Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển hậu giang, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

TRƯƠNG CẢNH TUYÊN

RñI RO TÝN DôNG T¹I NG©N HμNG
®ÇU T− Vμ PH¸t TRIÓN HËU GIANG,
THùC TR¹NG Vμ GI¶I PH¸P
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGÔ QUANG HUÂN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

TRƯƠNG CẢNH TUYÊN

RñI RO TÝN DôNG T¹I NG©N HμNG
®ÇU T− Vμ PH¸t TRIÓN HËU GIANG,
THùC TR¹NG Vμ GI¶I PH¸P

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2009




MôC LôC
Trang

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ

1

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
1.1. Những lý luận chung về tín dụng và rủi ro tín dụng ngân

1

hàng
1.1.1. Khái niệm về tín dụng và rủi ro tín dụng ngân hàng

1

1.1.1.1. Tín dụng là gì?

1

1.1.1.2. Ý nghĩa của hoạt động tín dụng đối với NHTM


2

1.1.1.3. Rủi ro tín dụng là gì?

2

1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

4

1.1.2.1. Rủi ro tín dụng do yếu tố khách quan từ môi trường kinh

4

doanh
1.1.2.2. Rủi ro tín dụng do yếu tố chủ quan từ người vay

4

1.1.2.3. Rủi ro tín dụng do yếu tố chủ quan từ ngân hàng cho vay

5

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng

6

1.2.1. Sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng

6


1.2.1.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng

6

1.2.1.2. Sự cần thiết quản lý rủi ro tín dụng

6

1.2.2. Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng

8

1.2.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng

10

1.2.3.1. Xác định mục tiêu quản lý RRTD

11

1.2.3.2. Đánh giá RRTD

11


1.2.3.3. Kiểm soát RRTD

12


1.2.3.4. Tài trợ RRTD

14

1.2.3.5. Quản lý chương trình RRTD

14

1.2.4. Các chỉ số đo lường RRTD

15

1.2.4.1. Khái niệm nợ xấu

15

1.2.4.2. Các chỉ số đo lường RRTD

18

1.2.5. Kinh nghiệm QTRR ở một số nước

18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

25

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ


26

RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN HẬU GIANG (BIDV HẬU GIANG)
2.1. Giới thiệu sơ lược về BIDV Hậu Giang

26

2.1.1. Tổng quan về tình hình KT-XH tỉnh Hậu Giang

26

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Hậu Giang

26

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và sơ đồ bộ máy của BIDV Hậu Giang

28

2.1.4. Sơ lược hoạt động của BIDV Hậu Giang giai đoạn 2004-2007

29

2.2. Tình hình nợ xấu và nguyên nhân

33

2.2.1. Các chỉ số đo lường nợ xấu tại BIDV Hậu Giang


33

2.2.2. Phân tích nguyên nhân nợ xấu

36

2.3. Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

40

ĐTPT Hậu Giang
2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý RRTD của BIDV Hậu Giang

40

2.3.2. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng

41

2.3.2.1. Phân loại chất lượng khoản vay

41

2.3.2.2. Nhận diện rủi ro tín dụng

41

2.3.2.3. Hệ thống phân tích, đánh giá, đo lường RRTD

42



2.3.3. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng.

43

2.4. Đánh giá công tác quản lý RRTD trong thời gian qua tại

46

BIDV Hậu Giang
2.4.1. Những mặt làm được.

46

2.4.2. Những mặt tồn tại, hạn chế

47

2.4.3. Bài học kinh nghiệm

48

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

51

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

53


QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV HẬU GIANG.
3.1. Định hướng phát triển của BIDV Hậu Giang đến năm 2015.

53

3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2015.

53

3.1.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2008.

54

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

54

3.1.2.2. Các chỉ tiêu chủ yếu

54

3.2. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả QLRR

55

3.2.1. Nhóm giải pháp về kiểm soát rủi ro

56


3.2.2. Nhóm giải pháp về tài trợ rủi ro

58

3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ khác

62

3.3. Một số kiến nghị.

68

3.3.1. Đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

68

3.3.2. Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

72

3.3.2. Đối với các Ban, ngành và địa phương

73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

75

KẾT LUẬN


76

TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC PHỤ LỤC


DANH MôC C¸C Ký HIÖU Vμ CH÷ VIÕT T¾T
NHTM

: Ngân hàng Thương mại

NHTMCP

: Ngân hàng Thương mại Cổ phần

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

BASEL

: Ủy Ban Basel về Giám sát Hoạt động Ngân hàng

CIC

: Trung tâm Thông tin Tín dụng – Ngân hàng Nhà nước

KSNB

: Kiểm soát nội bộ


KH

: Khách hàng

NH

: Ngân hàng

TCTD

: Tổ chức Tín dụng

BIDV

: Ngân hàng Đầu tư – Phát triển Việt Nam.

