Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới nam vĩnh yên giai đoạn 1, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.71 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
------------oOo------------

TRẦN VĂN TÙNG

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU ĐÔ THỊ MỚI NAM VĨNH YÊN – GIAI ĐOẠN 1
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
------------oOo------------

TRẦN VĂN TÙNG
KHÓA: 2015-2017

QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU ĐÔ THỊ MỚI NAM VĨNH YÊN – GIAI ĐOẠN 1
THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC



Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số
: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS: NGUYỄN HỮU DŨNG

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả xin chân thành xin chân thành bày tỏ lời cám ơn đến các
Thầy, Cô giáo trong Khoa đào tạo sau đại học và Các Thầy, Cô giáo đã giảng dạy, giúp
tác giả tiếp thu những kiến thức chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình trong thời
gian học tập tại Trường.
Tác giả xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Thầy giáo GS.TS. Nguyễn Hữu Dũng
là người hướng dẫn khoa học, đã dành rất nhiều thời gian cũng như tâm huyết, tận tình
hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Hội đồng khoa học đã có
những lời khuyên, góp ý sâu sắc trong những lần bảo vệ tiến độ để giúp tác giả hoàn
thành Luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Phòng Quản lý đô thị UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã nhiệt tình hỗ trợ tài liệu để tác giả hoàn thành Luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn cơ quan tác giả đang công tác, gia đình và bạn
bè, đồng nghiệp đã chia sẻ nhũng khó khăn, động viên giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
Với tinh thần học tập và nghiên cứu cố gắng hết sức, nhưng do điều kiện thời
gian, kiến thức của bản thân còn hạn chế nên nội dung của Luận văn sẽ không tránh

khỏi thiếu sót, tác giả mong được sự đóng góp những ý kiến quý báu của Hội đồng
khoa học Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội cùng các Thầy Cô và các bạn./.
Xin trân trọng cám ơn !
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Trần Văn Tùng

năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Văn Tùng


MỤC LỤC:
LỜI CÁM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
PHẦN I: MỞ ĐẦU…………………………………………………...…......... 1
Lý do chọn đề tài: …………………………………………………….…….. 1
Mục tiêu nghiên cứu: …………………………………………………....… ... 2
Đối tượng, phạm vi và quy mô nghiên cứu: …………………………...……. 3
Phương pháp nghiên cứu: ………………………………………………........ 3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:.............................................................. 3
Cấu trúc luận văn....................................................................................................... 8
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TẠI KHU ĐÔ THỊ MỚI
NAM VĨNH YÊN- GIAI ĐOẠN 1........................................................... .............. 8
1.1. Thực trạng về công tác quy hoạch và quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan tại một số khu đô thị mới tại Việt Nam.............................................. 8
1.2. Thực trạng về công tác quy hoạch và quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan tại một số khu đô thị mới trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên–
tỉnh Vĩnh Phúc…………………………………………………........................ 14
1.2.1. Công tác quy hoạch các khu đô thị mới trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc…………………………………………………........................... 14
1.2.2. Thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tại một số
khu đô thị mới thuộc thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc................................... 16
1.3. Thực trạng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tại Khu đô thị mới


Nam Vĩnh Yên - giai đoạn 1. ……………………………………......…........... 18
1.3.1. Vị trí và quy mô Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên - giai đoạn 1...................... 18
1.3.2. Hiện trạng xây dựng Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên - giai đoạn 1............... 21
1.3.3. Thực trạng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan....................................... 28
1.3.4. Thực trạng bộ máy quản lý…………………………………………......... 31

