Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Vai trò của chính quyền địa phương trong việc tạo lập môi trường đầu tư để thu hút đầu tư tư nhân nghiên cứu tại long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 160 trang )

i

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LUẬN ÁN ................................................................ 1
1.1 Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu: ...................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:............................................................................................. 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:........................................................................ 4
1.5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 5
1.6 Lược khảo tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................. 6
1.7. Kết cấu của luận án ............................................................................................ 10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................ 11
2.1 Các khái niệm cơ bản .......................................................................................... 11
2.1.1 Khái niệm về đầu tư ..................................................................................... 11
2.1.2 Môi trường đầu tư ........................................................................................ 12
2.1.3 Kinh tế tư nhân ............................................................................................ 13
2.1.4 Tiếp thị địa phương ...................................................................................... 13
2.1.5. Năng lực cạnh tranh .................................................................................... 14
2.2. Các nghiên cứu lý thuyết về đầu tư và môi trường đầu tư ................................. 16
2.2.1 Các học thuyết kinh tế có liên quan ............................................................. 16
2.2.2 Lý thuyết OLI .............................................................................................. 19
2.2.3. Lý thuyết quy mô thị trường ....................................................................... 21
2.2.4. Lý thuyết năng lực cạnh tranh .................................................................... 21
2.2.5. Lý thuyết về tiếp thị địa phương và chiến lược phát triển địa phương....... 24
2.2.6. Các nhân tố cơ bản của môi trường đầu tư ................................................. 24
2.3. Phân cấp quản lý Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế giữa Chính phủ và chính
quyền địa phương ...................................................................................................... 30
2.3.1. Mục tiêu phân cấp:...................................................................................... 30
2.3.2. Nội dung phân cấp: ..................................................................................... 31
2.4. Vai trò của chính quyền trong việc xây dựng môi trường đầu tư. ..................... 33



ii

2.4.1. Vai trò của chính quyền trong việc phát huy lợi thế địa phương ............... 34
2.4.2. Vai trò của chính quyền địa phương trong việc phát huy các nhân tố sản
xuất. ....................................................................................................................... 34
2.4.3. Vai trò của chính quyền địa phương trong việc kích cầu sản xuất. ............ 35
2.5. Tổng hợp các lý thuyết nghiên cứu của luận án: ................................................ 36
2.6. Hướng nghiên cứu của đề tài.............................................................................. 37
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 40
3.1 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 40
3.1.1 Phương pháp định tính ................................................................................ 40
3.1.2 Phương pháp định lượng .............................................................................. 40
3.2 Thiết kế chọn mẫu ............................................................................................... 46
3.2.1. Thiết kế chọn mẫu đối với nghiên cứu định tính ........................................ 46
3.2.2. Thiết kế chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng: ......................................... 48
3.3. Khung phân tích .................................................................................................48
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................... 50
3.4.1 Phân tích dữ liệu định tính ........................................................................... 50
3.4.2 Phân tích dữ liệu định lượng: ....................................................................... 50
3.5. Quy trình nghiên cứu:......................................................................................... 53
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN
ĐỊA PHƯƠNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐỂ
THU HÚT ĐẦU TƯ TƯ NHÂN ............................................................................ 55
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính về môi trường đầu tư và vai trò của chính quyền
địa phương trong việc xây dựng môi trường đầu tư: ................................................ 55
4.1.1. Thực trạng xây dựng môi trường đầu tư của chính quyền địa phương ...... 56
4.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính về vai trò của chính quyền địa phương trong
việc xây dựng môi trường đầu tư. ......................................................................... 64
4.1.3. Đánh giá của nhà đầu tư về môi trường đầu tư của tỉnh Long An.............. 66

4.1.4. Kết quả thực hiện chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Long An ................ 81


iii

4.1.5.Một số nhận xét rút ra từ kết quả nghiên cứu đinh tính về môi trường đầu tư và
vai trò của chính quyền địa phương trong việc xây dựng môi trường đầu tư ........... 86
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng về xây dựng môi trường đầu tư ....................... 87
4.2.1 Mô tả mẫu khảo sát định lượng ................................................................... 87
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA).............................................................. 92
4.2.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ................................................ 99
4.2.4. Kết luận từ mô hình phân tích định lượng ................................................ 102
4.2.5 Kết luận từ kết quả nghiên cứu định lượng ............................................... 110
4.2.6 Tính phù hợp của kết quả nghiên cứu định lượng so với nghiên cứu định
tính ...................................................................................................................... 111
4.3. Đề xuất mô hình thu hút đầu tư tư nhân: ......................................................... 115
4.4. Kết luận: ........................................................................................................... 119
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA
CHÍNH QUYỀN VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐỂ ................... 122
THU HÚT ĐẦU TƯ TƯ NHÂN .......................................................................... 122
5.1 Các lợi thế và bất cập của môi trường đầu tư Long An. ................................... 122
5.1.1. Các lợi thế của môi trường đầu tư Long An ............................................. 124
5.1.2. Các bất cập của môi trường đầu tư Long An ........................................... 123
5.2. Các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư tư nhân: ............. 123
5.2.1 Giải pháp cải thiện cơ sở hạ tầng: .............................................................. 124
5.2.2 Giải pháp khai thác và phát huy lợi thế địa phương .................................. 124
5.2.3 Giải pháp xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng .............................. 125
5.2.4 Giải pháp về tăng cường tính minh bạch ................................................... 126
5.2.5 Giải pháp về tăng cường tiếp cận đất đai ................................................... 127
5.2.6. Giải pháp cải cách hành chánh ................................................................. 128

