Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

SKKN Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường THPT Trị An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 45 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường THPT Trị An
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SINH
HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT TRỊ AN

Người thực hiện: HUỲNH MINH TÂN
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2016-2017
Trang: 1


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: HUỲNH MINH TÂN
2. Ngày tháng năm sinh: 15/08/1967
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Vĩnh An - Vĩnh Cửu - Đồng Nai


5. Điện thoại: 061 3861 143(CQ);

ĐTDĐ: 0919664175

6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ:

Phó hiệu trưởng

8. Nhiệm vụ được giao: Phó hiệu trưởng chuyên môn
9. Đơn vị công tác:

Trường THPT Trị An

II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học
- Năm nhận bằng: 1994
- Chuyên ngành đào tạo: Toán
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Toán, Tin
Số năm có kinh nghiệm: 22
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm qua:

Trang: 2


MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SINH HOẠT

TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT TRỊ AN
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong trường THPT, tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ
máy tổ chức, quản lý của trường THPT. Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có
mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ
chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà
trường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác
hướng tới mục tiêu giáo dục.
Hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn là một hoạt động thiết yếu, chủ lực
cho tất cả hoạt động giáo dục. Vai trò quản lý của tổ trưởng góp phần không ít vào
việc nâng cao chất lượng giáo dục. Mọi công tác chuyên môn được bàn bạc, thống
nhất và đi đến việc thực hiện đều phải qua các sinh hoạt giữa các thành viên trong tổ
nhằm đảm bảo hiệu quả đúng theo mọi tiến độ của kế hoạch năm học đã được xây
dựng.
Năm học 2016 – 2017 về đổi mới công tác công tác quản lý và nâng cao chất
lượng giáo dục; tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trường THPT Trị An quyết tâm thi đua dạy tốt, học
tốt đã và đang tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và nâng cao chất lượng dạy học. Vậy để
thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra của các cấp, ngành thì trước hết phải đổi mới công tác
quản lý và đổi mới phải bắt đầu từ tổ chức các tổ chuyên môn.
Bởi vì, tổ chuyên môn là một bộ phận hết sức quan trọng trong tất cả các hoạt
động của trường học nói chung và trường THPT nói riêng. Tổ chuyên môn có vai trò
đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động, xây dựng chương trình
giảng dạy bộ môn, quản lý giáo viên trong tổ một cách cụ thể, đi sát các lớp, cập nhật
tình hình chất lượng học sinh cũng như trình độ, năng lực của giáo viên trong công tác
giảng dạy và giáo dục ở nhà trường. Để thực hiện mục tiêu đó, công tác quản lý tổ
chuyên môn cần có những biện pháp quản lý phù hợp góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học của trường. Do đó, bản thân đã đưa ra một sáng kiến kinh nghiệm: “Một
số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường
THPT Trị An”


Trang: 3


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận:
Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và
phát triển của nhà trường. Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành, nơi thực thi
nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh. Một nhà trường chỉ có thể thay đổi bằng
chính nội lực của mình. Động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển chính là
mối quan hệ, sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong khối đoàn kết và nỗ lực vươn lên
của mỗi cá nhân.
Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ,
năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình
giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là những vấn đề
thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, thực hiện các văn bản chỉ đạo,
thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thực tiễn được mang ra thảo
luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút ra những kết luận sư phạm, những biện pháp
khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của giáo viên. Sinh hoạt chuyên môn nhằm góp phần bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn
nghề nghiệp của giáo viên bậc trung học phổ thông. Vậy thực chất của sinh hoạt
chuyên môn là gì? Đó chính là những vấn đề xoay quanh câu hỏi: “Làm thế nào để
nâng cao hiệu quả giờ dạy, chất lượng học tập của học sinh”.
Để việc sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng, đạt được mục
tiêu thì cần thiết phải quản lí, chỉ đạo nội dung này một cách khoa học, chặt chẽ và có
những biện pháp quản lí khả thi nhất phù hợp với điều kiện thực tế về đội ngũ giáo
viên, tình hình học sinh trong môi trường sư phạm của nhà trường.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Thực trạng chung:
Thực tiễn cho thấy, trường nào mà công tác quản lí, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên

môn có hiệu quả thì sinh hoạt của tổ chuyên môn có nền nếp, nội dung sinh hoạt bám
sát yêu cầu, mục tiêu dạy học, nội dung chương trình, sách giáo khoa và nhiệm vụ
năm học, tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng
dạy của giáo viên, phong trào thi đua dạy và học tốt, chất lượng học tập của học sinh
được nâng lên.
Một giáo viên bậc trung học phổ thông ngoài dạy văn hóa còn phải làm công tác
kiêm nghiệm khác. Mỗi tuần dạy theo định mức qua tập sự là 17 tiết/tuần, tập sự là 15
tiết/ tuần; soạn bài, chấm bài, chuẩn bị phương tiện dạy học và làm các công tác khác
chiếm rất nhiều thời gian. Làm thế nào để giáo viên hào hứng tham gia sinh hoạt tổ
chuyên môn là cả một vấn đề cần quan tâm của công tác quản lí chuyên môn trong
nhà trường, đòi hỏi phải quan lí chặt chẽ về mặt thời gian, về nội dung. Nội dung sinh
hoạt phải thiết thực, gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ của giáo viên, làm cho giáo viên
thấy cần phải tham gia sinh hoạt chuyên môn và có nhu cầu sinh hoạt chuyên môn.
Trang: 4


Theo quy định, tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ 2 lần/1 tháng, nhưng thực tế do
nhiều nguyên nhân dẫn đến có một số tổ không thực hiện đầy đủ, cắt xén thời gian,
không đảm bảo thời lượng dẫn đến nội dung sinh hoạt không đảm bảo, giáo viên gặp
khó khăn không được giúp đỡ kịp thời; các văn bản chỉ đạo không được tìm hiểu kĩ
càng dẫn đến thực hiện không tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của giáo viên và
người phải chịu thiệt thòi chính là học sinh.
2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên và việc sinh hoạt chuyên môn:
Hiện nhà trường có 7 tổ chuyên môn: Tổ Toán - Tin: 13 GV; tổ Văn - GDCD: 13
GV; tổ Lý - KT: 08 GV; tổ Hóa - Sinh: 12 GV; tổ Ngoại ngữ: 09 GV; tổ Sử - Địa: 08
GV; tổ TD-GDQP: 07 GV
Nhìn chung, đội ngũ giáo viên tương đối ổn định, có sức khỏe, phẩm chất đạo
đức tốt, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương, nhiệt tình trong công việc và
có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hoạt động chuyên môn của nhà trường trong
nhiều năm có nền nếp, chất lượng dạy và học được nâng lên qua từng năm học. Tuy

vậy cũng còn bộc lộ một số nhược điểm sau:
− Cán bộ quản lí và tổ trưởng chưa thống nhất, chưa thể hiện đổi mới trong việc
phân cấp, phân quyền làm cho giáo viên khó thực hiện công việc.
− Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như
giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công nhiệm
vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ động xây dựng và thực
hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt
chuyên môn.
− Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó,
chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ
những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Trong các buổi sinh hoạt không khí
thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được
mang ra bàn bạc, thảo luận.
− Tình hình cơ sở vật chất của trường cùng với thời lượng giảng dạy của các môn
học, do đó trường phải bố trí học 2 ca từ thứ 2 đến thứ bảy hàng tuần.
− Thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 - 2017 là. Thực thi nhiệm vụ của cán bộ quản
lý phụ trách chuyên môn, tôi nhận thấy cần tăng cường công tác quản lý việc sinh
hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường, mặc dù gặp nhiều khó khăn khi đề cập vấn
đề này song được sự quan tâm của đồng nghiệp, được sự giúp đỡ của Hiệu trưởng,
tôi xin đưa ra sáng kiến “Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả
sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường THPT Trị An” góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục trong nhà trường.

Trang: 5


III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Giải pháp 1: Chọn và bồi dưỡng cho tổ trưởng/nhóm trưởng
Hoạt động chuyên môn trong trường chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó tổ
chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Thế

nên vai trò của tổ trưởng chuyên môn là người trục tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động
của giáo viên và các khối lớp, là người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và chất
lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình.
Chính vì thế mà ngay từ đầu năm học, sau khi đã cân nhắc kĩ càng, tôi tham mưu với
Hiệu trưởng để chọn ra được những tổ trưởng thật sự đáp ứng được các yêu cầu công
tác.
Tổ trưởng chuyên môn là giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn vững
vàng, có sức khỏe được Hiệu trưởng tin tưởng, giáo viên tin cậy nhưng lại ít được bồi
dưỡng nghiệp vụ quản lý như Hiệu trưởng , Phó hiệu trưởng. Vì vậy tôi quan tâm đến
bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo chuyên môn trong tổ. Đó là những kiến thức, kỷ
năng xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch tổ theo năm học, tháng , tuần; bồi
dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ; kiểm tra hồ sơ sổ sách, việc thực hiện chương
trình, thời khóa biểu của các giáo viên trong tổ; kiểm tra việc làm đồ dùng dạy học, sử
dụng đồ dùng dạy học; tham gia kiểm tra toàn diện....
Bồi dưỡng cho tổ trưởng kỷ năng đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.
Bồi dưỡng cho tổ trưởng kỷ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên
môn cho từng tuần, tháng, cả năm học; bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành một
buổi sinh hoạt , tổ chức sinh hoạt một chuyên đề, sinh hoạt theo nghiên cứu bài học,
một cuộc thi trong tổ; một số kỷ năng ra đề kiểm tra, phân công nhiệm vụ của từng
giáo viên trong tổ sao cho đúng người, đúng việc; kiểm tra, đôn đốc để điều chỉnh và
giúp đỗ giáo viên một cách kịp thời.
Cách thức thực hiện
- Tham mưu với Hiệu trưởng chọn tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng.
- Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm các tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng.
- Nhà trường chuẩn bị các văn bản, tài liệu liên quan đến việc bồi dưỡng như tài
liệu về nghiệp vụ quản lý, tài liệu về tập huấn của chuyên môn,...
- Tổ chức bồi dưỡng vào đầu của mỗi học kỳ và đột xuất khi có các văn bản chỉ
đạo của cấp trên.
- Yêu cầu các tổ trưởng phải nắm vững các văn bản chỉ đạo, nắm vững chương
trình, chuẩn kiến thức, kỷ năng cơ bản của môn học của các khối lớp trong tổ phụ

