Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu, đánh giá tính bền vững của sản xuất lúa sử dụng bộ tiêu chí nhóm lúa gạo bền vững (SRP) tại xã viên nội, viên an, huyện ứng hòa, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.72 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN VĂN SƠN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG
CỦA SẢN XUẤT LÖA SỬ DỤNG BỘ TIÊU CHÍ NHÓM LÖA
GẠO BỀN VỮNG (SRP) TẠI XÃ VIÊN NỘI VÀ VIÊN AN,
ỨNG HÕA, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN VĂN SƠN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG
CỦA SẢN XUẤT LÖA SỬ DỤNG BỘ TIÊU CHÍ NHÓM LÖA
GẠO BỀN VỮNG (SRP) TẠI XÃ VIÊN NỘI VÀ VIÊN AN,
ỨNG HÕA, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG

Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Thế Anh



HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình cao học và luận văn tốt nghiệp này, trƣớc hết, tôi
đã nhận đƣợc sự chỉ bảo ân cần, dạy dỗ tận tình, sự góp ý thẳng thắn, chân thành của
các thầy cô giáo thuộc Khoa sau đại học (nay là khoa các khoa học liên ngành) - Đại
học Quốc gia Hà Nội. Xin cho tôi đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới quý
thầy cô, đặc biệt là những thầy giáo, cô giáo đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt kiến
thức và phƣơng pháp làm việc, nghiên cứu khoa học trong suốt thời gian tôi học tại lớp
K1-Khoa học bền vững, Khoa Sau đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lời cảm ơn sâu sắc nhất, tôi xin đƣợc gửi tới TS.Đào Thế Anhlà giáo viên
hƣớng dẫn, thầy đã dành rất nhiều thời giờ quý báu và tâm huyết của mình để hƣớng
dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời, tôi xin đƣợc cảm ơn lãnh đạo và các đồng nghiệp của Trung tâm
Quan trắc Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội, đơn vị tôi đang công tác hiện nay, đã tạo
điều kiện thuận lợi về thời gian, phân công và hỗ trợ trong công việc để tôi có thể tham
gia khóa học Khoa học bền vững cũng nhƣ tiến hành các điều tra, nghiên cứu trong
luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè của mình, những
ngƣời đã luôn bên cạnh, hỗ trợ và động viên tôi vƣợt qua những khó khăn để hoàn
thành khóa học cao học này.
Mặc dù tôi đã hết sức cố gắng, nhƣng do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm,
nên luận văn này vẫn còn có nhiều thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các
thầy, cô, bạn bè đồng môn và đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

HỌC VIÊN

Nguyễn Văn Sơn

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan kết quả nghiên cứu trong luận văn là của riêng cá nhân tác giả;
các số liệu là trung thực; không sử dụng số liệu của các tác giả khác chƣa đƣợc công
bố; các kết quả nghiên cứu của tác giả chƣa từng đƣợc công bố.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

HỌC VIÊN THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Sơn

ii


MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ...i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ..ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT LÚA GẠO.......3
1.1. Cơ sở lý luận và tổng quan về tính bền vững của sản xuất lúa gạo........................................... 3
1.1.1. Các khái niệm ....................................................................................................... 3
1.1.2. Tính bền vững trong sản xuất lúa gạo .................................................................. 7
1.2. Tổng quan về tính bền vững sản xuất lúa gạo tại Việt Nam và huyện Ứng Hòa ..................10
1.2.1. Nghiên cứu về tính bền vững của sản xuất lúa gạo ở Việt Nam ........................ 10
1.2.2. Hiện trạng về sản xuất lúa của huyện Ứng Hòa - Hà Nội .....................................................17
1.3. Đặc điểm vùng nghiên cứu liên quan đến sản xuất lúa gạo ở Viên An, Viên Nội - Ứng Hòa
- Hà Nội.................................................................................................................................................24
1.3.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu .................................................................................. 24
1.3.2. Các điều kiện khí hậu liên quan đến sản xuất lúa gạo ........................................ 33
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................35
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................35
2.2. Phƣơng pháp luận.........................................................................................................................35
2.2.1. Bộ tiêu chí về tính bền vững của nhóm lúa gạo bền vững (SRP) ...................... 35
2.2.2. Các chỉ số thực hiện SRP áp dụng tại Viên An, Viên Nội - Ứng Hòa ............... 38
A. Các tiêu chí về kinh tế ............................................................................................. 38
B. Các tiêu chí về sinh thái/môi trƣờng ......................................................................... 39
C. Các tiêu chí về con ngƣời .......................................................................................... 41
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................................................43
2.3.1. Phƣơng pháp kế thừa, phân tích, tổng hợp tài liệu ............................................. 43
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa............................................................ 43
2.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................................. 45
iii



CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA SẢN XUẤT LÚA TẠI CÁC XÃ
VIÊN AN VÀ VIÊN NỘI, ỨNG HÒA ...........................................................................46
3.1. Đánh giá tính bền vững về mặt kinh tế ......................................................................................46
3.1.1. Năng suất lúa ...................................................................................................... 46
3.1.2. Chi phí sản xuất .................................................................................................. 47
3.1.3. Hiệu quả kinh tế khi áp dụng SRP tại Viên An, Viên Nội ................................. 49
3.2. Đánh giá tính bền vững về sinh thái/môi trƣờng.......................................................................51
3.2.1. Quản lý nƣớc trên đồng ruộng của hai xã........................................................... 52
3.2.2. Hiệu suất sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ............................................................ 53
3.3. Đánh giá tính bền vững về mặt con ngƣời/ văn hoá: Sức khoẻ và an toàn cho ngƣời lao
động 55
CHƢƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TÍNH BỀN VỮNG TRONG SẢN XUẤT
LÚA TẠI XÃ VIÊN AN, VIÊN NỘI ...........................................................................62
4.1. Những khó khăn, thách thức chủ yếu.........................................................................................62
4.2. Khả năng áp dụng bộ tiêu chí SRP trong đánh giá tính bền vững của sản xuất lúa gạo tại hai
xã Viên An, Viên Nội ..........................................................................................................................63
4.3. Các giải pháp đảm bảo tính bền vững của sản xuất lúa gạo tại Ứng Hòa ..............................64
4.3.1. Giải pháp về kinh tế:............................................................................................ 64
4.3.2. Giải pháp về mặt con ngƣời................................................................................ 67
4.3.3. Giải pháp về văn hóa - xã hội ............................................................................. 67
4.3.4. Giải pháp về sinh thái/môi trƣờng: ..................................................................... 68
KẾT LUẬN...................................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................72
PHỤ LỤC ......................................................................................................................75