1.3.5. Thực trạng quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tại Khu đô thị mới

33

Nam Vĩnh Yên - giai đoạn 1 có sự tham gia của Cộng đồng...................................
1.4. Những vấn đề cần nghiên cứu trong việc quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan tại Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên - giai đoạn 1............................... 34
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ MỚI NAM VĨNH YÊN – GIAI
ĐOẠN 1………………………………………………......................................... 36
2.1. Cơ sở lý luận quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan............................. 36
2.1.1.Nội dung quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới................. 36
2.1.2. Các yếu tố tác động kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới................................ 36
2.2. Cơ sở pháp lý quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan........................... 39
2.2.1. Các văn bản pháp lý………………………………………………............ 39
2.2.2. Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn................................................................. 42
2.3.Các định hướng của TP. Vĩnh Yên về phát triển đô thị và kiến trúc
cảnh quan…………………………………………………................................. 43
2.3.1. Các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị được duyệt.......................................... 43
2.3.2. Định hướng cho phát triển đô thị...... ………………………….....……..... 43
2.3.3. Định hướng cho kiến trúc cảnh quan đô thị………………….....……........ 44
2.4. Các yếu tố tác động đến quy hoạch và quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên – giai đoạn 1.................................... 47
2.4.1. Yếu tố tự nhiên……………………………………………….......…......... 47
2.4.2. Yếu tố kinh tế- xã hội………………………………………..………....... 48


2.5. Bài học kinh nghiệm quản lý không gian kiến trúc cảnh quan………… 50
2.5.1. Kinh nghiệm trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tại
các khu đô thị mới tại Việt Nam.................................................................................. 50

2.5.2. Kinh nghiệm trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tại
các khu đô thị mới trên Thế giới.................................................................................. 52
2.6. Cộng đồng trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan......... 54
2.6.1. Vai trò của Cộng đồng……………………………………………......….. 54
2.6.2. Sự cần thiết phải có sự tham gia của Cộng đồng............................................. 55
2.6.3. Các mức độ tham gia của Cộng đồng………………………......……….... 56
2.6.4. Các yếu tố cơ bản trong việc huy động sự tham gia của Cộng đồng...... ...... 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN KHU ĐÔ THỊ MỚI NAM VĨNH YÊN - GIAI ĐOẠN 1....... 58
3.1. Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc quản lý…………………………..….... 58
3.1.1 Quan điểm…………………………………………………........................ 58
3.1.2 Mục tiêu…………………………………………………............................ 59
3.1.3 Nguyên tắc quản lý………………………………………………....…...... 59
3.2. Nội dung quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới Nam
Vĩnh Yên - giai đoạn 1…………………………………………......................... 60
3.2.1.Quản lý thực hiện theo quy hoạch chi tiết 1/500……………………........... 60
3.2.2.Quản lý sử dụng đất…………………………………………......………... 61
3.2.3.Quản lý theo phân khu chức năng…………………………......………...... 62
3.2.4.Quản lý kiến trúc công trình……………………………......…………....... 68
3.2.5.Quản lý kiến trúc cảnh quan…………………………………….....…........ 75
3.3. Giải pháp quản lý về cơ chế chính sách……………………….....……..... 80
3.3.1. Lập và ban hành quy chế quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan…………………………………………………............................................ 80
3.3.2. Thể chế quản lý và bộ máy quản lý……………………............................... 81
3.3.3. Huy động các nguồn tài chính từ ngân sách.................................................... 81


3.4. Giải pháp quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị với sự
tham gia của Cộng đồng……………………………………………...……..... 82
3.4.1. Cung cấp thông tin………………………………………….....………..... 82

3.4.2. Tham gia nguồn lực…………………………………………....……….... 83
3.4.3. Tham gia quản lý, duy trì bảo dưỡng………………………….................... 84
3.4.4. Tham gia vào công tác kiểm tra giám sát và đánh giá.................................... 84
3.4.5.Xây dựng cơ chế phát huy nội lực Cộng đồng……………….......………... 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………..…............. 86
Kết luận: ………………………………………………….................................... 86
Kiến nghị: …………………………………………………................................. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………..…......


