Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện ung bướu nghệ an năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 67 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THAO

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU
NGHỆ AN NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI– 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THAO

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU
NGHỆ AN NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thanh Bình
Thời gian thực hiện: 18/7/2016-18/11/2016

HÀ NỘI – 2016



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều
của thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người thân.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn
Thanh Bình là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng và tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Dược
Hà Nội đã dạy dỗ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện trong
suốt những năm học vừa qua.Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bộ
môn Quản lý kinh tế dược đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi thực hiện
và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện Ung bướu
Nghệ An và các anh chị tại Khoa Dược bệnh viện đã tạo điều kiện cho tôi
về mọi mặt để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Lời cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp và người thân đã luôn sát cánh động viên, giúp đỡ và đóng
góp ý kiến cho tôi hoàn thành luận văn này.
Học viên
Nguyễn Thị Thao


MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN .................................................................................................... 3
1.1. TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN VÀ SỬ DỤNG THUỐC .............................................. 3
1.2. QUY ĐỊNH KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ ................................................... 5

1.2.1. Về kê đơn tốt ................................................................................................................ 5
1.2.2. Một số quy định về đơn thuốc ngoại trú ........................................................... 7
1.2.3.Các tiêu chí đánh giá kê đơn thuốc ....................................................................... 10
1.3. BỆNH UNG THƯ .......................................................................................................... 12
1.3.1. Khái niệm....................................................................................................................... 12
1.3.2. Dịch tễ học ung thư .................................................................................................... 12
1.3.3. Các phương pháp điều trị ung thư........................................................................ 14
1.4. BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN ................................................................ 14
1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................... 14
1.4.2. Tình hình khám chữa bệnh tại Bệnh viện ......................................................... 14
1.4.3. Chức năng, nhiệm vụ ................................................................................................ 15
1.4.4. Khoa Dược bệnh viện Ung bướu Nghệ An ...................................................... 16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 19
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 19
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 19
2.2.1. Biến số nghiên cứu ..................................................................................................... 19
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................... 25
2.2.3.Phương pháp thu thập số liệu .................................................................................. 25
2.2.4. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................................... 27
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu............................................................. 28


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 34
3.1. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ QUY ĐỊNH KÊ ĐƠN THUỐC ................... 34
3.1.1. Ghi thông tin bệnh nhân .....................................................................
3.1.2. Quy định về ghi tên thuốc........................................................................................ 34
3.1.3. Ghi hướng dẫn sử dụng thuốc ................................................................................ 36
3.1.4. Thực hiện quy định kê đơn điều trị bệnh mạn tính ....................................... 37
3.1.5. Thực hiện quy chế khi kê thuốc gây nghiện..................................................... 38
3.2. CHỈ ĐỊNH THUỐC TRONG KÊ ĐƠN THEO MỘT SỐ TIÊU CHÍ

VỀ KÊ ĐƠN THUỐC ........................................................................................................... 40
3.2.1. Phối hợp thuốc kê trong kê đơn ............................................................................ 40
3.2.2. Phân loại theo nhóm thuốc đã được kê đơn ..................................................... 41
3.2.3. Phân tích về chi phí kê đơn thuốc ........................................................................ 43
Chương 4. BÀN LUẬN ........................................................................................................ 47
4.1. VỀ VIỆC TUÂN THỦ QUY ĐỊNH KÊ ĐƠN ................................................... 47
4.2. VỀ CÁC CHỈ SỐ KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ BHYT TẠI BỆNH
VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN ......................................................................................... 49
4.2.1. Số thuốc trong đơn...................................................................................................... 49
4.2.2. Đơn thuốc kê kháng sinh, thuốc gây nghiện, thuốc tiêm và thuốc điều
trị ung thư .................................................................................................................................... 50
4.2.3. Chi phí trung bình trong một đơn ......................................................................... 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BHYT
INN
BYT
DMTTY
BV
DLS
BD
HDSD
ĐHMD
TT
ĐT


