Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu đánh giá tính bền vững của làng nghề gốm truyền thống phù lãng tỉnh bắc ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

TRẦN THANH NAM

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA LÀNG NGHỀ
GỐM TRUYỀN THỐNG PHÙ LÃNG TỈNH BẮC NINH TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BỀN VỮNG

HÀ NỘI – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

TRẦN THANH NAM

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA LÀNG NGHỀ
GỐM TRUYỀN THỐNG PHÙ LÃNG TỈNH BẮC NINH TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã sỗ: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lƣu Đức Hải

HÀ NỘI – 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: Nghiên cứu đánh giá tính bền vững của làng
nghề gốm truyền thống Phù Lãng tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tế
là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học
của PGS.TS Lưu Đức Hải. Luận văn không sao chép các công trình nghiên cứu
của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất
kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận
văn.

Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2017
Tác giả

Trần Thanh Nam

1


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, học viên xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới thầy, PGS.TS Lưu Đức
Hải, là người hướng dẫn khoa học, dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng
dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Học viên xin chân thành cảm ơn đến thầy cô khoa Sau đại học,
ĐHQGHN và gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy cô trực tiếp lên lớp giảng dạy
chương trình đào tạo cao học Khoa học bền vững.
Học viên chân thành cảm ơn Đảng Ủy, UBND, người dân xã Phù Lãng
đã tạo điều kiện cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết để hoàn

thiện đề tài.
Mặc dù, bản thân đã có nhiều cố gắng. Song, do điều kiện về thời gian và
trình độ nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu
sót. Học viên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy Cô và bạn đọc
để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2017
Tác giả

Trần Thanh Nam

2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Việt

APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình
Dương

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CNH - HĐH
CTNS
HDI


Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Chương trình nghị sự
Chỉ số phát triển con người

IUCN

Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên

JICA

Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản

KT

Kinh tế

MT

Môi trường

LNTT
NTCTT

Làng nghề truyền thống
Nghề thủ công truyền thống

PTBV


Phát triển bền vững

SWOT

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

TV

Ti vi

TTP

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình
Dương

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hiệp quốc

WTO
XH

Tổ chức thương mại thế giới
Xã hội

3


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1. Số lượng cơ sở sản xuất gốm tại Phù Lãng năm 2015

37

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất Gốm Phù Lãng 2013- 2015

42

Bảng 3.3. Thị trường chính tiêu thụ sản phẩm gốm Phù Lãng

45

Bảng 3.4. Các dạng làng nghề trọng điểm Bắc Ninh và tác động tới

48

môi trường
Bảng 3.5. Phân tích SWOT làng nghề gốm truyền thống Phù Lãng

4

51


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Trang
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu diện tích đất tự nhiên xã Phù Lãng (2013 -


22

2015)
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu GDP của xã Phù Lãng năm 2015

24

Biểu đồ 3.3. Số lượng cơ sở sản xuất gốm theo quy mô năm

38

2015
Sơ đồ 3.1. Các công đoạn chính sản xuất gốm

40

Sơ đồ 3.2. Các kênh tiếp cận thị trường đầu ra của sản phẩm

44

gốm Phù Lãng

5


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan


1

Lời cảm ơn

2

Danh mục các ký hiệu viết tắt

3

Danh mục các bảng

4

Danh mục các biểu đồ, sơ đồ

5

MỞ ĐẦU

9

1. Lý do chọn đề tài

9

2. Mục tiêu nghiên cứu

10


3. Đối tượng nghiên cứu

10

4. Phạm vi nghiên cứu

10

5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

11

6. Ý nghĩa của đề tài

12

7. Cấu trúc luận văn

12

Chƣơng 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐIỀU KIỆN TỰ

13

NHIÊN VÀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1.Cơ sở lý luận về tính bền vững và phát triển bền vững làng

13

nghề

1.1.1. Cơ sở lý luận về tính bền vững

13

1.1.2. Quan niệm về phát triển bền vững

14

1.1.3. Phát triển bền vững làng nghề

15

1.2.Cơ sở thực tiễn về phát triển làng nghề

16

1.2.1. Chủ trương chính sách của Việt Nam về phát triển làng

16

1.2.2. Kinh nghiệm của quốc tế về phát triển làng nghề

18

nghề

6


1.3. Đặc điểm (Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội - Môi trƣờng) làng