5.3. Các giải pháp hỗ trợ ......................................................................................... 129
5.3.1. Giải pháp đào tạo lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ....... 129
5.3.2. Giải pháp về phát triển các dịch vụ hỗ trợ ................................................ 130
5.3.3. Giải pháp về xây dựng môi trường sống: ................................................. 131


iv

5.4. Các khuyến nghị ...............................................................................................132
5.4.1. Khuyến nghị đối với Chính phủ về giải pháp mở rộng quyền chủ động cho
chính quyền địa phương trong việc xây dựng môi trường thu hút đầu tư tư nhân133
5.4.2. Khuyến nghị các giải pháp nâng cao vai trò và tính năng động của chính
quyền địa phương trong xây dựng môi trường thu hút đầu tư tư nhân ...............134
5.4.3. Hoàn thiện thiết chế pháp lý, cơ chế chính sách thu hút đầu tư tư nhân ..136
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ...................................................................................137
6.1. Khái lược nội dung nghiên cứu ........................................................................137
6.2. Những đóng góp mới của luận án: ...................................................................138
6.3. Những hạn chế của luận án ..............................................................................139
6.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................140
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................i
I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt....................................................................................i
II. Tài liệu tham khảo tiếng Anh ................................................................................. v
III. Danh mục các bảng phỏng vấn sâu: .....................................................................ix


v

DANH MỤC BẢNG - HÌNH

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các căn cứ khoa học xây dựng các thang đo của mô hình

định lượng .................................................................................................................38
Bảng 3. 1: Thang đo Cơ sở hạ tầng ........................................................................... 41
Bảng 3. 2: Thang đo Dịch vụ hỗ trợ.......................................................................... 42
Bảng 3. 3: Thang đo Tiếp cận đất đai ....................................................................... 43
Bảng 3. 4: Thang đo Tính minh bạch........................................................................ 43
Bảng 3. 5: Thang đo Thiết chế pháp lý ..................................................................... 44
Bảng 3. 6: Thang đo Đào tạo lao động ..................................................................... 44
Bảng 3. 7: Thang đo Môi trường sống ...................................................................... 45
Bảng 3. 8: Thang đo mức độ thỏa mãn của nhà đầu tư ............................................. 46
Bảng 3. 9: Bảng phân phối loại hình doanh nghiệp khảo sát .................................... 47

Bảng 4. 1: Kết quả phỏng vấn sâu doanh nghiệp về cơ sở hạ tầng và tiếp cận đất đai66Error! B
Bảng 4. 2: Kết quả phỏng vấn sâu doanh nghiệp về tính minh bạch, giảm chi phí
thời gian và chi phí không chính thức ....................................................................... 70
Bảng 4. 3: Kết quả phỏng vấn sâu doanh nghiệp về tính năng động của lãnh đạo ... 71
Bảng 4. 4: Kết quả phỏng vấn sâu doanh nghiệp về môi trường cạnh tranh bình
đẳng ........................................................................................................................... 73
Bảng 4. 5: Kết quả phỏng vấn sâu doanh nghiệp về dịch vụ hỗ trợ ......................... 74
Bảng 4. 6: Kết quả phỏng vấn sâu doanh nghiệp về đào tạo lao động ..................... 79
Bảng 4. 7: Kết quả phỏng vấn sâu doanh nghiệp về môi trường sống ..................... 81
Bảng 4. 8: Bảng mô tả các đối tượng được phỏng vấn ............................................. 88
Bảng 4. 9: Thống kê mức độ đồng ý của doanh nghiệp............................................ 90
Bảng 4. 10: Bảng phân tích nhân tố khám phá ......................................................... 93
Bảng 4. 11: Kiểm định KMO và Bartlet và Tổng phương sai trích của mô hình phân
tích nhân tố khám phá ............................................................................................... 97


vi

Bảng 4. 12: Bảng các chỉ số tổng hợp mô hình hồi quy .........................................100

Bảng 4. 13: Bảng kiểm định ANOVA mô hình hồi quy kiểm định mô hình nghiên
cứu ...........................................................................................................................100
Bảng 4. 14: Kiểm định mô hình nghiên cứu giả thuyết ..........................................102
Bảng 4. 15: Bảng kết luận giả thuyết của mô hình .................................................103
Bảng 4. 16: Thống kê mô tả các nhân tố được hình thành ......................................104
Bảng 4. 17: Kiểm định thái độ của doanh nghiệp đối với các nhân tố được hình
thành ........................................................................................................................105
Bảng 4. 18: Thống kê mô tả cho các nhân tố được hình thành ...............................106
Bảng 4. 19: Kiểm định trung bình sự thỏa mãn của nhà đầu tư theo các nhóm đối
tượng khác nhau ......................................................................................................107
Bảng 4. 20: Tính phù hợp của kết quả nghiên cứu định lượng so với nghiên cứu
định tính đối với nhân tố Thiết chế pháp lý ............................................................111
Bảng 4. 21: Tính phù hợp của kết quả nghiên cứu định lượng so với nghiên cứu
định tính đối với nhân tố Thủ tục Hải quan ............................................................112
Bảng 4. 22: Tính phù hợp của kết quả nghiên cứu định lượng so với nghiên cứu
định tính đối với nhân tố Cơ sở hạ tầng ..................................................................113
Bảng 4. 23: Tính phù hợp của kết quả nghiên cứu định lượng so với nghiên cứu
định tính đối với nhân tố Lao động .........................................................................114
Bảng 4. 24: Tính phù hợp của kết quả nghiên cứu định lượng so với nghiên cứu
định tính đối với nhân tố Văn hóa xã hội ................................................................115
Bảng Chỉ số và xếp hạng mức độ đánh giá của Doanh nghiệp đối với các chỉ số
thành phần cạnh tranh của Long An 2015................................................................ 86


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương của Michael Porter (Michael
porter 1990, 1998, 2008) ........................................................................................... 19
Hình 2. 2: Mô hình khái niệm năng lực cạnh tranh của Geoffrey I. Crouch (2003) 21

Hình 2.3: Mô hình năng lực cạnh tranh của Michael Porter dưới sự mở rộng của
Dunning (2003) ......................................................................................................... 23
Hình 2.4: Mô hình các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn của nhà đầu tư ............... 39

Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 53
Hình 4. 1: Kết quả khảo sát chỉ số năng lực cạnh tranh của Long An giai đoạn 20072015 (nguồn VCCI Việt Nam) .................................................................................. 82
Hình 4. 2: Năng lực cạnh tranh của Long An so với các tỉnh trong vùng ĐBSCL
năm 2015 (nguồn VCCI Việt Nam) .......................................................................... 83
Hình 4. 3: Năng lực cạnh tranh của Long An so với các tỉnh trong vùng KTTĐPN
năm 2015 (nguồn VCCI Việt Nam). ........................................................................ 84
Hình 4. 4: Năng lực cạnh tranh của Long An so với các tỉnh giáp ranh với TP.HCM
năm 2015 (nguồn VCCI Việt Nam). ......................................................................... 84
Hình 4. 5: Xu hướng đánh giá của các doanh nghiệp đối với từng chỉ tiêu cạnh tranh
giai đoạn 2007-2015 (Nguồn Khảo sát chỉ số PCI của VCCI Việt Nam) ................ 85
Hình 4. 6: Mức độ đồng ý của doanh nghiệp ............................................................ 91
Hình 4. 7: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ............................................................... 99
Hình 4. 8: Đồ thị phân phối chuẩn của sự thỏa mãn ............................................... 101
Hình 4. 9: Đồ thị phương sai của sai số mô hình .................................................... 101
Hình 4.10: Mô hình vai trò của chính quyền trong xây dựng môi trường đầu tư
nhằm thu hút đầu tư khu vực tư nhân theo đề xuất của tác giả ............................... 116


viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AEC
ASEAN
BOT
BQLKKT


Asean Economic Community (Cộng đồng Kinh Tế Asean)
Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á)
Built-Operation-Transfer (Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao)
Ban Quản lý Khu Kinh tế

BT

Built-Transfer (Xây dựng-Chuyển giao)

BTO

Built-Transfer-Operation (Xây dựng-Chuyển giao-Vận hành)

CCN

Cụm công nghiệp

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa


Đảng
CSVN

Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐT

Đường tỉnh

FDI

Foreign development investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

GDĐT,

Giáo dục Đào tạo

GDP

Gross Domestic Product

GTVT

Giao thông vận tải

ITPC


Trung tâm Thương mại và Xúc tiến Đầu tư

KCN

Khu công nghiệp

KTTĐPN

Kinh tế trọng điểm phía Nam

KTTN

Kinh tế tư nhân

KH&ĐT

Kế hoạch và Đầu tư

LĐ,TB-XH

Lao động, Thương binh và Xã hội

QL

Quốc lộ

SME

Small and Medium Enterprise (Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa)


SWOT

Strengths,Weaknessess,Opportunities,Threats (Điểm mạnh,Điểm


ix

yếu,Cơ hội và Thách thức)
SXKD,

Sản xuất kinh doanh

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TPP

Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định
đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương)

TW

Trung ương


UBND

Ủy Ban Nhân Dân

USAID

United States Agency for International Development (Cơ quan Phát
triển Quốc tế của Hoa Kỳ

VCCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

VIF

Variance Inflation Factor (Nhân tử phóng đại phương sai)

VNCI

Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam

WTO

World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)

NLCT

Năng lực cạnh tranh



x


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LUẬN ÁN
1.1. Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu::
Trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, kinh tế tư nhân ngày càng giữ
vai trò quan trọng và tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình tăng trưởng và phát triển
kinh tế của cả nước. Hiện nay kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 40% GDP và thu
hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế. Kinh tế tư nhân góp phần quan
trọng trong việc huy động các nguồn lực xã hội cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, tăng thu ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho người lao động, góp
phần nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Do vậy, việc xây dựng
môi trường để thu hút đầu tư tư nhân trong và ngoài nước sẽ đóng góp đáng kể vào
tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Phát triển và thu hút đầu tư tư
nhân được xem là động lực quan trọng của nền kinh tế (Văn kiện đại hội Đảng 12).
Ở cấp độ địa phương, chính quyền địa phương giữ vai trò quan trọng trong việc tạo
lập môi trường để thu hút đầu tư tư nhân. Thu hút đầu tư tư nhân là vấn đề cấp thiết
và có ảnh hưởng sống còn đến phát triển kinh tế của địa phương trong giai đoạn
trước mắt cũng như về lâu dài.
Đề tài thuộc lĩnh vực này đã có những công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước ở cấp độ vĩ mô. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu về vai trò của chính quyền địa
phương trong việc tạo lập môi trường thu hút đầu tư tư nhân theo cách tiếp cận đa
chiều với góc nhìn trong mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và môi trường
thu hút đầu tư tư nhân thì chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu.
Trên cơ sở vận dụng các lý thuyết cùng lĩnh vực nghiên cứu kết hợp với
những tiếp cận từ thực tiễn; đồng thời xem xét về lợi thế và cơ hội của tỉnh Long An
với địa thế tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh – đầu tàu của nền kinh tế cả nước
và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cũng như vị trí của Long An là cửa ngõ của

đồng bằng sông Cửu Long, luận án hướng vào nghiên cứu sâu và cụ thể hơn trong
lĩnh vực này với đề tài: “ Vai trò của chính quyền địa phương trong tạo lập môi
trường để thu hút đầu tư tư nhân- nghiên cứu tại Long An”. Nội dung nghiên cứu
chủ yếu của luận án là vấn đề phân cấp quản lý kinh tế đối với chính quyền địa


