Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Phân tích thực trạng kê đơn thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú tại trung tâm y tế thành phố thái nguyên năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 66 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÃ THỊ THU HƯƠNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN
THUỐC BHYT NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM
Y TẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2016

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI - 2017


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÃ THỊ THU HƯƠNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN
THUỐC BHYT NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM
Y TẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2016

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TCQLD
MÃ SỐ:

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Xuân Thắng
Thời gian thực hiện: 15/05/2017– 20/09/2017

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà
Nội đã dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện trong suốt
những năm học vừa qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô bộ môn Quản
lý kinh tế dược đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến Sĩ Đỗ Xuân Thắng là người
Thầy đã luôn quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm Y tế Thành phố
Thái Nguyên và các anh chị tại Khoa Dược bệnh viện đã tạo điều kiện cho tôi
về mọi mặt để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Lời cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp và người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ và đóng góp ý
kiến cho tôi hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2017
Học viên

Lã Thị Thu Hương


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

: Bảo hiểm y tế

BN


: Bệnh nhân

BVĐK

: Bệnh viện đa khoa

BYT

: Bộ Y tế

HĐT & ĐT : Hội đồng thuốc và điều trị
HTT

: Hướng tâm thần

KS

: Kháng sinh

MS

: Mẫu số

NT-ĐTĐ

: Nội tiết - Đái tháo đường

SL


: Số lượng

TL

: Tỷ lệ

TP

: Thành phần

TTYT

: Trung tâm Y tế

VTM

: Vitamin


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Tổng quan về quy định kê đơn thuốc ngoại trú ......................................... 3
1.1.1. Đơn thuốc và quy định kê đơn thuốc ...................................................... 3
1.1.1.1. Đơn thuốc ............................................................................................. 3

1.1.1.2. Quy định kê đơn thuốc ......................................................................... 3
1.1.2. Các căn cứ trong việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú ............................ 4
1.1.2.1. Căn cứ theo thông tư 23/2011/TT-BYT .............................................. 4
1.1.2.2. Căn cứ theo thông tư 21/2013/TT-BYT .............................................. 5
1.1.2.3. Căn cứ theo thông tư 05/2016/TT-BYT .............................................. 6
1.2. Thực trạng kê đơn và sử dụng .................................................................... 8
1.2.1. Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới .................................. 8
1.2.2. Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc tại Việt Nam ............................... 11
1.3. Giới thiệu về Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên ............................ 12
1.4. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................ 17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 18
2.1. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu ....................................................... 18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 18
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 18
2.2.1. Các biến số trong nghiên cứu ................................................................ 18


2.2.1.1. Các biến số trong khảo sát thực trạng thực hiện quy chế kê đơn thuốc
trong điều trị ngoại trú..................................................................................... 18
2.2.1.2. Các biến số trong phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú ........ 21
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 23
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 23
2.2.4. Cách chọn mẫu ...................................................................................... 25
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 26
2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................... 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 32
3.1. Khảo sát thực trạng quy chế đơn thuốc ngoại trú tại Trung tâm Y tế
Thành phố Thái Nguyên.................................................................................. 32
3.1.1. Ghi thông tin bệnh nhân trong đơn thuốc ngoại trú .............................. 32

3.1.2. Thông tin về người kê đơn, ghi chẩn đoán ........................................... 33
3.1.3. Thông tin về thuốc ................................................................................ 34
3.1.4. Ghi hướng dẫn sử dụng thuốc ............................................................... 35
3.2. Phân tích một số chỉ tiêu kê đơn thuốc BHYT ngoại trú ......................... 37
3.2.1. Số thuốc kê trung bình trong một đơn .................................................. 37
3.2.2. Số chẩn đoán trung bình trong đơn thuốc ............................................. 38
3.2.3. Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh .................................................. 39
3.2.5. Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm .................................................. 40
3.2.6. Tỷ lệ phần trăm đơn kê có Vitamin ...................................................... 40
3.2.7. Tỷ lệ phần trăm đơn kê thuốc hướng tâm thần ..................................... 41
3.2.8. Đơn thuốc và DMTBV.......................................................................... 41
3.2.9. Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện ....................................................... 41
Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 43
4.1. Thực trạng quy chế kê đơn thuốc ngoại trú tại Trung tâm Y tế Thành phố
Thái Nguyên .................................................................................................... 43
4.1.1. Ghi thông tin bệnh nhân ........................................................................ 43


