Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.23 KB, 11 trang )

1
MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN THEO CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC MẦM NON MỚI
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trước những thách thức về đổi mới chương trình giáo dục mầm non
(GDMN) mới, đòi hỏi đội ngũ giáo viên mầm non phải có tính sáng tạo hơn
trong việc xây dựng một chương trình giáo dục phù hợp với nhu cầu hứng thú
và sự phát triển của trẻ. Trước đây trong chương trình giảng dạy theo hướng
cải cách, vai trò của giáo viên là người chủ đạo, là tác nhân ảnh hưởng trực
tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ; nhưng đối với chương trình GDMN
mới, giáo viên là người tạo tình huống khuyến khích trẻ tự suy nghĩ, tìm tòi,
khám phá một cách độc lập theo cách của riêng mình.
Vì vậy, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
theo chương trình GDMN mới và được sự chỉ đạo của Tổ mầm non - Phòng
Giáo dục Phú Ninh, trường chúng tôi đi vào thực hiện thí điểm chương trình
này từ năm học 2006-2007 đến nay. Để làm được điều này, chúng tôi phải có
định hướng trước, xác định được nội dung chương trình GDMN mới phải
chuẩn bị những điều kiện tối ưu nhất để bước vào thực hiện chương trình
được thuận lợi. Từ đó tôi quyết tâm đi vào chỉ đạo thực hiện công tác chuyên
môn theo chương trình GDMN mới được Phòng giáo dục chỉ đạo, vì đây là
niềm vinh dự của trường được tiếp thu chương trình GDMN mới sớm hơn các
trường bạn.
Sau đây tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm của mình trong quá trình
chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn theo chương trình GDMN mới.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN.


2
- Với tầm quan trọng và ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển toàn diện


cho trẻ theo 5 lĩnh vực giáo dục, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm
sóc, giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay, thì người làm
công tác quản lý và giáo viên phải hiểu được sự cần thiết của việc đổi mới
chương trình GDMN mới, nắm được cốt lõi các chương trình, chuẩn bị các
điều kiện để đi vào thực hiện thí điểm.
- Tài liệu và điều kiện hỗ trợ, sách chương trình GDMN mới, sách
hướng dẫn thực hiện chương trình cả 3 độ tuổi.
- Đội ngũ giáo viên có trình độ trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ.
- Tập trung tham gia đầy đủ các lớp học bồi dưỡng về chuyên môn do
Phòng Giáo dục và Sở giáo dục tổ chức.
- Sự quan tâm giúp đỡ của các bậc phụ huynh học sinh cùng với nhà
trường để chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Điều kiện cơ sở vật chất đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện
chương trình.

III. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Từ năm học 2006-2007, trường được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Phú Ninh chọn làm điểm để thực hiện chương trình GDMN
mới. Bước đầu đi vào thực hiện chương trình, tôi gặp rất nhiều khó khăn lúng
túng trong phương pháp giảng dạy.
* Đối với giáo viên:
- Chương trình GDMN mới mặc dù đã được bồi dưỡng, nhưng để xây
dựng được nội dung, mạng hoạt động chi từng chủ điểm, theo 5 lĩnh vực giáo
dục đối với các cô còn mới mẻ, chưa hiểu được 5 lĩnh vực giáo dục như thế
nào.


3
- Toàn bộ bài hát, bài thơ, câu chuyện của chương trình hoàn toàn mới
lạ, hơn nữa bước đầu thực hiện nên sách thực hiện chương trình chưa đầy đủ
ở các lớp, chỉ có một bộ sách mẫu nên gặp rất nhiều khó khăn.

- Về phương pháp giảng dạy, các cô đã quen theo cách dạy, theo
chương trình cải cách và đổi mới hình thức tổ chức.
* Đối với trẻ:
Trước đây trong chương trình cải cách và chương trình đổi mới hình
thức tổ chức cháu học tập một cách thụ động, cô giáo đóng vai trò chủ đạo
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.
* Đối với phụ huynh:
Phần đông phụ huynh sống bằng nghề nông, chưa quan tâm đến việc
học tập của trẻ.
* Về cơ sở vật chất:
Đồ dùng, đồ chơi cho cháu học tập và trải nghiệm, đồ dùng cho cháu
hoạt động góc còn quá ít, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy theo chương
trình hiện nay.
Muốn làm được điều này, đối với một người làm công tác quản lý luôn
đắn đo suy nghĩ cần phải định hướng trước một số nhiệm vụ cụ thể để chỉ đạo
thực hiện công tác chuyên môn theo chương trình GDMN mới.

IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
1/ Tuyên truyền gây nhận thức trong đội ngũ cán bộ - giáo viênnhân viên:
Qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn, tôi thường
triển khai cho đội ngũ giáo viên hiểu về các nội dung yêu cầu của việc chuyển
đổi nội dung chương trình GDMN mới, giúp các cô hiểu được sự cần thiết của


4
đổi mới chương trình, giúp giáo viên nắm được những cốt lõi của chương
trình. Điều quan trọng ở đây là cần phải chú ý nhiều hơn việc dạy trẻ “học
như thế nào” hơn là “học cái gì”. Vì vậy chương trình GDMN mới không
nhằm cung cấp cho trẻ một khối lượng kiến thức mà nhằm hình thành cho trẻ
các chức năng tâm lý, các cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách.

Vì vậy trước khi thực hiện chương trình, tôi đã so sánh giữa phương
pháp dạy chương trình đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy chương
trình GDMN mới cho giáo viên hiểu sâu sắc hơn.

Phương pháp đổi mới hình thức

Phương pháp dạy học theo

tổ chức

chương trình GDMN mới

1. Trẻ tập trung vào hoạt động của 1. Cô tổ chức hướng dẫn các hoạt động


của trẻ

2. Trẻ lắng nghe cô giảng

2. Cô huy động vốn kiến thức và kinh
nghiệm sống của trẻ để xây dựng bài

3. Giao tiếp cô đến trẻ nổi lên hàng 3. Cô khuyến khích trẻ đóng góp những
đầu, thông tin chủ yếu một chiều từ ý kiến cá nhân về vấn đề đang tìm hiểu
cô đến trẻ.
4. Cô cho ví dụ mẫu rồi yêu cầu trẻ 4. Cô khuyến khích trẻ nêu thắc mắc về
làm những bài tập tương tự

vấn đề quan sát và tìm hiểu.


5. Làm đúng như mẫu mới được cô 5. Cô tạo cơ hội để trẻ tham gia nhận xét
khen

bổ sung các câu trả lời của bạn...
Từ bảng so sánh như trên, tôi còn triển khai các công văn chỉ đạo và

hướng dẫn thực hiện chương trình.
+ Các quan điểm trong thực hiện chương trình GDMN mới.
+ Giới thiệu chương trình GDMN mới và sách hướng dẫn thực hiện
chương trình.


5
+ Hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động vui chơi cho trẻ theo hướng
dẫn đổi mới.
+ Photo các sách bài hát, thơ, câu chuyện để giáo viên giảng dạy.
Nhờ vậy mà đội ngũ giáo viên đã có những kiến thức cơ bản để đi vào
thực hiện chương trình đảm bảo.
2/ Học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Để thực hiện tốt chương trình GDMN mới thì đòi hỏi đội ngũ giáo
viên phải có trình độ trên chuẩn, cho nên khi hợp đồng giáo viên mới, tôi chú
ý đến trình độ chuyên môn và năng khiếu âm nhạc, phong cách nhẹ nhàng,
sáng tạo, nhanh nhẹn, hiền, yêu nghề. Đến nay có 95% giáo viên đạt trình độ
trên chuẩn.
- Chỉ đạo cho Hiệu phó chuyên môn bồi dưỡng lý thuyết và xây dựng
tiết dạy thực hành để giáo viên tham dự; phân công thời gian, đề tài, chọn
giáo viên để dạy; hằng tháng lên kế hoạch tổ chức 2 lần. Cứ như vậy tất cả
các cô trong trường đều dạy trước tập thể và nhận xét rút kinh nghiệm xếp
loại tiết dạy.
- Phát động phong trào tự học tự rèn trong tập thể giáo viên, tự nghiên

cứu tập san, sách báo để cập nhật những thông tin mới áp dụng vào phương
pháp giảng dạy đạt hiệu quả cao như cô Việt Hoa, cô Cúc, cô Hương, cô
Uyên...
- Tất cả các cô đều tham gia học tập bồi dưỡng thường xuyên đạt kết
quả khá, tốt và tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Phòng giáo dục và
Sở giáo dục tổ chức.
3/ Tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi.
Trong chương trình GDMN mới hiện nay, hoạt động vui chơi đóng vai
trò rất quan trọng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Trò chơi là phương tiện
để kích thích trẻ khám phá, tìm kiếm, trải nghiệm các hoạt động thực hành. Vì


