Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá khả năng thích ứng của hệ thống cấp nước trên địa bàn thành phố hồ chí minh trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 95 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG
CỦA HỆ THỐNG CẤP NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH BỊ ẢNH HƢỞNG BỞI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trƣờng
Mã số: 60520320

Nguyễn Vĩnh Nguyên

Hƣớng dẫn Khoa học:

PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu

Luận văn đƣợc chấp thuận bởi Hội đồng phản biện gồm:
PGS.TS Lê Thanh Hải

– Chủ tịch Hội đồng

TS. Nguyễn Thị Phƣơng Loan – Phản biện 1
PGS.TS Bùi Xuân Thành

– Phản biện 2

Luận văn Thạc sĩ đƣợc báo cáo tại
Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ Trƣờng Đại học Văn Lang
Ngày 15 tháng 10 năm 2016



TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG
CỦA HỆ THỐNG CẤP NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH BỊ ẢNH HƢỞNG BỞI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trƣờng
Mã số: 60520320

Nguyễn Vĩnh Nguyên

Hƣớng dẫn Khoa học:

PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu
Khoa Công nghệ và Quản lý Môi trƣờng
Trƣờng Đại học Văn Lang

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016


Luận văn “Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá khả năng thích ứng của hệ thống cấp
nƣớc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh bị ảnh hƣởng bởi biến
đổi khí hậu” đã đƣơc chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ tại
Trƣờng Đại Học Văn Lang ngày
tháng năm
. Biên bản chỉnh sửa đƣợc đính
kèm Luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm

.
Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn

PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng

PGS.TS Lê Thanh Hải


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN GIẢI TRÌNH CÁC NỘI DUNG CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành Kỹ thuật Môi trƣờng
Kính gửi: Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Ban chủ nhiệm Khoa Công nghệ và Quản lý Môi trƣờng

Tôi tên là: Nguyễn Vĩnh Nguyên
Ngày tháng năm sinh: 19/08/1985.
Nơi sinh: Phú Giáo-Bình Dƣơng.
Là học viên cao học Ngành Kỹ thuật Môi trƣờng, Khóa 2 (2013), Lớp K2M.CH1
Luận văn thạc sĩ đã trình bày trƣớc Hội đồng ngày tháng năm với tên đề tài: “Xây
dựng bộ tiêu chí đánh giá khả năng thích ứng của hệ thống cấp nƣớc trên địa

bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh bị ảnh hƣởng bởi biến đổi khí hậu”.
Tôi đã hoàn chỉnh luận văn theo các ý kiến đóng góp của Hội đồng và nhận xét của
giáo viên phản biện. Các nội dung hiệu chỉnh nhƣ sau:
Nội dung góp ý
Sự cần thiết: nên lập luận và lựa
chọn lĩnh vực cấp nƣớc là đối
tƣợng để xây dựng tiêu chí đánh
giá khả năng thích ứng

Về mục tiêu: phải có giới hạn thời
gian và đề cập đến mục đích sử
dụng: kịch bản nào, phiên bản số
mấy?
Về giới hạn đề tài cần chỉ rõ:
+ Thời gian: 2025.
+ Về lĩnh vực cấp nƣớc: hạ
tầng/khả năng cấp nƣớc hoặc cà
hai.
+ Về không gian: tại Tp.HCM
Tác giả lựa chọn kịch bản 2009 là
quá cũ, giờ đã có kịch bản 2012 và
2016.

Giải trình nội dung đã chỉnh sửa
(chỉ rõ trang nào trong luận văn đã chỉnh sửa)
Đã chỉnh sửa tại Mục 1.1 – Chƣơng 1 – trang 1.
Việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá khả năng thích
ứng về hệ thống cấp nƣớc trong bối cảnh thành
phố bị tác động bởi BĐKH là cần thiết, nhằm cung
cấp cho các nhà quản lý một công cụ đánh giá

thực trạng chất lƣợng hệ thống cấp nƣớc, xác định
vấn đề cần ƣu tiên giải quyết trong hiện tại và đầu
tƣ, phát triển, quy hoạch hệ thống cấp nƣớc phù
hợp trong tƣơng lai
Đã nêu tại Mục 1.4 - Giới hạn của đề tài – trang 3.

Đã chỉnh sửa tại Mục 1.4 - Giới hạn của đề tài –
trang 3.

Đã chỉnh sửa tại Mục 1.4 - Giới hạn của đề tài –
trang 3.


Phần Tổng quan cần chỉ rõ các số
liệu SAWACO là các mốc thời gian
nào?
Nên bổ sung các bản đồ về hệ
thống cấp nƣớc, tài nguyên nƣớc,
mạng lƣới thủy văn, các trạm quan
trắc.
Cần xác định những vấn đề cần
giải quyết để đảm bảo cấp nƣớc
cho ngƣời dân trong thực tế và khả
năng áp dụng bộ tiêu chí đã xây
dựng trong thực tế.
Không đƣa ra hiện trạng hệ thống
cấp nƣớc và khả năng đáp ứng
Tổng quan cần thêm tài liệu tiêu chí
về cấp nƣớc trong bối cảnh bị ảnh
hƣởng bởi BĐKH.


