Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ viễn thông di động tại TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 118 trang )

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CÁM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG TẠI VIỆT
NAM .............................................................................................................................. 1
1.1 Vấn đề nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 1
1.3 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2
1.4 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.5 Đối tượng khảo sát .............................................................................................. 2
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................ 2
1.7 Kết cấu của báo cáo nghiên cứu ......................................................................... 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................... 4
2.1 Giá trị, giá trị khách hàng và giá trị cảm nhận của khách hàng .................. 16


2.1.1 Sự đồng nhất của các khái niệm giá trị, giá trị khách hàng và giá trị
cảm nhận của khách hàng ................................................................................... 4
2.1.2 Giá trị cảm nhận của khách hàng ............................................................. 4
2.1.3 Các yếu tố của giá trị cảm nhận của khách hàng .................................... 7
2.2 Dịch vụ viễn thông di động và chất lượng dịch vụ ........................................... 9
2.2.1 Dịch vụ viễn thông di động ........................................................................ 9
2.2.2 Chất lượng dịch vụ ................................................................................... 11
2.3 Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu ............................................................ 12
2.3.1 Quan hệ giữa giá trị cảm nhận của khách hàng và các yếu tố của nó . 12


2.3.2 Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 14
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 15
3.1 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 15
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 15
3.1.1.1 Nghiên cứu định tính........................................................................ 15
3.1.1.2 Nghiên cứu chính thức ..................................................................... 15
3.1.1.3 Xác định mẫu nghiên cứu ................................................................ 16
3.1.1.4 Quy trình nghiên cứu ....................................................................... 16
3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................... 18
3.1.2.1 Bảng tần số ........................................................................................ 18
3.1.2.2 Tính toán Cronbach Alpha ............................................................. 18
3.1.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................. 18

-2-


3.1.2.4 Phân tích hồi quy .............................................................................. 18
3.2 Thang đo ............................................................................................................. 19
3.2.1 Kết quả nghiên cứu định tính .................................................................. 19
3.2.2 Thang đo .................................................................................................... 20
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 23
4.1 Mẫu nghiên cứu ................................................................................................. 23
4.2 Đánh giá các thang đo ....................................................................................... 24
4.2.1 Phân tích Crobach Alpha ......................................................................... 24
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................... 26
4.2.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các thành phần của
Giá cả mang tính tiền tệ, Chất lượng dịch vụ, Giá cả hành vi, Danh
tiếng và Phản ứng cảm xúc .......................................................................... 27
4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với thang đo Giá trị cảm
nhận ............................................................................................................... 30

4.2.2.3. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả .................................. 31
4.3. Phân tích tương quan ....................................................................................... 36
4.4. Kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu (Phân tích hồi quy) ....... 38
4.4.1. Mô hình hồi quy tuyến tính bội ............................................................. 38
4.4.2. Phân tích các giả thuyết trong mô hình ................................................. 40
4.4.2.1. Kiểm định các giả định của mô hình ............................................ 40
4.4.2.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình .............................................. 44

-3-


4.4.3. Ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình .......................... 44
4.4.4. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .................................................... 45
4.4.5. Giá trị các biến trong mô hình nghiên cứu............................................ 45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................... 48
5.1. Kết quả và ý nghĩa thực tiễn............................................................................ 48
5.1.1. Nâng cao niềm vui thích của khách hàng khi sử dụng dịch vụ viễn
thông di động ...................................................................................................... 49
5.1.2. Cải thiện chất lượng dịch vụ ................................................................... 51
5.1.3. Tạo sự cạnh tranh về giá ......................................................................... 51
5.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................... 52
5.2.1. Hạn chế của nghiên cứu .......................................................................... 52
5.2.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

-4-


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 3.1. Thang đo Phản ứng cảm xúc .................................................................... 20
Bảng 3.2. Thang đo Chất lượng cảm nhận................................................................ 21
Bảng 3.3. Thang đo danh tiếng ................................................................................. 21
Bảng 3.4. Thang đo về giá cả mang tính tiền tệ ........................................................ 21
Bảng 3.5. Thang đo Giá cả hành vi ........................................................................... 22
Bảng 3.6. Thang đo Giá trị cảm nhận tổng quát của khách hàng ............................. 22
Bảng 4.1. Kết quả phân tích Cronbach Anpha .......................................................... 25
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của các biến độc lập lần 1 .............. 27
Bảng 4.3. Tổng phương sai trích của các biến độc lập lần 1 .................................... 27
Bảng 4.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập lần 1 ............ 29
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của biến phụ thuộc ......................... 30
Bảng 4.6. Tổng phương sai trích của biến phụ thuộc ............................................... 31
Bảng 4.7. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc ....................... 31
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của các biến độc lập lần cuối ......... 32
Bảng 4.9. Tổng phương sai trích của các biến độc lập lần cuối .............................. 33
Bảng 4.10. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập lần cuối ..... 34
Bảng 4.11. Ma trận tương quan giữa các biến .......................................................... 37
Bảng 4.12. Bảng kết quả hồi quy của mô hình ........................................................ 39
Bảng 4.13. Bảng đánh giá độ phù hợp cuả mô hình ................................................ 39
Bảng 4.14. Bảng thông số của mô hình hồi quy ....................................................... 40
Bảng 4.15. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................ 45

-5-


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu lý thuyết ................................................................... 14
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 17
Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ................................................................ 36

Hình 4.2. Biểu đồ phân tán ....................................................................................... 41
Hình 4.3. Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ...................................................... 42
Hình 4.4. Biểu đồ tần số P-P ..................................................................................... 43