4.1.2. Ghi thông tin về người kê đơn, ghi chẩn đoán ...................................... 44
4.1.3. Phân loại thuốc ...................................................................................... 44
4.1.4. Ghi nồng độ/hàm lượng, số lượng thuốc theo lượt thuốc ..................... 45
4.1.5. Ghi hướng dẫn sử dụng thuốc ............................................................... 45
4.2. Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc BHYT ngoại trú ........................... 46
4.2.1. Số thuốc kê trung bình trong một đơn, số chẩn đoán trung bình trong
một đơn............................................................................................................ 46
4.2.2. Số đơn thuốc có kê kháng sinh, có kê thuốc tiêm, có kê vitamin và có
kê thuốc hướng tâm thần ................................................................................. 48
4.2.3. Các chỉ số sử dung thuốc toàn diện ....................................................... 50
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 52
1.1. Thực trạng quy chế kê đơn thuốc ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố

Thái Nguyên .................................................................................................... 52
1.2. Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc BHYT ngoại trú ........................... 52
KẾT LUẬN ................................................................................................... 52
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢỎ ............................................................................... 54
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 57


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Một số chỉ số kê đơn thuốc tại một số quốc gia ............................. 10
Bảng 2.2. Biến số trong thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú ................ 18
Bảng 2.3. Các biến số về chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú ................................. 21
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................. 26
Bảng 3.5. Ghi thông tin bệnh nhân trong đơn thuốc ngoại trú (n= 400) ........ 32
Bảng 3.6. Thông tin về người kê đơn ............................................................. 33
Bảng 3.7. Phân loại thuốc ............................................................................... 34
Bảng 3.8. Ghi nồng độ/hàm lượng, số lượng thuốc theo lượt thuốc .............. 35
Bảng 3.9. Ghi hướng dẫn sử dụng theo đơn thuốc ......................................... 35
Bảng 3.10. Ghi hướng dẫn sử dụng theo lượt thuốc ....................................... 36
Bảng 3.11. Số thuốc kê trong đơn thuốc ......................................................... 37
Bảng 3.12. Số chẩn đoán trung bình ............................................................... 38
Bảng 3.13. Số kháng sinh trung bình trong 1 đơn thuốc có kê kháng sinh và tỷ
lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh.................................................................. 39
Bảng 3.14. Tỷ lệ các loại thuốc kháng sinh .................................................... 39
Bảng 3.15. Tỷ lệ phần đơn kê có thuốc tiêm .................................................. 40
Bảng 3.16. Tỷ lệ phần đơn kê có Vitamin ...................................................... 40
Bảng 3.17. Tỷ lệ phần đơn kê thuốc hướng tâm thần ..................................... 41
Bảng 3.18. DMTBV đối với đơn thuốc BHYT ngoại trú ............................... 41
Bảng 3.19. Chi phí của một đơn thuốc............................................................ 41
Bảng 3.20. Tỷ lệ chi phí thuốc KS, thuốc tiêm, thuốc HTT và vitamin/khoáng

chất .................................................................................................................. 42


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên .................. 15
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức khoa Dược TTYT thành phố Thái Nguyên ............. 16
Hình 3.3. Phân loại thuốc được kê trong đơn thuốc ....................................... 34
Hình 3.4. Tỷ lệ số lượng thuốc trong đơn thuốc ............................................. 37


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, thị trường Dược phẩm Việt Nam đã và đang
không ngừng biến đổi, các mặt hàng thuốc khá đa dạng và phong phú cả về
hoạt chất, hàm lượng, nồng độ hay dạng dùng. Người dân được đáp ứng nhu
cầu về thuốc và tiếp cận về dịch vụ y tế cơ bản có chất lượng, sức khỏe nhân
dân càng được chú trọng và nâng cao với chi phí hợp lý nhất thông qua chính
sách “Bảo hiểm Y tế toàn dân”.
Sử dụng thuốc an toàn - hợp lý - hiệu quả - kinh tế là một trong những
chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam, trong đó vai trò của người thầy
thuốc hết sức quan trọng. Việc quyết định dùng loại thuốc gì, dùng như thế
nào phụ thuộc hoàn toàn vào người thầy thuốc - người trực tiếp thăm khám,
chẩn đoán bệnh và kê đơn thuốc. Hiện nay việc kê đơn thuốc không đúng quy
chế, kê quá nhiều thuốc trong một đơn, lạm dụng kháng sinh, vitamin, kê đơn
không phải thuốc thiết yếu…đang là một trong vấn đề khó kiểm soát tại nhiều
cơ sở điều trị làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh, tăng nguy cơ xảy ra
ADR, tương tác thuốc. Do vậy việc giám sát quản lý, sử dụng thuốc chặt chẽ
là ưu tiên hàng đầu trong kê đơn thuốc điều trị ngoại trú, Bộ Y tế đã ban hành
thông tư số 05/2016/TT-BYT về quy chế kê đơn thuốc điều trị ngoại trú.
Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên là mô hình lồng ghép quản lý 2
phân tuyến chuyên môn kỹ thuật (tuyến 3 và tuyến 4) tương đương bệnh viện