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Cụm từ viết tắt

Bộ Xây Dựng

BXD

Khu đô thị mới

KĐTM

Chủ đầu tư
Ủy ban nhân dân
Quy chuẩn Xây dựng
Việt Nam
Quy Hoạch
Quy hoạch chi tiết


CĐT
UBND
QCXDVN
QH
QHCT

Thành phố

TP

Thông tư

TT

Không gian kiến trúc cảnh
quan
Kiến trúc cảnh quan
Quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan

KGKTCQ
KTCQ
QLKGKTCQ

Nghị định – Chính phủ

NĐ-CP

Quyết định – Chính phủ


QĐ-CP

Thủ tướng

TTg

Nhà Xuất Bản

NXB


DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu hình

Tên hình

Hình 1.1

Khu đô thị Linh Đàm

Hình 1.2

Hồ nước trong khu đô thị Văn Quán

Hình 1.3

Khu đô thị Dương Nội – Quận Hà Đông, Hà Nội

Hình 1.4


Một góc – thành phố Vĩnh Yên

Hình 1.5

Tổng quan dự án Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên

Hình 1.6

Sơ đồ vị trí Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên - giai đoạn 1

Hình 1.7
Hình 1.8

Vị trí Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên - giai đoạn 1 trong tổng thể Khu
đô thị mới Nam Vĩnh Yên
Mô hình phối cảnh Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên - giai đoạn 1
Một góc công trình đã xây dựng của Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên -

Hình 1.9

giai đoạn 1

Hình 1.10

Bản đồ QH 1/500 Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên - giai đoạn 1

Hình 1.11

Đường 33m trong Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên - giai đoạn 1


Hình 1.12

Đường 24m trong Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên - giai đoạn 1

Hình 1.13

Đường 16.5m trong Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên - giai đoạn 1

Hình 1.14

Đường 13.5m trong Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên - giai đoạn 1

Hình 1.15

Đường 27.5m trong Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên - giai đoạn 1

Hình 1.16

Vỉa hè đã đổ bê tông tạo dốc, đang chờ để lát gạch block

Hình 1.17

Vỉa hè đang được lát gạch block


Hình 1.18

Vỉa hè bị cỏ dại mọc bao phủ
Phối cảnh biệt thự đơn lập trong Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên –


Hình 1.19

GĐ1

Hiện trạng thi công biệt thự đơn lập trong Khu đô thị mới Nam Vĩnh
Hình 1.20

Yên – GĐ1

Hình 2.1

Sơ đồ phân khu chức năng thành phố Vĩnh Yên

Hình 3.1

Khu vực đã triển khai xây dựng

Hình 3.2

Khu vực đã triển khai xây dựng nhìn từ vệ tinh

Hình 3.3

Khu vực chưa triển khai xây dựng

Hình 3.4.

Minh họa chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và khoảng lùi


Hình 3.5

Mặt đứng khu biệt thự liền kề trong KĐTM Nam Vĩnh Yên-giai đoạn
1

Hình 3.6

Minh họa khu công viên cây canh, cây xanh đường phố


DANH MỤC BẢNG, BIỂU,SƠ ĐỒ
Số

Tên
Bảng quy hoạch sử dụng đất Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên - giai

