Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Giáo án an toàn giao thông lớp 3 mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.84 KB, 25 trang )

TUẦN: 1
TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHÔ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
-HS nhận biết hệ thống giao thông đường bộ, tên gọi các loại đường bộ
-HS nhận biết điều kiện, đặc điểm của các loại đường bộ về mặt an toàn và
chưa an toàn
- Phân biệt được các loại đường bộ và biết cách đi trên các con đường đó một
cách an toàn
II. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
-Bản đồ giao thông đường bộ Việt Nam.
-Tranh ảnh đường phố, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn.
-Dụng cụ trò chơi Ai nhanh - Ai đúng.
2.Học sinh:
-Sưu tầm tranh ảnh về các loại đường giao thông .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Giới thiệu các loại đường bộ:
a/ Mục tiêu:
Học sinh biết được hệ thống đường bộ, phân biệt các loại đường.
b/ + Cho học sinh quan sát 4 bức tranh:
- Tranh 1: Giao thông trên đường quốc lộ
- Tranh 2: Giao thông trên đường phố
- Tranh 3: Giao thông trên đường tỉnh
- Tranh 4: Giao thông trên đường tỉnh ( đường miềm núi)
+ Cho học sinh nhận xét các con đường trên:
- Đặc điểm, lượng xe cộ và người đi trên các tranh? ( 1, 2, 3 và 4)
+ Giáo viên nhắc lại các ý đúng và giảng:
* Đường tỉnh:
- Tranh 1: Đường phẳng, trải nhựa là trục chính trong một tỉnh nối Huyện
này với Huyện khác gọi là đường tỉnh
- Tranh 2, 3, 4: Đường phẳng, trải nhựa là trục chính trong một tỉnh nối Huyện


này với Huyện khác gọi là đường tỉnh. Có đường tỉnh ở đồng bằn và miền núi.
* Đường huyện: Là đường giao thông riêng của một huyện, nối liền các xã trong
huyện hoặc nối liền các huyện bên cạnh.
* CỦNG CỐ:
- Hệ thống GTĐB ở nước ta gồm những loại đường nào?
- Em hãy kể những điều kiện an toàn cho con đường.
Giáo viên nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------TUẦN: 2
THỰC HÀNH: TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHÔ
-Thực hành xem tranh các loại đường bộ.
-Điều kiện an toàn của đường bộ và trả lời một số câu hỏi.
------------------------------------------------------Trang: 1


TUẦN: 3
TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHÔ (TT)
III.

MỤC TIÊU:
-HS nhận biết hệ thống giao thông đường bộ, tên gọi các loại đường bộ
-HS nhận biết điều kiện, đặc điểm của các loại đường bộ về mặt an toàn và
chưa an toàn
- Phân biệt được các loại đường bộ và biết cách đi trên các con đường đó một
cách an toàn
IV. CHUẨN BỊ:
3.Giáo viên:
-Bản đồ giao thông đường bộ Việt Nam.
-Tranh ảnh đường phố, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn.
-Dụng cụ trò chơi Ai nhanh - Ai đúng.
4.Học sinh:

-Sưu tầm tranh ảnh về các loại đường giao thông .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
+ Cho học sinh quan sát các bức tranh:
- Đường xã: Là đường giao thông riêng của một xã, nối liền các thôn, làng, ấp,
bản trong xã hoặc nối liền với các xã bên cạnh.
- Đường thôn: là đường riêng của một thôn, nối liền các xóm trong thôn.
- Đường trong thành phố, thị xã gọi là đường đô thị hay đường phố thường đặt
tên các danh nhân hoặc địa danh. Ví dụ: đường Phan Bội Châu, đường Phan Châu
Trinh, đường Trần Phú...
* Hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta gồm những loại đường nào?
Hệ thống GTĐB ở nước ta gồm có:
+ Đường Quốc Lộ
+ Đường Xã
+ Đường Tỉnh
+ Đường Huyện
+ Đường làng xã
+ Đường Đô thị
Học sinh biết cách đi an toàn trên các đường quốc lộ, đường tỉnh
b/ Giáo viên gợi ý: Các em đã đi trên đường tỉnh, đường huyện. Theo em, điều
kiện nào đảm bảo an toàn giao thông cho những con đường đó?
- Học sinh thảo luận nhóm và trả lời:
Mặt đường phẳng, trải nhựa, có biển báo hiệu giao thông, có cọc tiêu, có vạch
kẻ phân làn xe, có đường dành cho xe thô sơ hoặc lề đường rộng là điều kiện để đi
lại được an toàn.
Giáo viên: Tại sao đường quốc lộ có đủ điều kiện nói trên lại hay xảy ra TNGT?
Đường quốc lộ được làm mới có chất lượng tốt, xe đi lại nhiều, chạy nhanh,
nhưng vì ý thức của người tham gia giao thông không chấp hành đúng Luật Giao
thông nên hay xảy ra tai nạn.
c/ Kết luận:
Những điều kiện an toàn cho các con đường:

- Đường phẳng, đủ rộng để các xe tránh nhau
Trang: 2


- Có giải phân cách và vạch kẻ đường chia các làn xe chạy.
- Có cọc tiêu, biển báo hiệu giao thông.
- Có đèn tín hiệu giao thông, vạch đi bộ qua đường, có đèn chiếu sáng
(đường phố ở đô thị)
* CỦNG CỐ:
- Hệ thống GTĐB ở nước ta gồm những loại đường nào?
- Em hãy kể những điều kiện an toàn cho con đường.
Giáo viên nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------TUẦN: 4
THỰC HÀNH: TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHÔ
-Thực hành xem tranh các loại đường bộ.
-Điều kiện an toàn của đường bộ và trả lời một số câu hỏi.
------------------------------------------------------TUẦN: 5
HIỆU LỆNH CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU:
Người điều khiển giao thông trên đường phố là cảnh sát giao thông.
Biển báo hiệu giao thông là hiệu lệnh chỉ huy giao thông, mọi người phải
chấp hành.
II. CHUẨN BỊ: - Tranh, ảnh phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Ôn lại bài cũ, giới thiệu bài mới.
1. Bài cũ:
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 1 em lên bảng hái hoa điểm tốt, trả lời
các biển báo: 101, 102, 112.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:

Hoạt động 2: Người điều khiển giao thông
- Thảo luận nhóm các hình rong SGK
- Đại diện từng nhóm lên trình bày
- Nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------TUẦN: 11
THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU:
-Nhớ lại các loại biển báo: biển chỉ dẫn, biển nguy hiểm.
-Chơi trò chơi đố bạn.
II. CHUẨN BỊ:
-HS chuẩn bị một số biển báo đã học.
-Một số câu hỏi để hỏi đội bạn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Bài cũ:
-Nêu đặc điểm biển chỉ dẫn?
Trang: 3