6


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ TT & TT : Bộ Thông tin và Truyền thông
APRU

: Doanh thu bình quân trên mỗi thuê bao

VMS

: Công ty thông tin di động

CNTT – TT : Công nghệ thông tin và truyền thông

7


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1.1. Vấn đề nghiên cứu của đề tài
Để có thể tồn tại và phát triển, tất cả các doanh nghiệp đều phải cạnh tranh
nhằm giành và giữ được khách hàng. Cạnh tranh là một tất yếu. Mức độ cạnh tranh
ngày càng tăng khi khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn đối với cùng một
loại sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp bởi ngày càng nhiều doanh nghiệp.
Thị trường dịch vụ thông tin di động ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn. Tình
trạng “ cá lớn nuốt cá bé” là vấn đề nóng bỏng trong năm 2012 này, khởi đầu là sự sáp
nhập E-Mobile với Viettel Mobile, đã xuất hiện thông tin Mobifone và Vinaphone sẽ
sáp nhập lại,… Vấn đề đặt ra ở đây là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông
di động phải làm thế nào để cạnh tranh thành công, giữ vững và phát triển thị phần của
mình. Để có thể cạnh tranh một cách thành công cần có một chiến lược cạnh tranh phù
hợp. Và chiến lược ấy cần được xây dựng trên những căn cứ vững chắc, đó là khi
doanh nghiệp trả lời được câu hỏi yếu tố nào tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp? Theo PTS Vũ Trọng Hùng trích dẫn theo Philip Kotler (Quản trị marketing,
2008) thì sự thành công của các doanh nghiệp phụ thuộc vào năng lực cung ứng giá trị
cho các khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp nào cung cấp giá trị khách hàng nhiều
nhất sẽ chiến thắng trong quá trình cạnh trạnh. Vậy giá trị khách hàng là gì? Yếu tố
nào tạo ra giá trị khách hàng? Và cụ thể trong lĩnh vực viễn thông di động, các yếu tố
nào tạo ra giá trị khách hàng?,… Những câu hỏi này hiện tại vẫn chưa được trả lời một
cách có căn cứ khoa học và thực tiễn. Chính vì vậy luận văn này sẽ tập trung nghiên
cứu “Các yếu tố tác động đến giá trị cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ viễn
thông di động tại Tp. Hồ Chí Minh” nhằm giúp các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông
di động hiểu biết hơn nữa về giá trị cảm nhận khách hàng và các thành phần tạo ra nó,
từ đó giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động có thể hoạch định các
chiến lược cạnh tranh có hiệu quả hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu


2


Đề tài nghiên cứu giúp cho các nhà quản trị có thêm cơ sở để xây dựng và đo
lường giá trị cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ viễn thông di động trong thi
trường cạnh tranh gay gắt và năng động như thị trường Việt Nam. Nghiên cứu này
nhằm:
-

Xác định các yếu tố tạo ra giá trị cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ viễn
thông di động ở TP. HCM.

-

Xây dựng thang đo và kiểm định thang đo các yếu tố tạo ra giá trị cảm nhận của
nhận của khách hàng đối với dịch vụ viễn thông di động ở TP. HCM.
Đo lường các yếu tố tạo ra giá trị cảm nhận khách hàng đối với dịch vụ viễn

thông di động ở TP. HCM, yếu tố nào mạnh sẽ tiếp tục phát huy, yếu tố nào yếu sẽ cải
thiện lại nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh.
1.3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
kết hợp định lượng. Trong đó nghiên cứu định tính được sử dụng trong bước nghiên
cứu khám phá để điều chỉnh mô hình lý thuyết và hình thành thang đo phù hợp với
tình hình nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định mô hình
thang đo và mô hình nghiên cứu.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các yếu tố tạo ra giá trị cảm nhận của khách hàng đối với
dịch vụ viễn thông di động tại TP. HCM.
1.5. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là các khách hàng đang sử dụng dịch vụ viễn thông di động
tại TP.HCM.

1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu này nhằm giúp các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động
và các nhà nghiên cứu thị trường trong lĩnh vực viễn thông di động như sau:
-

Một là, kết quả nghiên cứu này giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di
động hiểu biết hơn nữa về giá trị cảm nhận khách hàng và các thành phần tạo ra


3

nó, từ đó giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động có thể hoạch
định các chiến lược cạnh tranh có hiệu quả hơn.
-

Hai là, kết quả nghiên cứu sẽ đưa ra được một thang đo về các yếu tố tạo ra giá
trị khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, qua đó giúp các doanh nghiệp
có được công cụ đo lường nhằm hoàn thiện không ngừng dịch vụ của mình, đáp
ứng nhu cầu khách hàng ngày càng tốt hơn.

1.7. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
Báo cáo nghiên cứu gồm 5 phần:
-

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

-

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu


-

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

-

Chương 4: Phân tích kết quả khảo sát

-

Chương 5: Kết luận


4

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Giới thiệu
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, chương 2 sẽ trình bày
những nội dung cơ bản về lý thuyết liên quan đến các khái niệm để làm nền tảng cho
nghiên cứu này và đưa ra mô hình thành phần giá trị cảm nhận của khách hàng. Đồng
thời sẽ xây dựng một mô hình lý thuyết và các giả thuyết cho nghiên cứu.
2.1 Giá trị, giá trị khách hàng và giá trị cảm nhận của khách hàng
2.1.1 Khái niệm giá trị, giá trị khách hàng và giá trị cảm nhận của khách hàng
Đầu những năm 1990, những nghiên cứu vượt bậc về giá trị mới được hình
thành (Eggert and Ulaga, 2002) và nó ngày càng được quan tâm hơn nữa. Theo
Zeithaml (1988), giá trị là đánh giá tổng thể những gì mà khách hàng lựa chọn một sản
phẩm dựa trên cảm nhận về thứ đem lại giá trị trao đổi cho những gì mà họ nhận được.
Do đó, giá trị đại diện cho sự cân nhắc lựa chọn giữa các thành phần nổi bật nhất được