2

phương theo nguyên tắc kết hợp quản lý kinh tế theo ngành và lãnh thổ; Vai trò của
chính quyền địa phương trong việc tạo lập môi trường đầu tư để thu hút đầu tư tư
nhân và sự cần thiết mở rộng quyền quản lý kinh tế của địa phương trong việc xây
dựng môi trường thu hút đầu tư tư nhân. Mặt khác, để nâng cao hiệu quả trong việc
tạo lập môi trường đầu tư của địa phương cũng cần tiến hành đồng thời việc đẩy
mạnh cải cách hành chính, công khai, minh bạch, tạo sự thông thoáng trong thu hút
đầu tư tư nhân vào địa bàn tỉnh Long An. Luận án cũng mong muốn với kết quả
nghiên cứu này sẽ đóng góp thêm những kinh nghiệm cần thiết cho các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long, nơi đang khát vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp
hóa nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hướng tới hội nhập.
Về địa phương được chọn nghiên cứu, tác giả chọn Long An làm nơi nghiên
cứu của luận án vì Long An là một tỉnh tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện
nay Thành phố Hồ Chí Minh đang có chủ trương lan tỏa công nghiệp ra các tỉnh
tiếp giáp. Trong bối cảnh đó, Long An là một địa phương có điều kiện thuận lợi
nhất để đón nhận sự lan tỏa này nếu có môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn.
Ngoài ra, theo qui hoạch sử dụng đất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, diện
tích đất qui hoạch phát triển công nghiệp của Long An là hơn 10.000 ha, nhưng đến
nay chỉ mới lắp đầy khoảng 56,7 %. Do đó, việc nghiên cứu về vai trò của chính
quyền địa phương trong việc tạo lập môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư tư nhân
vừa góp phần bổ sung cơ sở lý luận về vai trò của chính quyền địa phương trong
việc tạo lập môi trường đầu tư, vừa là cơ sở thực tiễn để cải thiện môi trường đầu tư
nhằm thu hút đầu tư đạt kết quả tốt để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội

của địa phương. Mặt khác, để đẩy mạnh cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay, Nhà nước đã và đang đẩy mạnh phân cấp
quản lý giữa Trung ương và địa phương, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, nhằm phát
huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính
quyền địa phương trong quản lý, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Do đó, nghiên cứu về vai trò của chính quyền địa phương trong việc tạo lập môi


3

trường đầu tư để thu hút đầu tư tư nhân là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của chính quyền địa phương. Đây là vấn để mới, chưa có những nghiên cứu tiền lệ.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Xác định vai trò của chính quyền địa phương trong việc tạo lập môi trường
đầu tư để thu hút một cách có hiệu quả đầu tư tư nhân, góp phần phát triển kinh tes
xã hội của địa phương.
Để thực hiện mục tiêu này, luận án sẽ kết hợp giữa cơ sở lý luận, phân tích,
đúc kết thực tiễn và tìm kiếm các giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế của Long
An nhằm nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong việc tạo lập môi
trường thu hút có hiệu quả đầu tư tư nhân từ mọi nguồn trong và ngoài nước.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá vai trò của chính quyền địa phương trong việc xây dựng môi
trường thu hút đầu tư tư nhân đối với tỉnh Long An trong thời gian qua;
+ Nghiên cứu và phân tích môi trường đầu tư hiện hữu, xác định đầy đủ các
nhân tố tác động đến môi trường đầu tư và sự thỏa mãn của các nhà đầu tư tư nhân
khi quyết định lựa chọn đầu tư tại Long An.
+ Đề xuất mô hình và các giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư và nâng
cao vai trò của chính quyền địa phương trong việc xây dựng môi trường đầu tư
nhằm thu hút đầu tư tư nhân vào địa bàn tỉnh Long An đạt kêt quả tốt hơn.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
- Chính quyền địa phương có vai trò như thế nào trong việc xây dựng môi
trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư tư nhân trong mối quan hệ phân cấp theo ngành
và lãnh thổ?
- Mức độ đáp ứng của các thiết chế, cơ chế, chính sách hiện hành của chính
quyền địa phương trong việc tạo lập môi trường thu hút đầu tư tư nhân?


4

- Các nhân tố của môi trường đầu tư địa phương đã tác động như thế nào đến
sự thỏa mãn của các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước đang hoạt động trên địa
bàn tỉnh Long An?
- Chính quyền địa phương phải làm gì để tạo môi trường thuận lợi hơn trong
thu hút đầu tư tư nhân tại Long An?
- Chính quyền địa phương có khuyến nghị gì đối với Chính phủ để nghiên
cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành cơ chế, chính sách nhằm tăng cường thu hút
đầu tư tư nhân?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.4.1.Đối tượng nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của chính
quyền địa phương tỉnh Long An trong việc xây dựng môi trường thu hút đầu tư tư
nhân và việc nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong tiến trình cạnh
tranh và hội nhập.
Đối tượng nghiên cứu trên chỉ có thể được làm sáng tỏ khi gắn nó trong mối
quan hệ tương tác với các yếu tố sau:
. Gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu lý luận và đúc kết thực tiễn một cách
xuyên suốt;
.Vận dụng phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận khoa

học và hợp lý;
. Tìm tòi các giải pháp có tính khả thi để vận dụng vào hoạt động thực tiễn.
1.4.2.Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian:
. Luận án nghiên cứu vị trí, điều kiện, đặc điểm, lợi thế, thời cơ và khả năng
thu hút đầu tư tư nhân tại Long An và những biến động của nó trong thời gian qua;
. Những tác động của chính quyền địa phương trong việc tạo lập môi trường
đầu tư để thu hút đầu tư tư nhân trong và ngoài nước;
. Phân tích thực trạng của đầu tư tư nhân trên địa bàn tỉnh Long An;


5

. Sự đáp ứng của môi trường đầu tư từ thiết chế, cơ chế, chính sách của chính
quyền tỉnh Long An đến việc thu hút đầu tư tư nhân;
. Những kết quả của đầu tư tư nhân và triển vọng của nó.
+ Về thời gian:
. Luận án nghiên cứu về vai trò của chính quyền địa phương trong việc xây
dựng môi trường đầu tư và những biến động của nó trong giai đoạn 2010-2015. Đây
là thời kỳ có nhiều chuyển biến tích cực trong tiếp nhận đầu tư tư nhân trong và
ngoài nước của tỉnh Long An. Tuy nhiên, trong giai đoạn này môi trường đầu tư của
tỉnh cũng còn nhiều bất cặp cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.
. Từ kết quả phân tích trên, luận án đề ra phương hướng để đẩy mạnh thu hút
đầu tư tư nhân cho giai đoạn kế tiếp.
1.5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
1.5.1. Phương pháp luận:
Phương pháp luận nghiên cứu của luận án dựa trên sự vận dụng các loại hình
tư duy trong nghiên cứu khoa học mang tính học thuật. Các loại hình tư duy được
thể hiện gồm: tư duy lý luận, tư duy thực tiễn, tư duy biện chứng và tư duy sáng tạo.
Các hình thái tư duy này được vận dụng xuyên suốt một cách thích ứng trong nội

