Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tác động của WTO đến các quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.52 KB, 12 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO TỚI PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM
Ths. Lê Thị Nam Giang
1. Đặt vấn đề
1.1. Cam kết của Việt Nam về sở hữu trí tuệ
Khi gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam đưa ra bốn cam kết chính về sở hữu trí tuệ,:
Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết nhằm tuân thủ
đầy đủ tất cả các quy định của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu
trí tuệ từ ngày gia nhập WTO mà không viện dẫn đến bất kỳ thời hạn chuyển tiếp nào. [1]
Thứ hai, Chính phủ Việt Nam cam kết ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp yêu
cầu các cơ quan của Chính phủ chỉ sử dụng các phần mềm máy tính hợp pháp và không vi phạm quyền
tác giả của những phần mềm này, quy định việc mua và quản lý tất cả các phần mềm do các cơ quan
Chính phủ sử dụng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định việc các nhà cung cấp truyền hình
cáp chỉ được cung cấp các chương trình đã có phép tới khách hàng của họ. [2]
Thứ ba, ban hành văn bản pháp luật quy định tất cả các hành vi giả mạo nhãn hiệu và sao chép
lậu với quy mô thương mại đều có thể bị truy tố hình sự và các cơ quan có thẩm quyền có thể tịch thu và
tiêu hủy trong các vụ án hình sự.[3]
Thứ tư, tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm phát sóng, bản ghi âm, ghi hình đã công bố để thực
hiện chương trình phát sóng không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu
quyền tác giả, quyền liên quan.[4]
1.2. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (sau đây gọi tắt
là Hiệp định TRIPS) chính thức được ký kết vào 15/4/1994 và có hiệu lực 1/1/1995. Cho đến thời điểm
hiện nay, Hiệp định TRIPS được coi là Hiệp định đầy đủ và toàn diện nhất về sở hữu trí tuệ vì TRIPS đã
khẳng định lại các đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ bởi các điều ước quốc tế trước đó đồng thời mở
rộng sự bảo hộ đối với các đối tượng mới với những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu mà các nước thành viên
phải đảm bảo trong pháp luật của mình. Mặc dù không phải là Điều ước quốc tế đầu tiên về sở hữu trí
tuệ, nhưng Hiệpđịnh TRIPS là Điều ước quốc tế đầu tiên quy định các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ và qui định một hệ thống giải quyết tranh chấp “gắn với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và cơ
chế rà soát chính sách thương mại”.[5] Điều đặc biệt quan trọng là bên cạnh Hiệp định WTO, TRIPS phải
được tất cả các nước thành viên WTO tuân thủ và thi hành. Các nước thành viên WTO muốn được
hưởng những quyền lợi từ các nước thành viên khác thì trước hết phải thực hiện các nghĩa vụ của
TRIPS.[6] Chính vì vậy Hiệp định TRIPS đã tác động rất lớn đến pháp luật sở hữu trí tuệ các nước, đã


mang lại những thay đổi căn bản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, được coi là những tiêu chuẩn thế giới mới
trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
2. Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO tới pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Ngày 1/1/1995 Việt Nam chính thức nộp đơn gia nhập WTO. Một trong những điều kiện cho việc
gia nhập thành công WTO là phải đáp ứng các quy định rất cao và tương đối toàn diện của WTO về sở
hữu trí tuệ được quy định trong Hiệp định TRIPS. Chính vì vậy, chúng ta đã xây dựng một chương trình
đầy tham vọng về sở hữu trí tuệ mà mục tiêu tổng quát là làm cho hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam
phù hợp hoàn toàn với Hiệp định TRIPS.
Trong chương trình này vấn đề xây dựng hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ được coi là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu. Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam mới được triển khai từ những năm 80 của thế kỷ
XX , do đó tại thời điểm Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam còn rất
nhiều điểm chưa đáp ứng được các quy định của WTO, cả góc độ “chưa đầy đủ” đến “thiếu hiệu quả” .