hạng III với quy mô 105 giường bệnh. Trung tâm có chức năng dự phòng:
thực hiện các chương trình y tế quốc gia về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
nhân dân, chăm sóc sức khỏe ban đầu từ tuyến cơ sở, ủng cố hoàn thiện mạng
lưới y tế cơ sở. Chức năng khám, chữa bệnh của trung tâm là khám, chữa
bệnh ban đầu của người có thẻ bảo hiểm y tế và các đối tượng khác. Để đảm
bảo hoạt động sử dụng thuốc đạt hiệu quả điều trị, khoa Dược luôn bám sát
các thông tư, hướng dẫn của Bộ Y tế, thường xuyên có các hoạt động nhằm

1


kiểm soát việc kê đơn, sử dụng thuốc an toàn - hợp lý - hiệu quả, nâng cao
chất lượng khám chữa bệnh. Nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu nào để đánh
giá việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú tại trung tâm vì vậy chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong
điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên năm 2016”
với hai mục tiêu sau:
1. Khảo sát thực trạng thực hiện quy chế kê đơn thuốc BHYT ngoại trú
theo TT 05/2016/TT-BYT tại Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên.
2. Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú tại Trung tâm Y tế
thành phố Thái Nguyên năm 2016.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng
việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

2


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về quy định kê đơn thuốc ngoại trú

1.1.1. Đơn thuốc và quy định kê đơn thuốc
1.1.1.1. Đơn thuốc
Đơn thuốc là tài liệu chỉ định dùng thuốc của bác sĩ cho người bệnh, là
cơ sở pháp lý cho việc chỉ định thuốc, bán thuốc và cấp thuốc theo đơn [7]. Bác
sĩ có thể chỉ định điều trị cho người bệnh vào đơn thuốc (theo mẫu quy định
của BYT) hoặc sổ y bạ, sổ điều trị bệnh mạn tính gọi chung 1à đơn thuốc.
Đơn thuốc là chỉ định của người thầy thuốc đối với bệnh nhân nhằm
giúp họ có được những thứ thuốc theo đúng phác đồ điều trị.
Đơn thuốc là tổng hợp các loại thuốc, bao gồm cả thuốc bắt buộc phải
bán theo đơn và những thuốc có thể tự mua.
1.1.1.2. Quy định kê đơn thuốc
Kê đơn là hoạt động của bác sĩ xác định xem người bệnh cần dùng
những thuốc gì, liều dùng cùng với liệu trình điều trị phù hợp. Trên thế giới
WHO và hội Y khoa các nước đã ban hành và áp dụng “Hướng dẫn kê đơn
tốt”. Để thực hành kê đơn thuốc tốt, người thầy thuốc cần phải tuân thủ quá
trình thực hiện kê đơn, điều trị hợp lý gồm 6 bước:
1. Xác định vấn đề bệnh lý của bệnh nhân
2. Xác định mục tiêu điều trị: muốn đạt được gì sau điều trị
3. Xác định tính phù hợp của phương pháp điều trị riêng cho bệnh
nhân: kiểm tra tính hiệu quả và an toàn.
4. Kê đơn thuốc.
5. Cung cấp thông tin, hướng dẫn và cảnh báo.
6. Theo dõi (và dừng) điều trị [15].
Kê đơn thuốc hợp lý thông qua việc kê những thuốc hiệu quả an toàn
cho bệnh nhân không những giúp cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe
bệnh nhân tại các cơ sở y tế mà còn góp phần giảm chi phí điều trị. Trái lại,

