòa phương tương ứng. Hội chữ thập đỏ hoạt động nhiều
nội dung, trong đó có tổ chức công tác khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí (từ
thiện) song song cùng với hoạt động khám chữa bệnh của ngành y tế.
Hệ thống y tế tư nhân như phòng mạch bác só tư, nhà thuốc tư nhân, phòng
khám, nhà hộ sinh tư… chòu sự quản lý, kiểm tra về chuyên môn của Trung tâm y tế
quận huyện và do Sở y tế tỉnh thành cấp phép hoạt động. Riêng các bệnh viện tư
nhân trên đòa bàn quận huyện chòu sự quản lý toàn diện của Sở y tế tỉnh thành.


Nhìn chung hệ thống y tế chậm đổi mới, chưa thích ứng kòp với cơ chế thò
trường và sự thay đổi của cơ cấu bệnh tật.

1.3.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật y tế
Cùng với sự chuyển mình của đất nước, ngành y tế đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn trong sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, trong đó công tác đầu

tư xây dựng các công trình y tế đóng góp một phần rất quan trọng. Giai đoạn 20012005 là kế hoạch 5 năm lần thứ 3 của đất nước từ khi bước vào công cuộc đổi mới.
Trong giai đoạn này, phần lớn các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, các cơ sở
nghiên cứu y học… đều đã được đầu tư bước đầu như cải tạo mở rộng cơ sở làm việc,
đầu tư nâng cấp trang thiết bò, góp phần đắc lực cho công tác khám chữa bệnh của
tuyến điều trò.
Bên cạnh đó, ngành y tế đã tập trung đầu tư đáng kể cho các đòa phương để
củng cố mạng lưới y tế cơ sở – đặc biệt là các trạm y tế xã (quyết đònh 95/CP của
Chính phủ cho phép cứ 10.000 dân có một nhân viên y tế làm việc ở trạm y tế xã
được hưởng lương viên chức nhà nước). Tuy nhiên, hệ thống y tế cơ sở vẫn gặp
nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kỹ thuật y tế nên chưa thể phát huy hết vai trò
nòng cốt của mình trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tại cộng
đồng.

1.3.3. Trình độ nguồn nhân lực ngành y tế
Các trạm y tế còn thiếu các nguồn lực cần thiết để hoạt động như con người,
trang thiết bò y tế, thuốc men, tài chính, đặc biệt là vấn đề con người. Nhân viên y
tế tuyến cơ sở nhìn chung không thiếu (trừ vùng sâu, vùng xa) nhưng cơ cấu và chất
lượng chuyên môn còn chưa đạt yêu cầu, yếu nhất là những kiến thức và kỹ năng
về y tế cộng đồng, chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng và gia đình. Nhân viên y tế ở các trạm y tế – còn thụ động chờ bệnh nhân. Chất lượng dòch vụ y tế chưa đáp
ứng được yêu cầu, điều nghòch lý ở một số nơi khi có bác só thì chất lượng dịch vụ y
tế lại kém hơn khi chưa có bác só vì trước đây y só khám chữa bệnh ở trạm y tế, khi


có bác sĩ về thì y sĩ không làm nhiệm vụ khám chữa bệnh nữa, trong khi bác só hết
giờ thì lo về khám bệnh ở phòng mạch tư, nhưng lúc đấy lại là lúc mà người dân –
đặc biệt là nông dân – đi làm về và đi khám chữa bệnh. Thách thức lớn trong việc
nâng cao chất lượng và hiệu qủa của tuyến y tế cơ sở chính là vấn đề tổ chức và
nhân lực ở tuyến này.
Dòch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình chiếm
80% các dòch vụ chăm sóc sức khỏe ở nước ta. Tuy nhiên, những người có chuyên

môn để đảm đương công việc này ở tuyến xã gồm y sỹ sản nhi, hộ sinh trung cấp
lại rất thiếu. Trình độ chuyên môn của đội ngũ chuyên trách công tác bảo vệ bà
mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình còn yếu là một trở ngại cho việc triển khai
thực hiện tốt công tác này tại tuyến y tế cơ sở.
Phần đông các nhân viên y tế tuyến xã là những người có nhiệt tình phục vụ
cao, thâm niên công tác dài, nhưng có nhược điểm là rất ít người được đào tạo liên
tục để nâng cao trình độ, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của công tác chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tại cộng đồng như triển khai thực hiện các
chương trình y tế quốc gia tại cơ sở, chẩn đoán xác đònh các vấn đề y tế ưu tiên tại
cộng đồng, công tác quản lý y tế, phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng trong
các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Hoạt động của nhiều trạm y tế - đặc biệt là trạm y tế xã – còn chưa đổi
mới, nề nếp làm việc không chặt chẽ, hiệu suất làm việc chưa cao, còn để lãng phí
cơ sở hạ tầng và trang thiết bò kỹ thuật. Trong công việc hàng ngày, nhiều trạm y
tế còn nặng về khám chữa bệnh, chưa quan tâm đúng mức đến công tác phòng
bệnh, vệ sinh môi trường và giáo dục sức khỏe cộng đồng. Do vậy, có những nơi
mạng lưới y tế dày đặc, nhân viên y tế đầy đủ nhưng các chỉ số về sức khỏe và
bệnh tật như: Tuổi thọ trung bình; Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng; Tỉ lệ chết trẻ dưới 1
tuổi và dưới 5 tuổi; Tỉ lệ chết sản phụ (mẹ); Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ sơ sinh (Trọng
lượng khi sinh từ 2,5 kg trở xuống); Tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bò suy dinh dưỡng; Rối loạn


×