[7]

Cụ thể, các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ còn tản mạn, thiếu đồng bộ và mới dừng lại ở các văn
bản dưới luật. Về đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chúng ta mới chỉ bảo hộ quyền tác giả và
quyền liên quan đến quyền tác giả, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng
hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa. Riêng về tên gọi xuất xứ hàng hóa, do chưa có văn bản hướng dẫn nên
trên thực tế việc bảo hộ đối tượng này chưa được triển khai. So với yêu cầu của Hiệp định Trips, chúng
ta chưa bảo hộ chỉ dẫn địa lý (chúng ta mới chỉ bảo hộ một dạng của chỉ dẫn địa lý là tên gọi xuất xứ
hàng hóa), thiết kế bố trí mạch tích hợp, giống cây trồng, thông tin bí mật, quyền chống cạnh tranh không
lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp. Đối với nhãn hiệu hàng hóa, chúng ta chưa bảo hộ nhãn
hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu tập thể, nhãn chứng nhận… Tiêu chuẩn bảo hộ đối với từng đối tượng sở hữu
trí tuệ cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của TRIPS. Ví dụ, thời hạn bảo hộ sáng chế theo Pháp lệnh
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là 15 năm tính từ ngày ưu tiên. [8]
Để đáp ứng các yêu cầu của WTO về sở hữu trí tuệ, từ thời điểm tháng 1 năm 1995 đến nay, hệ
thống pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã có một bước phát triển vượt bậc mà bước khởi đầu quan
trọng là việc ban hành Bộ luật dân sự 1995 trong đó dành phần VI quy định về sở hữu trí tuệ và chuyển

giao công nghệ. Với sự ra đời của Bộ luật dân sự chúng ta đã hoàn thành một bước cơ bản của quá
trình pháp điển hóa các quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, đưa các quy định cơ bản của pháp luật về
quyền sở hữu trí tuệ vào một văn bản pháp luật có hiệu lực cao. Các nội dung của Pháp lệnh bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp và Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả về cơ bản vẫn được giữ nguyên. Trong
thời điểm này chúng ta chưa có điều kiện để mở rộng sự bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ
mơi. Tuy nhiên, có một số thay đổi quan trọng trong việc bảo hộ theo hướng nhằm làm cho hệ thống
pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam phù hợp hơn với các tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù chưa phải là
thành viên của Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật nhưng quy định về quyền tác
giả trong Bộ luật dân sự 1995 về cơ bản được xây dựng dựa trên quy định của Berne và của Hiệp định
Trips có tính đến điều kiện thực tiễn của Việt nam. Bộ luật dân sự đã quy định một cách tách bạch quyền
của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, quyền của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác
phẩm, quy định một cách tách bạch các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu tác
phẩm. Đối với lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Bộ luật dân sự quy định lại tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế, giải
pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hóa... Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới và cũng là lĩnh vực rất phức tạp, hơn
nữa với thói quen của các nhà lập pháp Việt Nam, các quy định của Bộ luật dân sự chỉ dừng lại ở mức
độ là những nguyên tắc chung, cần phải cụ thể hóa trong các văn bản dưới luật.
Chính vì vậy, ngày 29/11/1996 Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành các quy
định về quyền sở hữu trí tuệ trong Bộ luật dân sự.Cụ thể, trong lĩnh vực quyền tác giả, ngày 29/11/1996
Chính phủ đã ban hànhNghị định số 76/CP hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả
trong Bộ luật dân sự. Ngày 10/5/2001 Bộ văn hóa thông tin ban hành Thông tư số 27 hướng dẫn thi
hành Nghị định trên. Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, ngày 24/10/1996 Chính phủ ban hành Nghị
định số 63/CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp. Nghị định này một mặt cụ thể hóa các quy
định của Bộ luật dân sự về sở hữu công nghiệp, mặt khác quy định những thủ tục, trình tự hành chính
như thủ tục đăng ký quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp theo hướng đơn giản hóa tạo
thuận lợi hơn cho người nộp đơn. Ngày 31/12/1996, Bộ KHCNMT đã ban hành Thông tư số 3055/TTSHCN hướng dẫn thi hành thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Bộ luật dân sự
và Nghị định 63/CP.
Để tạo cơ sở pháp lý cho việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ngày
16/3/1999 Chính phủ ban hành Nghị định 12/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở
hữu công nghiệp. Đây được coi là một bước phát triển đột phá trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp vì lần
đầu tiên chúng ta đã ban hành một văn bản về xử phạt hành chính trong lĩnh vực này. Ngày 3/5/2000 Bộ

KHCNMT đã ban hành Thông tư 825/TT hướng dẫn thi hành nghị định 12/CP, thông tư này được sửa
đổi bởi Thông tư 49 ngày14/9/2001. Trong lĩnh vực quyền tác giả ngày 26.6.2001 Chính phủ ban hành
Nghị định số 31/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thông tin.


