Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở các hộ gia đình khu vực duyên hải nam trung bộ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.99 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------------------

HUỲNH THỊ UYÊN LINH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO ĐÓI
Ở CÁC HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC DUYÊN HẢI NAM
TRUNG BỘ VIỆT NAM

Chuyên ngành :

KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Mã số

60.31.05

:

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP.HCM, 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM
-----------------------------

HUỲNH THỊ UYÊN LINH


CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGHÈO ĐÓI
Ở CÁC HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC DUYÊN HẢI NAM
TRUNG BỘ VIỆT NAM

Chuyên ngành :

KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Mã số

60.31.05

:

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. TRẦN VĂN THIỆN

TP.HCM, 2009


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập. Với tư cách là tác giả của
nghiên cứu, tôi xin cam đoan rằng những nhận định và luận cứ khoa học đưa ra
trong báo cáo này hoàn toàn không sao chép từ các công trình khác mà xuất phát
từ chính kiến bản thân tác giả, mọi sự trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Những
số liệu trích dẫn đều được sự cho phép của các cơ quan ban ngành. Nếu có sự đạo
văn và sao chép tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học.


Tác giả

Huỳnh Thị Uyên Linh


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự cảm kích sâu sắc đến
quý Thầy Cô vì sự hỗ trợ, hướng dẫn vô giá và sự khích lệ trong quá trình học tập
và nghiên cứu:
Quí Thầy Cô đã tham gia và hỗ trợ giảng dạy, nghiên cứu của Chương trình
giảng dạy kinh tế Fulbright;
Quí Thầy Cô đã tham gia và hỗ trợ giảng dạy, nghiên cứu của Trường Đại
học kinh tế TP.Hồ Chí Minh;
Đặc biệt là PGS.TS Trần Văn Thiện, người hướng dẫn khoa học cho tôi
trong quá trình nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan và bạn bè đã hỗ trợ và
động viên cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.


Trang 1

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................6
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................7
CHƯƠNG 1...........................................................................................................11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO ĐÓI...................................................................11
1.1 Khái niệm nghèo đói....................................................................................11

1.1.1 Nghèo tuyệt đối.......................................................................................12
1.1.2 Nghèo tương đối.....................................................................................13
1.2 Các phương pháp xác định đối tượng nghèo hiện nay. .............................14
1.2.1 Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo quốc tế ....................................14
1.2.2 Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo theo chương trình xóa đói giảm
nghèo quốc gia.................................................................................................14
1.2.3 Thước đo chỉ số nghèo đói và bất bình đẳng.........................................15
1.2.3.1 Chỉ số đếm đầu (Po).........................................................................15
1.2.3.2 Chỉ số khoảng cách nghèo................................................................16
1.2.4 Đường cong Lorenz và hệ số Gini...........................................................17
1.3 Nguyên nhân của nghèo đói........................................................................17
1.4 Những nét chính về tình hình nghèo đói trên thế giới và ở Việt Nam ......18
1.4.1 Tổng quan về nghèo đói ở các nước trên thế giới ...................................18
1.4.2 Tổng quan về nghèo đói tại Việt Nam.....................................................19
1.4.3 Các kết quả nghiên cứu có liên quan đến nghèo đói có thể tham khảo....20
1.4.4 Các xu hướng chính liên quan đến nghèo đói. ......................................24
CHƯƠNG 2...........................................................................................................28
THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐÓI
NGHÈO TẠI KHU VỰC DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VIỆT NAM.........28
2.1 Đặc điểm kinh tế văn hoá xã hội khu vực duyên hải Nam Trung Bộ VN.. 28
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của vùng duyên hải Nam Trung Bộ..........................28
2.1.2 Tình hình kinh tế văn hoá xã hội của vùng duyên hải Nam Trung Bộ....29
2.2 Phân tích thực trạng đói nghèo khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt
Nam theo mô hình kinh tế lượng. ...................................................................36
2.2.1 Mô tả dữ liệu điều tra mức sống dân cư các tỉnh duyên hải NTB............36
2.2.2 Phương pháp trích dữ liệu điều tra tại các đơn vị nghiên cứu.................37
2.2.3 Phương pháp phân tích thực trạng đói nghèo khu vực duyên hải Nam
Trung Bộ..........................................................................................................39
2.3 Kết quả từ nghiên cứu thực trạng đói nghèo. ...........................................44