3



nếu kê đơn không hợp lý sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cả về kinh tế
lẫn sức khỏe.
Trên thế giới không có một tiêu chuẩn thống nhất nào về kê đơn thuốc
và mỗi quốc gia có quy định riêng phù hợp với điều kiện của đất nước mình.
Tuy nhiên, yêu cầu quan trọng nhất đó là đơn thuốc phải rõ ràng. Đơn thuốc
phải có tính hợp lệ và chỉ định chính xác thuốc phải sử dụng. Theo khuyến
cáo của WHO thì một đơn thuốc đầy đủ bao gồm các nội dung sau:
1. Tên, địa chỉ của người kê đơn và số điện thoại (nếu có).
2. Ngày, tháng kê đơn.
3. Tên thuốc khuyến cáo là gốc, hàm lượng thuốc.
4. Dạng thuốc, tổng lượng thuốc.
5. Hướng dẫn sử dụng, cảnh báo.
6. Tên, tuổi, địa chỉ của bệnh nhân.
7. Chữ ký của người kê đơn [15].
Một đơn thuốc được xem là chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu: hiệu quả
chữa bệnh cao, an toàn trong điều trị và tiết kiệm.
1.1.2. Các căn cứ trong việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú
Để đánh giá cũng như giám sát hoạt động kê đơn thuốc trong bệnh
viện, Bộ Y tế cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định về các hoạt động kê
thuốc tại các cơ sở y tế.
1.1.2.1. Căn cứ theo thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của
Bộ Y tế ban hành về hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường
bệnh:
* Thuốc chỉ định cho người bệnh cần bảo đảm các yêu cầu sau:
- Phù hợp với chẩn đoán và diễn biến bệnh;
- Phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh;
- Phù hợp với tuổi và cân nặng;
- Phù hợp với hướng dẫn điều trị (nếu có);
4



- Không lạm dụng thuốc [5].
* Lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh:
- Căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của
thuốc để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp.
- Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi
sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với
thuốc chỉ dùng đường tiêm [5].
* Cách ghi chỉ định thuốc:
- Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ
bệnh án, không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa chữa
bất kỳ nội dung nào phải ký xác nhận bên cạnh.
- Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng),
liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần
dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt
khi dùng thuốc.
- Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và
các đường dùng khác [5].
1.1.2.2. Căn cứ theo thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của
Bộ Y tế về “Tổ chức và hoạt động của HĐT & ĐT trong bệnh viện”
* Các chỉ số kê đơn
- Số thuốc kê trung bình trong một đơn;
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê theo tên chung quốc tế (INN;)
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh;
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm;
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin;
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong DMTTY do Bộ Y tế ban
hành [6].

5



* Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc;
- Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn;
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh;
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin;
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị;
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe;
- Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách
quan [6].
1.1.2.3. Căn cứ theo thông tư 05/2016/TT-BYT ngày 29 tháng 02 năm 2016
quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
* Nguyên tắc khi kê đơn
- Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn
đoán bệnh;
- Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh;
- Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và
điều trị của Bộ Y tế hoặc đủ sử dụng tối đa 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp
kê đơn thuốc gây nghiện và kê đơn thuốc hướng tâm thần và tiền chất;
- Y sỹ không được kê đơn thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa
hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất
hướng tâm thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất không
thuộc danh Mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
- Không được kê vào đơn thuốc:
+ Các thuốc, chất không nhằm Mục đích phòng bệnh, chữa bệnh;
+ Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam;
+ Thực phẩm chức năng;
+ Mỹ phẩm.


6


* Yêu cầu chung với nội dung kê đơn thuốc
1. Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong đơn thuốc hoặc trong
sổ khám bệnh hoặc sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh.
2. Ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang thường trú hoặc tạm trú:
số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn, ấp, bản, xã, phường, thị trấn.
3. Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi và ghi tên bố
hoặc mẹ của trẻ.
4. Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic) trừ trường hợp
thuốc có nhiều hoạt chất. Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại
phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế.
Ví dụ: đối với thuốc Paracetamol
- Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế: Paracetamol 500mg.
- Trường hợp ghi tên thuốc theo tên thương mại: Paracetamol 500mg
(Hapacol hoặc Biragan hoặc Efferalgan hoặc Panadol...).
5. Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng, liều dùng, đường dùng,
thời điểm dùng của mỗi loại thuốc.
6. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
7. Số lượng thuốc: viết thêm số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một
chữ số (nhỏ hơn 10).
8. Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên
cạnh nội dung sửa.
9. Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía
trên chữ ký của người kê đơn; ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn.
* Kê đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng công
nghệ thông tin trong kê đơn thuốc
- Đơn thuốc kê trên máy tính 01 lần, sau đó in ra và người kê đơn ký
tên, trả cho người bệnh 01 bản để lưu trong sổ khám bệnh hoặc trong sổ điều

trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh.
7


- Đơn thuốc “N” thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư
này và Đơn thuốc “H” thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư
này: đơn thuốc được in ra 03 bản tương ứng để lưu đơn.
- Đơn thuốc “N” theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này: đơn
thuốc được in ra 06 bản tương ứng cho 03 đợt điều trị cho một lần khám bệnh,
trong đó: 03 bản tương ứng 03 đợt điều trị lưu tại bệnh án điều trị ngoại trú
của người bệnh; 03 bản tương ứng 03 đợt điều trị giao cho người bệnh hoặc
người nhà người bệnh.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng công nghệ thông tin phải
bảo đảm việc lưu đơn để triết xuất dữ liệu khi cần thiết.
1.2. Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc những năm gần đây
1.2.1. Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới
Thuốc đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, duy trì và phục
hồi sức khỏe của người dân. Do đó việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý là một
vấn đề vô cùng quan trọng không phải của một quốc gia nào mà nó là vấn đề
của toàn thế giới.
Sử dụng thuốc là khâu chủ chốt trong chu trình cung ứng thuốc thể hiện
kết quả của một chuỗi hoạt động đưa thuốc đến người bệnh. Sử dụng thuốc
chịu ảnh hưởng của bốn bước trong chu trình, gồm: chẩn đoán, kê đơn, giao
phát và tuân thủ điều trị. Như vậy, để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý,
hiệu quả, người kê đơn phải tuân thủ theo một quy trình kê đơn chuẩn, bắt
đầu bằng việc chẩn đoán để xác định tình trạng bệnh, sau đó xác định mục
tiêu điều trị và kê đơn phù hợp.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không hợp lý đã và đang là vấn đề đáng
quan tâm của mọi quốc gia, gây hậu quả nghiêm trọng cho nên kinh tế và xã
hội. Hiện tượng kê đơn thuốc không phù hợp với chẩn đoán, lạm dụng kháng

sinh...còn rất phổ biến.

8


Theo Tổ chức Y tế thế giới có 50% thuốc được cấp phát, phân phối
hoặc bán không phù hợp, trong khi có tới 50% bệnh nhân sử dụng thuốc
không phù hợp lý [21]. Các sai sót thường gặp khi sử thuốc không hợp lý là:
kê đơn quá nhiều loại thuốc cho một bệnh nhân, lạm dụng thuốc tiêm trong
khi nếu sử dụng các công thức thuốc uống sẽ hợp lý và tránh được nhiều tai
biến hơn; sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý như kê đơn không đủ liều
dùng, không đủ thời gian hay sử dung kháng sinh khi không bị nhiễm khuẩn
gây hiện tượng kháng thuốc; kê đơn không theo hướng dẫn điều trị; bệnh
nhân tự điều trị hay điều trị không theo hướng dẫn [21].
Một nghiên cứu về sử dụng thuốc tại 35 quốc gia trên thế giới, được
đánh giá theo phương pháp chuẩn của WHO, trong giai đoạn 1988-2002 hầu
hết được tiến hành tại các nước có thu nhập thấp, kết quả thu được đã phản
ánh được phần nào thực trạng kê đơn trên thế giới. Số thuốc trung bình trong
đơn thuốc thu được ở 35 quốc gia là 2,39 thuốc, cao nhất là 4,4 thuốc và thấp
nhất là 1,3 thuốc. Tình trạng lạm dụng kháng sinh khá phổ biến ở các quốc
gia với 45% đơn thuốc sử dụng kháng sinh, cá biệt ở một số nước (Indonesia
(1990), Pakistan (1998) và Tây Bengal, Ấn Độ (1990)) tỷ lệ này đã vượt quá
70% đơn thuốc đã được kiểm tra. Tại Eritrea, đã được xác nhận rằng 75%
người lớn và trẻ em được chẩn đoán viêm đường hô hấp trên đươc kê kháng
sinh mặc dù nguyên nhân của nhiểm trùng có thể là virus [22].
Tình trạng sử dụng kháng sinh không hợp lý không chỉ xảy ra ở các
nước có thu nhập thấp hoặc trung bình mà xảy ra trên toàn thế giới. Ngay tại
các nước Châu Âu, với cùng một hồ sơ bệnh tương tự, một số quốc gia đang
sử dụng gấp 3 lần kháng sinh theo đầu người so với nước khác và chỉ có 70%
bệnh nhân viêm phổi nhận được một loại kháng sinh thích hợp, khoảng một

nửa trong các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên và tiêu chảy do
virus xong vẫn nhận được kháng sinh không thích hợp [23].

