Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần cơ khí Vinh.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.34 KB, 75 trang )

Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
LỜI NÓI ĐẦU
Hoà vào xu thế mở cửa, hội nhập của nền kinh tế quốc tế của thế giới
trong thế kỷ 21, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng cố gắng nâng
cao trình độ quản lý, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, cải tiến mẫu mã,
giảm giá thành sản phẩm để nâng cao tính cạnh tranh và tạo cho mình một
chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Hạch toán kế toán là một công cụ quan trọng trong hệ thống quản lý
kinh tế tài chính, giữ vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các
hoạt động kinh doanh. Là một khâu của hạch toán kế toán, công tác kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp giữ vai
trò hết sức quan trọng. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu
chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ quản lý, sử dụng tài sản, vật tư, lao
động, cũng như trình độ tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản
phẩm của doanh nghiệp, là thước đo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc kế toán chi phí sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở chỗ tính
đúng, tính đủ mà còn phải tính đến việc cung cấp thông tin cho công tác
quản trị doanh nghiệp. Mặt khác, việc quản lý chi phí và giá thành một cách
hợp lý còn có tác dụng tiết kiệm các nguồn lực cho doanh nghiệp, giúp hạ
giá thành sản phẩm tạo điều kiện để cho doanh nghiệp tích luỹ, góp phần cải
thiện đời sống công nhân viên. Chính vì vậy, để phát huy tốt chức năng của
mình, việc tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm cần phải được cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý
ngày càng cao của doanh nghiệp.
Cơ khí chế tạo là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế
quốc dân. Sự hoạt động có hiệu quả của ngành cơ khí có ý nghĩa rất lớn đối
với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá cũng như sự phát triển chung
SVTH:Võ Thị Thoả 1
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
của đất nước. Công ty cổ phần cơ khí Vinh là một doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực cơ khí, chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ cong


nghiệp và nông nghiệp, mà trong thời điểm hiện nay ngành sản xuất gặp
không ít khó khăn do chi phí đầu vào có nhiều biến động tăng giảm thường
xuyên. Vì vậy hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ một
vai trò quan trọng trong công tác kế toán tại doanh nghiệp. Làm thế nào để
doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là một vấn đề
cần được quan tâm lúc này
Xuất phát từ nhu cầu và vai trò trên, qua thời gian tìm hiểu thực tế tại
Công ty cổ phần Cơ khí Vinh em đã lựa chọn đề tài:
“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty Cổ phần cơ khí Vinh ” làm đề tài tiểu luận
của mình.
Dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của cô giáo Trần Thị Thanh
Thuý với sự tạo điều kiện giúp đỡ cuả các cô chú trong Công ty đặc biệt là
các cô chú trong phòng kế toán mà em đã hoàn thành được báo cáo thực tập
cuối khoá này. Mặc dù đã cố gắng nhưng thời gian tìm hiểu thực tế có hạn,
cùng với kiến thức chuyên môn còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tế nên
bản báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em mong được
sự chỉ bảo của thầy cô và các cô chú trong phòng kế toán để khắc phục
những thiếu sót cả về nội dung và hình thức của bản báo cáo.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em ngoài phần mở đầu và kết luận
nội dung chính của chuyên đề gồm 2 chương:
SVTH:Võ Thị Thoả 2
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
Chương I: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty cổ phần cơ khí Vinh.
Chương II: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần cơ khí Vinh.
.