Trang 2

2.3.1 Tình trạng nghèo và bất bình đẳng vùng duyên hải Nam Trung Bộ........44
2.3.2 Sự khác biệt lớn nhất giữa những hộ nghèo và không nghèo khu vực
duyên hải Nam Trung Bộ.................................................................................46
2.3.2.1 Nghề nghiệp và tình trạng việc làm. ................................................46
2.3.2.2 Khả năng tiếp cận đất đai..................................................................46
2.3.2.3 Trình độ học vấn của những người trưởng thành trong hộ...............47
2.3.2.4 Quy mô hộ và tỷ lệ phụ thuộc...........................................................47
2.3.2.5 Giới tính của chủ hộ.........................................................................48
2.3.2.6 Những hạn chế của dân tộc thiểu số.................................................48
2.3.2.7 Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng thiết yếu. .......................................48
2.3.2.8 Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức............................................49
2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng thu nhập của những hộ gia đình khu
vực duyên hải Nam Trung Bộ..........................................................................49
2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo những hộ gia đình khu vực duyên
hải Nam Trung Bộ...........................................................................................50
CHƯƠNG 3 ..........................................................................................................55
MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ NÂNG CAO MỨC
SỐNG CÁC HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
VIỆT NAM............................................................................................................55
..............................................................................................................................55
3.1 Dự báo về tình trạng đói nghèo trên thế giới và tại các hộ gia đình khu vực
duyên hải Nam Trung Bộ trong thời gian tới. ..................................................55
3.1.1 Xu hướng về tình hình nghèo đói trên thế giới ......................................55
3.1.2 Xu hướng về tình hình nghèo đói tại Việt Nam và khu vực duyên hải
NTB.................................................................................................................56
3.2 Các giải pháp đề xuất nhằm xóa đói giảm nghèo.......................................59
3.2.1 Đối với chính quyền địa phương.............................................................61

3.2.1.1 Tạo việc làm phi nông nghiệp ..........................................................61
3.2.1.2 Hỗ trợ giáo dục cho người nghèo bằng cách nâng cao trình độ dân trí,
kiến thức nông nghiệp cho người dân...........................................................65
3.2.1.3 Giảm quy mô hộ và số người phụ thuộc thông qua các chương trình
kế hoạch hóa gia đình, khuyến khích phụ nữ tham gia nhiều hơn vào công
tác xã hội ngoài công việc nội trợ.................................................................66
3.2.2 Đối với chính phủ ..................................................................................67
3.2.2.1 Nâng cao thu nhập từ việc làm nông nghiệp thông qua hệ thống
khuyến nông và tạo thêm nhiều việc làm phi nông nghiệp. .........................67
3.2.2.2 Mở rộng dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo nghề cho các hộ gia đình
thuộc diện đói nghèo khu vực duyên hải Nam Trung Bộ............................69
3.2.2.3 Cải thiện cơ sở hạ tầng cho các hộ gia đình thuộc diện đói nghèo....69
3.2.2.4 Đa dạng hóa nguồn vốn cho vay, kết hợp cho vay với hỗ trợ phương
thức làm ăn, sản xuất....................................................................................71
3.2.3 Đối với bản thân người nghèo.................................................................73
3.2.3.1 Phấn đấu nỗ lực vươn lên. ..............................................................73


Trang 3

3.2.3.2 Hợp tác với chính phủ trong việc thực hiện các chương trình xoá đói
giảm nghèo...................................................................................................73
3.3 Những hạn chế của nghiên cứu.................................................................74
KẾT LUẬN............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................78
PHỤ LỤC...............................................................................................................80


Trang 4


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1

Bản đồ Việt Nam.

Hình 1.2

Bản đồ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.

Hình 1.3

Sơ đồ vòng lẩn quẩn của nghèo đói

Hình 2.1

Đường cong Lorenz khu vực nông thôn duyên hải Nam Trung Bộ

Hình 3.1

Biểu đồ xu thế nghèo đói tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ qua
các năm.

Hình 3.2

Biểu đồ xu thế nghèo đói tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ qua
các năm phân theo thành thị và nông thôn.


Trang 5


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1

Tiêu chuẩn đói nghèo của Ngân hàng thế giới

Bảng 1.2

Tiêu chuẩn đói nghèo của Việt Nam.

Bảng 1.3

Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói

Bảng 2.1

Một số đặc điểm cơ bản của vùng nghiên cứu

Bảng 2.2

Thu nhập bình quân tháng năm 2006 tại các khu vực ở Việt Nam

Bảng 2.3

Chi tiêu bình quân đầu người/tháng theo giá thực tế năm 2006.

Bảng 2.4

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động khu vực thành thị

Bảng 2.5


Tỷ lệ hộ nghèo phân theo địa phương

Bảng 2.6

Diện tích đất ở các vùng tỉnh thuộc khu vực nghiên cứu

Bảng 2.7

Phân chia dân số theo khu vực thành thị nông thôn

Bảng 2.8

Thu nhập bình quân đầu người/tháng tại khu vực duyên hải Nam
Trung Bộ

Bảng 2.9

Bảng phân chia các nhóm thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo

Bảng 2.10

Tỷ lệ người lớn mù chữ theo trình độ GDP

Bảng 2.11

Phân tích chi tiêu bình quân đầu người/tháng vùng duyên hải Nam
Trung Bộ.

Bảng 2.12


Kết quả ước lượng tham số hồi quy đánh giá những nhân tố tác
động lên chi tiêu bình quân đầu người ở vùng duyên hải NTB.

