Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo án lịch sử lớp 4 mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.16 KB, 7 trang )

Ngày soạn: 14/10/2017
Ngày dạy: 17/10/2017
Lịch sử:
CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (Năm 938)
I. Mục tiêu:
- Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938:
+ Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể
của Dương Đinh Nghệ.
+ Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tĩên giết Dương Đinh Nghệ và cầu cứu nhà
Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuển bị đánh quân Nam Hán.
+ Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng: Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi
dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch.
+ Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến
phương Bấc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng (Năm 938)
III. Các hoạt đễng dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Kể lại tóm tắt cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- 2 HS thực hiện yêu cầu
- Nhận xét
2. Bài mới: (32’)
a) Giới thiệu bài (1’)
- Cả lớp theo dõi
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Các hoạt động: (31’)
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- Cho HS đọc thông tin ở SGK để tìm hiểu tiểu
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
sử Ngô Quyền.


- Trả lời
+ Ngô Quyền quê ở đâu?
- Ở Đường Lâm, Hà Tây
+ Vì sao Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh quân
- Ngô Quyền đánh Kiều Công Tiễn để trả
Nam Hán?
thù cho cha vợ. Kiều Công Tiễn cầu cứu
nhà Nam Hán, nhân đó nhà Hán đem
quân sang đánh nước ta. Ngô Quyền chỉ
huy quân ta đánh quân Nam Hán.
* Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi
- Cho HS đọc đoạn “Sang đánh nước ta … hoàn
toàn thất bại”
+ Cửa sông Bạch Đằng ở đâu?
- Ở tỉnh Quảng Ninh
+ Quân Ngô Quyền dựa vào thủy triều để làm gì? - Để cắm cọc xuống dòng sông
+ Trận đánh diễn ra như thế nào?
- Khi thuỷ triều lên Ngô Quyền cho
thuyền ra khiêu chiến. Lúc thuỷ triều
xuống quân ta mai phục hai bên bờ sông
đổ ra đánh. Giặc cố chạy thoát thân.
- Kết quả trận đánh ra sao?
- Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi
- Cho HS xem lược đồ trận chiến trên sông Bạch - HS quan sát
Đằng.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
* Hoạt động 3: Làm việc nhóm lớn
- Trao đổi thảo luận nhóm
- GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận
- 1 số nhóm trình bày, lớp nhận xét

- Ngô Quyền xưng vương chọn Cổ Loa
làm kinh đô.
+ Sau khi đánh tan quân Nam Hán Ngô Quyền
- Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì


làm gì?
+ Điều đó có ý nghĩa như thế nào?

nước ta bị phong kiến phương Bấc đô hộ,
mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

- Rút ra kết luận (SGK trang 22)
* Ghi nhớ: (SGK)
- Cho HS đọc ghi nhớ
3. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Cho HS chơi Trò chơi ô chữ.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Dặn học sinh về nhà học bài. Xem trước bài Ôn
tập

- 3 HS đọc phần ghi nhớ

- Theo dõi, thực hiện
- Theo dõi


LỊCH SỬ:
NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I. MỤC TIÊU : - Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên

nước vẫn là Đại Việt.
- HSKG biết những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố , xây dựng đất nước: chú ý xây
dựng lực lượng quân đội, chăm lo bảo vệ đê điều, khuyến khích nông dân sản xuất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình minh họa trong SGK.
- Phiếu học tập cho HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. BÀI CŨ:(5’)
- Hãy trình bày kết quả của cuộc kháng - HS lên bảng trả lời câu hỏi.
chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ
hai?
- Theo em, vì sao nhân dân ta có thể giành
được chiến thắng vẻ vang ấy ?
* GV nhận xét.
B. BÀI MỚI:(32’)
* Giới thiệu bài:(1’) Nhà Lý thành lập vào - Lắng nghe.
năm 1009, sau hơn 200 năm tồn tạo đã có
công lao to lớn trong việc xây dựng và bảo
vệ đất nước ta. Tuy nhiên, cuối thời Lý, vua
quan ăn chơi sa đọa, nhân dân đói khổ, giặc
ngoại xâm lăm le xâm chiếm nước ta. Trước
tình hình đó, nhà Trần lên thay nhà Lý. Bài
học hôm nay giúp các em hiểu hơn về sự
thành lập của nhà Trần.
* Hoạt động 1:(15’) Hoàn cảnh ra đời của
nhà Trần.
- Yêu cầu HS đọc SGK đoạn “Đến cuối thế - 1 HS đọc.
kỉ XII ... Nhà Trần được thành lập”

- Hỏi : Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII - Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, nội
ntn?
bộ triều đình lục đục, đời sống nhân dân
khổ cực. Giặc ngoại xâm lăm le xăm
lược nước ta. Vua Lý phải dựa vào thế
lực của nhà Trần để giữ ngai vàng.
- Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay thế - Vua Lý Huệ Tông không có con trai
nhà Lý ntn ?
nên truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu
Hoàng. Trần Thủ Độ tìm cách cho Lý
Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, rồi nhường
ngôi cho chồng. Nhà Trần được thành
lập.
- GV kết luận : Khi nhà Lý suy yếu, tình
hình đất nước khó khăn, nhà Lý không còn
gánh vác được việc nước nên sự thay thế nhà
Lý bằng nhà Trần là một điều tất yếu. Chúng
ta cùng tìm hiểu tiếp bài để biết nhà Trần đã
làm gì để xây dựng và bảo vệ đất nước.