Bảo hiểm y tế
International
Nonproprietary Name

Tên chung quốc tế
Bộ Y tế
Danh mục thuốc thiết yếu
Bệnh viện
Dược lâm sàng
Biệt dược
Hướng dẫn sử dụng
Điều hòa miễn dịch
Thu thập
Đơn thuốc


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An ........................ 15
Bảng 1.2. Cơ cấu bệnh tật điều trị ngoại trú chủ yếu năm 2015 ............................. 15
Bảng 1.3. Cơ cấu nhân lực khoa Dược BV Ung bướu Nghệ An ............................ 16
Bảng 2.1. Biến số của đơn thuốc ngoại trú .............................................................. 19
Bảng 3.1. Quy định về ghi thông tin bệnh nhân ...................................................... 34
Bảng 3.2.Quy định về ghi tên thuốc ........................................................................ 35
Bảng 3.3.Tỷ lệ về số thuốc ghi rõ hướng dẫn sử dụng. ........................................... 36
Bảng 3.4. Quy định kê đơn điều trị bệnh mạn tính .................................................. 37
Bảng 3.5. Thời gian trung bình cho một đợt điều trị có kê thuốc gây nghiện ......... 37
Bảng 3.6. Thời gian trung bình cho đợt điều trị có kê thuốc điều trị ung thư ......... 38
Bảng 3.7. Thời gian trung bình cho đợt điều trị các thuốc khác.............................. 38
Bảng 3.8: Tỷ lệ đơn kê có kê thuốc Gây nghiện ..................................................... 38
Bảng 3.9. Tỷ lệ đơn gây nghiện thực hiện theo quy chế ......................................... 39

Bảng 3.10. Khảo sát số thuốc trung bình của một đơn thuốc ................................. 40
Bảng 3.11. Cơ cấu số thuốc trong một đơn ........................................................... 40
Bảng 3.12. Tỷ lệ phần trăm đơn thuốc theo tác dụng dược lý................................. 41
Bảng 3.13.Tỷ lệ phần trăm loại thuốc ung thư có trong đơn ................................... 42
Bảng 3.14. Cơ cấu thuốc điều trị ung thư theo nguồn gốc ...................................... 42
Bảng 3.15. Tỷ lệ phần trăm đơn thuốc theo dạng bào chế ...................................... 43
Bảng 3.16. Tỷ lệ phần trăm các loại thuốc tiêm có trong đơn ................................. 43
Bảng 3.17. Chi phí trung bình trong một đơn ........................................................ 43
Bảng 3.18. Chi phí trung bình của đơn thuốc gây nghiện ....................................... 44
Bảng 3.19. Chi phí trung bình của đơn thuốc điều trị ung thư ................................ 44
Bảng 3.20. Cơ cấu chi phí kháng sinh,thuốc gây nghiện, thuốc điều trị ung thư,
thuốc điều hòa miễn dịch và thuốc khác ......................................................... 45
Bảng 3.21. Cơ cấu chi phí kê đơn thuốc điều trị ung thư theo nhóm bệnh ............. 45
Bảng 3.22. Cơ cấu chi phí kê đơn thuốc điều trị ung thư sản xuất trong nước,
thuốc nhập ngoại ............................................................................................. 46
Bảng 3.23. Chi phí các loại thuốc trong nhóm thuốc tiêm ...................................... 46


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức khoa dược bệnh viện ...................................................... 17
Hình 2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 25
Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu số thuốc trong một đơn ................................................ 41