Bảng 1.1

Bảng 1.2
Sơ đồ 1.1

đoạn 1
Vốn đầu tư phát triển năm 2008 và ước tính năm 2010

Sơ đồ cơ cấu quản lý đô thị Thành Phố


1

PHẦN I: MỞ ĐẦU

*Lý do chọn đề tài:
Trong xây dựng và phát triển đô thị hiện nay, công tác quy hoạch, quản lý
không gian kiến trúc cảnh quan có vai trò rất quan trọng, đây là vấn đề vừa mang tính
chiến lược nhưng phải đi trước một bước làm cơ sở cho đầu tư xây dựng các công
trình, chỉnh trang và phát triển đô thị... là giải pháp cơ bản và chủ yếu để quản lý xây
dựng đô thị phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần làm tăng trưởng kinh
tế, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh xã hội.
Thành phố Vĩnh Yên là đô thị được thành lập từ năm 1899. Trải qua nhiều giai
đoạn, Vĩnh Yên hiện có lợi thế phát triển nhiều mặt trong vùng tỉnh Vĩnh Phúc với vai
trò là trung tâm chính trị - kinh tế -văn hóa – thương mại và dịch vụ tỉnh. Thực hiện
Quyết định số 1883/QĐ – TTg ngày 26/11/2011 của Thủ tướng Chính Phủ đã phê
duyệt Quy hoạch chung (QHC) xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, xác định đây là một trong
những trung tâm kinh tế quan trọng của tỉnh và của vùng Thủ đô, cửa ngõ quan trọng
để giao lưu kinh tế trong khu vực, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng lan tỏa
của tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long.
Trong quá trình hình thành và phát triển đô thị, thành phố Vĩnh Yên nói chung
cũng như Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên nói riêng đều chịu ảnh hưởng của xu hướng
đô thị hóa . Có nhiều thí điểm về nội dung và mô hình bộ máy QLKGKTCQ như mô
hình Kiến trúc sư trưởng, mô hình quản lý theo dự án phát triển đô thị hay mô hình
thanh tra xây dựng... Tuy nhiên sự buông lỏng và thiếu trách nhiệm trong
QLKGKTCQ khu vực đô thị hiện hữu, đặc biệt là làng xóm đô thị hóa đã tạo nên hiện
trạng đô thị lộn xộn, phức tạp, khó quản lý, cải tạo và phát triển bền vững.
Những vấn đề trong QLKGKTCQ như : Đầu tư phát triển dàn trải cho xây
dựng hạ tầng kỹ thuật, bên cạnh hệ thống đường được mở rộng còn thiếu hệ thống cây
xanh đường phố, tiện nghi môi trường; bộ mặt kiến trúc đường phố tuy đã được cải
thiện nhưng vẫn còn lộn xộn, sắp đặt thiếu trật tự, thiếu sự hài hòa, việc sử dụng đất
còn tùy tiện, tự phát là chính, không gian cảnh quan đường phố thiếu đặc trưng. Kiến


2


trúc công trình, đặc biệt là các công trình nhà liền kề, công trình biệt thự còn pha tạp,
chắp vá, thiếu chọn lọc, việc sử dụng vật liệu hoàn thiện, màu sắc công tình còn tùy
tiện; văn hóa thẩm mỹ đô thị bị xem nhẹ. Công trình công cộng còn thiếu, kiến trúc
không gian xanh đô thị còn mang tính tự phát, chưa được đầu tư và chú ý. Trong sáng
tác kiến trúc tồn tại xu hướng bắt chước, áp đặt kiến trúc ngoại lai, thiếu sự tôn trọng
giá trị kiến trúc, nghệ thuật truyền thống …
Nằm ngay cửa ngõ ra vào thành phố Vĩnh Yên, dự án Khu đô thị Nam Vĩnh
Yên có diện tích 446,92 ha. Được đầu tư xây dựng từ tháng 12-2009 theo Quyết định
phê duyệt số 2800/QĐ-UBND ngày 8/9/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê
duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên [27]. Dự
kiến thực hiện dự án khoảng 13 năm (2010-2023) và chia làm 3 giai đoạn. Theo đó
Quyết định phê duyệt số 175/QĐ-UBND ngày 22/01/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc
về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu đô thị mới Nam
Vĩnh Yên-Giai đoạn I [27].. Đến nay qua đã qua hai lần điều chỉnh quy hoạch và lần
điều chỉnh gần đây nhất là theo điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500 khu đô thị mới
Nam Vĩnh Yên – giai đoạn 1 được duyệt năm 2014 [27]. Khu đô thị mới Nam Vĩnh
Yên - giai đoạn 1 có vị trí thuận lợi nằm ở cửa ngõ thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc. Điều này tạo nên lợi thế lớn trong phát triển và thu hút đầu tư xây dựng đô thị
theo quy hoạch với kế hoạch đầu tư, nguồn lực tập trung cho phát triển từng khu vực
đô thị. Là một khu vực phát triển mới ra đời nhằm đáp ứng cho việc nghỉ ngơi, làm
sạch không khí, điều hòa vi khí hậu, giảm tiếng ồn và làm cho tâm hồn con người luôn
được thư giãn, tạo cảnh quan cho con người. Do vậy việc QLKGKTCQ nhằm mang
lại lợi ích cho sự đầu tư và phát triển của Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên - giai đoạn
1là một nhu cầu cần thiết.
Chính vì vậy, đề tài “Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô
thị mới Nam Vĩnh Yên – giai đoạn 1, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” được lựa
chọn với mong muốn phát huy hiệu quả tốt nhất về KGKTCQ cho Khu đô thị mới