Ngày 13/7/2000 Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã được ký kết. Để đáp ứng các quy
định của chương 2 Hiệp định này[9] và cũng là các yêu cầu của Hiệp định TRIPS, [10] ngày 3/10/2000
Chính phủ đã ban hành Nghị định 54/2000/NĐ- CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí
mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp. Đồng thời trong thời gian này, Nghị định 06 sửa đổi Nghị
định 63/CP cũng mở rộng việc bảo hộ tại Việt Nam đối với nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng, nhãn hiệu liên
kết. Quyền đối với giống cây trồng mới được bảo hộ theo Nghị định 13/CP ngày 20/4/2001. Ngày
02/5/2003 Chính phủ ban hành Nghị định 42/CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố
trí mạch tích hợp bán dẫn. Với sự ra đời của các Nghị định trên, các đối tượng được bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ ở Việt Nam đã được mở rộng và được coi là đã đáp ứng yêu cầu của Hiệp định TRIPS về các
đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ cũng như yêu cầu của
Hiệp định TRIPS về các biện pháp kiểm soát tại biên giới Luật Hải quan được ban hành ngày 12/7/2001 đã
dành riêng một mục với 3 điều khoản quy định về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, về nguyên tắc chủ sở hữu quyền SHTT đã
được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam có quyền đề nghị cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục
hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu mà chủ sở hữu có căn cứ cho rằng có sự vi phạm quyền sở hữu trí
tuệ. Ngày 31/12/2001 Chính phủ ban hành Nghị định 101/CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật
hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan. Điều 14 nghị định này quy định về thủ tục
tạm dừng làm thủ tục hải quan trong trường hợp có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ngày 29/12/1994 Bộ tài
chính, Bộ khoa học công nghệ đã ban hành Thông tư liên tịch số 129 hướng dẫn thi hành các biện pháp
kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp về quyền tác giả tại TAND, ngày
5.12.2001 TANDTC, VKSNDTC, BVHTT đã ban hành Thông tư liên tịch hướng số 01 hướng dẫn áp dụng
một số quy định của Bộ luật dân sự trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả tại

tòa án nhân dân. Đối với lĩnh vực sở hữu công nghiệp, một thông tư tương tự cũng được soạn thảo
nhưng qua rất nhiều lần dự thảo mà cuối cùng vẩn không được ban hành. Thời điểm này Pháp lệnh thủ
tục giải quyết các vụ án dân sự vẫn còn hiệu lực nhưng đã bộc lộ rất nhiều điểm bất cập, không phù hợp
với thực tiễn. Năm 2004 Bộ luật tố tụng dân sự đã được ban hành tạo cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho
việc giải quyết các vụ việc dân sự nói chung, các tranh chấp sở hữu trí tuệ nói riêng.
Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thông qua các chế tài hình sự đã được ghi nhận tại BLHS 1985.
Điều 126 BLHS 1985 quy định tội xâm phạm quyền tác giả, quyền sáng chế, phát minh với mức phạt là cảnh
cáo, phạt tiền đến 5 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Điều
167 BLHS 1985 quy định về tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả với mức phạt là phạt tù ở khung hình phạt
thấp nhất là từ 1 đến 7 năm; cao nhất là từ 12-20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Trước yêu cầu của Hiệp
định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, của Hiệp định TRIPS về việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ thông qua thủ
tục tố tụng hình sự, trước tình hình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tăng tại Việt Nam, nhằm nâng
cao hiệu quả của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bằng pháp luật hình sự, BLHS năm 1999 đã dành 6 điều
để quy định các tội danh liên quan đến sở hữu trí tuệ.[11] Với Điều 170 và 171, lần đầu tiên BLHS 1999 đã quy
định các tội danh về quyền SHCN và thể hiện quan điểm mới khi quy định về hình phạt: hình phạt chính được
áp dụng là hình phạt tiền bên cạnh hình phạt tù. Tội sản xuất buôn bán hàng giả đã được tách ra thành 3 tội
danh độc lập. So sánh với Điều 167 của BLHS 1985 thì các Điều 156, 157, 158 của BLHS 1999 đã quy định
khung hình phạt cụ thể hơn, thuận lợi hơn cho việc áp dụng trên thực tế. Các hình phạt cũng được mở rộng
hơn. Bên cạnh 2 hình thức chế tài chính là phạt tiền và phạt tù còn áp dụng các hình thức phạt bổ sung như
tịch thu 1 phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
từ 1 đến 5 năm.
Bên cạnh đó, trong thời điểm trước năm 2005, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn được quy
định trong hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật khác như: Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính;