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và là nguồn lực quan
trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng như
hầu hết các nước trên thế giới coi việc chăm sóc sức khỏe toàn dân là chiến
lược y tế hàng đầu. Việc đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý là một trong các yếu
tố góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe con người. Sử dụng

thuốc không hợp lý không chỉ làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh, tạo
gánh nặng cho nền kinh tế xã hội, mà còn làm giảm chất lượng điều trị và
tăng nguy cơ xảy ra phản ứng có hại cho bệnh nhân. Sử dụng thuốc là một
trong bốn nhiệm vụ của chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện, mang tính
chất quyết định đến hiệu quả điều trị bệnh.
Tuy nhiên, trước tác động của cơ chế thị trường, việc sử dụng thuốc
không hiệu quả và bất hợp lý trong bệnh viện đã và đang là điều đáng lo ngại:
lạm dụng biệt dược trong điều trị, giá thuốc không kiểm soát được, lạm dụng
thuốc, kháng thuốc, sử dụng thuốc bất hợp lý, việc kê đơn không phải là
thuốc thiết yếu mà là thuốc có tính thương mại cao… Đó là một trong những
nguyên nhân chính làm tăng chi phí cho người bệnh, giảm chất lượng chăm
sóc sức khỏe và uy tín của các bệnh viện.
Bệnh viện Ung bướu Nghệ An là bệnh viện chuyên khoa ung bướu.
Việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú của bệnh viện ngoài những nét chung còn
có những nét đặc thù của một bệnh viện chuyên khoa ung bướu. Với sự phát
triển không ngừng của bệnh viện, sự nâng cao về trình độ chuyên môn và
nhận thức của cán bộ y tế cũng như nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao
của nhân dân, bệnh viện không những phải cung ứng đủ thuốc mà còn phải
đảm bảo sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, hợp lý.

1


Vì vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Phân tích thực
trạng kê đơn thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế tại bệnh viện Ung bướu Nghệ
An năm 2015” 2với mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng tuân thủ quy định kê đơn thuốc ngoại trú bảo hiểm y
tế tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An năm 2015.
2. Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế tại bệnh
viện Ung bướu Nghệ An năm 2015.

Kết quả nghiên cứu của đề tài phản ánh được thực trạng hoạt động kê
đơn thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế của bệnh viện Ung bướu Nghệ An, nhằm
đưa ra những đề xuất góp phần tăng cường sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn và
hợp lý tại bệnh viện.

2


Chương 1: TỔNG QUAN
TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN VÀ SỬ DỤNG THUỐC
Hiện nay, vấn đề sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả , kinh tế đang
trở thành vấn đề được toàn thế giới quan tâm, nhất là trong khi mô hình bệnh
tật liên tục biến đổi, nhiều dịch bệnh mới xuất hiện cũng như sự ra đời của
càng nhiều hoạt chất, chế phẩm thuốc. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy
thực trạng kê đơn bất hợp lý, lạm dụng thuốc còn rất phổ biến như kê quá
nhiều thuốc cho một bệnh nhân, lạm dụng thuốc tiêm trong khi dạng uống
thông thường đã đạt được hiệu quả điều trị, lạm dụng sử dụng kháng sinh, sai
sót trong liều dùng, đường dùng, kê đơn không theo hướng dẫn điều trị, bệnh
nhân tự điều trị hoặc không tuân thủ điều trị.
Kết quả nghiên cứu của 35 nước trên thế giới giai đoạn 1988-2002 có
áp dụng các chỉ số sử dụng thuốc của WHO đã phản ánh thực trạng kê đơn
bất hợp lý. Tình trạng lạm dụng và sử dụng bừa bãi kháng sinh thể hiện qua tỷ
lệ 45% bệnh nhân được kê thuốc kháng sinh. Ở Pakistan (1998), Đông
Bengal, Ấn Độ (1999) con số này lên tới 70,75%, người lớn và trẻ em ở
Reitrea nhận thuốc kháng sinh khi có chẩn đoán nhiễm trùng đường hô hấp
trên do virus. Tại Indonesia chỉ có 46% bệnh nhân dưới 5 tuổi mắc bệnh tiêu
chảy được chỉ định ORS trong khi 73% số bệnh nhân này được chỉ định
kháng sinh đường uống. Với bệnh nhân trên 5 tuổi, 36% chỉ định ORS, 91%
được kê kháng sinh đường uống và 25% được kê kháng sinh đường tiêm [17].
Ngoài ra, kết quả còn cho thấy 90% thuốc tiêm được kê là không thực sự

cần thiết. Sử dụng quá nhiều thuốc tiêm đặc biệt phổ biến ở các nước thu nhập
thấp. Ở Zuine trẻ lên 2 tuổi nhận được trung bình 24 mũi tiêm và tại Moldova
39-57% dân số nhận được một mũi tiêm mỗi năm. Nó thực sự là một hiểm họa
khi mà điều kiện để thực hiện tiêm an toàn chưa được đảm bảo[17].