iv



DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 1.1: Quy mô ngày càng phát triển của SRI tại các tỉnh thành Việt Nam....................15
Bảng 1.2. Tổng giá trị sản xuất của huyện Ứng Hoà giai đoạn 2012 - 2015 (giá so sánh
2012) ..............................................................................................................................26
Bảng 1.3. Cơ cấu kinh tế của Ứng Hoà ............................................................................27
Bảng 1.4. Thu - chi ngân sách và đầu tƣ phát triển............................................................31
Bảng 2.3: Các kỹ thuật áp dụng cho 3 thí nghiệm tại 2 xã Viên An, Viên Nội ...................45
Bảng 3.2: Năng suất và thành phần năng suất của 3 thí nghiệm vụ mùa xã Viên Nội năm 2016
............................................................................................................................................................... 47
Bảng 3.3: Chi phí đầu vào của 3 thí nghiệmvụ mùa xã Viên An, Viên Nội năm 2016 ....48
Bảng 3.4: Hoạch toán kinh tế của 3 thực nghiệm vụ mùa xã Viên An năm 2016 ........50
Bảng 3.5: Hoạch toán kinh tế của 3 thực nghiệm vụ mùa xã Viên Nội năm 2016 .......50
Bảng 3.7: Dân số trẻ em theo tình trạng đi học và nhóm tuổi .......................................56
Bảng 3.8: Các công việc của trẻ em đang làm chia theo nhóm tuổi .............................57
Bảng 3.9: Phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp ..........................................59
Bảng 3.10: Quyết định các công việc chính trong gia đình ..........................................59
Bảng 3.11: Quyết định vay vốn và sử dụng vốn trong gia đình ....................................60

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình phát triển bền vững ...........................................................................5
Hình 1.2: Phát triển bền vững trong nông nghiệp .........................................................14
Hình 1.3: Nguyên lý của sản xuất lúa bền vững............................................................27
Hình 1.4: Bản đồ huyện Ứng Hòa [16 ] ........................................................................32
Hình 1.5: Vị trí vùng nghiên cứu [16] ...........................................................................33

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ANLT

: An ninh lƣơng thực

ATTP

: An toàn thực phẩm

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

BVTV

: Bảo vệ thực vật

DN

: Doanh nghiệp

GTGT

: Giá trị gia tăng

HĐQT

: Hội đồng quản trị


HDI

: Chỉ số phát triển con ngƣời

HƢKNK

: Hiệu ứng khí nhà kính

HTX

: Hợp tác xã

IUCN

: Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên

IPCC

: Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

IPM

: Chƣơng trình quản lý dịch hại tổng hợp

IRRI

: Viện nghiên cứu lúa Quốc tế

KCN


: Khu công nghiệp

KĐT

: Khu đô thị

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSNN

: Ngân sách nhà nƣớc

PTBV

: Phát triển bền vững

SRP

: Sản xuất lúa gạo bền vững

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNEP

: Chƣơng trình Môi trƣờng liên hợp quốc


WCED

: Ủy ban Môi trƣờng và Phát triển Thế giới

WWF

: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới

vii


MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là một nƣớc nông nghiệp và có
trên 70% lực lƣợng lao động trong ngành nông nghiệp. Bởi vậy, Đảng và Nhà nƣớc
ta đã xác định sản xuất lúa gạo là một trong những chiến lƣợc nhằm sử dụng lực
lƣợng lao động rất lớn trong nông nghiệpvà tạo nguồn ban đầu cần thiết cho sự
công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Lúa gạo là một trong những cây lƣơng thực chủ yếu của thế giới và là cây
trồng chủ lực trong nông nghiệp Việt Na
m. Lúa gạo là mặt hàng chiến lƣợc trong sản xuất nông nghiệp, không những
chỉ đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia mà còn là mặt hàng nông sản xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam trong những năm qua, hiện nay và cả trong các năm tới.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung và
sự phát triển kinh tế, đô thị hóa ngày càng cao ở Việt Nam nói riêng, việc sản xuất
lúa gạo theo mô hình canh tác bền vững, vẫn duy trì năng suất, mà không làm hủy
hoại tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc và không làm ảnh hƣởng tới môi trƣờng là một
trong những nội dung đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội
trong giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Mỗi quốc gia ở mỗi thời điểm khác nhau đều có những mục tiêu phát triển

khác nhau nhƣng về lâu dài đều hƣớng đến phát triển bền vững (PTBV).Vì thế phát
triển bền vững là xu thế tất yếu mang tính toàn cầu và là mục tiêu phấn đấu của mọi
quốc gia.PTBV đòi hỏi sự phát triển hài hòa ở tất cả các lĩnh vực nhƣ kinh tế, văn
hóa, xã hội, môi trƣờng... Đối với Việt Nam PTBV luôn là định hƣớng chiến lƣợc
quan trọng.Sản xuất lúa gạo, yêu cầu phát triển hiệu quả và bền vững là vấn đề có ý
nghĩa quan trọng không chỉ đối với ngành sản xuất nông nghiệp lúa gạo nói riêng,
mà còn đối với cả nền kinh tế, nhất là xuất khẩu gạo.Các khái niệm PTBV đƣợc đƣa
ra nhiều và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nhƣ thƣờng noi phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững, phát triển môi trƣờng bền vững…
Trong những năm qua thực hiện đƣờng lối đổi mới trong sản xuất nông
nghiệp của Đảng và Nhà nƣớc, sản xuất nông nghiệp đã ứng dụng rất nhiều máy
móc thay thế sức ngƣời. Ngƣời nông dân ở các địa phƣơng đã đẩy mạnh những giải
pháp: mở rộng diện tích trồng lúa, thay thế giống lúa dài ngày năng suất thấp bằng
giống lúa ngắn ngày năng suất cao, chống đƣợc sâu bệnh, quy trình canh tác phù
1


hợp với từng vùng… Bởi vậy, diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa của Việt Nam tăng
lên một cách nhanh chóng, đặc biệt là Đồng Bằng Sông Hồng, đồng bằng sông Cứu
Long; thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ.
Kết quả đó là thành tựu to lớn đối với ngành trồng lúa nƣớc ta, song điều đặt
ra không chỉ là việc tiếp tục tăng năng suất mà còn phải tăng cả chất lƣợng. Chất
lƣợng lúa hiện nay đang là một vấn đề nan giải cho các cơ quan quản lý. Vì tập
quán sản suất của đại bộ phận nông dân dựa theo kinh nghiệm “cha truyền con
nối”, vẫn chú trọng đến số lƣợng hơn chất lƣợng. Ngƣời nông dân cũng chƣa quan
tâm đến an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trƣờng, giảm phát thải, bảo vệ sức khỏe của
ngƣời lao động; việc lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm ảnh hƣởng tới
chất lƣợng lúa gạo và gây ô nhiễm môi trƣờng.
Để an ninh lƣơng thực, sản xuất lúa gạo vẫn phải tiếp tục phát triển; song
đảm bảo tính bền vững và bảo vệ đƣợc môi trƣờng, tác giả chọn đề tài: “Nghiên
cứu, đánh giá tính bền vững của sản xuất lúa sử dụng bộ tiêu chí Nhóm lúa gạo

bền vững (SRP) tại xã Viên Nội, Viên An, huyện Ứng Hòa, Hà Nội”. Kết cấu
luận văn bao gồm các phần chính sau:
Mở đầu
Chƣơng I: Cơ sở lý luận và tổng quan về sản xuất lúa gạo trong và ngoài nƣớc
Chƣơng II: Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng III: Đánh giá tính bền vững của sản xuất lúa theo tiêu chí SRP tại
các xã Viên An và Viên Nội, Ứng Hòa, Hà Nội.
Chƣơng IV: Các giải pháp phát triển lúa gạo bền vững tại huyện Ứng Hòa.
Kết luận
Tài liệu tham khảo