Đã chỉnh sửa trong Chƣơng 2, thời gian lấy số liệu
của SAWACO là tháng 12 năm 2015.
Đã bổ sung các hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 trang 4-8

Đã bổ sung trong Mục 5.1 – trang 75

Đã bổ sung trong Mục 4.2 – trang 49-63

Hiện tại học viên chƣa tìm đƣợc tiêu chí về cấp
nƣớc trong bối cảnh bị ảnh hƣởng bởi BĐKH. Đây
là một trong những lý do để học viên lựa chọn đề
tài xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng
của hệ thống cấp nƣớc trong bối cảnh bị ảnh
hƣởng bởi BĐKH.
Nên đƣa ra các số liệu xâm nhập Đã bổ sung trong bảng 4.17-trang 68 và mục 4.3 –
mặn của 2 con sông Đồng Nai và trang 68.
Sài Gòn liên quan đến BĐKH và
khả năng thích ứng của hệ thống
cấp nƣớc
So sánh các số liệu của SAWACO Đề tài đã bổ sung trong mục 4.2 trang 49-63
liên quan đến đề tài.
Trang 3, phần giới hạn của Đề tài Đã chỉnh sửa trong trang 3, kịch bản sử dụng cho
nêu kịch bản sử dụng là B1 và A2 đề tài là kịch bản A2 và kịch bản B2.
nhƣng chƣơng 3 lại sử dụng kịch
bản A2 và B2.
Trang 4, nên thể hiện thông tin Đã chỉnh sửa trong Mục 2.1.1 – trang 4, lƣợng
“lƣợng nƣớc cấp đáp ứng đƣợc nƣớc cấp đáp ứng đƣợc 80% nhu cầu của khách
bao nhiêu phần trăm” cho nhu cầu hàng.
khách hàng.

Phần “ Chất lƣợng nƣớc sau xử lý” Đã chỉnh sửa trong trang 7.
ở trang 5 nên đƣa ra sau mục các
nhà máy xử lý nƣớc cấp.
Các chỉ tiêu đƣợc liệt kê trong trang Các chỉ tiêu đã đƣợc liệt kê và so sánh với QCVN
6 nên đƣợc lập thành bảng, có so 08-MT:2008/BTNMT tại bảng 4.6 – trang 50 và
sánh, đối chiếu với QCVN 08- bảng 4.7-trang 51.
MT:2008/BTNMT
Trang 8, mục chất lƣợng nguồn Các chỉ tiêu đã đƣợc liệt kê và so sánh với QCVN
nƣớc đƣa ra các thông tin chung, 08-MT:2008/BTNMT tại bảng 4.6 – trang 50, bảng
thuộc định tính
4.7-trang 51 và bảng 4.8 trang 53.


Có thông tin, báo cáo nào về tình Đã bổ sung trong trang 8, xâm nhập mặn trong
hình nhiễm mặn ở Tp.HCM hay năm 2015 mạnh nhất vào tháng 1. Tại Cát Lái, trên
không?
sông Đồng Nai, độ mặn cao nhất là 7,38 g/l và tại
Phú An, trên sông Sài Gòn là 5,98 g/l. Tại Nhà Bè,
độ mặn cao nhất là 10,11 g/l
Nên tóm lƣợc ngắn gọn 2 kịch bản Đã bổ sung trong mục 3.4.1-trang 29
trung bình và cao do BTNMT xây
dựng
Công nghệ đang thực hiện cho các Đã bồ sung trong bảng 2.4, trang 12
trạm xử lý là gì? Hiệu quả xử lý.
Chƣơng 4 cần có phần Tổng hợp Đã bổ sung trong trang 64 và trang 73.
các vấn đề cần xem xét giải quyết
nhằm thích ứng và ứng phó với ảnh
hƣởng của BĐKH
Trang 48-51: cần làm rõ giá trị ứng Đã bổ sung trong trang 35, Theo Thông tƣ
với bao nhiêu lần giám sát trong 29/2011/TT-BTNMT (Bộ Tài nguyên và Môi

một năm. Bổ sung cột tiêu chuẩn trƣờng, 2011), số lần quan trắc chất lƣợng nƣớc
để so sánh.
mặt là ít nhất 1 lần/tháng và theo Thông tƣ
30/2011/TT-BTNMT, số lần quan trắc chất lƣợng
nƣớc ngầm ít nhất 2 lần/năm.
Đã bổ sung cột tiêu chuẩn từ trang 51-53
Tóm tắt sơ lƣợc ảnh hƣởng của Đã chỉnh sửa trong mục 4.3, trƣớc khi đánh giá
BĐKH đối với Tp.HCM.
mỗi tiêu chí, đề tài đã trình bày ảnh hƣởng của
BĐKH đến hệ thống cấp nƣớc Tp.HCM.
Bảng 4.19 cần đƣa ra các thông số Các thông số dự báo của năm 2025 và năm 2050
dự báo của năm 2025 và năm đã đƣợc trình bày trong các bảng 4.13, 4.14, 4.15,
2050, cột dữ liệu chuẩn để so sánh. 4.16, 4.17, 4.18 từ trang 65 đến trang 70.
Chƣơng 5, đƣa thêm dữ liệu để Đã bổ sung tại Mục 5.1 – trang 75.
tăng độ tin cậy.
Bổ sung danh mục các từ ngữ viết Đã bổ sung tại trang xiv
tắt
Lƣu ý đánh giá đáp ứng cả các kịch Đã chỉnh sửa trong Mục 4.3-trang 65, hệ thông cấp
bản phát triển và mở rộng Tp.HCM nƣớc Tp.HCM có tính theo Quyết định 729/QĐTTg, Phê duyệt Quy hoạch cấp nƣớc thành phố
Hồ Chí Minh đến năm 2025.
Nhiều lỗi đánh máy, in ấn, format
Đã chỉnh sửa.