CBTD

: Cán bộ tín dụng

RRTD

: Rủi ro tín dụng

HĐQT

: Hội đồng Quản trị

HĐTD


: Hội đồng tín dụng

HMTD

: Hạn mức tín dụng

QLRRTD

: Quản lý rủi ro tín dụng

TGĐ

: Tổng giám đốc

TSĐB

: Tài sản đảm bảo

SPTD

: Sản phẩm tín dụng

SXKD

: Sản xuất kinh doanh


DANH Môc B¶NG, BIÓU, H×NH VÏ
Trang

Hình 2.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy của BIDV Hậu Giang

29

Bảng 2.2

Khái quát tình hình hoạt động 2004-2007

31

Bảng 2.3

Cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn

32

Bảng 2.4

Tình hình dư nợ tín dụng theo chất lượng khoản

33

vay
Bảng 2.5

Các chỉ số đo lường chất lượng tín dụng

34


Bảng 2.6

Các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng

34

Biểu đồ 2.7

Biểu đồ về dư nợ, nợ trong hạn, nợ quá hạn

35

Biểu đồ 2.8

Biểu đồ về nợ trong hạn, nợ quá hạn và dự phòng

36

rủi ro
Bảng 2.9

Bảng kết quả khảo sát thực tế về nguyên nhân rủi

37

ro tín dụng
Hình 2.10

Sơ đồ quản lý nợ xấu


44

Hình 2.11

Sơ đồ quản lý rủi ro tín dụng

45


phần mở đầu
1. Lí DO CHN TI.
Trong cơ chế thị trờng, hoạt động kinh doanh của ngân hng luôn
tiểm ần nhiều rủi ro nh: rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản,
rủi ro tín dụng Trong tất cả các loại rủi ro kể trên thì rủi ro tín dụng l loại
rủi ro chiếm tỷ trọng lớn v phức tạp nhất. Rủi ro tín dụng xảy ra không chỉ
gây nên những tổn thất về ti chính m còn gây nên những thiệt hại to lớn về
uy tín ngân hng, lm giảm sút niềm tin của công chúng đối với cả hệ thống
ngân hng. Do tính chất lây lan của nó, rủi ro tín dụng có thể l đầu mối của
những cuộc khủng hoảng ti chính hoặc khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Thực tế hoạt động tín dụng của các Ngân hng thơng mại Việt Nam
thời gian qua cho thấy: Hiệu quả của hoạt động tín dụng cha cao, chất
lợng tín dụng cha tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn v nợ khó đòi còn ở mức
cao so với khu vực v thế giới, xu hớng phát triển không bền vững.
Nền kinh tế thị trờng với xu hớng ton cầu hoá kinh tế v quốc tế
hoá các luồng ti chính đã lm thay đổi căn bản hệ thống ngân hng, hoạt
động kinh doanh ngy cng trở nên phức tạp, các Ngân hng trong nớc sẽ
phải đối mặt với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt trong một môi trờng kinh
doanh ton cầu biến động khó lờng. c bit trong thi gian qua s v
ca hng lot cỏc tp ũan ti chớnh, cỏc ngõn hng ln rờn th gii nh: Tp

ũan Fannie v Fredie, tp ũan AIG; Ngõn hng Lehman Brother, ngõn
hng Merrill Lynch T thực tế đó đòi hỏi hệ thống ngân hng thơng mại
trong nc phải có những cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản trị
rủi ro. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, đặc biệt l quản trị rủi
ro tín dụng tại các Ngân hng thơng mại Việt Nam đang l vấn đề bức xúc
cả trên mặt lý luận v thực tiễn.


Với mong muốn đóng góp cho Ngân hng Đầu t v Phát triển tỉnh
Hậu Giang ngy cng phát triển lớn mạnh, em mạnh dạn chọn đề ti Rủi ro
tín dụng tại Ngân hng Đầu t v Phát triển tỉnh Hậu Giang, thực trạng
v giải pháp lm luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế ngnh Quản trị Kinh doanh.
2. MC TIấU NGHIấN CU.
- Hệ thống hóa lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động
ngân hng v những kinh nghiệm quản lý rủi ro tại một số nớc trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạt động tín dụng v quản lý rủi
ro tín dụng của Ngân hng Đầu t v Phát triển Việt Nam Hậu Giang, những
kết quả đạt đợc v những yếu kém còn tồn tại, để từ đó tìm ra những
nguyên nhân v rút ra bi học kinh nghiệm.
- Đề ra các giải pháp v kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản
trị rủi ro tín dụng tại Ngân hng Đầu t v Phát triển Hậu Giang, bảo đảm an
ton v phát triển bền vững của hoạt động tín dụng của ngân hng trong tình
hình hội nhập với nền kinh tế thế giới.
3. I TNG V PHM VI NGHIấN CU.
- i tng nghiờn cu: ti c nghiờn cu v ri ro tớn dng ti
Ngân hng Đầu t v Phát triển tỉnh Hu Giang
- Phm vi, thi gian nghiờn cu: Hot ng tớn dng ca Ngõn hng
u t v Phỏt trin Hu Giang giai on 2004-2007 trong mi tng quan
vi hot ng ca cỏc ngõn hng thng mi khỏc trờn lónh th Vit Nam
núi chung v tnh Hu Giang núi riờng.