SVTH:Võ Thị Thoả 3
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VINH
I. Tổng quan về công ty cổ phần cơ khí vinh
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần cơ khí
Vinh
Nhà máy cơ khí Vinh tiền thân là một xưởng cơ khí ra đời năm 1959
Năm 1971 nhà máy được thành lập trên cơ sở sát nhập hai nhà máy :
nhà máy cơ khí Vinh không dụng, theo quyết định 324/HĐBT ngày
18/12/1971 của HĐBT
Ngày 01/01/2002 theo quyết định số 18/2002 QĐ-BCN ngày
23/4/2002 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp Việt Nam đồng ý tiếp nhận nhà
máy cơ khí Vinh làm thành viên chính thức của Tổng công ty máy động lực
và máy nông nghiệp Việt Nam đồng thời đổi tên nhà máy cơ khí Vinh thành
Công ty cơ khí Vinh.
Từ ngày 03/7/2007 công ty cơ khí Vinh chính thức chuyển sang công
ty cổ phần cơ khí Vinh (Giấy đăng kí kinh doanh số 2703001526) do sở kế
hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An cấp theo quyết định số 3007/ QĐ-BCN ngày
29/08/2005 của Bộ công nghiệp về việc phê duyệt phương án và chuyển
công ty cơ khí Vinh thành công ty cổ phần cơ khí Vinh.
Hiện nay công ty cổ phần cơ khí Vinh (tên giao dịch quốc tế VINH
MECHANIAL COMPANY, viết tắt là VIMECO) là công ty cổ phần với
49% nguồn vốn của nhà nước trực thuộc Tổng công ty máy động lực và máy
nông nghiệp Việt Nam .
SVTH:Võ Thị Thoả 4
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
Trụ sở giao dịch: Số 7 - Đường Mai Hắc Đế - Thành phố Vinh - Tỉnh
Nghệ An

Số điện thoại: 0383.830.950 – 0383.844.827
Fax: 0383.830.950
Giám đốc: Nguyễn Xuân Thắng
Kế toán trưởng: Võ Đức Lan
Công ty cổ phần cơ khí Vinh là công ty đã hoạt động lâu năm trong
lĩnh vực sản xuất cơ khí và đã khẳng định uy tín trên thị trường với sản
phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Công ty luôn đưa ra thị
trường những sản phẩm chất lượng với giá cả cạnh tranh so với những mặt
hàng cùng loại của các công ty trong và ngoài nước, không ngừng nghiên
cứu tung ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu cả thị trường. Chính vì
vậy công ty duy trì được những bạn hàng truyền thống và ngày càng thu hút
nhiều bạn hàng mới. Đặc biệt từ khi cổ phần hóa vào tháng 7/2007 hoạt
động sản xuất kinh doanh được đẩy mạnh, hiệu quả tăng lên rõ rệt thể hiện ở
doanh thu bán hàng.
Sự phát triển của công ty cũng như các công ty khác đã góp phần giải
quyết việc làm cho người dân và đưa lại bộ mặt mới phát triển, năng động
hơn cho thành phố Vinh.
2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
a. Chức năng nhiệm vụ ngành nghề kinh doanh.
Nhiệm vụ của công ty là xây dựng cơ bản chủ yếu và từng bước đưa
vào sản xuất theo kế hoạch của nhà nước.
Các sản phẩm của công ty: máy công cụ chế biến gỗ (máy cưa đĩa,
máy cưa sọc ngang), máy làm gạch, máy chế biến lương thực (máy đập bột,
máy xát) và các dụng cụ phục vụ hoạt động nông nghiệp (bánh lồng, bánh
phụ máy bừa, bánh tuốt lúa..).
SVTH:Võ Thị Thoả 5
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất thiết bị, phụ tùng cơ khí, vật tư sắt
thép, luyện kim, dịch vụ sửa chữa các sản phẩm cơ khí, đồng thời sản xuất
các mặt hàng gia công, kết cấu xây dựng, kết cấu của công nghệ dây chuyền