đem ra trao đổi cho những gì nhận được. Nhiều nghiên cứu khác nhau cũng đã áp dụng
quan điểm này về giá trị (ví dụ như: Cronin et al., 2000; Fornell et al., 1996).
Giá trị khách hàng được xem như là bản chất trong sự thỏa hiệp liên quan giữa
giá cả và chất lượng (e.g., Cravens, Hollland, Lamb & Moncrief, 1998; Gale, 1994;
Monroe, 1990). Khái niệm đơn giản này đã bỏ qua một vài cấu trúc quan trọng (ví dụ:
kinh nghiệm mua hàng, rủi ro) và có thể bỏ qua giải pháp đo lường giá trị khách hàng.
Theo Zeithaml (1998, p.14) giá trị thực nhận là đánh giá tổng quan của người tiêu
dùng về tiện ích của sản phẩm dựa trên trên sự nhận thức về cái gì có được và cái gì bỏ
ra.
Theo Woodruff (1997:142) “ Giá trị khách hàng là sự cảm nhận của khách hàng
về sự yêu thích và sự đánh giá của khách hàng về những đặc tính của sản phẩm, thuộc
tính của những sản phẩm và kết quả đạt được từ việc sử dụng sản phẩm để đạt được


5

một cách dễ dàng (hay gây trở ngại) ý định và mục tiêu của khách hàng trong các
trường hợp sử dụng”.
Dumond (2000) đã tóm tắt các chủ đề phổ biến về giá trị khách hàng, đó là “
đươc liên kết đến việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ”, “được cảm nhận bởi khách
hàng hơn là được xác định chủ quan bởi người bán”, và “ luôn luôn để hết tâm trí vào
việc cân nhắc lựa chọn giữa những gì khách hàng nhận được như chất lượng, lợi ích,
giá trị và những gì người ta từ bỏ để mua và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ như giá
cả, chi phí bỏ ra. Do đó, giá trị khách hàng bằng tổng lợi ích trừ đi chi phí.
Tuy nhiên, chỉ có khách hàng mới có thể cho chúng ta thông tin về nhu cầu của
họ một cách rõ ràng và chi tiết, kể cả đã thể hiện ra bên ngoài hoặc chỉ ở dạng tiềm
năng và mức độ để người sản xuất phải đáp ứng những nhu cầu này, đặc biệt khi so
sánh với đối thủ cạnh trạnh.
Từ các khái niệm trên ta có thể thấy sự đồng nhất của các khái niệm giá trị, giá
trị khách hàng và giá trị cảm nhận của khách hàng, nó đều được tạo thành bởi 2 yếu tố

là lợi ích và chi phí, chúng có một bản chất như nhau. Như Kotler và Keller (2008) đã
đưa ra quan điểm đồng nhất hai khái niệm giá trị và giá trị càm nhận, và khẳng định
giá trị cảm nhận của khách hàng là phần chênh lệch giữa tổng lợi ích của khách hàng
và tổng chi phí của khách hàng, có nghĩa là giá trị cảm nhận của khách hàng được tạo
thành trên cơ sở phần chênh lệch giữa những gì khách hàng nhận được (lợi ích) và
những gì khách hàng phải mất đi (chi phí). Đồng quan điểm trên, Styven (2007) thống
nhất giá trị khách hàng, giá trị cảm nhận của khách hàng và giá trị cảm nhận chỉ là một
khái niệm có ý nghĩa tương tự nhau và có thể hoán đổi cho nhau nhưng không thay đổi
về mặt ý nghĩa. Vì vậy, trong đề tài này, tác giả thống nhất chỉ sử dụng khái niệm giá
trị cảm nhận của khách hàng.
2.1.2 Giá trị cảm nhận của khách hàng
Giá trị cảm nhận của khách hàng có thể được hiểu như là một cấu trúc được cấu
hình bởi hai thành phần, một là lợi ích nhận được (kinh tế, xã hội và mối quan hệ), và
một là chi phí bỏ ra (giá cả, thời gian, nỗ lực, nguy cơ và thuận tiện) của khách hàng
(Dodds et al., 1991; Grewal et al., 1998).


6

Trong ngắn hạn, giá trị chính là sự khác nhau giữa chi phí và lợi ích cảm nhận
được, lợi ích cảm nhận này có thể khác nhau tùy theo các đối tượng khác nhau
(Holbrook, 1994; Zeithaml) hơn nữa giá trị còn có thể là sự đánh giá cụ thể tại một
thời điểm hay là sự đánh giá toàn diện trong thời gian dài.
Theo Day (1990), giá trị khách hàng cảm nhận là thặng dư giữa lợi ích cảm
nhận của khách hàng và chi phí cảm nhận của khách hàng. Như vậy , giá trị khách
hàng cảm nhận bằng lợi ích cảm nhận của khách hàng trừ đi chi phí cảm nhận của
khách hàng. Đồng quan điểm, Dodds et al (1991) nói giá trị khách hàng cảm nhận là tỉ
lệ giữa lợi ích cảm nhận với chi phí cảm nhận; Sanchez at al (2006) cho rằng giá trị
cảm nhận của khách hàng là sự so sánh của khách hàng giữa lợi ích và chi phí do một
hay nhiều nhà cung cấp dịch vụ mang lại.