9


Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 90% thuốc tiêm là không cần thiết,
bởi vì hoàn toàn có thể sử dụng thuốc theo đường dùng khác hợp lý và phòng
tránh được nhiều nguy cơ. Một số quốc gia tỷ lệ này chiếm khá cao trên 60%:
Indonesia (1998), Parkistan, Uzbekistan và Ghana [22].
Những năm gần đây, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra những khuyến cáo
và hầu hết các quốc gia đều có ban hành các quy định về kê đơn thuốc riêng,
cụ thể.
Để đánh giá thực trạng kê đơn, trên thế giới người ta đã sử dụng chỉ số
kê đơn. Các chỉ số kê đơn được dựa trên thực tiễn quan sát được (theo phương
pháp hồi cứu hoặc phương pháp tiến cứu) trong một mẫu các lần khám lâm
sàng diễn ra ở các cơ sở y tế điều trị ngoại trú các bệnh cấp tính hoặc mạn
tính. Các chỉ số kê đơn chủ yếu đo lường xu hướng kê đơn chung ở nơi được
nghiên cứu, không phụ thuộc vào chẩn đoán cụ thể [14]. Theo nghiên cứu
đánh giá về một số chỉ số kê đơn thuốc tại một số nước cho thấy có sự khác
biệt giữa các quốc gia.
Bảng 2.1. Một số chỉ số kê đơn thuốc tại một số quốc gia
Maldives
(2014)
[21]

Myanmar
(2014)
[22]


Nepal
(2014)
[20]

Butan
(2015)
[21]

Khuyến
cáo của
WHO
[20]

Số thuốc trung bình/1 đơn

3,02

2,2

2,77

2,5

1,6-1,8

% đơn kê kháng sinh

24,2

54,2


40,4

41,9 20,0-26,8

% đơn kê thuốc tiêm

17,5

10,0

0,0

2,9

% đơn kê vitamin

46,7

30,9

29,6

27,1

% thuốc được kê theo tên gốc

16,8

75,9


66,0

95,2

100

% thuốc thuốc DMTTY

69,5

83,1

90,4

98,8

100

% người bệnh viêm đường hô
hấp trên được kê kháng sinh

48,2

88,9

71,3

42,0


Chỉ số kê đơn

10

13,4-24,1


Kết quả nghiên cứu cho thấy, so với khuyến cáo của WHO số thuốc
trong một đơn và tỷ lệ đơn có kê kháng sinh tại các quốc gia thường cao hơn.
Tỷ lệ thuốc nằm trong danh mục thuốc thiết yếu và tỷ lệ thuốc được kê theo
tên generic thường thấp hơn so với khuyến cáo của WHO.
1.2.2. Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc tại Việt Nam
Kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế
chung của thế giới. Đó là tình trạng kê đơn và sử dụng thuốc không hợp lý,
lạm dụng thuốc kháng sinh, vitamin và kê quá nhiều thuốc trong một đơn...
Tình trạng này đã và đang làm tăng chi phí cho hoạt động chăm sóc sức khỏe,
làm giảm chất lượng điều trị, đồng thời làm tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng
có hại cho chính bệnh nhân.
Kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng
nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về kháng sinh và
kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp, đặc biệt ở vùng
nông thôn. Có đến 88% nhà thuốc thành thị và 91% nhà thuốc ở nông thôn
bán thuốc kháng sinh không có đơn. Kháng sinh đóng góp 13,4% ở thành thị
và 18,7% ở nông thôn trong tổng số doanh thu của hiệu thuốc, qua đó có thể
thấy rằng tình trạng tự mua thuốc, tự điều trị không cần đơn đang diễn ra khá
phổ biến ở nước ta, đó là nguyên nhân gây tình trạng kháng thuốc [8].
Vấn đề kê kháng sinh
Theo kết quả nghiên cứu tại TTYT thành phố Bắc Ninh năm 2015: số
thuốc trung bình trung một đơn là 4,1; số đơn kê kháng sinh là 23,5%; số đơn
kê vitamin là 11,2%; số đơn kê thuốc tiêm là 3,4% [1]. Kết quả nghiên cứu tại

BVĐK tỉnh Bắc Giang năm 2015: tỷ lệ đơn thuốc có ghi thời điểm dùng là
22,7%; số thuốc trung bình trung một đơn là 3,2, có 42,7% số đơn có kê
kháng sinh, có 23,3% đơn có kê vitamin [11]. Tại BVĐK Bỉm Sơn tỉnh Thanh
Hóa năm 2015: số thuốc trung bình trong một đơn là 4,2; tỷ lệ đơn có kê
kháng sinh là 44,6%; có 50,6% đơn có kê vitamin; 3,4% đơn có kê thuốc tiêm
[2]. Tại bệnh viện đa khoa Thanh Hóa năm 2016, kết quả nghên cứu đơn
11