sản xuất…
b. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.
Sản phẩm của công ty gồm nhiều loại, từ sản xuất đơn chiếc như sản
xuất các kết cấu của công trình xây dựng (gầm cầu, kết cấu nhà xưởng,…),
cho đến sản xuất hàng loạt như máy đập, máy bơm, sản phẩm được sản xuất
liên tục từ phân xưởng này đến phân xưởng khác.
Công ty có 4 phân xưởng, trong đó có 3 phân xưởng mang tính chất
tạo phôi là:
Phân xưởng Đúc: phân xưởng này đảm nhiệm công nghệ đúc tạo phôi
phẩm bằng gang sau đó chuyển sang phân xưởng cơ điện tổng hợp để tiếp
tục quá trình sản xuất.
Phân xưởng rèn dập: phân xưởng này đảm nhận việc gia công sản
phẩm trên công nghệ áp lực, sau đó chuyển sang phân xưởng cơ điện tổng
hợp.
Phân xưởng gò hàn:nhiệm vụ là gò hàn, đắp kim loại cho các sản
phẩm cần gò hàn, sau đó chuyển sang phân xưởng cơ điện tổng hợp để hoàn
thành sản phẩm.
Một phân xưởng gia công cắt gọt và lắp ráp sản phẩm gọi là phân
xưởng cơ điện tổng hợp. Nhiệm vụ của phân xưởng này là gia công cắt gọt
như: tiện,phay, bào, doa, dũa… các phôi phẩm từ 3 phân xưởng tạo phôi
chuyển sang, các chi tiết cần mạ thì đưa vào dây chuyền công nghệ màu sau
đó chuyển sang lắp ráp hoàn thành sản phẩm.
Quá trình sản xuất sản phẩm của công ty được khái quát qua sơ đồ sau
SVTH:Võ Thị Thoả 6
Gang thỏi, thép, nguyên vật liệu khác
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
Sơ đồ quy trình sản xuất sản phẩm
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ của từng
phòng ban.
a. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Tổ chức bộ máy quản lý của công ty là sự tác động có mục đích
của các cấp quản lý đến bộ máy giúp việc của công ty để nhằm đạt được
mục tiêu đề ra. Mục đích của công ty là quản lý như thế nào để phát triển sản
xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất nhưng hiệu quả kinh tế lại cao nhất.
Mặt khác còn cải thiện được điều kiện sản xuất kinh doanh đêm lại hiệu quả
kinh tế cao.
SVTH:Võ Thị Thoả 7
Công nghệ rèn, dập
Công nghệ cắt, gọt
Công nghệ mạ
Lắp ráp
Công nghệ Đúc Công nghệ gò, hàn
Sản phẩm
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
Công ty phân công bộ máy quản lý và điều hành sản xuất theo một
sự thống nhất từ trên xuống dưới. Tổ chức bộ máy của công ty theo hình
thức trực tuyến chức năng.
Chúng ta sẽ đi tìm hiểu tỏ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần
cơ khí Vinh.
SVTH:Võ Thị Thoả 8
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản
trị
Chủ tịch HĐQT
(kiêm giám đốc)
Ban kiểm soát
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
b. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban.
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, là

đại biểu của những người đồng sở hữu với công ty cổ phần. Hội đồng quản
trị thay mặt cho Đại hội cổ đông, có quyền nhân danh công ty để quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi, chiến lược phát triển, phương
án đầu tư kinh doanh cũng như việc sắp xếp nhân sự của công ty.
SVTH:Võ Thị Thoả 9
Phó giám đốc
Phòng
kế toán
tài vụ
Phòng
kỹ
thuật
Phòng kế
hoạch
vật tư
Phòng
tổ chức
Bộ
phận
bảo vệ
Phân
xưởng
Đúc,
rèn
Phân
xưởng
Rulô
Phân
xưởng