Zeithaml (1988) đã giải thích khái niệm này rộng hơn những khái niệm đã có:
Giá trị là đánh giá tổng thể của người tiêu dùng tiện ích của một sản phẩm dựa trên
nhận thức về những gì đang nhận được và những gì được đưa ra. Giá trị biểu thị khái
niệm thương mại ra khỏi khuôn khổ của những gì nhận được và những thứ mất đi. Bốn
ý nghĩa của giá trị được xác định là: giá trị là giá thấp, giá trị là những thứ bạn muốn
trong một sản phẩm, giá trị là chất lượng là người tiêu dùng nhận được cho cái giá mà
họ đã trả, giá trị là những gì người tiêu dùng nhận được cho những gì họ bỏ ra. Nó mô
tả các giá trị tiêu thụ. Các thành phần (lợi ích và chi phí) được bao bọc trong các khía
cạnh nhất định.
Đổi lại, theo Woodruff (1997) giá trị khách hàng là sự cảm nhận của khách
hàng về sự yêu thích và sự đánh giá của khách hàng về những đặc tính của sản phẩm,
thuộc tính của những sản phẩm và kết quả đạt được từ việc sử dụng sản phẩm để đạt
được một cách dễ dàng (hay gây trở ngại) ý định và mục tiêu của khách hàng trong các
trường hợp sử dụng”. Trong định nghĩa về giá trị này có sự kết hợp chặt chẽ giữa giá
trị mong muốn và giá trị nhận được và nhấn mạnh rằng giá trị xuất phát từ nhận thức,
sự ưa thích và đánh giá của khách hàng. Nó cũng liên kết sản phẩm với các trường hợp
sử dụng và hiệu quả đạt được qua quá trình sử dụng bởi các khách hàng hướng đến
mục tiêu.
Từ những khái niệm trên có thể thấy giá trị cảm nhận của khách hàng như là sự
thỏa hiệp giữa lợi ích và chi phí liên quan đến sự chào bán của nhà cung cấp như cảm
nhận bởi người tiêu dùng (Woodruff, 1997). Những định nghĩa này chỉ ra rằng giá trị


7

cho người tiêu dùng có liên hệ đến kinh nghiệm hoặc kiến thức mua và sử dụng sản
phẩm của họ, cũng như nhận thức cá nhân người tiêu dùng chứ không phải nhận thức
chủ quan bởi một tổ chức.
2.1.3 Các yếu tố của giá trị cảm nhận của khách hàng
Các nhà nghiên cứu đã tiếp cận giá trị cảm nhận của khách hàng từ nhiều quan

điểm khác nhau, kết quả trong những khía cạnh tương đồng và không tương đồng là
như nhau. Nó tạo ra giá trị cảm nhận của khách hàng như là một cấu trúc đa chiều. Các
nhà nghiên cứu đã thử nhiều cách khác nhau để phân loại những khía cạnh của giá trị
trong mối liên hệ với việc mua và tiêu thụ. Những phân loại này đã mở rộng khái niệm
về giá trị bằng cách vượt ra ngoài chức năng giá trị của việc mua và tiêu thụ sản phẩm,
dịch vụ, làm rõ rằng người tiêu dùng cũng nhận được nhiều hình thức khác nhau của
giá trị từ hoạt động mua sắm của họ, chẳng hạn như giá trị xã hội, tình cảm và tri thức
(Sheth et al., 1991).
Đầu tiên, vào năm 1988, Zeithaml đã đưa ra bốn yếu tố của giá trị cảm nhận của
khách hàng như sau:
1. Những thuộc tính vốn có bên trong (lợi ích): Việc mua làm bạn cảm thấy như
thế nào.
2. Những thuộc tính bên ngoài (lợi ích): Danh tiếng của sản phẩm hoặc dịch vụ.
3. Chất lượng cảm nhận (lợi ích): Tiện ích được bắt nguồn từ đặc tính mong đợi
của sản phẩm.
4. Giá cả (chi phí): chi phí cảm nhận, bao gồm cả chi phí tiền tệ và phi tiền tệ.
Dựa trên nghiên cứu của Zeithaml, năm 1991, Sheth, Newman and Gross đã phát
triển thành năm yếu tố sau:
1. Giá trị chức năng: có liên quan đến tính thiết thực, lợi ích mang lại khi sử dụng
dịch vụ và làm cơ sở thực hiện của đối tượng trên một chuỗi những thuộc tính
nổi bật như giá cả, sự đáng tin cậy, độ bền vững,…
2. Giá trị xã hội: liên quan đến những lợi ích thu được từ sự gắn kết của khách
hàng với những nhóm xã hội cụ thể. Sự chú ý của bạn bè và sự liên kết của
khách hàng với những nhóm có liên quan đóng một vai trò quan trọng trong sự
đánh giá của khách hàng về dịch vụ.