Bảng 2.13

Kết quả ước lượng mô hình hồi quy đánh giá những nhân tố tác
động lên tình trạng nghèo ở vùng duyên hải NTB

Bảng 2.14

Ước lượng xác suất nghèo theo tác động biên của từng yếu tố

Bảng 2.15

Dự báo xác suất nghèo của một hộ gia đình

Bảng 3.1

Số người nghèo đói phân theo thành thị và nông thôn Việt Nam


Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á


BCPTVN
Bộ LĐTBXH

Báo cáo phát triển Việt Nam
Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội

ESCAP

Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á, Thái Bình Dương
của Liên Hiệp Quốc

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

GSO/ TCTK

Tổng cục Thống kê

KH – ĐT

Kế hoạch – Đầu tư

MDPA

Phân tích nghèo đói đồng bằng sông Cửu Long (MeKong

Delta Poverty Analysis)

NHTG

Ngân hàng thế giới (World Bank)

NTB

Nam Trung Bộ

PPA

Đánh giá về hiện trạng nghèo đói có cộng đồng tham gia

VHLSS

Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VietNam Living
Household Standard Survey)

UBND

Ủy ban nhân dân


Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công cuộc xóa đói giảm
nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm nhanh từ 58,1% năm 1993 xuống còn 15,6% năm 2006.
Thế nhưng Việt Nam đang là nước có thu nhập bình quân đầu người thấp và thoát

khỏi nghèo đói vẫn còn là giấc mơ của hàng triệu người dân. Đại bộ phận người dân
có mức thu nhập chỉ vừa trên ngưỡng nghèo nên rất dễ bị tái nghèo nếu có những
chấn động kinh tế từ bên ngoài.
Nói đến nghèo đói tại Việt Nam người ta thường nghĩ ngay đến người dân
các tỉnh khu vực miền Trung. Hàng năm, luồng di cư từ các tỉnh này vào các tỉnh
thành phía Nam ngày càng nhiều. Một trong những lý do chính dẫn đến việc người
dân khu vực này chuyển đến các khu vực khác sinh sống hay làm việc là do mức
sống của khu vực miền Trung rất thấp và có sự chênh lệch khá lớn giữa hộ nghèo
và hộ không nghèo.
Nâng cao được mức sống của người dân khu vực miền Trung, đặc biệt là
vùng duyên hải Nam Trung Bộ sẽ giúp người dân khu vực này ổn định được cuộc
sống và góp phần phát triển khu vực miền Trung, huyết mạch giao thông giữa hai
miền Nam Bắc.
Mỗi địa phương có những đặc điểm riêng biệt nên không thể cứng nhắc áp
dụng các kết quả nghiên cứu tại khu vực này cho khu vực khác. Vì vậy, xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có ý
nghĩa hết sức quan trọng. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học tin cậy cho các
cấp chính quyền hoạch định và lựa chọn chính sách để đẩy nhanh tốc độ xóa đói
giảm nghèo ở vùng nghiên cứu.
Mục tiêu chung của nghiên cứu là tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng
đến đói nghèo của các hộ dân khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Mục
tiêu cụ thể bao gồm : Phân tích thực trạng nghèo đói của các hộ gia đình khu vực
duyên hải Nam Trung Bộ; Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến nghèo đói.
Từ đó giúp cho chính quyền có giải pháp phù hợp để xóa đói, giảm nghèo ở vùng
nghiên cứu; Đánh giá khả năng tiếp cận của người dân về các dự án xóa đói giảm
nghèo của Nhà nước.


Trang 8


Đề tài nghiên cứu nhằm trả lời những câu hỏi sau đây : Sự khác biệt lớn nhất
giữa những hộ nghèo và không nghèo ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ là gì?
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến đói nghèo của các hộ gia đình? Các dự án xóa đói
giảm nghèo có tác động tích cực đối với tình trạng đói nghèo trong vùng hay
không?
Giả thiết nghiên cứu của đề tài là :
- Trình độ học vấn chủ hộ, gia đình có nhiều người phụ thuộc, thiếu đất sản
suất, thuộc nhóm dân tộc ít người, nghề nghiệp là sự khác biệt lớn nhất giữa những
hộ nghèo và không nghèo ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
- Trình độ học vấn chủ hộ, gia đình có nhiều người phụ thuộc, thiếu đất sản
suất, thuộc nhóm dân tộc ít người, nghề nghiệp, không tiếp cận được nguồn vốn vay
chính thức, khả năng tiếp cận các nguồn lực cơ bản là các nhân tố chính ảnh hưởng
đến sự đói nghèo của các hộ dân ở khu vực này.
- Các dự án xóa đói giảm nghèo có tác động tích cực đối với tình trạng đói
nghèo trong vùng.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt
Nam1 có điều kiện kinh tế và mức phát triển tương đối tương đồng nhau: Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà. Đơn vị nghiên cứu là các hộ
gia đình khu vực nông thôn thuộc huyện ven biển trong tỉnh chọn nghiên cứu. Thời
gian và số liệu nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu điều tra mức sống dân cư năm 2006
(VHLSS2006) do Tổng cục thống kê thực hiện. Điều tra của TCTK theo phương
pháp tổng thể trên phạm vi cả nước với quy mô mẫu 45.945 hộ (36.756 hộ điều tra
thu nhập, 9.189 hộ điều tra thu nhập và chi tiêu) ở 3.063 xã phường đại diện cho cả
nước, 8 vùng, khu vực thành thị, nông thôn và tỉnh/thành phố. Cuộc khảo sát được
tổ chức thu thập thông tin theo hai kỳ trong năm 2006 bằng phương pháp phỏng vấn
trực tiếp của điều tra viên đối với chủ hộ và đối với cán bộ chủ chốt xã. Tác giả
chọn 405 hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn duyên hải NTB trong bộ dữ liệu này
để làm cơ sở dữ liệu phân tích. Sau khi đã loại bỏ những dữ liệu mang tính đột biến
không đại diện cho tổng thể thì số liệu mẫu sử dụng cho phân tích là 305 hộ.
1


