Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Giải pháp phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng công cụ phát sinh tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---oOo---

CAO THỊ XUÂN NGA

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ KINH
DOANH NGOẠI TỆ BẰNG CÔNG CỤ PHÁI SINH
TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG – CHI
NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kinh tế – Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS. HOÀNG ĐỨC

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2008


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: Công cụ phái sinh và nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các công


cụ phái sinh của ngân hàng thương mại
1.1. Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.................................Trang 01
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại ........................................................... Trang 01
1.1.2. Các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM ................... Trang 01
1.1.2.1.Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn (Nghiệp vụ nợ) ................................. Trang 01
1.1.2.2.Nghiệp vụ sử dụng vốn (Nghiệp vụ có)............................................Trang 03
1.1.2.3.Nghiệp vụ trung gian (Dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác)....................................................................................................................... Trang 04
1.2. Công cụ phái sinh ..........................................................................................Trang 04
1.2.1. Khái niệm ..................................................................................................Trang 04
1.2.2. Lịch sử hình thành thị trường công cụ phái sinh ................................. Trang 04
1.2.3. Các chủ thể tham gia trên thị trường .....................................................Trang 05
1.2.3.1.Nhà bảo hộ giá (Hedger)..................................................................Trang 05
1.2.3.2.Nhà đầu cơ (Speculator) ..................................................................Trang 07
1.2.3.3.Nhà kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Arbitrage).................................Trang 08
1.2.4. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của NHTM ...........................................Trang 09
1.2.4.1.Nghiệp vụ hối đoái giao ngay (spot).................................................Trang 09
1.2.4.2.Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn (forward)...........................................Trang 11


1.2.4.3.Nghiệp vụ hối đoái hoán đổi (swap).................................................Trang 13
1.2.4.4.Nghiệp vụ hối đoái giao sau (future) ................................................Trang 14
1.2.4.5.Nghiệp vụ hối đoái quyền chọn (option) ..........................................Trang 15
1.3. Ý nghĩa của việc phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng công cụ phái
sinh ..........................................................................................................................Trang 19
1.3.1. Đối với khách hàng......................................................................................Trang 19
1.3.2. Đối với ngân hàng........................................................................................Trang 20
Kết luận chương 1 .......................................................................................Trang 21

CHƯƠNG 2: Thực trạng về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng công cụ phái sinh

tại Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
2.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành
phố Hồ Chí Minh ...................................................................................................Trang 22
2.1.1. Vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước ....................................................................................................Trang 22
2.1.2. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành
phố Hồ Chí Minh ...................................................................................................Trang 23
2.2. Thực trạng về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng công cụ phái sinh tại Ngân
hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh...............................Trang 25
2.2.1. Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn ..........................................................................Trang 25
2.2.2. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ .......................................................................Trang 33
2.2.3. Giao dịch quyền chọn ngoại tệ ..................................................................Trang 38
2.3. Đánh giá kết quả giao dịch ngoại tệ bằng các công cụ phái sinh tại
VCB-HCM..............................................................................................................Trang 40
2.3.1. Giao dịch kỳ hạn.........................................................................................Trang 40
2.3.2. Giao dịch hoán đổi......................................................................................Trang 41
2.3.3. Giao dịch quyền chọn.................................................................................Trang 42
Kết luận chương 2 .......................................................................................Trang 42


CHƯƠNG 3: Giải pháp phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các công cụ
phái sinh tại Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ
Chí Minh đến 2015 ................................................................................................Trang 44
3.2. Chiến lược nâng cao hiệu quả việc sử dụng các giao dịch ngoại tệ bằng các công
cụ phái sinh.............................................................................................................Trang 44
3.3. Những điều kiện để phát triển các công cụ phái sinh trong kinh doanh ngoại tệ ở
Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh ....................Trang 46
3.3.1. Về khách quan ............................................................................................Trang 46
3.3.2. Về phía Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh .........

.................................................................................................................................Trang 47
3.3.3. Về phương tiện, thiết bị..............................................................................Trang 47
3.4. Các giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng công cụ phái
sinh tại Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.......Trang 47
3.4.1. Những giải pháp ở cấp độ vĩ mô................................................................Trang 48
3.4.1.1.Hoàn thiện khung pháp lý đối với việc thực hiện các giao dịch ngoại hối
phái sinh...................................................................................................................Trang 48
3.4.1.2.Ngân hàng Nhà nước cần có những dự báo chính xác hơn về nhu cầu và xu
hướng biến động của tỷ giá .....................................................................................Trang 49
3.4.2 Những giải pháp ở cấp độ vi mô.................................................................Trang 50
3.4.2.1.Những giải pháp thuộc về bản thân của Ngân hàng Ngoại thương – Chi
nhánh Thành phố Hồ Chí Minh...............................................................................Trang 50
3.4.2.2.Những giải pháp thuộc về khách hàng ..............................................Trang 55
Kết luận chương 3.......................................................................................Trang 56
KẾT LUẬN CHUNG
Tài liệu tham khảo


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
NHTM: Ngân hàng thương mại
VCB-HCM: Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
USD: đô la Mỹ
GPB: bảng Anh
CAD: đô Canada
EUR: đồng Euro
JPY: yên Nhật
CHF: franc Thụy Sĩ
AUD: đô Úc
VND: đồng Việt Nam

ITM (in the money): cao giá quyền chọn
ATM (at the money): ngang giá quyền chọn
OTM (out of the money): kiệt giá quyền chọn


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1 – Doanh số giao dịch ngoại tệ tại VCB-HCM từ năm 1998 – 2007
Bảng 2.2 – Tỷ lệ doanh số kỳ hạn so với doanh số giao ngay và tổng doanh
số giao dịch tại VCB-HCM từ năm 1998 – 2007
Bảng 2.3 – Doanh số giao dịch kỳ hạn và các tỷ lệ tại VCB-HCM
Bảng 2.4 – Tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay của VCB-HCM tại thời điểm
thực hiện giao dịch kỳ hạn
Bảng 2.5 – Doanh số giao dịch hoán đổi ngoại tệ tại VCB-HCM
Bảng 2.6 – Biểu phí giao dịch hoán đổi của Ngân hàng Nhà nước
Bảng 2.7 – Tỷ giá hoán đổi và chênh lệch tỷ giá giao ngay cùng kỳ hạn
Bảng 2.8 – Doanh số giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại VCB-HCM
Biểu đồ 2.1 – Doanh số giao dịch kỳ hạn tại VCB-HCM qua các năm