BHYT cấp phát ngoại trú cho thấy: số thuốc trung bình trong một đơn là 4,1;
tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh chiếm 74,5%; đơn kê vitamin và khoáng chất
chiếm 32%; không có đơn kê thuốc tiêm [12].
Khai thác thông tin bệnh nhân
Khai thác thông tin của bệnh nhân dù không tác động trực tiếp đến việc
sử dụng thuốc trong đơn nhưng là yếu tố quan trọng, qua thông tin thủ tục
hành chính trên bệnh nhân có định hướng lựa chọn thuốc hợp lý. Do vậy
thông tin thủ tục hành chính cho bệnh nhân cần phải ghi đầy đủ, chính xác
theo đúng quy chế kê đơn của Bộ Y tế ban hành nhưng nhiều đơn thuốc ghi
không đúng mẫu quy định. Theo kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Y tế thành
phố Bắc Ninh năm 2015 cho thấy có 96,9 % đơn có ghi địa chỉ bệnh nhân cụ
thể đến số nhà, đường phố, hoặc thôn xóm; 73,1% đơn ghi ró chẩn đoán bệnh;
80,6% đơn gạch chéo phần trắng; 95,1% đơn ghi đầy đủ họ tên, chữ ký bác sĩ
[1]. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Bắc Giang năm 2015: có 83%
số đơn ghi đầy đủ hàm lượng, nồng độ, số lượng thuốc; 77,3% số đơn có ghi
thời điểm dùng thuốc [9]. Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Thái Bình năm
2015 tại bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa thì có 92% số đơn có ghi
đầy đủ địa chỉ của bệnh nhân [2].
Hiện nay, tại nhiều cơ sở y tế đã sử dụng phần mềm quản lý dược trong
công việc kê đơn thuốc. Kê đơn điện tử được xem như một biện pháp can
thiệp có hiệu quả để làm giảm số lượng đơn có sai sót hoặc tiềm ẩn gây hại

cho bệnh nhân bằng cách tạo ra mẫu đơn thuốc có sẵn trong phần mềm máy
tính và cung cấp hỗ trợ quyết định ở thời điểm kê đơn sử dụng cảnh báo và lời
nhắc. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các bệnh viện công lập, nơi mà khu
vực khám và điều trị ngoại trú luôn gặp áp lực bệnh nhân đông, thời gian
khám, kê đơn và tư vấn dùng thuốc của bác sĩ bị rút ngắn làm gia tăng khả
năng xảy ra sai sót trong kê đơn, nhất là khi đơn thuốc được ghi bằng tay.
1.3. Giới thiệu về Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên
Phòng thành phố được thành lập từ năm 1963, gồm 13 cán bộ phụ
trách, 3 khu khám bệnh và 10 trạm y tế. Quyết định số 69/QĐ-UBND ngày
12/01/1991 của UBND Thành phố Thái Nguyên về việc thành lập Trung tâm
Y tế gồm 4 phòng khám đa khoa trong đó phòng khám đa khoa Trung tâm có
12


30 giường điều trị nội trú, 01 nhà hộ sinh, 24 trạm y tế xã, phường, chịu sự
quản lý của UBND Thành phố.
Năm 2006 thành lập:
+ Phòng Y tế Thành phố.
+ Trung tâm Y tế thành phố gồm hệ y tế dự phòng, hệ điều trị và 26
trạm y tế xã, phường.
Quyết định số 712/QĐ-SYT ngày 07/06/2011 của Sở Y tế Thái Nguyên
về việc thành lập các khoa lâm sàng (khoa khám bệnh, khoa hồi sức cấp cứu,
khoa nội - nhi - lây, khoa ngoại - sản, khoa y học cổ truyền, khoa liên chuyên
khoa), các khoa cận lâm sàng (khoa dược - vật tư y tế, khoa xét nghiệm - chẩn
đoán hình ảnh) và 04 phòng chức năng hoạt động theo mô hình bệnh viện.
* Tăng trưởng chỉ tiêu giường điều trị qua các năm:
Năm 2008: 45 giường
Năm 2010: 50 giường
Năm 2012: 85 giường
Năm 2013: 95 giường