4. PHNG PHP NGHIấN CU V THU THP S LIU.
- Phng phỏp nghiờn cu: S dng phng phỏp thng kờ, so sỏnh,
phõn tớch, khỏi quỏt, nhm lm rừ cỏc mc tiờu nghiờn cu.
- Phng phỏp thu thp s liu, x lý s liu: Thu thp s liu th cp
c ly t cỏc bỏo cỏo thng niờn, cỏc bỏo cỏo tng kt hot ng kinh


doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hậu Giang, từ các cơ quan thống
kê, báo đài. Đồng thời tác giả thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp
pháng vÊn trùc tiÕp c¸n bé lμm c«ng t¸c tÝn dông t¹i BIVD HËu Giang… và
được xử lý trên máy vi tính.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
- Thông qua luận văn này, tác giả mong muốn đề xuất một số giải
pháp khả thi, đặc biệt là giải pháp về xây dựng ngân hàng dữ liệu chống rủi
ro, giải pháp về quản lý và thu hồi tài sản đảm bảo… nhằm nâng cao hiệu
quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hậu Giang
trên cơ sở nghiên cứu khoa học, tổng kết, đánh giá toàn diện và có hệ thống.
- Đề tài có thể áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hậu Giang. Một số giải pháp hiện đang
được triển khai tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hậu Giang và bước đầu
đã đem lại kết quả rất khả quan.
6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài được kết cấu thành 03
chương cụ thể như sau:
6.1. Chương 1: là chương trình bày tổng quan về lý thuyết tín dụng
ngân hàng và quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng và kinh nghiệm quản lý rủi
ro trên thế giới nhằm làm cơ sở lý luận, phục vụ cho việc phân tích đánh giá
thực trạng hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Hậu Giang.
6.2. Chương 2: là chương phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín

dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Hậu Giang, qua đó nêu lên những mặt đã làm được và những mặt còn hạn


chế, yếu kém cần khác phục đồng thời cũng rút ra những bài học kinh
nghiệm, Chương 2 cũng là cơ sở để tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Hậu Giang.
6.3. Chương 3: là chương tác giả nêu lên những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hậu
Giang, đồng thời có một số kiến nghị đối với Chính phủ, đối với Ngân hàng
Nhà nước và các Ban, ngành, địa phương có liên quan.


Trang 1

Ch−¬ng 1:
Lý THUYÕT VÒ TÝN DôNG NG©N HμNG
Vμ QU¶N Lý RñI RO TÝN DôNG NG©N HμNG

1.1. Những lý luận chung về tín dụng và rủi ro tín dụng ngân hàng.
1.1.1. Khái niệm về tín dụng và rủi ro tín dụng ngân hàng.
1.1.1.1. Tín dụng là gì: Là sự vận động đơn phương của giá trị từ người
cho vay sang người đi vay và sẽ quay về với người cho vay cả vốn và lãi trong
một kỳ hạn xác định nào đó. (Trang 87 – Tiền tệ và ngân hàng của PGS.TS Lê
Văn Tề)
Như vậy, với khái niệm trên giao dịch tín dụng thể hiện một số nội dung sau:
- Bên chuyển giao (người cho vay) cho người nhận chuyển giao một lượng
giá trị nhất định. Giá trị này được thể hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hình thái hiện
vật như: hàng hóa, máy móc, thiết bị, bất động sản.

- Bên nhận chuyển giao (người đi vay) chỉ được sử dụng tạm thời lượng
giá trị của người cho vay trong một khỏang thời gian nhất định. Sau khi hết thời
hạn sử dụng theo thỏa thuận, người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay.
- Giá trị được hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, nói
cách khác người đi vay phải trả thêm một phần lãi vay phát sinh trong thời gian vay.
Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ
các ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi
phí nhất định. (Trang 117 – Tiền tệ và ngân hàng của PGS.TS Lê Văn Tề)
Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới
hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, bảo
lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước (NHNN), trong đó hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ
trọng lớn nhất.


Trang 2

1.1.1.2. Ý nghĩa của hoạt động tín dụng đối với ngân hàng thương mại.
Trong nền kinh tế thị trường, cung cấp tín dụng là một chức năng kinh tế
cơ bản của hệ thống ngân hàng, là cơ sở chủ yếu để đánh giá chất lượng hoạt
động ngân hàng. Đối với hầu hết các ngân hàng, dư nợ tín dụng chiếm tới hơn
50% tổng tài sản có và thu nhập từ tín dụng chiến khoản từ 50% đến 70% tổng
thu nhập. Cấp tín dụng còn là khởi điểm của việc khách hàng sử dụng nhiều dịch
vụ phi tài sản của ngân hàng.
Tuy đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng hoạt động tín dụng
cũng chính là hoạt động ẩn chứa nhiều rủi ro nhất. Do đó nó cần nhận được sự
quan tâm đặc biệt của các nhà quản trị ngân hàng thương mại (NHTM) cũng
như công tác giám sát, đánh giá và điều chỉnh hoạt động của NHNN. Trong hầu
hết các trường hợp, một danh mục cho vay được quản trị kém là nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến sự thất bại của một ngân hàng, đồng thời là một nguyên nhân

ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính và đôi khi là mở đầu của một cuộc khủng
hoảng kinh tế. (Trang 298 – Quản trị NHTM của PGS-TS Nguyễn Thị Mùi).
1.1.1.3. Rủi ro tín dụng là gì?
Khái niệm rủi ro: Rủi ro là sự kiện xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng
xấu đến hoạt động của NHTM (Trang 293 – Quản trị NHTM của PGS-TS
Nguyễn Thị Mùi). Ngân hàng với chức năng là trung gian tài chính giữa người
cho vay và người đi vay, là kênh phân phối vốn quan trọng nhất của nền kinh tế.
Hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường rất nhạy cảm, có liên quan
đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố
khách quan và chủ quan. Hơn nữa, ngân hàng không chỉ hoạt động trong lĩnh
vực huy động vốn và cho vay vốn mà còn rất nhiều lĩnh vực khác như: thanh
toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, chứng khoán, thẻ ATM… Do đó, hoạt động
của các ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rủi ro chung đối với một ngân hàng
có nghĩa là mức độ không chắc chắn liên quan đến những sự kiện, những tình


Trang 3

huống gây nên những tổn thất kinh tế, làm chi phí tăng lên, thu nhập và lợi
nhuận ngân hàng giảm đi so với dự kiến ban đầu. Rủi ro có thể được đo lường
cho các loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau của ngân hàng. Thông thường mức lợi
nhuận mong đợi càng cao thì xác suất xảy ra rủi ro càng lớn.
Các ngân hàng kinh doanh thành công khi mức độ rủi ro của họ được giữ
ở mức hợp lý, được kiểm soát trong phạm vi và năng lực tài chính của bản thân
ngân hàng đó. Do đặc thù kinh doanh nên hoạt động ngân hàng phải đối mặt với
nhiều loại rủi ro như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối
đoái, rủi ro công nghệ và hoạt động, rủi ro quốc gia và những rủi ro khác…
Trong tất cả các loại rủi ro trên thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất, phức tạp
nhất và luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM.
Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng

dẫn đến một khách hàng vay hoặc một đối tác không thể thực hiện nghĩa vụ đã
thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng làm cho ngân hàng không thu đầy đủ hoặc
không thu được cả gốc và lãi của khoản vay. Hay nói một cách khác rủi ro tín
dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động
ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có
khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. (Trang 293 – Quản trị
NHTM của PGS-TS Nguyễn Thị Mùi).
Do vốn chủ sở hữu của ngân hàng chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng tài
sản nên chỉ cần một tỷ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến thu
nhập của ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng, hoặc có
thể phá sản. Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay mà còn bao
gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như: các hoạt
động bảo lãnh, cam kết, chấp nhận tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên
ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ….


Trang 4

1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.
Yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng rất đa dạng, trong quan hệ tín dụng
có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người đi vay. Nhưng người đi
vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi
phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi trường kinh doanh,
và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất
phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do yếu tố khách quan. Rủi ro xuất
phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do yếu tố chủ quan.
1.1.2.1. Rủi ro tín dụng do yếu tố khách quan từ môi trường kinh
doanh.
- Sự thay đổi của môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây
tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh.

- Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới.
- Sự tấn công của hàng nhập lậu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa thực sự lành mạnh, việc chạy
theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến
chất lượng khoản vay.
- Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ
quan pháp luật cấp địa phương.
- Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước.
- Hệ thống thông tin hỗ trợ tín dụng còn bất cập.
- Thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên
vật liệu đầu vào tăng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó
khăn tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ.
1.1.2.2. Rủi ro tín dụng do yếu tố chủ quan từ người vay.
- Sử dụng vốn sai mục đích so với phương án kinh doanh khi giải ngân.


Trang 5

- Năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả
năng quản lý.
- Khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng dưới một danh nghĩa hay
nhiều thực thể khác nhau nên thiếu sự phân tích trên tổng thể, khó theo dõi được
dòng tiền dẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán
dây chuyền.
- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch, che dấu các khoản lỗ.
- Chưa thực sự thay đổi quan điểm, còn xem vốn ngân hàng là vốn nhà
nước, nếu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả thì ngân hàng chịu, ngân hàng
thua lỗ thì nhà nước chịu.
- Khách hàng kinh doanh thua lỗ, hàng hóa sản xuất ra không bán được,

không trả được nợ vay ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng do khách hàng cố ý lừa đảo.
1.1.2.3. Rủi ro tín dụng do yếu tố chủ quan từ ngân hàng cho vay.
- Rủi ro do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay nên
dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm .
- Rủi ro do thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay, hệ thống cảnh báo
sớm về các khoản vay có vấn đề không hiệu quả nên không thể can thiệp kịp thời.
- Rủi ro do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm được giao,
chưa thật sự quan tâm đến chất lượng tín dụng.
- Rủi ro do hệ thống kiểm soát trong khi cho vay không chặt chẽ và kém
hiệu quả.
- Rủi ro do lõng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ của ngân hàng.
- Rủi ro do ý muốn chủ quan của người xét duyệt hoặc cấp có thẩm quyền.
- Rủi ro do bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Rủi ro do việc chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo ngành nghề, lĩnh vực
còn chậm.


Trang 6

Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác như: Môi trường kinh doanh có nhiều
biến động và mang tính toàn cầu; Do tính không ổn định ngày càng tăng của thị
trường tài chính; Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng; Sự can
thiệp của cơ quan chính quyền….
Cần lưu ý rằng dù yếu tố từ phía khách hàng hay từ phía ngân hàng hoặc
bất kỳ yếu tố nào, yếu tố chủ quan hay khách quan đều dẫn đến hậu quả khách
hàng không trả được nợ. Tuy nhiên, việc phân tích và phân định rõ ràng các yếu
tố sẽ giúp ngân hàng có biện pháp xử lý thích hợp trong từng tình huống cụ thể.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng.
1.2.1. Sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng.

