Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.95 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THANH THỦY

HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
NHẰM THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THANH THỦY

HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
NHẰM THU HÚT NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS: DƯƠNG THỊ BÌNH MINH


Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2008


Lời cảm ơn
Đ hoàn thành lu n văn này, tôi đã nh n đ c s

giúp đ và góp ý nhi t

tình c a nhi u t ch c, cá nhân.
Tr c h t, tôi xin g i l i c m ơn chân thành và bày t lòng bi t ơn sâu
s c đ n GS. TS. Dơng Th Bình Minh đã nhi t tình giành nhi u th i gian tr c
ti p h ng d n tôi trong su t quá trình xây d ng đ cơng, nghiên c u và
hoàn thành lu n văn.
Ngoài ra, tôi xin chân thành c m ơn Ban lãnh đ o Công ty TNHH Ki m
toán - T v n Tài chính DNP, các thành viên trong gia đình và b n bè đã nhi t
tình quan tâm và giúp đ tôi trong quá trình th c hi n đ tài này.
V i nh ng ki n th c đã ti p thu trong nhà tr ng và dù b n thân đã c
g ng nhng ch c ch n v i s

h n ch c a kh năng s còn nhi u v n đ c n

ph i b sung. Tôi r t mong nh n đ c s góp ý ch b o c a Quý Th y, Cô, b n
bè và đ ng nghi p.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2008
Học viên
Nguy n Th Thanh Th y


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan r ng đây là lu n văn do chính tôi th c hi n,
các s li u trong lu n văn là trung th c và chính xác.


TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
PHẦN MỞ ĐẦU
CHNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ THU HÚT FDI
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1

Tác động của toàn cầu hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
đối với kinh tế xã hội

1.1.1

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế .................................................1

1.1.1.1 Khái niệm ...................................................................................................1
1.1.1.2 Nội dung của toàn cầu hóa.........................................................................1
1.1.1.3 Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế .......................................................2
1.1.2


Tác động của toàn cầu hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đối với
kinh tế xã hội ..............................................................................................3

1.1.2.1 Những tác động tích cực ............................................................................3
1.1.2.2 Những khó khăn và thách thức ..................................................................4
1.2

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.1

Khái niệm ...................................................................................................5

1.2.2

Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài .................................................5

1.2.3

Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài......................................................6

1.2.4

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................7

1.2.5

Vai trò của FDI với phát triển kinh tế ..........................................................9

1.3


Môi trường đầu tư

1.3.1

Khái niệm về môi trường đầu tư...............................................................12

1.3.2

Đặc điểm và yêu cầu của môi trường đầu tư hiệu quả.............................13

1.3.2.1 Đặc điểm ..................................................................................................13
1.3.2.2 Yêu cầu của một môi trường đầu tư hiệu quả ..........................................13
1.3.3

Sự cần thiết phải quan tâm đến môi trường đầu tư..................................14

1.3.4

Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư hiệu quả ...................................15

1.3.4.1 Yếu tố chính trị - xã hội.............................................................................15
1.3.4.2 Pháp lý .....................................................................................................16


1.3.4.3 Chính sách kinh tế vĩ mô ..........................................................................18
1.3.4.4 Cơ sở hạ tầng ..........................................................................................19
1.3.4.5 Dịch vụ hành chính công ..........................................................................20
1.3.5


Tính cạnh tranh của môi trường đầu tư thu hút FDI tại Việt Nam ............21

1.4

Khái quát về môi trường đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn FDI ở
một số nước trên thế giới và các bài học kinh nghiệm

1.4.1

Khái quát chung........................................................................................21

1.4.2

Trung Quốc ..............................................................................................22

1.4.3

Nhật Bản ..................................................................................................24

1.4.4

Singapore .................................................................................................24

1.4.5

Những nhận xét rút ra từ kinh nghiệm thu hút nguồn vốn FDI của
một số nước trên thế giới .........................................................................25

Kết luận chương 1 ...............................................................................................27
CHNG 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM THU HÚT NGUỒN

VỐN FDI TẠI VIỆT NAM
2.1

Bối cảnh kinh tế thế giới và tình hình kinh tế Việt Nam .....................28

2.1.1

Bối cảnh kinh tế thế giới ...........................................................................28

2.1.2

Tình hình kinh tế Việt Nam .......................................................................29

2.2

Tổng quan về tình hình đầu tư FDI tại Việt Nam..................................30

2.3

Thực trạng về môi trường đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn FDI
tại Việt Nam .............................................................................................33

2.3.1

Chính trị - xã hội .......................................................................................33

2.3.2

Pháp lý .....................................................................................................34


2.3.3

Chính sách kinh tế vĩ mô ..........................................................................38

2.3.3.1 Chính sách ổn định kinh tế vĩ mô .............................................................38
2.3.3.2 Chính sách tài chính – tiền tệ ...................................................................39
2.3.4

Cơ sở hạ tầng ..........................................................................................42

2.3.5

Dịch vụ hành chính công ..........................................................................45

2.4

Đánh giá môi trường đầu tư tại Việt Nam nhằm
thu hút nguồn vốn FDI ...........................................................................47

2.4.1

Thành tựu thu hút FDI ..............................................................................47

2.4.2

Đánh giá môi trường đầu tư FDI tại Việt Nam ..........................................50

2.4.3

Hạn chế về thu hút FDI.............................................................................51


2.4.4

Hạn chế về môi trường đầu tư .................................................................54

Kết luận chương 2 ...............................................................................................57


CHNG 3: HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM THU HÚT NGUỒN
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TÉ TẠI VIỆT NAM
3.1

Bối cảnh quốc tế ảnh hưởng đến môi trường đầu tư tại Việt Nam ...58

3.2

Định hướng hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn
FDI tại Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2010.......................59

3.2.1

Mục tiêu....................................................................................................59

3.2.2

Nội dung hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn FDI
tại Việt Nam ..............................................................................................61

3.3


Các giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế tại Việt Nam...................................................................64

3.3.1

Chính trị - xã hội .......................................................................................65