hàn
Phân
xưởng
cơ điện
tổng
Đội
công
trình
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
Chủ tịch hội đồng quản trị (kiêm giám đốc): là nhà quản lý cao nhất
điều hành mọi hoạt động của công ty, có quyền quyết định mọi hoạt động
của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách, pháp luật của nhà nước và chịu
trách nhiệm về kết quả kinh doanh của công ty trước các bên hữu quan.
Ban kiểm soát: thay mặt cổ đông giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty. Đứng đầu là kiểm soát trưởng có trách nhiệm phân công
cho kiểm soát viên phụ trách từng loại công việc.
Phó giám đốc: có nhiệm vụ giúp đỡ giám đốc trong việc điều hành
công ty theo sự phân công và ủy nhiệm của giám đốc, trực tiếp chỉ dạo các
phân xưởng sản xuất, đồng thời giúp Giám đốc định hướng và hoạch định
các chiến lược phát triển của công ty.
Phòng kế toán tài vụ: có nhiệm vụ tổ chức điều hành toàn bộ hoạt
động kế toán, tài chính trong công ty. Tổ chức ghi chép và phản ánh chính
xác, kịp thời toàn bộ tài sản và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá
trình kinh doanh, tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý kinh tế, lập kế
hoạch kinh doanh và làm các báo cáo tài chính theo đúng quy định của nhà
nước.
Phòng kỹ thuật: tham mưu trong công nghệ sản xuất, thiết kế sản
phẩm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tham mưu cho lãnh
đạo về công tác quản lý trang thiết bị.
Phòng kế hoạch vật tư: có trách nhiệm thu thập các thông tin về kinh

tế, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm cho các phòng ban liên quan. Theo dõi
chi tiết các quá trình nhập, xuất, tồn của vật tư để tham mưu cho ban giám
đốc trong việc lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, dự thảo hợp đồng kinh tế.
Phòng tổ chức: có nhiệm vụ quản lý hành chính, đời sống cán bộ nhân
viên trong công ty. Lưu giữ quản lý hồ sơ, sắp xếp nhân sự cho các phòng
ban.
SVTH:Võ Thị Thoả 10
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
Bộ phận bảo vệ: có nhiệm vụ theo dõi và duy trì việc chấp hành các
nội quy, quy định mà công ty đã ban hành và bảo vệ tài sản của công ty.
Các phân xưởng: đảm nhận các chức năng chuyên môn theo tính chất
công nghệ và yêu cầu kỹ thuật.
4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở Công ty cổ phần cơ khí Vinh
a. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở Công ty cổ phần cơ khí Vinh
Kế toán là một bộ phận quan trọng của công ty có trách nhiệm đưa ra
những thông tin kinh tế giúp ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty. Vì thế những thông tin kế toán đưa ra phải chính xác, kịp thời và
đầy đủ. Dựa vào những thông tin mà kế toán cung cấp, dưới sự chỉ đạo tập
trung của kế toán trưởng và chuyên môn sẽ giúp cho Giám đốc đưa ra những
quyết định hợp lý, kịp thời và nhạy bén về hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty.
Để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, Công ty
cổ phần cơ khí Vinh áp dụng mô hình kế toán tập trung.Trên cơ sở công việc
thực tế của công ty, bộ máy kế toán được thực hiện theo phương pháp ghép
việc, nghĩa là mỗi nhân viên kế toán có thể đảm nhiệm một hoặc một số
phần hành kế toán theo sự phân công công việc của kế toán trưởng.
SVTH:Võ Thị Thoả 11
Kế toán trưởng kiêm
trưởng phòng, kế toán
tổng hợp

Kế toán vật
liệu, tiền
lương, chi
phí sản
xuất, tạm
ứng
Kế toán
thanh toán,
thành
phẩm, công
nợ, giá
thành sp
Kế toán
TSCĐ,
thanh toán
nội bộ, phải
thu, phải trả
Kế toán
thống kê
phân
xưởng
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
b. Chức năng và nhiệm vụ của kế toán.
Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng, kế toán tổng hợp): có trách
nhiệm chỉ đạo chung mọi việc của phòng kế toán, chỉ đạo toàn bộ công tác
kế toán tại phòng kế toán và các phân xưởng…
Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước công
ty trước các cơ quan tài chính, cấp trên về các vấn đề liên quan đến tình hình
tài chính của công ty như tài sản, nguồn vốn và các khoản thuế.