dung của từng chương, mục cấu thành của luận án.
1.5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu của luận án được thực hiện theo phương pháp hỗn
hợp, tạo sự kết hợp, chứng minh kết quả và bổ trợ cho nhau giữa hai phương pháp
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Tác giả sẽ tập trung phân tích vai
trò của chính quyền địa phương trong việc xây dựng môi trường đầu tư (cụ thể là
nghiên cứu xem chính quyền địa phương đã làm gì để xây dựng môi trường đầu tư
thông qua việc đánh giá thực trạng xây dựng môi trường đầu tư của Long An) và
những nhân tố của môi trường đầu tư tác động đến sự thỏa mãn của nhà đầu tư.
Trong đó:
+ Nghiên cứu vai trò của chính quyền địa phương trong việc xây dựng môi
trường đầu tư được thực hiện thông qua 2 loại dữ liệu: (i) Dữ liệu thứ cấp thu thập


6

từ báo cáo của các sở, ban, ngành tỉnh; dữ liệu thống kê và các dữ liệu mang tính
khoa học thu thập từ các nghiên cứu khoa học có liên quan đến tỉnh Long An. (ii)
Dữ liệu sơ cấp được thực hiện thông qua phỏng vấn lãnh đạo UBND Tỉnh và các
sở, ngành tỉnh trong cuộc tọa đàm được tổ chức tại văn phòng UBND tỉnh.
+ Phân tích thực trạng môi trường đầu tư của Long An theo hướng tiếp cận
từ phía doanh nghiệp theo 2 hướng nghiên cứu: (i) nghiên cứu định tính, dùng dữ
liệu sơ cấp được thực hiện từ phỏng vấn sâu 22 doanh nghiệp (ii) nghiên cứu định
lượng, dùng dữ liệu sơ cấp khảo sát từ 268 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa
bàn tỉnh theo bảng câu hỏi định lượng nhằm xác định các nhân tố tác động đến môi
trường đầu tư và mức độ thỏa mãn của nhà đầu tư tư nhân khi quyết định đầu tư vào
tỉnh Long An.
1.5.3. Cách tiếp cận:
Luận án tiếp cận rộng rãi các luận thuyết truyền thống và hiện đại liên quan
đến đề tài nghiên cứu; đồng thời kết hợp với tìm hiểu về các hoạt động thực tiễn

thông qua hệ thống dữ liệu (sơ cấp, thứ cấp), thông tin, các sự kiện, ý tưởng…hữu
quan; đi đôi với việc tham vấn các chuyên gia kinh tế, các lãnh đạo của tỉnh, các
nhà quản lý đang làm việc tại các cơ quan có liên quan của tỉnh, lãnh đạo các doanh
nghiệp về các vấn đề thuộc đối tượng và mục tiêu nghiên cứu. Trên cơ sở đó phân
tích, đối chiếu để hình thành các căn cứ cho việc đề xuất giải pháp nâng cao vai trò
của chính quyền địa phương trong việc xây dựng và hoàn thiện môi trường thu hút
đầu tư tư nhân đạt hiệu quả cao hơn.
1.6. Lược khảo tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước:
1.6.1 Nghiên cứu nước ngoài
Về các nhân tố tác động đến môi trường đầu tư, có 3 xu hướng nghiên cứu
được tổng hợp như sau:
+ Nghiên cứu tổng hợp tất cả các nhân tố tác động đến môi trường đầu tư có
nghiên cứu của Wim P.M Vijverberg (2012).
+ Xu hướng nghiên cứu các nhân tố truyền thống: xu hướng này đề cập đến
cơ chế chính sách, nền chính trị ổn định là nhân tố quan trọng để tạo điều kiện tốt


7

cho hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư, hạn chế những rủi ro từ môi trường đầu
tư, tạo môi trường đầu tư bình đẳng. Đó là kết quả nghiên cứu của Zdenek Drabek
và Warren Payne (2001).
+ Xu hướng nghiên cứu các nhân tố nguồn lực mềm: Xu hướng này nghiên
cứu tổng thể chung các nhân tố nguồn lực mềm của môi trường đầu tư một quốc
gia, một vùng hoặc một địa phương.. Đó là kết quả nghiên cứu của Montserrat
Alvarez (2003).
Về các nhân tố quyết định đến sự lựa chọn của nhà đầu tư nước ngoài vào
một quốc gia có nghiên cứu của các tác giả như: Dunning, John (1977), Zdenek
Drabek và Warren Payne (2001), Li, Xinzhong (2004), Brent Alexander Newton
(2008).

Lao động rẻ, gần nguồn nguyên liệu, chính sách pháp lý ổn định là các nhân
tố quan trọng để tạo nên tính cạnh tranh của môi trường đầu tư. Đó là kết quả
nghiên cứu của Montserrat Alvarez (2003) và nhóm tác giả Zdenek Drabek và
Warren Payne (2001).
Tính năng động của lãnh đạo, tính minh bạch, cải cách hành chính, giảm chi
phí thời gian của nhà đầu tư là các nhân tố tác động đến môi trường đầu tư. Đó là
kết quả nghiên cứu của Brent Alexander Newton (2008) và nhóm tác giả Zdenek
Drabek và Warren Payne (2001).
Dịch vụ hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ của chính quyền địa phương là các nhân tố
tạo nên tính cạnh tranh của môi trường đầu tư. Đó là kết quả nghiên cứu của Li,
Xinzhong (2004). Ngoài ra, nghiên cứu của Bela Balassa (1986) và Raymond
Vernon (1966) cho rằng quy mô thị trường là yếu tố tạo nên sức thu hút của môi
trường đầu tư, qui mô thị trường càng lớn thì môi trường đầu tư càng hấp dẫn.
1.6.2. Nghiên cứu trong nước
Tổng hợp một cách đầy đủ nhất các nhân tố của môi trường đầu tư có nghiên
cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Theo VCCI, nguồn
lực mềm bao gồm các nhân tố tác động đến môi trường đầu tư: tiếp cận đất đai,
tính minh bạch, chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân, chi phí gia nhập thị