-Nêu đặc điểm của biển nguy hiểm?
2. Bài mới:
GV chia lớp thành 2 đội chơi. Chơi trò chơi đố bạn.
Đội A hỏi, Đội B trả lời – Đội A nhận xét câu trả lời của bạn.
VD: Đội A cầm biển . Hỏi: Đây là biển gì?
Đội B trả lời
Đội A nhận xét
GV tuyên dương.
Nhận xét tiết học,
Dặn dò
------------------------------------------------------TUẦN: 12
BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (TT)

Hoạt động 4: Nhận biết đúng biển báo
a/ Mục tiêu:
Nhận biết đúng biển báo hiệu giao thông đã học
b/ Cách tiến hành:
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi " Điền tên
- Học sinh chú ý lắng nghe
vào biển có sẵn"
giáo viên phổ biến luật chơi
- Chia lớp thành 2 đội; mỗi đội cử 5 em xếp
thành 2 hàng. Khi có lệnh của giáo viên, từng em
điền tên biển vào hình vẽ có biển báo hiệu đã đính
sẵn trên bảng. Đội nào điền xong trước và đúng
nhiều hơn, đội đó thắng
- Học sinh đại diện các
- Tiến hành chơi
nhóm lên chơi trò chơi.
- Cả lớp theo dõi, cổ động
cho đội mình, nhận xét bình
chọn đội thắng cuộc
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương, động viên,
tặng thưởng cho đội thắng cuộc
c/ Kết luận: Nhắc lại đặc điểm, nội dung của 2 nhóm biển báo hiệu vừa học
Liên hệ:
- ở địa phương em có những loại biển báo nào?
- Cả lớp theo dõi, suy nghĩ
ở đoạn đường nào?
và xung phong trả lời.
- Khi gặp biển báo nguy hiểm, ta cần chú ý điều
gì?
Củng cố:

- Giáo viên nhận xét tiết học
- Bài tập về nhà: Mỗi bàn giáo viên giao cho một biển, các em tự thảo luận đóng
vai các phương tiện giao thông gặp biển báo và sẽ trình diễn vào giờ sau.
------------------------------------------------------TUẦN: 13
THỰC HÀNH
Trang: 4


I/ Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc và hiểu được nội
dung 2 nhóm biển báo hiệu giao thông: biển báo nguy hiểm và biển báo chỉ dẫn.
II/ Các hoạt động dạy học:
-Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi " Hái hoa dân
chủ"
- Học sinh lên thực hiện
- Chia lớp thành 2 đội A và B. 1 em ở đội A lên hái trò chơi, cả lớp theo dõi
hoa và đọc câu hỏi, mời bạn đội B trả lời. Đội nào trả nhận xét, bổ sung và bình
lời đúng nhiều câu hỏi hơn đội đó thắng cuộc.
chọn đội thắng cuộc.
- Giáo viên tuyên dương, động viên
Nội dung câu hỏi:
1. Hình tam giác, viền đỏ, nền vàng ở giữa có hình
... biển báo nguy hiểm
vẽ màu đen gọi là biển báo gì?
2. Hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh
... biển báo chỉ dẫn
lam, ở giữa có hình vẽ hoặc chữ màu trắng gọi là biển
Học sinh liên hệ trả lời
báo gì?
cả lớp theo dõi nhận xét,
3. Bạn có khi nào gặp biển báo nguy hiểm chưa? bổ sung.

Bạn đã gặp ở đoạn đường nào? Khi gặp các biển báo
này em cần phải làm gì?
4. Không đùa nghịch ở những nơi có biển báo nguy
... đúng
hiểm đúng hay sai?
5. Khi đến đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt
Sai
không có rào chắn em cứ đi qua không cần chú ý gì cả
... tuân theo sự chỉ dẫn
đúng hay sai?
của biển báo hiệu.
6. Để đảm bảo an toàn giao thông trên đường bộ,
mỗi chúng ta khi tham gia giao thông cần phải chú ý
điều gì?
Nhận xét tiết học
Dặn dò
TUẦN: 14
KỸ NĂNG ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Biết các đặc điểm an toàn, kém an toàn của đường phố
2. Kỹ năng:
- Biết chọn nơi qua đường an toàn
- Biết xử lý khi đi bộ trên đường gặp tình huống an toàn.
3. Thái độ:
Chấp hành những quy định của Luật giao thông đường bộ.
II. NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG:
- Chọn nơi qua đường an toàn
- Kỹ năng qua đường
III. CHUẨN BỊ:

Giáo viên:
- Phiếu giao việc
- Năm bức tranh về những nơi qua đường không an toàn.
IV. HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Trang: 5


Hoạt động 1: Đi bộ an toàn trên đường
a. Mục tiêu:
- Kiểm tra nhận thức của học sinh về cách đi bộ an toàn.
- Học sinh biết xử lý tình huống khi gặp trở ngại trên đường.
b. Cách tiến hành:
+ Để đi bộ được an toàn, em phải đi trên đường
- Đi bộ trên vỉa hè
nào và đi như thế nào?
- Đi với người lớn và nắm
tay người lớn
- Phải chú ý quan sát biên
đường đi, không mải nhìn cửa
hàng hoặc quang cảnh trên
+ Nếu vỉa hè có nhiều vật cản hoặc không có đường.
vỉa hè, em sẽ đi như thế nào?
- Em phải đi sát lề đường.
Hoạt động 2: Qua đường an toàn
a. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách đi, chọn nơi, có thời điểm để qua đường an toàn.
- Học sinh nắm được những điểm và những nơi cần tránh khi qua đường
b. Cách tiến hành:
* Những tình huống qua đường không an toàn
Chia lớp thành 6 nhóm:

- Yêu cầu học sinh thảo luận 5 bức tranh
- Học sinh thảo luận nhóm
( ĐDDH) và gợi ý cho học sinh nhận xét về
- Đại diện các nhóm trình
những nơi qua đường không an toàn.
bày, các nhóm khác bổ sung
+ Muốn qua đường an toàn phải tránh những
+ Học sinh trả lời
điều gì?
GV chốt ý
Nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------TUẦN: 15
THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU:
-Khắc sâu kiến thức đã học ở tiết trước
-Làm bài tập - trả lời câu hỏi
I. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Yêu cầu HS làm bài tập điền Đ – S vào
1. Không qua đường ở giữa đoạn đường, nơi nhiều xe đi lại 
2. Khiqua đường chéo qua ngã tư, ngã năm ta đi giữa lòng đường 
3. Qua đường ở gần xe buýt hoặc xe ô tô đang đỗ

4. Qua đường trên đường cao tốc, đường có dải phân cách 
5. Không qua đường ở nơi đường dốc, ở sát đầu cầu, đường có khúc quanh
hoặc có vật cản che tầm nhìn của xe đang đi tới

6. Qua đường ở nơi có vạch dành cho người đi bộ

Nhận xét tiết học.
Dặn dò.