1.2.1.1. Khái niệm về quản lý rủi ro tín dụng: Quản lý rủi ro tín dụng là
những biện pháp, cách thức mà ngân hàng trang bị cho mình nhằm làm sao vừa
tăng trưởng tín dụng để thu được lợi nhuận mong muốn, vừa kiềm chế rủi ro ở
mức độ mà ngân hàng có khả năng chịu đựng được.
1.2.1.2. Sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng: luôn luôn là mối quan
tâm hàng đầu của các NHTM ngay cả đối với những nền kinh tế phát triển ổn
định và là điều kiện vô cùng cần thiết cho sự thành công lâu dài của ngân hàng
với những lý do sau:
a. Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt,
tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế đặc thù như quy luật giá
trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… ngày càng phát huy tác dụng. Đặc
biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, những rủi ro trong sản xuất, kinh
của nền kinh tế thị trường trực tiếp hay gián tiếp tác động đến hiệu quả kinh
doanh của các NHTM.


Trang 7

Các NHTM đứng giữa người có vốn và người cần vốn, thực hiện chức
năng huy động vốn và cho vay. Đây cũng chính là lĩnh vực hoạt động kinh doanh
chủ yếu của bất kỳ một ngân hàng nào. Trong hoạt động tín dụng, cho dù hệ số
an toàn vốn có đạt tới 8% (theo tiểu chuẩn quốc tế) thì so với tài sản có, vốn
liếng của bản thân ngân hàng cũng vô cùng nhỏ bé. Hoạt động kinh doanh của
ngân hàng vì thế bao gồm rất nhiều loại rủi ro. Do đó, ngân hàng cần đánh giá cơ
hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro - lợi ích nhằm tìm ra những lợi ích
xứng đáng với mức rủi ro có thể chấp nhận được. Ngân hàng sẽ hoạt động tốt
nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được chứ không
thể chối bỏ rủi ro.
b. Hiệu quả kinh doanh của NHTM phụ thuộc vào mức độ rủi ro.

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có nhiều yếu tố khách quan và chủ
quan mang lại rủi ro, nhiều yếu tố bất khả kháng nên không tránh khỏi rủi ro.
Chính vì vậy, hàng năm các NHTM được phép và cần trích lập quỹ bù đắp rủi ro
hạch toán vào chi phí. Quy mô quỹ bù đắp rủi ro căn cứ vào mức độ và khả năng
rủi ro. Nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ tăng và ngược lại. Như vậy, hiệu
quả kinh doanh của NHTM tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro của ngân hàng.
c. Quản lý rủi ro tín dụng tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất
lượng hoạt động kinh doanh của NHTM.
Trong quản trị NHTM, QLRRTD là một nội dung quan trọng mà các cấp
lãnh đạo, quản lý, điều hành đặc biệt quan tâm. Vì vậy, những nhà quản trị
NHTM cần được trang bị các kiến thức về QLRRTD, cung cấp thông tin cập
nhật, có đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, bộ máy kiểm soát kiểm tra hiệu quả là
điều kiện cần thiết để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Do đó quản lý rủi ro tín dụng được xem là một nghiệp vụ chủ đạo, là thước đo
năng lực của NHTM.


Trang 8

Việc quản lý rủi ro tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công hay
thất bại của một ngân hàng. Ở hầu hết các ngân hàng trên thế giới, nguyên nhân
chủ yếu của các vụ đỗ vở liên quan trực tiếp đến việc buông lỏng các tiêu chuẩn
cấp tín dụng với khách hàng vay, các bên đối tác, đến việc quản trị danh mục
kém hiệu quả, hoặc thiếu quan tâm đến những thay đổi của môi trường kinh tế. Ở
Việt Nam đã từng xảy ra nhiều đỗ vở hệ thống ngân hàng mà nguyên nhân chủ
yếu cũng từ quản lý rủi ro tín dụng kém như vụ Epco-Minh Phụng, vụ
COVESCO, vụ ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Việt Hoa…Quản lý rủi ro tín
dụng vì thế luôn được coi là hoạt động trung tâm của mọi ngân hàng.
1.2.2. Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng.
Quản trị rủi ro ngân hàng được dựa trên hàng loạt những nguyên tắc, trong

đó bao gồm một số nguyên tắc cơ bản sau:
1.2.2.1 Nguyên tắc chấp nhận rủi ro: Các nhà quản trị ngân hàng cần
phải chấp nhận rủi ro ở mức cho phép nếu như mong muốn có được thu nhập
phù hợp từ những hoạt động nghiệp vụ của mình. Dĩ nhiên, mỗi nghiệp vụ cụ thể
sau khi đánh giá mức độ rủi ro các ngân hàng thương mại (NHTM) cần xây dựng
chiến thuật “phòng chống rủi ro”. Tuy nhiên, loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt
động ngân hàng là không thể, bởi vì rủi ro ngân hàng – là sự hiện hữu khách
quan vốn có trong các nghiệp vụ của ngân hàng. Do đó, nguyên tắc đầu tiên
trong quá trình quản trị rủi ro đối với các nhà quản trị ngân hàng là phải nhận
biết những “rủi ro cho phép”.
1.2.2.2 Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép: Nguyên tắc này đòi hỏi
phần lớn rủi ro trong “gói rủi ro cho phép” phải có khả năng điều tiết trong quá
trình quản lý, mà không phụ thuộc vào những hoàn cảnh khách quan và chủ quan
của nó. Chỉ đối với những loại rủi ro như vậy thì các nhà quản trị ngân hàng mới
có thể sử dụng tất cả những “vũ khí”, “nghệ thuật” của mình để điều tiết chúng.