trách.
2. Giải pháp 2: Sắp xếp và bố trí thời gian sinh hoạt tổ chuyên mô
Bởi thực trạng của nhà trường học 2 ca từ thứ 2 đến thứ 7, do đó tất cả các thành
Trang: 6


viên trong mỗi tổ cùng nhau nghỉ vào một buồi gặp khó khăn. Chính vì vậy, việc sắp
xếp và bố trí thời gian sinh hoạt tổ là phải phù hợp cho cả giờ dạy và sinh hoạt của
mỗi thành viên trong mỗi tổ.
Cách thức thực hiện
- Đầu tiên, chuẩn bị để bước vào đầu năm học, tổ trưởng chuyên môn dự kiến
phân phân công chuyên môn sao cho phù hợp và lưu ý tránh việc có giáo viên thừa
giờ, thiếu giờ.
- Ban giám hiệu rà soát lại sự phân công của tổ trưởng, sau đó kết hợp với công
việc xếp thời khóa biểu cùng với tổ trưởng điều chỉnh lại một cách hợp lý sao cho các
thành viên trong mỗi tổ được cùng nhau nghỉ vào một buổi.
- Nhà trường thông báo lịch sinh hoạt tổ chuyên môn của các tổ thông qua kế
hoạch của nhà trường ngay từ đấu mỗi học kỳ. Qua đó giúp cho việc quản lý của nhà
trường rất thuận lợi và có hiệu quả.
- Khi có sự thay đổi nào đó về nhân sự, nhà trường kịp thời điều chỉnh, vẫn duy
trì được cách thức này.
3. Giải pháp 3: Quản lý, hướng dẫn tổ trưởng xây dựng kế hoạch sinh hoạt
chuyên môn của tổ.
Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của tổ được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa các
Kế hoạch của nhà trường như: Kế hoạch năm học; Kế hoạch chuyên môn; Kế hoạch
kiểm tra nội bộ; ...Khi xây dựng Kế hoạch cần căn cứ vào tình hình thực tiễn của từng
tổ cả về đội ngũ và trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học. Trong Kế hoạch tổ
chuyên môn thì nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là một phần rất quan trọng. Nội
dung này phải thể hiện được những công việc cần phải làm trong cả năm học và bổ
sung những vấn đề Nhà trường chỉ đạo hoặc nẩy sinh tăng cường các giải pháp bồi

dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém sau mỗi lần kiểm tra; dạy học theo
nhóm; những vấn đề giáo viên chưa nắm vững hoặc gặp khó khăn trong quá trình dạy
học đặc biệt quan tâm đến những giáo viên mới ra trường hoặc năng lực chuyên môn
còn hạn chế.
Năm học này, tập trung chú trọng vào nội dung sinh hoạt chuyên môn về đổi mới
phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên
môn của trường trung học qua mạng theo công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày
08/10/2014 của Bộ GD&ĐT và Công văn của Sở Số: 2522 /SGDĐT-GDTrH ngày
19 tháng 9 năm 2016 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học phổ
thông năm học 2016-2017.
Cách thức thực hiện:
- Ban giám hiệu phải triển khai, phổ biến một cách kịp thời các văn bản chỉ đạo
chuyên môn của các cấp; phải lưu trữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy
học của các cấp. Dựa vào các văn bản của các cấp, ban giám hiệu phải xây dựng được
Trang: 7