Kế toán vật liệu, tiền lương, chi phí sản xuất, các khoản tạm ứng: chịu
trách nhiệm theo dõi việc nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, theo dõi các
khoản tạm ứng, xác định mức lương, tập hợp chi phí sản xuất.
Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm, thanh toán công nợ, tính giá
thành sản phẩm và theo dõi mặt hàng, thống kê tổng hợp số liệu cho kế toán
tổng hợp.
Kế toán tài sản cố định, thanh toán nội bộ, các khoản phải thu, phải trả
kiêm thủ quỹ: chịu trách nhiệm theo dõi hiện trạng và giá trị tài sản cố định,
có nhiệm vụ quản lý tiền mặt, tránh mất mát, nhầm lẫn trong việc thu chi,
kiểm tra lượng tiền tồn quỹ, đảm bảo cân đối thu chi…
Các nhân viên kế toán thống kê phân xưởng: làm nhiệm vụ theo dõi
thống kê tại phân xưởng và lập bảng tính lương cho nhân viên.
c. Hình thức kế toán tại Công ty cổ phần cơ khí Vinh.
Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định số
15/QĐ/BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính.
SVTH:Võ Thị Thoả 12
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào
31/12 hàng năm.
• Đơn vị tiền tệ mà công ty sử dụng là đồng Việt Nam
• Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là phương pháp khấu trừ.
• Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
• Phương pháp khấu hao tài sản cố định: phương pháp đường thẳng
Hình thức kế toán áp dụng: Công ty đang áp dụng hình thức sổ kế
toán “chứng từ ghi sổ”. Hình thức này phù hợp với công ty do đây là hình
thức sổ đơn giản, kết cấu sổ dễ ghi, dễ hiểu, thuận lợi cho việc phân công kế
toán và đặc biệt rất thuận lợi cho việc hạch toán kế toán bằng máy tính.
Theo hình thức này công ty sử dụng những loại sổ kế toán sau:
• Chứng từ ghi sổ
• Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

• Sổ cái
• Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ được
thể hiện ở sơ đồ sau
SVTH:Võ Thị Thoả 13
Sổ quỹ
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng
hợp chi tiết
Sổ, thẻ
kế toán
chi tiết
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu, kiểm tra:
Công ty cổ phần cơ khí Vinh còn áp dụng phần mềm kế toán trong
việc hạch toán, sau đây xin giới thiệu đôi nét về phần mềm kế toán đó.
Giới thiệu phần mềm kế toán áp dụng:
Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính bắt đầu từ năm
2005, phần mềm sử dụng là phần mềm UNESSCO do trung tâm UNESSCO-
phát triển công nghệ thông tin.Môi trường làm việc của kế toán là Microsof

Windows.
Phần mềm UNESSCO bao gồm các phần mềm như sau: khai báo hệ
thống, cập nhật số liệu, kế toán tổng hợp, kế toán báo cáo chi tiết, tập hợp
chi phí tính giá thành, báo cáo tài chính, một số báo cáo quản trị.
Quy trình hạch toán trên phần mềm:
SVTH:Võ Thị Thoả 14
Chứng từ kế toán Nhập dữ liệu vào phần mềm
Xử lý tự động theo phần mềm
Bảng tổng hợp,
chứng từ kế toán
các loại
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
In, sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm:
Đối chiếu, kiểm tra:
Hàng ngày hoặc có thể là cuối tháng tùy theo tính chất của từng
loại chứng từ kế toán đã được kiểm tra và phân loại theo các phần hành,
dùng làm căn cứ để ghi sổ, xác định các tài khoản ghi nợ, ghi có để nhập dữ
liệu vào máy theo các bảng biểu, sổ đã được thiết kế trên phần mềm kế toán,
các dữ liệu nhập vào được lưu trữ dưới dạng cơ sở dữ liệu đĩa cứng.
5. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính:
Căn cứ vào hệ thống báo cáo tài chính do Bộ tài chính ban hành
theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 căn cứ vào sự phân cấp
quản lý đáp ứng yêu cầu thống nhất và tổng hợp tình hình kết quả kinh
doanh của công ty, hệ thống báo cáo tài chính của công ty gồm:
• Bảng cân đối kế toán : Mẫu số B01-DN

• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : Mẫu số B02-DN
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ : Mẫu số B03-DN
• Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09-DN
Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty được lập theo quý và theo
năm, còn bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh
báo cáo tài chính được lập vào cuối niên độ kế toán. Niên độ kế toán của
công ty bắt đầu từ ngày 01/01/N, kết thúc ngày 31/12/N
SVTH:Võ Thị Thoả 15
Sổ tổng hợp
Sổ chi tiết
Báo cáo tài chính
Báo cáo kế toán quản
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
II. Thực trạng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
cổ phần cơ khí Vinh
1. Đặc điểm chi phí sản xuất kinh doanh và phân loại chi phí tại Công
ty cổ phần cơ khí Vinh .
a. Đặc điểm chi phí sản xuất tại công ty.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, Công ty cổ
phần cơ khí Vinh luôn sử dụng nhiều yếu tố chi phí phục vụ sản xuất nhiều
loại sản phẩm, mỗi loại sản phẩm tuỳ theo kết cấu, quy trình sản xuất mà
phát sinh các loại chi phí khác nhau về nội dùng, vai trò, công dụng…Vì vậy
để thuận tiện cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Công ty tập hợp chi phí theo khoản mục tính giá thành. Và do đặc thù của
ngành sản xuất nên chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn.
b. Phân loại chi phí sản xuất tại công ty.
Vận dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp được phân loại để hạch toán. Theo đó chi phí sản xuất của
công ty được chia thành 3 loại: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân

công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu
cần thiết để chế tạo hoàn thành sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
chiếm khoảng 60-80% tổng chi phí sản xuất sản phẩm, đây là một kết cấu
phù hợp với đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp.Nguyên vật liệu bao gồm:
nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ và nhiên liệu.
Nguyên vật liệu chính: được theo dõi trên TK 1521 - chi phí nguyên
vật liệu chính. Các loại vật liệu chính của công ty là: thép tròn các loại gồm:
Thép tròn P12-20, Thép tròn P21-30, Thép tròn P41-50…,Thép U-I-L- C-H
các loại có Thép I 100, Thép I 140, Thép tấm có các loại như tôn 3 ly +3,2,
SVTH:Võ Thị Thoả 16
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
tôn 5 ly…Thép vuông ống các loại như: thép ống P102, ống mạ 48. Đồng
các loại như: đồng cốt đông, đồng thanh cái…
Nguyên vật liệu phụ: Công ty sử dụng các loại vật liệu phụ là quê hàn
inox các loại, Axêton, Sơn chống rỉ các loại, bao đựng sản phẩm, nhựa
thông…

Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí tiền lương và các
khoản trích theo lương như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công
đoàn.
Về chi phí tiền lương: Công ty cổ phần cơ khí Vinh tính và trả lương
được thực hiện tuỳ theo đặc điểm và tính chất của công việc. Đối với công
nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng thì trả lương theo sản phẩm cuối
cùng, trường hợp công nhân trực tiếp tham gia vào các công việc khác của
SVTH:Võ Thị Thoả 17
TK152
TK621
Xuất NVL dùng trực tiếp cho sản xuất

TK 111,112,331…
Thuế GTGT
Mua NVL xuất thẳng cho sản xuất
TK 133
Kết chuyển chi
phí NVL cuối kỳ
NVL dùng không
hết nhập lại kho
TK 152
TK 154
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
công ty như dọn vệ sinh, sửa chữa máy móc thì sẽ quy đổi khối lượng công
việc đó ra theo tiền lương thời gian khoán cho từng công việc cụ thể. Ngoài
ra công nhân trực tiếp còn được hưởng những khoản tiền Lễ tết, tiền lương
khi tham gia những hoạt động, phong trào khác mà công ty giao, thực chất
đây cũng là tiền lương theo thời gian. Lương theo thời gian được tính theo
công thức:
Trong đó
Lương sản phẩm =
Sản lượng hoàn thành
trong tháng