3.3.2
Luật pháp .................................................................................................65
3.3.2.1 Định hướng hoàn thiện chính sách thuế trong giai đoạn
từ đây đến năm 2020 ...............................................................................65
3.3.2.2 Các vấn đề về luật pháp khác ..................................................................67
3.3.3
3.3.3.1
3.3.3.2
3.3.3.3

Chính sách kinh tế vĩ mô ..........................................................................69
Ổn định kinh tế vĩ mô bền vững ...............................................................69
Chính sách tài chính - tiền tệ ....................................................................70
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế giám sát tài chính
đối với các doanh nghiệp FDI...................................................................71
3.3.3.4 Hoàn thiện chính sách hỗ trợ đầu tư, ưu đãi hợp lý
cho đầu tư FDI..........................................................................................72
3.3.4

Cơ sở hạ tầng ..........................................................................................72


3.3.5

Dịch vụ hành chính công ..........................................................................74

3.4

Các giải pháp hỗ trợ khác......................................................................75

3.4.1

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ......................................................75

3.4.2

Hạn chế và khắc phục đình công .............................................................76

3.4.3

Tăng cường công tác vận động tiếp thị và xúc tiến đầu tư.......................76

Kết luận chương 3 ...............................................................................................78
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ADB

:


Asian Development Bank – Ngân hàng Phát triển Châu Á

AFTA

:

Asian Free Trade Association – Hiệp hội mậu dịch tự do
Đông Nam Á

APEC

:

Asia Pacific Economic Coorporation - Diễn dàn hợp tác
kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN

:

Association of South East Asian Nations - Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á

CNH - HĐH :

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

DN


:

Doanh nghiệp

ĐTNN

:

Đầu tư nước ngoài

EU

:

European Union - Liên minh Châu Âu

FDI

:

Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FII

:

Foreign Indirect Investment - Đầu tư gián tiếp nước ngoài

HNKTQT


:

Hội nhập kinh tế quốc tế

IMF

:

International Monetary Founds - Quỹ tiền tệ thế giới

ODA

:

Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính
thức

OECD

:

Organization For Economic Cooperation and Development Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển

TNC

:

Trans continental Company - Công ty xuyên quốc gia

TCH


:

Toàn cầu hóa

UNCTAD

:

United Nations Conference On Trade and Development - Tổ
chức hội nghị thương mại và phát triển Liên hợp quốc

WB

:

World Bank - Ngân hàng thế giới

WTO

:

World Trade Organnization - Tổ chức thương mại thế giới


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế hiện thực


khách quan, một đặc trưng cơ bản cho sự phát triển kinh tế thế giới. Xu thế này
đang lôi cuốn hầu hết các quốc gia trên thế giới vào cuộc, bất luận đó là nước có
trình độ và tính chất phát triển như thế nào. Thực tiễn cho thấy, không một quốc
gia nào trên thế giới hiện nay có thể tồn tại và phát triển với một nền kinh tế khép
kín, tách biệt với thế giới.
Trong 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã từng bước phát
triển kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, với chủ trương xây
dựng một nền kinh tế mới, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối
ngoại. Trong bối cảnh các nền kinh tế quốc gia ngày càng tùy thuộc lẫn nhau và
gắn kết chặt chẽ thành một nền kinh tế thế giới thống nhất, Việt Nam cần phải tiếp
tục và kiên định với quá trình đổi mới, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế.
Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có vai trò quan trọng
trong đẩy nhanh tiến trình đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. FDI là
chỉ số thể hiện sự ổn định về nhiều mặt của một đất nước: Chính trị, an ninh, kinh
tế, xã hội, … FDI còn là chỉ số dự báo sự phồn vinh, thịnh vượng của nền kinh tế.
Vì vậy, Việt Nam phải tìm mọi cách thu hút FDI ngày càng nhiều về cho đất nước
và cho doanh nghiệp của mình. Một trong những yếu tố then chốt để thành công
trong quá trình thu hút nguồn vốn này chính là hoàn thiện môi trường đầu tư.
Trong thời gian tới, xu thế hội nhập, liên kết phát triển kinh tế trong khu vực
và tiến tới toàn cầu hóa kinh tế ngày càng ở mức độ cao, nhất là khi Việt Nam đã
trở thành thành viên của WTO và khi sự cạnh tranh về thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài giữa các nước trên thế giới đang diễn ra gay gắt như hiện nay thì việc
tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện và hoàn thiện môi trường đầu tư
của Việt Nam đã trở thành vấn đề vô cùng bức thiết.
Đây cũng là nội dung mà người viết muốn trình bày trong bài luận văn này.


2.


Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của bài luận văn này bao gồm những nội dung chính sau:

-

Lý thuyết về môi trường đầu tư thu hút FDI

-

Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam trong những năm qua (2005 - 2007)

-

Quá trình cải cách môi trường đầu tư tại Việt Nam

-

Thực trạng về môi trường đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn FDI tại Việt Nam

-

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút
nguồn vốn FDI trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam.

3.

Phạm vi nghiên cứu: Môi trường đầu tư thu hút FDI tại Việt Nam từ năm
2005 đến nay và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.


4.

Đối tượng nghiên cứu :

-

Đánh giá các yếu tố về môi trường đầu tư

-

Nghiên cứu tình hình thu hút nguồn vốn FDI trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế

5.

Phương pháp nghiên cứu:

-

Phân tích SWOT: Đánh giá tình hình hiện tại của môi trường đầu tư Việt Nam
qua việc phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như những cơ hội và
đe dọa đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam, từ đó xác định các vấn đề cốt
lõi cần giải quyết;

-

Phương pháp chuyên gia: Từ những chuyên gia và những cá nhân có kinh
nghiệm, thông qua phỏng vấn và tiếp cận các tư liệu, số liệu thực tế để có
những định hướng giải quyết đề tài;


-

Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu giữa một số nước trên
thế giới trong lĩnh vực thu hút đầu tư và các khía cạnh của môi trường đầu tư
để rút ra được những nhận định và xác định hướng đi đúng đắn trong việc
hoàn thiệb môi trường tại Việt Nam;

-

Phương pháp thống kê và tổng hợp : Thu thập các thông tin, dữ liệu về hoạt
động thu hút nguồn vốn FDI của một số nước trên thế giới và tại Việt Nam.
Từ đó đưa ra các nhận định, đánh giá và đề xuất các giải pháp mới nhằm
nâng cao tính hoàn thiện.