Xác nhận của Giáo viên hƣớng dẫn

Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…
Học viên

PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu


Nguyễn Vĩnh Nguyên


Xác nhận của Phản biện 1

Xác nhận của Phản biện 2

TS. Nguyễn Thị Phƣơng Loan

PGS.TS Bùi Xuân Thành


Tôi xin cam đoan danh dự rằng kết quả nghiên cứu của đề tài “Xây dựng bộ tiêu chí
đánh giá khả năng thích ứng của hệ thống cấp nƣớc trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh trong bối cảnh bị ảnh hƣởng bởi biến đổi khí hậu” là kết quả lao động
của chính tác giả, chƣa đƣợc ngƣời khác công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu
nào.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

Học viên

Nguyễn Vĩnh Nguyên

tháng

năm


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp

chuyên ngành công nghệ môi trƣờng này, tôi đã nhận đƣợc sự chỉ dạy, hƣớng dẫn và
giúp đỡ tận tình của Quý Thầy Cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các chuyên gia, học
giả, các doanh nghiệp cùng các cơ quan đoàn thể liên quan đề tài. Xin chân thành cảm
ơn Quý Vị!
Trƣớc tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả Quý Thầy Cô giáo cùng toàn thể các Anh
Chị Giáo vụ của khoa Công nghệ Và Quản lý Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Văn Lang
đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian học
tập tại trƣờng. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Trần Thị Mỹ Diệu đã tận tình
hƣớng dẫn, chỉ dẫn khoa học và giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này!
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các anh, chị trong Tổng Công ty Cấp nƣớc Sài Gòn
đã tận tình giúp đỡ, cho phép khảo sát, cung cấp số liệu cho tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp. Xin cảm ơn các chuyên gia, các học giả đã nghiêm túc góp ý, chia sẽ kiến thức
với tác giả trong việc thực hiện luận văn tốt nghiệp!
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, Bố Mẹ, Ba Mẹ, Vợ, Con, các Anh Chị
Em, các bạn đã luôn thƣơng yêu, chăm sóc, động viên, chia sẻ và giúp đỡ cho tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện hoàn thành luận văn tốt nghiệp này!
Trân trọng cảm ơn!
Nguyễn Vĩnh Nguyên


TÓM TẮT

Việt Nam là một trong năm nƣớc sẽ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất của BĐKH và
nƣớc biển dâng, Tp. HCM đƣợc xếp trong số 10 thành phố hàng đầu trên thế giới mà
cƣ dân có nhiều khả năng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu, một trong
những lĩnh vực quan trọng của Tp. HCM chịu ảnh hƣởng của BĐKH là cấp nƣớc. Do
đó, hệ thống cấp nƣớc của Tp. HCM cần phải đƣợc chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với
những ảnh hƣởng của BĐKH ở thời điểm hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai.
Mục đích của luận văn là xây dựng và áp dụng bộ tiêu chí đánh giá khả năng thích ứng
của hệ thống cấp nƣớc trên địa bàn Tp.HCM trong bối cảnh bị ảnh hƣởng bởi BĐKH.

Nội dung nghiên cứu tập trung vào (1) Tổng quan hệ thống cấp nƣớc Tp.HCM và các
thông số đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu cấp nƣớc của ngƣời dân; (2) Tổng quan
các vấn đề liên quan tới BĐKH và ảnh hƣởng tới hệ thống cấp nƣớc; (3) Xây dựng bộ
tiêu chí đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu cấp nƣớc của ngƣời dân; (4) Áp dụng bộ
tiêu chí để đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu cấp nƣớc của ngƣời dân của hệ thống
cấp nƣớc Tp.HCM trong thời điểm hiện tại và trong tƣơng lai trong điều kiện chịu ảnh
hƣởng của BĐKH.
Các kết quả chính của đề tài đã làm đƣợc là (1) Đã tổng quan đƣợc ảnh hƣởng của
BĐKH tới hệ thống cấp nƣớc; (2) Đã xây dựng đƣợc bộ tiêu chí đánh giá khả năng đáp
ứng nhu cầu cấp nƣớc của ngƣời dân; (3) Đã sử dụng bộ tiêu chí để đánh giá khả
năng đáp ứng của hệ thống cấp nƣớc Tp.HCM trong hiện tại và qui hoạch tới tƣơng lai
năm 2050; (4) Đã đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý để hệ thống cấp nƣớc của
Tp.HCM đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân trong điều kiện chịu ảnh hƣởng của
BĐKH.


ABSTRACT

Vietnam is one of the five countries that will be most severely affected by climate
change and sea level rise, HCM is ranked among the top 10 cities in the world whose
inhabitants are most likely to be seriously affected by climate change. One of the most
important areas of HCMC is affected by climate change is water supply. Therefore, the
HCMC's water supply system needs to be ready prepared to cope with the effects of
climate change at present and in the future.
The purpose of the thesis is to develop and apply a set of criteria to assess the
adaptability of water supply systems in HCMC in the context of climate change. The
research focuses: (1) Overview of the HCMC’s water supply system and parameters
assessing the ability of meeting people’s water supply needs; (2) Overview of issues
related to climate change and impact on water supply; (3) Develop a set of criteria to
assess the ability of meeting people’s water supply needs; (4) Apply a set of criteria to

assess the ability of the HCMC water supply system to people at present and in the
future in the context of climate change.
The main results of the thesis are: (1) An overview of the impact of climate change on
the water supply system; (2) A set of criteria has been developed to assess the ability of
meeting people’s water supply needs; (3) A set of criteria has been used to assess the
current capacity of the HCMC water supply system at present and plan for the future in
2050; (4) Technical and management solutions have been proposed for the HCMC
water supply system meeting the needs of the people in the conditions of climate
change.