2


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT LÖA GẠO
1.1. Cơ sở lý luận và tổng quan về tính bền vững của sản xuất lúa gạo
1.1.1. Các khái niệm
 Khái niệm về tính bền vững:
Bền vững là một sự duy trì đƣợc ( không phải mức độ duy trì) tiềm năng sản
xuất của một hệ thống tự nhiên nào đó (một cách lâu dài, ít nhất là vài nhập niên)
với một thực tế quản lý cụ thể (cƣờng độ và loại hình hoạt động xã hội và kỹ thuật:
năng lƣợng đƣa vào, chất nuôi dƣỡng, khác biệt gen, các thủ tục thu hoạch và những
thay đổi tuần hoàn theo thời gian) [8].
Tính bền vững đƣợc định nghĩa là đặc trƣng cho một quá trình hoặc một
trạng thái tồn tại có thể đƣợc duy trì lâu dài. Khái niệm đó không chỉ đƣợc các nhà
khoa học sử dụng để lý giải tính liên tục và ổn định của các thuộc tính sinh thái mà
còn bao gồm cả các thuộc tính kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, đạo lý, thể chế,
v.v…. Một trong những thuộc tính đặc biệt quan trọng của tính bền vững là các điều
kiện bền vững hệ thống [Bertalanffy, von Ludwig 1950, 1951, 1968, 1975, 1981].
Nhà nghiên cứu ung thƣ Karl-Henrik Robèrt đã có đóng góp lớn trong việc phát

hiện ra phƣơng pháp đánh giá tính bền vững một cách khoa học dựa trên nguyên lý
nhiệt động học. Chính định nghĩa phát triển bền vững của Uỷ ban Brundtland đã
dựa trên kết quả nghiên cứu của ông. Theo ông “tính bền vững là đặc trƣng cho một
quá trình hoặc một trạng thái đƣợc duy trì một cách ổn định lâu dài”.
 Các giá trị cốt lõi của tính bền vững:
-Công bằng về KT: Sinh kế cần thiết, cơ hội cho mỗi ngƣời tạo ra nền tảng cơ sở
vật chất đầy đủ để có cuộc sống nhân bản, sinh sôi và sáng tạo.
-Văn hóa, xã hội: Sự đa dạng về văn hóa, kiến thức truyền thống/bản địa, sáng tạo,
tƣ duy toàn cầu, hành động địa phƣơng, ...; Văn hóa hòa bình thúc đẩy PT kinh tế
bền vững, xã hội và dân chủ;
- Phát triển con ngƣời: An ninh, nhân quyền và nhu cầu cơ bản, công bằng xã hội,
hệ thống hỗ trợ môi trƣờng sống, sức khỏe con ngƣời, điểm mạnh của ngƣời Việt.
- Bảo vệ môi trƣờng sinh thái: Sự đa dạng của tự nhiên, sinh học, tài nguyên thiên
nhiên; khả năng chống chịu và điều kiện hỗ trợ các hệ thống xã hội và con ngƣời.

3


 Khái niệm về phát triển bền vững
Định nghĩa“Phát triển bền vững” đƣợc xuất hiện vào những năm 1970 của
thế kỉ XX nhƣng mãi cho đến đầu thập niên 80 “Phát triển bền vững” chính thức
đƣợc sử dụng trong ấn phẩm Chiến lƣợc bảo tồn Thế giới do Hiệp hội bảo tồn thiên
nhiên và tài nguyên Thế giới (IUCN), Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hiệp quốc
(UNEP) và Quỹ bảo vệ động vật hoang dã quốc tế (WWF) với nội dung rất đơn
giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà
còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường
sinh thái học”.
Tuy nhiên khái niệm này chính thức phổ biến rộng rãi trên thế giới từ sau
báo cáo Brundrland (Elliott, 1994:6) của Ủy ban Môi trƣờng và Phát triển Thế giới
(WCED). Kể từ sau báo cáo Brundtland, khái niệm PTBV trở thành một khái

niệmđƣợc nhắc tới nhiều, đƣợc ví nhƣ là một khái niệm chìa khoá giúp các quốc gia
xây dựng quan điểm, định hƣớng, giải pháp tháo gỡ bế tắc trong các vấn đề trong
phát triển. Trong giai đoạn này cũng đƣợc xem là giai đoạn mở đƣờng cho "Hội
thảo về phát triển và môi trƣờng của Liên hiệp quốc và Diễn đàn toàn cầu hoá đƣợc
tổ chức tại Ri-ô đơ Gia-nê-rô (1992), và Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về PTBV tại
Johannesburg (2002).
Theo Ủy ban Môi trƣờng và Phát triển Thế giới cũng đƣợc gọi là Ủy ban
Brundtland đƣợc định nghĩa là: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng
những nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng phát triển của các
thế hệ tương lai”[15].Đó là sự phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên đƣợc tái
tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ
thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con ngƣời, động vật và thực vật. Qua
các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của
nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con
ngƣời, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nƣớc giàu và nghèo, và giữa các thế
hệ; nó không chỉ là sự hòa giải mối quan hệ kinh tế và môi trƣờng mà còn bao hàm
khía cạnh về chính trị xã hội, đặc biệt là bình đẳng xã hội. Nhƣ vậy ba trụ cột phát
triển bền vững là sự kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Cho tới nay, khái niện về PTBV trên bình diện quốc tế có đƣợc sự thống nhất
chung và mục tiêu để thực hiện PTBV trở thành mục tiêu của thiên niên kỷ.
4


Ở Việt Nam, vấn đề PTBV cũng đã đƣợc chú ý đến nhiều trong giới nghiên
cứu cũng nhƣ các nhà hoạch định đƣờng lối, chính sách. Trong mục 4, Điều 3, Luật
bảo vệ môi trƣờng (năm 2014), PTBV đƣợc định nghĩa: “Phát triển bền vững là
phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài
hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”. Đây là
định nghĩa có tính tổng quát, nêu bật những yêu cầu và mục tiêu trọng yếu nhất của