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Hoạt động mua bán ngoại tệ là hoạt động không thể thiếu đối với các nền
kinh tế mở. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, nền kinh tế đang trong tiến
trình hội nhập, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp ngày càng mở rộng,
đòi hỏi hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại cũng phải ngày
càng hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp này. Liên quan mật thiết
với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là vấn đề tỷ giá và rủi ro tỷ giá. Rủi ro tỷ
giá là rủi ro giảm lợi nhuận hoặc tăng chi phí kinh doanh do biến động bất lợi của tỷ
giá hối đoái. Sự biến động bất thường của tỷ giá có thể gây ra cho doanh nghiệp
một khoản lỗ lớn hoặc nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến phá sản doanh nghiệp. Do

đó, bảo hiểm rủi ro tỷ giá là nhu cầu chính đáng của các doanh nghiệp có hoạt động
liên quan đến ngoại tệ. Hiện nay phương pháp bảo hiểm rủi ro tỷ giá thường được
các doanh nghiệp trên thế giới sử dụng đó là các giao dịch ngoại tệ kỳ hạn, hoán
đổi, quyền chọn và nghiệp vụ tiền tệ tương lai. Ở Việt Nam, thị trường ngoại hối
phái sinh chỉ mới phát triển nên việc vận dụng các giao dịch này vẫn còn nhiều
vướng mắc.
Đề tài lựa chọn nghiên cứu hoạt động kinh doanh ngoại tệ bằng các công cụ
phái sinh của Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh vì nơi
đây được xem là Chi nhánh lớn nhất của Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng
Ngoại thương là Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất năm 2007, từ đó
đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc sử dụng các
giao dịch phái sinh tại Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh.
Kể từ ngày 02 tháng 06 năm 2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính
thức chuyển đổi thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103024468 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 02/06/2008 nhưng trong luận văn này


vẫn sử dụng tên cũ là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vì số liệu toàn bộ luận
văn được trích dẫn đến năm 2007.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn.
Luận văn nghiên cứu về hoạt động thực tiễn nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
bằng các công cụ phái sinh tại Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ
Chí Minh để tìm ra những giải pháp nhằm áp dụng và phát triển nghiệp vụ kinh
doanh ngoại tệ bằng các công cụ phái sinh.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Do khó khăn trong khâu thu thập thông tin và số liệu về hoạt động kinh
doanh ngoại tệ bằng các công cụ phái sinh tại các ngân hàng thương mại trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh nên đề tài chỉ tiến hành phân tích tình hình kinh doanh

ngoại tệ bằng các công cụ phái sinh tại Ngân hàng Ngoại thương Thành phố Hồ Chí
Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp như: phương pháp duy vật lịch
sử, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích... Ngoài ra luận văn còn sử dụng
phương pháp truy cập thông tin từ mạng, các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, các
quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các tổ chức tín dụng,
các tạp chí để thu thập số liệu và thông tin.
5. Kết cấu của luận văn.
Lời mở đầu
Chương 1: Công cụ phái sinh và nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các
công cụ phái sinh của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng công cụ phái
sinh tại Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Giải pháp phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng công cụ
phái sinh tại Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết luận chung


Trang 1

CHƯƠNG 1: CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀ NGHIỆP VỤ KINH DOANH
NGOẠI TỆ BẰNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.
1.1 Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường.
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty,
xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử
dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, ngoài ra ngân hàng thương mại còn cung
cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng

nói trên. Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến
trong nền kinh tế.
Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004) chỉ
rõ: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu
hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát
triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình
ngân hàng khác”.
1.1.2 Các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM.
1.1.2.1 Nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn (Nghiệp vụ nợ).
Là nghiệp vụ hình thành trên các nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Các
nguồn vốn của NHTM bao gồm:
a. Vốn điều lệ và các quỹ:
- Vốn điều lệ: là nguồn vốn ban đầu khi ngân hàng mới bắt đầu đi vào hoạt
động và được ghi vào bản điều lệ của ngân hàng. Vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu
theo quy định của pháp luật (ở các nước và ở Việt Nam đều có quy định mức vốn
pháp định cho mỗi loại hình ngân hàng). Vốn điều lệ được Ngân sách nhà nước cấp
phát nếu là ngân hàng công, do các cổ đông đóng góp theo cổ phần nếu là ngân
hàng cổ phần. Vốn điều lệ có thể được thay đổi theo xu hướng tăng lên nhờ được


Trang 2

cấp bổ sung vốn điều lệ theo quy định của luật pháp mỗi nước. Vốn điều lệ được sử
dụng trước hết để xây dựng, mua sắm tài sản cố định, các phương tiện làm việc và
quản lý, tức là tạo cơ sở vật chất ban đầu cho hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra
các ngân hàng thương mại còn được phép sử dụng vốn điều lệ để hùn vốn, liên
doanh, cấp vốn cho các công ty trực thuộc và thực hiện các hoạt động kinh doanh
khác.
- Các quỹ của ngân hàng: được hình thành khi ngân hàng đã đi vào hoạt

động, bao gồm các quỹ trích từ lãi ròng hàng năm của ngân hàng như: quỹ dự trữ bổ
sung vốn điều lệ, các quỹ dự phòng (tài chính, trợ cấp mất việc làm), quỹ đầu tư
phát triển, quỹ khác (khen thưởng, phúc lợi)... Ngoài ra, còn có các quỹ được hình
thành bằng cách trích và tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng như: quỹ khấu
hao cơ bản, sửa chữa tài sản, dự phòng để xử lý rủi ro...
b. Vốn huy động:
Đây là nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng, nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng
thương mại.
Nguồn vốn huy động gồm có: tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng; tiền gửi
có kỳ hạn của các tổ chức; tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn của dân cư;
nguồn vốn huy động qua phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu ngân
hàng, chứng chỉ tiền gửi...
c. Nguồn vốn đi vay:
Trong trường hợp vốn tự có và vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu kinh
doanh, ngân hàng thương mại có thể vay vốn của các chủ thể sau:
- Vay của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức được tái cấp vốn như chiết
khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá; cầm cố, tái cầm cố các thương phiếu; vay
lại theo hợp đồng tín dụng...
- Vay của các ngân hàng thương mại khác qua thị trường liên ngân hàng, hợp
đồng mua lại...