Phân vùng kinh tế Theo Bách Khoa toàn thư Wikipedia


Trang 9

Hình 1.1 Bản đồ Việt Nam


Trang 10

Hình 1.2 Bản đồ vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam


Trang 11

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO ĐÓI
1.1 Khái niệm nghèo đói
Nghèo được định nghĩa là bị bần cùng hóa về phúc lợi. Theo quan niệm
truyền thống, nghèo được hiểu trước mắt là sự thiếu thốn về vật chất, sống với mức
thu nhập và tiêu dùng thấp. Khái niệm về nghèo đói hay nhận dạng về nghèo đói
của từng quốc gia, vùng hay từng cộng đồng dân cư nhìn chung không có sự phân
biệt đáng kể. Hầu hết các tiêu chí để xác định nghèo đói đều dùng mức thu nhập
hay chi tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản nhất của con người như: ăn, ở, mặc,
y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau thường là ở chỗ mức
độ thỏa mãn cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng
như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia.
Nhà kinh tế học người Mỹ Galbraith cho rằng: “Con người bị coi là nghèo
khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù khi thích đáng để họ tồn tại, rơi xuống rõ rệt

dưới mức thu nhập của cộng đồng. Khi đó, họ không thể có những gì mà đa số
trong cộng đồng coi như là cái cần thiết tối thiểu để sống một cách đúng mức. (Bộ
LĐTBXH, 2003)
Tại hội nghị Thượng đỉnh thế giới và phát triển xã hội tổ chức tại
Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 người nghèo được định nghĩa: “Người nghèo là
tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) một ngày cho mỗi người,
số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại.” (N.T.Hoài,
2005).
Theo Ngân hàng thế giới (NHTG), qua thời gian cũng có những cách tiếp
cận khác nhau về nghèo trong các báo cáo của mình. Năm 1990, định nghĩa nghèo
đói của tổ chức này là tình trạng “không có khả năng có mức sống tối thiểu” bao
gồm tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh
dưỡng. Đến năm 2000 và 2001, NHTG đã thêm vào khái niệm tình trạng bị gạt ra
bên lề xã hội hay tình trạng dễ bị tổn thương. Xét về mặt phúc lợi, nghèo có nghĩa


Trang 12

là khốn cùng. Nghèo có nghĩa là đói, không có nhà cửa, quần áo, ốm đau và không
có ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường. Nhưng đối với người nghèo,
sống trong cảnh bần hàn còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Người nghèo đặc biệt dễ
bị tổn thương trước những sự kiện bất thường nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ
(N.T.Hoài, 2005).
Tại Việt Nam chính phủ đã thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội
nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại
Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993, theo đó: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân
cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những
nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội
và phong tục tập quán của địa phương” (N.T.Hoài, 2005).
Tuy có nhiều cách diễn giải khác nhau về nghèo đói nhưng tất cả những định

nghĩa về nghèo đói nêu trên đều phản ánh ba khía cạnh cơ bản của người nghèo:
-

Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư;

-

Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho
con người trong cộng đồng đó;

-

Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trong các trường hợp, nghèo về thu nhập –

nghèo vật chất luôn liên quan đến cái gọi là nghèo về con người – sức khỏe kém,
trình độ giáo dục thấp. Nghèo về thu nhập và nghèo về con người thường kèm theo
tình trạng nghèo về xã hội như tính dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất lợi
như bệnh tật, khủng hoảng kinh tế hoặc thiên tai, không có tiếng nói trong hầu hết
các thể chế trong xã hội và sự bất lực trong việc cải thiện điều kiện sống cá nhân.
Trong nghiên cứu này, tác giả thiên về sử dụng định nghĩa của Ngân hàng
thế giới (NHTG) về nghèo, đó là trình trạng “không có khả năng có mức sống tối
thiểu”.
1.1.1 Nghèo tuyệt đối
Một người hoặc một hộ gia đình được xem là nghèo tuyệt đối khi mức thu
nhập của họ thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu (mức thu nhập tối thiểu) được quy định


Trang 13


bởi một quốc gia hoặc tổ chức quốc tế trong khoản thời gian nhất định (Đinh Phi
Hổ 2006).
Như vậy, tình trạng một người hoặc một hộ gia đình không được hưởng và
thỏa mãn những nhu cầu cơ bản cho cuộc sống (ăn, ở, mặc, được chăm sóc sức
khỏe, được giáo dục cơ bản và được hưởng các dịch vụ cần thiết khác) mà được xã
hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước (NHTG).
Bảng 1.1 : Tiêu chuẩn nghèo đói của Ngân hàng thế giới
Khu vực
Các nước đang phát triển
Châu Mỹ Latinh và Caribe
Đông Âu
Các nước phát triển

Tiêu chuẩn nghèo đói (Mức thu nhập hoặc
chi tiêu USD/ ngày/người)
1 USD hoặc 360 USD/năm
2
4
14,4