8

3. Giá trị cảm xúc: được mô tả như khả năng của dich vụ gợi lên những cảm xúc

hoặc trạng thái tình cảm và nó được đo lường theo một ấn tượng chung về cảm
xúc với đối tượng. Giá trị tình cảm cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến sự cam kết.
4. Giá trị tri thức: như khả năng của dịch vụ cung cấp sự mới lạ hoặc sự thõa mãn
nhu cầu hiểu biết. Giá trị tri thức được xem xét như một chức năng quan trọng,
cơ bản của giá trị, có thể ảnh hưởng đến hành vi và điều chỉnh hành vi (Zeitham
et al., 1996).
5. Giá trị điều kiện: được mô tả như một tập những tình huống mà khách hàng
phải đối mặt khi lựa chọn. Theo nghĩa này, những biến hoàn cảnh được xem
như có tác động vào sự đánh giá của khách hàng về lợi ích của dịch vụ.
Dựa trên mô hình lý thuyết của Zeithaml (1988), những mô hình lý thuyết hiện tại
và những đặc tính của dịch vụ, Petrick (2002) đã xây dựng thang đo đo lường giá trị
cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ gọi là thang đo SERV – PERVAL gồm năm
yếu tố:
1. Phản ứng cảm xúc: là sự mô tả niềm vui thích mà dịch vụ mang lại cho khách
hàng (Sweeney et al., 1999).
2. Chất lượng cảm nhận: là đánh giá của người tiêu dùng về sự nổi trội hay ưu thế
tổng quát về chất lượng của dịch vụ (Zeithaml, 1988).
3. Danh tiếng: là sự uy tín hay vị trí của một sản phẩm hoặc dịch vụ được cảm
nhận bởi người mua, dựa vào hình ảnh của nhà cung cấp sản phẩm hay dịch vụ
đó (Dodds et al., 1991).
4. Giá cả mang tính tiền tệ: là giá cả của dịch vụ được khách hàng ghi nhớ (Jacoby
& Olson, 1997).
5. Giá cả hành vi: là giá cả (phi tiền tệ) mà khách hàng phải bỏ ra để có được dịch
vụ, đó là thời gian và nỗ lực tìm kiếm dịch vụ khi khách hàng cần (Zeithaml,
1988).
Có những khách hàng có thể nhớ chính xác giá trị của dịch vụ mà họ mua, những
người khác thì chỉ có thể nhớ là họ đã mua dịch vụ đó mắc hay rẻ. Nhưng cũng có
những khách hàng không chỉ nhớ đến giá. Nhiều khách hàng sẽ đánh giá những chi phí
không mang tính tiền tệ như thời gian, chi phí tìm kiếm, hình ảnh thương hiệu và sự



9

thuận tiện. Vì vậy chi phí tiền tệ và phi tiền tệ đều được xem như chi phí của khách
hàng, và nó ảnh hưởng đến nhận thức về giá trị dịch vụ của họ.
Theo những nghiên cứu trước, phản ứng cảm xúc của khách hàng (Grewal à al.,
1998; Sweeney at al., 1999; Zeithanl, 1988) và chất lượng (Dodds, Monroe & Grewal,
1991) là thước đo giá trị cảm nhận đối với dịch vụ. Thêm vào đó, sự danh tiếng của
dịch vụ cũng được cho là ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng (Dodds et
al., 1991; Zeithanl, 1988).
Vì vậy, thước đo giá trị cảm nhận của khách hàng khi mua và sử dụng dịch vụ bao
gồm năm yếu tố như mô hình của Petrick (2002). Và đề tài “Các yếu tố tác động đến
giá trị cảm nhận khách hàng đối với dịch vụ viễn thông di động tại Tp. Hồ Chí
Minh” nghiên cứu về mảng dịch vụ nên sẽ dựa trên mô hình này để xây dựng thang
đo, khảo sát và kiểm định.
2.2 Dịch vụ viễn thông di động và chất lượng dịch vụ
2.2.1 Dịch vụ viễn thông di động
Dịch vụ là một khái niệm phổ biến trong marketing và kinh doanh. Có rất nhiều
định nghĩa về dịch vụ nhưng theo Zeithaml và Bitner (2000) thì “Dịch vụ là những
hành vi, quá trình và cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử
dụng cho khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng”.
Dịch vụ có 4 tính chất:
- Tính vô hình (intangibility): Một dịch vụ thuần túy không thể được đánh giá
bằng cách sử dụng bất kỳ giác quan cơ thể nào trước khi nó được mua. Vì vậy,
để giảm sự không chắc chắn, người mua sẽ tìm kiếm các bằng chứng của chất
lượng dịch vụ từ những đối tượng họ tiếp xúc, trang thiết bị…, mà họ thấy
được.
- Tính không thể tách rời (inseparability): Đặc thù của dịch vụ là được sản xuất
và tiêu thụ đồng thời cùng một lúc. Nếu một người nào đó thuê dịch vụ thì bên

cung cấp dịch vụ sẽ là một phần của dịch vụ, cho dù bên cung cấp dịch vụ là
con người thật hay máy móc. Bởi vì khách hàng cũng sẽ có mặt lúc dịch vụ
được cung cấp nên sự tương tác giữa bên cung cấp dịch vụ và khách hàng là
một đặc tính đặc biệt của marketing dịch vụ.