8

trường, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà
nước (môi trường cạnh tranh), tính năng động và tiên phong của lãnh đạo, thiết chế
pháp lý, đào tạo lao động.
Các nghiên cứu thực nghiệm khác, một số nghiên cứu thực hiện lặp lại toàn
bộ hoặc một phần các nhân tố trên; Đồng thời, có bổ sung thêm các nhân tố nguồn
lực truyền thống và nguồn lực mềm của môi trường đầu tư. Cụ thể như nghiên cứu
của Nguyễn Đình Thọ (2011) về cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội,
môi trường sống có tác động đến môi trường đầu tư; đồng thời có bổ sung một số

nhân tố khác như môi trường kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh
nghiệp, thời gian kinh doanh.
Về tác động của hệ thống chính sách ưu đãi của nhà nước đến môi trường
đầu tư: nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Trọng Hoài (2005), Phạm văn Hùng
(2010) cho rằng hệ thống chính sách ưu đãi của nhà nước có tác động tích cực đến
môi trường đầu tư, đặc biệt là nhân tố chính sách ưu đãi doanh nghiệp và tính minh
bạch sẽ giảm chi phí không chính thức của doanh nghiệp.
Nhấn mạnh tác động của nhân tố cơ sở hạ tầng và nhân tố lao động đến môi
trường đầu tư: nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh & Nguyễn Thắng (2007) cho
rằng nhân tố cơ sở hạ tầng và nhân tố lao động tác động lớn đến sự phân bố về mặt
không gian của vốn đầu tư.
Về tác động của tính minh bạch đối với môi trường đầu tư, nghiên cứu của
Phạm Văn Hùng (2010) cho rằng sự minh bạch hóa góp phần tạo ra môi trường đầu
tư bình đẳng, cạnh tranh và tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư.
Xét ở cách tiếp cận khác, Nguyễn Trọng Hoài (2007) và một số nhà nghiên
cứu cho rằng nhóm nhân tố hạ tầng mềm đều tạo nên tính cạnh tranh cao của môi
trường đầu tư. Việc thay đổi hạ tầng mềm sẽ tạo cơ hội tốt cho các nhà đầu tư hạn
chế các rủi ro đối với dòng vốn đầu tư của họ. Các tác giả này cũng cho rằng nhà
lãnh đạo địa phương có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư bình
đẳng và đề ra các cơ chế, chính sách giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất,
kinh doanh từ đó có khả năng khuyến khích đầu tư.


9

Về tác động của nhân tố cải cách thể chế: Nghiên cứu của Dương Thị Bình
Minh và Hà Thị Ngọc Oanh (2010) nhấn mạnh nhóm giải pháp cải cách thể chế để
cải thiện môi trường đầu tư, cụ thể là: thứ nhất là đổi mới quy trình xây dựng và ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật có tham khảo ý kiến của công chúng, bảo
đảm việc tổ chức thực thi pháp luật nghiêm minh của cơ quan nhà nước, của cán bộ,

công chức. Thứ hai là cải cách bộ máy quản lý của Nhà nước các cấp, cải tiến
phương pháp quản lý, lề lối làm việc của cơ quan hành chính các cấp. Thứ ba, ban
hành và thực hiện các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp, tạo ra các ngành
nghề khuyến khích, cho phép chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ
phần đối với các doanh nghiệp FDI.
Về tác động của nhân tố hội nhập đến môi trường đầu tư: Nghiên cứu của
Lương Xuân Quỳ (2009) cho rằng hội nhập kinh tế quốc tế có khả năng cải thiện
môi trường đầu tư của địa phương.
Về vai trò của Nhà nước trong việc tạo lập môi trường đầu tư, nghiên cứu
của Vũ Thị Thu Hằng (2010) cho rằng Nhà nước cần thực hiện một số giải pháp
sau: Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư. Thứ hai, xây dựng và thực
hiện quy hoạch một cách khoa học và đồng bộ. Thứ ba, xây dựng cơ chế phối hợp
giữa cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đối với doanh nghiệp FDI. Thứ tư, cải
cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa thủ tục. Thứ năm, tăng cường
công tác kiểm tra kiểm soát đối với các doanh nghiệp FDI. Thứ sáu, chú trọng phát
triển và nâng cao trình độ nguồn nhân lực.
Ngoài ra, cùng quan điểm với Vũ Thị Thu Hằng, một số nghiên cứu khác về
vai trò của chính quyền trong việc xây dựng môi trường đầu tư đã đề xuất chính
quyền địa phương cần phát huy vai trò của các yếu tố tự nhiên mang tính lợi thế của
địa phương và hệ thống cơ sở hạ tầng (Trịnh Duy Biên, 2009) hoặc đề xuất chính
quyền địa phương cần quan tâm đến những cơ chế, chính sách phát triển cơ cấu
ngành nghề có lợi thế của địa phương (Vũ Tất Thu, 2009) và tăng cường kích cầu
đầu tư trên địa bàn (Trần Thọ Đạt, 2009).