quy chế chuyên môn của đơn vị mình một cách cụ thể và có tính khả thi cao. Phân
công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn bản này đến cán bộ, giáo viên một
cách đầy đủ, kịp thời.
- Hiệu trưởng ban hành Kế hoạch năm học nhà trường.
- Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lập kế hoạch kịp thời cho các hoạt động
chuyên môn chung toàn trường trong từng năm học, học kỳ, từng tháng, tuần, dành
thời gian hợp lý cho các tổ chuyên môn.
- Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn triển khai, hướng dẫn cho các tổ trưởng
chuyên môn biết kỷ năng xây dựng một bản Kế hoạch năm, học kỳ, tháng, tuần; Kế
hoạch các nhân; Kế hoạch chuyên đề của trường, cụm trường và cách thức thực hiện
Kế hoạch đó.
- Hướng dẫn cụ thể một quy trình xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn bao
gồm các bước:

bước 1: Lập dự thảo Kế hoạch chuyên môn
bước 2: Thông qua, lấy ý kiến đóng góp của tập thể
bước 3: Điều chỉnh, hoàn thiện chỉnh lý dự thảo kế hoạch
bước 4: Gửi dự thảo kế hoạch cho Hiệu trưởng phê duyệt
bước 5: Công bố và thực hiện kế hoạch
- Dựa vào kế hoạch trên các tổ chuyên môn chủ động trong việc lập kế hoạch
hoạt động của tổ. Trong đó có kế hoạch tổ chức học tập các chuyên đề giảng dạy,
chuyên đề về bồi dưỡng học sinh giỏi, phù đạo học sinh yếu kém, phân công giáo viên
thao giảng minh hoạ chuyên đề ...
- Ban giám hiệu luôn giám sát việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.
- Khi có sự thay đổi do một lý do nào đó thì ban giám hiệu phải nhanh chóng kịp
thời điều chỉnh lại kế hoạch cho phù hợp và triển khai ngay đến các tổ trưởng chuyên
môn hoặc thông qua cuộc họp Hội đồng sư phạm nhà trường, nhằm mục đích thực
hiện đúng chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.
4. Giải pháp 4: Quản lý, tư vấn cho tổ trưởng quy hoạch nội dung sinh hoạt
chuyên môn, quy trình triển khai buổi sinh hoạt chuyên môn
3.1 Sinh hoạt chuyên môn thường xuyên
Sinh hoạt chuyên môn thường xuyên: Được tổ chức định kì 2 lần/tháng, bao
gồm các nội dung sau:
− Triển khai các văn bản, kế hoạch của cáp trên, nhà trường.
− Thảo luận các nội dung có liên quan giữa 2 lần sinh hoạt định kì.
− Thảo luận các bài học trong sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn học, hướng dẫn
Trang: 8


hoạt động giáo dục, thống nhất nội dung cần điều chỉnh, làm cho bài học trong
sách giáo khoa, tài liệu học tập cập nhật, phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp
với vùng miền, nâng cao năng lực sư phạm, năng lực nghề nghiệp cho GV.
− Thảo luận về việc hướng dẫn học sinh sắp xếp các dụng cụ học tập để bổ sung
hoặc thay thế các dụng cụ học tập; trang trí sắp xếp có khoa học.

− Trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phát huy vai trò chủ động, tích cực
của học sinh.
− Trao đổi kinh nghiệm đánh giá quá trình và kết quả của học sinh.
− Các hoạt động hành chính, sự vụ khác trong nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn
theo quy định của điều lệ trong quy chế của nhà trường.
Cách thức thực hiện:
- Ban giám hiệu triển khai các văn bản của cấp trên, các kế hoạch cụ thể hàng
tháng, học kỳ, năm học kịp thời đến các tổ trưởng chuyên môn.
- Tổ trưởng chuyên môn dựa vào đó phải có kế hoạch cụ thể cho buổi sinh hoạt
thường xuyên.
- Ban giám hiệu bám sát, theo dõi nội dung sinh hoạt của mỗi tổ và kịp thời xử lý
những vướng mắc nếu có.
3.2 Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề
Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo
khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo
khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với
việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường.
Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và
các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích
cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi
chuyên đề đã xây dựng. Khi xây dựng một chủ đề ta cần chú ý :
− Các chủ đề dự định làm trong năm học phải được xây dựng, dự kiến từ đầu năm
học, phân công người thực hiện.
− Ban giám hiệu cần có sự quan tâm đầu tư thỏa đáng cả về nhân lực, tài lực và thời
gian.
− Ban giám hiệu phải chủ động cùng với các tổ trưởng chuyên môn thảo luận và xây
dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; đồng thời tích cực tự học tự bồi
dưỡng để có đủ trình độ, năng lực hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên
− Hàng năm, căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường, Hội đồng khoa học nhà
trường tổ chức cho giáo viên đăng kí đề tài sáng kiến kinh nghiệm, làm báo cáo

chủ đề về các nội dung sát thực, cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà
Trang: 9