10

- Tính hay thay đổi (variability): thể hiện ở đặc điểm chất lượng dịch vụ phụ
thuộc vào người cung cấp dịch vụ, thời gian, địa điểm và cách thức dịch vụ
được cung cấp.
- Tính dễ bị phá vỡ (perishability): dịch vụ khác với các hàng hóa thông hường ở
chỗ nó không thể được cất giữ. Nói cách khác, dịch vụ nhạy cảm hơn các hàng
hóa thông thường trước những thay đổi và sự đa dạng của nhu cầu. Khi nhu cầu
thay đổi thì các công ty dịch vụ thường gặp khó khăn chính vì vậy các công ty
dịch vụ luôn phải tìm cách để làm cung và cầu phù hợp nhau, chẳng hạn như
các nhà hàng thuê thêm nhân viên bán thời gian để phục vụ vào các giờ cao
điểm.
Ngoài các tính chất trên, dịch vụ còn có thể được mô tả với các thuộc tính chính sau:
- Thiếu tính chất có thể chuyên chở được: dịch vụ phải được tiêu thụ tại nơi “sản
xuất” dịch vụ.
- Thiếu tính đồng nhất: dịch vụ thường được sửa đổi để phù hợp cho mỗi khách
hàng hay mỗi tình huống mới (làm theo yêu cầu của khách hàng). Việc sản xuất
hàng loạt rất khó đối với dịch vụ. Điều này có thể được xem là một vấn đề chất
lượng không đồng nhất. Cả nhập lượng và xuất lượng của các quá trình bao
gồm trong việc cung cấp dịch vụ thì rất dễ biến đổi, cũng như những mối quan
hệ giữa các quá trình này, làm cho khó có thể duy trì chất lượng đồng nhất.
- Cần nhiều nhân lực: dịch vụ thường bao gồm đáng kể các hoạt động của con
người, hơn là các quá trình được định ra một cách chính xác. Vì vậy, quản trị
nguồn nhân lực là rất quan trọng. Nhân tố con người thường là nhân tố chủ yếu

đem lại thành công trong ngành dịch vụ.
- Biến động nhu cầu: rất khó để dự đoán nhu cầu. Nhu cầu có thể thay đổi theo
mùa, thời gian trong ngày, chu kỳ kinh doanh…
- Phải có mặt người mua dịch vụ: hầu hết việc cung cấp dịch vụ đều đòi hỏi phải
có mức độ tương tác cao giữa khách hàng và người cung cấp dịch vụ.
Chính những đặc tính này làm cho dịch vụ trở nên khó định lượng và không thể
nhận dạng bằng trực quan.
Dịch vụ viễn thông bao gồm dịch vụ viễn thông cố định, dịch vụ viễn thông di
động (còn gọi là dịch vụ thông tin di động), dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh, dịch vụ


11

viễn thông di động vệ tinh, dịch vụ vô tuyến điện hàng hải và các dịch vụ khác do Bộ
Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) quy định.
Dịch vụ viễn thông di động là một dạng đặc biệt của dịch vụ. Đó là dịch vụ
truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của
thông tin giữa các điểm kết nối của mạng viễn thông (Pháp lệnh bưu chính viễn thông,
2002). Dịch vụ thông tin di động không chỉ bao gồm việc truyền chữ viết, âm thanh,
hình ảnh mà nó còn được cấu thành bởi nhiều thành phần như các dịch vụ giá trị gia
tăng, con người, các hệ thống thiết bị để đảm bảo cho hàng hóa đặc biệt này. Theo
Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông (2002), dịch vụ thông tin di động bao gồm dịch vụ
thông tin di động mặt đất, dịch vụ điện thoại trung kế mặt đất và dịch vụ nhắn tin.
2.2.2 Chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ được đo lường bởi nhiều yếu tố, và việc nhận định chính
xác các yếu tố này phụ thuộc vào tính chất của dịch vụ và môi trường nghiên cứu.
Caruana (2002) cho rằng chất lượng dịch vụ là kết quả của sự so sánh của
khách hàng khi khách hàng so sánh giữa sự mong đợi của họ về dịch vụ và sự cảm
nhận của họ khi sử dụng dịch vụ đó.
Còn theo Parasuraman và cộng sự (1985) cho rằng chất lượng dịch vụ là

khoảng cách giữa sự mong đợi về dịch vụ của khách hàng và nhận thức của họ khi đã
sử dụng qua dịch vụ. Đồng thời, ông và các cộng sự cho rằng, bất cứ dịch vụ nào, chất
lượng của dịch vụ được cảm nhận bởi khách hàng có thể mô tả qua mười thành phần,
đó là: Khả năng tiếp cận, chất lượng thông tin liên lạc, năng lực chuyên môn, phong
cách phục vụ, tôn trọng khách hàng, đáng tin cậy, hiệu quả phục vụ, tính an toàn, tính
hữu hình, am hiểu khách hàng. Mô hình này có ưu điểm là bao quát hầu hết mọi khía
cạnh của dịch vụ, tuy nhiên lại phức tạp trong việc đo lường. Hơn nữa, mô hình này
mang tính lý thuyết, có thể sẽ có nhiều thành phần của mô hình chất lượng dịch vụ này
không đạt giá trị phân biệt. Do đó đến năm 1988, ông và các cộng sự đã khái quát hóa
mô hình này với 5 yếu tố như sau: Sự tin cậy, hiệu quả phục vụ, sự hữu hình, sự đảm
bảo, sự cảm thông.
Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa học thuyết của Parasuraman, Johnston và
Silvestro (1990) đã kết luận chất lượng dịch vụ bao gồm 5 nhân tố sau: Sự ân cần, sự
chăm sóc, sự cam kết, sự hữu ích, sự hoàn hảo.