-

Trong quá trình tiến hành, luận văn còn vận dụng kết hợp tất cả các phương
pháp trên để có cái nhìn cụ thể và rõ ràng nhất có thể.


6.

Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn này nghiên cứu môi trường đầu tư của Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, phân tích được các điểm mạnh, điểm yếu cũng như
những cơ hội và thách thức của môi trường đầu tư tại Việt Nam. Từ đó, đề ra
các giải pháp cải thiện tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại Việt Nam trong xu
thế hội nhập kinh tế quốc tế, hỗ trợ cho các cơ quan hữu quan, các nhà đầu
tư có cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng thu hút đầu tư của Việt Nam, góp
phần gia tăng khả năng thu hút nguồn vốn FDI thúc đẩy sự nghiệp Công

nghiệp hóa - Hiện đại hóa (CNH - HĐH).

7.

Kết cấu luận văn
Bao gồm 3 chương:
Chương 1: Trình bày cơ sở lý luận về môi trường đầu tư thu hút FDI trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 2: Phản ánh thực trạng môi trường đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn
FDI tại Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế tại Việt Nam


- 1/78 -

CHNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
VÀ NGUỒN VÔN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1

Tác động của toàn cầu hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đối
với kinh tế xã hội

1.1.1

Toàn c u hóa và h i nh p kinh t qu c t

1.1.1.1 Khái ni m

Thuật ngữ toàn cầu hóa (golalization) (TCH) được sử dụng phổ biến từ
khoảng cuối thập niên 1980 trở lại đây để diễn đạt một hiện tượng, một quá trình
quan trọng trong quan hệ quốc tế hiện đại. Bao gồm hai loại quan niệm:
-

Loại quan niệm rộng xác định toàn cầu hóa như là một hiện tượng hay một
quá trình trong quan hệ quốc tế làm tăng sự tùy thuộc lẫn nhau trên nhiều
mặt của đời sống xã hội (từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa đến môi
trường, thể chế, …. giữa các quốc gia.

-

Loại quan niệm hẹp xem toàn cầu hóa là một khái niệm kinh tế chỉ hiện
tượng hay quá trình làm tăng sự tương tác và tùy thuộc lẫn nhau giữa các
nền kinh tế quốc gia, quá trình hình thành nền kinh tế toàn cầu.
Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) có thể được xem là quá trình chủ động

gắn kết nền kinh tế thị trường của từng quốc gia và vùng lãnh thổ với nền kinh tế khu
vực và thế giới, thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa trên các cấp độ đơn
phương, đa phương và song phương.
Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất chính là sự chủ động tham gia vào quá
trình toàn cầu hóa, là một nội dung quan trọng của quá trình toàn cầu hóa.
1.1.1.2 N i dung c a toàn c u hóa
Toàn cầu hóa về bản chất là sự mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc
gia, một mong muốn hiển nhiên của những quốc gia có nền kinh tế mạnh hơn, sản
xuất được nhiều hàng hóa hơn so với các nước khác. Quy luật muôn đời vẫn là: có
thị trường rộng lớn hơn, có nhiều khách hàng hơn thì lợi nhuận càng cao hơn.
Về mặt lý thuyết cũng như mọi quan hệ giao lưu quốc tế, quá trình toàn cầu
hóa phải được thực hiện trên nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi, không ép
buộc lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.



- 2/78 -

-

Toàn cầu hóa thể hiện ở sự gia tăng của các luồng giao lưu quốc tế về
thương mại, đầu tư, vốn, công nghệ, dịch vụ, nhân công, …: Khi các quốc
gia trao đổi với nhau các sản phẩm - hàng hóa cũng có nghĩa là họ tiến
hành quá trình xóa đi sự biệt lập của các nền kinh tế quốc gia. Quá trình này
cũng dần tạo ra và thúc đẩy sự phân công lao động quốc tế. Thương mại
quốc tế càng phát triển thì mức độ phân công lao động quốc tế trong mỗi
quốc gia và toàn thế giới càng chuyên sâu hơn, và như vậy sự tùy thuộc lẫn
nhau giữa các nước càng tăng lên.

-

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự di chuyển của các luồng tư bản, công
nghệ và nhân công giữa các nước cũng là một biểu hiện đặc trưng của TCH
bởi đây là một trong những yếu tố tăng cường sự gắn kết giữa các nước.

-

Sự hình thành và phát triển các thị trường thống nhất trên phạm vi toàn cầu,
đồng thời hình thành và tăng cường các định chế và cơ chế tổ chức để điều
chỉnh và quản lý các hoạt động giao dịch quốc tế theo hướng ngày càng làm
cho các hoạt động này tự do hơn.

-


Sự gia tăng số lượng và hoạt động của các công ty xuyên quốc gia (TNC),
đặc biệt là việc hình thành ngày càng nhiều các tập đoàn xuyên quốc gia
khổng lồ.

1.1.1.3 N i dung c a h i nh p kinh t qu c t
HNKTQT bao hàm các nỗ lực về mặt chính sách và thực tiễn của các quốc
gia để tham gia vào các định chế - tổ chức kinh tế toàn cầu. Nội dung chủ yếu của
quá trình này bao gồm:
-

Thứ nhất, ký kết và tham gia các định chế và tổ chức kinh tế quốc tế, cùng
đàm phán, xây dựng các luật chơi chung và thực hiện đúng các quy định,
cam kết của các định chế - tổ chức đó.

-

Thứ hai, tiến hành các công việc cần thiết ở trong nước để đảm bảo đạt
được mục tiêu của quá trình hội nhập, cũng như thực hiện các quy định cam
kết quốc tế về hội nhập.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội mới và những thách thức mới.