* Hoạt động 2:(16’) Nhà Trần xây dựng đất
nước.(dành cho HSKG)
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoàn - HS đọc SGK và hoàn thành phiếu.
thành phiếu học tập.
Đánh dấu x vào  trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây.
a) Nhà Trần làm gì để xây dựng quân đội ?
 Tuyển tất cả trai tráng từ 16 đến 30 tuổi vào quân đội.
 Tất cả các trai tráng khỏe mạnh đều được tuyển vào quân đội sống tập trung trong
doanh trại để luyện tập hằng ngày.

 Trai tráng khỏe mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì ở làng sản xuất, lúc có
chiến tranh thì tham gia chiến đấu.
b) Nhà trần làm gì để phát triển nông nghiệp ?
 Đặt thêm chức quan Hà đê sứ để trông coi đê điều
 Đặt thêm chức quan Khuyến nông sứ để khuyến khích nông dân sản xuất.
 Đặt thêm chức quan Đồn điền sứ để tuyển mộ người đi khẩn hoang.
 Tất cả các ý trên.
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả trước lớp. - 3 HS lần lượt báo cáo kết qủa.
HS1 : Hoàn thành sơ đồ.
HS2 : Trả lời câu hỏi 2a.
HS3 : Trả lời câu hỏi 2b.
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét.
- HS nhận xét về phần trả lời của từng
HS.
- GV hỏi : Hãy tìm những sự việc cho thấy - HS đọc SGK và trả lời.
dưới thời Trần, quan hệ giữa vua và quan,
giữa vua và dân chưa quá cách xa ?
Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm
cung điện để nhân dân đến thỉnh khi có
việc cầu xin hoặc oan ức. Trong các
buổi yến tiệc, có lúc vua và các quan
nắm tay nhau ca hát vui vẻ.
- GV kết luận về những việc nhà Trần đã làm
để xây dựng đất nước.
- Cho HS xem một số tranh, ảnh
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:(3’)
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- 2 em đọc.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe

Bài sau : Nhà Trần và việc đắp đê.


Ngày soạn: 05/12/2015
Ngày dạy: 08/12/2015
KHOA HỌC :

TIẾT KIỆM NƯỚC

I. MỤC TIÊU - Thực hành tiết kiệm nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các hình minh họa SGK/60,61.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

HOẠT ĐỘNG DẠY
A. BÀI CŨ: (5’)
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ?
- Nhận xét HS.
B. BÀI MỚI :(32’)
* Giới thiệu bài(1’) : Chúng ta phải làm gì để tiết
kiệm nước ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả
lời câu hỏi đó.
* Hoạt động 1 :(11’) Những việc nên và không
nên làm để tiết kiệm nước.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm. Yêu cầu các
nhóm quan sát hình.
- Thảo luận và trả lời các câu hỏi.

HOẠT ĐỘNG HỌC
- HS lên bảng trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe.

- Tiến hành thảo luận và trình bày
trong nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày trước
lớp.

1. Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ ?
2. Theo em, việc làm đó nên hay không nên làm ?
Vì sao ?
- Gọi các nhóm trình bày, các nhóm khác có cùng
nội dung bổ sung.
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm.
* Kết luận : Nước sạch không phải tự nhiên mà có, - Lắng nghe.
chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê
phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí
nước.
* Hoạt động 2 :(11’) Tại sao phải thực hiện tiết
kiệm nước.
- Tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. Yêu cầu HS - Quan sát, suy nghĩ và tự do phát
quan sát hình 7,8 SGK/61 vẽ và trả lời câu hỏi.
biểu ý kiến.
1. Em có nhận xét gì về hình b trong hai hình ?
2. Bạn nam ở hình 7a nên làm gì ? Vì sao ?
- Hỏi : Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước ?
- HS trả lời.
* Kết luận : Nước sạch không phải tự nhiên mà có. - Lắng nghe.
Nhà nước phải chi phí nhiều công sức, tiền của để
xây dựng các nhà máy sản xuất nước sạch. Trên
thực tế không phải địa phương nào cũng được

dùng nước sạch. Mặt khác, các nguồn nước trong
thiên nhiên có thể dùng được là có giới hạn. Vì vậy
chúng ta cần phải tiết kiệm nước. Tiết kiệm nước
vừa tiết kiệm được tiền cho bản thân, vừa để có
nước cho nhiều người khác, vừa góp phần bảo vệ
nguồn tài nguyên nước.


* Hoạt động 3:(9’) Cuộc thi Đội tuyên truyền giỏi.
- GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm vẽ tranh với nội dung tuyên
truyền, cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước.
- GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm, bảo đảm
HS nào cũng tham gia.
- Yêu cầu các nhóm thi tranh vẽ và cách giới thiệu.
Mỗi nhóm cử 1 HS làm giám khảo.
- Nhận xét từng nhóm.
- Khen ngợi các em, trao phần thưởng (nếu có).
* Kết luận : Chúng ta không những thực hiện tiết
kiệm nước mà còn phải vận động, tuyên truyền
mọi người cùng thực hiện.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:(3’)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Dặn HS luôn có ý thức tiết kiệm nước và tuyên
truyền vận động mọi người cùng thực hiện.
Bài sau : Làm thế nào để biết có không khí.

- Tiến hành vẽ tranh theo nhóm.
- Thảo luận tìm để tài và lời giới

thiệu.
- Các nhóm trình bày và giới thiệu
ý tưởng của nhóm mình.

- Lắng nghe
- Thực hiện


phßng gd&®t thµnh phè tam kú
trêng th trÇn quý c¸p

GIÁO ÁN DẠY THỰC TẬP
MÔN: LỊCH SỬ
BÀI DẠY: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ
QUYỀN LÃNH ĐẠO (Năm 938)

Giáo viên dạy: Đặng Thị Ngãi
Tổ chuyên môn: Tổ 4

NĂM HỌC: 2017-2018



×