12

Cũng vào năm 1990, Gronroos lại đưa ra 6 yếu tố đo lường chất lượng dịch vụ
bao gồm: Có tính chuyên nghiệp, có phong cách phục vụ ân cần, có tính thuận tiện, có
sự tin cậy, có tính sự tín nhiệm, có khả năng giải quyết khiếu kiện.
Đầu năm 2001, Sureschandar và các cộng sự lại đưa ra năm nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng dịch vụ, bao gồm: dịch vụ cốt lõi, con người, kỹ thuật, hữu hình, cộng
đồng.
Như vậy, trong nghiên cứu này cũng thống nhất với quan điểm là không thể
đánh giá chất lượng dịch vụ một cách chung chung như là chất lượng dịch vụ này cao
hay thấp, mà chất lượng dịch vụ phài được đo lường bằng một tập hợp nhiều thang đo
để đo lường các khái niệm thành phần có liên quan với nhau và chúng cùng tạo nên
chất lượng dịch vụ (Nguyễn Đình Thọ, 2007) và nghiên cứu chỉ đánh giá chất lượng
dịch vụ trên sự cảm nhận của khách hàng (nghĩa là không đo lường về chất lượng kỳ

vọng mà chỉ đo lường về chất lượng dịch vụ cảm nhận). Và các nghiên cứu được đưa
ra trên đây là cơ sở tham khảo cho việc xác định cụ thể các thang đo chất lượng dịch
vụ viễn thông di động.
2.3 Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Từ nền tảng lý thuyết trên tác giả đưa ra các giả thuyết và mô hình nghiên cứu
về các yếu tố tạo ra giá trị cảm nhận của khách hàng đối với dịch vụ viễn thông di
động:
2.3.1 Quan hệ giữa giá trị cảm nhận của khách hàng và các yếu tố của nó
1. Phản ứng cảm xúc: là sự mô tả niềm vui thích mà dịch vụ mang lại cho khách
hàng (Sweeney et al., 1999). Phản ứng cảm xúc của khách hàng đối với dịch vụ
càng tốt, họ càng cảm thấy vui vẻ, thoải mái hoặc hạnh phúc khi sử dụng dịch
vụ thì giá trị cảm nhận khách hàng tổng quát về dịch vụ đó càng cao. Vì vậy, ta
có giả thuyết đầu tiên:
Giả thuyết H1: Phản ứng cảm xúc có tác động cùng chiều lên giá trị cảm nhận của
khách hàng.
2. Chất lượng cảm nhận: là đánh giá của người tiêu dùng về sự nổi trội hay ưu
thế tổng quát về chất lượng của dịch vụ (Zeithaml, 1988). Chất lượng dịch vụ
có ảnh hưởng quan trọng đến giá trị cảm nhận của khách hàng, khách hàng cảm


13

nhận chất lượng của dịch vụ tốt thì giá trị cảm nhận tổng quát của họ càng cao.
Như vậy, ta có giả thuyết thứ hai:
Giả thuyết H2: Chất lượng cảm nhận có tác động cùng chiều lên giá trị cảm nhận
của khách hàng.
3. Danh tiếng: là sự uy tín hay vị trí của một sản phẩm hoặc dịch vụ được cảm
nhận bởi người mua, dựa vào hình ảnh của nhà cung cấp sản phẩm hay dịch vụ
đó (Dodds et al., 1991). Danh tiếng là một yếu tố rất quan trọng, nó làm cho
khách hàng cảm thấy tin tưởng, an tâm khi sử dụng một dịch vụ nào đó. Dịch

vụ có danh tiếng càng tốt thì giá trị cảm nhận của khách hàng về dịch vụ càng
cao. Từ đó ta có giả thuyết thứ 3:
Giả thuyết H3: Danh tiếng có tác động cùng chiều lên giá trị cảm nhận của khách
hàng.
4. Giá cả mang tính tiền tệ: là giá cả của dịch vụ được khách hàng ghi nhớ
(Jacoby & Olson, 1997). Nó thể hiện chi phí khách hàng bỏ ra để được sử dụng
dịch vụ, Như vậy có nghĩa là giá cả mang tính tiền tệ có tác động ngược chiều
lên giá trị cảm nhận của khách hàng. Tuy nhiên, trong thang đo của Petrick
(2002), yếu tố giá cả tiền tệ được đo theo hướng giá cả đó có tương xứng với
dịch vụ khách hàng nhận được hay không, có nghĩa là giả cả tiền tệ được khách
hàng cảm nhận tương xứng với những gì họ nhận được thì giá trị cảm nhận của
họ về dịch vụ đó càng cao. Từ đó ta có gải thuyết thứ 4:
Giả thuyết H4: Giá cả mang tính tiền tệ có tác động cùng chiều lên giá trị cảm
nhận của khách hàng.
5. Giá cả hành vi: là giá cả (phi tiền tệ) mà khách hàng phải bỏ ra để có được dịch
vụ, đó là thời gian và nỗ lực tìm kiếm dịch vụ khi khách hàng cần (Zeithaml,
1988). Khách hàng mất ít thời gian và dễ dàng tìm kiếm và có được dịch vụ thì
họ sẽ cảm nhận giá trị dịch vụ đó càng cao. Từ đó ta có giả thuyết thứ 5:
Giả thuyết H5: Giá cả hành vi có tác động cùng chiều lên giá trị cảm nhận của
khách hàng.


14

2.3.2 Mô hình nghiên cứu
Phản ứng cảm xúc
H1 (+)
Chất lượng cảm nhận

H2 (+)

H3 (+)

Danh tiếng

Giá trị cảm nhận của
khách hàng

H4 (+)
Giá cả mang

H5 (+)

tính tiền tệ
Giá cả hành vi

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu lý thuyết


15

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giới thiệu
Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết các khái niệm nghiên cứu, đề nghị mô hình
nghiên cứu cùng với các giả thuyết nghiên cứu. Chương 3 sẽ trình phương pháp
nghiên cứu sử dụng để xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu cũng như thang đo.
Chương này giồm bốn phần chính: (1) Thiết kế nghiên cứu; (2) Các thang đo đo lường
các khái niệm nghiên cứu; (3) Đánh giá sơ bộ thang đo; (4) Giới thiệu nghiên cứu
chính thức .
3.1. Thiết kế nghiên cứu