Trang: 6


------------------------------------------------------TUẦN: 16
KỸ NĂNG ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN (TT)
Hoạt động 2: Qua đường an toàn
* Qua đường ở nơi không có đèn tín hiệu giao thông
+ Nếu phải qua đường ở nơi không có tín hiệu đèn giao thông, em sẽ đi như thế
nào? (giáo viên gợi ý)
+ Em sẽ đi như thế nào?
+ Nhìn bên trái trước, sau đó nhìn
bên phải, có thể cả đằng trước và sau
nếu ở gần đường giao nhau xem có
nhiều xe đang đi tới không
+ Em nghe, nhìn thấy gì?
+ Có nhiều xe đi tới từ bên trái
không? Các xe đó đi có nhanh không?
Tiếng còi to là xe đã đến gần hay xa?
+ Theo em khi nào qua đường thì an
+ Khi không có xe đến gần hoặc có
toàn?
đủ thời gian để qua đường trước khi xe
tới
+ Em nên qua đường như thế nào?
+ Đi theo đường thẳng vì đó là
đường ngắn nhất, cùng qua đường với
nhiều người, không vừa tiến vừa lùi
GV chốt ý
Nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------TUẦN: 17

THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU:
Rèn kỹ năng: biết chọn nơi qua đường an toàn, biết xử lý khi đi bộ trên đường
gặp tình huống không an toàn
- Chấp hành tốt Luật giao thông đường bộ.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Để tìm nơi qua đường an toàn, ta cần phải
- Dừng lại, quan sát, lắng
làm gì?
nghe, suy nghĩ, đi thẳng
- Có khi nào em đi qua đường chưa? Em đi
cùng ai và đi như thế nào?
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Xử lý tình huống:
- Nếu vỉa hè có nhiều vật cản hoặc không vỉa
Học sinh suy nghĩ trao đổi
hè, em sẽ đi như thế nào?
theo nhóm cách đóng vai để thể
a/ Em băng qua phía bên kia đường để đi
hiện các tình huống đó
b/ Em đi sát lề đường
- Các nhóm lần lượt lên thể
- Theo em, làm thế nào để qua đường an toàn hiện
Trang: 7


ở nơi không có đèn tín hiệu?
- Cả lớp theo dõi nhận xét bổ

Giáo viên kết luận
sung
Hoạt động 2: BT thực hành
- Giáo viên phát phiếu bài tập đính nội dung
bài tập lên bảng
Học sinh làm bài cá nhân
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- 1 học sinh đọc nội dung bài
Hướng dẫn học sinh nhận xét bài làm trên tập
bảng
- 1 học sinh lên bảng làm, cả
lớp làm vào phiếu bài tập
- Yêu cầu học sinh đổi chéo phiếu bài tập để
- Cả lớp tập trung chữa bài
chấm chữa bài
trên bảng
3. Củng cố, dặn dò:
- Học sinh đổi chéo, chữa
- Để qua đường một cách an toàn ở những bài
đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông,
không có vạch qua đường, ta phải làm gì?
Một số học sinh trả lời
Giáo viên nhận xét tiết học
Về nhà các em thực hiện theo nội dung bài
học.
------------------------------------------------------TUẦN: 18
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Cung cấp kỹ năng nhận biết hình dáng màu sắc và hiểu được nội dung 2 nhóm
biển báo hiệu giao thông: Biển báo nguy hiểm, biển báo chỉ dẫn

Rèn kỹ năng nhận biết các đặc điểm an toàn, kém an toàn của đường phố
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tổ chức cho HS chơi hái hoa dân chủ.
Chia lớp thành 2 đội A&B
Yêu cầu HS lần lượt hái hoa và trả lời.
GV nhận xét, ghi điểm 2 đội
Tổng kết điểm tuyên dương đội thắng cuộc.
III. LÀM VIỆC PHIẾU BÀI TẬP:
GV đính nội dung phiếu BT lên bảng, phát
1 HS đọc toàn bộ phiếu BT
phiếu BT cho cả lớp
HS suy nghĩ làm bài tập
1 em lên bảng làm
Nhận xét bài trên bảng, đổi
chéo chấm bài.
Nhận xét tiết học
NỘI DUNG CÂU HỎI:
1. Hình tam giác, viền đỏ, nền vàng, ở giữa có hình vẽ màu đen gọi là biển báo
gì?
Trang: 8


2. Hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam, ở giữa có hình vẽ hoặc
chữ tô màu trắng gọi là biển báo gì?
3. Khi đi trên đường ta cần phải làm gì? (tuân theo sự chỉ dẫn của biển báo
hiệu)
4. Nếu vỉa hè có nhiều vật cản hoặc không có vỉa hè em sẽ đi như thế nào? (…
em sẽ đi sát lề bên phải)
5. Muốn qua đường an toàn cần chú ý điều gì?
6. Em hãy nêu đặc điểm của biển báo nguy hiểm?

7. Em hãy nên đặc điểm của biển báo chỉ dẫn?
8. Làm thế nào để qua đường an toàn ở nơi không có đèn tín hiệu.
BÀI TẬP
Đánh dấu (x) vào ô trống trước ý em cho là đúng
 Không đùa nghịch ở những nơi có biển báo nguy hiểm
 Khi đến đoạn đường đi bộ giao với đường sắt không có rào chắn em cứ qua
đường không cần chú ý đến điều gì cả
 Khi đi qua đường ta phải tuân theo sự chỉ dẫn của biển báo hiệu
 Không qua đường ở những nơi có xe đỗ, tầm nhìn bị che khuất.
 Nắm tay nhau chạy qua đường
 Khi đi trên đường ta đi về phía bên phải không cần chú ý đến biển báo hiệu.
-------------------------------------------------------

Thứ ba ngày tháng 01 năm 2012
TUẦN 20
CON ĐƯỜNG AN TOÀN ĐẾN TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Học sinh biết tên đường phố xung quanh trường. Biết sắp xếp các đường phố
này theo thứ tự ưu tiên về mặt an toàn.
2. Kỹ năng:
- Học sinh biết các đặc điểm an toàn/ kém an toàn của đường đi
- Học sinh biết lựa chọn đường đến trường an toàn nhất ( nếu có điều kiện)
3. Thái độ:
Trang: 9


Có thói quen chỉ đi trên những con đường an toàn.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa

- Sơ đồ phần luyện tập ( phóng to)
- Phiếu đánh giá các điều kiện của con đường
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Đường phố an toàn và kém an toàn
-Chia lớp thành nhiều nhóm, yêu cầu
- Các nhóm thảo luận, ghi tên 1 số
học sinh nêu tên một số đường phố mà đường phố. Nêu đặc điểm và cho biết
em biết, miêu tả một số đặc điểm chính. đường đó an toàn hay kém an toàn.
- Theo em, đường phố đó an toàn hay
- Đại diện các nhóm trình bày và nêu
nguy hiểm? Tại sao?
chú ý khi đi trên đường có đặc điểm
không an toàn.
-Chia lớp ra thành 4 nhóm: Mỗi nhóm
-Các nhóm trình bày và nêu chú ý khi
viết tên 1 đường và thảo luận các đặc đi trên đường có đặc điểm không an
điểm và đánh dấu x vào phiếu được toàn.
phát, những phiếu nào có dấu x là an
toàn, không có dấu x là không an
toàn.nhiều dấu “ Không” là kém an
toàn.
Kết luận: Đường rộng, có ít người xe cộ, đường một chiều, có biển báo hiệu
giao thông, có đèn tín hiệu giao thông, đèn chiếu sáng, có vạch đi bộ qua đường,
có dải phân cách, có vỉa hè --> gọi là đường an toàn
- Đường hẹp, có nhiều người và xe cộ, đường đang sửa, bị đào bới nhiều chỗ,
nơi đang xây dựng, để vật liệu xây dựng trên lòng đường, gây cản trở người đi
lại, ... gọi là đường kém an toàn.
Nhận xét tiết học, dặn dò.
-------------------------------------------------------


Thứ ba ngày tháng 02 năm
2012
TUẦN: 21
THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU: Luyện tập tìm con đường đi an toàn:
1. Kiến thức:
- Vận dụng đặc điểm con đường an toàn và kém an toàn, quan sát và biết xử lý
khi gặp trường hợp không an toàn
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Trang: 10


Hoạt động 2: GV đính sơ đồ lên bảng -Quan sát thảo luận nêu lý do an toàn và
Chia nhóm phát mỗi nhóm một sơ đồ kém an toàn
+ Vì sao không chọn đường A mà ta Đại diện nhóm trình bày ,Học sinh trả
phải chọn đường B
lời
* Kết luận:
Cần chọn con đường an toàn khi đến
trường, con đường ngắn có thể không
phải là con đường an toàn nhất.
* CỦNG CÔ, DẶN DÒ:
- Hằng ngày em đi học trên con đường nào?
- Con đường đó đã an toàn chưa? Vì sao?
Nhận xét tiết học

-------------------------------------------------------


TUẦN: 22
CON ĐƯỜNG AN TOÀN ĐẾN TRƯỜNG (TT)
I, Mục tiêu:
Học sinh tự đánh giá con đường hàng ngày em đi học có đặc điểm an toàn hay
chưa an toàn? Vì sao?
-Biết lựa chọn con đường đến trường an toàn nhất.
-Có thói quen lựa chọn con đường an toàn.
II, Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hs

Trang: 11


Hoạt động 3: Lựa chọn con đường
- 2-3 học sinh lần lượt giới thiệu
an toàn khi đi học- Yêu cầu học sinh - Các em ở gần nhà bạn nhận xét, bổ
giới thiệu con đường từ nhà đến trường sung
qua những đoạn đường nào an toàn và
đoạn đường nào chưa an toàn? Vì sao?
-Gv phân tích ý đúng hay chưa đúng khi
các em nêu tình huống cụ thể ở địa
phương
* Gv tóm tắt những nội dung chính cần -Hs chú ý lắng nghe.
lựa chọn con đường đến trường an toàn.
CỦNG CÔ, DẶN DÒ:
-Vì sao chúng ta cần lựa chọn con đường an toàn.
-Nhắc nhở hs chọn con đường an toàn để đi

TUẦN: 23

THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU: Học sinh nhận biết đặc điểm những con đường an toàn và những
con đường kém an toàn để vận dụng khi đi đường
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hs

Trang: 12


Chia lớp thành các nhóm nhỏ thảo luận câu hỏi
Đại diện các nhóm trình
- Đường như thế nào được gọi là đường an toàn?
bày, các nhóm khác theo
- Đường như thế nào được gọi là đường kém an dõi, nhận xét, bổ sung
toàn?
- Hằng ngày em đến trường qua các đoạn đường
nào? Theo em, những đoạn đường đó đã an toàn
chưa? Vì sao?
Hoạt động 2: Làm phiếu bài tập
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN CỦA MỘT ĐƯỜNG PHÔ
Tên phố: ...................................................................
1. Đường phẳng, trải nhựa, có dải phân cách
Có  Không 
2. Đường có lượng xe cộ đi lại
Có  Không 
3. Có vạch đi bộ qua đường
Có  Không 
4. Có đèn tín hiệu giao thông và biển báo hiệu giao
Có  Không 

thông
Có  Không 
5. Có vỉa hè rộng
Có  Không 
6. Vỉa hè bị lấn chiếm
Có  Không 
7. Có đèn chiếu sáng
Có  Không 
8. Có nhiều xe đỗ trên đường
Có  Không 
9. Có đường sắt chạy qua
10.Có nhiều nhà, cây che khuất
- Gọi học sinh lên bảng làm, cả lớp làm vào phiếu bài tập
- Cả lớp nhận xét chữa bài.
Giáo viên nhận xét tiết học

TUẦN: 25
AN TOÀN KHI ĐI ÔTÔ, XE BUÝT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết nơi chờ xe buýt ( xe khách, xe đò) ghi nhớ những
quy định khi lên xe, xuống xe. Biết mô tả, nhận xét những hành vi an toàn và
không an toàn khi ngồi trên xe buýt ( xe khách, xe đò)
2. Kỹ năng: Học sinh biết thực hiện đúng các hành vi an toàn khi đi ôtô, xe buýt
3. Thái độ: Có thói quen thực hiện hành vi an toàn khi đi ôtô, xe buýt
Trang: 13


II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Các tranh ( SGK) ảnh cho hoạt động nhóm. Các phiếu ghi tình
huống cho hoạt động 3.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: An toàn lên, xuống xe buýt
a/ Mục tiêu:
- Học sinh biết đứng chờ xe buýt, xe đò
- Học sinh biết và diễn tả lại cách lên, xuống xe buýt được an toàn
b/ Giáo viên hỏi:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Em nào đã được đi xe buýt?(hoặc xe
khách, xe đò)
- Xe buýt đỗ ở đâu để đón khách?
- Bến đỗ xe buýt
- Cho học sinh xem 2 tranh SGK.
+ Ở đó có đặc điểm gì để ta dễ nhận
+ Nơi có mái che, chỗ ngồi chờ hoặc
ra?
có biển đề " Điểm đỗ xe buýt" hoặc chỉ có
biển đề "Điểm đỗ xe buýt"
- Học sinh quan sát
- Giới thiệu biển 434 ( bến xe buýt)
+ Xe buýt thường chạy theo tuyến
+ Xe buýt có chạy qua tất cả các đường nhất định, chỉ đỗ ở các điểm quy
phố không?
định để khách lên, xuống xe.
- Do đó, khi đi xe buýt, ta cần phải làm
+ Ta phải chọn đúng tuyến đường mình
gì?
cần đi
+ Khi lên xuống xe phải như thế
- Học sinh trả lời

nào?