Những cơ hội là: Có một thị trường rộng lớn để có thể tiêu thụ sản phẩm được sản
xuất ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thu hút vốn đầu tư từ các nhà
đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển của các nước và các định chế tài
chính quốc tế, có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý


- 3/78 -

thông qua các dự án đầu tư. Thách thức là phải gỡ bỏ các chính sách bảo hộ trong

nước, thực hiện chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử quốc gia, cạnh tranh giữa các
thành phần kinh tế, giữa các loại hình doanh nghiệp, giữa các khu vực, quốc gia, …
Thách thức là sức ép trực tiếp, còn cơ hội tự nó không chuyển thành lực
lượng vật chất trên thị trường mà phải thông qua hoạt động của chủ thể. Cơ hội và
thách thức cũng luôn vận động, biến đổi. Tận dụng được cơ hội sẽ đẩy lùi được
thách thức và tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận dụng được cơ hội thì
thách thức sẽ lấn át làm triệt tiêu cơ hội.
Với nền kinh tế đã được toàn cầu hóa, sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc
gia ngày càng sâu, sự phối hợp giữa các nhà nước có vai trò ngày càng lớn, chức
năng của nhà nước trong quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng được tăng cường.
Để thực hiện tốt HNKTQT, mỗi nước phải xây dựng cho được một chiến
lược HNKTQT hợp lý và đúng đắn. Đó chính là những định hướng - chính sách tổng
thể cho quá trình hội nhập của một quốc gia. Chiến lược này bao gồm những mục
tiêu, bước đi và biện pháp để bảo đảm cho quá trình hội nhập thành công. Những bộ
phận quan trọng nhất của chiến lược này là chính sách tự do hóa thương mại và đầu
tư, chính sách sản xuất kinh doanh và lưu thông phân phối, chính sách tài chính,
chính sách trợ cấp, chính sách giá cả, chính sách cơ cấu, hệ thống tư pháp, …
1.1.2

Tác đ ng c a toàn c u hóa trong b i c nh h i nh p kinh t qu c t đ i
v i kinh t xã h i
Quá trình TCH và HNKTQT có những tác động hết sức sâu sắc tới mọi mặt

của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của từng nước và các mối quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên đánh giá sự tác động này là rất khác nhau giữa các nước, nhóm nước và
các nhóm xã hội trong mỗi nước, chủ yếu tùy thuộc vào nhận thức và lợi ích mà họ
được hưởng hoặc mất đi trong quá trình này.
1.1.2.1 Nh ng tác đ ng tích c c
-


Trước hết, HNKTQT tạo ra những cơ hội mà tất cả các nước có thể tận
dụng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

-

Thứ hai, HNKTQT luôn đặt các nước trước những thách thức của cạnh
tranh và yêu cầu của việc điều chỉnh, từ đó tạo động lực cho sự phát triển.

-

Thứ ba, HNKTQT góp phần đảm bảo an ninh của các quốc gia, duy trì và
củng cố hòa bình – an ninh thế giới.


- 4/78 -

-

Quá trình HNKTQT còn thúc đẩy sự xích lại gần nhau của các dân tộc, tạo
khả năng thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển, về cơ cấu tổ chức, hệ
thống luật pháp, năng lực quản lý, kích thích các luồng và dạng giao lưu,
làm cho con người ở mọi quốc gia và châu lục ngày càng hiểu nhau hơn…
từ đó cải thiện khả năng và tạo cơ sở đảm bảo an ninh ở mỗi quốc gia.

1.1.2.2 Nh ng khó khăn và thách th c
Bên cạnh những tác động tích cực, quá trình HNKTQT cũng đặt các nước
trước rất nhiều khó khăn, thách thức đe dọa sự tồn tại và phát triển nếu không kiểm
soát và xử lý tốt các khó khăn và thách thức nảy sinh. Những khó khăn và thách
thức này rất đa dạng và liên quan đến nhiều lĩnh vực.
-


Về kinh tế, thách thức lớn nhất là vấn đề cạnh tranh quốc tế. Làm thế nào
để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của các
doanh nghiệp trong nước trước các đối thủ nước ngoài trong điều kiện mở
cửa và hội nhập là những bài toán khó đối với mọi nước, đặc biệt là những
nước đang phát triển. Để thích ứng với xu thế TCH và HNKTQT, các nước
đều phải tiến hành những sự điều chỉnh và cải cách cần thiết để tạo môi
trường kinh doanh và đầu tư thông thoáng – thuận lợi, đồng thời phù hợp
với luật chơi chung của thế giới. Đây là một quá trình đầy khó khăn mà mỗi
nước phải đối mặt. Sai lầm trong bước đi và phương thức tiến hành có thể
dẫn đến những hậu quả tai hại, thậm chí cả những đổ vỡ về kinh tế - xã hội.

-

Về chính trị, quá trình HNKTQT đặt ra những vấn đề phải xử lý liên quan
đến độc lập, chủ quyền, đến hệ thống chính trị và các thiết chế xã hội. Mỗi
nước cần giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa an ninh quốc phòng và yêu
cầu mở cửa để phát triển kinh tế, tăng cường hợp tác quốc tế.