Tiêu chuẩn của NHTG về nghèo dựa trên chi tiêu tiêu dùng bao gồm mức
tiêu thụ thực phẩm tối thiểu (70%) và các chi tiêu phi thực phẩm (30%)
Bảng 1.2 : Tiêu chuẩn nghèo đói của Việt Nam.
Tiêu chuẩn nghèo đói. Mức thu nhập (chi
tiêu)/ người/ tháng
2000-2005
2006-2010
Thành thị
150.000 đồng
260.000 đồng

Nông thôn đồng bằng
120.000 đồng
200.000 đồng
Nông thôn miền núi hải đảo
80.000 đồng
150.000 đồng
Nguồn : Quyết định 143/2000 của Bộ LĐ TBXH.
Khu vực

1.1.2 Nghèo tương đối
Nghèo đói tương đối là tình trạng mà một người hoặc một hộ gia đình thuộc
về nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội xét theo không gian và thời gian
nhất định (Đinh Phi Hổ, 2006).
Theo cách sử dụng để phân tích các Điều tra Mức sống dân cư ở Việt Nam
1993-1998 thì Hộ gia đình được định nghĩa là nghèo nếu mức độ chi tiêu bình quân
đầu người nằm trong 20% thấp nhất của chi tiêu hoặc 20% dân số có mức chi tiêu
thấp nhất. Lợi thế chính của phương pháp này là nó cho phép người ta xác định
được rõ hơn các nhân tố làm tách biệt các hộ giàu với các hộ có thu nhập gần bằng
hoặc thấp hơn giá trị trung vị.


Trang 14

Như vậy, theo cách tính này thì người nghèo đói tương đối sẽ luôn hiện diện
bất kể trình độ phát triển nào.

1.2 Các phương pháp xác định đối tượng nghèo hiện nay.
1.2.1 Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo quốc tế
Phương pháp xác định đường đói nghèo theo chuẩn quốc tế do Tổng cục
Thống kê, Ngân hàng thế giới xác định và được thực hiện trong các cuộc khảo sát

mức sống dân cư ở Việt Nam (năm 1992-1993 và năm 1997-1998). Đường đói
nghèo ở mức thấp gọi là đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm. Đường đói
nghèo thứ hai ở mức cao hơn gọi là đường đói nghèo chung (bao gồm cả mặt hàng
lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm).
Đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm được xác định theo chuẩn mà
hầu hết các nước đang phát triển cũng như Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan
khác đã xây dựng mức Kcal tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người, là
chuẩn về nhu cầu 2.100 Kcal/người/ngày. Những người có mức chi tiêu dưới mức
chi cần thiết để đạt được lượng Kcal này gọi là nghèo về lương thực, thực phẩm.
Đường đói nghèo chung tính thêm các chi phí cho các mặt hàng phi lương
thực, thực phẩm. Tính cả chi phí này với đường đói nghèo về lương thực, thực
phẩm ta có đường đói nghèo chung.

1.2.2 Phương pháp xác định chuẩn đói nghèo theo chương trình xóa đói giảm
nghèo quốc gia.
Phương pháp xác định đường đói nghèo theo chuẩn quốc tế do Tổng cục
Thống kê, Ngân hàng thế giới xác định và được thực hiện trong các cuộc khảo sát
mức sống dân cư ở Việt Nam (năm 1992-1993 và năm 1997-1998). Đường đói
nghèo ở mức thấp gọi là đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm. Đường đói
nghèo thứ hai ở mức cao hơn gọi là đường đói nghèo chung (bao gồm cả mặt hàng
lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm).


Trang 15

Đường đói nghèo về lương thực, thực phẩm được xác định theo chuẩn mà
hầu hết các nước đang phát triển cũng như Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan
khác đã xây dựng mức Kcal tối thiểu cần thiết cho mỗi thể trạng con người, là
chuẩn về nhu cầu 2.100 Kcal/người/ngày. Những người có mức chi tiêu dưới mức
chi cần thiết để đạt được lượng Kcal này gọi là nghèo về lương thực, thực phẩm.

Đường đói nghèo chung tính thêm các chi phí cho các mặt hàng phi lương
thực, thực phẩm. Tính cả chi phí này với đường đói nghèo về lương thực, thực
phẩm ta có đường đói nghèo chung.
Kể từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèo. Chuẩn
nghèo giai đoạn 2006-2010 đã được xây dựng dựa trên 3 yêu cầu : (1) xóa đói giảm
nghèo toàn diện hơn, (2) công bằng hơn và (3) hội nhập theo chuẩn nghèo quốc tế.
Theo đó, trong giai đoạn hiện nay, những hộ gia đình ở nông thôn có mức thu nhập
dưới 200.000 đồng/người/tháng được xem là hộ nghèo. Ở khu vực thành thị, những
hộ có mức thu nhập bình quân dưới 260.000 đồng/người/tháng được xem như là hộ
nghèo. Đây cũng là phương pháp xác định hộ nghèo được Bộ LĐTBXH áp dụng.

1.2.3 Thước đo chỉ số nghèo đói và bất bình đẳng
1.2.3.1 Chỉ số đếm đầu (Po)
Thước đo được dùng rộng rãi nhất là chỉ số đếm đầu, chỉ số này đơn giản là đo
tỷ lệ người được tính là nghèo, thường ký hiệu là P0 với công thức sau:

N
1 N
P0 = ∑ I ( yi ≤ z ) = p
N i= 1
N
Trong đó:
-

N là tổng số hộ hay tổng dân số và

-

I (yi ≤ z) là hàm chỉ thị có giá trị bằng 1 khi biểu thức trong ngoặc là
đúng và ngược lại không đúng là 0. Vì vậy nếu chi tiêu (yi) nhỏ hơn

chuẩn nghèo (z), thì I(yi ≤ z) bằng 1 và hộ gia đình đó được tính là nghèo.