21

nghề gốm Phù Lãng
27

1.4. Tổng quan tài liệu
1.4.1. Nghiên cứu làng nghề trên thế giới

27

1.3.2. Nghiên cứu làng nghề ở Việt Nam

28

1.3.3. Nghiên cứu làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh

32

Chƣơng 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, CÁCH TIẾP CẬN VÀ

33

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

33

2.1.1. Địa điểm


33

2.1.2. Thời gian

33
33

2.2. Cách tiếp cận
2.2.1. Tiếp cận liên ngành

33

2.2.2. Tiếp cận các bên liên quan

34

2.2.3. Tiếp cận dựa vào cộng đồng và sự kết hợp từ trên xuống

34

với từ dưới lên
35

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu

35

2.3.2. Phương pháp khảo sát thu thập số liệu


35

2.3.3. Phương pháp phân tích

40

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

41

3.1. Quy trình sản xuất và các sản phẩm gốm truyền thống Phù

41

Lãng
3.1.1. Sơ lược quy trình kỹ thuật sản xuất gốm

41

3.1.2. Một số sản phẩm chủ yếu được sản xuất tại làng nghề Phù

41

Lãng
3.2. Các thuộc tính bền vững của làng nghề gốm Phù Lãng
3.2.1. Tính bền vững về kinh tế của làng nghề
7

43
43



3.2.2. Tính bền vững về xã hội của làng nghề

48

3.2.3. Tính bền vững về môi trường của làng nghề

50

3.2.4. Tính bền vững về văn hóa của làng nghề

52

3.3. Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của làng nghề gốm Phù

53

Lãng trong bối cảnh hội nhập
3.4. Giải pháp phát triển bền vững làng nghề gốm Phù Lãng

56

trong bối cảnh hội nhập
3.4.1. Giải pháp về chính sách

56

3.4.2. Giải pháp khoa học và công nghệ


56

3.4.3. Giải pháp về kinh tế

58

3.4.4. Giải pháp về giáo dục và truyền thông

59

Thảo luận

60

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

62

Kết luận

62

Khuyến nghị

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

65


PHỤ LỤC

8


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu làng nghề ở Việt Nam và trên thế giới là một vấn đề đã được
các nhà khoa học nghiên cứu với cách tiếp cận đa dạng trên nhiều phương diện:
kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường làng nghề. Tuy nhiên, nghiên cứu làng nghề
như một chỉnh thể toàn diện đồng thời, đánh giá tính bền vững của làng nghề
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề khoa học có tính lý luận và
thực tiễn cao.
Các làng nghề truyền thống Việt Nam, vốn có vai trò quan trọng trong đời
sống và cơ cấu kinh tế xã hội ở nông thôn Việt Nam. Khu vực châu thổ Bắc Bộ
nơi có hàng vạn làng nghề với đủ loại làng nghề, riêng tỉnh Bắc Ninh, nơi có số
lượng làng nghề lớn nhất cả nước. Trước các thách thức hiện nay, các làng nghề
ở Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng cần có hướng đi bền vững phù hợp
với quá trình hội nhập quốc tế trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO,
APEC, TTP,..và tham gia các tổ chức thương mại quốc tế trong khu vực và
quốc tế. Các làng nghề có nhiều cơ hội song cũng phải đối mặt với nhiều thách
thức, sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng. Cơ hội của các sản phẩm gốm Phù
Lãng tham gia thị trường chung khu vực và thế giới, đang là vấn đề được chính
quyền địa phương và các hộ sản xuất quan tâm tới. Trước yêu cầu hội nhập,
làng nghề gốm Phù Lãng phải phát triển theo hướng nào để tồn tại, sản phẩm
gốm Phù lãng duy trì, phát triển được bền vững trên thị trường trong nước, khu
vực và quốc tế, đó là yêu cầu cần được xem xét, nghiên cứu và cần làm sáng tỏ.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình phát triển của
làng nghề, trong khuôn khổ của một đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Khoa
học bền vững tôi lựa chọn: Nghiên cứu đánh giá tính bền vững của làng nghề

gốm truyền thống Phù Lãng tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Đề tài này hướng đến đánh giá toàn diện tính bền vững làng nghề gốm truyền
thống Phù Lãng trước thách thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đề ra giải
9


pháp nhằm giữ gìn và phát triển bền vững làng nghề, giữ gìn văn hóa thương
hiệu gốm Phù lãng truyền thống đủ sức cạnh tranh và phát triển trên thị trường
trong nước và quốc tế, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân làm
nghề gốm tại địa phương, góp phần xây dựng Nông thôn mới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng phát triển làng nghề gốm truyền thống Phù Lãng, qua
đó đề xuất các giải pháp phát triển bền vững làng nghề gốm truyền thống Phù
Lãng trong bối cảnh hội nhập.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng phát triển làng nghề gốm truyền thống Phù Lãng tỉnh
Bắc Ninh.
- Nhận diện được các thuộc tính bền vững của làng nghề gốm Phù Lãng trên
các phương diện kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa.
- Đánh giá được tính bền vững làng nghề gốm Phù Lãng trên các chỉ số, chỉ
tiêu.
- Phân tích được điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của làng nghề gốm
Phù Lãng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
- Đề xuất được các giải pháp phát triển bền vững làng nghề gốm Phù Lãng.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá tính bền vững của làng nghề gốm truyền thống Phù
Lãng tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện tại làng nghề gốm truyền thống Phù