PTBV, phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam.
Khi xã hội ngày càng phát triển đặc biệt là từ khi cách mạng công nghiệp ra
đời nó đã thay đổi bộ mặt thế giới, đóng góp những nguồn lực phát triển mới là kỹ
thuật và khoa học công nghệ, nó làm thay đổi sâu sắc mối quan hệ giữa con ngƣời,
xã hội và tự nhiên. Cùng với tốc độ của công nghiệp hóa, nền kinh tế phát triển, quá
trình đô thị hóa nhanh, dân số gia tăng, mọi nhu cầu đều gia tăng… tất cả các yếu tố
đó làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác nhiều hơn, mức độ ảnh hƣởng
cũng trầm trọng hơn. Và nếu nhƣ các quốc gia chỉ quan tâm đến tăng trƣởng mà
không chú ý đến mức độ ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái thì đó chỉ là sự phát
triển vội vã, không mang tính lâu dài, vì nếu trong tƣơng lai khi mà môi trƣờng đã
bị phá hủy, nguồn tài nguyên đã cạn kiệt thì sẽ không còn nguồn lực để phát triển
nữa. Chính vì thế các nƣớc bây giờ đều đã quan tâm đến việc phải làm gì để phát
triển có tính bền vững, tức là sự phát triển cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội
và bảo vệ môi trƣờng.

Hình 1.1: Mô hình phát triển bền vững

5


 Nông nghiệp bền vững
Theo định nghĩa của TAC/CGIARC (Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm
chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp của Liên Hợp Quốc): Nông
nghiệp bền vững phải bao hàm sự quản lý thành công tài nguyên thiên nhiên
nhằm thoả mãn nhu cầu của con ngƣời đồng thời cải tiến chất lƣợng môi trƣờng
và gìn giữ đƣợc tài nguyên thiên nhiên.
Năm 1991, nhóm hoạt động về vấn đề lƣơng thực thuộc Uỷ ban Hợp tác
của các tổ chức phát triển Phi chính phủ (NGDOs) ở Cộng đồng châu Âu thống
nhất đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: Nông nghiệp bền vững đƣợc thiết lập nhằm đáp
ứng cả nhu cầu của ngƣời dân cũng nhƣ các mặt hạn chế về tự nhiên và điều

kiện sinh thái ở một vùng xác định. Mục đích là đƣa năng suất cây trồng lên
mức cao trên cơ sở bền vững và lâu dài mà không huỷ hoại môi trƣờng sống.
Cần ƣu tiên xác định và phát triển các nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phƣơng
nhƣ nguồn lực lao động, nƣớc, dinh dƣỡng… hơn là dựa vào các nguồn đầu tƣ
từ bên ngoài. Điều này không bao gồm việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật
tổng hợp từ các nguồn bên ngoài nhƣng cần giảm thiểu mức độ của nó để nó
không làm tổn hại đến môi trƣờng tự nhiên cũng nhƣ sức khoẻ và điều kiện
kinh tế của cộng đồng. Nông nghiệp chỉ thực sự bền vững khi khía cạnh xã hội và văn
hoá của những ngƣời sử dụng và thụ hƣởng đƣợc tập trung một cách đầy đủ và các quyết
định đều do họ thực hiện.
Theo Tổ chức về môi trƣờng sinh thái thế giới (WOED) đã định nghĩa
nông nghiệp bền vững nhƣ sau: Nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thoả
mãn được các nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm giảm khả năng ấy
đối với các thế hệ mai sau.
Ở Việt Nam nghiên cứu về phát triển bền vững bắt đầu đƣợc nghiên cứu
từ khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX.Thể hiện cụ thể
nhất là quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17-8-2004 của Thủ tƣớng chính
phủ ban hành Định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam (Chƣơng
trình nghị sự 21 của Việt Nam). Trong 8 nội dung chính của chƣơng trình hành
động thì nội dung thứ 4 đã đề cập đến các nội dung về phát triển nông nghiệp
bền vững ở Việt Nam.

6


Từ việc kế thừa những thành tựu nghiên cứu trƣớc đó và căn cứ vào điều
kiện thực tiễn của Việt Nam, có thể kết luận rằng: Phát triển nông nghiệp bền
vững (bao gồm cả lâm nghiệp và ngƣ nghiệp) là quá trình sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với bảo vệ
môi trƣờng sinh thái trên cơ sở đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của con ngƣời

trong trong hiện tại và tƣơng lai và đƣợc xã hội chấp nhận.

Hình 1.2: Phát triển bền vững trong nông nghiệp
1.1.2. Tính bền vững trong sản xuất lúa gạo
1.1.2.1. Tính bền vững
Hoạt động sản xuất nông nghiệp là những tác động của con ngƣời lên các đối
tƣợng thiên nhiên (cây lúa, đất đai…) để tạo ra những sản phẩm nông sản nhằm
thỏa mãn những nhu cầu của mình. Những tác động đó của con ngƣời nếu phù hợp
với điều kiện, các quy luật của tự nhiên sẽ thúc đẩy sự phát triển của tự nhiên và tạo
ra nhiều sản phẩm có lợi cho con ngƣời. Ngƣợc lại, nếu các tác động của con ngƣời
trong hoạt động sản xuất và đời sống không phù hợp với các quy luật của tự nhiên
thì thƣờng gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy,
mọi cố gắng của con ngƣời đều vô nghĩa, thậm trí còn gây ra những tác động xấu
tới sức khỏe, an ninh, môi trƣờng sống của con ngƣời. Nhƣ vậy, ngƣời nông dân và
môi trƣờng sinh thái rơi vào tình trạng không an toàn. Bởi vậy, nếu không muốn
hứng chịu những thiên tai nguy hiểm nhƣ hạn hán, sâu bệnh phát thành đại dịch, lũ
lụt, ô nhiễm môi trƣờng sinh thái… thì phải tiến hành sản xuất nông nghiệp theo
hƣớng bền vững.