MỤC LỤC
Trang bìa
Trang bìa lót
Trang bìa có tên chủ tịch và 2 phản biện (đã có chữ ký của chủ tịch và 2 phản biện)
Xác nhận luận văn đã được chỉnh sửa
Biên bản họp Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ
Nhận xét của Phản biện 1
Nhận xét của Phản biện 2
Bản giải trình những nội dung chỉnh sửa luận văn
Cam kết của học viên về nội dung của luận văn
Lời cảm ơn
Tóm tắt luận văn (bằng tiếng Việt)
Tóm tắt luận văn (bằng tiếng Anh)
Mục lục
Chữ viết tắt
Danh sách bảng
Danh sách hình

i

iii
iv
vi

CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG

1

1.1 SỰ CẦN THIẾT
1.2 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.2 Nội dung nghiên cứu
1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
1.4 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 HỆ THỐNG CẤP NƢỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC
THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHỤC VỤ
2.1.1 Tổng quan về hệ thống cấp nƣớc thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2 Các thông số đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân
cấp thoát nƣớc đang đƣợc áp dụng trong và ngoài nƣớc
2.2 BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN HỆ THỐNG CẤP
NƢỚC
2.2.1 Biến đổi khí hậu
2.2.2 Các tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống cấp nƣớc
2.2.3 Các nhà máy xử lý nƣớc cấp
2.2.4 Mạng lƣới đƣờng ống
2.3 HỆ THỐNG TIÊU CHÍ


1
2
2
2
2
2
2
3
4
4
4
14
16
16
17
18
19
19


2.3.1 Các nghiên cứu, đánh giá trong nƣớc
2.3.2 Các nghiên cứu, đánh giá trên thế giới
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 SƠ ĐỒ KHUNG NGHIÊN CỨU
3.2 PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KHẢ
NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU CẤP NƢỚC
3.3 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƢỚC VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG
NHU CẦU HIỆN TẠI
3.4 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA HỆ THỐNG CẤP NƢỚC
THEO CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3.4.1 Lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu đối với Tp. HCM
3.4.2 Đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống cấp nƣớc theo các
kịch bản biến đổi khí hậu
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG
4.1.1 Nhóm tiêu chí 1: Tiêu chí kỹ thuật
4.1.2 Nhóm tiêu chí 2: Tiêu chí quản lý
4.2 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CỦA HỆ THỐNG CẤP NƢỚC
HIỆN TẠI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
4.2.1 Đánh giá khả năng đáp ứng về mặt kỹ thuật
4.2.2 Đánh giá khả năng đáp ứng về mặt quản lý
4.3 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG THEO QUY HOẠCH ĐẾN 2025 VÀ
2050 TRONG BỐI CẢNH BỊ TÁC ĐỘNG BỞI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
5.2 KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

20
21
24
24
25
26
28
28
30

34
34

34
39
49
49
59
65

75
75
75


CHỮ VIẾT TẮT
ARUP
BĐKH
Bộ TNMT
BOD
COD
HTCN
HTTN
IPCC
Tp. HCM
TSS
SAWACO
Viện KHKTTVMT
Viện KHTLMN
WB

Công ty TNHH Arup Việt Nam
Biến đổi khí hậu

Bộ Tài nguyên Môi trƣờng
Nhu cầu Oxy sinh hóa
Nhu cầu Oxy hóa học
Hệ thống cấp nƣớc
Hệ thống thoát nƣớc
Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu
Thành phố Hồ Chí Minh
Tồng chất rắn lơ lửng
Tổng Công ty Cấp nƣớc Sài Gòn
Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam
Ngân hàng Thế giới


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5

Bảng 2.6

Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4

Bảng 4.1
Bảng 4.2
Bảng 4.3
Bảng 4.4
Bảng 4.5
Bảng 4.6
Bảng 4.7
Bảng 4.8
Bảng 4.9
Bảng 4.10
Bảng 4.11
Bảng 4.12

Các nguồn khai thác nƣớc mặt cho sinh hoạt, sản xuất tính đến tháng
9/2015
Các nguồn cung cấp nƣớc ngầm cho Tp. HCM tính đến tháng
12/2015
Các nhà máy xử lý nƣớc cấp của hệ thống cấp nƣớc Tp.HCM
Quy trình công nghệ các nhà máy xử lý nƣớc cấp của hệ thống cấp
nƣớc Tp. HCM
Mức độ suy giảm dòng chảy trung bình mùa cạn (%) thời kỳ 20202039 so với thời kỳ 1980-2000 trên hệ thống sông Đồng Nai dƣới tác
động của biến đổi khí hậu
Dự báo tổng số ngƣời di cƣ vào Hồ Chí Minh trong trƣờng hợp nƣớc
biển dâng và xâm nhập mặn 1‰ và 4‰ theo kịch bản biến đổi khí
hậu A2 và B2
Bảng tiêu chí về nƣớc trong Bộ tiêu chí thành phố bền vững về môi
trƣờng cho Việt Nam
Nhóm tiêu chí về nƣớc thuộc Bộ chỉ số thành phố xanh Châu Á
Chỉ số nƣớc sạch theo Tiêu chí Thành phố bền vững về môi trƣờng
của các nƣớc ASEAN