Lãng, xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian:Luận văn thực hiện khoảng 08 tháng (05/201601/2017), số liệu, thông tin thu thập từ năm từ 2013 đến 2015, (3 năm).
10


- Phạm vi chuyên môn được giới hạn trong các vấn đề sau :
+ Cơ sở lý luận về tính bền vững và phát triển bền vững làng nghề, kinh
nghiệm thế giới về phát triển làng nghề
+ Đặc điểm (Kinh tế - Xã hội - Môi trường), làng nghề gốm Phù Lãng
+ Các thuộc tính bền vững của làng nghề gốm Phù Lãng
+ Các chỉ số đánh giá tính bền vững làng nghề gốm Phù Lãng
+ Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của làng nghề gốm Phù Lãng trong
bối cảnh hội nhập
+ Giải pháp phát triển bền vững làng nghề gốm Phù Lãng trong bối cảnh
hội nhập.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
- Làng nghề truyền thống Phù Lãng Bắc Ninh đang đứng trước thời cơ,
thách thức, thuận lợi, khó khăn như thế nào?
- Các yếu tố làm giảm tính bền vững làng gốm Phù Lãng trong bối cảnh hội
nhập quốc tế?
- Để đánh giá tính bền vững của làng nghề gốm truyền thống Phù Lãng tỉnh
Bắc Ninh cần làm những gì?
- Cần có những giải pháp gì để phát triển bền vững làng nghề gốm truyền
thống Phù Lãng tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh hội nhập hiện nay?
Giả thuyết nghiên cứu
- Làng nghề gốm Phù Lãng tỉnh Bắc Ninh đang đứng trước nhiều cơ hội,
thời cơ phát triển song cũng gặp không ít những khó khăn thách thức do hội
nhập quốc tế mang lại.
- Thương hiệu gốm, thị trường cạnh tranh, giá sản phẩm, thị trường tiêu thụ

gốm, công nghệ sản xuất gốm và cả những tác động đến môi trường làng nghề

11


đang là thách thức và nguy cơ làm giảm tính bền vững gốm Phù Lãng ở tỉnh
Bắc Ninh.
- Đa dạng hóa sản phẩm đi kèm chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và xây
dựng thương hiệu cùng với kết nối mở rộng thị trường quốc tế, áp dụng công
nghệ, dây chuyền sản xuất gốm hiện đại, giảm thiểu tác động đến môi trường..
là biện pháp nâng cao tính bền vững làng nghề gốm Phù Lãng trong bối cảnh
hội nhập quốc tế.
6. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu một vấn đề khá mới hiện nay, đó là
tính bền vững của các làng nghề truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế,
dưới cách tiếp cận khoa học bền vững.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài góp phần giúp chủ cơ sở sản xuất
đang trực tiếp làm nghề gốm ở Phù Lãng và các bên liên quan nhận diện rõ các
thuộc tính bền vững, đồng thời, giúp họ xác định được đầy đủ điểm mạnh, yếu,
cơ hội, thách thức và vận dụng các giải pháp phù hợp nhất từ nghiên cứu đề tài
đưa ra để phát triển bền vững làng nghề gốm truyền thống, nhằm đưa duy trì,
phát triển đưa sản phẩm gốm Phù Lãng đến với thị trường trong và ngoài nước.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn cấu trúc theo quy định gồm các phần chính sau:
Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Đối tượng nghiên
cứu; Phạm vi nghiên cứu; Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu; Ý nghĩa của đề tài.
Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận, điều kiện tự nhiên và tài liệu nghiên
cứu
Chương 2: Địa điểm, thời gian, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Kết luận và kiến nghị