CỦNG CÔ - DẶN DÒ
Nhận xét tiết học
-------------------------------------------------------

TUẦN: 24
THỰC HÀNH
I. YÊU CẦU:
Luyện tập, thực hành: An toàn khi lên xuống xe buýt qua phiếu bài tập
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH;

Trang: 14


Giáo viên mô tả: Cách lên xuống xe an toàn:
+ Chỉ lên xuống xe khi xe đã dừng hẳn
+ Khi lên, xuống phải đi thứ tự ( như xếp hàng vào lớp). Không được chen lấn,
xô đẩy.
+ Trước khi đặt chân lên bậc lên xuống, phải bám vào tay vịn của xe hoặc nắm
tay người lớn để được kéo lên.
+ Khi xuống xe không được chạy ngang qua đường.
Hoạt động 2: Thực hành
- Chia nhóm; mỗi nhóm 2-3 học
- Học sinh thực hành theo nhóm: 1 số
sinh thực hành động tác lên, xuống xe nhóm lên thực hành trước lớp
buýt
+ Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
cá nhân, nhóm thực hành tốt

Giáo viên nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------TUẦN: 25
AN TOÀN KHI ĐI ÔTÔ, XE BUÝT (TT)
Hoạt động 3: Hành vi an toàn khi ngồi trên xe buýt
a/ Mục tiêu:
- Học sinh nhớ những quy định và thể hiện được những hành vi an toàn khi ngồi
trên xe buýt, xe đò.
- Học sinh giải thích được vì sao phải thực hiện những quy định đó.
- Chia học sinh thành 4 nhóm, mỗi
Học sinh thảo luận nhóm và ghi lại
nhóm nhận 1 bức tranh
những điều tốt và không tốt trong bức
- Cho biết hành động vẽ trong bức tranh của nhóm.
tranh là đúng hay sai?
- Đại diện các nhóm mô tả và nêu ý
- Giáo viên ghi bảng những hành vi kiến.
nguy hiểm chủ yếu
- Học sinh nêu, mô tả hành vi đứng
- Yêu cầu học sinh mô tả những hành không vịn tay, ngồi trên xe thò đầu, tay
vi đứng, ngồi ở cửa xe khi xe đang ra ngoài...
chạy ...
+ Không co chân lên bàn, ghế, không
ăn quà và ném rác ra xe ...
* Giáo viên kết luận:
- Khi đi trên xe buýt ta cần phải thực hiện nếp sống văn minh để không ảnh
hưởng tới người khác.
+ Ngồi ngay ngắn, không thò đầu, thò tay ra ngoài cửa sổ.
+ Phải bám vịn vào ghế hoặc tay vịn khi xe chuyển bánh
+ Không để hành lý gần cửa lên xuống hay trên lối đi, không đi lại khi xe đang
chạy

+ Khi xuống xe không xô đẩy và không qua đường ngay.
Hoạt động 4: Thực hành
- Chia 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận
- Các nhóm thảo luận
và chuẩn bị diễn lại một trong các tình
- Các nhóm lần lượt lên thể hiện
huống sau:
+ Một nhóm học sinh chen lấn nhau
Trang: 15


lên xe, sau đó tranh nhau ghế ngồi, một
bạn học sinh nhắc các bạn trật tự. Bạn
đó sẽ nói như thế nào?
+ Một cụ già tay mang một túi to mãi
chưa lên được xe, hai bạn học sinh vừa
đến để chuẩn bị lên xe. Hai bạn sẽ làm
gì?
+ Hai học sinh đùa nghịch trên ôtô
buýt, một học sinh khác đã nhắc nhở.
- Cả lớp nhận xét những hành vi
bạn học sinh ấy nhắc như thế nào?
tốt/xấu, đúng/sai trong từng tình huống
+ Một hành khách xách đồ nặng để đó.
ngay lối đi, một học sinh nhắc nhở và
giúp người đó để vào đúng chỗ. Bạn đó
- Học sinh đọc ghi nhớ
nói như thế nào?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
* CỦNG CỐ: Cần đón xe buýt ở đúng nơi quy định.

- Khi đi xe em cần thể hiện các hành vi an toàn cho mình và cho người khác
------------------------------------------------------TUẦN: 26
THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh biết và thực hiện đúng các hành vi an toàn khi đi ôtô, đi xe buýt
- Có thói quen thực hiện hành vi an toàn trên các phương tiện giao thông.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Đóng vai theo tình
huống
- Giáo viên chia nhóm:
- Các nhóm cử đại diện lên bốc thăm
TH1: Các bạn học sinh đi tham quan;
- Các nhóm thảo luận
khi đến điểm tham quan xe chưa dừng
- Đại diện các nhóm lên đóng vai
lại, các bạn đã chen nhau ở cửa lên
- Các nhóm khác nhận xét, nêu câu
xuống xe để dành xuống trước
hỏi, yêu cầu nhóm trình bày t/h trả lời.
TH2: Khi đi trên xe khách, em nhìn
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm
thấy một số bạn đùa nghịch trên xe thò đóng vai hay nhất
đầu, tay ra ngoài, vứt rác trên xe.... Em
cần phải làm gì?
TH3: Khi vừa xuống xe thấy người
nhà đến đón; các bạn rủ nhau chạy ùa
qua đường... Trong nhóm học sinh đó có
em thì em cần phải làm gì?
* Kết luận:
Khi ngồi trên xe phải ngồi ngay ngắn, không thò đầu, thò tay ra ngoài. Không

qua đường ngay khi vừa xuống xe. Đợi cho xe qua khỏi mới qua đường.
Hoạt động 2: Bài tập
- Giáo viên phát phiếu bài tập cho
- Học sinh nhận phiếu bài tập
từng học sinh; đính nội dung bài tập lên
- Học sinh đọc nội dung bài tập, cả
Trang: 16


bảng
lớp theo dõi
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài; cả
- Học sinh làm bài
lớp làm bài vào phiếu bài tập
- Cả lớp nhận xét chữa bài trên bảng
- Học sinh chấm chữa bài
Giáo viên nhận xét tiết học
PHIẾU BÀI TẬP:
Điền chữ Đ vào ô trống trước câu trả lời đúng, chữ S vào ô trống trước câu trả lời
sai trong các câu sau:
Đang đi trên ô tô, Lan nhìn thấy người quen. Lan thò đầu ra ngoài gọi người đó
và giơ tay vẫy chào
Bạn Minh giúp bà cụ xuống xe, khi xe dừng hẳn
Chú Bình đừng chờ xe buýt ngay ngã ba đường
khi xuống khỏi xe buýt em đứng lại một lúc chờ xe chạy đi khỏi; quan sát
không có chạy đến em mới qua đường
------------------------------------------------------TUẦN: 27
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố kĩ năng khi đi ô tô – xe buýt và kỹ năng đi đường an toàn.