3

Nam Vĩnh Yên - giai đoạn 1. Nhằm nâng cao chất lượng kiến trúc cảnh quan của Khu
đô thị mới Nam Vĩnh Yên - giai đoạn 1 trở thành khu đô thị theo đúng tính chất của
quy hoạch đã được duyệt.
*Mục tiêu nghiên cứu:
-Nghiên cứu cơ sở khoa học để kiến nghị giải pháp QLKGKTCQ cho Khu đô
thị mới Nam Vĩnh Yên – giai đoạn 1 trong quá trình xây dựng và phát triển, đảm bảo
tính thống nhất của không gian tổng thể đến không gian cụ thể các khu vực thuộc đô
thị.
- Kiến nghị các giải pháp đổi mới các nội dung trong QLKGKTCQ mang đến
sự hài hòa trong việc phát triển, cải thiện môi trường đảm bảo mỹ quan đô thị và là
một đô thị phát triển bền vững.
*Đối tượng, phạm vi và quy mô nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Các khu chức năng trong Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên - giai đoạn 1.
+ Công tác QLKGKTCQ tại Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên - giai đoạn 1.
- Phạm vi nghiên cứu: Thuộc ranh giới Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên - giai
đoạn 1, TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
*Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng
- Phương pháp Tiếp cận hệ thống
- Phương pháp Phân tích, tổng hợp các số liệu, tài liệu.
- Phương pháp Tham khảo ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp dự báo
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần cụ thể hóa và bổ sung các vấn đề về lý luận khoa
học và khái niệm trong QLKGKTCQ.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra các giải pháp xây dựng hoàn chỉnh và quản lý
kiến trúc cảnh quan KĐT nhằm nâng cao chất lượng không gian đô thị, tạo sự



4

thống nhất hài hòa về không gian kiến trúc cảnh quan cho khu đô thị mới
Nam Vĩnh Yên – giai đoạn 1.
+Tạo sự kết nối với không gian kiến trúc cảnh quan với các khu đô thị
khác.
+Tạo dựng bộ mặt đô thị khang trang hiện đại có trật tự và bản sắc.
*Khái niệm cơ bản:
Cảnh quan
Là một khu vực rộng rãi có thể nhìn thấy từ một điểm. Cảnh quan là bao gồm
tất cả các nét đặc trưng có thể nhìn thấy của một khu vực bao gồm: Cảnh quan tự nhiên
như núi, đồi, sông, hồ, ao, biển, các yếu tố sống che phủ đất bao gồm cả thảm thực vật
bản địa; Không gian xây dựng bao gồm các hình thức sử dụng đất khác nhau, các tòa
nhà và các cấu trúc và hoạt động của con người.
Cảnh quan đô thị
Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị
như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ,
công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự
nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử
dụng chung thuộc đô thị.
Kiến trúc cảnh quan
Là nghệ thuật, lập kế hoạch phát triển, thiết kế, quản lý, bảo tồn và phục chế lại
cảnh quan của khu vực và địa điểm xây dựng của con người. Phạm vi hoạt động của
kiến trúc cảnh quan liên quan đến thiết kế kiến trúc, thiết kế tổng mặt bằng, phát
triển bất động sản,bảo tồn và phục chế môi trường, thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị,
thiết kế các công viên và các khu vực nghỉ ngơi giải trí và bảo tồn di sản.
Theo Hàn Tất Ngạn (1999) [17] thì kiến trúc cảnh quan là một môn khoa
học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau như

quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu
khắc, hội họa, … nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi


5

giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật
kiến trúc.
Kiến trúc cảnh quan bao gồm thành phần tự nhiên (địa hình, mặt nước,
cây xanh, con nước và động vật, không trung) và thành phần nhân tạo (kiến trúc
công trình, giao thông, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tranh tượng hoành tráng
trang trí). Mối tương quan tỷ lệ về thành phần cùng quan hệ tương hỗ giữa hai
thành phần này luôn biến đổi theo thời gian, điều này làm cho cảnh quan kiến
trúc luôn vận động và phát triển.
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
Phải tuân thủ theo quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị và quy chế quản lý
quy hoạch, kiến trúc đô thị.Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan là một hoạt
động định hướng của con người nhằm mục đích tạo dựng, tổ hợp và liên kết các
không gian chức năng trên cơ sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của
hai nhóm thành phần tự nhiên và nhân tạo của kiến trúc cảnh quan. Trong đó
thiên nhiên là nền của kiến trúc cảnh quan.
Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
Nội dung QLKGKTCQ được thể chế hóa theo hai hệ thống Luật Quy
hoạch đô thị và Nghị định 38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến trúc,
cảnh quan . Trong đó Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải tuân
thủ theo quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc
đô thị. Đối với những khu vực đô thị, tuyến phố chưa có quy hoạch chi tiết, thiết
kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thì thực hiện việc quản lý
theo quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành và phải phù hợp với các quy định trong Nghị định[7].

Đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đô thị
đến không gian cụ thể thuộc đô thị; phải có tính kế thừa kiến trúc, cảnh quan đô
thị và phù hợp với điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đồng thời tôn trọng tập quán,


6

văn hóa địa phương; phát huy các giá trị truyền thống để gìn giữ bản sắc của
từng vùng, miền trong kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Việc quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị phải căn cứ vào quy
hoạch, thiết kế đô thị được cấp có thẩm quyền duyệt và phải được chính quyền
đô thị quy định cụ thể bằng Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đối với Khu mới phát triển gồm
các khu đô thị mới, khu mở rộng, cải tạo, chỉnh trang đô thị phải đảm bảo các
yêu cầu sau:
1. Không gian, cảnh quan và các công trình kiến trúc phải được quản lý
theo đồ án quy hoạch đô thị được duyệt và các quy định của Quy chế quản lý
quy hoạch, kiến trúc đô thị [7].
2. Các công trình xây dựng phải có hình thức kiến trúc, màu sắc, vật liệu
sử dụng tuân thủ theo Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị của khu vực.
Khuyến khích xây dựng các khu đô thị mới kiểu mẫu [7].
Phát triển bền vững
Thuật ngữ Phát triển bền vững (SD) xuất hiện lần đầu tiên tại Hội nghị Liên hợp
quốc về môi trường con người được tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển năm 1972 và
được phổ biến trong chương trình Tương lai chung của chúng ta ( Our Common
Future) bởi Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển ( WCED – World Commission
on Environement and Development) năm 1987. Khái niệm về Phát triển bền vững nói
chung được hiểu là “ sự phát triển có thể đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không ảnh
hưởng, tồn tại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Mục tiêu
Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan cũng cần gắn với nội dung này nhằm đáp ứng

cho sự phát triển bền vững lâu dài của đô thị[34].
Quản lý đô thị
Khái niệm quản lý đô thị (Urban Management) có lịch sử từ thế kỷ 18,19 gắn
với giai đoạn phát triển hiện đại của đô thị. Quản lý đô thị thể hiện vai trò của nhà nước
trong quản lý phát triển đô thị, bao gồm hệ thống các chính sách cơ chế, biện pháp và


7

phương tiện được chính quyền các cấp sử dụng kiểm soát quá trình tăng trưởng, phát
triển đô thị, nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các mục tiêu dự kiến. Quản lý đô thị
là một lĩnh vực khoa học quản lý đô thị hay còn gọi là lĩnh vực quản lý các dịch vụ
công cộng ở đô thị . Theo So, Jin Kwang và Đỗ Hậu, quản lý đô thị hiện đại được chia
làm 6 lĩnh vực quản lý gồm: Quy hoạch đô thị; Kinh tế đô thị; Giao thông đô thị; Xã
hội đô thị; Văn hóa đô thị; Môi trường đô thị.
Khu đô thị mới
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý
đầu tư phát triển đô thị, xác định tách biệt khái niệm: Khu vực phát triển đô thị
mới là các khu đô thị mới quy mô lớn trên 100ha, có vai trò tương đối độc lập và
đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật; Khu vực đô thị mới là các khu đô thị mới có sự
khớp nối, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với các khu vực đô thị hiện hữu [10].
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có phần Nội dung bao gồm 3
chương:
Chương 1: Thực trạng công tác quy hoạch và quản lý không gian kiến trúc
cảnh quan tại khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên - giai đoạn 1
Chương 2: Cơ sở khoa học về Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu
đô thị mới Nam Vĩnh Yên – giai đoạn 1
Chương 3: Giải pháp Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị
mới Nam Vĩnh Yên – giai đoạn 1



THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Như vậy Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan KĐTM là phù hợp với xu
hướng phát triển hiện nay. Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan nhằm:
Tạo dựng được cảnh quan khu đô thị theo chiều hướng tốt, tạo sự thống nhất
hài hòa về không gian kiến trúc cảnh quan giữa các khu vực trong khu đô thị mới .
Tạo dựng bộ mặt đô thị khang trang hiện đại có trật tự và bản sắc.
Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan KĐT Nam Vĩnh Yên – giai đoạn 1
theo luận văn đề xuất quy định quản lý trên từng khu vực , các khu chức năng cụ thể và
theo từng thể loại công trình .
Để quản lý không gian kiến trúc cảnh quan KĐT Nam Vĩnh Yên – giai đoạn
1 đạt hiệu quả luận văn đề xuất một số giải pháp :
Việc quản lý không gian kiến trúc cảnh quan phải do UBND Thành phố
trực tiếp nắm giữ và chỉ đạo tập trung thống nhất. Sớm lập, trình thẩm định và
phê duyệt Quy chế quản lý KGKTCQ khu đô thị mới thành phố Vĩnh Yên có sự

phân nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan, đơn vị. Nội dung quy hoạch và nội dung
quy chế quản lý KGKTCQ cần có sự đồng thuận, thống nhất và công khai, nhất
là đối với các chính sách khuyến khích phát triển, các chương trình mục tiêu và
các dự án phát triển.
Sự tham gia của cộng đồng cần được tăng cường triển khai áp dụng , vì cộng
đồng dân cư là thành phần trực tiếp sự dụng công trình trong đô thị ,là người biết rõ
nhất yêu cầu cấp thiết của cộng đồng là gì .Việc nâng cao vai trò , trách nhiệm của
chính quyền đô thị , các cơ quan chuyên môn và sự tham gia của cộng đồng dân cư
trong đầu tư xây dựng , quản lý không gian kiến trúc cảnh quan nhằm cân đối hài hòa
giữa trách nhiệm –lợi ích –nhu cầu , cùng hướng tới mục tiêu chung là phát triển đô thị
bền vững .
+ Xây dựng bộ máy quản lý quy hoạch đô thị
+ Tăng cường chia sẻ thông tin về quy hoạch, kế hoạch và thống kê. Đảm


87

bảo thông tin quy hoạch chính xác, kịp thời trên cơ sở chia sẻ thông tin (sử dụng
chung thông tin). Vì thế, nên xây dựng hệ thống Thông tin địa lý (viết tắt tiếng
anh là GIS) và hệ thống thông tin dùng chung.
+ Tăng cường quy chế quản lý KGKTCQ và hướng dẫn cấp phép đầu tư
phát triển. Để thực thi việc phát triển thành phố đạt tiêu chuẩn nhất định, cần xây
dựng quy chế về thiết kế cảnh quan đường phố, và hướng dẫn cấp phép đầu tư
phát triển đạt tiêu chuân kỹ thuật nhất định
Những biện pháp , đề xuất trong luận văn có thể áp dụng cho thực trạng các khu
đô thị mới hiện nay.
Kiến nghị:
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch , kiến trúc và xây
dựng:
+ Đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc sớm ban hành các quy chế KGKTCQ khu đô

thị mới cho Thành phố Vĩnh Yên.
+ Có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quản lý, đặc biệt là kiến thức về quản lý
KGKTCQ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt và chuyên môn của Thành phố.
+ Với quy mô thành phố ngày càng mở rộng, quản lý KGKTCQ ngày càng trở
lên phức tạp, cần tổ chức bộ máy quản lý một cách khoa học, hiện đại.
+Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh
quan KĐTM , từ đó ban hành bổ sung hoàn thiện hoặc thay thế những cơ chế, chính
sách không phù hợp .
+Tổ chức thanh tra , kiểm tra việc đầu tư xây dựng và quản lý vận hành công
trình tại các khu vực trong đô thị nhằm kịp thời phát hiện các sai phạm về KGKTCQ
và có biện pháp xử lý theo định .
Đối với các cấp chính quyền đô thị :
+Cần có cơ chế , chính sách phù hợp nhằm huy động tối đa các nguồn vốn đầu
tư để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước: các nguồn ODA,FDI,huy động từ nhân
dân.