12


Chƣơng 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐIỀU KIỆN
TỰ NHIÊN VÀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1.Cơ sở lý luận về tính bền vững và phát triển bền vững làng nghề
1.1.1. Cơ sở lý luận về tính bền vững
Bền vững (tiếng Anh: sustainability) là khả năng duy trì. Trong sinh thái
học, từ "bền vững" lý giải cách thức hệ thống sinh học duy trì được sự đa dạng
giống loài và sinh sôi theo thời gian. Những vùng đất ẩm ướt và khu rừng tươi
tốt lâu đời là điển hình cho hệ thống sinh học bền vững. Đối với con người, tính
bền vững là khả năng duy trì lâu dài trạng thái sức khỏe tốt, điều này chịu ảnh
hưởng bởi các mặt về môi trường, kinh tế và xã hội.
Tính bền vững:xét về sinh thái – các chi ến lược nhằ m đảm bảo tính đa
dạng, khả năng chống chọi và phát triển liên tục của các hệ sinh thái trong việc
thực hiê ̣n chức năng lâu dài (như hê ̣ sinh thái).
Một số ngiên cứu khác định nghĩa tính bền vữnglà: sự đảm bảo cho các thế
hệ tương lai có cơ hội công bằng đối với tài nguyên mà hành tinh chúng ta cung
cấp hay tính bền vững là các kiểu phát triển về mặt kinh tế và xã hội mà không
làm ảnh hưởng đến môi trường với các thuộc tính sau.
- Con người và các các cơ thể sống khác hài hòa với các hệ thống trợ giúp tự
nhiên như không khí, nước và đất (bao gồm các hệ sinh thái).
- Chính sách năng lượng không làm ô nhiễm khí quyển gây ra những trạng
thái lo lắng về khí hậu như nóng lên toàn cầu.
- Kế hoạch sử dụng các tài nguyên có thể phục hồi như nước, rừng, đồng cỏ,
đất nông nghiệp, ngư trường không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên và phá
hủy các hệ sinh thái.
- Kế hoạch sử dụng tài nguyên không thể phục hồi không gây tổn hại cho

môi trường toàn cầu, và cung cấp một phần cho tài nguyên không tái tạo cho thế
hệ tương lai.
13


1.1.2. Quan niệm về phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển thỏa mãn những
nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không xâm hại tới khả năng đáp ứng những nhu
cầu của thế hệ tương lai. Phát triển bền vững được cấu tạo bởi 3 nhân tố là bền
vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường.
Như vậy, ba trụ cột phát triển bền vững được xác định từ các khái niệm trên
là: Thứ nhất, bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững là phát
triển nhanh và an toàn, chất lượng; Thứ hai, bền vững về mặt xã hội là công
bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu
chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình
độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh;
Thứ ba, bền vững về sinh thái môi trường là khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống.
Mục tiêu phát triển bền vững

Mục tiêu cuối cùng của PTBVlà thỏa mãn yêu cầu căn bản của con người,
cải thiện cuộc sống, bảo tồn và quản lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm tương lai
ổn định. PTBV thực hiện và đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ, giữa các quốc
gia, giữa hiện tại với tương lai. PTBV có tính chất đa diện, thống nhất, toàn bộ.
14


Muốn PTBV phải lồng ghép được 4 thành tố quan trọng của sự phát triển với
nhau: phát triển kinh tế, văn hóa, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là
nguyên lý chung để hướng sự phát triển bền vững của các lĩnh vực.

1.1.3. Phát triển bền vững làng nghề
Khái niệm làng nghề: Xét về kết cấu kinh tế - xã hội thì nông thôn Việt
Nam đã hình thành các loại làng:Làng thuần nông, lâm, ngư nghiệp; Làng nông
nghiệp có nghề phụ; Làng dịch vụ;Làng nông - công - thương kết hợp (phổ biến
nhất). Như vậy khái niệm làng nghềcần được hiểu là những làng ở nông thôn có
các ngành nghề không phải là nông nghiệp mà chúng chiếm ưu thế về số hộ, số
lao động và tỷ trọng thu nhập so với nghề nông.
Khái niệm, nội dung phát triển bền vững làng nghề: Khái niệm về phát
triển bền vững làng nghề không thể tách rời khái niệm về phát triển bền vững.
Theo đó, có thể hiểu: Phát triển bền vững làng nghề truyền thốngchính là quá
trình phát triển sản xuất, kinh doanh của các làng nghề. Nhằm thoả mãn nhu cầu
đa dạng và ngày càng phát triển của thế hệ hiện tại. Mà không làm tổn hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai.
-Phát triển bền vững làng nghề về kinh tế: là tăng năng suất lao động, gia
tănggiá trị sản lượng, thu hút lao động vào ngành nghề phi nông nghiệp, nâng
cao thu nhập, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, thay đổi mô hình sản xuất tiêu dùng
theo hướng PTBV.
-Phát triển bền vững làng nghề về xã hội: là tạo việc làm, thu nhập ổn
định cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, tăng quỹ phúc lợi, nâng cao trình
độ dân trí, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn văn hóa vùng miền ở Làng nghề,
vùng nghề.
-Phát triển bền vững làng nghề về môi trường: là giảm thiểu tác hại ô
nhiễm môi trường do quá trình sản xuất kinh doanh nghề truyền thống gây ra.
Có kế hoạch, quy hoạch khai thác, sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên liệu. Đa

15


dạng hóa, nghiên cứu, sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế. Phòng ngừa, hạn
chế các bệnh nghề nghiệp.