trường. Khuyến khích các tổ cùng tham gia xây dựng các chủ đề này.
− Các chủ đề, sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng tốt sau khi nghiệm thu cần được
phổ biến rộng rãi tới toàn thể giáo viên trong trường, liên trường để họ áp dụng
vào giảng dạy.
− Có chính sách khen thưởng hợp lý cho những giáo viên có báo cáo chủ đề, sáng
kiến kinh nghiệm tốt.
Quy trình triển khai Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề của trường/cụm
trường
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Bước 2: Điều hành buổi sinh hoạt theo chủ đề
Bước 3: Kết thúc buổi sinh hoạt theo chủ đề
Chú ý: Khi xây dựng một chủ đề ta cần thực hiện qua các bước
+ Xây dựng chủ đề dạy học
+ Biên soạn câu hỏi/bài tập
+ Thiết kế tiến trình dạy học
+ Tổ chức dạy và dự giờ
+ Phân tích, rút kinh nghiệm
Hình thức sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề
Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề có thể thực hiện theo các hình thức khác
nhau như: sinh hoạt theo môn học, theo nhóm môn học, sinh hoạt trong nhà trường;
sinh hoạt theo cụm trường; sinh hoạt trên mạng "Trường học kết nối", ngoại khóa
hay thông qua các Hội thi,...
Cách thức thực hiện:
- Đầu năm học, ban giám hiệu triển khai, quán triệt các công văn của cấp trên
liên quan đến các hoạt động chuyên môn của năm học.
- Trên tinh thần đó, các tổ thảo luận, trao đổi chọn và xây dựng chủ đề sinh hoạt

trong học kỳ, năm học rồi đăng ký với nhà trường. Lưu ý chủ đế phải phù hợp với
năng lực của học sinh và tình hình thực thế của nhà trường, địa phương.
- Ban giám hiệu cùng tham gia, chỉ đạo , tư vấn để chủ đề phù hợp với mục tiêu
của nhà trường đề ra.
- Ban giám hiệu phê duyệt chủ đề, chủ động hổ trợ về mọi mặt và có kế hoạch
giám sát quá trình thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề của mỗi tổ.
- Ban giám hiệu thường xuyên phối hợp với các tổ chuyên môn giải quyết các
vướng mắc khi thực hiện.
Trang: 10


3.3 Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
Tạo cơ hội cho giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, phát huy khả năng
sáng tạo của mình và biết chia sẽ kiến thức, kỷ năng cho nhau, kết nối lý thuyết với
thực hành.
Đảm bảo tất cả học sinh tham gia quá trình học tập, đồng thời nâng cao chất
lượng học tập của từng học sinh.
Khi dự giờ để nghiên cứu một bài học nào đó ta cần lưu ý:
Thứ nhất, nên thay đổi mục đích của việc dự giờ từ dự giờ để đánh giá sang dự giờ
để học tập, bởi dự giờ để đánh giá sẽ không thể tạo ra bầu không khí mà trong trong
đó mọi giáo viên có thể thoải mái bày tỏ với đồng nghiệp những ý kiến, chia sẻ những
khó khăn mà chúng ta gặp phải trong quá trình dạy học. Điều đó sẽ hạn chế việc phát
triển năng lực chuyên môn của giáo viên vì sự phát triển năng lực chuyên môn của
giáo viên gắn liền với các mối quan hệ giữa giáo viên với Hiệu trưởng, Phó hiệu
trưởng và giữa giáo viên với nhau. Dự giờ là dịp để chúng ta thiết kế lại bài học dựa
trên thực tế đã xảy ra trong tiết dạy minh họa. Thực tế tiết dạy minh họa giúp chúng ta
thấy rõ ý thức, thái độ, phản ứng của học sinh từ đó nghiên cứu xây dựng cách thức
đáp lại phản ứng đó, xem xét lại cách tổ chức hoạt động học tập, ra bài tập cũng như
việc hướng dẫn học ở nhà để cải tiến việc học của học sinh.
Thứ hai, làm thay đổi suy nghĩ của giáo viên về việc dự giờ. Từ chỗ sinh hoạt chuyên