-

Np là tổng số người nghèo.


Trang 16

Như vậy, chỉ số đếm đầu người là công thức đơn giản, dễ tính toán và dễ
hiểu vì đây là những đặc trưng quan trọng. Tuy nhiên, chỉ số không chỉ ra mức độ
trầm trọng của đói nghèo, không phản ánh được mức độ đói nghèo, hay sự chênh
lệch giữa chi tiêu so với đường chuẩn nghèo.
1.2.3.2 Chỉ số khoảng cách nghèo
Thước đo nghèo phổ biến là chỉ số khoảng cách nghèo (P1), chỉ số xác định
mức độ thiếu hụt chung về thu nhập/chi tiêu của hộ nghèo (người nghèo) so với
chuẩn nghèo và được tính bằng phần trăm thiếu hụt bình quân so với chuẩn nghèo.
P1 =

1
N

N

Gi
i= 1 Z



Trong đó: Gi (khoảng cách nghèo) là phần chênh lệch giữa chuẩn nghèo (z)

và thu nhập (chi tiêu) thực tế (yi) của người nghèo, khoảng cách được coi là bằng
không đối với bất kỳ ai khác không nghèo. Gi = (z – yi)*I(yi ≤ z)
Thước đo này là tỷ lệ khoảng cách nghèo bình quân trong dân cư (trong đó
người không nghèo có khoảng cách bằng không). Đây cũng có thể coi là chi phí
giảm nghèo đói (tương đối so với chuẩn nghèo), bởi vì nó cho biết cần phải chuyển
bao nhiêu cho người nghèo để mang lại cho người nghèo có thu nhập (chi tiêu) vượt
lên chuẩn nghèo. Chi phí tối thiểu giảm nghèo đói dùng chuyển tiền đúng mục tiêu
đơn giản là tổng toàn bộ khoảng cách nghèo trong dân cư. Mỗi khoảng cách nghèo
được lấp đầy đến chuẩn nghèo.
Chỉ số này có thể cho ta thấy chi phí giảm nghèo đói tối đa. Từ công thức
của chỉ số, có thể xem xét tỉ lệ chi phí giảm nghèo đói tối thiểu đúng mục tiêu với
chi phí tối đa không đúng mục tiêu (tức là chuẩn nghèo z, liên quan đến việc cung
cấp cho mọi người đủ tin rằng họ không nằm dưới chuẩn nghèo). Do đó thước đo
này là một chỉ tiêu tiết kiệm tiềm năng theo mục tiêu của ngân sách giảm nghèo.
Ưu điểm của thước đo khoảng cách nghèo có là chỉ ra được độ sâu và quy
mô của nghèo đói, phản ánh thu nhập/chi tiêu của người nghèo cách xa chuẩn
nghèo bao nhiêu. Nhưng hạn chế của thước đo này là chưa phản ánh phân phối thu
nhập giữa những người nghèo. Sự chuyển đổi từ hộ nghèo này sang hộ nghèo khác


Trang 17

(biến đổi giữa các nhóm trong hộ nghèo đói) về thu nhập/chi tiêu của những người
nghèo không làm P1 thay đổi.
1.2.4 Đường cong Lorenz và hệ số Gini
Đường cong Lorenz và hệ số Gini dùng để nghiên cứu và phân tích vấn đề
bất bình đẳng. Hệ số Gini được tính trên cơ sở của đường cong Lorenz – đường
cong cộng dồn các tần suất - để so sánh phân phối của một biến với phân phối đơn
vị thể hiện sự bình đẳng. Hệ số Gini nằm trong khoảng từ 0 (bình đẳng tuyệt đối)
đến 1(bất bình đẳng tuyệt đối).

Để tính hệ số Gini và lập đường cong Lorenz, cần phải sắp xếp thứ tự hộ gia
đình có thu nhập/chi tiêu từ thấp tới cao, tiếp đến tính tỷ trọng số hộ gia đình, tỷ
trọng thu nhập/chi tiêu cộng dồn của những hộ này trong tổng thu nhập/chi tiêu của
cộng đồng.

1.3 Nguyên nhân của nghèo đói
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo của các hộ gia đình, có
cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong đó, các nguyên nhân chính tập
trung vào các yếu tố như trình độ học vấn thấp, hộ gia đình đông con, khả năng tiếp
cận cơ sở hạ tầng còn thấp, đa số hộ nghèo làm nông nghiệp v.v…
Theo NHTG (2007) các nhân tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng đói nghèo
được tóm tắt như sau :
Bảng 1.3 : Các nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đói.
Cấp độ
Vùng

Cộng đồng

Hộ gia đình

Nhân tố ảnh hưởng
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Nguồn lực cơ bản như đất đai và chất lượng đất đai
Quản lý nhà nước
Bất bình đẳng
Hạ tầng cơ sở
Khả năng tiếp cận các hàng hóa và dịch vụ công
Phân bổ đất đai
Quy mô hộ
Tỷ lệ phụ thuộc