- Rèn luyện kỹ năng nhận biết và thực hành an toàn khi đi trên đường. Khi đi
trên ô tô, xe buýt
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh khi đi ô tô xe buýt
- Vận động mọi người chấp hành tốt luật lệ giao thông
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
Chia lớp 4 nhóm, mỗi nhóm 1 tranh.
HS quan sát tranh và thảo luận
Quan sát và TLCH theo gợi ý của GV
Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận
xét; nêu câu hỏi; mời nhóm bạn trả lời.
GV kết luận
Hoạt động 2: Đánh giá tình huống
TH1: Đến đoạn đường cong bị che
Quan sát thảo luận
khuất tầm nhìn Nam rủ Lan chạy qua
Đại diện nhóm trình bày nhóm khác
đường. Nếu em là Lan em phải làm gì? nhận xét bổ sung hoặc nêu câu hỏi nhờ
TH2: Từ nhà Tuyền đến trường có 2 nhóm bạn giải đáp
con đường ; Tuyền thường đi học trên
con đường rất gần nhưng xe cộ đi lại rất
nhiều lại không có đèn tín hiệu. 1 đường
xa hơn khoảng 500m đảm bảo an toàn,
bạn ấy lại không đi vậy. Nếu em là bạn
của Tuyền thì em sẽ làm gì để bạn đi
trên con đường an toàn ấy?
TH3: Có một nhóm bạn đi trên xe
buýt lấy bánh kẹo ra ăn, vứt giấy, đùa
nghịch trên xe. Nếu em ngồi bên cạnh
các bạn ấy thì em phải làm gì?

Trang: 17


GV nhận xét tuyên dương các nhóm
có ý kiến hay.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
Cho HS liên hệ bản thân về những
Lần lượt nêu các việc đã làm
việc làm tốt/chưa tốt để các bạn học tập
khắc phục
Chốt ý: nhắc nhở những việc tốt cần
làm. Khắc phục những việc không nên
làm.
-------------------------------------------------------

TUẦN: 24
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố kĩ năng khi đi bộ và kỹ năng đi đường an toàn.
- Giáo dục các em có ý thức chấp hành tốt luật giao thông đường bộ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi
Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm
2HS ngồi cạnh nhau thảo luận
đôi nội dung các câu hỏi sau:
1. Khi đi bộ trên đường, ta phải đi
như thế nào?
Mời đại diện một số nhóm trả lời, cả lớp

2. Để qua đường an toàn ta cần phải theo dõi nhận xét, bổ sung.
làm gì?
Trang: 18


3. Thế nào là con đường an toàn?
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
GV phát phiếu bài tập
HS nhận phiếu BT
HS làm bài
Gọi 1 HS lên bảng làm vào phiếu BT
Cả lớp nhận xét bài làm trên bảng
ở bảng phụ
Cả lớp đổi chéo chấm chữa bài.
GV nhận xét tiết học
NỘI DUNG PHIẾU BÀI TẬP
Câu 1. Con đường đến trường là gì:
a) Con đường có vỉa hè, có biển báo hiệu giao thông.
b) Con đường có trồng nhiều cây bóng mát.
c) Con đường không có người và xe qua lại.
Câu 2. Khi đi trên đường, ta phải tuân theo sự chỉ dẫn của:
a) Bạn bè cùng lớp học.
b) Biển báo hiệu giao thông.
Câu 3. Đường không an toàn là:
a) Đường quốc lộ, đường nông thôn.
b, Đường tỉnh, đường xã.
b) Đường có nhiều xe đi lại, không có biển báo giao thông.
Câu 4. Đi bộ an toàn là gì:
a) Đi trên vỉa hè.
b) Đi thẳng hàng.

c) Đi chậm chậm.
Câu 5. Đường không có vỉa hè, khi đi bộ ta phải:
a) Đi sát lòng đường b, Đi thật nhanh.
b) Đi sát mép lề đường bên phải.
Câu 6. Khi đi qua đường cần chú ý:
a) Không nắm tay nhau chạy qua đường.
b) Không đi qua đường nơi bị che khuất.
c) a, b đều đúng
------------------------------------------------------TUẦN: 29
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 6
- Có ý thức chấp hành tốt luật giao thông đường bộ, đường sắt, khi đi ô tô, xe
buýt
- Vận động mọi người thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Một số câu hỏi ghi sẵn vào phiếu, đính lên cây hoa.
-Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hái hoa dân chủ”
Chia lớp thành 2 đội A & B
Đại diện các nhóm lần lượt lên bốc
Cử ban giám khảo gồm: Lớp trưởng, lớp thăm, trả lời.
phó học tập, đại diện mỗi đội 1 HS
Đại diện đội bạn nhận xét, bổ sung.
Trang: 19


Ban giám khảo ghi điểm
Tổng kết, phát thưởng cho đội thắng

cuộc.
Hoạt động 2: HS làm bài cá nhân
GV phát phiếu bài tập
Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
GV thu bài chấm lại
GV nhận xét tiết học

HS làm bài
Cả lớp nhận xét, chữa bài
2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo chấm
bài.

NỘI DUNG PHIẾU BÀI TẬP
Câu 1.
Mạng lưới giao thông đường bộ nước ta gồm có:
a) Đường quốc gia, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị.
b) Đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường nông thôn.
Câu 2.
Đường xã là?
a) Đường do người dân xây dựng nên.
b) Đường nối các xã trong huyện.
c) Đường nối các thôn, xóm trong xã.
Câu 3.
Thực hiện luật Giao Thông đường bộ là:
a) Đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người.
b) Đảm bảo thực hiện đúng nội quy nhà trường đã đề ra.
Câu 4.
Khi đi đường gặp tàu hỏa chạy cắt ngang đường, nếu không có rào
chắn các em phải đứng cách đường rây ngoài cùng ít nhất
a) 3 mét

b) 4 mét
c) 5 mét
Câu 5.
Biển báo hiệu nguy hiểm có đặc điểm.
a) Hình tam giác, viền đỏ, nền màu vàng.
b) Ở giữa có hình vẽ màu đen chỉ nội dung sự nguy hiểm cần biết.
c) a, b đều đúng
Câu 6.
Người tham gia giao thông cần biết đến biển báo hiệu giao thông để:
a) Đi xe cho nhanh.
b) Đảm bảo an toàn giao thông.
Câu 7.
Đối với đường sắt ta phải chú ý:
a) Chỉ được dạo chơi trên đường sắt lúc tàu hỏa không chạy qua.
b) Không đi bộ, không chạy chơi trên đường sắt bất cứ lúc nào.
Câu 8.
Khi đến trường, để an toàn em cần chọn:
a) Con đường rộng, có vỉa hè, có biển báo giao thông.
b) Con đường có cây xanh bóng mát, nhiều người đi lại.
Câu 9.
Khi đi bộ chỉ được phép đi bộ qua đường ở nơi có vạch đi bộ qua
đường, khi:
a) Trên đường có ít người và xe qua lại.
b) Có tín hiệu đèn giao thông dành cho người đi bộ.
------------------------------------------------------TUẦN: 3
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ (TT)
Trang: 20