Trang 9

Ngoài ra, đối với các loại rủi ro không có khả năng “điều chỉnh” cần phải được
chuyển đẩy sang các công ty bảo hiểm bên ngoài.
1.2.2.3 Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt: Một trong
những nguyên lý cơ bản của lý thuyết quản trị rủi ro là các loại rủi ro khá độc lập
với nhau và sự thiệt hại do một loại nào đó trong “gói rủi ro cho phép” gây nên
không nhất thiết sẽ làm tăng xác suất xảy ra với các loại rủi ro khác. Nói cách
khác, về nguyên tắc sự thiệt hại đối với ngân hàng do các loại rủi ro khác nhau
gây nên là khá độc lập với nhau và quá trình quản lý chúng cần phải được điều
tiết riêng biệt, không thể gộp các loại rủi ro khác nhau vào một nhóm để đưa ra
cùng một phương pháp điều hành.


1.2.2.4 Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu
nhập: Nguyên tắc này là nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro. Các ngân hàng
trong quá trình hoạt động của mình chỉ được phép chấp nhận các loại, mức độ
rủi ro mà thiệt hại khi chúng xảy ra ở mức không được cao quá mức thu nhập
phù hợp. Có nghĩa rằng, tất cả các loại rủi ro có mức độ rủi ro cao hơn mức độ
thu nhập mong đợi cần phải được loại bỏ.

1.2.2.5 Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng
tài chính: Giá trị thiệt hại mà ngân hàng mong muốn từ những khoản rủi ro phải
phù hợp với phần vốn mà ngân hàng có thể trích dự phòng cho những thiệt hại
khi chúng xảy ra. Khi rủi ro xảy ra, nó kéo theo sự thiệt hại thu nhập, giảm tiềm
năng lợi nhuận và nhịp độ phát triển của ngân hàng trong tương lai. Do đó, giá trị
thiệt hại phải phù hợp với mức vốn dự phòng của ngân hàng và ngân hàng phải
xác định được mức độ (dự báo) phù hợp, bao gồm cả những khoản rủi ro không
thể chuyển được sang cho đối tác hay các công ty bảo hiểm bên ngoài.

1.2.2.6 Nguyên tắc hiệu quả kinh tế: Mục đích cơ bản của việc quản lý
rủi ro ngân hàng là điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro khi xảy ra. Cùng
với điều này, chi phí của ngân hàng bỏ ra để điều tiết phải thấp hơn giá trị thiệt


Trang 10

hại do những rủi ro ngân hàng có khả năng xảy ra và thậm chí ở mức độ giá trị
cao nhất khi chúng xảy ra.

1.2.2.7 Nguyên tắc hợp lý về thời gian: Thời gian tồn tại của một nghiệp
vụ ngân hàng càng lâu thì biên độ xảy ra rủi ro càng lớn, khả năng điều tiết
những tác động tiêu cực của nó và tính kinh tế của quản lý rủi ro càng thấp. Khi
bắt buộc phải tồn tại các nghiệp vụ này thì ngân hàng phải đảm bảo có mức độ

thu nhập phụ trội cần thiết không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì mục đích bù đắp
những chi phí để điều tiết tác động của rủi ro trong trường hợp chúng xảy ra.

1.2.2.8 Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng: Hệ
thống quản lý rủi ro cần phải được dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của
chiến lược phát triển của ngân hàng cũng như các chính sách điều hành từng hoạt
động riêng biệt của ngân hàng.
1.2.2.9 Nguyên tắc chuyển đẩy các loại rủi ro không cho phép: Nguyên
tắc này đòi hỏi các loại rủi ro nằm trong “gói rủi ro cho phép” phải có khả năng
mang tính chuyển đẩy cao. Các loại rủi ro không tương thích với khả năng của
ngân hàng trong việc điều tiết những hậu quả tiêu cực khi chúng xảy ra hay
không phù hợp với những yêu cầu cụ thể của chiến lược và chính sách điều hành
hoạt động của ngân hàng cần phải được loại bỏ khỏi “gói rủi ro cho phép”. Hay
nói cách khác, chúng chỉ được cho vào khi có khả năng chuyển đẩy cao sang các
đối tác hoặc các công ty bảo hiểm bên ngoài.
Trên đây là 9 nguyên tắc cơ bản để từ đó mỗi ngân hàng xây dựng cho
mình một chính sách quản trị rủi ro ngân hàng riêng biệt. Chính sách quản trị rủi
ro ngân hàng phải được xem là một cấu phần trong chiến lược hoạt động chung
của ngân hàng và nó đòi hỏi phải xây dựng được một hệ thống phòng chống từ
xa, đưa ra được giải pháp nhằm điều tiết các tác động xấu đến tình hình tài chính
của ngân hàng.
1.2.3. Nội dung cơ bản của QLRRTD tại các NHTM.