Năm 2014: 105 giường
Hiện nay : 115 giường (số giường thực tế là 170 giường).
Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên là cơ sở y tế thực hiện 2 chức
năng là dự phòng và bệnh viện. Với chức năng dự phòng: trung tâm thực hiện
phòng chống dịch bệnh, triển khai các chương trình Y tế quốc gia về chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, chăm sóc sức khỏe ban đầu từ tuyến cơ
sở, củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.
Với chức năng bệnh viện: năm 2016, trung tâm đã thực hiện được hơn
289.580 lượt khám bệnh, điều trị nội trú cho trên 5.760 lượt bệnh nhân, đã
triển khai được một số kỹ thuật mới về lâm sàng và cận lâm sàng như: chụp
X-quang kỹ thuật số răng cận chóp, xét nghiệm HbA1C, đo loãng xương đa
điểm, đo chức năng hô hấp, đo độ ô nhiễm môi trường khí hậu...., thực hiện
có hiệu quả các kỹ thuật lâm sàng tại Trung tâm: phẫu thuật quặm, mộng; siêu
âm mầu Doppler tim mạch, điện phân, điện xung, sóng ngắn, bó parafin...
Hàng tháng, trung tâm khám định kỳ điều trị ngoại trú cho 3.575 bệnh
nhân tiểu đường, tăng huyết áp;
13


Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên là cơ sở y tế khám sức khỏe
ngoại viện định kỳ cho hơn 1.100 cán bộ, nhân viên, người lao động, thuộc 18
cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Đồng thời, trung
tâm thường xuyên hỗ trợ chuyên môn cho trạm y tế xã, phường và các bệnh
viện huyện do Sở Y tế phân công.
Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên đã triển khai phần mềm quản
lý dược bệnh viện và mạng nội bộ giúp quản lý và điều hành công tác khám
chữa bệnh, cải tiến và tổ chức tốt quy trình khám chữa bệnh đảm bảo tính
thuận lợi, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh và nâng cao chất lượng phục
vụ ngày từ khâu tiếp đón. Đồng thời giúp cho việc quản lý, kiểm soát và phối
hợp sử dụng thuốc giữa các khoa phòng tại trung tâm cũng như hoạt động cấp

phát thuốc ngoại trú có nhiều thuận lợi.
Tổng số cán bộ tại trung tâm là 139 cán bộ viên chức, trong đó số cán
bộ có trình độ đại học và sau đại học là 37, cán bộ có trình độ cao đẳng, trung
học là 81 và cán bộ khác là 21. Mỗi khoa, phòng có 1 trưởng khoa dưới sự
lãnh đạo của Ban giám đốc bệnh viện, tổ chức thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ, quy chế chuyên môn thuộc lĩnh vực khoa phòng mình.
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên được mô
hình hóa theo sơ đồ sau:

14


BAN GIÁM ĐỐC

Khối phòng chức năng

Phòng Kế
hoạch tổng hợp
Phòng Tổ chức
cán bộ
Phòng Tài
chính kế toán
Phòng điều
dưỡng

Khối lâm sàng

Khoa khám bệnh

Khoa Cấp cứu


Hội đồng tư vấn:
- Khoa học kỹ thuật
- Thuốc và điều trị
- Khen thưởng
Khối cận lâm sàng
Khoa Dược và chống
nhiễm khuẩn

Khoa xét nghiệm và
chuẩn đoán hình ảnh

Khoa liên chuyên khoa

Khoa Ngoại – Sản

Khoa Nội nhi lây

Khoa y học cổ truyền

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên
Khoa Dược Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên là một khoa nằm
trong khối cận lâm sàng do Giám đốc Trung tâm trực tiếp quản lý, điều hành.
khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho giám đốc về toàn bộ công
tác dược trong trung tâm nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có
chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý,
hiệu quả.
Khoa Dược có 14 cán bộ nhân viên, trong đó: 5 dược sĩ đại học và 9
dược sĩ trung học.


15


Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và nguồn nhân lực của mình; Khoa
Dược Trung tâm y tế Thành phố Thái Nguyên năm 2016 được tổ chức theo sơ
đồ sau:
Trưởng Khoa dược

Nghiệp
vụ
Dược

Kho
chính

Thống

Dược

Kho
nội trú

Kho và
Cấp
Phát

Kho
ngoại trú

Kho

VTYT
- hóa
chất

Dược
lâm
sàng,
thông tin
thuốc

Kho
chương
trình

Kho
đông
y

Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức khoa Dược TTYT thành phố Thái Nguyên
Tóm lại, Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên có chức năng dự
phòng và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong thành phố Thái Nguyên.
Trung tâm đã và đang nỗ lực thực hiện tốt chức năng của mình, đặc biệt là
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày
càng cao về chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng. Để đảm bảo hoạt động sử
dụng thuốc đạt hiệu quả điều trị, khoa Dược luôn bám sát các thông tư, hướng
dẫn của Bộ Y tế, thường xuyên có các hoạt động nhằm kiểm soát việc kê đơn,
sử dụng thuốc an toàn - hợp lý - hiệu quả, nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh. Nhưng hiện nay chưa có nghiên cứu nào để đánh giá việc thực hiện quy
16



×