Giới tính chủ hộ


Trang 18

Tài sản của hộ gia đình
Tỷ lệ có việc làm của những người trưởng thành trong hộ
Trình độ học vấn trung bình của hộ
Đặc điểm cá nhân
Độ tuổi
Giáo dục
Tình trạng việc làm
Dân tộc (có hay không có thuộc nhóm dân tộc thiểu số)
Nguồn : NHTG (2007)
Lý giải cho tình trạng nghèo đói của các nước đang phát triển, các nhà kinh
tế học đã mô tả trên một sơ đồ “ Vòng lẩn quẩn của nghèo đói”.2
Năng suất
thấp

Sinh sản
nhiều
Thiếu dinh
dưỡng

Bệnh tật

Đông con

Thu nhập
thấp


Thất học

Đầu tư
thấp
Tích lũy ít

Góc độ xã hội

Góc độ kinh tế

Hình 1.3 Vòng lẩn quẩn của nghèo đói

1.4 Những nét chính về tình hình nghèo đói trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1 Tổng quan về nghèo đói ở các nước trên thế giới
Theo số liệu thống kê của các quốc gia thì năm 2004, tỷ lệ người nghèo tại
Mỹ là 12,7% (37 triệu người), tại Canada là 11,9% (890 000 người).
Trong cuộc họp ba ngày của các bộ trưởng nông nghiệp lần đầu tiên của G8
đã diễn ra tại Cison di Valmarino miền Bắc nước Ý từ 18/04/2009 với sự có mặt
của các nước đối tác đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Mexico, Nam Phi, Úc,
Argentina và Ai Cập, các nước cùng nhau đưa ra một lộ trình chung nhằm thoát
khỏi khủng hoảng và phản ứng trước tình trạng khẩn cấp của lương thực thế giới
2

TS. Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp : Ký thuyết và thực tiễn, Nhà xuất bản thống kê [11]


Trang 19

hiện nay. Số người bị ảnh hưởng nạn đói trên thế giới hiện cũng đã lên đến 1 tỷ

người.3
Liên hiệp Quốc cũng đã cảnh báo nạn đói có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát
do tác động của khủng hoảng tài chính. Sản lượng nông nghiệp trên thế giới có
nguy cơ giảm trong khi số người chịu nạn đói đã lên mức kỷ lục. Việc canh tác hiện
đang chịu tác động mạnh của cả thời tiết xấu, thay đổi khí hậu, giá thực phẩm trong
khi nông dân bị từ chối tiếp cận các khoản tín dụng để mua hạt giống và phân bón.
Tình hình hiện đang khó khăn hơn khi nông dân ở châu Âu và Mỹ năm nay
trồng trọt ít đi do việc vay tín dụng ngày càng khó khăn hơn. Bộ Nông nghiệp Mỹ,
nước hiện đang cung cấp lúa mì cho khoảng 100 quốc gia trên toàn cầu, trong tháng
4/2009 đã thông báo diện tích trồng lúa mì của họ năm nay đã giảm 7%. Trung
Quốc, nước hiện đang nuôi 1/5 dân số thế giới, đã gia tăng diện tích canh tác nhưng
lại gặp nạn hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 70 năm qua, sản lượng thu hoạch dự kiến
có thể giảm 40%. Hạn hán cũng gây ảnh hưởng mạnh đến vùng trồng ngũ cốc lớn
trên thế giới như Argentina, Paraguay, Nam Brazil.
Một trong những lo ngại hiện nay là tình trạng bảo hộ nông nghiệp. Tình
trạng này càng phức tạp hơn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Trong
khi các nước nghèo đang thúc đẩy giảm các hàng rào thương mại thì các nước giàu
vẫn muốn giữ để bảo vệ thị trường nội địa của mình.
Theo Chương trình lương thực thế giới (WFP) : “Khi khủng hoảng tài chính
ngày càng trầm trọng thì nạn đói và suy dinh dưỡng có nguy cơ tăng do thu nhập
giảm và tình trạng thất nghiệp tăng. Các nước đang phát triển gặp rất nhiều khó
khăn, đặc biệt khi đồng tiền của họ mất giá trước đồng USD, đồng tiền chính sử
dụng trong giao dịch quốc tế.
1.4.2 Tổng quan về nghèo đói tại Việt Nam
Số liệu điều tra hộ gia đình tại Việt Nam cho thấy bức tranh xóa đói giảm
nghèo của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên mức độ giảm
nghèo không đồng đều giữa các khu vực. Tỷ lệ nghèo ở các dân tộc ít người vẫn
cao hơn nhiều so với mức nghèo của các nhóm người Kinh, người Hoa. Hầu hết
3


T.Tuấn, “1 tỷ người đói trên thế giới”, tuổi trẻ số 102/2009 (5785) ngày 20/04/2009