Số liệu và nguồn tài liệu cần thu thập để đánh giá khả năng đáp ứng
hiện tại của hệ thống cấp nƣớc Tp. HCM
Dòng chảy đến trung bình thời kỳ trên sông Sài Gòn và sông Đồng
Nai theo kịch bản phát thải cao và kịch bản phát thải trung bình (m3/s)
Đánh giá mức độ xâm nhập mặn (km)
Quy hoạch các nhà máy nƣớc
Độ đảm bảo lƣu lƣợng tháng hoặc ngày của các nguồn nƣớc mặt
Khu vực bảo vệ nguồn nƣớc cấp cho đô thị
Khu vực khảo sát nguồn cấp nƣớc
Nhu cầu cấp nƣớc sinh hoạt
Hệ thống tiêu chí đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống cấp nƣớc
Tp.HCM
Tổng hợp số liệu quan trắc chất lƣợng nƣớc cấp thành phố Hồ Chí
Minh năm 2015
Tóm tắt kết quả giám sát chất lƣợng nƣớc sông Sài Gòn năm 2015
Tóm tắt kết quả giám sát chất lƣợng nƣớc ngầm Tp.HCM
Hiện trạng các khu vực bảo vệ nguồn nƣớc thô thuộc hệ thống cấp
nƣớc Tp.HCM
Tổng hợp số liệu quan trắc chất lƣợng nƣớc cấp thành phố Hồ Chí
Minh năm 2015
Hiện trạng công suất các nhà máy xử lý nƣớc cấp của hệ thống cấp
nƣớc Tp.HCM
Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng nhu cấu cấp nƣớc ngƣời dân của
hệ thống cấp nƣớc thành phố Hồ Chí Minh năm 2015

6
9
11
12
18


19

20
21
22
26
31
32
33
34
36
37
40
46
50
51
53
55
56
59
63


Bảng 4.13
Bảng 4.14
Bảng 4.15
Bảng 4.16
Bảng 4.17
Bảng 4.18

Bảng 4.19

Dự báo dân số thành phố khi xảy ra ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu
theo kịch bản phát thải trung bình
Dòng chảy đến trung bình thời kỳ trên sông Sài Gòn và sông Đồng
Nai theo kịch bản phát thải cao và kịch bản phát thải trung bình (m3/s)
Tổng lƣu lƣợng các nguồn nƣớc thô ƣớc tính trong điều kiện chịu ảnh
hƣởng bởi BĐKH (m3/s)
Nhu cầu dùng nƣớc của Tp.HCM và khả năng đáp ứng lƣu lƣợng
nguồn nƣớc thô khi chịu ảnh hƣởng của BĐKH
Đánh giá mức độ xâm nhập mặn theo kịch bản B2 và A2 (km)
Đánh giá khả năng đáp ứng về cấp nƣớc khi chịu ảnh hƣởng của
BĐKH
Kết quả đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống cấp nƣớc trong bối
cảnh bị tác động bởi biến đổi khí hậu

65
66
66
66
68
70
72


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4

Hình 3.1
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7
Hình 4.8

Khu vực hệ thống cấp nƣớc Tp.HCM (SAWACO, 2015)
Hệ thống mạng lƣới cấp nƣớc Tp.HCM (SAWACO, 2015)
Hệ thống sông Đồng Nai cùng các chi lƣu (SAWACO,2015)
Bản đồ các trạm thủy văn trong lƣu vực sông Đồng Nai và sông Sài
Gòn (SAWACO,2015)
Sơ đồ khung nghiên cứu.
Điểm lấy nƣớc Hóa An
Điểm lấy nƣớc Hòa Phú.
Tỷ lệ dân cƣ đô thị đƣợc cấp nƣớc từ nguồn nƣớc thủy cục của một
số tỉnh, thành ở Việt Nam (VWSA, 2015)
Tỷ lệ thất thoát nƣớc của một số thành phố ở Việt Nam và các quốc
gia khác nhau trên thế giới (VWSA, 2015)
Nhu cầu dùng nƣớc của Tp. HCM và khả năng đáp ứng lƣu lƣợng
nguồn nƣớc thô khi chịu ảnh hƣởng của BĐKH.
Nhu cầu dùng nƣớc của Tp. HCM và khả năng đáp nhu cầu cấp nƣớc
của hệ thống cấp nƣớc Tp. HCM.
Lƣợng nƣớc cấp cho sinh hoạt của ngƣời dân khi chịu ảnh hƣởng
của BĐKH.
Tổng hợp hiện trạng sử dụng nƣớc ngầm các năm qua của Tp.HCM


4
5
6
8
24
54
54
62
62
67
69
70
71


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 SỰ CẦN THIẾT
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối với Việt
Nam trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo (Viện
Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng (Viện KHKTTVMT), 2011). Ở Việt Nam,
nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 46 năm (1961 - 2007) đã tăng trung bình từ
0.15oC đến 0.25oC qua mỗi thập kỷ (Phan Văn Tân, 2013), mực nƣớc biển đang dâng
với tốc độ trung bình là 3,2mm/năm (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2013). Theo đánh
giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm nƣớc sẽ bị ảnh hƣởng
nghiêm trọng nhất của BĐKH và nƣớc biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng
và sông Mê Kông bị ngập chìm nặng nhất. Nếu mực nƣớc biển dâng 1 m sẽ có khoảng
10% dân số ở Việt Nam bị ảnh hƣởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10% và
nếu nƣớc biển dâng 3 m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hƣởng trực tiếp, tổn thất đối
với GDP lên tới 25% (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, 2008). Điều đó ảnh hƣởng trực