3


Khoảng 60% các thuốc được kê bằng tên generic, thậm chí tại Pakistan,
Ấn Độ và Namibia dưới 50% số thuốc được kê bằng tên generic. Trung bình
60% các thuốc được kê theo danh mục thuốc thiết yếu. Đặc biệt ở Nambinia
năm 2001 tỷ lệ này chỉ đạt 12% [17].
Những năm gần đây rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm liên
tục kiểm tra tình hình kê đơn. Nghiên cứu tại bệnh viện chuyên khoa trực
thuộc Đại học Y Hawassa, Nam Ethiopia hồi cứu 1.290 đơn thuốc trong vòng
2 năm từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 tìm được kết quả 98,7%
và 96,6% số thuốc được kê theo tên generic, danh mục thuốc thiết yếu. Số
thuốc trung bình trong một đơn là 1,9 với khoảng giới hạn số lượng thuốc
trong khoảng 1 đến 4 thuốc. Tuy nhiên, tỷ lệ đơn kê kháng sinh và thuốc tiêm
tương ứng 58,1%, 38,1% vẫn ở mức quá cao
Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam cũng không nằm
ngoài khuynh hướng chung của thế giới, đó là tình trạng lạm dụng kháng
sinh, thuốc tiêm, vitamin, kê quá nhiều thuốc trong một đơn… Những bất cập
này đã và đang tồn tại trong hệ thống y tế và cần có các biện pháp khắc phục
cụ thể, kịp thời nhằm hướng tới sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và kinh tế.
Năm 2010, tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh trong tổng số tiền thuốc đã sử
dụng của nước ta chiếm 37,7%[5].Thống kê các báo cáo về tình hình sử dụng
thuốc tại bệnh viện của Bộ y tế cho thấy kháng sinh chiếm khoảng 36% tổng
chi phí mua thuốc, hóa chất [13].
Kê đơn vitamin, thuốc tiêm khi không cần thiết gây lãng phí cũng cần

phải nói tới. Kê vitamin có thể đã thành thói quen của bác sỹ, hoặc đôi khi bệnh
nhân đòi hỏi các bác sỹ kê đơn trong khi thực chất bệnh nhân không cần dùng
tới thuốc. Tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa, số đơn kê vitamin chiếm tỷ lệ 42,8%
[11].

4


Mặc dù Quy chế kê đơn của Bộ Y tế đã quy định việc ghi tên thuốc:
kê tên hoạt chất hoặc ghi tên biệt dược kèm tên hoạt chất trong ngoặc đơn;
ghi địa chỉ chính xác đến số nhà, đường phố hoặc thôn, xã……[3], nhưng
nhiều đơn thuốc được ghi không đúng mẫu quy định của Bộ Y tế. Theo
nghiên cứu tại bệnh viện E, hoạt động kê đơn tại bệnh viện E năm 2009 còn
nhiều sai sót. 88,67% số đơn không ghi đầy đủ tên, tuổi, chẩn đoán và ngày
kê đơn, 22% đơn ghi không rõ liều dùng, cách dùng, 40% đơn không ghi thời
gian dùng, 85,33% số đơn không ghi đầy đủ họ tên, chữ ký của bác sỹ và chỉ có
30,86% số thuốc được kê tên generic. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Hữu
Nghị cũng phản ánh tỷ lệ sai sót trong kê đơn thuốc ngoại trú đối với các thuốc
thuộc diện quản lý đặc biệt là 80%, 53,3% ghi sai sót về số lượng thuốc, sai sót
kê đơn quá ngày tối đa cho phép chiếm 57,7% [10]. Ghi đơn thuốc theo tên biệt
dược, không ghi theo tên gốc, kê các thuốc đắt tiền, hoặc kê các thuốc được tiếp
thị còn tồn tại trong một số bộ phận thầy thuốc. Năm 2012, chỉ có 24% số thuốc
trong đơn kê tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa được ghi bằng tên gốc [11]. Nghiên
cứu tại bệnh xá Quân Dân y kết hợp Trường sỹ quan lục quân II năm 2013 thì tỷ
lệ này là 39,9%[16]. Theo nghiên cứu ở bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc vào năm
2011 chỉ 8,5% số thuốc được ghi bằng tên gốc, còn lại hầu hết thuốc được kê
bằng tên biệt dược [9].
Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115 hoạt động kê đơn thuốc
vẫn còn nhiều sai sót trước can thiệp như sai sót về tên thuốc chiếm 42%, sai
sót về liều dùng 21%, đường dùng 26%, sai sót nồng độ, hàm lượng 50%,