10

Trong các nghiên cứu nói trên chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu về vai trò
của chính quyền địa phương trong việc tạo lập môi trường đầu tư để thu hút đầu tư
tư nhân. Do đó, các nghiên cứu trong và ngoài nước nói trên là tài liệu quan trọng

được tác giả kế thừa để nghiên cứu về vai trò của chính quyền địa phương trong
việc tạo lập môi trường đầu tư để thu hút đầu tư tư nhân trong luận án.
1.7. Kết cấu của luận án:
Kết cấu của luận án được chia thành 6 (sáu) chương. Nội dung chính của
từng chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về luận án: trọng tâm của chương này giới
thiệu về sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài, tổng quan về mục tiêu, đối tượng, phạm
vi, phương pháp nghiên cứu của luận án và lược khảo các tài liệu nghiên cứu có liên
quan trong và ngoài nước về vai trò của chính quyền địa phương trong việc xây
dựng môi trường đầu tư.
Chương 2: Cơ sở lý luận: trọng tâm của chương 2 là giới thiệu hệ thống cơ
sở lý thuyết về môi trường đầu tư, về vai trò của chính quyền địa phương trong việc
xây dựng môi trường đầu tư để thu hút đầu tư tư nhân và hướng nghiên cứu của đề
tài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: nội dung của chương 3 là giới thiệu cụ
thể về phương pháp nghiên cứu của luận án, xây dựng khung phân tích, xây dựng
quy trình nghiên cứu luận án.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Nội dung chương tập trung vào việc phân
tích vai trò của chính quyền địa phương Long An trong việc xây dựng môi trường
đầu tư,
Chương 5: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của chương 4, luận án đề xuất một
số giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền địa phương và cải thiện môi trường
đầu tư để thu hút đầu tư tư nhân đạt kết quả tốt hơn.
Chương 6: Kết luận: nội dung chương này khái lược về nội dung đã được
nghiên cứu trong luận án, những đóng góp mới và hạn chế của luận án, hướng
nghiên cứu tiếp theo.


11


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm về đầu tư
Đầu tư giữ vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và liên quan đến các
vấn đề mang tính chu kỳ kinh tế của một quốc gia, một địa phương. Đầu tư hay chi
tiêu đầu tư (investment spending) là lưu lượng (flow) nhằm bổ sung cho dung lượng
(stock) vốn thực tế (K). Trong các mô hình tăng trưởng như mô hình tăng trưởng
tân cổ điển của Solow, đầu tư có tác động lớn đến tăng trưởng của một quốc gia,
một địa phương. Đến lượt mình, đầu tư được hình thành từ sự “bồi đắp” của chi tiêu
đầu tư. Đầu tư là dung lượng chi tiêu để sản xuất hàng hóa – là của cải và cũng là
nguồn gốc của sự thịnh vượng – ngoài mục đích tiêu dùng trực tiếp (Đỗ Thiên Anh
Tuấn, 2015).
Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: Đầu tư là sự bỏ vốn vào một
doanh nghiệp, một công trình hay một sự nghiệp bằng nhiều biện pháp như cấp phát
ngân sách, vốn tự có, liên doanh hoặc vay dài hạn để mua sắm thiết bị, xây dựng
mới hoặc thực hiện việc hiện đại hóa, mở rộng xí nghiệp, trang bị tư liệu sản xuất để
sản xuất ra của cải, đem lại doanh lợi cho doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này,
thuật ngữ đầu tư để chỉ việc mua hàng hóa vốn mới như mặt bằng xây dựng, nhà
xưởng, mua, lắp đặt máy móc thiết bị, vốn lưu động để phục vụ sản xuất kinh
doanh.
Theo luật Đầu tư 2014, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản
hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản, tiến hành các hoạt động đầu tư theo
quy định của luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Phân theo khu vực kinh tế, đầu tư có thể chia thành đầu tư tư nhân (private
investment) và đầu tư công (public investment). Đầu tư công được hiểu là đầu tư
của khu vực Nhà nước, bao gồm đầu tư từ nguồn ngân sách của Chính phủ và của
chính quyền địa phương, đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ, tín dụng đầu tư qua
kênh ngân hàng phát triển và đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước.



12

Theo Luật Đầu tư công năm 2014, đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà
nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu
tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn để tài
trợ cho các hoạt động đầu tư công bao gồm vốn ngân sách Nhà nước, vốn công trái
quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài,
vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu
tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách Nhà nước, các khoản vốn vay của ngân
sách địa phương để đầu tư.
Đối với đầu tư tư nhân, theo quan điểm của chủ đầu tư thì đầu tư là hoạt
động bỏ vốn kinh doanh, để từ đó thu được số vốn lớn hơn số vốn ban đầu bỏ ra,
thông qua lợi nhuận. Theo quan điểm xã hội vì mục tiêu phát triển, các nhà kinh tế
học dùng thuật ngữ đầu tư để chỉ việc mua hàng hóa vốn mới, chẳng hạn như máy
móc, nhà xưởng, nhà ở. Khi đề cập đến các tài sản chính, các nhà kinh tế nói là “đầu
tư tài chính” (Olivier Blanchard, 2000).
2.1.2. Môi trường đầu tư
Theo quan điểm của World Bank “Môi trường đầu tư là tập hợp những nhân
tố đặc thù địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp
đầu tư có hiệu quả, tạo việc làm và mở rộng sản xuất” (World Bank, 2005). Môi
trường đầu tư phản ánh những nhân tố đặc trưng của địa điểm, từ đó tạo thành các
cơ hội và động lực cho doanh nghiệp đầu tư hiệu quả, tạo việc làm và phát triển
(World Bank, 2005).
Theo Deng và các cộng sự (1997) môi trường đầu tư là một tập hợp rất nhiều
các nhân tố và điều kiện để thu hút dòng vốn bên ngoài,
Theo Wim P.M. Vijverberg (2012) môi trường đầu tư bao gồm tất cả các
điều kiện liên quan đến kinh tế, chính trị, hành chính, cơ sở hạ tầng tác động đến
hoạt động đầu tư và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Với khái niệm này, môi
trường đầu tư được hiểu khá rộng.