Trang 20

người nghèo đều sống ở các vùng nông thôn. Tỷ lệ nghèo tại khu vực nông thôn
giảm nhưng mức giảm chậm hơn những năm trước đây nhưng mức nghèo ở thành
thị lại có vẻ giữ nguyên. Vùng núi phía Tây Bắc, vùng Tây Nguyên và duyên hải
Bắc Trung Bộ vẫn còn nghèo hơn nhiều so với các vùng khác trong cả nước.
1.4.3 Các kết quả nghiên cứu có liên quan đến nghèo đói có thể tham khảo
Lilongwe và Zomba (2001): Khả năng đói nghèo ở Malawi bị ảnh hưởng
bởi các nhân tố: tuổi người đứng đầu gia đình, tỉ lệ người phụ thuộc, qui mô hộ gia
đình, giáo dục, nghề nghiệp, việc làm nông nghiệp, khả năng tiếp cận với các dịch
vụ, vùng miền. Trong đó: tuổi người đứng đầu gia đình tỉ lệ thuận với đói nghèo ở
nông thôn, không có ý nghĩa với thành thị, tỉ lệ người phụ thuộc đặc biệt là trẻ em
ảnh hưởng rất lớn đến mức sống của hộ gia đình. Đối với các hộ ở khu vực thành
thị, khi tăng một trẻ dưới 9 tuổi thì mức chi tiêu của hộ đã giảm đến 30%, đối với
khu vực nông thôn, mức chi tiêu giảm xấp xỉ 20%. Công trình được nghiên cứu ở
một nước kém phát triển với các điều kiện kinh tế xã hội gần giống Việt Nam.
Dominique Haughton (2001): Khả năng đói nghèo ở Việt Nam bị ảnh
hưởng bởi các nhân tố sau: phụ nữ là chủ hộ có xu hướng rơi vào cả hai nhóm cực
của dãy phân bố chi tiêu, với một tỉ lệ tương đối lớn trở thành hộ giàu hoặc rơi vào
hộ nghèo; ảnh hưởng của yếu tố nữ giới đến nghèo đói không có ý nghĩa thống kê.
Học vấn, dân tộc, tỉ lệ phụ thuộc và vùng địa lý sinh sống có ảnh hưởng đến nghèo
đói. Công trình này là kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả dựa trên bộ số liệu của
cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam lần thứ nhất (VHLSS 93) và lần hai
(VHLSS 98).
Dự án diễn đàn miền núi Ford (2004): Những nhân tố ảnh hưởng đến đói
nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam : sống ở khu vực nông thôn, người
dân tộc, qui mô hộ gia đình, tỷ lệ phụ thuộc, giáo dục, khả năng tiếp cận đường ôtô,

giao thông chở khách, điện, khuyến nông, chợ. Dựa trên bộ dữ liệu điều tra mức
sống dân cư năm 1998 và 2002 các tác giả đã phản ảnh được bức tranh tương quan
về đói nghèo của vùng miền núi phía Bắc.
Báo cáo phát triển Việt Nam (2004) : Sống ở khu vực nông thôn, người
dân tộc, qui mô hộ gia đình, tỷ lệ phụ thuộc, giáo dục, khả năng tiếp cận đường ôtô,


Trang 21

giao thông chở khách, điện, khuyến nông, chợ là những nhân tố ảnh hưởng đến đói
nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Dựa trên bộ dữ liệu điều tra mức
sống dân cư năm 1998 và 2002 các tác giả đã phản ảnh được bức tranh tương quan
về đói nghèo của vùng miền núi phía Bắc.
Đánh giá nghèo theo vùng, Vùng đồng bằng sông Cửu Long (2004):
Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, người nghèo ở vùng nông thôn chiếm
96% số người nghèo trong cả vùng. Sự tăng trưởng trong các ngành sản xuất và
dịch vụ nhanh hơn so với ngành nông lâm ngư nghiệp và kết quả là tốc độ xoá đói
giảm nghèo tăng nhanh hơn ở khu vực thành thị. Người nghèo có những đặc trưng
như sau:
Sống bằng nông nghiệp là chủ yếu. Hơn 77% số hộ nghèo làm việc trong các
ngành như nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, 9% làm việc trong ngành công
nghiệp và 13% làm việc trong ngành dịch vụ. PPA cũng khẳng định rằng đói nghèo
có mối liên hệ chặt chẽ với nông nghiệp với lưu ý rằng phần lớn các hộ gia đình
nghèo sống ở vùng nông thôn và chỉ trồng lúa.
Trong các hộ nông dân, những hộ nghèo thường là những hộ thiếu hoặc
không có đất, do vậy, phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập làm thuê. Trình độ học vấn
thấp làm họ có rất ít cơ hội tìm việc ngoài công việc nhà nông vốn là công việc
không ổn định và cho thu nhập thấp. Trong một số năm gần đây cũng có ít cơ hội
việc làm phi nông nghiệp ở đây. Có thể việc những người có trình độ và kỹ năng
nhất định di cư đến các thành phố lớn và trung tâm công nghiệp (như TP.HCM,

Bình Dương) và tăng lao động nông nghiệp mùa vụ cũng là nguyên nhân của việc
tăng mức chi tiêu tổng thể trong vùng.
Trình độ học vấn thấp
Tỉ lệ đói nghèo có tương quan đến trình độ học vấn. Tỉ lệ đói nghèo của
những người chưa hoàn thành tiểu học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là 30%
(thấp hơn so với tỉ lệ 40% của cả nước) trong khi hầu như không có tình trạng đói
nghèo trong số những người có trình độ học vấn cao hơn hoặc học nghề. Nếu không
có trình độ học vấn nhất định, công nhân sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc học


×