khoảng cách dùng thuốc 55%, thời gian sử dụng thuốc 30% [15].
QUY ĐỊNH KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ
Về kê đơn tốt
Kê đơn tốt là sự chỉ định thuốc cho điều trị dựa vào quá trình suy luận
logic trên những thông tin chính xác và khách quan. Kê đơn tốt phải đảm bảo

5


sự cân bằng giữa các yếu tố hợp lý, an toàn và kinh tế, tôn trọng sự lựa chọn
của bệnh nhân.
Đơn thuốc tốt
Một đơn thuốc tốt yêu cầu bệnh nhân phải được kê loại thuốc thích hợp
ở đúng liều lượng trong khoảng thời gian hợp lý và với chi phí thấp nhất cho
họ và cộng đồng[20].
Một đơn thuốc tốt phải đáp ứng đầy đủ các thông tin, tiêu chuẩn yêu cầu
cho một đơn thuốc tốt gồm có:
- Nội dung của một đơn thuốc.
- Cách ghi nội dung của một đơn thuốc và cách bố trí các mục ghi trong
đơn theo quy định của từng quốc gia.
Những yêu cầu về kê đơn tốt
Theo hướng dẫn thực hành kê đơn thuốc tốt của WHO để thực hiện
được quá trình kê đơn thuốc tốt người thầy thuốc cần phải tuân theo quá trình
thực hiện kê đơn, điều trị hợp lý gồm 6 bước như sau:
Bước 1: Xác định vấn đề bệnh lý của bệnh nhân. Quá trình này cần
được thực hiện một cách thận trọng dựa trên sự quan sát kỹ lưỡng của bác sĩ,
mô tả bệnh của bản thân bệnh nhân, tiền sử bệnh, X quang, kết quả xét
nghiệm và các nghiên cứu khác.
Bước 2: Xác định mục tiêu điều trị. Việc xác định mục tiêu điều trị
giúp người thầy thuốc tránh được việc sử dụng nhiều thuốc không cần thiết,

tập trung vào vấn đề.
Bước 3: Xác định phương pháp điều trị đã được chứng minh hiệu quả an
toàn, kinh tế và phù hợp với bệnh nhân nhất trong số các phương án điều trị khác
nhau, kể cả phương án không dùng thuốc. Thẩm định lại sự phù hợp của thuốc
đã lựa chọn cho bệnh nhân. Sự phù hợp được đánh giá trên 3 khía cạnh:
+ Sự phù hợp giữa tác dụng và dạng dùng của thuốc với bệnh nhân.