7


Chính vì vậy hoạt động sản xuất lúa gạo bền vững không những tạo ra các
sản phẩm sạch, không gây hại đến sức khỏe và môi trƣờng cho ngƣời tiêu dùng mà
còn đảm bảo tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tăng
năng suất lao động và góp phần vào phát triển bền vững của xã hội. Do đó, phát
triển bền vững lúa gạo đƣợc thể hiện qua những đặc điểm cốt lõi nhƣ sau:
- Về kinh tế: Sản xuất lúa gạo bền vững phải đảm bảo nhịp độ tăng trƣởng
kinh tế ổn định, hiệu quả, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời nông dân trong
khu vực sản xuất lúa gạo. Ngƣời trồng lúa đƣợc trả công xứng đáng với chi phí và

công sức bỏ ra.
-Về văn hóa, xã hội: Củng cố đƣợc văn hóa truyền thống của địa phƣơng,
duy trì sinh kế ngƣời dân gắn với văn hóa trồng lúa truyền thống. Tăng tính gắn kết
trong cộng đồng địa phƣơng
- Phát triển con ngƣời: Quyền lợi và sức khỏe của ngƣời nông dân phải đƣợc
đảm bảo và an toàn.
- Bảo vệ môi trƣờng sinh thái: Hoạt động sản xuất lúa gạo bền vững phải
ngăn chặn đƣợc việc gây ô nhiễm môi trƣờng, lạm dụng hóa chất trong sản xuất...
Áp dụng công nghệ thân thiện với môi trƣờng, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ
các nguồn tài nguyên( đất,nƣớc...).
1.1.2.2. Sản xuất lúa gạo bền vững
Khái niệm sản xuất lúa gạo bền vững đƣợc xây dựng dựa trên các các yếu
tố cấu thành nên tính bền vững của sản xuất lúa gạo và đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
“Sản xuất lúa gạo bền vững là việc khai thác sử dụng nguồn lực hiện tại để tạo ra
sản phẩm lúa gạo của thế hệ hiện nay không làm ảnh hưởng tới khả năng sử dụng
nguồn lực đó của thế hệ tương lai”.
Để đạt đƣợc các mục tiêu theo định nghĩa nói trên, sản xuất lúa gạo bền
vững hiện nay cần đạt đƣợc một số tiêu chí khác nhau để đảm bảo tính bền vững
của sản xuất lúa gạo. Một trong số đó có bộ tiêu chí sản xuất lúa gạo bền vững của
Nhóm Lúa gạo bền vững (SRP). Sản xuất lúa gạo bền vững (SRP) là một liên minh
toàn cầu các bên tham gia do Tổ chức Môi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP) phối
hợp với Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) khởi xƣớng, bắt đầu từ 2011. SRP đẩy
mạnh việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, cũng nhƣ sự ứng phó với BĐKH trong
các hệ thống trồng canh tác lúa - kể cả trên đồng ruộng và xuyên suốt chuỗi giá trị.
8


Cánh đồng lúa bền vững (SRP), nhằm đạt đƣợc tính bền vững của sản xuất
lúa gạo, là sự hợp tác nhiều bên liên quan nhằm thúc đẩy hiệu quả tài nguyên và
phát triển bền vững, cả về nông nghiệp và trong suốt chuỗi giá trị lúa gạo. SRP đã

đƣợc đồng thực hiện bởi Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP) và Viện
Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) trong tháng 12 năm 2011, và làm việc trong sự
hợp tác với các đối tác trong khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân cũng nhƣ cộng đồng các
tổ chức phi chính phủ (NGO).
SRP theo đuổi phát triển chính sách công và các sáng kiến chuyển đổi thị
trƣờng tự nguyện nhằm cung cấp cho các cá nhân, các tổ chức phi lợi nhuận và
cộng đồng ngành lúa gạo toàn cầu với tiêu chuẩn sản xuất bền vững và cơ chế tiếp
cận cộng đồng, góp phần vào việc tăng cung ứng toàn cầu của giá lƣơng thực, cải
thiện đời sống cho ngƣời sản xuất (trồng lúa) và giảm tác động môi trƣờng của sản
xuất lúa gạo. SRP tập trung vào việc phát triển và thử nghiệm các hƣớng dẫn các
thực hành về tính bền vững của sản xuất lúa gạo hiện nay để nhằm đạt phát triển
bền vững trong tƣơng lai, các tiêu chuẩn, công cụ và mô hình tiếp cận cộng đồng
cho sản xuất lúa bền vững và xử lý, bao gồm các công cụ mang tính quyết định và
chỉ số tác động bền vững định lƣợng. Đến cuối năm 2016, mục tiêu SRP để cung
cấp chuỗi cung ứng gạo toàn cầu một hệ thống đã đƣợc kiểm chứng của tiêu chuẩn
bền vững, thực hành, và cơ chế khuyến khích thay thế để tạo thuận lợi cho việc áp
dụng rộng quy mô của các thực hành tốt nhất bền vững trong gạo.
Sáng kiến này đã có một số phản ứng tích cực từ các nƣớc xuất khẩu khác
nhau, chẳng hạn nhƣ Việt Nam và Thái Lan, những nƣớc đang phải đối mặt với áp
lực cả về bảo vệ môi trƣờng và nâng cao thu nhập của ngƣời sản xuất lúa gạo.
Chƣơng trình SRP theo đuổi mục tiêu giảm thiểu các tác động môi trƣờng do
trồng lúa, chế biến và tiêu thụ lúa gạo gây ra là một trong những yếu tố của tính bền
vững của sản xuất lúa gạo. Mặt khác cũng chính là nâng cao thu nhập của nông hộ
nhỏ trồng lúa và an ninh lƣơng thực [10].
James Lomax, Chủ tịch SRP, cho biết hoạt động của SRP là thực hiện các
yếu tố của tính bền vững của sản xuất lúa gạo và chuỗi giá trị lúa gạo, phát huy hiệu
quả tài nguyên và phát triển bền vững ngành lúa gạo toàn cầu, thông qua việc thúc
đẩy áp dụng bộ tiêu chuẩn toàn cầu và xây dựng hệ thống liên kết chặt chẽ từ
nghiên cứu, sản xuất, xây dựng chính sách, đến thƣơng mại và tiêu dùng [10].
9