1.2.Cơ sở thực tiễn về phát triển làng nghề
1.2.1. Chủ trƣơng chính sách của Việt Nam về phát triển làng nghề
Đường lối chủ trương của Đảng về phát triển làng nghề
Đại hội Đảng VIII (1996), đặc biệt coi trọng nhiệm vụ số một là CNH,
HĐH nông nghiệp nông thôn, bởi vì xuất phát điểm đi lên CNXH ở nước ta từ
một nước nông nghiệp. CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn phải bao gồm trong
đó nhiệm vụ cơ bản: Phát triển các ngành nghề, LNTT và các ngành nghề mới
bao gồm tiểu thủ công nghiệp.
Tiếp tục phát triển tinh thần trên, nghị quyết Đại hội Đảng IX (2001), đã
chỉ rõ hơn để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn phảiđầu
tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội ởnông thôn. Phát
triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế
biến, cơ khí phục vụnôngnghiệp,các làng nghề,chuyển một bộ phận quan trọng
lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ,tạo nhiều việc làm
mới; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân
cư ở nông thôn.
Trong đường lối phát triển kinh tế của nghị quyết đại hội đảng lần thứ X đã đưa
ra vấn đề “Phát triển bền vững các làng nghề”.
Một số chính sách về phát triển làng nghề trong thời gian qua
- Chính sách ngành nghề nông thôn; quy hoạch phát triển ngành nghề nông
thôn; công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống(Nghị
đinh
̣ 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 07 năm 2006 của Chính phủ).
- Chính sách về đầu tư, tín dụng (Ví dụ như: Nghị định số 41/2010/NĐ-CP
ngày 22/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính
phủ Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
16



Công văn số 771/VPCP ngày 29/1/2015 về Báo cáo rà soát việc triển khai thực
hiện các quy định hỗ trợ làng nghề và giải pháp huy động vốn đầu tư nâng cấp
hạ tầng các làng nghề được công nhận…).
- Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thương mại nhằm khuyến khích,
tạo điều kiện mở rộng lưu thông hàng hóa, phát triển dịch vụ thương mại như
Quyết định 23/2010/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định
hướng đến năm 2020”.
- Chính sách về khoa học công nghệ và Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng và
xử lý môi trường làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn (Quyết định
1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc
gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030).
- Chính sách vềđào tạonghề như Quyết định1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020”.
Chính sách phát triển làng nghề ở Bắc Ninh
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI. Ngày 10 tháng 10 năm 2005 ủy
ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 128/2005/QĐ-UB về
quy chế quản lý khu công nghiệp nhỏ và vừa, cụm công nghiệp làng nghề trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Tỉnh Bắc Ninh đã có chủ trương triển khai xây dựng các khu công nghiệp
làng nghề. Đến nay, đã quy hoạch 23 cụm công nghiệp làng nghề với diện tích
khoảng 500 ha, trong đó đã xây dựng xong và đưa vào hoạt động 21 khu công
nghiệp làng nghề. Tỉnh Bắc Ninh cùng với huyện Quế Võ đang triển khai xây
dựng khu công nghiệp làng nghề gốm Phù Lãng với tổng diện tích 30 ha.
Những chủ trương, chính sách trên tạo điều kiện phát triển các làng nghề truyền
thống của tỉnh Bắc Ninh.