13

Theo quan niệm của Stephen Knack và Philip Keefer (1995), môi trường đầu
tư có mối liên hệ chặt chẽ đến các nhân tố thể chế. Một môi trường thể chế có chất
lượng sẽ khuyến khích các hoạt động đầu tư và mở rộng đầu tư.
Theo Nguyễn Thị Tuệ Anh và các cộng sự (2006) : “Môi trường đầu tư
thường được sử dụng để mô tả những khía cạnh thể chế có thể ảnh hưởng tới việc ra
quyết định đầu tư và quá trình thực hiện đầu tư của doanh nghiệp. Để đánh giá môi
trường đầu tư, các chỉ số sau đây thường được lựa chọn: qui định luật pháp, mức độ
tham nhũng, quyền sở hữu, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, dịch vụ tài chính. Ngoài
ra, các nhân tố khác như quan liêu, bất ổn định về xã hội và chính trị, xử lý vi phạm
hợp đồng …cũng được sử dụng như là các chỉ số để đánh giá”.
2.1.3. Kinh tế tư nhân
Xuất phát từ thực tiễn của nền sản xuất trong thời kỳ quá độ, trình độ xã hội
hóa của lực lượng sản xuất không đều và còn rất thấp, gắn với nó đòi hỏi cần phải
có một hình thức kinh tế đa dạng, thích ứng mới thúc đẩy nền sản xuất phát triển.
Hơn thế do sự tồn tại khách quan và yêu cầu vận dụng chúng các quy luật kinh tế
trong thời kỳ quá độ. Đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính
chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Chính từ những cơ sở lý luận và
cơ sở thực tiễn trên đây đòi hỏi phải có một hệ thống quan hệ sản xuất đa dạng.
Thích ứng với sự phát triển đó của nền kinh tế tất yếu tồn tại nhiều thành phần kinh
tế, trong đó có sự tồn tại của kinh tế tư nhân.
Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Các loại hình
tổ chức kinh doanh cơ bản là: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, công ty hợp danh.
Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định kinh tế tư nhân tồn tại trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan và một trong những

nhiệm vụ kinh tế cơ bản, lâu dài của cả thời kỳ quá độ là phải cải tạo thành phần
kinh tế này. Thực tiễn cho thấy, việc phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ trương đúng đắn, là sự vận dụng


14

một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện lịch
sử cụ thể của đất nước.
Kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam không chỉ tồn tại khách
quan mà được Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức quan tâm. Văn kiện Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nêu: “Hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển
mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế”.
Thực tiễn cho thấy kinh tế tư nhân ngày càng chứng tỏ vai trò của nó, trở
thành một đối chứng hiện thực năng động để các khu vực kinh tế khác phấn đấu
vươn lên, tự đổi mới, tự hoàn thiện và nâng cao hiệu quả trong nền kinh tế thị
trường.
Kinh tế tư nhân được coi là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng
của nền kinh tế quốc dân, được đối xử và hoạt động bình đẳng như các khu vực
kinh tế khác. Để nền kinh tế vận hành trôi chảy mang lại hiệu quả kinh tế cao thì
việc xây dựng môi trường đầu tư nhằm phát triển kinh tế tư nhân giữ vị trí đặc biệt
quan trọng vì kinh tế tư nhân được Đảng ta xác định là một trong những động lực
quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện môi trường đầu tư cho kinh tế tư nhân phát
triển là đảm bảo những điều kiện cần thiết để kinh tế tư nhân hoạt động đúng hướng
theo quỹ đạo xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
2.1.4. Tiếp thị địa phương
Tiếp thị địa phương liên quan đến 3 nhóm chính:
+ Thứ nhất là khách hàng của một địa phương. Cũng như tiếp thị thương
hiệu sản phẩm hay một dịch vụ, nhà tiếp thị địa phương cần phải xác định thị

trường hay khách hàng mục tiêu của địa phương mình. Khách hàng mục tiêu của
một địa phương có thể bao gồm các nhà đầu tư, các nhà sản xuất kinh doanh, các
nhà xuất khẩu, các tổng hành dinh của các công ty, khách du lịch, hội nghị và các
chuyên viên.


15

+ Thứ hai là các nhân tố của địa phương để tiếp thị cho khách hàng. Các
nhân tố tiếp thị này có thể là cơ sở hạ tầng, con người, chất lượng sống và các đặc
trưng hấp dẫn của địa phương.
+ Cuối cùng là các nhà hoạch định tiếp thị địa phương. Nhóm các nhà hoạch
định tiếp thị địa phương bao gồm chính quyền địa phương, cộng đồng kinh doanh
và công dân tại địa phương đó (Kotler & ctg. 1993, 2002). Những thành phần này
tham gia vào việc hoạch định kế hoạch tiếp thị cho một địa phương (Hồ Đức Hùng,
Nguyễn Đông Phong và các cộng sự, 2004).
Các nhà quản trị và tiếp thị đã đánh giá tiếp thị góp phần tích cực vào việc phát
triển kinh tế của một quốc gia hoặc một địa phương. Nhiều địa phương tuy không
có nguồn tài nguyên và nhân lực dồi dào nhưng nhờ có chiến lược và chương trình
tiếp thị của mình hiệu quả đã biến địa phương của mình thành những nơi phát triển
bền vững.
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), tiếp thị địa phương luôn gắn với thị trường
mục tiêu: cũng như tiếp thị thương hiệu sản phẩm hay một dịch vụ. Thị trường mục
tiêu của một địa phương mà luận án đề cập là các nhà đầu tư tư nhân. Họ đến một
địa phương để tìm cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh độc lập hay liên kết, liên
doanh với các nhà đầu tư hiện tại của địa phương. Mục đích của nhóm khách hàng
này là lợi nhuận đem lại cho công việc đầu tư của họ. Vì vậy, họ lựa chọn đầu tư tại
một địa phương nào đó nếu và chỉ nếu khi địa phương đó có khả năng và sẵn sàng
giúp họ đạt được mục tiêu của mình.
Có nhiều cách thức mà các địa phương sử dụng để thu hút đầu tư về cho địa

phương của mình như thành lập các tổ chức xúc tiến đầu tư, tổ chức các hội thảo về
đầu tư, xây dựng và quảng bá các chính sách, chương trình khuyến khích đầu tư như
miễn thuế, cung cấp dịch vụ miễn phí….
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, các địa phương đều có những cơ chế, chính
sách khác nhau trong việc thu hút đầu tư tùy thuộc vào những mục tiêu ưu tiên của
địa phương đó. Có địa phương ưu tiên thu hút đầu tư vào những ngành, nghề nhất
định mà địa phương khuyến khích, phù hợp với đặc điểm cụ thể của địa phương.


×