6


+ Sự phù hợp của liều dùng hàng ngày.
+ Sự phù hợp của quá trình điều trị.
Đối với mỗi khía cạnh cần phải điều tra mục đích điều trị, hiệu quả
(Chỉ định và sự liên quan đến liều dùng) và an toàn (Chống chỉ định, tương
tác thuốc, nhóm thuốc có nguy cơ cao) có được đảm bảo.
Bước 4: Bắt đầu điều trị. Cần đưa ra những chỉ dẫn cho bệnh nhân. Ví
dụ như viết một đơn thuốc rõ ràng cẩn thận, ngắn gọn nhưng dễ hiểu cho
bệnh nhân.
Bước 5: Cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng và cảnh báo cho bệnh
nhân. Cần phải cung cấp cho bệnh nhân ít nhất những thông tin sau: Các tác
dụng của thuốc; Các tác dụng phụ; Hướng dẫn sử dụng (cách dùng, thời gian
sử dụng, bảo quản…); cảnh báo (nên hay không nên dùng khi nào, liều tối đa,
thời gian điều trị đầy đủ); hẹn gặp lần tới, xác minh mọi thông tin có rõ ràng
đối với bệnh nhân.
Bước 6: Giám sát điều trị. Nếu như bệnh đươc chữa khỏi thì ngừng quá
trình điều trị, hoặc nếu phương pháp điều trị này có hiệu quả nhưng bệnh vẫn
chưa khỏi hẳn thì cần xem lại có tác dụng phụ nào nghiêm trọng hay không.
Nếu có thì cân nhắc lại liều dùng hay chọn thuốc khác. Trường hợp bệnh
không được chữa khỏi thì phải nghiên cứu lại tất cả các bước trên [18].
Một số quy định về đơn thuốc ngoại trú

.Điều kiện của người kê đơn
Theo điều 3 của Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú ban hành
kèm theo quyết định số 04/2008/QĐ – BYT ngày 01/02/2008 qui định của
người kê đơn như sau:
1. Các bác sỹ đang hành nghề tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp có
bằng tốt nghiệp Đại học Y và được người đứng đầu cơ sở phân công khám,
chữa bệnh.

7


2. Đối với các tỉnh có vùng núi, vùng sâu, vùng cao, hải đảo xa

xôi,

vùng
khó khăn và những nơi chưa có bác sĩ: Sở Y tế có văn bản uỷ quyền cho
Trưởng phòng Y tế huyện chỉ định y sĩ của Trạm Y tế thay thế cho phù hợp
với tình hình địa phương[3].
Nội dung của một đơn thuốc
Trên thế giới không có một tiêu chuẩn thống nhất nào về kê đơn thuốc và
mỗi quốc gia có qui định riêng phù hợp với điều kiện của đất nước mình. Tuy
nhiên, yêu cầu quan trọng nhất đó là đơn thuốc phải rõ ràng. Đơn thuốc phải
có tính hợp lệ và chỉ định chính xác thuốc phải sử dụng. Theo khuyến cáo của
WHO thì một đơn thuốc đầy đủ bao gồm các nội dung sau[18]:
1. Tên, địa chỉ của người kê đơn
2. Ngày, tháng kê đơn
3. Tên gốc của thuốc, hàm lượng
4. Dạng thuốc, tổng lượng thuốc
5. Hướng dẫn sử dụng, cảnh báo

6. Tên, tuổi, địa chỉ của bệnh nhân
7. Chữ ký của người kê đơn.
Quy định về ghi đơn thuốc
Theo điều 7, Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú được ban
hành kèm theo quyết định số 04/2008/QĐ – BYT ngày 01/02/2008 quy định
về ghi đơn thuốc như sau:
1.Kê đơn thuốc vào mẫu đơn, mẫu sổ quy định kèm theo Quy chế này;
2. Ghi đủ các mục in trong đơn; chữ viết rõ ràng, dễ đọc, chính xác;
3. Địa chỉ người bệnh phải ghi chính xác số nhà, đường phố hoặc thôn,
xã;
4. Với trẻ dưới 72 tháng tuổi: ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ;