17



1.2.2. Kinh nghiệm của quốc tế về phát triển làng nghề
Nhật Bản: Trong quá trình CNH, nước Nhật đã có những sáng tạo, những
ngành nghề tiểu thủ công truyền thống không bị mất đi mà là một trong những
nội dung của CNH là: duy trì các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cổ truyền ở
nông thôn. Tại Nhật Bản có hơn 867 nghề truyền thống bao gồm nhiều ngành
nghề khác nhau như chế tác kim hoàn, sơn mài, chế biến lương thực phẩm...
trong quá trình CNH đã hiện đại hoá kỹ thuật công nghệ và tác động của đời
sống văn minh công nghiệp đã làm thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt
của người dân, vì thế một số nghề thủ công truyền thống đã bị mất đi (nghề sơn
mài), còn một số nghề được duy trì phát triển. Nhật Bản còn chú trọng phát triển
loại hình xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở các gia đình làm nghề thủ
côngnghiệp.
Thái Lan:Chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” (One Tambon One
Product viết tắt: OTOP) do Chính phủ Thái Lan thực hiện với mục tiêu nâng
cao thu nhập, phát triển khả năng sáng tạo của cộng ñồng. Đây là cuộc vận động
mang tính chiến lược toàn quốc nhằm khuyến khích các làng nghề huy động
mọi nguồn lực, chuyển tải khả năng văn hóa, truyền thống của địa phương mình
vào các sản phẩm được lựa chọn làm cho chúng trở thành sản phẩm đặc trưng
của địa phương mình, của làng mình. Chương trình là cơ hội để các LNTT có
lịch sử hàng trăm năm khôi phục. Tháng 11-2001 chính phủ lập ủy ban quốc
gia. Nhằm ban hành chính sách, vạch kế hoạch cụ thể, có các biện pháp trợ giúp
kịp thời về kinh phí ban đầu, kỹ thuật, thuế ưu đãi. Xây dựng ba nguyên tắc để
thực hiện chươngtrình: Thúc đẩy sản phẩm nổi bật của địaphương; Tăng cường
sức sáng tạo và tính tự lập của cộngñồng; Phát triển nguồn nhânlực.
Malaysia:Malaysia một nguồn tài nguyên về gỗ phong phú cùng các tài
nguyên khác như khoáng chất, thiếc, cao su, trái dừa, cây cọ nổi tiếng. Nghề
truyền thống chế biến đồ gỗ gia dụng được định dạng như một ngành công
nghiệp mũi nhọn đồng thời một số chính sách ưu đãi được thi hành. Tạo ra
18



nhiều dòng sản phẩm cách tân từ những đồ dùng trong nhà, ngoài trời, trong văn
phòng đến bàn ghế, màn, thảm bằng vải.
Ưu tiên hàng đầu của Malaysia lúc này là tạo ra các yếu tố văn hoá trong
thiết kế sản phẩm của chính mình (nhưng không phải là văn hoá Malaysia hoàn
toàn), bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cùng với các bí quyết trong sản xuất truyền
thống, các phương thức đào tạo và nguyên liệu mới. Học hỏi kinh nghiệm trong
sản xuất và trên thương trường, phấn đấu để được các nhà nhập khẩu, các nhà
phân phối quốc tế thừa nhận như một nhà cung cấp đồ gỗ có chất lượng. Đây là
cách duy nhất để ngành này thịnh vượng trong bối cảnh nổi lên những nước đối
thủ cạnh tranh lân cận như Indonesia. Philippines, Việt Nam và đặc biệt là
Trung Quốc.
Hàn Quốc:Trong thời gian từ năm 1965 đến 1995, Hàn Quốc đề ra nhiều
chương trình, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để phát triển nông thôn. Công cuộc phát
triển các xí nghiệp công nghiệp nông thôn được thực hiện từ năm 1967 thông
qua các chương trình phát triển ngành nghề ngoài nông nghiệp của các hộ nông
dân, chương trình phát triển các xí nghiệp phong trào cộng đồng mới ở nông thôn.
Chương trình này tập trung vào các ngành nghề sử dụng lao động thủ công, công
nghệ đơn giản và sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, sản xuất qui
mô nhỏ. Các hộ nông dân được nhà nước hướng dẫn tổ chức ra các cơ sở sản
xuất nhỏ, khoảng 10 hộ gia đình liên kết thành một tổ hợp,đượcvayvốnlãisuất
thấp.Kếtquảchương trìnhđãtạo thêmviệclàmcho 12,3% lao động nông thôn. Từ
những năm 70, Hàn Quốc triển khai chương trình phát triển các NTCTT đến năm
1980 đã hình thành hàng nghìn cơ sở sản xuất, cơ sở ngành nghề truyền thống
chiếm khoảng 3% tổng số các xí nghiệp vừa và nhỏ, thu hút 23000 nghìn lao
động,

trong


đó



hình

sản

xuất

tại

gia

đìnhchiếmưuthế.Nhànướcđãtổchứcragần100côngtydịchvụthương mại để hỗ trợ
cho hoạt động ngành nghề truyềnthống.