Trang 3

- Vay của các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế...
d. Nguồn vốn khác:
Vốn tiếp nhận từ ngân sách Nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án
theo kế hoạch tập trung của Nhà nước; vốn tiếp nhận để cho vay ủy thác, vốn chiếm
dụng của khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt...

1.1.2.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn (Nghiệp vụ có).
Với nguồn vốn có được, ngân hàng sử dụng cho các hoạt động sau:
a. Thiết lập dự trữ:
Các ngân hàng thương mại không sử dụng toàn bộ nguồn vốn cho hoạt động
kinh doanh, mà phải dành một phần dự trữ thích hợp nhằm đáp ứng những yêu cầu
sau: duy trì dự trữ bắt buộc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện lệnh
rút tiền thanh toán chuyển khoản của khách hàng; chi trả các khoản tiền gửi đến
hạn, chi trả lãi; đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý trong ngày của khách hàng; thực
hiện các khoản chi tiêu hàng ngày tại ngân hàng...
Dự trữ của ngân hàng có thể tồn tại dưới hình thức tiền mặt, tiền gửi tại ngân
hàng khác và các chứng khoán có tính thanh khoản cao.
b. Cấp tín dụng:
Bao gồm các nghiệp vụ cho vay (ngắn, trung và dài hạn); chiết khấu thương
phiếu và chứng từ có giá; cho thuê tài chính; bảo lãnh, bao thanh toán...
c. Đầu tư tài chính:
Ngân hàng thương mại sử dụng các nguồn vốn ổn định để thực hiện các hình
thức đầu tư nhằm kiếm lời và chia sẻ rủi ro với nghiệp vụ tín dụng. Các hình thức
đầu tư tài chính bao gồm: góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của các công ty, xí
nghiệp, các tổ chức tín dụng khác và mua chứng khoán, các giấy tờ có giá trị để
hưởng lợi tức, chênh lệch giá.
d. Sử dụng vốn cho các mục đích khác:
Mua sắm thiết bị, dụng cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, xây dựng trụ
sở ngân hàng, hệ thống kho bãi và các chi phí khác.


Trang 4

1.1.2.3 Nghiệp vụ trung gian (Dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh
doanh khác).
Đây là các dịch vụ mà khi ngân hàng cung cấp cho khách hàng sẽ nhận được

các khoản hoa hồng và lệ phí như: dịch vụ ngân quỹ; dịch vụ ủy thác; tổ chức thanh
toán không dùng tiền mặt cho khách hàng; nhận quản lý tài sản quý giá theo yêu
cầu khách hàng; kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ; mua bán hộ chứng khoán,
phát hành hộ cổ phiếu, trái phiếu cho các công ty, xí nghiệp; tư vấn về tài chính, đầu
tư...
Các nghiệp vụ trên của ngân hàng thương mại không thể tách rời, độc lập
nhau mà chúng có mối quan hệ hỗ tương với nhau trong quá trình kinh doanh của
ngân hàng.
1.2 Công cụ phái sinh.
1.2.1 Khái niệm.
Công cụ phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ sở
những công cụ đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi
nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ một số công
cụ cơ sở khác như tỉ giá, trị giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất...
Trên thị trường ngoại hối có 5 nghiệp vụ cơ bản được giao dịch đó là: giao
ngay (spot), kỳ hạn (forward), hoán đổi (swap), giao sau (future) và quyền chọn
(option). Trong đó giao ngay được xem là nghiệp vụ cơ bản, các nghiệp vụ còn lại
được xem là phái sinh.
1.2.2 Lịch sử hình thành thị trường công cụ phái sinh.
Từ sự khởi đầu đơn giản với future và forward...
Thị trường future có thể được xem như đã xuất hiện từ thời trung cổ. Lúc đầu
đối tượng của các future trên thị trường là các mặt hàng đơn giản như lúa mì hay cà
phê. Các nhà đầu tư mua và bán các hợp đồng future với mục đích nhằm giảm bớt
sự lo ngại xảy ra những biến cố khiến giá bị đẩy lên cao hay xuống thấp trong
những tháng sau đó. Đến những năm thập niên 80 của thế kỷ 20, các hợp đồng


Trang 5

future bắt đầu nở rộ và phổ biến trong các giao dịch thương mại.