3.1.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành thông qua hai giai đoạn chính : (1) nghiên cứu
định tính nhằm điều chỉnh và bổ sung các thang đo giá trị cảm nhận của khách hàng
đối với dịch vụ viễn thông di động tại TP. Hồ Chí Minh, (2) nghiên cứu chính thức
nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như kiểm định thang đo, các giả thuyết
và mô hình nghiên cứu.
3.1.1.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát
để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua kỹ
thuật th ảo luận nhóm để tìm ra các ý kiến chung nhất về các yếu tố t ạo giá trị cảm
nhận của khách hàng đối với dịch vụ viễn thông di động.
Tác giả tiến hành thảo luận hai nhóm, mỗi nhóm gồm 5 người tại địa điểm do tác
giả bố trí và điều khiển chương trình thảo luận ( xem phụ lục 1 & 2). Nội dung thảo
luận là những câu hỏi mở có tính khám phá để tìm thêm những câu hỏi khác ngoài
những câu hỏi mà tác giả đã đưa ra dựa trên mô hình nghiên cứu. Từ kết quả thảo luận
nhóm, thang đo nháp ban đầu sẽ được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp hơn.
3.1.1.2. Nghiên cứu chính thức


16

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián
tiếp thông qua email v ới cỡ mẫu n = 350 người có sử dụng dịch vụ viễn thông di động
tại TP. Hồ Chí Minh và được sử dụng để kiểm định lại mô hình đo lường các giả
thuyết trong mô hình.
3.1.1.3. Xác định mẫu nghiên cứu
- Thông thường phân tích nhân tố EFA theo Gorsuch, 1983 thì cần có ít nhất 200
quan sát. Nghiên cứu này vì chọn mẫu thuận tiện (phi xác suất) nên cỡ mẫu sẽ được ấn
định theo tiêu chuẩn 5:1 (Bollen,1989): số quan sát ít nhất cần lớn hơn 5 lần số biến.

Vì nghiên c ứu này có 30 tham số cần ước lư ợng nên kích thước mẫu tối thiểu phải là
30x5=150. Do đó, kích thước mẫu đề ra trong nghiên cứu này là n = 200. Tuy nhiên,
để đạt được mức độ tin cậy cao trong nghiên cứu, cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng
chính thức được chọn là 350 mẫu và tỉ lệ hồi đáp dự kiến là 80%.
- Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện đa dạng v ề những người sử dụng dịch vụ
viễn thông di động tại TP. Hồ Chí Minh
- Thời gian thực hiện khảo sát : Tháng 10/2012.
3.1.1.4. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu thực hiện như sau:


17
Vấn đề và mục tiêu NC

Cơ sở lý thuyết

Mô hình lý thuyết

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định lượng
(n=350)

Điều chỉnh các biến quan sát
của thang đo

Mã hóa, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu.
Thống kê mô tả,
Phân tích Cronbach Anpha


Viết báo cáo

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Dựa trên những cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan để đưa ra
một mô hình thang đo với những biến quan sát mà người nghiên cứu cho rằng sẽ có
thể là các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận khách hàng đối với dịch vụ viễn
thông di động tại TP.HCM.
Bước 2: Tiến hành nghiên cứu định tính, thông qua tham khảo ý kiến của một số
bạn bè đang sử dụng dịch vụ viễn thông di động. Kết quả sau nghiên cứu định tính
nhằm bổ sung, chỉnh sửa mô hình thang đo và các biến quan sát cho phù hợp với tình
hình thực tế tại TP. HCM
Bước 3: Tiến hành nghiên cứu chính thức, phương pháp phỏng vấn trực tiếp mẫu
thuận tiện bằng cách phát bảng câu hỏi trực tiếp cho các học viên trường kinh tế cao
học, văn bằng hai, và các đơn vị thuận tiện ( xem phụ lục 3) cùng với sử dụng bảng
câu hỏi soạn thảo trên Google Document theo đường link sau:
/>dtNU9tcWdvSGc6MQ


18

Bước 4: Phân tích kết quả nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị.
3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Các dữ liệu sau khi thu thập được tác giả tiến hành làm sạch, mã hóa và xử lý
thông qua phần mềm SPSS 16.0. Các phương pháp phân tích sử dụng trong đề tài
nghiên cứu gồm:
3.1.2.1. Bảng tần số
Bảng tần số mô tả thông tin mẫu theo giới tính, độ tuổi, thu nhập, công việc hiện
tại, dịch vụ viễn thông đang sử dụng và tính ổn định của việc sử dụng dịch vụ viễn
thông di động.
3.1.2.2. Tính toán Cronbach Alpha

Hệ số Cronbach’s Alpha dùng để kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của các
mục hỏi của thang đo có tương quan với nhau không và đánh giá độ tin cậy của thang
đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Công cụ Cronbach Alpha giúp người phân tích
loại bỏ những biến không phù hợp, tương quan biến tổng thấp.
3.1.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là kỹ thuật sử
dụng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phân tích nhân tố khám phá phát huy tính hữu ích
trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu cũng như tìm ra
các mối quan hệ giữa các biến với nhau. Phép phân tích nhân tố của các khái niệm
nghiên cứu được xem xét để cung cấp bằng chứng về giá trị phân biệt và giá trị hội tụ
của thang đo.
Mức độ thích hợp của tương quan nội tại các biến quan sát trong khái niệm
nghiên cứu được thể hiện bằng hệ số KMO (Kaiser – Mever – Olkin) đo lường sự
thích hợp của mẫu và mức ý nghĩa đáng kể của kiểm định Bartlett’s Test of Sphericity
trong phân tích khám phá dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố.
3.1.2.4. Phân tích hồi quy


×