1.2.Tổng quan về tính bền vững sản xuất lúa gạo tại Việt Nam và huyện Ứng Hòa
1.2.1. Nghiên cứu về tính bền vững của sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó với con ngƣời, làng quê Việt Nam, đồng
thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh - nền văn minh lúa nƣớc Sông
Hồng.
Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời
sống văn hoá tinh thần của ngƣời Việt.Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc
nhóm ngũ cốc, lúa cũng là cây lƣơng thực chính của ngƣời dân Việt Nam nói riêng
và ngƣời dân châu Á nói chung. Cây lúa, hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến
mức từ bao đời nay ngƣời dân Việt Nam coi đó là một phần không thể thiếu trong
cuộc sống. Từ những bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc sang trọng, không thể
thiếu sự góp mặt của hạt lúa, chỉ có điều, nó đƣợc chế biến dƣới dạng này hoặc
dạng khác [5].
Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nƣớc, hạt gạo gắn liền với sự phát
triển dân tộc và việc sản xuất lúa gạo cho đến nay vẫn là nền kinh tế chủ yếu của đất
nƣớc.Trên thực tế, việc sản xuất ra lúa gạo là một hoạt động kinh tế đứng hàng
đầu.Những cánh đồng lúa trải dài từ khắp miền núi, đồng bằng đến cao nguyên,
hình thành nên nhiều vùng thâm canh cây lúa. Những vựa lúa lớn của nƣớc Việt
Nam cả về diện tích, sản lƣợng và chất lƣợng có thể kể đến nhƣ đồng bằng sông
Hồng thuộc khu vực phía bắc, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Nam Bộ [5].
Đồng bằng sông Hồng - một nền văn minh lúa nƣớc đã hình thành từ nghìn
năm, gồm 11 tỉnh thành với diện tích tự nhiên khoảng 15.000 km2 đƣợc bồi tụ bởi
phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình. Ðây là địa bàn cƣ trú
của ngƣời Việt cổ, cũng là nơi hình thành nền văn minh lúa nƣớc.Vùng lúa đồng
bằng sông Hồng (ĐBSH) đang có những biến đổi tích cực bƣớc đầu nhằm đáp ứng
nhu cầu thị trƣờng.Nếu nhƣ trƣớc đây, sản xuất lúa ở ĐBSH chú trọng phát triển
đáp ứng nhu cầu về số lƣợng, thì nay nhu cầu không còn là mục tiêu duy nhất.Chính
sự đòi hỏi về chất lƣợng của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc cũng nhƣ khả năng tham

gia xuất khẩu, đang tạo ra những đổi thay ở vựa lúa lớn của các tỉnh phía Bắc này.
Vùng lúa chất lƣợng cao với quy mô dự kiến 300.000 ha đang từng bƣớc
đƣợc hình thành ở 25 huyện thuộc 5 tỉnh, thành phố gồm Thái Bình, Nam Định, Hải
10


Dƣơng, Hƣng Yên và Hải Phòng. Theo các chuyên gia, với điều kiện đất đai, khí
hậu, kinh nghiệm canh tác của ngƣời dân, những vùng đất này hoàn toàn có khả
năng sản xuất lúa gạo chất lƣợng cao phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc và xuất
khẩu. Diện tích gieo trồng lúa hàng năm ở khu vực này có thể tăng lên 500.000 ha,
với sản lƣợng hơn 3 triệu tấn/năm, chiếm hơn 50% sản lƣợng thóc của toàn vùng.
Trong những năm gần đây, Việt Nam từ một nƣớc đói nghèo đã trở thành
một nƣớc đứng thứ 2 trên thế giới, sau Thái Lan về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, thực
tế giá trị thƣơng mại của hạt gạo vẫn chƣa cao.Hạt gạo Việt Nam vẫn chƣa có đƣợc
chỗ đứng vững chắc của mình trên thị trƣờng quốc tế so với Thái Lan, Malaysia và
chƣa thực sự trở thành một thứ hàng hoá có giá trị [4].
Có rất nhiều nguyên nhân nhƣ công nghệ chế biến sau thu hoạch của nƣớc ta
còn chƣa đồng bộ, yếu kém, chƣa coi trọng việc phát triển các giống lúa đặc sản
chất lƣợng cao phục vụ xuất khẩu mà mới chỉ tập trung vào việc đạt đƣợc sản lƣợng
cao. Chính vì vậy, một vài năm gần đây, Nhà nƣớc đã có những định hƣớng đúng
đắn trong việc nghiên cứu, chọn tạo các giống lúa chất lƣợng cao, kết quả là tạo
đƣợc quỹ gen phong phú với nhiều giống lúa mới có giá trị thƣơng phẩm.
Sự phát triển rộng rãi của các giống cao sản dần dần đi đến độc canh một vài
giống lúa trên một vùng quá rộng lớn đã làm suy giảm sự đa dạng và tính bền vững
của hệ sinh thái ruộng lúa, sâu bệnh phát triển mạnh, khả năng phát triển thành dịch
của các loại sâu bệnh cũng lớn hơn, lƣợng sử dụng phân vô cơ và thuốc hoá học bảo
vệ thực vật trên một đơn vị diện tích lớn. Đây có thể đƣợc coi là một mặt trái của
tiến bộ khoa học. Cũng chính vì vậy, mà chúng ta cần phải bảo tồn quỹ gen cây lúa,
đảm bảo sự đa dạng di truyền loài và dƣới loài nhằm tạo nên sự phát triển cân bằng
và bền vững.

Trong định hƣớng phát triển ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực lúa
nói riêng, khâu giống đƣợc quan tâm hàng đầu. Ngay từ thời mới khai sinh ra nền
văn minh lúa nƣớc sông Hồng, nƣớc Việt Nam đã có rất nhiều giống lúa hoang
dại.Qua hàng ngàn năm, những giống lúa hoang dại đã đƣợc thuần chủng và trở thành
những giống lúa truyền thống có giá trị.
Tuy nhiên nó bộc lộ nhiều bất cập bởi khả năng kháng chịu sâu bệnh kém,
chất lƣợng không còn đáp ứng đƣợc yêu cầu ăn ngon của ngƣời dân. Những giống
11


lúa mới đƣợc chọn tạo trên cơ sở công nghệ sinh học ra đời đã phần nào khắc phục
đƣợc những nhƣợc điểm đó bằng cách kết hợp với các đặc tính quý của các loại lúa
hoang dại và lúa truyền thống.Những giống mới mang lại nhiều sự lựa chọn tốt hơn
nhƣ các giống kháng sâu bệnh, các giống lúa có thể trồng ở nƣớc mặn và có khả
năng chịu hạn tốt hơn trong điều kiện hiện nay.
Từ nhiều năm nay, Việt Nam đã trở thành một trong các nƣớc sản xuất và
xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Tuy nhiên việc sản xuất vẫn ở dạng quy mô nhỏ,
hoạt động sản xuất lúa gạo cũng gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng và sức khỏe cộng
đồng do việc lạm dụng phân đạm, thuốc trừ sâu. Sản xuất lúa nƣớc trong tình trạng
khan hiếm nƣớc gia tăng cũng trở thành một thách thức.[4]
Sản xuất nông nghiệp bị chi phối rất nhiều bởi điều kiện ngoại cảnh.Trong
các yếu tố ngoại cảnh đó thì khí hậu là yếu tố tác động trực tiếp và thƣờng xuyên
nhất.Trong bối cảnh hiện nay, khí hậu đang bị biến đổi theo chiều hƣớng xấu đi thì
hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung cụ thể là hoạt động sản xuất lúa sẽ đứng
trƣớc nhiều thách thức lớn. Sản xuất nông nghiệp là một ngành sản xuất phần lớn
phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu.
Sản suất lúa bị ảnh hƣởng của nhiều nhân tố nhƣ độ ẩm và nhiệt độ, những
nhân tố này quyết định đến năng suất và chất lƣợng sản phẩm.Một số nghiên cứu
cho thấy, khi nhiệt độ tăng thì đa số là ảnh hƣởng xấu đến năng suất lúa, chất lƣợng
lúa. Khí hậu thay đổi là một trong những nguyên nhân làm tăng dịch bệnh trên cây