môn để "phán xét" lẫn nhau thành sinh hoạt chuyên môn để phản hồi. Thông qua dự
giờ giáo viên khác, chúng ta cần nhìn lại chính mình trong quá khứ. Có thể chúng ta
cũng đã trải qua tình huống tương tự như vậy, chúng ta đã phản ứng thế nào khi đó và
chúng ta làm thế nào với tình huống tương tự trong tương lai.
Thứ ba, Khi dự giờ đề nghị giáo viên bên cạnh việc quan sát cách tổ chức lớp học,
các hành động, ngôn ngữ, cử chỉ của giáo viên cần tập trung vào việc quan sát thực tế
học tập của học sinh, quan sát cử chỉ, thái độ, nét mặt, hoạt động của học sinh. Do đó
cũng cần lưu ý giáo viên chọn vị trí ngồi dễ quan sát nhất và phù hợp với không gian
lớp học, nên là ngồi hai bên hoặc phía trên. Người dự không nên can thiệp vào việc
học của học sinh như mượn sách vở, ghế ngồi hoặc trao đổi với nhau làm người dạy
cũng như học sinh mất tập trung.
Khi thảo luận về tiết học học nên theo quy trình sau:
Mở đầu, cần tạo điều kiện cho giáo viên dạy nêu mục tiêu, ý tưởng xây dựng trong
thiết kế bài dạy, những ý tưởng đã thực hiện được, những ý tưởng chưa thực hiện
được, những tình huống phát sinh đã thực hiện trong khi tiến hành bài học; những
điều thấy tâm đắc và cả những điều tự thấy mình chưa hài lòng.
Khi thảo luận, nội dung trao đổi cần tập trung vào việc nhận xét các hoạt động học
tập của học sinh: Hoạt động nào hiệu quả, hoạt động nào chưa hiệu quả? Câu hỏi nào
hay? Tình huống nào tốt? Học sinh nào, nhóm nào hoạt động hiệu quả, lí do? Học
sinh nào chưa tập trung chú ý vào việc học, vì sao?... Giáo viên dự giờ cũng cần trao
Trang: 11


đổi về những khả năng học sinh đạt được trong thực tế giờ học rồi đem đối chiếu với
ý định của giáo viên dạy.
Nên tránh cách nói: "Theo tôi phải thế này, thế kia...", "Nếu tôi dạy bài này, tôi sẽ
làm thế này, thế kia..." bởi mỗi giờ học có rất nhiều cách dạy khác nhau.
Đối với người chủ trì, cần tạo cơ hội cho tất cả người dự được phát biểu; cần tìm
hiểu ý nghĩa của những ý kiến đóng góp nhằm làm sáng tỏ những gì họ muốn phát
biểu thì mọi người sẽ học hỏi được nhiều điều; không nhất thiết tổng kết buổi thảo

luận mà khuyến khích mỗi giáo viên tự phát triển khả năng tổng kết của mình.
Quy trình triển khai Sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu bài học
Bước 1: Chuẩn bị bài dạy minh họa
Bước 2: Dạy minh họa và dự giờ
Bước 3: Thảo luận sau dự giờ
Cách thức thực hiện:
1.1. Nhiệm vụ của Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng
- Thay đổi nhận thức, hành vi, giữ vai trò chủ động trong việc tạo niềm tin cho
giáo viên về những thay đổi tích cực của bản thân trong các buổi dự giò sinh hoạt
chuyên môn.
- Thường xuyên chỉ đạo tổ/ nhóm, chuyên môn dựa trên phân tích hoạt động
học tập của học sinh. Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất cho các tổ, nhóm
chuyên môn và giáo viên để triển khai công việc.
- Thực sự coi sinh hoạt chuyên môn là nền tảng là biện pháp quan trọng để thay
đổi chất lượng học tập của học sinh và văn hóa nhà trường.
- Tìm hiểu đầy đủ thông tin, cách thức thực hiện mô hình sinh hoạt chuyên môn
dựa trên nghiên cứu bài học.
- Tổ chức, giới thiệu mô hình sinh hoạt chuyên môn dựa trên hoạt động của học
sinh. Có cơ chế động viên khen thưởng kịp thời các tổ nhóm chuyên môn tích cực đổi
mới.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn.
- Lên kế hoạch bổ sung thiết bị dạy học đảm bảo cho hoạt động dạy và học của
nhà trường (máy chiếu, máy ảnh, máy quay, tư liệu, học liệu….)
1.2. Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn
- Chủ động xây dựng kế hoạch triển khai đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa
trên nghiên cứu bài học.
- Khuyến khích giáo viên đăng kí dạy minh họa, yêu cầu tất cả giáo viên cùng
tham gia dự giờ, thảo luận và khuyến khích giáo viên vận dụng những điều đã học vào
Trang: 12