tiếp đến sự phát triển bền vững của đất nƣớc.
Trong lịch sử phát triển, các khu đô thị tập trung là những khu vực có vị trí địa lý đặc thù
và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.
Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) là một trung tâm kinh tế văn hóa quan trọng không
những ở phía Nam mà của cả nƣớc (Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, 2011). Với
diện tích 2.095,5 km², dân số là 8.146 nghìn ngƣời, mật độ trung bình 3.888 ngƣời/km²
(Tổng cục Thống kê, 2015), Tp. HCM thuộc loại có mật độ đông dân nhất nƣớc Việt
Nam. Tp. HCM là một thành phố có tiềm năng phát triển công nghiệp, du lịch và dịch
vụ. Những năm qua, Tp. HCM đã phát triển nhanh và trong tƣơng lai sẽ có mức phát
triển mạnh mẽ hơn nữa (Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, 2011).
Tp. HCM đƣợc xếp trong số 10 thành phố hàng đầu trên thế giới mà cƣ dân có nhiều
khả năng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu (ARUP, 2014). Thành phố
khó tránh khỏi các ảnh hƣởng do sự khắc nghiệt và cực đoan về thời tiết (mƣa, bão),
cơ sở hạ tầng bị phá hủy do ngập lụt và quá tải, an ninh lƣơng thực bị đe dọa do giảm
diện tích canh tác và mất mùa, di dân rộng khắp do mất đất ở và sản xuất,… Điều này
gây áp lực ngày càng lớn cho thành phố trong quá trình xây dựng và phát triển (Sở Tài
nguyên và Môi trƣờng Tp. HCM, 2013). Chính vì vậy, ứng phó và thích ứng với biến đổi
khí hậu đã trở thành nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đƣợc thành phố quan tâm hàng đầu
(UBND Tp. HCM, 2013).
Một trong những lĩnh vực quan trọng của Tp. HCM chịu ảnh hƣởng của BĐKH là cấp
nƣớc. Tác động của BĐKH sẽ làm gia tăng áp lực đối với nhu cầu về nƣớc, gây khó
khăn cho công tác vận hành bảo dƣỡng hệ thống cấp nƣớc, gây gián đoạn nguồn cung
cấp nƣớc sạch của Tp. HCM (Viện KHKTTVMT, 2011), đồng thời tác động trực tiếp


đến cuộc sống của nhân dân (nguồn cung cấp nƣớc sạch bị ảnh hƣởng, chi phí trả cho
nhu cầu sử dụng nƣớc tăng,...), kìm hãm sự tăng trƣởng và phát triển bền vững của
Tp. HCM. Do đó, hệ thống cấp nƣớc của Tp. HCM cần phải đƣợc chuẩn bị sẵn sàng để
ứng phó với những ảnh hƣởng của BĐKH ở thời điểm hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng
lai. Việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá khả năng thích ứng về hệ thống cấp nƣớc trong

bối cảnh thành phố bị tác động bởi BĐKH là cần thiết, nhằm cung cấp cho các nhà
quản lý một công cụ đánh giá thực trạng chất lƣợng hệ thống cấp nƣớc, xác định vấn
đề cần ƣu tiên giải quyết trong hiện tại và đầu tƣ, phát triển, quy hoạch hệ thống cấp
nƣớc phù hợp trong tƣơng lai để có thể thích ứng với các tác động của BĐKH ở Tp.
HCM.
1.2 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm xây dựng bộ tiêu chí đánh giá khả năng thích ứng của hệ
thống cấp nƣớc trên địa bàn Tp. HCM, có xét đến bối cảnh bị ảnh hƣởng bởi BĐKH.
1.2.2 Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đặt ra, những nội dung sau đây đƣợc thực hiện:
- Tổng quan hiện trạng hệ thống cấp nƣớc và các thông số đánh giá khả năng đáp
ứng nhu cầu sinh hoạt của ngƣời dân của hệ thống cấp nƣớc và tổng quan về biến
đổi khí hậu làm cơ sở đánh giá nguy cơ ảnh hƣởng đến hệ thống cấp nƣớc.
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng của hệ thống cấp nƣớc.
- Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của BĐKH đến hệ thống cấp nƣớc Tp. HCM dựa trên
bộ tiêu chí đã xây dựng nhằm xem xét khả năng áp dụng của bộ tiêu chí đã xây
dựng trong thực tế.
- Xác định những vấn đề cần giải quyết để đảm bảo cấp nƣớc cho ngƣời dân trong
bối cảnh bị ảnh hƣởng của BĐKH.
1.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung và hoàn thiện các phƣơng pháp đánh giá khả
năng khả năng thích ứng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, cụ thể là hệ thống cấp
nƣớc đối với nhu cầu của ngƣời dân trong bối cảnh chịu ảnh hƣởng của biến đổi khí
hậu. Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo có giá trị cho những nghiên cứu tiếp
kế thừa trong tƣơng lai.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn



Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho các nhà quản lý một công cụ đánh giá mức độ
đáp ứng của hệ thống cấp nƣớc trong bối cảnh bị ảnh hƣởng bởi BĐKH. Đây là cơ sở
để xác định vấn đề cần ƣu tiên giải quyết hiện tại cũng nhƣ xem xét quy hoạch, đầu tƣ,
phát triển hệ thống cấp nƣớc hợp lý trong tƣơng lai để có thể thích ứng với các tác
động của BĐKH ở Tp. HCM.
1.4 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên địa bàn Tp. HCM và chỉ tập trung vào hệ thống cấp
nƣớc phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của ngƣời dân theo Quy hoạch cấp nƣớc của
thành phố đến năm 2025.
- Các kịch bản BĐKH đƣợc lấy theo theo kịch bản phát thải trung bình B2 và kịch bản
phát thải cao A2 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng năm 2012.