6
vậy để việc tổ chức cho trẻ hoạt động góc đạt hiệu quả cao cô giáo cần phải
làm nhiều đồ dùng, đồ chơi. Trong cuộc sống ngày nay, nhiều phụ huynh đã
có điều kiện, các phụ phế phẩm từ gia đình vô cùng phong phú, cho nên trong
các buổi họp phụ huynh, tôi chỉ đạo cho giáo viên tư vấn cho phụ huynh giúp
các cô sưu tầm các nguyên vật liệu như: các bình dầu gội đầu, bình nước rửa
chén, lon bia, hộp bánh, giấy lịch, tạp chí, báo cũ... là một kho tàng vật liệu vô
cùng phong phú, để giáo viên và trẻ tự tạo được những đồ chơi đơn giản, để
giờ hoạt động góc thêm phong phú. Đặc biệt qua buổi hội thi đồ dùng dạy
học, đồ chơi tự làm do Phòng tổ chức, trường đã đạt giải II và III toàn đoàn.
4/ Tổ chức các buổi hội thi.
Một công tác nổi bật và nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy trong
nhà trường, đó là việc tổ chức các buổi hội thi. Hằng năm tôi thường tổ chức
hội thi: “Bé khéo tay”, “Bé vui chăm học” và “Bé thông minh nhanh trí”,
được đại biểu và các bậc phụ huynh phấn khởi quan tâm đến việc học tập của
trẻ nhiều hơn. Qua hội thi là dịp để trẻ giao lưu học tập kinh nghiệm lẫn nhau,
để các cô thi đua dạy tốt, học tốt.
Hằng năm tôi còn tổ chức hội thi giáo viên giỏi ở trường, có 8 cô dự

thi; kết quả đạt loại giỏi: 6 cô, loại khá 2 cô. Ngoài ra còn tổ chức các kịch
bản như: Ngày hội đến trường của bé, Vui hội Trung thu, Cô và mẹ, Biết ơn
thầy cô...; có tổ chức như vậy nhằm góp phần phát triển trí tuệ, thể chất và
đạo đức thẩm mỹ cho trẻ.

5/ Cơ sở vật chất trang thiết bị.
Song song với việc chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn theo
chương trình GDMN mới, thì điều quan trọng đó là điều kiện cơ sở vật chất,
trang thiết bị. Ngay từ đầu năm học 2006-2007 tôi đã đầu tư cơ sở vật chất và


7
mua sắm trang thiết bị như bàn ghế, bảng đen, kệ đồ chơi, giá treo khăn, đồ
dùng để phục vụ giảng dạy, tranh ảnh, sách hướng dẫn chương trình.
Tu sửa lớp Xuân Trung, quét vôi lại các lớp, trang bị máy vi tính, máy
in, ti vi, đầu đĩa, máy quạt...; tổng kinh phí là 31.386.000đ
Cơ sở trường lớp được khang trang hơn, thu hút ngày càng đông trẻ ra
lớp, nhất là ở cơ sở chính.
6/ Chỉ đạo việc giảng dạy trên lớp.
Sau khi được sự chỉ đạo của Tổ mầm non Phòng Giáo dục huyện Phú
Ninh, tôi tập trung đầu tư cho giáo viên đầy đủ các tài liệu sách thực hiện
chương trình cho ba độ tuổi. Bước đầu tôi chỉ đạo cho Hiệu phó chuyên môn
xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, mạng nội dung, mạng hoạt động
của từng chủ điểm theo 5 lĩnh vực giáo dục, photo các nội dung, bài thơ, câu
chuyện, bài hát để giáo viên giảng dạy. Tôi đã đến trường MGBC 24/3 Tam
Kỳ để học tập kinh nghiệm về chỉ đạo thực hiện chương trình.
Như vậy từ đó giáo viên đã nắm vững phương pháp của chương trình
GDMN mới. Các cô đã dựa trên ý tưởng của trẻ để xây dựng mạng nội dung,
mạng hoạt động, chọn chủ đề để giảng dạy đạt kết quả tốt. Tôi thường xuyên
đi dự giờ thăm lớp để nắm bắt việc giảng dạy của các cô theo chương trình

GDMN mới. Mỗi khi dự giờ tôi góp ý chân tình, giúp các cô nắm vững
phương pháp giảng dạy được tốt.
7/ Biện pháp kết hợp phụ huynh.
Nhà trường, gia đình và xã hội phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau. Ở
trường tôi cung cấp kiến thức cơ bản về chương trình GDMN mới, gia đình
tham gia vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tùy theo khả năng của mỗi
phụ huynh để góp phần chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt.


8
Phụ huynh cần chia sẻ trách nhiệm giáo dục trẻ với nhà trường, trao đổi
thường xuyên các thông tin về trẻ với giáo viên, nắm bắt các nội dung giáo
dục trẻ để có thể giúp trẻ kịp thời hơn.