thực tế.
- Tổ chức cho giáo viên tham gia thiết kế, thảo luận về kế hoạch bài học (giáo
án), tổ chức dạy minh họa, dự giờ, suy ngẫm, phân tích bài học trên cơ sở phân tích
các hoạt động của học sinh, tổ chức họp rút kinh nghiệm để từ đó cải tiến phương
pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, xây dựng thành bài học kinh nghiệm, áp dụng vào
công việc hàng ngày.
1.3. Nhiệm vụ của giáo viên
− Tìm hiểu nội dung, cách thức thực hiện mô hình sinh hoạt chuyên môn dựa trên
nghiên cứu bài học.
− Đăng kí nhóm tham gia thiết kế bài dạy minh họa, suy nghĩ tìm tòi, tích cực sáng
tạo để xây dựng ý tưởng/nội dung, phương pháp mới để thiết kế bài học.
− Học cách quan sát học sinh, ghi chép, lắng nghe, suy nghĩ.
− Học cách lắng nghe và phản hồi mang tính xây dựng.
− Tự rút kinh nghiệm cho bản thân.
− Hình thành thói quen lắng nghe và chia sẻ ý kiến, xây dựng mối quan hệ đồng
nghiệp thân thiện, công tác, hợp tác.
− Xác định được mục tiêu sinh hoạt chuyên môn là giúp mọi giáo viên có cơ hội học
tập lẫn nhau. sinh hoạt chuyên không phải là nơi giáo viên giỏi dạy bảo giáo viên
yếu.
− Cùng nhau phan tích nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học và tìm biện
pháp cải thiện, nâng cao chất lượng dạy và học.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Qua tổ chức thực hiện các giải pháp nêu trên, năm học này nhà trường đạt được
một số kết quả nổi bật như sau:
− Các tổ trưởng chuyên môn có đầy đủ năng lực quản lý chuyên môn của tổ mình.
− Đảm bảo được thời gian sinh hoạt chuyên môn của mỗi tổ một cách hợp lý.
− Các tổ trưởng chuyên môn đều có kỷ năng xây dựng được một bản kế hoạch phù
hợp và thực thi đạt hiệu quả.
− Một số chủ đề, bài học được các tổ sinh hoạt rất có hiệu quả, cụ thể như sau:

Tổ Toán - Tin:
+ Chủ đề: Ứng dụng máy tính bỏ túi vào việc giải phương trình lượng
giác
+ Chủ đề: Một số lưu ý khi dạy lập trình pascal
Trang: 13


+ Bài: Khảo sát hàm số
+ Bài: Phép quay
+ Bài: Vẽ đồ thị parabol.
Tổ Sử - Địa:
+ Chủ đề: Những cuộc chiến tranh đế quốc trong thế kỷ 20
+ Chủ đề: Sử dụng Atlat địa lý để phát triển năng lực học tập của học
sinh
Tổ Hóa:
+ Chủ đề: Phân bón hóa học và Quá trình quang hợp
Tổ Lý:
+ Chủ đề: Quan sát một số ứng dụng của thấu kính hội tụ
Tổ Văn - GDCD:
+ Chủ đề: Phương pháp dạy truyện ngắn đạt hiệu quả cao
+ Bài : Cách dạy tác phẩm Tuyên ngôn độc lập
Tổ TD-QP:
+ Bài: Kỹ thuật sử dụng lựu đạn.
+ Bài: Đội ngũ đơn vị.
+ Bài: Nhảy cao-Đá cầu
− Qua Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường: 14 giáo viên đạt.(phụ lục 1)
− Qua việc bồi dưỡng học sinh giỏi: Tất cả giáo viên được phân công bồi dưỡng học
sinh 10, 12, máy tính cầm tay đều có học sinh đạt giải với số lượng vượt kế hoạch
đề ra(phụ lục 2).
− Nhà trường đã tổ chức được sinh chuyên môn theo chủ đề của cụm trường, cụ thể

với các trường THPT Vĩnh Cửu, THCS-THPT Huỳnh Văn Nghệ với các chủ đề rất
bổ ích: Tổ Văn - GDCD : Tổ chức Hội Văn học dân gian; Tổ tiếng Anh: Hội thi
Vui học tiếng anh trực tiếp có sự giúp đỡ của người nước ngoài; Tổ Lý: Tổ chức
Quan sát một số ứng dụng của thấu hội tụ. Tổ Sử-Địa: tổ chức tham quan tìm hiểu
Di tích lịch sử chiến Khu D.
− Kết quả đánh giá chung của học sinh đạt được:
+ Học sinh giỏi cấp tỉnh khối 12 đạt 37 giải(theo Công văn số 149/SGDĐTKTKĐCLGD ngày 20/01/2017 của Sở. phụ lục 3)