Hầu hết các thị trường forward phát triển sớm là các thị trường ngoại hối,
còn được gọi là thị trường liên ngân hàng (interbank market). Thị trường này phát
triển nhanh chóng nhờ vào sự thả nổi của các đồng tiền mạnh vào đầu thập niên
1970. Thị trường liên ngân hàng bao gồm hàng trăm ngân hàng khắp thế giới, họ là
những người thay mặt cho chính họ hoặc cho khách hàng thực hiện các cam kết
giao sau và kỳ hạn với nhau.
... đến những công cụ hiệu quả như swap và option.
Swap cũng là một công cụ phái sinh dựa trên sự trao đổi và thực hiện hợp
đồng. Các giao dịch hoán đổi là động lực chính của những tăng trưởng trên hợp
đồng kỳ hạn.
Giao dịch đầu tiên của thị trường option bắt đầu ở châu Âu và Mỹ từ đầu thế
kỷ 18. Những năm đầu thị trường hoạt động thất bại vì nạn tham nhũng. Một trong
những người liên quan là nhà môi giới có quyền chọn về một loại cổ phiếu nhất
định đã ăn hối lộ để giới thiệu cổ phiếu cho khách hàng của họ. Vào đầu những năm
1900, một nhóm công ty đã thành lập hiệp hội những nhà môi giới và kinh doanh
quyền chọn. Mục đích của hiệp hội này là cung cấp kỹ thuật nhằm đưa những người
mua và những người bán lại với nhau. Tháng 4 năm 1973 Chicago Board of Trade
lập thị trường mới, Chicago Board Options Exchange, đặc biệt dành cho trao đổi
option về cổ phiếu. Từ đó thị trường option trở nên phổ biến với nhà đầu tư. Đến
thập niên 80 của thế kỷ 20, thị trường option đối với ngoại tệ, chỉ số chứng khoán
và hợp đồng future đã phát triển ở Mỹ. Thị trường chứng khoán Philadelphia là nơi
giao dịch option ngoại tệ đầu tiên.
1.2.3 Các chủ thể tham gia trên thị trường.
1.2.3.1 Nhà bảo hộ giá (Hedger).
Chúng ta xem xét tình huống sau: Công ty Import Co.Ltd có một hợp đồng
trị giá 1 triệu USD, thời hạn thanh toán là 6 tháng, tỷ giá giao ngay (USD/VND) ở
thời điểm hiện tại: 15.990, tỷ giá giao ngay (USD/VND) khi hợp đồng đến hạn:


Trang 6


chưa biết. Công ty Import Co.Ltd đứng trước rủi ro nếu USD lên giá so với VND ở
thời điểm thanh toán. Sự lên giá này của USD có thể gây ra cho Import Co.Ltd tổn
thất giao dịch bằng trị giá hợp đồng nhân cho chênh lệch tỷ giá giữa hai thời điểm
thanh toán và ký kết. Để tránh rủi ro ngoại hối, công ty liên hệ với ngân hàng mua
quyền chọn mua có những nội dung sau:
- Trị giá quyền chọn (K): 1 triệu USD.
- Tỷ giá thực hiện (E): 16.010.
- Phí mua quyền chọn (P) tính trên mỗi đồng ngoại tệ: 20 đồng. Tổng chi phí
mua quyền chọn bằng 1 triệu x 20 đồng = 20 triệu đồng.
- Kiểu quyền chọn: kiểu Mỹ.
- Thời hạn hiệu lực của quyền chọn (T): 6 tháng.
Ở thời điểm này, Import Co.Ltd đã bỏ ra tổng chi phí 20 triệu đồng để mua
công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Mặc dù, lúc này thời điểm đáo hạn chưa xảy
ra nhưng công ty biết trước được khi đáo hạn có hai khả năng xảy ra và các giao
dịch khi quyền chọn đáo hạn như sau:
- Nếu tỷ giá mua giao ngay Sb > E = 16.010 thì doanh nghiệp sẽ thực hiện
quyền chọn mua. Khi ấy giá trị của khoản phải trả quy ra nội tệ là V = 1 triệu USD
x 16.010 = 16.010 triệu VND, bất chấp tỷ giá giao ngay trên thị trường là bao nhiêu.
Cần lưu ý rằng doanh nghiệp trước đó đã bỏ ra một khoản chi phí bằng 20 triệu
VND để mua quyền chọn nên giá trị quy ra nội tệ của khoản phải trả tăng thêm
nhưng vẫn được cố định ở mức 16.010 + 20 = 16.030 triệu VND. Nhờ vậy, rủi ro
ngoại hối được kiểm soát.
- Nếu tỷ giá giao ngay Sb < E = 16.010 thì doanh nghiệp không thực hiện
quyền chọn mua, mà mua ngoại tệ trên thị trường giao ngay. Khi ấy giá trị khoản
phải trả là V(Sb) = 1 triệu USD x Sb = Sb triệu VND. Cần lưu ý rằng doanh nghiệp
trước đó đã bỏ ra một khoản chi phí bằng 20 triệu VND để mua quyền chọn nên giá
trị quy ra nội tệ của khoản phải trả tăng thêm lên đến (Sb + 20) triệu VND. Giá trị
này chưa được cố định nhưng bị chặn trên tối đa ở mức 16.030 triệu VND, vì Sb <



Trang 7

16.010. Do đó, rủi ro ngoại hối cũng được kiểm soát.
Kết quả là dù tỷ giá giao ngay khi hợp đồng nhập khẩu đến hạn là bao nhiêu
đi nữa thì giá trị phải thanh toán của hợp đồng nhập khẩu quy ra VND vẫn nằm ở
mức tối đa là 16.030 triệu VND.
1.2.3.2 Nhà đầu cơ (Speculator).
Chúng ta có thể sử dụng các công cụ phái sinh cho mục đích đầu cơ. Để làm
rõ việc sử dụng công cụ phái sinh vào mục đích đầu cơ như thế nào chúng ta xem
xét tình huống sau: Đang ở thời điểm hiện tại tỷ giá EUR/USD = 1,2028, ông A dự
báo rằng trong tương lai EUR sẽ lên giá so với USD và tỷ giá có thể lên đến
EUR/USD = 1,2928.
Ông A mua EUR và chờ giá lên sẽ bán ra lấy lời trong tương lai. Dĩ nhiên là
việc mua EUR để đầu cơ này là một việc làm rủi ro vì nếu EUR không lên giá đúng
như dự đoán của mình thì ông A sẽ lỗ. Nhưng là người có kinh nghiệm và bản lĩnh
ông A tin chắc vào sự dự đoán của mình và kỳ vọng kiếm lời mỗi EUR được
(1,2928 – 1,2028) = 0,09 USD. Chẳng hạn để kiếm được 11.250 USD ông A phải
mua 125.000 EUR. Để mua được 125.000 EUR ngay thời điểm hiện tại ông A phải
bỏ ra 125.000 x 1,2028 = 150.350 USD. Với số tiền USD phải bỏ ra khá lớn khiến
ông A có thể ngậm ngùi nhìn cơ hội kiếm 11.250 USD trôi qua trong tiếc nuối vì
không có tiền mua 125.000 EUR. Nhưng ông A có thể nắm bắt cơ hội đầu cơ bằng
cách mua hợp đồng giao sau trị giá 125.000 EUR thay vì mua giao ngay 125.000
EUR. Vì mua hợp đồng giao sau trị giá 125.000 EUR chứ không phải mua 125.000
EUR nên ông A không cần bỏ ra ngay 150.350 USD mà chỉ cần bỏ ra 1.755 USD
ký quỹ theo yêu cầu của Sở giao dịch. Như vậy, với số tiền bỏ ra ít hơn: 1.755 USD
so với 150.350 USD ông A vẫn mua được cơ hội kiếm lời nếu như tỷ giá biến động
đúng như dự đoán của ông ta. Với hợp đồng giao sau này, hàng ngày nếu tỷ giá
EUR/USD lên đúng như dự đoán của ông A thì tài khoản của ông A sẽ được ghi có
một số tiền bằng chênh lệch giữa tỷ giá giao ngay ngày hôm nay so với ngày hôm