-

Về mặt xã hội, những thách thức của quá trình TCH và NHKTQT mà các
nước phải đối mặt thể hiện tính phức tạp, chứa đựng nhiều hiểm họa đối với
sự ổn định cũ. Ví dụ như nguy cơ gia tăng thất nghiệp và xáo trộn công ăn
việc làm của một bộ phận người lao động trong xã hội do kết quả tất yếu
của việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cạnh tranh; Nguy cơ suy yếu của văn
hóa truyền thống và bản sắc dân tộc; Nguy cơ phổ biến dễ dàng hơn các tệ
nạn như khủng bố, ma túy, mãi dâm; Nguy cơ gia tăng khoảng cách giàu
nghèo và bất công trong xã hội…



- 5/78 -

Ngày nay, để khỏi bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển, các quốc gia và lãnh
thổ đều phải nỗ lực vươn lên, hội nhập vào xu thế chung của khu vực và thế giới.
HNKTQT thực chất là một cuộc đấu tranh sinh tồn để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tìm
được chỗ đứng và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.
1.2

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.2.1

Khái ni m
Trên thế giới hiện nay còn tồn tại nhiều quan niệm về đầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI).
Theo Báo cáo về đầu tư thế giới của Liên Hiệp Quốc năm 1995 thì đầu tư
trực tiếp nước ngoài là loại hình kinh doanh mà nhà đầu tư bỏ vốn tự thiết lập ra cơ
sở kinh doanh cho riêng mình, đứng chủ sở hữu tự quản lý, khai thác hoặc thuê
người quản lý, …
Có quan niệm khác cho rằng, FDI là “một khoản đầu tư với những quan hệ
lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư
trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp tại nền kinh tế
khác đó”.
Theo Luật đầu tư Việt Nam năm 2005, đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư
do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư (Điều 3 - Khoản
2). Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng
tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.
Qua nhiều định nghĩa của các tổ chức và nhà khoa học quốc tế, có thể định

nghĩa khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: FDI là loại hình đầu tư quốc tế
mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ các cơ sở
kinh doanh để là chủ sở hữu toàn bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý
điều hành hay tham gia quản lý điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn
đầu tư, đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất
kinh doanh của dự án.
1.2.2

Đ c đi m
Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu hoặc tối đa

tùy theo quy định của Luật đầu tư từng nước tiếp nhận đầu tư. Ví dụ theo Luật đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam trước đây là 30% vốn pháp định của dự án, ở Mỹ quy
định là 10%. Đối với nhiều quốc gia trong khu vực, chủ đầu tư chỉ được thành lập
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và chỉ được


- 6/78 -

tham gia liên doanhh với cổ phần của nước bên ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 49% và
phần còn lại là do nước chủ nhà nắm giữ.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban
đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn góp và trong quá trình hoạt động, nó còn bao
gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như từ
nguồn lợi nhuận thu được.
Quyền điều hành doanh nghiệp tùy thuộc vào số vốn góp của chủ đầu tư
trong vốn điều lệ. Nếu góp 100% vốn điều lệ thì nhà đầu tư toàn quyền quyết định sự
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận các chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh
doanh và tỷ lệ góp vốn trong vốn điều lệ sau khi đã nộp các khoản thuế có liên quan

cho nước chủ nhà.
1.2.3 Vai trò c a đ u t tr c ti p n c ngoài
FDI có vai trò quan trọng với cả nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, cụ thể:
Đối với nước tiếp nhận đầu tư:
-

FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ cho chiến lược thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế cao, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Các nước đang
phát triển vốn là những nước còn nghèo, tích luỹ nội bộ thấp, nên để có tăng
trưởng kinh tế cao thì các nước này không chỉ dựa vào tích lũy trong nước
mà phải dựa vào nguồn vốn tích lũy từ bên ngoài, trong đó có FDI.

-

FDI có ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngoài khác, phù hợp
với các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ xây dựng
các dây chuyền sản xuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Điều này sẽ cho phép các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến,
kỹ năng quản lý hiện đại. Tuy nhiên, việc có tiếp cận được các công nghệ
hiện đại hay chỉ là các công nghệ thải loại của các nước phát triển lại tùy
thuộc vào nước tiếp nhận đầu tư trong việc chủ động hoàn thiện môi trường
đầu tư hay không.

-

FDI giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư. Vai trò này
của FDI không chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả với các nước
phát triển, đặc biệt là khi nền kinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng theo
chu kỳ.



- 7/78 -

-

FDI có tác động làm năng động hóa nền kinh tế, tạo sức sống mới cho các
doanh nghiệp thông qua trao đổi công nghệ. Với các nước đang phát triển
thì FDI giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất, phá vỡ cơ cấu sản xuất
khép kín theo kiểu tự cấp tự túc.

-

FDI cho phép các nước đang phát triển học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng quản
lý dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ý
thức lao động công nghiệp của đội ngũ công nhân trong nước.

Tuy vậy, FDI cũng có mặt trái, đó là:
-

Nhà đầu tư nước ngoài có thể kiểm soát thị trường địa phương, làm mất
tính độc lập, tự chủ về kinh tế, phụ thuộc ngày càng nhiều vào nước ngoài;

-

FDI chính là công cụ phá vỡ hàng rào thuế quan, làm mất tác dụng của
công cụ này trong bảo hộ thị trường trong nước;

-

Tạo ra sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong

nước, có thể dẫn đến suy giảm sản xuất của các doanh nghiệp trong nước;

-

Gây ra tình trạng chảy máu chất xám, phân hoá đội ngũ cán bộ, tham
nhũng...
Vai trò của FDI đối với nước chủ đầu tư:

-

Giúp các doanh nghiệp khắc phục xu hướng tỷ suất lợi nhuận bình quân
giảm dần, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

-

Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm khi ở thị trường trong nước đã chuyển
sang giai đoạn suy thoái, giúp nhà đầu tư tăng doanh số sản xuất ở nước
ngoài trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh.

1.2.4

-

Phá vỡ hàng rào thuế quan ở các nước có xu hướng bảo hộ.

-

Bành trướng sức mạnh về kinh tế và chính trị.
Các hình th c đ u t tr c ti p n c ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, những


hình thức chủ yếu là Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài,
Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, Hợp đồng xây dựng –
kinh doanh – chuyển giao (BOT), Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh
(BTO), Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).


- 8/78 -

-

Doanh nghiệp liên doanh: là hình thức đầu tư mà một doanh nghiệp mới
được thành lập (dưới dạng công ty TNHH) giữa một bên là thành viên của
nước nhận đầu tư và một bên là các chủ đầu tư ở nước khác tham gia.

-

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là hình thức doanh nghiệp hoàn toàn
thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài
tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh.