Hoạt động 3: Quy định đi trên đường quốc lộ, tỉnh lộ.

a/ Mục tiêu:
- Biết những quy định khi đi trên đường quốc lộ, đường tỉnh.
- Biết cách phòng tránh TNGT khi đi trên các loại đường khác nhau ( đường nhỏ
ra đường ưu tiên)
b/ Cách tiến hành:
- Giáo viên: Đường quốc lộ là đường to, là đường được ưu tiên. Đường quốc lộ
đi qua nhiều tỉnh, nhiều huyện, xã, do đó có nhiều chỗ giao nhau với đường tỉnh,
đường huyện và đường xã.
- Giáo viên đặt ra các tình huống cho học sinh trả lời.
+ Tình huống 1: Người đi trên đường nhỏ ( đường huyện) ra đường quốc lộ
phải đi như thế nào?
Phải đi chậm, quan sát kĩ khi chạy ra đường lớn, nhường đường cho xe đi
trên đường quốc lộ chạy qua mới được vượt qua đường hoặc đi cùng chiều.
+ Tình huống 2: Đi bộ trên đường quốc lộ, đường tỉnh hoặc đường huyện
phải đi như thế nào?
Người đi bộ phải đi sát lề đường. Không chơi đùa, ngồi ở lòng đường.
Không qua đường ở nơi đường cong có cây hoặc vật cản che khuất.
Chỉ nên qua đường ở nơi quy định ( có vạch đi bộ qua đường, có biển chỉ
dẫn người đi bộ qua đường) hoặc nơi có cầu vượt.
* CỦNG CỐ:
- Em hãy kể tên các loại đường bộ mà em biết?
- Gắn tranh: đường quốc lộ, đường phố, đường xã
- Gọi học sinh lên ghi tên đường, các đặc điểm của đường đúng với mỗi bức
tranh.
Cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung
- Gọi 2-3 học sinh đọc phần ghi nhớ
Giáo viên nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------TUẦN: 4
THỰC HÀNH
II. MỤC TIÊU:

Củng cố lại kiến thức đã học qua bài giao thông đường bộ.
Biết vận dụng các kiến thức để TLCH đúng, chính xác.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH: GV ghi các câu hỏi trên bảng. HD HS làm bài:
Câu 1: Khi đi học về qua ngã tư có đèn tín hiệu màu vàng thì qua đường bằng
cách nào?
Câu 2: Khi đi bộ trên vỉa hè có một đoạn người ta để xe cộ, đồ đạc rất nhiều
không có lối để em đi qua. Theo em, bằng cách nào để em đi qua đoạn đường đó?
Câu 3: Khi đi từ đường nhỏ ra đường lớn em phải đi như thế nào?
Câu 4: Đi bộ trên đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện phải đi như thế
nào?
Câu 5: Tại sao đường làng rất ít xe đi lại nhưng đôi lúc cũng xảy ra tai nạn?
Câu 6: Để đảm bảo ATGT trên đường đi bộ, mỗi chúng ta cần phải làm gì?
Trang: 21


Chia nhóm, các nhóm thảo luận
Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
------------------------------------------------------TUẦN: 5
GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
I. MỤC TIÊU:
2. Kiến thức:
Học sinh nắm được đặc điểm của giao thông đường sắt ( GTĐS), những quy
định đảm bảo an toàn GTĐS
3. Kỹ năng:
Học sinh biết thực hiện các quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang
đường bộ ( có rào chắn và không có rào chắn)
4. Thái độ:
Có ý thức không đi bộ hoặc chơi đùa trên đường sắt, không ném đất đá hay vật
cứng lên tàu.
II. CHUẨN BỊ:

2. Giáo viên:
- Biển báo hiệu nơi có đường sắt đi qua có hàng rào chắn và không có hàng
rào chắn
- Tranh ảnh về đường sắt, nhà ga, tàu hỏa.
- Bản đồ tuyến đường sắt Việt Nam (ĐSVN)
3. Học sinh: Phiếu học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
Hoạt động 1: Đặc điểm của giao thông đường sắt
a/ Mục tiêu:
- Học sinh biết được đặc điểm của GTĐS và hệ thống ĐSVN
- Cách tiến hành:
Giáo viên hỏi:
- Để vận chuyển người và hàng hóa, ngoài các phương tiện ô tô, xe máy, em nào
biết còn có loại phương tiện nào nữa không? ( tàu hỏa)
- Tàu hỏa đi lại trên loại đường như thế nào?
( đường sắt)
- Em hiểu như thế nào là đường sắt?
( 2-3 học sinh trả lời)( là loại đường
dành riêng cho tàu hỏa có 2 thanh sắt nối dài còn gọi là đường ray)
- Em nào đã được đi tàu hỏa? em hãy nêu sự khác biệt giữa tàu hỏa và ô tô?
( tàu hỏa gồm có đầu máy và các toa chở khách, toa chở hàng. Tàu hỏa chở
được nhiều người và hàng hóa.)
Giáo viên dùng tranh đường sắt, nhà ga, tàu hỏa để giới thiệu.
- Vì sao tàu hỏa phải có đường riêng?
( Tàu hỏa gồm có đầu tàu, kéo theo
nhiều toa tàu thành đoàn dài, chở nặng, tàu chạy nhanh, các phương tiện giao
thông khác phải nhường đường cho tàu đi qua)
- Khi gặp tình huống nguy hiểm, tàu hỏa có thể dừng ngay được không? Vì sao?
(Tàu không dừng ngay được vì tàu thường rất dài, chở nặng, chạy nhanh nên khi
dừng lại phải có thời gian để tàu đi chậm dần rồi mới dừng lại được)

Hoạt động 2: Giới thiệu hệ thống đường sắt ở nước ta.
a/ Mục tiêu:
- Học sinh biết nước ta có đường sắt đi những đâu.
Trang: 22