Trang: 14


+ Học sinh giỏi cấp tỉnh khối 10 đạt 33 giải(theo Công văn số 1126/SGDĐTKTKĐCLGD ngày 26/07/2017 của Sở. phụ lục 4)
+ Tỉ lệ học sinh giỏi, khá tăng; yếu, kém giảm(phụ lục 5)
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Sáng kiến có phạm vi áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả tại trường THPT Trị An.
Trong quá trình quản lý và chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn để nâng cao chất
lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, tôi có một số đề xuất sau:
− Đối với nhà trường.
+Triển khai kịp thời các văn bản của cấp trên và tổ chức bồi dưỡng. hướng dẫn cho
các tổ trưởng chuyên các kỷ năng vào dầu mỗi năm học. Tuyên truyền và phân
tích rõ cho giáo viên phải nhận thức được là tại sao phải đổi mới sinh hoạt
chuyên môn.
+Cung cấp các loại sách tham khảo, trang thiết bị phục vụ dạy học, kinh phí nhằm
tạo điều kiện để giáo viên nâng cao tay nghề.
+Tích cực dự sinh hoạt chuyên môn tổ để nắm bắt và tư vấn kịp thời cho tổ trưởng
trong tổ chức nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.
− Đối với giáo viên:
Thực hiện tốt quy định của ngành, của đơn vị, tích cực chủ động trong giảng dạy
học sinh, đổi mới phương pháp giảng dạy. Không ngừng học hỏi, tích luỹ kinh
nghiệm từ đồng nghiệp, từ thông tin, sách vở để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp

vụ.
Trên đây là một số giải pháp quản lý và chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh
hoạt tổ chuyên môn ở trường THPT. Sáng kiến này mới chỉ nêu được thực trạng và
một số biện pháp sinh hoạt chuyên môn của tổ ở trường THPT Trị An trên cơ sở vận
dụng lý luận khoa học quản lý kết hợp với thực tế của nhà trường.
Với điều kiện và thời gian có hạn, khả năng phân tích và tổng hợp có mức độ,
kinh nghiệm chưa có nhiều, còn phải vừa làm vừa học hỏi thêm nên trong khi trình
bày không thể tránh khỏi những thiếu sót và còn có những hạn chế nhất định. Rất
mong nhận được sự góp ý kiến của các đồng chí đồng nghiệp và sự chỉ đạo của lãnh
đạo cấp trên để tôi tiếp tục nâng cao kỷ năng quản lý, góp những kinh nghiệm nhỏ bé
của mình vào công tác quản lý để nâng cao chất lượng toàn diện nói chung và chất
lượng chuyên môn nói riêng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!./.
Trang: 15


VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GD&ĐT về việc
hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học
qua mạng;
2. Công văn số: 2507/SGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Sở giáo
gục và Đào tạo Đồng Nai về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới
phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động
chuyên môn của trường trung học qua mạng;
3. Công văn của Sở số: 2522 /SGDĐT-GDTrH ngày 19 tháng 9 năm 2016 về
việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học phổ thông năm học
2016-2017;
4. Tài liệu tập huấn: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp trung học phổ thông. Bô
Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Đại học sư phạm - Hà Nội - 2014

5. Tài liệu Hội thảo - Tập huấn Đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục ở
trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Bô
Giáo dục và Đào tạo. Hà Nội - 2016.

Trang: 16


VII. PHỤ LỤC
- Phụ lục 1:
Danh sách giáo viên giỏi cấp trường

Trang: 17


Trang: 18


- Phụ lục 2:
Bảng phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi khối 10, 12

Trang: 19


- Phụ lục 3:
Công văn số 149/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 20/01/2017 của Sở

Trang: 20


- Phụ lục 4:

Công văn số 1126/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 26/07/2017 của Sở

Trang: 21


- Phụ lục 5:
Kết quả học sinh giỏi, khá tăng; yếu, kém giảm so với năm học 2015-2016
Học lực
Tổng
số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
HS SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
Năm học
12
1180
11% 545 46% 468 40% 39 3% 0
0
2016-2017
8
Năm học
56
1132 71 6% 397 35%
49% 104 9% 0
0
2015-2016
0

NGƯỜI THỰC HIỆN

Huỳnh Minh Tân

Trang: 22


Hết

Trang: 23


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường THPT Trị An
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SINH
HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT TRỊ AN

Người thực hiện: HUỲNH MINH TÂN
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 
(Ghi rõ tên bộ môn)
- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình  Đĩa CD (DVD)

 Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học: 2016-2017
Trang: 24


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
IV.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
10.Họ và tên: HUỲNH MINH TÂN
11.Ngày tháng năm sinh: 15/08/1967
12.Nam, nữ: Nam
13.Địa chỉ: Vĩnh An - Vĩnh Cửu - Đồng Nai
14.Điện thoại: 061 3861 143(CQ);

ĐTDĐ: 0919664175

15.Fax:

E-mail:

16.Chức vụ:

Phó hiệu trưởng

17.Nhiệm vụ được giao: Phó hiệu trưởng chuyên môn
18.Đơn vị công tác:

Trường THPT Trị An


V. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học
- Năm nhận bằng: 1994
- Chuyên ngành đào tạo: Toán
VI. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Toán, Tin
Số năm có kinh nghiệm: 22
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm qua:

Trang: 25


×