-

Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản ký kết giữa một chủ đầu tư nước
ngoài và một chủ đầu tư trong nước để tiến hành một hay nhiều hoạt động
sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và
phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới.

-


"Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao" (viết tắt theo tiếng Anh là
BOT) là văn bản ký kết giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt
Nam và Nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể
cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa công trình) và kinh doanh trong một thời
hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý; hết thời hạn kinh
doanh Nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó
cho Nhà nước Việt Nam.

-

"Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh" (viết tắt theo tiếng Anh là
BTO) là văn bản ký kết giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt
Nam và Nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể
cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa công trình); sau khi xây dựng xong, Nhà
đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam,
Chính phủ Việt Nam dành cho Nhà đầu tư nước ngoài quyền kinh doanh
công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi
nhuận hợp lý.

-

"Hợp đồng xây dựng - chuyển giao" (viết tắt theo tiếng Anh là BT) là văn bản
ký kết giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Nhà đầu tư
nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng
cấp, hiện đại hóa công trình); sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư nước
ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt
Nam tạo điều kiện cho Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu
hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.



- 9/78 -

-

Các hình thức khác:



Khu chế xuất: là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ
cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác
định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.



Khu công nghiệp: là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện
dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành
lập theo quy định của Chính phủ.



Khu công nghệ cao: là khu chuyên nghiên cứu phát triển, ứng dụng công
nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công
nghệ cao, sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, có ranh giới địa
lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.



Khu kinh tế: là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu
tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý

xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.

1.2.5


Vai trò của FDI với phát triển kinh tế
FDI với vốn đầu tư cho phát triển
Nhiều công trình nghiên cứu của thế giới chỉ ra rằng, FDI nói chung và nhất

là FDI từ các công ty xuyên quốc gia có tác động: Kích thích các công ty khác tham
gia đầu tư vào nước chủ nhà; Là một tác nhân để thu hút vốn viện trợ phát triển
(ODA) từ các nước và các tổ chức quốc tế; Gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và do
đó tăng tỷ lệ huy động vốn trong nước.
So với ODA, FDI tuy cũng chịu tác động của yếu tố chính trị nhưng chủ yếu
lại tùy thuộc vào môi trường đầu tư và kinh doanh bởi vì yếu tố quyết định của nhà
đầu tư là lợi nhuận. Do vậy, ngay cả khi Mỹ chưa bỏ chính sách cấm vận đối với Việt
Nam thì đã có hàng trăm công ty của nhiều nước đầu tư vào nước ta, trong đó có
một số công ty của Mỹ.
So với đầu tư gián tiếp và vay thương mại thì FDI là dòng vốn ổn định hơn,
lại được các nhà đầu tư cam kết lâu dài, mà việc trả các khoản tiền vay quốc tế cũng
thuận lợi hơn đối với nước chủ nhà. Hoạt động của FDI cũng có quan hệ với thị
trường vốn trong nước. FDI cũng cung cấp phương tiện để kích thích thị trường vốn
hoạt động, đồng thời hoạt động của các doanh nghiệp FDI thúc đẩy thương mại
quốc tế, tạo ra các nguồn ngoại tệ thặng dư cho thị trường vốn trong nước, hơn nữa,
nếu có chính sách đúng đắn, cho các doanh nghiệp FDI tham gia vào thị trường
chứng khoán sẽ tạo điều kiện cho thị trường này mở rộng nhanh chóng.


- 10/78 -




FDI với việc nâng cao năng lực sản xuất và công nghệ
Một trong những định hướng quan trọng cho nền kinh tế thị trường ở Việt

Nam hiện nay là tăng nhanh tiềm lực kinh tế bằng cả chiều rộng và chiều sâu, vừa
tăng thêm sản lượng của các năng lực sản xuất hiện có, xây dựng mới nhiều xí
nghiệp có quy mô thích hợp, mở thêm nhiều ngành nghề mới, vừa đổi mới nhanh
chóng công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động, hạ
thấp chi phí sản xuất.
FDI có thể tác động đến cả chiều rộng và chiều sâu của quá trình tăng
trưởng, nếu Việt Nam hình thành được chính sách kinh tế vĩ mô thích hợp, tạo được
môi trường đầu tư và kinh doanh đủ sức thu hút nguồn vốn FDI, nhất là từ các
MNCs. Các chuyên gia kinh tế đã đưa ra 3 kết luận rằng: FDI là phương tiện để
chuyển giao công nghệ, đóng góp cho tăng trưởng tương đối nhiều hơn so với đầu
tư trong nước; FDI có thể tạo ra năng suất cao hơn đầu tư trong nước nếu nước chủ
nhà có nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu; FDI có tác dụng làm tăng tổng mức
đầu tư trong một nền kinh tế hơn là tăng từng phần, điều đó nói lên địa vị ưu thế của
tính bổ sung đối với các công ty trong nước. Những kết luận này rất phù hợp với
thực tế Việt Nam trong 15 năm vừa qua. FDI không chỉ đã góp phần cải tạo một số
năng lực sản xuất hiện có thông qua việc thiết lập các liên doanh giữa nhà đầu tư
nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, chủ yếu là thuộc quốc doanh, những
doanh nghiệp này vốn có công nghệ lạc hậu, sản xuất không hiệu quả, từ khi đưa
vào liên doanh hầu như đã đổi mới cơ bản hoặc toàn bộ công nghệ, tạo ra năng suất
cao hơn và sản phẩm có chất lượng hơn. FDI với hình thức 100% vốn của nước
ngoài đã hình thành nhiều doanh nghiệp khá hiện đại, đủ sức cạnh tranh với các
doanh nghiệp của những nước trong khu vực.
Đối với các nước đang trong quá trình CNH - HĐH, FDI là một kênh quan
trọng để tiếp nhận các công nghệ hiện đại của thế giới. Trên thực tế, chỉ trong thời
gian khoảng một thập kỷ, Việt Nam đã hình thành được một số ngành kinh tế quan

trọng có công nghệ hiện đại như thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông,
cơ khí điện tử, công nghệ phần mềm, nhiều khách sạn có tầm cỡ thế giới, một số
KCN và khu chế xuất… Người Việt Nam đã có thể thay thế chuyên gia nước ngoài
trong nhiều chức vụ quản lý, quản trị doanh nghiệp, một số doanh nghiệp Việt Nam
đã có đủ năng lực tham gia nhiều công trình đòi hỏi công nghệ cao ở nước ngoài.