Luật thương mại 1997; Luật khuyến khích đầu tư trong nước; Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm
2000; Luật khoa học và công nghệ năm 2000…
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và đã làm cho hệ thống pháp luật Việt Nam đáp ứng được yêu cầu về
tính “đầy đủ” của WTO. Tuy nhiên, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong Bộ luật dân sự

và hơn 40 văn bản quy phạm pháp luật khác nhau đã làm cho pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ còn
tản mạn, thiếu đồng bộ, hiệu lực thi hành không cao. Đơn cử như đối với đối tượng chỉ dẫn địa lý được
bảo hộ theo Nghị định 54/CP nhưng nếu bảo hộ dưới dạng tên gọi xuất xứ hàng hóa thì sẽ được bảo hộ
theo BLDS, cơ chế bảo hộ theo hai văn bản pháp luật này là khác nhau. Ngoài ra, các quy định pháp luật
điều chỉnh sở hữu trí tuệ thiên về khía cạnh dân sự mà chưa chú trọng đúng mức tới đặc thù kinh tế,
thương mại, khoa học và công nghệ của các quan hệ sở hữu trí tuệ.
Thực tế đó đòi hỏi chúng ta chúng ta cần phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống quy phạm pháp luật
về sở hữu trí tuệ. Bộ luật dân sự năm 1995 đã được sửa đổi, các quy định về sở hữu trí tuệ và chuyển
giao công nghệ trong phần thứ VI đã được tách ra, chỉ giư lại những nguyên tắc dân sự cơ bản của
quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời ngày 29/11/2005 Chính phủ đã ban hành Luật sở hữu trí tuệ. Hai văn
bản này đã tạo thành một hệ thống các quy định tương đối hoàn chỉnh và thống nhất về quyền sở hữu trí
tuệ. Trong tháng 9 năm 2006 Chính phủ Việt Nam đã ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành
các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về sở hữu trí tuệ và Luật sở hữu trí tuệ. Cụ thể ngày
21/9/2006 Chính phủ ban hành Nghị định 100/CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 về quyền tác giả và quyền liên quan. Ngày 22/9/2006
Chính phủ ban hành Nghị định 103/CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở
hữu trí tuệ năm 2005 về sở hữu công nghiệp; Nghị định 105/CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở
hữu trí tuệ; Nghị định 106/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Ngày
14/2/2007 chúng ta đã ban hành thông tư 01 hướng dẫn thi hành Nghị định 103/CP trong đó quy định chi
tiết về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thủ
tục bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, đại diện SHCN…, thông tư 01 hướng dẫn việc cấp,
thu hồi Thẻ giám định viên SHCN và giấy chứng nhận tổ chức đủ đđiều kiện hoạt đđộng giám đđịnh
SHCN.
Cùng với việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, trong thới gian
này Việt Nam cũng gia nhập một loạt các Điều ước quốc tế quan trọng về sở hữu trí tuệ theo yêu cầu
của Hiệp định Trips như Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật, [12] Công ước về
bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng; [13] Công ước về bảo hộ nhà sản
xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép bản ghi âm của họ, [14] Công ước về sự phổ biến các chương
trình mang tín hiệu truyền qua vệ tinh,[15] Nghị định thư liên quan đến thỏa ước MADRID [16]

3. Kết luận
3.1. Phân tích trên cho thấy việc Việt Nam gia nhập WTO đã tác động một cách một cách sâu rộng đến
hệ thống quy phạm pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Sự phát triển của hệ thống quy phạm pháp luật sở
hữu trí tuệ Việt Nam diễn ra trong cả một quá trình, có những bước chuyển tiếp cho phù hợp với tình
hình thực tiễn của Việt Nam. Tuy nhiên cần nhấn mạnh, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về sở hữu trí tuệ không chỉ xuất phát từ những yêu cầu của WTO mà còn xuất phát từ yêu cầu nội tại của
đất nước.
3.2. Với việc sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2005, với việc ban hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và các
văn bản hướng dẫn thi hành, cho tới thời điểm hiện nay có thể khẳng định, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt
Nam đã hoàn toàn đáp ứng yêu cầu về tính “đầy đủ” của WTO và tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc
đáp ứng yêu cầu của WTO về tính “hiệu quả”. Tuy nhiên, chúng ta vẫn tiếp tục phải xây dựng một số văn
bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam, chúng ta cần ban
hành các văn bản quy định các cơ quan của Chính phủ chỉ sử dụng các phần mềm máy tính hợp pháp
và không vi phạm quyền tác giả của những phần mềm này, quy định việc mua và quản lý tất cả các phần
mềm do các cơ quan Chính phủ sử dụng. Chúng ta cũng cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy
định việc các nhà cung cấp truyền hình cáp chỉ được cung cấp các chương trình đã có phép tới khách