×
Đơn giá tiền lương
sản phẩm hoàn thành
Lương
thời gian
=
×
Số ngày

thực tế làm
việc
Để khuyến khích công nhân hăng hái sản xuất nâng cao sản xuất và
chất lượng sản phẩm, cuối mỗi tháng từng phân xưởng dựa vào bảng chấm
công sẽ tiến hành bình bầu hệ số thi đua làm căn cứ để tính lương sản phẩm
cho mỗi công nhân và được tính theo công thức:
Tiền lương sản phẩm của mỗi
công nhân
= x x
Trong đó:
i
a
là hệ số bình bầu của công nhân thứ i
i
b
số công sản phẩm của công nhân thứ i
SVTH:Võ Thị Thoả 18
Tiền lương
công nhân
trực tiếp
sản xuất
=
Lương
sản
phẩm
+
Lương
thời
gian
+

Lương
ngày lễ
+
Lương
khác
+
Phụ
cấp
-
Các
khoản
giảm
trừ
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
Về các khoản trích theo lương: là các khoản trích theo lương của công
nhân trực tiếp sản xuất. Các khoản trích theo lương bao gồm: BHXH,
BHYT, KPCĐ. Các khoản được trích tính theo công thức sau:
Bảo hiểm xã hội = 15%
×
Tổng lương cơ bản của doanh nghiệp
Bảo hiểm y tế = 2%
×
Tổng lương cơ bản của doanh nghiệp
Kinh phí công đoàn = 2%
×
Tổng lương cơ bản của doanh nghiệp.

Sơ đồ hạch toán chi chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến
việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng như: chi phí

nhân công phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao TSCĐ, chi
phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác… Với tính chất là phát sinh
trong toàn phân xưởng nên kế toán phải tổng hợp chi phí sản xuất chung sau
đó phân bổ cho các sản phẩm, đơn đặt hàng theo tiêu thức phan bổ chi phí
SVTH:Võ Thị Thoả 19
TK334
TK338
TK335
Tiền lương và phụ cấp phải
trả
cho công nhân trực tiếp sản
xuất
Các khoản trích theo lương
được tính vào chi phí
Trích trước tiền lương của
công
nhân sản xuất vào chi phí
TK 622
TK 154
Kết chuyển chi phí
nhân
công trực tiếp cuối
kỳ
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo công
thức:
Chi phí sản xuất
chung phân bổ cho
sản phẩm, đơn đặt
hàng

= x
Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp của từng
sản phẩm, đơn đặt
hàng
SVTH:Võ Thị Thoả 20
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
Quy trình hạch toán chi phí sản xuất chung
SVTH:Võ Thị Thoả 21
Chi phí nhân viên
Chi phí vật liệu
Chi phí CCDC
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí khác bằng tiền
TK334,338
TK 152
TK 111,112,331…
TK 154
CPSXC phân bổ vào
Chi phí chế biến trong kỳ
TK 627
TK 153,142,242
TK 214
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí tại Công ty.
a. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc
điểm tổ chứ sản xuất kinh doanh của Công ty, đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất được Công ty cổ phần cơ khí Vinh xác định là các đơn đặt hàng, từng