- 11/78 -



FDI với việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu
Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã góp phần quan trọng vào gia tăng

nhanh chóng kim ngạch xuất khẩu. Trong những năm đầu thời kỳ đổi mới và mở
cửa, phần lớn các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực chế tạo có khuynh hướng xuất
khẩu cho thị trường trong nước. Tuy vậy, cũng cần chỉ ra rằng, tiềm năng thu hút FDI
sản xuất hàng công nghiệp chế tạo cho xuất khẩu còn rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh
vực công nghệ điện tử, thông tin, công nghệ phần mềm. Việc thu hút đầu tư của các
MNCs hàng đầu thế giới trong các ngành này cần có những thế chế và phương thức
đáp ứng được đòi hỏi của các MNCs. Do vậy, cần cải thiện hơn nữa thể chế và môi
trường đầu tư thì mới có thể tạo ra được chuyển động mạnh mẽ trong chế tạo sản
phẩm công nghệ cao hướng vào xuất khẩu.


FDI với hiệu quả kinh tế - xã hội tổng quát
Ngoài những tác động đối với các vấn đề cụ thể trên, FDI còn có liên quan

đến những chỉ tiêu tổng quát về kinh tế - xã hội, như tăng năng suất lao động xã hội,
cán cân thanh toán quốc tế, tín dụng, đóng góp vào nguồn thu của Ngân sách, góp

phần làm thay đổi phương thức làm việc, cải thiện môi trường sống của xã hội. FDI có
tác động tăng năng suất lao động xã hội trong trường hợp: Các doanh nghiệp FDI
được xây dựng nhà máy có quy mô thích hợp nhằm đạt hiệu quả tối đa, các sản phẩm
được xuất khẩu trên thị trường rộng lớn của thế giới hoặc tiêu thụ nội địa nhưng quy
mô của sản xuất đảm bảo đầu tư có hiệu quả và ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu
tố khác như chất lượng của người lao động, điều kiện và môi trường lao động…
Quá trình kinh doanh nhờ vào gia tăng kim ngạch xuất khẩu vượt quá kim
ngạch nhập khẩu, các doanh nghiệp FDI đã tạo ra một nguồn ngoại tệ tham gia vào
việc cân bằng cán cân thanh toán. FDI đóng vai trò kích thích việc cải cách và hoàn
thiện thể chế tiền tệ, tín dụng, ngoại hối ở nước ta. Những định chế ngân hàng được
thay đổi liên tục trong những năm qua đã đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của quá trình
chuyển sang cơ chế thị trường. Sự tham gia hoạt động của các ngân hàng nước
ngoài, các tổ chức tín dụng, tài chính quốc tế, các quỹ đầu tư, các tổ chức bảo hiểm
của nhiều nước ở Việt Nam không chỉ tác động trực tiếp đến hoạt động thương mại
và đầu tư, mà còn bắt buộc các ngân hàng và tổ chức tín dụng Việt Nam phải cải
cách thể chế và phương thức hoạt động, xóa bỏ tình trạng độc quyền trong kinh
doanh tiền tệ, chuyển các hoạt động tín dụng, thanh toán, ngoại hối sang nguyên tắc
thị trường. Phải khẳng định rằng, đây là một lĩnh vực cần được cải cách mạnh mẽ
hơn trong thời gian tới.


- 12/78 -

FDI đóng góp ngày càng quan trọng vào nguồn thu ngân sách từ khoản thuế
trực tiếp do các doanh nghiệp FDI nộp, cho đến các khoản gián tiếp do FDI tạo ra
cho các hoạt động dịch vụ, thương mại, thuế thu nhập của người lao động. Tác động
quan trọng nhất của FDI trong gần 20 năm vừa qua là góp phần làm thay đổi bộ mặt
đất nước, thay đổi nếp nghĩ, cách làm theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, làm cho
người Việt Nam tiếp cận các chuẩn mực quốc tế trong các lĩnh vực hoạt động. Trong
những năm vừa qua, thu nhập của dân cư tăng lên khá nhiều, tỷ lệ đói nghèo giảm

đi rõ rệt, một bộ phận dân cư đã giàu có một cách chính đáng, trong đó thành quả to
lớn đó có sự đóng góp đáng kể của FDI.
1.3

Môi trường đầu tư

1.3.1

Khái ni m
Có rất nhiều định nghĩa về môi trường đầu tư:
Theo định nghĩa chung nhất, môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố bên

ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư (Văn kiện Đại hội X của Đảng CSVN).
Trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài, các nhà đầu tư luôn
so sánh mức độ hấp dẫn và rủi ro giữa các yếu tố của môi trường đầu tư ở nước
ngoài với môi trường kinh doanh và chiến lược phát triển của nước họ. Như vậy, môi
trường đầu tư được xem là tổng hòa hoặc tập hợp của nhiều yếu tố có thể làm tăng
khả năng sinh lãi (hoặc rủi ro) cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Khái niệm môi trường đầu tư được Vim P.M. Vijverberg định nghĩa là bao gồm
tất cả các điều kiện liên quan đến kinh tế, chính trị, hành chính, cơ sở hạ tầng tác động
đến hoạt động đầu tư và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Chu Tiến Quang, 2003).
Theo quan điểm hiện đại “Môi trường đầu tư là tập hợp những yếu tố đặc thù của
địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu
quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất” (World Bank, 2004). Tập hợp những yếu tố đặc thù
này bao gồm hai thành phần chính là chính sách của chính phủ và các nhân tố khác liên
quan đến quy mô thị trường và ưu thế địa lý. Hai thành phần này sẽ tác động đến ba khía
cạnh liên quan đến nhà đầu tư là chi phí cơ hội của vốn đầu tư, mức độ rủi ro trong đầu tư
và những rào cản về cạnh tranh trong quá trình đầu tư. Dựa vào việc cân nhắc ba khía
cạnh này nhà đầu tư sẽ xác định những cơ hội và động lực đầu tư đến một quốc gia.
Tóm lại, môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố về pháp luật, kinh tế,

chính trị, văn hóa, xã hội và các yếu tố khác như cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường
và lợi thế của một quốc gia hay vùng lãnh thổ có liên quan ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước tại quốc gia hay
vùng lãnh thổ đó.