Trang 11

1.2.3.1. Xác định mục tiêu của QLRR.
Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng là để tối đa hoá thu nhập trên cơ sở
giữ mức độ rủi ro hoặc tổn thất tín dụng ở mức ngân hàng cho là hợp lý, được
kiểm soát và trong phạm vi nguồn lực tài chính của ngân hàng.

Để thực hiện mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng, việc quan trọng cần làm là:
Bộ phận quản lý rủi ro của ngân hàng phải xác định mức rủi ro cho từng giao
dịch viên, từng sản phẩm, từng bộ phận cụ thể. Những chỉ tiêu này là những tiêu
chuẩn để đo lường sự hoàn thành nhiệm vụ của các bộ phận nghiệp vụ cũng như
đo lường sự thành công của chương trình và tạo nền tảng cho các hoạt động quản
lý rủi ro tín dụng.
1.2.3.2. Đánh giá rủi ro tín dụng.
Là tất cả những hoạt động liên quan đến việc nhận diện, phân tích và đo
lường rủi ro tín dụng. Việc đánh giá rủi ro phải xác định được những rủi ro liên
quan đến các sản phẩm, dịch vụ hay các hoạt động liên quan đến việc cấp tín
dụng của ngân hàng.
Nhận diện rủi ro tín dụng: Bước đầu tiên để có một chương trình quản
trị rủi ro tín dụng hiệu quả là phải nhận biết và xác định được các loại rủi ro tín
dụng mà TCTD có thể gặp phải thông qua việc phân tích khách hàng, môi trường
kinh doanh, đặc thù các sản phẩm, dịch vụ và qui trình nghiệp vụ tín dụng. Một
trong những cách phân tích rủi ro cơ bản là phân tích từ nguyên nhân đến tổn
thất theo “chuỗi rủi ro” với 5 mắc xích như sau: Mối nguy cơ => Môi trường rủi
ro => Sự tương tác giữa mối nguy cơ và yếu tố môi trường => kết quả trực tiếp
=> Hậu quả lâu dài. Việc phân tích theo chuỗi rủi ro sẽ tạo điều kiện cho các
nhà quản trị phát triển các phương pháp kiểm soát rủi ro và hiệu quả xảy ra như
thế nào để có phương pháp kiểm soát phù hợp.


Trang 12

Đo lường rủi ro tín dụng: Việc đo lường rủi ro, đánh giá khả năng và giá
trị tổn thất theo tần số và mức tổn thất. Quá trình đo lường có thể mang hình thức
đánh giá chất lượng hoặc đánh giá số lượng. Hiện nay trên thực tế có 3 phương
pháp định lượng cơ bản là:
- Phương pháp thống kê: Bản chất của phương pháp này là dựa trên việc

tính được xác suất xảy ra thiệt hại đối với những nghiệp vụ tín dụng được nghiên cứu.
- Phương pháp kinh nghiệm: Phương pháp này được hình thành trên kinh
nghiệm của các chuyên gia. Và để chính xác hơn các nhà quản trị ngân hàng có
thể kết hợp phương pháp thống kê và phương pháp kinh nghiệm với nhau
(phương pháp này thường được các ngân hàng áp dụng)
- Phương pháp tính toán – phân tích: Phương pháp này dựa trên việc xây
dựng đường cong xác suất thiệt hại và đánh giá rủi ro tín dụng ngân hàng dựa
trên sự biến thiên của đồ thị toán ứng dụng bằng phương pháp ngoại suy. Tuy
nhiên, việc đánh giá rủi ro tín dụng trên cơ sở toán về mặt lý thuyết chưa hoàn
thiện. Vì vậy phương pháp này trên thực tế hiện nay chưa được áp dụng rộng rãi.
1.2.3.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng.
Là những hoạt động tập trung vào việc né tránh, ngăn chặn, giảm bớt, nếu
không thì cũng là kiểm soát những rủi ro tín dụng. Cần thiết phải có các chốt
kiểm tra nằm trong các quy trình nghiệp vụ (Ví dụ: Hệ thống kiểm soát nội bộ)
để kiềm chế rủi ro tín dụng trong hạn mức cho phép, đồng thời có biện pháp để
theo dõi các trường hợp vượt hạn mức rủi ro đã qui định. Chi phí cho các thủ tục
kiểm soát cao có thể giảm thiểu rủi ro tối đa nhưng hiệu quả lại thấp, ngược lại
chi phí cho các thủ tục kiểm soát thấp có thể đem lại lợi nhuận cao nhưng rủi ro
cũng có thể cao. Ban điều hành phải tìm ra sự cân bằng tối ưu giữa chi phí cho
các thủ tục kiểm soát và lợi ích đem lại từ các thủ tục đó, từ đó lựa chọn các thủ
tục kiểm soát rủi ro phù hợp. Các phương pháp kiểm soát rủi ro gồm có:


Trang 13

- Né tránh rủi ro: Là né tránh những hoạt động, con người, tài sản làm
phát sinh tổn thất có thể có bởi không thừa nhận nó ngay từ đầu hoặc bởi loại bỏ
nguyên nhân dẫn tới tổn thất đã được thừa nhận. Biện pháp đầu tiên là chủ động
né tránh trước khi rủi ro xảy ra và biện pháp thứ 2 là loại bỏ những nguyên nhân
gây ra rủi ro. Tuy nhiên, né tránh rủi ro thông qua việc loại bỏ những nguyên

nhân gây ra rủi ro không hoàn toàn phổ biến như chủ động né tránh trước khi rủi
ro xảy ra.
- Ngăn ngửa tổn thất: Tập trung vào việc giảm bớt số lượng tổn thất xảy
ra (giảm tần suất) hay giảm mức thiệt hại khi tổn thất xay ra. Các hoạt động ngăn
ngừa rủi ro tìm cách can thiệp vào 3 mắc xích đầu tiên của chuỗi rủi ro là sự nguy
hiểm, môi trường rủi ro, sự tương tác giữa mối nguy hiểm và môi trường.
- Giảm thiểu rủi ro: Hoạt động này đang thiệp vào mắc xích thứ 3 của
chuỗi rủi ro (chỉ thỉnh thoảng) và mắc xích thứ 4 và thứ 5 (thông thường hơn):
Sự tác động qua lại giữa mối hiểm hoạ và môi trường, kết quả và hậu quả.
Những nỗ lực giảm thiểu tổn thất chỉ có thể tập trung vào mắc xích thứ 3 khi mà
biện pháp giảm thiểu tổn thất can thiệp để ngăn tổn thất lại khi nó đang diễn ra.
Mắc xích thứ 4 và 5 được đề sướng sau khi tổn thất xuất hiện và nhà quản trị rủi
ro phải tối thiểu hoá kết quả và hậu quả của nó.
- Đa dạng hoá: Là nỗ lực của ngân hàng nhằm cố gắng phân chia tổng rủi
ro tín dụng của ngân hàng thành nhiều dạng khác nhau và tận dụng sự khác biệt
để dùng may mắn của rủi ro này bù đắp tổn thất cho rủi ro khác thông qua danh
mục đầu tư tín dụng hợp lý. Các chuyên gia ngân hàng tin tưởng rằng đa dạng
hoá là biện pháp hiệu quả nhất để kiểm soát rủi ro tín dụng bất kỳ một NHTM nào.
Việc đa dạng hoá danh mục cho vay của ngân hàng sẽ làm giảm tối đa rủi
ro do các khoản vay có mức độ rủi ro khác nhau theo năng lực, qui mô khách
hàng; theo ngành hàng, theo hình thức sở hữu…. Ví dụ: Ở Việt Nam hoạt động


Trang 14

của ngành nông nghiệp có độ bất ổn cao hơn các ngành khác. Doanh nghiệp có
nguyên liệu đầu vào nhập khẩu chịu nhiều biến động và dể thua lỗ hơn các
doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước. Các doanh nghiệp nhỏ
thường năng động, thích ứng nhanh với thay đổi của môi trường kinh doanh hơn
các doanh nghiệp có qui mô lớn.

Các dự án cho vay dài hạn có nhiều rủi ro hơn các món vay ngắn hạn, cho
vay ngoại tệ sẽ gánh thêm rủi ro tỷ giá bên cạnh rủi ro tín dụng nếu trạng thái
ngoại tệ của ngân hàng không cân đối. Các khoản vay lớn có chi phí quản lý rẽ
hơn nhưng rủi ro hơn các khoản vay nhỏ. Chính vì thế, các ngân hàng phải đa
dạng hoá danh mục cho vay của mình, không nên cho vay 1, 2 ngành hàng hoặc
một vài doanh nghiệp lớn. Việc đa dạng hoá cũng phải thực hiện đối với các
thành phần kinh tế, loại sản phẩm, thời hạn cho vay và phải phù hợp với cơ cấu
nguồn vốn của ngân hàng.
1.2.3.4. Tài trợ rủi ro tín dụng.
Những hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng cung cấp những phương tiện đền
bù tổn thất xảy ra, gây quỹ cho những chương trình khác sẽ giảm bớt bất trắc và
rủi ro hay để gia tăng những kết quả thiết thực. Việc tài trợ cho những tổn thất
tín dụng có thể bao gồm những biện pháp chẳng hạn như: Mua bảo hiểm cho các
khoản cho vay, trích lập quỹ dự phòng rủi ro…
1.2.3.5. Quản lý chương trình rủi ro.
Qui tắc về quản trị rủi ro tín dụng (tháng 9/2000) của Ủy ban Basel quy
định đối với hội đồng quản trị của ngân hàng là phải có trách nhiệm phê duyệt và
định kỳ xem xét lại chiến lược rủi ro tín dụng và những chính sách tín dụng quan
trọng của ngân hàng. Ban giám đốc có trách nhiệm thực hiện chiến lược rủi ro
tín dụng và xây dựng các chính sách và quy trình để xác định, đo lường theo dõi
và kiểm soát rủi ro tín dụng đối với toàn bộ sản phẩm và hoạt động của ngân hàng.


×