trước nhân với trị giá hợp đồng. Ngược lại, nếu tỷ giá xuống, tức là ngược với dự


Trang 8

báo của ông A, thì tài khoản của ông ta sẽ bị ghi nợ một số tiền bằng chênh lệch
giữa tỷ giá giao ngay ngày hôm trước so với ngày hôm nay nhân với trị giá hợp
đồng. Ngoài ra, nếu việc ghi nợ nhiều khiến cho số dư tài khoản ký quỹ của ông A
giảm xuống đến mức tối thiểu do Sở giao dịch quy định, ông A phải bỏ thêm tiền
vào cho đủ mức quy định mới được tiếp tục giao dịch.
1.2.3.3 Nhà kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Arbitrage).
Kinh doanh chênh lệch tỷ giá liên quan đến việc mua ngoại tệ ở một thị
trường và bán lại ở một thị trường khác. Việc mua bán như vậy có khuynh hướng
làm quân bình tỷ giá giữa các thị trường khác nhau.
Giả sử có các tỷ giá sau đây trên thị trường quốc tế:
GBP/USD = 1,5809 – 1,5839 ở New York
USD/EUR = 0,9419 – 0,9487 ở Frankfurt
GBP/EUR = 1,4621 – 1,4671 ở London
Để khai thác cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá, nhà kinh doanh sẽ thực
hiện các giao dịch sau đây:
1. Từ New York nhà kinh doanh bán ra 1 triệu USD ở Frankfurt được:
1.000.000 x 0,9419 = 941.900 EUR.
2. Dùng số EUR này để mua GBP ở London được:
941.900 / 1,4671 = 642.014,86 GBP.
3. Bán số GBP vừa mua được ở New York được:
642.014,86 x 1,5809 = 1.014.961,29 USD.
Lợi nhuận do kinh doanh chênh lệch tỷ giá: 1.014.961,29 – 1.000.000 =
14.961,29 USD. Tuy lợi nhuận không lớn nhưng kiếm được trong thời gian rất ngắn
và hầu như không có rủi ro nên rất hấp dẫn.
Lợi nhuận hấp dẫn này thu hút nhiều người vào cuộc. Khi có nhiều người

nhảy vào cuộc, do có nhiều người dùng USD để mua EUR ở Frankfurt nên EUR sẽ
lên giá so với USD ở Frankfurt và do có nhiều người bán EUR lấy GBP ở London
nên EUR giảm giá so với GBP ở London, cuối cùng ở New York do có nhiều người


Trang 9

bán GBP để lấy USD nên GBP sẽ giảm giá so với USD ở New York. Cơ hội kinh
doanh chênh lệch giá cũng chấm dứt nhường chỗ cho sự quân bình tỷ giá giữa ba
khu vực thị trường.
Trên thực tế còn có chi phí giao dịch và rào cản giao dịch giữa các thị
trường. Chính điều này khiến cho giao dịch kinh doanh chênh lệch tỷ giá không
phải dễ dàng thực hiện. Kết quả, cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá ít khi xuất hiện
và nếu có cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
1.2.4 Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của NHTM.
1.2.4.1 Nghiệp vụ hối đoái giao ngay (spot).
Giao dịch hối đoái giao ngay là giao dịch mua, bán một số lượng ngoại tệ
giữa hai bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán
trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán.
Tùy theo tập quán kinh doanh và điều kiện thị trường từng nước, có thể niêm
yết tỷ giá theo nhiều cách khác nhau. Nhưng nhìn chung có hai cách niêm yết giá
trên thị trường giao ngay dành cho hai đối tượng khách hàng khác nhau. Cách yết
giá theo kiểu Mỹ và kiểu Âu dành cho khách hàng là ngân hàng khác trên thị trường
liên ngân hàng. Cách yết giá trực tiếp và gián tiếp dành cho khách hàng thông
thường, tức khách hàng không phải là ngân hàng.
Yết giá theo kiểu Mỹ (American term) là cách niêm yết tỷ giá bằng số USD
trên đơn vị ngoại tệ. Yết giá theo kiểu châu Âu (European term) là cách niêm yết tỷ
giá bằng số ngoại tệ trên 1 đơn vị USD.
Yết giá trực tiếp (direct quotation) là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị
ngoại tệ thông qua một số lượng nội tệ nhất định. Yết giá gián tiếp (indirect

quotation) là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị nội tệ thông qua một số lượng
ngoại tệ nhất định. Theo thông lệ các đồng tiền thường được yết giá gián tiếp gồm
có bảng Anh, dollar Úc và dollar New Zealand, các đồng tiền thường được yết giá
trực tiếp gồm có yên Nhật, france Thụy Sĩ, dollar Singapore, và nhiều đồng tiền
khác trong đó có đồng Việt Nam. Riêng dollar Mỹ và Euro vừa yết giá gián tiếp vừa