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Qua hai năm chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn theo chương trình
GDMN mới, với sự quyết tâm sâu sắc của đội ngũ cán bộ giáo viên, sự giúp
đỡ của chính quyền địa phương, của các bậc phụ huynh và được sự chỉ đạo
trực tiếp của Tổ mầm non Phòng Giáo dục huyện Phú Ninh, và nhờ áp dụng
một số biện pháp như trên, nên việc chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn
theo chương trình GDMN mới đã đem lại kết quả như sau.
1/ Đối với giáo viên:
Tất cả giáo viên trong trường đều được bồi dưỡng về nội dung chương
trình, phương pháp giảng dạy. Đến nay 100% giáo viên đã nắm vững phương
pháp của các tiết hoạt động có chủ đích theo 5 lĩnh vực giáo dục, nhiều cô đã
sáng tạo được nhiều trò chơi áp dụng vào bài dạy một cách sinh động, giúp trẻ
trải nghiệm tốt hơn, thể hiện qua các buổi chuyên đề và các buổi hội thi giáo
viên giỏi ở trường và Phòng Giáo dục tổ chức.
Kết quả qua hai năm thực hiện chương trình GDMN mới:
Năm học


Xếp loại

Ghi chú

Tốt

Khá

TB

2006-2007

4

3

1

Giải I, II ở huyện

2007-2008

5

3

0

5 cô đạt GV giỏi trường và chọn

1 cô thi GV giỏi ở huyện

Phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi vẫn được duy trì hằng năm để các
cô làm đồ dùng trang trí lớp cho từng chủ điểm và cho trẻ hoạt động góc được


9
tốt hơn. Tham gia hội thi đồ dùng dạy học, đồ chơi do huyện tổ chức đạt giải
cao.
+ Năm học 2006-2007 đạt giải III
+ Năm học 2007-2008 đạt giải II và III toàn đoàn.
2/ Đối với trẻ:
Chương trình GDMN mới trẻ tự suy nghĩ, tìm tòi, khám phá và trải
nghiệm, cô giáo chú ý gợi ý để nâng cao trình độ suy nghĩ của trẻ. Giáo viên
không chỉ dừng lại ở mức giúp trẻ nhớ lại những gì đã biết, mà giáo viên luôn
yêu cầu trẻ vận động những kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng đã có để tìm tòi,
phân tích, phân loại tổng hợp và đánh giá.
Ví dụ: với các câu hỏi: “Tại sao cá sống được dưới nước, còn người thì
không sống được?”. Những câu hỏi kết hợp với đồ dùng minh họa giúp trẻ
trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, trẻ rất thích thú tham gia học tập sinh động
trong lớp. Điều quan trọng cô giáo phải là người năng động, sáng tạo để giúp
trẻ học tập tích cực.
Kết quả trên trẻ:

Chất lượng giảng dạy
Năm học

Chất lượng chăm sóc





LQVH

LQVT









KPKH

GDÂN

TH

TD

CV

Kênh A

Kênh B

Kênh C


SL

TL

SL

TL

SL

TL

0

0

2006-2007

100% 100%

92%

90%

90% 90%

140

79%


59

21%

2007-2008

100% 100%

95%

92%

95% 92%

141

76%

46

24%

VI. KẾT LUẬN.
Qua quá trình chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn tôi rút ra những
kinh nghiệm sau:


10
- Để giảng dạy theo chương trình GDMN mới đạt hiệu quả cao, tôi giúp
cho giáo viên tự xây dựng kế hoạch giảng dạy theo chủ điểm đảm bảo nội

dung chương trình quy định.
- Thường xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp theo dõi góp ý cụ thể trong
phương pháp giảng dạy.
- Tạo điều kiện để giáo viên tham quan học tập kinh nghiệm trường
bạn.
- Đầu tư trang thiết bị, đồ dùng đầy đủ để các cô thực hiện đảm bảo
chương trình quy định.
- Tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi để cháu trải nghiệm đạt hiệu quả.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ trong quá trình chỉ đạo thực hiện
công tác chuyên môn theo chương trình GDMN mới, đề tài vẫn còn nhiều
điểm chưa thật sự hoàn thiện lắm, rất mong muốn sự đóng góp của các bạn
đồng nghiệp và Hội đồng thẩm định các cấp để bản thân thực hiện tốt hơn đề
tài SKKN của mình.


11

MỤC LỤC
Trang
Tên đề tài
I. Đặt vấn đề

1

II. Cơ sở lý luận

1

III. Cơ sở thực tiễn


2

IV. Nội dung nghiên cứu

2

V. Kết quả nghiên cứu

5

VI. Kết luận

6

Mục lục



×