hàng của họ. Ngoài ra, chúng ta cũng cần sớm ban hành các thông tư quy định về bảo hộ một số đối
tượng đặc thù như phần mềm máy tính…
3.3. Với các cam kết của Chính phủ Việt Nam về sở hữu trí tuệ, thách thức lớn nhất đối với chúng ta
không còn là vấn đề lập pháp mà là vấn đề thực thi pháp luật. Tính hiệu quả của hệ thống bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ không chỉ đòi hỏi ở khung pháp lý mà còn đòi hỏi rất nhiều ở hệ thống cơ quan bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ, ở ý thức và nỗ lực của chủ sở hữu trí tuệ và toàn xã hội. Chính vì vậy, chúng ta cần
phải đẩy mạnh hơn nữa việc thực thi các quy định của pháp luật trên thực tế, nâng cao năng lực của các
cơ quan thực thi quyền, đặc biệt nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ tại tòa án, nâng
cao ý thức tôn trọng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Phụ lục: Bản so sánh tóm tắt các quy định của Hiệp định Trips và quy định của pháp luật Việt
Nam[17]


Quy định
Trips

của

Quy định của
PLVN vào thời
điểm nộp đơn
gia
nhập
WTO[18]

Quy định hiện hành của
pháp luật Việt Nam
Quy định
của pháp
luật

Đáp
ứng

Mỗi thành viên
phải dành cho
công dân của các
thành viên khác sự
đối xử không kém
thuận lợi hơn so
với sự đối xử của
thành viên đó đối
với công dân nước

mình trong việc
bảo hộ sở hữu trí
tuệ.

Chưa quy định

Được
quy
định tại trong
Pháp lệnh về
đối xử tối huệ
quốc và đối
xử quốc gia
trong thương
mại quốc tế
và Điều 774,
775 Bộ luật
dân sự

X

Đối với việc bảo hộ
sở hữu trí tuệ, bất
kỳ một sự ưu tiên,
chiếu
cố,
đặc
quyền hoặc sự
miễn trừ nào được
một thành viên

dành cho công dân
của bất kỳ nước
nào khác cũng
phải được lập tức
và vô điều kiện
dành cho công dân
của tất cả các
thành viên khác

Chưa quy định

Được
quy
định
trong
Pháp lệnh về
đối xử tối huệ
quốc và đối
xử quốc gia
trong thương
mại quốc tế.

X

Các nước thành
viên phải tuân thủ
các quy định từ

Về cơ bản đã
quy định, tuy

nhiên các quy

Việt Nam đã
là thành viên
của
Công

X

Chưa
đáp
ứng


Điều 1- Điều 21 và
phụ lục của Công
ước Berne 1971,
trừ Điều 6bis.

định rất chung
chung, chưa có
điều khoản quy
định tách bạch
giữa
quyền
nhân thân và
quyền tài sản,
chưa tách bạch
quyền của tác
giả với chủ sở

hữu tác phẩm

ước Berne do
đó các quy
định trên đã
được nội luật
hoá
trong
Luật sở hữu
trí tuệ 2005
và Nghị định
100/CP.

Bảo hộ chương
trình máy tính như
tác phẩm văn học
theo Công ước
Berne 1971, và
bảo hộ các bộ sưu
tập dữ liệu hoặc tư
liệu mà việc tuyển
chọn hay sắp xếp
nội dung chính là
thành quả của hoạt
động trí tuệ.

Đã quy định về
bảo hộ phần
mềm máy tính,
tuy nhiên trên

thực tế vấn đề
trên chưa được
quy định cụ thể.

Điều
14
khoản 1 Điều
22 Luật sở
hữu trí tuệ

X

Đối với chương
trình máy tính và
tác phẩm điện ảnh,
phải dành cho tác
giả hoặc người
thừa kế hợp pháp
của họ quyền cho
phép hoặc cấm
cho thuê bản gốc
hoặc bản sao tác
phẩm nhằm mục
đích thương mại

Chưa được quy
định cụ thể.

Điều 20 Luật
sở hữu trí tuệ,

Điều 23 Nghị
định 100/CP.