88

+ Nâng cao nhận thức cộng đồng , đẩy mạnh công tác đào tạo , bồi dưỡng cán
bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao , chuyên sâu, chú trọng việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan .


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Nguyễn Thế Bá (2009), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, NXB Xây dựng
2. Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng;
3. Bộ Xây Dựng(2008),QCXDNV 01:2008 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về
Quy hoạch xây dựng, NXB Xây dựng;

4. Chính phủ(2005),Quyết định số 80/2005/QĐ-CP ngày 18/04/2005 về ban
hành Quy chế giám sát đầu tư cộng đồng;
5. Chính phủ(2009), Nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 về quản
lý chiếu sáng đô thị;
6. Chính phủ(2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
7. Chính phủ(2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 về quản
lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
8. Chính phủ(2010), Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 về quản
lý cây xanh đô thị;
9. Chính phủ(2012), Quyết định 113/QĐ-TTg ngày 20/1/2012 của thủ tưởng
chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Kinh Tế -Xã Hội tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2015 định hướng đến năm 2020;
10. Chính phủ(2013), Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 về quản
lý đầu tư phát triển đô thị;
11. Nguyễn Phú Đức (2007), “Cộng đồng trách nhiệm cho sự phát triển không gian
công cộng”, Tạp chí Quy hoạch xây dựng,(30), 6;
12. Vũ Cao Đàm(1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học
và kỹ thuật;
13. Trần Trọng Hanh(1999), “Một số vấn đề Quy hoạch và phát triển các khu đô
thị mới ở Việt Nam”, Báo cáo tổng hợp đề tài Nghiên cứu khoa học, Vụ Quản
lý Kiến trúc Quy hoạch, Bộ xây dựng;


14. Đỗ Hậu (2008), Quy Hoạch Xây Dựng Đô Thị Với Sự Tham Gia Của
Cộng Đồng (Dự Án Nâng Cao Năng Lực Quy Hoạch Và Quản Lý Môi
Trường Đô Thị, NXB Xây dựng;
15. Nguyễn Đình Hương, Nguyễn Hữu Đoàn (2003), Giáo trình Quản lý đô
thị, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB thống kê;
16. Nguyễn Tố Lăng (2010), “Quản lý phát triển đô thị bền vững - Một số bài học

kinh nghiệm”, Cổng thông tin điện tử Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam
– www.ashui.com ;
17. Hàn Tất Ngạn (1999), Kiến trúc cảnh quan, NXB Xây dựng;
18. Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng;
19. Thuyết minh đồ án QHCT TL1/500 Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên – giai
đoạn 1, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (2009);
20. Lương Tú Quyên, Đỗ Thị Kim Thành (2009), “Mô hình hợp lý cho các
khu đô thị mới ở Hà Nội”, Cổng thông tin điện tử Hội quy hoạch phát
triển đô thị Việt Nam – www.ashui.com;
21. Kim Quảng Quân (2000), Thiết kế đô thị có minh họa, NXB Xây dựng
22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Việt Nam(2003), Luật xây dựng;
23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Việt Nam(2003), Luật nhà ở;
24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Việt Nam(2003), Luật Quy hoạch đô thị;
25. Các tạp chí, báo chuyên ngành xây dựng, Kiến trúc, Quy hoạch Xây dựng;
26. Các luận văn Thạc sĩ nghiên cứu tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
27. Các tài liệu về hiện trạng kinh tế- xã hội của khu vực lập quy hoạch và các tài
liệu, số liệu khác có liên quan
Tiếng Anh:
28. Francosie Noel (2002), “Urbanisation and Sustainable Development”;


×