- Tiện lợi của GTĐS
b/ Cách tiến hành:
Giáo viên hỏi: Em nào biết nước ta có đường sắt đi tới những đâu, từ Hà Nội
đi được những tỉnh nào? ( Học sinh trả lời, giáo viên gợi ý học sinh trả lời hoàn
chỉnh. Giáo viên giới thiệu bản đồ đường sắt Việt Nam)
Giáo viên dùng bản đồ giới thiệu 6 tuyến đường sắt chủ yếu của nước ta từ
Hà Nội đi các tỉnh, thành phố.
Nước ta có 6 tuyến đường sắt đó là:
+ Hà Nội Hải Phòng
+ Hà Nội TP Hồ Chí Minh (là tuyến đường sắt Thống Nhất)
+ Hà Nội Lào Cai
+ Hà Nội Lạng Sơn
+ Hà Nội Thái Nguyên
+ Kép
Hạ Long
Giáo viên: Đường sắt là PTGT thuận tiện vì:
- Chở được nhiều người và hàng hóa
- Người đi tàu không mệt vì có thể đi lại trên tàu. Đi đường dài có thể ngủ
qua đêm trên tàu.
Đường sắt ở nước ta đi qua nhiều thành phố, thị trấn, làng xã nơi đông dân,
cắt ngang qua nhiều đoạn đường GTĐB ( nhiều nơi không có rào chắn) nên dễ xảy
ra tai nạn cho người đi trên đường bộ nếu không có ý thức chấp hành những quy
định ATGT.
* CỦNG CỐ, DẶN DÒ:

Nước ta có mấy tuyến đường sắt? Em hãy kể các tuyến đường sắt đó?
Gọi 2-3 học sinh đọc phần đặc điểm GTĐS
Nhận xét tiết học
------------------------------------------------------TUẦN 6
THỰC HÀNH
Thực hành xem tranh đường sắt, nhà ga, tàu hỏa.
Bản đồ đường sắt Việt Nam và trả lời một số câu hỏi ở tiết trước.
------------------------------------------------------TUẦN: 7
GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT (TT)
Hoạt động 3: Những quy định đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang
a/ Mục tiêu:
- Học sinh nắm chắc quy định khi đi đường gặp nơi có đường sắt cắt ngang
đường bộ trường hợp có rào chắn và không có rào chắn.
- Biết được những nguy hiểm khi đi lại hoặc chơi trên đường sắt. Thực hiện
nghiêm chỉnh không chơi đùa trên đường sắt. Không ném đá lên tàu.
b/ Cách tiến hành:
+ Các em đã thấy đường sắt cắt ngang đường bộ chưa? ở đâu?
+ Khi tàu đến có chuông báo và rào chắn không?
+ Khi đi đường gặp tàu hỏa chạy cắt ngang đường bộ thì em cần phải tránh như
thế nào?
Trang: 23


( Nếu có rào chắn cần đứng cách xa rào chắn 1m. Nếu không có rào chắn
phải đứng cách đường ray ngoài cùng ít nhất 5m)
Giáo viên giới thiệu biển báo hiệu GTĐB số 210 và số 211: nơi có tàu hỏa đi
qua có rào chắn và không có rào chắn.
Gọi 2-3 học sinh nêu những tai nạn có thể xảy ra trên đường sắt ( do họp
chợ, ngồi chơi trên đường sắt, đứng quá gần đường sắt, cố chạy qua đường sắt lúc
tàu hỏa đi qua nên gây ra nguy hiểm...)

Khi tàu chạy qua, nếu đùa nghịch ném đất đá lên tàu sẽ như thế nào?(Giáo
viên nêu ví dụ về người đi trên tàu bị thương vong do đất đá ném lên tàu)
c/ Kết luận:
Không đi bộ, ngồi chơi trên đường sắt. Không ném đất đá vào
đoàn tàu gây tai nạn cho người trên tàu.
Hoạt động 4: Luyện tập
a/ Mục tiêu:
Củng cố nhận thức về đường sắt và đảm bảo an toàn GTĐS
b/ Cách tiến hành:
Phát phiếu bài tập cho học sinh và yêu cầu ghi chữ Đ ( đúng) hoặc S ( sai)
vào ô trống:
1. Đường sắt là đường dùng chung cho các loại phương tiện giao thông

2. Đường sắt là đường dành riêng cho tàu hỏa

3. Khi gặp tàu hỏa chạy qua, em cần đứng cách xa đường tàu 5m 
4. Em có thể ngồi chơi hoặc đi bộ trên đường sắt

5. Khi tàu sắp đến và rào chắn đã đóng, em lách qua rào chắn để sang bên
kia đường tàu 
6. Khi tàu chạy qua đường không có rào chắn, em có thể đứng sát đường
tàu để xem

Gọi học sinh nêu kết quả và phân tích lý do em vừa chọn.
* CỦNG CỐ:
- Đường sắt là đường dành riêng cho tàu hỏa.
- Cần nhớ những quy định trên để giữ an toàn cho mình và nhắc nhở mọi
người thực hiện
Nhận xét tiết học
------------------------------------------------------TUẦN: 8

THỰC HÀNH
Yêu cầu HS bốc thăm và trả lời câu hỏi
Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
GV chốt lại ý đúng.
Câu hỏi:
1. Nước ta có mấy tuyến đường sắt? Đó là những tuyến đường nào?
2. Khi đi đường gặp tàu hỏa chạy cắt ngang đường bộ thì em cần phải tránh
như thế nào?
3. Khi đi trên đường bộ gặp đường sắt cắt ngang, em cần phải làm gì trước khi
băng qua đường sắt?
4. Khi thấy các bạn chạy chơi, lượm đá trên đường sắt, em phải làm gì?
5. Vì sao gần đây tia nạn giao thông trên đường sắt lại xảy ra ngày càng nhiều?
Trang: 24


6. Chúng ta cần phải làm gì để hạn chế ( mức tối đa) tai nạn xảy ra trên đường
sắt?
------------------------------------------------------TUẦN: 9
LUYỆN TẬP CHUNG
1. Khi đi trên đường nhỏ ra đường Quốc lộ ta cần phải làm gì?
2. Con đường từ nhà em đến trường thuộc các loại đường nào? Khi đi bộ trên
đường đó em phải như thế nào?
3. Em hãy nêu đặc điểm của giao thông đường sắt?
4. Khi đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang ta cần chú ý điều gì?
5. Để đảm bảo ATGT trên đường bộ mỗi chúng ta cần phải làm gì?
6. Khi qua các ngã ba, ngã tư em cần phải chú ý điều gì?
7. Tổ chức cho HS chơi trò chơi:
-1 tổ làm đoàn tàu - 2 em cầm biển báo (có rào chắn, không có rào chắn) kẻ
vạch giới hạn 1m -5m.
-Một số bạn thực hành đi qua đường, các nhóm còn lại quan sát nhận xét.

-Yêu cầu HS lên bốc thăm câu hỏi rồi trả lời, tổ chức thi đua giữa các nhóm.
-Tuyên dương nhóm trả lời chính xác, nhanh.
Nhận xét tiết học
-------------------------------------------------------

Trang: 25


×