X

Thời hạn bảo hộ:
tác phẩm không
được tính trên cơ
sở đời người tối
thiểu là 50 năm kể
từ khi kết thúc năm
dương lịch mà tác
phẩm được công
bố một cách hợp
pháp, hoặc 50 năm
tính từ khi kết thúc
năm dương lịch
mà tác phẩm được
tạo ra nếu tác
phẩm không được
công bố hợp pháp

Không có quy
định về cách
tính thời hạn
bảo hộ đối với
tác phẩm không
tính trên cơ sở
đời người của
tác giả


Điều 27 Luật
sở hữu trí tuệ;
Điều 26 Nghị
định 100/CP

X


trong 50 năm kể từ
ngày
tạo
ra.
(Không áp dụng
đối với tác phẩm
nhiếp ảnh và tác
phẩm nghệ thuật
ứng dụng).

Các quy định về
bảo hộ quyền liên
quan tại Điều 14
của Hiệp định Trips

Được
quy
định tại phần
thứ 2 Luật sở
hữu trí tuệ và
Nghị

định
100/CP

X

Tuân thủ từ Điều 1
đến Điều 12 và
Điều 19 Công ước
Paris 1883 về sở
hữu công nghiệp

Việt Nam đã là
thành viên Công
ước này từ năm
1949 nên các
nội dung trên đã
được nội luật
hoá trong pháp
luật Việt Nam.
Tuy nhiên còn
một số điểm
chưa được quy
định rõ ràng
hoặc chưa đáp
ứng như chúng
ta chưa bảo hộ
nhãn hiệu nổi
tiếng,
tên
thương

mại,
quyền
chống
cạnh
tranh
không
lành
mạnh liên quan
đến sở hữu
công nghiệp.

Được
quy
định trong Bộ
luật dân sự
năm
2005,
Luật sở hữu
trí tuệ năm
2005 và các
văn
bản
hướng dẫn thi
hành

X

Nhãn hiệu hàng
hóa


Chưa có điều
kiện bảo hộ
nhãn hiệu nổi
tiếng, nhãn hiệu
chứng
nhận,
nhãn hiệu tập
thể, nhãn hiệu
liên kết…

Đã mở rộng
nhãn
hiệu
được bảo hộ
đến nhãn hiệu
nổi
tiếng,
nhãn
hiệu
chứng nhận,
nhãn hiệu tập
thể,nhãn hiệu
liên kết. Tuy
nhiên chúng
ta chưa bảo
hộ các dấu
hiệu có khả

X


bảo hộ "bất kỳ một
dấu hiệu nào, hoặc
sự kết hợp các dấu
hiệu có khả năng
phân biệt hàng
hóa hoặc dịch vụ
của một doanh
nghiệp với hàng
hóa hoặc dịch vụ
của doanh nghiệp
khác có khả năng


cấu tạo nên nhãn
hiệu hàng hóa."

-Thời hạn bảo
hộcho lần đăng ký
đầu tiên và mỗi lần
gia hạn đăng ký
không được dưới 7
năm. việc đăng ký
nhãn hiệu hàng
hóa được gia hạn
một cách không
hạn chế.
- Chủ sở hữu
nhãn
hiệu hàng
hóa có độc quyền

ngăn cản tất cả
các bên thứ ba sử
dụng mà không
được phép của
chủ sở hữu nhãn
hiệu hàng hóa
trong quá trình
thương mại các
dấu hiệu trùng
hoặc tương tự cho
các hàng hóa, dịch
vụ
trùng
hoặc
tương tự với hàng
hóa hoặc dịch vụ
mà nhãn hiệu hàng
hóa được đăng ký
để sử dụng, nếu
việc sử dụng đó có
thể dẫn đến khả
năng nhầm lẫn.

năng
phân
biệt
bằng
thính giác, vị
giác
như

nhãn hiệu âm
thanh, nhãn
hiệu mùi vị.
Thời hạn bảo
hộ cho lần đăng
ký đầu tiên và
mỗi lần gia hạn
đăng ký là 10
năm.

Chủ văn bằng
bảo hộcó quyền
sở hữu, có độc
quyền sử dụng,
chuyển
giao
quyền sở hữu
hoặc quyền sử
dụng cho chủ
thể khác.

Thời hạn bảo
hộ cho
lần
đăng ký đầu
tiên và mỗi
lần gia hạn
đăng ký là 10
năm.