19


Trong khoảng thời gian ngắn hơn 40 năm, thiết kế Hàn Quốc đã phát triển
vượt bậc nhờ tôn trọng việc nghiên cứu thiết kế, kỹ thuật thiết kế, giáo dục thiết
kế và liên tục đổi mới, chuyên môn hoá thiết kế tại các doanhnghiệp. Hiện
nay, ngành giáo dục cung cấp mỗi năm trên 1000 sinh viên thiết kế có bằng cấp
tại 120 trường Cao đẳng và đại học. Báo cáo của các trường thiết kế cho thấy có
131.247 chuyên đề giảng dạy về thiết kế và sinh viên theo học là 10.814 người.
Nguồn nhân lực cho thiết kế chiếm tỷ lệ cao trên dân số Hàn Quốc và có vị trí
cao trên thế giới. Ngân sách chính phủ hỗ trợ 9.000 tỷ won cho công tác nghiên
cứu và công nghệ thiết kế. Với sự đầu tư về chiều sâu như vậy, đã làm cho
không có đối thủ nào cạnh tranh được với sản phẩm truyền thống của Hàn Quốc

trên thị trường nội địa.
KinhnghiệmrútrachoViệtNam
Một là:các nước ở châu Á và khu vực Đông Nam Á trong quá trình CNH, chú
trọng phát triển LNTT, coi ngành nghề tiểuthủcông nghiệp là một
nộidungpháttriểnkinhtếquantrọng.
Hai là: đề cao vai trò nhà nước trong việc đề ra các chính sách, quan tâm đến
NTCTT. Các chính sách đã được xuyên suốt từ trung ương đếncác địa phương,
bao gồm tổng thể các giải pháp để hỗ trợ phục hồi, phát huy tiềm năng các làng
nghề.
Ba là:nhà nước hỗ trợ khoa học công nghệ, thành lập các trung tâm nghiên cứu
trợ giúp kỹ thuật, còn vốn thì nhà nước và người dân cùng làm.
Bốn là:Phân loại những ngành nghề truyền thống có khả năng tồn tại phát
triển, lựa chọn tìm những sản phẩm đặc trưng để đầu tư, coi trọng thị trường
xuất khẩu. Tập trung phát triển những làng nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn.
Tổ chức hội chợ, triển lãm, kết hợp làng nghề với các tuor du lịch, phối hợp
chặt chẽ ban ngành để tìm giải pháp cho đầu ra của sản phẩm.
Năm là:đối với LNTT thì thợ cả - nghệ nhân phải có sự quan tâm từ nhà nước
đến các địa phương. Chú trọng đào tạo thế hệ lao động trẻ cho làng nghề.
20


Sáu là:Tập trung, đột phá khâu thiết kế sản phẩm. Coi đó là chiến lược cạnh
tranh bền vững, bởi sự khác biệt với sản phẩm nước ngoài giúp bảo vệ thị
trường sản phẩm LNTT. Chú trọng, đào tạo các nhà thiết kế trong hệ thống
giáo dục. Phối hợp giữa các cơ sở đào tạo ngành mỹ thuật với nghề sản xuất
truyền thống. Nhận thức thiết kế như một nguồn tài nguyên của công nghiệp
nói chung và LNTT nóiriêng.
Bảy là:Giải pháp để phát triển bền vững môi trường trong sản xuất nghề thủ
công là đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, thay thế nguyên liệu tự nhiên bằng
nguyên liệu tổng hợp (đá, gỗ nhân tạo…).

1.3. Đặc điểm (Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội - Môi trƣờng) làng nghề gốm
Phù Lãng
Vị trí địa lý: Làng nghề Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng, nằm phía đông Bắc
của huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh, được bao bọc bởi dòng sông Cầu, bên kia
sông Cầu là huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang. Làng gốm Phù Lãng cách thành
phố Bắc Ninh khoảng 25 km về phía Đông Nam. Phù Lãng có vị trí địa lý thuận
lợi cho phát triển nghề gốm truyền thống cũng như giao lưu, trao đổi hàng hóa
với các vùng xung quanh và dễ dàng tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại để phát
triển kinh tế của địa phương.
Địa hình, thổ nhưỡng: Địa hình xã Phù Lãng đa dạng, đồi núi xen kẽ với
ruộng trũng, đồng bằng. Xã Phù Lãng có 50ha đất đồi núi độ dốc 8- 15o. Vùng
ruộng có 4 cấp địa hình tương đối, cấp địa hình cao diện tích 12,5 ha; địa hình
vành cao 156,5ha; địa hình vành thấp 30,31ha về địa hình trũng 337,5ha. Điều
kiện địa chất, tự nhiên của Phù Lãng được hình thành do sự lắng đọng của hệ
thống sông Hồng, thuận lợi khai thác đất phát triển nghề làm gốm.
Khí hậu: nhiệt độ trung bình năm ở Phù Lãng là 230C, cao nhất là 380C,
thấp nhất là 200C, số giờ nắng bình quân là 1642h/năm. Độ ẩm không khí trung
bình là 45.7%, cao nhất lên đến 91.2%, thấp nhất là 25% vào tháng 1 đến tháng
4 độ ẩm là 79.1% . Điều kiện thời tiết, khí hậu của làng nghề khá thuận lợi cho
21