Trang 10

yết giá trực tiếp.
Khi nói đến tỷ giá bao giờ cũng liên quan đến một cặp đồng tiền: đồng tiền
yết giá và đồng tiền định giá. Đồng tiền yết giá là đồng tiền biểu thị giá trị của nó
qua đồng tiền khác. Đồng tiền định giá là đồng tiền dùng để xác định giá trị đồng
tiền khác.
Trên thị trường hối đoái giao ngay thường diễn ra quan hệ mua bán ngoại tệ
giữa ngân hàng và khách hàng. Các ngân hàng thường không thu phí giao dịch hay
hoa hồng mà sử dụng chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua để trang trải chi phí
giao dịch và thu lợi nhuận thỏa đáng. Chênh lệch giá mua và giá bán của một ngoại
tệ cao hay thấp tùy thuộc vào phạm vi giao dịch hẹp hay rộng và mức độ biến động
giá trị của ngoại tệ đó trên thị trường. Để có thể so sánh với các loại chi phí giao
dịch khác, chênh lệch tỷ giá bán và tỷ giá mua thường được xác định theo tỷ lệ phần
trăm qua công thức sau:
Tỷ giá bán - Tỷ giá mua
Chênh lệch (%) = __________________________________ x 100
Tỷ giá bán
Ví dụ chúng ta có tỷ giá GBP/USD = 1,4229 – 1,4246. Chênh lệch giữa tỷ
giá mua và tỷ giá bán mà khách hàng phải chịu khi mua bán ngoại tệ với ngân hàng:
1,4246 - 1,4229
Chênh lệch (%) = ______________________ x 100 = 0,12%
1,4246

Các ngoại tệ có thị trường giao dịch tương đối rộng như USD, GBP, EUR,
JPY thường có chênh lệch giá mua bán ở mức 0,1% đến 0,5% trong khi các ngoại tệ
mà thị trường giao dịch hẹp hơn có mức chênh lệch giá cao hơn nhiều. Lý do là
ngân hàng sử dụng chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua vào các mục đích như
phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá ngoại tệ mua vào hoặc bán ra, bù đắp chi phí
giao dịch và cuối cùng là kiếm lợi nhuận thỏa đáng. Do vậy với các ngoại tệ có
phạm vi giao dịch hẹp, hoặc vào những thời kỳ tỷ giá của ngoại tệ nào đó biến động


Trang 11

mạnh thì ngân hàng duy trì chênh lệch giữa giá bán và giá mua lớn hơn so với các
ngoại tệ khác hoặc so với thời kỳ tỷ giá ổn định.
Giao dịch hối đoái giao ngay được ngân hàng sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu
mua hoặc bán ngoại tệ giao ngay cho khách hàng. Tuy nhiên, nhược điểm của giao
dịch hối đoái giao ngay là không đáp ứng được nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ của
những khách hàng nào cần mua hoặc cần bán ngoại tệ nhưng việc chuyển giao
ngoại tệ chưa thực hiện ngay ở hiện tại mà sẽ được thực hiện trong tương lai. Để
đáp ứng nhu cầu này của khách hàng ngân hàng phải phát triển thêm một loại giao
dịch khác, đó là giao dịch hối đoái có kỳ hạn.
1.2.4.2 Nghiệp vụ hối đoái có kỳ hạn (forward).
Giao dịch hối đoái có kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua,
bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ
được thực hiện trong tương lai.
Tỷ giá có kỳ hạn thường được yết theo hai cách: yết giá theo kiểu outright và
yết giá theo kiểu swap. Tỷ giá có kỳ hạn theo kiểu outright đơn giản là giá cả của
một đồng tiền này tính bằng một số đơn vị đồng tiền kia. Nó cũng được niêm yết
tương tự như tỷ giá giao ngay chỉ khác một điều là tỷ giá được hai bên xác định và
thỏa thuận ở hiện tại nhưng sẽ được áp dụng trong tương lai. Tỷ giá theo kiểu swap
chỉ yết phần chênh lệch theo số điểm căn bản (basic points) giữa tỷ giá có kỳ hạn và

tỷ giá giao ngay tương ứng. Yết giá theo kiểu swap thường được sử dụng trên thị
trường liên ngân hàng, tức là trong giao dịch giữa một ngân hàng này với một ngân
hàng khác.
Tỷ giá có kỳ hạn (forward rate) là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được
xác định ở hiện tại. Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ
hạn và được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền
tệ.
Gọi: - F: là tỷ giá có kỳ hạn.
- S: là tỷ giá giao ngay.


Trang 12

- rd: là lãi suất của đồng tiền định giá.
- ry: là lãi suất của đồng tiền yết giá.
Ta có tỷ giá có kỳ hạn được xác định bởi công thức sau:
1 + rd
F=S

___________

(1)

1 + ry
Công thức (1) trên đây dựa trên cở sở lý thuyết cân bằng lãi suất (interest rate
parity) – IRP. Lý thuyết này nói rằng chênh lệch lãi giữa hai quốc gia phải được bù
đắp bởi chênh lệch tỷ giá giữa hai đồng tiền để những người kinh doanh chênh lệch
giá không thể sử dụng hợp đồng có kỳ hạn kiếm lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch lãi
suất.
Ở Việt Nam các ngân hàng thương mại thường áp dụng phổ biến công thức

gần đúng của công thức (1) hơn. Ta có thể viết lại công thức (1) như sau:
1 + rd

1 + rd + ry - ry

rd - ry

F = S __________ = S ______________________ = S + S ___________
1 + ry

1 + ry

1 + ry

Vì lãi suất ry thường nhỏ nên ta có thể xấp xỉ 1 + ry ≈ 1. Khi ấy, công thức
này có thể viết lại thành F = S + S(rd - ry). Ở đây lãi suất tính theo đơn vị phần trăm
một năm. Nếu chuyển đổi lãi suất thành đơn vị phần trăm cho kỳ hạn n ngày và năm
có 360 ngày thì ta sẽ có công thức:
S(rd - ry)n
F=S+