lúa. Khí hậu làm thay đổi môi trƣờng sống của các loài sinh vật, làm mất đi (làm
thay đổi) các mắt xích trong chuỗi thức ăn dẫn đến tình trạng biến mất của một số
loài sinh vật. Nhiệt độ tăng đã dẫn tới mùa đông ấm dần lên, đó là điều kiện tốt cho
các loại sâu phát triển nhanh hơn và gây hại mạnh hơn. Điều đó dẫn tới nguy cơ
tăng các loại thiên địch.
Theo báo cáo kiểm kê khí nhà kính quốc gia năm 2010 tại Việt Nam đƣợc
thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Tăng cƣờng năng lực kiểm kê quốc gia khí nhà
kính tại Việt Nam” (2010 - 2014) do Cục khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
chủ trì thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Kết
qủa kiểm kê KNK cho năm 2010 tại Việt Nam cho thấy tổng lƣợng phát thải là
150,8 triệu tấn CO2 trong đó nông nghiệp chiếm 43%, năng lƣợng chiếm 35%,
12


LULUCF chiếm 10%.Các nguyên nhân chính gây phát thải KNK trong sản xuất lúa
tại Việt Nam: Trong sản xuất lúa phát thải CO2 do thói quen đốt rơm rạ sau khi thu
hoạch. Khí CH4 phát thải từ những cánh đồng lúa thƣờng xuyên ngập nƣớc. Sử
dụng phân đạm không đúng cách, lãng phí là nguyên nhân gây phát thải khí N2O.
Sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của con
ngƣời mỗi quốc gia. Ngành nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt do đối
tƣợng của nó là các sinh vật sống đƣợc thực hiện chủ yếu trên đất, tƣ liệu sản xuất
đặc biệt và không thể thay thế. Hoạt động nông nghiệp chủ yếu là thực hiện các
công việc ở ngoài trời nên chịu nhiều tác động của điều kiện tự nhiên và thời tiết.
Bởi vậy, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều rủi ro do môi trƣờng tự nhiên đem lại,
và rủi ro về dịch hại đƣợc coi là rủi ro lớn và thƣờng xuyên nhất.
Để phòng chống dịch bệnh hại mùa màng, để đảm bảo cho sản lƣợng và
năng suất lúa ngƣời nông dân phải sử dụng các chất hóa học vì nó mang lại hiệu quả
một cách nhanh chóng.Tuy nhiên, một thực trạng ở nhiều vùng trồng lúa là vấn đề
bùng phát dịch hại, ngƣời nông dân càng dùng nhiều thuốc hóa học thì dịch hại
càng bùng phát mạnh.Bên cạnh đó thuốc hóa học còn làm cho ô nhiễm môi trƣờng,

hủy hoại hệ sinh thái, gây ngộ độc cho con ngƣời do để lại dƣ lƣợng lớn thuốc
BVTV trong sản phẩm.Việc lạm dụng thuốc BVTV gây hậu quả xấu đến việc
PTBV ngành nông nghiệp.
Từ việc tìm ra vấn đề sử dụng thuốc BVTV làm mất cân bằng sinh thái, làm
hủy diệt mối quan hệ bền vững giữa cây trồng - sâu hại - thiên địch. Các nhà khoa
học đã định hƣớng ra một chiến lƣợc phòng chống sâu bệnh, đó là giữ cho đƣợc
mối quan hệ cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái, cân bằng không tác động các
thuốc BVTV.
Chƣơng trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là viết tắt từ cụm từ tiếng anh
“Integrated Pests Management”, có nghĩa là quản lý dịch hại một cách tổng hợp hay
còn gọi là phòng trừ tổng hợp.
Năm 1992 Việt Nam đã chính thức tham gia chƣơng trình quản lý dịch hại
tổng hợp (IPM) network. Từ đó đến nay có rất nhiều tỉnh đã ứng dụng đại trà
chƣơng trình này trong sản xuất, không chỉ sản xuất là mà còn áp dụng trong cả một

13


số loại cây khác nhƣ: rau, bông, cây hoa màu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
ngƣời nông dân.
Ở Thái Bình, chƣơng trình IPM đƣợc chính phủ Vƣơng quốc Đan Mạch tài
trợ về kinh phí dƣới sự chỉ đạo của Cục bảo vệ thực vật, với chức năng giúp nông
dân tự chủ trong sản suất, nâng cao kiến thức cải tiến tập quán canh tác và kỹ năng
quản lý đồng ruộng cho bà con nông dân. Từ đó giúp bà con nông dân sử dụng có
hiệu quả các loại vật tƣ nông nghiệp trên cơ sở hiểu biết về sinh thái đồng ruộng,
tạo điều kiện cho nông dân đƣợc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm sản xuất. Giúp bà
con nông dân tự điều chỉnh phƣơng thức sản xuất, đồng thời giải quyết tốt các vấn
đề đặc thù của tƣờng địa phƣơng.
Ngƣời nông dân có thể sản xuất ra nhiều lúa gạo hơn trong khi tiết kiệm
đƣợc nƣớc, hóa chất, giống và mất ít công lao động hơn. Hệ thống thâm canh lúa

cải tiến (SRI) đã giúp cải thiện thu nhập, đảm bảo an ninh lƣơng thực, đồng thời
giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trƣờng và tăng cƣờng khả năng thích
ứng của nông dân với biến đổi khí hậu và tính bền vững của môi trƣờng.Thông qua
đó cải thiện tính bền vững của sản xuất lúa gạo ở Việt nam.
Hệ thống thâm canh lúa cải tiến của SRI là hệ thống gồm 5 nguyên tắc giúp
cây lúa phát triển một cách tốt nhất (Tuổi mạ - Số lƣợng dảnh và khoảng cách cấy Quản lý nƣớc - Quản lý cỏ và sâu bệnh - Quản lý dinh dƣỡng).
SRI mới đƣợc giới thiệu vào Việt Nam từ năm 2003 và đƣợc thí nghiệm ở
một số tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc. Phƣơng pháp canh tác SRI
đã phát huy hiệu quả, qua các kết quả nghiên cứu các nhà khoa học đã khẳng định
biện pháp canh tác lúa theo SRI phù hợp với đồng ruộng Việt Nam.
Đến vụ Đông Xuân năm 2011 số nông dân tại Việt Nam đã có kinh nghiệm
về việc áp dung SRI trong sản xuất lúa. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng SRI đã giúp
tăng hiệu quả kinh tế và có tiềm năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

14


Bảng 1.1: Quy mô ngày càng phát triển của SRI tại các tỉnh thành Việt Nam
STT

Năm

Quy mô

1

2003

SRI đến với nông dân 3 tỉnh Hòa Bình, Hà Nội, Quảng Nam qua
các hoạt động lồng ghép IPM (Quản lý dịch hại tổng hợp) do Cục

bảo vệ thực vật triển khai.