X

Được
quy
định
tại
chương
IX
Luật sở hữu
trí tuệ
X

.
X

- Chưa quy định

Được
quy
định tại Luật
sở hữu trí tuệ

- Tuân thủ điều
6bis Công
ước
Paris cho nhãn
hiệu dịch vụ
Sáng chế phải
được cấp cho tất
cả các sáng chế,


Chưa có quy
định cụ thể

X


bất kể là sản phẩm
hay quy trình, trong
tất cả các lĩnh vực
công nghệ
- Tiêu chuẩn sáng
chế: mới, có trình
độ sáng tạo và có
khả năng áp dụng
công nghiệp.

- Thời hạn bảo
hộ sáng chế tối
thiểu là 20 năm kể
từ ngày nộp đơn.

- Chủ sở hữu
sáng chế có độc
quyền cấm bên thứ
ba thực hiện các
hành vi chế tạo, sử
dụng, chào bán,
bán hoặc nhập
khẩu sản phẩm mà

không được phép
của chủ sở hữu.
Chủ sở hữu có
quyền
chuyển
nhượng, để thừa
kế và ký kết các
hợp đồng lixăng.

- Phải bảo hộ kiểu
dáng công nghiệp
được tạo ra một
cách độc lập mà là
mới hoặc nguyên
gốc.
- Đối với hàng
dệt, các thành viên
được bảo hộ thông
qua Luật kiểu dáng
công nghiệp hoặc
Luật bản quyền.

- Tiêu
chuẩn
sáng chế: mới,
có trình độ sáng
tạo và có khả
năng áp dụng
trong các lĩnh
vực kinh tế-xã

hội.
- Thời
hạn
bảo hộ sáng
chế là 15 năm
kể từ ngày ưu
tiên.

- Chủ văn bằng
bảo hộcó quyền
sở hữu, có độc
quyền sử dụng,
chuyển
giao
quyền sở hữu
hoặc quyền sử
dụng cho chủ
thể khác.

- Tiêu chuẩn
sáng
chế:
mới, có trình
độ sáng tạo
và có khả
năng áp dụng
công nghiệp.

X


- Thời hạn
bảo hộ sáng
chế là 20 năm
kể từ ngày
nộp đơn.

X
- Được quy
định
tại
chương IX, X
Luật sở hữu
trí tuệ và các
văn
bản
hướng dẫn

Tiêu chuẩn
bảo hộ: mới,
có trình độ
sáng tạo và
có khả năng
áp dụng công
nghiệp.

X

X



- Thời hạn bảo
hộ kiểu dáng công
nghiệp kéo dài ít
nhất là 10 năm.

- Chủ sở hữu có
quyền cấm những
người khác không
được sự đồng ý
của chủ sở hữu
mà sản xuất, bán
hoặc nhập khẩu
những sản phẩm
mang hoặc thể
hiện một kiểu dáng
sao chép hoặc cơ
bản là một bản sao
chép
của
kiểu
dáng đang được
bảo hộ, khi các
hành vi đó được
thực hiện nhằm
mục đích thương
mại.

Phải bảo hộ chỉ
dẫn địa lý Các
quốc gia thành

viên
phải có
những biện pháp
pháp lý để ngăn
ngừa việc sử dụng
bất kỳ phương tiện
nào để đánh dấu
hoặc giới thiệu
hàng hóa, gây sự
nhầm lẫn về nơi
xuất xứ của hàng
hóa cho người sử
dụng những hàng
hóa, sản phẩm đó.
- Ngoài việc bảo hộ
các chỉ dẫn địa lý
cho các hàng hóa
sản phẩm thông
thường khác, các
thành viên phải
bảo hộ chỉ dẫn địa
lý đối với rượu

-Văn bằng bảo
hộ có hiệu lực 5
năm, được gia
hạn hai lần liên
tiếp, mỗi lần 5
năm


-Chủ văn bằng
bảo hộcó quyền
sở hữu, có độc
quyền sử dụng,
chuyển
giao
quyền sở hữu
hoặc quyền sử
dụng cho chủ
thể khác.

Mới chỉ quy định
bảo hộ một
dạng của chỉ
dẫn địa lý là tên
gọi xuất
xứ
hàng hóa

Văn
bằng
bảo
hộ có
hiệu lực 5
năm,
được
gia hạn hai
lần liên tiếp,
mỗi lần 5
năm.