việc phát triển sản xuất gốm. Đặc biệt trong khâu phơi sấy nhiên liệu để đốt lò
và sản phẩm trước khi đưa vào lò để nung. Tuy nhiên, với số ngày mưa trong
năm, cũng như các tháng có độ ẩm cao trong năm, chủ sản xuất cũng cần phải
có nhà xưởng và chú ý tới việc bảo quản sản phẩm không để ảnh hưởng tới tiến
độ sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm gây thiệt hại cho chủ doanh nghiệp
và hộ dân sản xuất.
Đất đai: diện tích đất tự nhiên của toàn xã Phù Lãng là 1007,79ha, trong đó
diện tích đất nông nghiệp 619,98 ha (chiếm 61,52%) năm 2013, đến năm 2015

giảm xuống còn 615,3 ha chiếm 61,05%, bình quân 3 năm 2013- 2015 giảm
0,38%. Mặc dù vậy nhưng diện tích đất nông nghiệp bình quân/ hộ vẫn ở mức
>3000 m2/hộ. Quỹ đất tự nhiên hạn chế, nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng
đất gặp nhiều khó khăn. Đất chuyên dụng bao gồm cả đất sản xuất kinh doanh
phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên, thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tăng quỹ đất cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, giảm diện
tích đất nông nghiệp.
1200
1000

1007.79

1007.79

1007.79

800
619.98

615.66

615.3

600
400

349.05

344.73


349.42

200
43.08

43.08

43.07

0
Năm 2013

Năm 2014

Tổng diện tích đất tự nhiên

Đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp

Đất chưa sử dụng

Năm 2015

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu diện tích đất tự nhiên xã Phù Lãng (2013 - 2015)

22


Biểu đồ phản ánh diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần, diện

tích đất chuyên dùng tăng mạnh. Nguyên nhân do thời gian qua chính quyền xã
đã quy hoạch mở rộng diện tích đất sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp,
vật liệu xây dựng... Điều này phù hợp với chủ trương của huyện và tỉnh là: giảm
dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Song Phù Lãng
vẫn là một xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, đòi hỏi chính quyền các cấp cần
có sự quy hoạch cụ thể từng vùng để vừa phát triển được sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp lại không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của địa
phương.
Nông - lâm - ngư nghiệp: Phù Lãng có diện tích trồng cây hàng năm, diện
tích trồng rừng và diện tích mặt nước, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh
tế. Hàng năm thu hoạch cây ăn quả, cây công nghiệp từ vườn đồi ước đạt khoản
250 triệu đồng. Tỷ trọng ngành nông nghiệp có giảm qua các năm nhưng giá trị
sản xuất thì lại tăng, năm 2013 là 19,014 tỷ thì đến năm 2015 đạt 28,811 tỷ,
bình quân hàng năm tăng 23,1% đã góp phần vào phát triển kinh tế chung của
Phù Lãng.
Tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp địa phương: nghề gốm có từ lâu đời
trên đất Phù Lãng. Ngoài ra còn có một số hoạt động công nghiệp khác: xây
dựng, vận tải, cơ khí...Giá trị sản xuất hàng năm đều tăng, năm 2013 là 17,12 tỷ
chiếm 28,31% thì đến năm 2015 chỉ riêng giá trị sản xuất gốm cũng đã đạt 18,8
tỷ chiếm 21,14%, bình quân tăng 4,8% một năm. Có thể nói đây là ngành mà
trong những năm tới sẽ phát triển mạnh và là nguồn thu chính của toàn xã.
Dịch vụ: là ngành có giá trị sản xuất cao nhất và phát triển mạnh nhất trong
các ngành của toàn xã, năm 2013 là 24,25 tỷ thì đến năm 2015 tăng đạt 41,3 tỷ,
bình quân hàng năm tăng 30,5%. Nguyên nhân là do những năm gần đây dịch
vụ vận tải của xã phát triển mạnh cả đường thủy và đường bộ, bên cạnh đó thì
số người trong xã đi lao động ở nơi khác hàng năm đều tăng, tình hình giao

23



×