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 HỆ THỐNG CẤP NƢỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC THÔNG SỐ ĐÁNH
GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHỤC VỤ
2.1.1 Tổng quan về hệ thống cấp nƣớc thành phố Hồ Chí Minh
Theo Sawaco (2015), đến cuối năm 2015, tổng số hộ dân Tp. HCM đƣợc cấp nƣớc
sạch là 1.667.662 hộ/1.874.114 hộ, đạt 87,92% hộ dân Tp. HCM đƣợc sử dụng nƣớc
sạch. Lƣợng nƣớc sản xuất bình quân năm 2015 là 1.606.226 m3/ngđ, lƣợng nƣớc tiêu
thụ bình quân năm 2015 là 1.117.315 m3/ngđ, tỷ lệ nƣớc thất thoát thất thu tháng
9/2015 là 30,63%, lƣợng nƣớc cấp đáp ứng đƣợc 80% nhu cầu của khách hàng. Trong
đó cơ cấu khách hàng sử dụng nƣớc gồm:
- Đối tƣợng sử dụng nƣớc sinh hoạt chiếm tỷ lệ 69,50% tổng sản lƣợng tiêu thụ.
- Đối tƣợng sử dụng nƣớc hành chính sự nghiệp chiếm 10,32% tổng sản lƣợng tiêu
thụ.
- Đối tƣợng sử dụng nƣớc sản xuất chiếm 4,70% tổng sản lƣợng tiêu thụ.
- Đối tƣợng sử dụng nƣớc kinh doanh chiếm 15,41% tổng sản lƣợng tiêu thụ.


Hình 2.1 Khu vực hệ thống cấp nƣớc Tp.HCM (SAWACO, 2015)


Cơ sở hạ tầng cấp nƣớc bao gồm nguồn cấp nƣớc, nhà máy xử lý nƣớc cấp và mạng
lƣới cấp nƣớc.

Hình 2.2 Hệ thống mạng lƣới cấp nƣớc Tp.HCM (SAWACO, 2015)

Nguồn nƣớc
Các nguồn cấp nƣớc chính hiện nay của Tp. HCM gồm 02 nguồn chính: nguồn nƣớc
mặt (sông Đồng Nai và sông Sài Gòn) chiếm khoảng 95% tổng công suất khai thác và
nguồn nƣớc ngầm chiếm khoảng 5% tổng công suất khai thác (SAWACO, 2015).
Nguồn nước mặt
Công suất cấp nước
Hiện nay, các nhà máy xử lý nƣớc cấp của Tp. HCM lấy nƣớc thô từ sông Đồng Nai (có
sự điều tiết của hồ Trị An) với lƣu lƣợng khai thác 2,5 triệu m3/ngđ (Nhà máy nƣớc Thủ
Đức I, II, III và Nhà máy nƣớc Bình An), sông Sài Gòn (có sự điều tiết của hồ Dầu Tiếng
và hồ Phƣớc Hòa) với lƣu lƣợng khai thác 1 triệu m3/ngđ (Nhà máy nƣớc Tân Hiệp I, II,
Kênh chính Đông, có sự điều tiết của hồ Dầu Tiếng và từ hồ Phƣớc Hòa) với lƣu lƣợng
khai thác 0,5 triệu m3/ngđ cung cấp nƣớc thô cho nhà máy nƣớc Kênh Đông I, II
(SAWACO, 2015). Việc khai thác, xử lý nƣớc và phân phối nƣớc sạch từ nguồn nƣớc
mặt cho ngƣời sử dụng tại Tp. HCM đƣợc quản lý bởi Tổng Công ty Cấp nƣớc Sài Gòn
(SAWACO).


Hình 2.3 Hệ thống sông Đồng Nai cùng các chi lƣu (SAWACO,2015)

Theo số liệu của SAWACO (2015), công suất cấp nƣớc sạch từ nguồn nƣớc mặt sông
Đồng Nai và sông Sài Gòn cho Tp. HCM tính đến tháng 12 năm 2015 khoảng
1.900.000 m3/ngđ. Các nguồn khai thác nƣớc mặt và công suất tƣơng ứng đƣợc trình

bày tóm tắt trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Các nguồn khai thác nƣớc mặt cho sinh hoạt, sản xuất tính đến tháng 12/2015
TT

Nhà máy nƣớc

Công suất (m3/ngđ)

Nguồn cấp nƣớc sông Đồng Nai/hồ Trị An
1

Nhà máy nƣớc Thủ Đức

750.000

2

Nhà máy nƣớc BOO Thủ Đức

300.000

3

Nhà máy nƣớc Thủ Đức 3

300.000

4

Nhà máy nƣớc Bình An


100.000

Nguồn cấp nƣớc sông Sài Gòn/hồ Dầu Tiếng
5

Nhà máy nƣớc Tân Hiệp

300.000

6

Nhà máy nƣớc Kênh Đông

150.000


TT

Nhà máy nƣớc

Công suất (m3/ngđ)

Nguồn cấp nƣớc sông Đồng Nai/hồ Trị An
Tổng công suất

1.900.000

Nguồn: Tổng Công ty Cấp nƣớc Sài Gòn, 2015.