Được
quy
định
tại
chương IX, X
Luật sở hữu
trí tuệ và các
văn
bản
hướng dẫn

Được
quy
định tại Bộ
luật dân sự
luật sở hữu trí
tuệ và các
văn
bản
hướng dẫn thi
hành

X

X


vang


mạnh.

rượu

Thiết kế bố
mạch tích hợp

trí

Chưa bảo hộ

Được
quy
định tại Bộ
luật dân sự
luật sở hữu trí
tuệ và các
văn
bản
hướng dẫn thi
hành

X

Chưa bảo hộ

Được
quy
định tại Bộ
luật dân sự

luật sở hữu trí
tuệ và các
văn
bản
hướng dẫn thi
hành

X

- Bảo hộ phù hợp
với các quy định từ
Điều 2-7 (trừ Điều
6 khoản 3), Điều
12 và Điều 16
khoản 3 Hiệp ước
IPIC
- Thời hạn bảo hộ
tối thiểu là 10 năm
hoặc 15 năm
- Trong suốt thời
hạn bảo hộ các
hành vi như nhập
khẩu, bán hoặc
phân phối dưới các
hình thức khác
nhằm mục đích
thương mại các
thiết kế, bố trí đang
được bảo hộ mà
không được phép

của người nắm giữ
quyền đều bị coi là
những hành vi bất
hợp pháp.
Các thành viên
phải bảo hộ thông
tin kín.

[1] Nguồn: báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO đoạn 403.
[2] Nguồn: báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO đoạn 465.
[3] Nguồn: báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO đoạn 471.


[4] Nguồn: Phụ lục: nội dung áp dụng trực tiếp các cam kết của Việt Nam kèm theo Nghị quyết số
71/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập tổ
chức thương mại thế giới của nước CHXHCN Việt Nam.
[5] Tác động của các Hiệp định của WTO đối với các nước đang phát triển, tài liệu của Uy ban quốc gia
về hợp tác kinh tế quốc tế và Uy ban thương mại quốc gia Thụy Điển, Hà Nội 2005, Tr194
[6] Tại vòng đàm phán Uruguay, một số nước đang phát triển phản đối mạnh mẽ việc hội nhập của các
quyền sở hữu trí tuệ vào chính sách thương mại. Tuy nhiên, cuối cùng thì các nước đang phát triển cũng
phải chấp nhận vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những lý do đó là sự nhượng bộ trong lĩnh vực sở
hữu trí tuệ đổi lấy những nhượng bộ từ các nước phát triển về khả năng tiếp cận thị trường trong các lĩnh
vực khác – xem Tác động của các Hiệp định của WTO đối với các nước đang phát triển, tài liệu của Uy
ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và Uy ban thương mại quốc gia Thụy Điển, Hà Nội 2005, Tr194
[7] Vào thời điểm này, quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ bởi Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả ngày
02/12/1994; Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công ngày11/2/1989, Nghị định 84/HĐBT ngày 20/3/1990;
Thông tư số 1134/SC ngày 17/10/1991; Thông tư số 3/NCPL của TANDTC hướng dẫn xét xử các tranh
chấp về quyền sở hữu công nghiệp.
[8] Xem chi tiết bản so sánh trong phần phụ lục.
[9] Chương 2 của Hiệp định quy định về quyền sở hữu trí tuệ

[10] Quy định của Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ về sở hữu trí tuệ được xây dựng dựa theo các
quy định của Hiệp định Trips với một số thay đổi nhỏ cho phù hợp với tình hình thực tiễn của hai nước
[11] Bao gồm các điều: Điều 131. Tội xâm phạm quyền tác giả; Điều 170 . Tội vi phạm các quy định về văn
bằng bảo hộ quyền SHCN; Điều 171. Tội vi phạm quyền SHCN; Điều 156.Tội sản xuất buôn bán hàng
giả. Điều 157. Tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng
bệnh. Điều 158 Tội sản xuất buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc
bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi.
[12] Việt Nam gia nhập năm 2004
[13] Việt Nam gia nhập năm 2007
[14] Việt Nam gia nhập năm 2005
[15] Việt Nam gia nhập năm 2006
[16] Việt Nam gia nhập năm 2006
[17] Do thời gian có hạn, tác giả chỉ so sánh những nội dung cơ bản nhất của Hiệp định Trips và pháp
luật Việt Nam liên quan đến nguyên tắc bảo hộ, tiêu chuần bảo hộ tối thiểu đối với các đối tượng sở hữu
trí tuệ. Các quy định liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ không được so sánh ở đây, mặc dù đây
là lĩnh vực mà quy định của TRIPS tác động rất mạnh đến pháp luật Việt Nam.
[18] Vào thời điểm này, quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ bởi Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả ngày
02/12/1994; Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công ngày11/2/1989, Nghị định 84/HĐBT ngày 20/3/1990
do đó việc so sánh của tác giả được dựa trên các văn bản pháp luật này.



×