chủng loại sản phẩm như: máy đập bột, máy đùn gạch, rulo cao su… hay
hàng loạt sản phẩm có tính chất giống nhau như phụ tùng lẻ.
b. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
Công ty sử dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất.
Theo phương pháp này các chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh cho sản xuất
sản phẩm, loại sản phẩm, đơn đặt hàng nào thì sẽ được tập hợp cho sản
phẩm, loại sản phẩm, đơn đặt hàng đó và cứ 3 tháng một lần công ty sẽ tiến
hành việc tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng loại sản phẩm, từng đơn
đặt hàng…
SVTH:Võ Thị Thoả 22
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
Quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
3. Công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất
a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chứng từ sử dụng.
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất sản phẩm
thì các chứng từ sử dụng là:
• Lệnh xuất, phiếu xuất kho.
• Hoá đơn giá trị gia tăng
• Bảng phân bổ nguyên vật liệu
• Giấy đề nghị tạm ứng nguyên vật liệu

Tài khoản sử dụng
SVTH:Võ Thị Thoả 23
Kết chuyển hoặc phân bổ
Chi phí NVL trực tiếp
cuối kỳ
Kết chuyển hoặc phân bổ
Chi phí NC trực tiếp

cuối kỳ
Kết chuyển CPSXC
được
Phân bổ cuối kỳ
TK622
TK627
TK154
Các khoản làm giảm
Nhập kho sản phẩm
Hàng gửi bán
Tiêu thụ thẳng
Giá thành sản phẩm
TK138,152,811
TK155
TK157
TK632
TK621
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
Công ty cổ phần cơ khí Vinh hạch toán hang tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên nên để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621- Chi phi nguyên vật liệu trực
tiếp. Tài khoản này mở chi tiết cho từng sản phẩm, Từng đơn đặt hàng, với
chi tiết máy và phụ tùng lẻ thì được theo dõi chung một tài khoản.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác như TK 111, TK
112, TK 152, TK 331…

Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Nguyên vật liệu sử dụng cho các công trình, từng đơn dặt hàng từng
sản phẩm. Đốí với các chi tiêt máy và phụ tùng lẻ chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp được chia thành hai nhóm nguyên vật liệu được xuất dùng tại kho

và nguyên vật liệu được chuyển thẳng đến công trình. Căn cứ vào số lượng
vật tư còn tồn trong kho thủ kho sẽ báo lên cho phòng kế hoạch vật tư để
định mức lượng vật tư sẽ phải mua để chuẩn bị cho đợt sản xuất mới. Khi
vật tư được mua về căn cứ váo hoá đơn giá trị gia tăng kế toán sẽ lập phiếu
nhập kho.
SVTH:Võ Thị Thoả 24
Bài tiểu luận:Hoàn thiện kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm
HOÁ ĐƠN (GTGT)
Liên 2: (Giao khách hàng)
Ngày 02 tháng 12 năm 2007
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Thanh Chiến
Địa chỉ: 23 Lê Hồng Phong – TP Vinh
Điện thoại: 0383.647 559
Họ và tên người mua hàng: Trần Nhân Quyết
Đơn vị mua hàng: Công ty cổ phần cơ khí Vinh
Địa chỉ: Số 47- Mai Hắc Đế – TP Vinh
Số tài khoản: 48010000079416
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản
Mã số thuế: 0600364117 ĐVT: đồng
TT
Tên hàng hoá và quy
cách
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá
(VNĐ)
Thành tiền
01

Thép P12-20 Kg
3.000
13809,5
41.428.500
02
Thép tròn P7-80 Kg
4.000
24.000
96.000.000
03
Thép U65 Kg
7.500
8.500
63.750.000
04
Thép U 300 Kg
3.000 14.425 43.275.000
Cộng tiền hàng 244.453.500
Thuế suất GTGT: 10% Giá trị hàng hoá 24.445.350
Tổng cộng thanh toán 268.898.850
Viết bằng chữ: Hai trăm sáu tám triệu tám trăm chín tám nghìn tám trăm
năm mươi đồng
SVTH:Võ Thị Thoả 25
Người mua hàng
(Đã ký)
Kế toán trưởng
(Đã ký)
Giám đốc
(Đã ký)

×