2

2003 - 2005

SRI đƣợc áp dụng trên quy mô 2-5 ha ở 12 tỉnh thuộc Bắc Bộ, Bắc
Trung Bộ và Nam Trung Bộ, thu hút sự tham gia của 3.450 nông dân.

2005 - 2006

SRI nhận đƣợc sự ủng hộ và tham gia của nhiều chƣơng trình, dự
án Quốc tế, của các tổ chức phi chính phủ, cơ quan nghiên cứu
trong và ngoài nƣớc.

3

4

2007

Với sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam, Chi cục BVTV Hà Tây (cũ) đã
phối hợp với HTX nông nghiệp xã Đại Nghĩa triển khai mô hình
Cộng đồng ứng dụng SRI. Huyện Mỹ Đức là huyện ứng dụng SRI
đứng đầu trong toàn tỉnh, năm 2008 huyện đã áp dụng đƣợc 800
ha, các huyện khác xây dựng mô hình từ 100 ha -200 ha. (theo Báo
điện tử Hà Tây)
Kết quả của mô hình là cơ sở quan trọng để Bộ NN và PTNT ra
Quyết định số 3062/QĐ-BNN-KHCN ngày 15/10/2007 công nhận
SRI là tiến bộ kỹ thuật và khuyến khích áp dụng rộng rãi mô hình,

trong đó các tỉnh có thể tiếp cận ngân sách hỗ trợ mở rộng mô hình.

5

2009

Số nông dân áp dụng SRI là 264.000 ngƣời với diện tích áp dụng
SRI là 85.422 ha.

6

2010

Số nông dân áp dụng SRI là 817.939 ngƣời với diện tích áp dụng
SRI là 151.311 ha.

7

2011

Số nông dân áp dụng SRI là 1.070.384 ngƣời với diện tích áp dụng
SRI là 185.065 ha.

Nguồn: Oxfam
Thực tế đã chứng minh SRI có hiệu quả vƣợt trội so với phƣơng pháp canh
tác thông thƣờng (canh tác lúa theo kiểu truyền thống) nhằm đạt đƣợc tính bền vững
của sản xuất lúa gạo. Lúa khỏe, ruộng thông thoáng, ít sâu bệnh.Tiền lãi tăng trung
bình trên 2 triệu đồng/ha, giá thành/kg thóc giảm 342 đồng đến 520 đồng, tiết kiệm
đƣợc khoảng 1/3 lƣợng nƣớc tƣới.
Chƣơng trình Môi trƣờng LHQ (UNEP) cùng với Viện Nghiên cứu Lúa

Quốc tế (IRRI) đã hợp tác xây dựng Chƣơng trình Sản xuất Lúa gạo Bền vững
(SRP) và đƣa ra khuyến nghị ứng dụng toàn cầu từ 2011.
15


Diễn đàn này hiện có 31 thành viên, bao gồm Bộ Nông nghiệp của các nƣớc
sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới, các tập đoàn nông nghiệp lớn, các tổ chức chứng
nhận quốc tế, các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo, các NGO. Phía Việt Nam có 2
thành viên tham gia là Bộ NN & PTNT và Tập đoàn Lộc Trời (tiền thân là Công
tycổ phần BVTV An Giang) là đơn vị đầu tiên của VN tham gia ứng dụng Bộ tiêu
chuẩn 46 điểm của Chƣơng trình SRP này.
Tuy ở tầm thế giới cách làm này cũng chƣa dày kinh nghiệm, nhƣng vẫn hy
vọng với sự tham gia đa biên, nhất là sự sáng tạo của nông dân, sự tham gia của khu
vực tƣ nhân, các NGO, các trung tâm nghiên cứu & đào tạo,...nghề trồng lúa của
chúng ta sẽ thoát khỏi những bế tắc lƣu niên để đủ sức cạnh tranh, đạt thứ hạng
xứng đáng, chứ không chỉ bán lúa thô, giá thấp, nông dân thiệt nhƣ hiện nay.
Ngày 25-1-2016, tại An Giang, Tập đoàn Lộc Trời phối hợp cùng Diễn đàn
lúa gạo bền vững (SRP) thuộc Chƣơng trình môi trƣờng Liên hiệp quốc (UNEP), tổ
chức hội thảo triển khai áp dụng bộ tiêu chuẩn quốc tế SRP về sản xuất lúa gạo bền
vững. Tại đây, ông James Lomax, Chủ tịch của SRP, cho biết: “Hiện Việt Nam và 8
nƣớc khác trên thế giới đƣợc chọn triển khai sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn quốc
tế SRP [10].
Bộ tiêu chí SRP là bộ tiêu chuẩn đầu tiên trên thế giới về sản xuất lúa gạo
bền vững với 46 tiêu chí và 8 vấn đề, hƣớng tới việc sản xuất lúa gạo hiện đại và
bền vững nhƣ: Quản lý tốt đồng ruộng, sử dụng nguồn tài nguyên nƣớc hợp lý, quản
lý sâu bệnh, quản lý dinh dƣỡng, giảm thất thoát sau thu hoạch, nhấn mạnh các yếu
tố kinh tế- xã hội, môi trƣờng với tầm nhìn bền vững; bộ tiêu chí cũng quan tâm đến
an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn sức khỏe cho ngƣời lao động, ngƣời tiêu dùng
đƣợc sử dụng sản phẩm lúa gạo chất lƣợng cao… Đến cuối năm 2016, diễn đàn lúa
gạo thế giới sẽ cung cấp các bộ công cụ cho các bên tham gia bao gồm: các tiêu

chuẩn, các hƣớng dẫn, các công cụ phân tích, các modul tập huấn, các mô hình, các
cơ chế trợ cấp phụ giúp[10].
Wyn Ellis, chuyên gia SRP cho rằng, thực hiện tiêu chuẩn SRP sẽ giúp hoạt
động sản xuất lúa gạo có đƣợc 3 lợi ích quan trọng: Nông dân thực hành hiệu quả
hơn, tiếp cận đƣợc chuỗi cung ứng minh bạch, việc sản xuất sạch giúp đảm bảo các
yếu tố về y tế và môi trƣờng. Nhà sản xuất kiểm soát đƣợc chất lƣợng, bảo đảm an
toàn thực phẩm, giảm thiểu rủi ro, gia tăng mức độ thu hồi sản phẩm. Nâng cao
16


×