So sánh lƣu lƣợng khai thác nƣớc mặt của hệ thống cấp nƣớc Tp.HCM với công suất
cấp nƣớc sạch từ nguồn nƣớc mặt sông Đồng Nai và sông Sài Gòn cho thấy nguồn
nƣớc mặt cung cấp cho nhu cầu cấp nƣớc của Tp. HCM vẫn đƣợc đảm bảo về lƣu
lƣợng trong hiện tại.
Chất lượng nguồn nước mặt
Tình hình nguồn nƣớc mặt sử dụng cho mục đích xử lý nƣớc cấp sinh hoạt, sản xuất
của thành phố đang gặp nhiều vấn đề về chất lƣợng nguồn nƣớc. Kết quả
quan trắc chất lƣợng nƣớc sông của Chi cục Bảo vệ Môi trƣờng Tp. HCM năm 2015
cho thấy:
- Nguồn nƣớc cấp trên sông Sài Gòn từ Phú Cƣờng trở lên thƣợng nguồn, do ảnh
hƣởng dải đất phèn ven sông, có độ pH thấp, gây khó khăn và tốn kém trong việc xử
lý nƣớc. Nguồn thải từ sông Thị Tính là một nguồn ô nhiễm đe dọa trực tiếp đến khu
vực lấy nƣớc của Nhà máy nƣớc Tân Hiệp. Khu vực cấp nƣớc của sông Sài Gòn có
chất lƣợng nƣớc thuộc loại B1 theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng
nƣớc mặt (QCVN 08-MT:2008/BTNMT) và bị đe dọa bởi nhiều nguồn gây ô
nhiễm. Trong năm 2015, tình hình thiếu nƣớc trên các lƣu vực sông là nguyên nhân
tăng mạnh của hàm lƣợng các chất ô nhiễm dinh dƣỡng, hữu cơ và vi sinh trong
nƣớc sông Sài Gòn. Ô nhiễm trên sông Sài Gòn khá cao trên khu vực từ sau hợp
lƣu với rạch Vàm Thuật, nhất là khu vực Phú An do tác động của các kênh tiêu thoát
nội thành. Nhìn chung, sông Sài Gòn đoạn chảy qua nội thành có chất lƣợng nƣớc
thuộc loại B2 theo QCVN 08-MT:2008/BTNMT.
- Nguồn nƣớc cấp tại Hóa An trên sông Đồng Nai hiện nay, nhìn chung, tƣơng đƣơng
với nguồn nƣớc loại A2 theo QCVN 08-MT:2008/BTNMT, với một số thông số chất
lƣợng nƣớc phải xử lý trƣớc khi dùng cấp sinh hoạt, bao gồm dầu, vi sinh và chất
rắn lơ lửng. Trong năm 2015, tại Hóa An nhiều thời điểm bị ô nhiễm vi sinh nặng,
làm giảm chất lƣợng nƣớc tại đây. Khu vực sau cầu Đồng Nai, chất lƣợng của sông
Đồng Nai chỉ đạt loại B2 QCVN 08-MT:2008/BTNMT, phù hợp cho các nhu cầu sử
dụng tƣới tiêu và các mục đích khác. Những yếu tố tác động đến chất lƣợng nƣớc
sông Đồng Nai bao gồm nƣớc thải sinh hoạt từ đô thị, các khu công nghiệp cùng với
hoạt động giao thông thủy, khai thác cát. Để đảm bảo nguồn cấp nƣớc quan trọng

cho thành phố cần tăng cƣờng các biện pháp bảo vệ nguồn nƣớc sông Đồng Nai.
- Hiện tƣợng pH thấp dƣới 5,5 trong năm 2015 chỉ xuất hiện trên kênh Thầy Cai - An
Hạ và xảy ra trong thời gian từ tháng 6 đến hết tháng 8, muộn hơn so với năm 2014,
và có hiện tƣợng chua phèn vào các tháng cuối mùa mƣa. Xâm nhập mặn trong năm
2015 mạnh nhất vào tháng 1. Tại Cát Lái, trên sông Đồng Nai, độ mặn cao nhất là


7,38 g/l và tại Phú An, trên sông Sài Gòn là 5,98 g/l. Tại Nhà Bè, độ mặn cao nhất là
10,11 g/l và xâm nhập mặn diễn ra sớm hơn và kéo dài hơn so với năm 2014.
- Các chỉ tiêu pH, BOD5,COD và độ mặn tại các điểm quan trắc đạt quy chuẩn cho
phép đối với nguồn nƣớc mặt loại A1 (QCVN 08:2008/BTNMT). Hàm
lƣợng Coliform, nồng độ DO, nồng độ dầu và hàm lƣợng TSS tại tất cả các điểm
quan trắc không đạt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT. So với 6 tháng cuối năm
2014, các chỉ tiêu pH, TSS, COD, BOD, dầu, coliform và độ mặn có xu hƣớng tăng
tại 50 - 83% và nồng độ DO có xu hƣớng giảm tại 83% các điểm quan trắc. So với
cùng kỳ năm 2014, các chỉ tiêu pH, TSS, BOD, COD, dầu, coliform và độ mặn có xu
hƣớng tăng tại 50 – 100% và nồng độ DO có xu hƣớng giảm tại 67% các điểm quan
trắc.
- Kết quả phân tích kim loại nặng gồm Pb, Cd, Hg, Cu ở các điểm đều đạt quy chuẩn
cho phép đối với nguồn nƣớc mặt loại A1 (QCVN 08:2008/BTNMT).

Hình 2.4 Bản đồ các trạm thủy văn trong lƣu vực sông Đồng Nai và sông Sài Gòn
(SAWACO,2015)

Theo kết quả phân tích mẫu nƣớc trƣớc xử lý của các nhà máy xử lý nƣớc cấp sử
dụng nguồn nƣớc mặt làm nguồn cấp nƣớc của SAWACO trong năm 2015, hầu hết tất


×