- 13/78 -

1.3.2

Đ c đi m và yêu c u c a môi tr ng đ u t

1.3.2.1 Đ c đi m
Môi trường đầu tư bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội:


Môi trường tự nhiên: Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, … Những quốc gia
nào có được vị trí địa lý thuận lợi hoặc nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú
sẽ là những quốc gia được nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất cao trong
vấn đề lựa chọn nơi đầu tư.



Môi trường xã hội: Bao gồm yếu tố chính trị - xã hội, môi trường pháp lý, môi
trường tài chính, môi trường kinh tế, dịch vụ hành chính công, …

1.3.2.2 Yêu c u c a m t môi tr ng đ u t hi u qu
-

Trước hết, môi trường đầu tư phải thật sự bình đẳng

Đầu tư là một trong những hoạt động chính của quá trình hội nhập kinh tế.

Sự hội nhập kinh tế quốc tế trong hoạt động đầu tư được thực hiện thông qua hai
nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia. Môi
trường đầu tư bình đẳng sẽ hoạt động dựa trên hai nguyên tắc này.


Nguyên tắc đối xử quốc gia trong hoạt động đầu tư – Nguyên tắc NT
(National Treatment): Nước tiếp nhận đầu tư FDI cam kết giành các điều kiện
đầu tư thuận lợi (ưu đãi) cho các nhà đầu tư các nước khác đến đầu tư ở
nước mình, không kém hơn những điều kiện nhà đầu tư nội địa được hưởng.



Nguyên tắc Tối huệ quốc trong hoạt động đầu tư – Nguyên tắc MFN (Most
Favoured Nations): Một nước sẽ giành các điều kiện thuận lợi (ưu đãi) cho
nhà đầu tư của các nước khác, không kém hơn những ưu đãi mà họ đã
giành cho các nhà đầu tư ở nước thứ 3 khác khi họ tiến hành đầu tư trên
lãnh thổ quốc gia mình.
Về thực chất, hai nguyên tắc này đều hướng đến mục đích chung là tạo ra

môi trường kinh doanh bình đẳng, môi trường đầu tư bình đẳng giữa các nhà đầu tư.
Sự bình đẳng này thể hiện ở tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau đều phải được đảm bảo quyền lợi như nhau trước các yêu cầu,
quy định của pháp luật, cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định
trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Đó chính là tính minh bạch của
chính quyền trong việc cung cấp thông tin cũng như giải quyết những vướng mắc
phát sinh từ phía doanh nghiệp, tính công bằng trong tiếp cận thông tin của tất cả
các loại hình doanh nghiệp.



- 14/78 -

Như vậy có thể nói rằng bình đẳng trong hoạt động đầu tư được xem là môi
trường sống của doanh nghiệp. Môi trường đầu tư tốt, thông thoáng sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, ngược lại môi trường đầu
tư bị ô nhiễm, “đi mắc núi, về mắc sông” sẽ là những trở ngại, hạn chế doanh nghiệp
phát triển. Một môi trường đầu tư thuận lợi sẽ tạo cơ hội và động lực cho các doanh
nghiệp - từ các doanh nghiệp nhỏ cho đến các công ty đa quốc gia - đầu tư có hiệu
quả, tạo công ăn việc làm và mở rộng hoạt động. Vì thế, cải thiện môi trường đầu tư
là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng hàng đầu đối với mỗi quốc gia trong
chiến lược phát triển kinh tế.
-

Thứ hai, môi trường đầu tư phải thật sự thông thoáng



Để môi trường đầu tư hoạt động hiệu quả, thu hút các nhà đầu tư thì các
ngành, các cấp, các địa phương cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh
tế thị trường, xây dựng các thể chế để tạo lập đồng bộ và vận hành thông
suốt các loại thị trường. Phải tiếp tục cải cách mạnh các thủ tục hành chính
tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế.



Đồng thời, phải ổn định được kinh tế vĩ mô. Cụ thể, hoàn thiện hệ thống
thuế theo hướng rà soát các chính sách, quy định về thuế trên cơ sở các
cam kết quốc tế đã ký kết. Cải tiến hệ thống giảm thuế và hoàn thuế; tổ

chức thực hiện tốt công tác quản lý thu ngân sách nhà nước; tăng cường
các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, nợ đọng thuế; chống gian lận
thương mại, trốn thuế. Tiếp tục tăng cường phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước cho địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước...

1.3.3

S c n thi t ph i quan tâm đ n môi tr ng đ u t
Hằng ngày, các doanh nghiệp trên khắp thế giới đều phải đứng trước những

quyết định quan trọng. Một nông dân buôn bán nhỏ phải cân nhắc xem có nên mở
rộng kinh doanh để bổ sung cho thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của gia đình mình
hay không. Một xưởng sản xuất địa phương phải xem xét có nên mở rộng dây
chuyền sản xuất hay không. Một công ty đa quốc gia phải lựa chọn địa điểm để đặt
thêm các nhà máy trên toàn cầu… Những quyết định của họ có ý nghĩa quan trọng
đối với tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương. Và quyết định của họ
lại phụ thuộc rất lớn vào cách thức định hình môi trường đầu tư ở các địa phương đó
thông qua chính sách và hành vi của chính phủ hay chính quyền địa phương.


×