_____________

100 x 360
Giao dịch ngoại tệ có kỳ hạn thỏa mãn được nhu cầu mua bán ngoại tệ của
khách hàng mà việc chuyển giao được thực hiện trong tương lai. Tuy nhiên, do giao
dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn
phải thực hiện hợp đồng. Một điểm hạn chế nữa là hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng
được nhu cầu khi nào khách hàng chỉ cần mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn



Trang 13

hiện tại không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ. Đôi khi trên thực tế khách hàng
vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ ở hiện tại đồng thời vừa có nhu cầu mua bán ngoại
tệ ở trong tương lai. Rõ ràng trong tình huống này chỉ với giao dịch hối đoái giao
ngay hay chỉ với giao dịch hối đoái kỳ hạn chưa thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch
của khách hàng, mà phải kết hợp cả hai loại giao dịch này lại với nhau mới đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng. Sự kết hợp này hình thành nên một loại giao dịch
mới đó là giao dịch hoán đổi.
1.2.4.3 Nghiệp vụ hối đoái hoán đổi (swap).
Giao dịch hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch:
giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền
khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao
dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. Về cơ bản giao dịch swap gồm: 1
giao dịch spot và 1 giao dịch forward trái chiều với giao dịch spot.
Thời hạn giao dịch hoán đổi có thể từ 3 ngày đến 6 tháng. Nếu ngày đáo hạn
rơi vào ngày Chủ nhật hoặc ngày lễ thì hai bên sẽ thỏa thuận chọn một ngày đáo
hạn thích hợp và thời hạn hợp đồng sẽ tính trên số ngày thực tế.
Trong giao dịch hoán đổi, ngày thanh toán bao gồm hai loại ngày khác nhau:
ngày hiệu lực và ngày đáo hạn. Ngày hiệu lực là ngày thực hiện thanh toán giao
dịch giao ngay trong khi ngày đáo hạn là ngày thực hiện thanh toán giao dịch có kỳ
hạn.
Một hợp đồng hoán đổi liên quan đến hai loại tỷ giá: tỷ giá giao ngay và tỷ
giá có kỳ hạn. Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao
dịch do hai bên thỏa thuận. Tỷ giá có kỳ hạn được tính trên cơ sở tỷ giá giao ngay,
chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ, và số ngày thực tế của hợp đồng.
Giao dịch hoán đổi chỉ giải quyết được nhược điểm của hợp đồng giao ngay
là có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm tương lai, đồng thời
khắc phục được nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn ở chỗ có thể thỏa mãn nhu cầu

ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, cũng như giao dịch kỳ hạn,


Trang 14

giao dịch hoán đổi vẫn còn hạn chế ở hai điểm:
- Nó là hợp đồng bắt buộc yêu cầu các bên phải thực hiện khi đáo hạn bất
chấp tỷ giá trên thị trường giao ngay lúc đó như thế nào. Điều này có lợi là tránh
được rủi ro tỷ giá cho khách hàng, nhưng đồng thời đánh mất đi cơ hội kinh doanh
nếu như tỷ giá biến động trái với dự đoán của khách hàng.
- Nó chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm: thời điểm hiệu lực và thời
điểm đáo hạn, mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt quãng thời
gian giữa hai thời điểm đó.
Chính những hạn chế này khiến cho hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi
chỉ có thể là công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá và thích hợp với nhu cầu phòng ngừa
rủi ro tỷ giá của khách hàng hơn là nhu cầu kinh doanh hay đầu cơ kiếm lời từ sự
biến động tỷ giá. Để bổ sung cho hạn chế này của giao dịch kỳ hạn và giao dịch
hoán đổi, ngân hàng phát triển thêm một loại công cụ khác, đó là hợp đồng giao
sau.
1.2.4.4 Nghiệp vụ hối đoái giao sau (future).
Hợp đồng giao sau là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết
theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ
được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch. Tuy
nhiên, khác với hợp đồng có kỳ hạn, hợp đồng giao sau chỉ sẵn sàng cung cấp đối
với một vài loại ngoại tệ mà thôi. Chẳng hạn, thị trường Chicago chỉ cung cấp hợp
đồng với sáu loại ngoại tệ mạnh đó là GBP, CAD, EUR, JPY, CHF và AUD. Thị
trường giao sau thực chất chính là thị trường có kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa về loại
ngoại tệ giao dịch, số lượng ngoại tệ giao dịch và ngày chuyển giao ngoại tệ.
Tất cả các hợp đồng giao sau đều thực hiện giao dịch ở Sở giao dịch có tổ
chức. Sở giao dịch là người đề ra quy chế và kiểm soát hoạt động của các hội viên.

Hội viên của Sở giao dịch là các cá nhân, có thể là đại diện của các công ty, ngân
hàng thương mại hay cá nhân có tài khoản riêng.
Để dễ hiểu hơn về cách thức thực hiện một hợp đồng giao sau, ta sẽ xem xét


Trang 15

ví dụ: Nhà đầu cơ thị trường giao sau dự báo vài ngày tới CHF sẽ lên giá so với
USD. Nhằm kiếm tiền từ cơ hội này, một nhà đầu tư trên thị trường giao sau
Chicago mua một hợp đồng giao sau trị giá 125.000 CHF với tỷ giá 0,75 USD cho 1
CHF. Hợp đồng này sẽ đến hạn vào 3 ngày sau. Để bắt đầu, trước tiên nhà đầu tư
phải bỏ 2.565$ vào tài khoản ký quỹ ban đầu. Biết rằng mức ký quỹ tối thiểu nhà
đầu cơ phải duy trì đối với hợp đồng giao sau CHF là 1.900 USD, nhà đầu cơ phải
sẵn sàng thêm tiền vào nếu mức ký quỹ của mình xuống đến dưới mức 1.900 USD.
Sau khi mua hợp đồng giao sau, nhà đầu cơ sốt ruột theo dõi diễn biến tình hình thị
trường. Bởi vì việc thanh toán diễn ra hằng ngày, có ba điều sẽ xảy ra:
- Thứ nhất: hàng ngày nhà đầu cơ sẽ nhận được tiền hoặc sẽ chi tiền ra tùy
theo hợp đồng lời hay lỗ.
- Thứ hai: hợp đồng giao sau với giá 0,75 USD/CHF sẽ bị hủy bỏ vào cuối
ngày giao dịch.
- Thứ ba: nhà đầu cơ sẽ nhận được hợp đồng giao sau theo giá mới được thiết
lập vào cuối ngày giao dịch.
Hợp đồng giao sau có cả ưu lẫn nhược điểm khi sử dụng. Ưu điểm của nó
trước tiên là sẵn sàng cung cấp những hợp đồng có giá trị nhỏ. Kế đến nó cho phép
các bên tham gia có thể sang nhượng lại hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào trước khi
hợp đồng hết hạn. Với hai ưu điểm này hợp đồng giao sau dễ dàng thu hút nhiều
người tham gia. Ngược lại, hợp đồng giao sau có nhược điểm là chỉ cung cấp giới
hạn cho một vài ngoại tệ mạnh và một vài ngày chuyển giao ngoại tệ trong năm mà
thôi. Kế đến, hợp đồng giao sau là hợp đồng bắt buộc phải thực hiện khi đến hạn
chứ không cho người ta quyền được chọn như trong hợp đồng quyền chọn. Nói

chung giao dịch giao sau có thể bổ sung cho giao dịch kỳ hạn và hoán đổi ở tính
chất thực hiện thanh toán hằng ngày nhằm bảo đảm cho nhà đầu cơ có thể tận dụng
cơ hội nếu thị trường biến động có lợi cho họ. Tuy nhiên, nếu thị trường biến động
bất lợi nhà đầu cơ không có quyền tự ý rút khỏi thị trường. Tính chất “có quyền”
này chỉ có thể có được trong giao dịch quyền chọn.


Trang 16

1.2.4.5 Nghiệp vụ hối đoái quyền chọn (option).
Quyền chọn là một hợp đồng giữa hai bên, theo đó người mua option có
quyền, chứ không phải nghĩa vụ, mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ cụ thể với
một mức giá thực hiện đã được ấn định trước cho một thời hạn cụ thể trong tương
lai, sau khi đã trả phí (premium) cho người bán option ngay từ lúc ký hợp đồng.
Trong khi đó, người bán option có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng theo các điều
khoản đã thỏa thuận trước đó bất luận giá cả thị trường biễn biến như thế nào, nếu
như người mua option muốn thực hiện quyền của mình.
Quyền chọn mua (call): là quyền cho phép người mua option tự quyết định
thực hiện mua ngoại tệ hay không mua ngoại tệ.
Quyền chọn bán (put): là quyền cho phép người mua option tự quyết định
thực hiện bán ngoại tệ hay không bán ngoại tệ.
Giá giao ngay (spot): giá mua bán ngoại tệ giao ngay hiện hành tại thời điểm.
Giá thực hiện (strike): mức giá mà người mua option được quyền ấn định
trước với người bán option và được chốt (fixed) trong suốt thời hạn hiệu lực của
hợp đồng.
Premium: là khoản phí mà người mua option phải trả cho người bán option
ngay từ lúc ký hợp đồng.
Option kiểu Âu (European style): option chỉ được thực hiện vào ngày đáo
hạn hợp đồng.
Option kiểu Mỹ (American style): option có thể được thực hiện vào bất cứ

lúc nào trong suốt thời hiệu hợp đồng.
Option buyer, option holder: người mua option.
Option seller, option writer: người bán option.
Độ biến động (volatility): độ biến động là mức độ mà theo đó giá ngoại tệ có
thể có khuynh hướng dao động lên xuống trong một khoảng thời gian. Độ biến động
được diễn tả bằng tỷ lệ phần trăm (%).
Ngày ký kết hợp đồng (contract date): là ngày ngân hàng ký kết hợp đồng


Trang 17

option với khách hàng hoặc đối tác.
Ngày đáo hạn (expiry date): ngày hiệu lực cuối cùng của hợp đồng option.
Giờ hạn chót (cut – off time): giờ hiệu lực cuối cùng của ngày đáo hạn hợp
đồng option kiểu Âu hoặc kiểu Mỹ.
Thời hiệu hợp đồng (tenor): khoảng thời gian có hiệu lực của hợp đồng tính
từ ngày ký kết hợp đồng cho đến giờ hạn chót của ngày đáo hạn hợp đồng.
Việc định giá option (tính phí premium) phụ thuộc vào 6 biến số sau:
- Giá giao ngay hiện hành (spot).
- Giá thực hiện option (strike).
- Thời hạn (tenor).
- Chênh lệch lãi suất (interest rate).
- Kiểu Âu hay kiểu Mỹ (style).
- Độ biến động (volatility).
Trong 6 biến số nói trên, độ biến động là quan trọng và phức tạp nhất, vì đó
là biến số định giá duy nhất không biết trước một cách chắc chắn.
Nếu một option có giá strike ITM hoặc “deep ITM”, premium của option đó
đắt nhất, vì giá strike có lợi hơn hoặc rất có lợi hơn giá spot thời điểm hiện hành.
Nếu một option có giá strike ATM, thì premium của option đó ít đắt hơn so với
option ITM, vì giá strike xấp xỉ giá spot thời điểm hiện hành. Nếu một option có giá

strike OTM, thì premium của option đó rẻ nhất, vì giá strike bất lợi hơn giá spot
thời điểm hiện hành.
Premium của option kiểu Mỹ đắt hơn option kiểu Âu, vì kiểu Mỹ có thể thực
hiện vào bất cứ lúc nào trong suốt thời hiệu hợp đồng còn kiểu Âu chỉ được thực
hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng.
Cách xác định giá quyền chọn phổ biến và đơn giản nhất là bằng mô hình
Black-Scholes: đối với quyền chọn mua theo kiểu châu Âu, mô hình Black-Scholes
có thể diễn tả bởi công thức sau:
Ce = Se-bTN(d1) – Ee-aTN(d2)


×