8


5. Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic name) hoặc nếu
ghi tên biệt dược phải ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trường hợp
thuốc có nhiều hoạt chất);
6. Ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng, cách dùng của mỗi
thuốc;
7. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa;
8. Số lượng thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc viết
thêm số 0 phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ số;
9. Nếu có sửa chữa đơn phải ký, ghi rõ họ tên, ngày bên cạnh;
10. Gạch chéo phần đơn còn giấy trắng. Ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên
người kê đơn[3].
Kê đơn thuốc opioids giảm đau cho người bệnh ung thư
- Hàng năm cơ sở khám, chữa bệnh đăng ký chữ ký của người kê đơn
thuốc gây nghiện với cơ sở bán thuốc gây nghiện.
- Kê đơn thuốc vào mẫu Đơn thuốc “N” để cơ sở cấp, bán thuốc lưu

đơn, đồng thời kê đơn vào sổ điều trị bệnh mạn tính hoặc sổ khám bệnh để
theo dõi điều trị và hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc.
-

Cơ sở Y tế chẩn đoán xác định người bệnh ung thư và người bệnh

AIDS cấp sổ điều trị bệnh mạn tính (có chỉ định opioids điều trị giảm đau)
cho người bệnh để làm cơ sở cho các đơn vị tuyến dưới chỉ định thuốc giảm
đau opioids cho người bệnh.
- Liều thuốc giảm đau opioids theo nhu cầu giảm đau của người bệnh.
Thời gian mỗi lần chỉ định thuốc không vượt quá một (01) tháng, nhưng cùng
lúc phải ghi 3 đơn cho 3 đợt điều trị, mỗi đợt điều trị kê đơn không vượt
quá mười (10) ngày (ghi rõ ngày bắt đầu và kết thúc của đợt điều trị). Người
kê đơn phải hướng dẫn cho người nhà người bệnh: Đơn thuốc điều trị cho
người bệnh đợt 2, đợt 3 chỉ được bán, cấp khi kèm theo giấy xác nhận người
bệnh còn sống của trạm Y tế xã, phường, thị trấn; Thời điểm mua, lĩnh thuốc

9


trước 01 ngày của đợt điều trị đó (nếu vào ngày nghỉ thì mua vào trước ngày
nghỉ).
- Người bệnh ung thư và AIDS giai đoạn cuối nằm tại nhà, người được
cấp có thẩm quyền phân công khám chữa bệnh tại trạm Y tế xã, phường, thị
trấn tới khám và kê đơn opioids cho người bệnh, mỗi lần kê đơn không vượt
quá 07 ngày.
- Người kê đơn thuốc opioids yêu cầu người nhà bệnh nhân cam kết sử
dụng opioids đúng mục đích và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu sử
dụng thuốc sai mục đích điều trị cho bệnh nhân [3].
Kê đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính

Đối với bệnh mạn tính cần chỉ định dùng thuốc đặc trị dài ngày thì kê
đơn vào sổ điều trị bệnh mạn tính, số lượng thuốc đủ dùng trong một (01)
tháng hoặc theo hướng dẫn điều trị của mỗi bệnh[3].
1.2.3.Các tiêu chí đánh giá kê đơn thuốc
Năm 1985 tại Nairobi, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tổ chức một
hội thảo quan trọng về vấn đề sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. Kể từ đó những
nỗ lực ngày càng tăng nhằm cải thiện vấn đề sử dụng thuốc. Một công cụ thiết
yếu để đánh giá việc sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế là mô tả các mô hình sử
dụng thuốc và hành vi kê đơn thuốc[2], [19].
Mục đích chính của chương trình này là xác định giới hạn những chỉ số
có thể mô tả tình trạng sử dụng thuốc ở một quốc gia, một khu vực hay mỗi
cơ sở y tế. Những chỉ số này cho phép các nhà lập kế hoạch, nhà quản lý và
nghiên cứu về sức khỏe có sự so sánh cơ bản tình trạng giữa các khu vực khác
nhau hoặc ở những thời điểm khác nhau. Khi cần thiết có sự can thiệp để
nâng cao việc sử dụng thuốc có thể sử dụng những chỉ số này để đánh giá
mức độ tác động của những can thiệp. Nó có thể được sử dụng như một công
cụ giám sát đơn giản bởi bất kể ai và bất kể nào để đánh giá nhanh chóng,

10


hiệu quả những vấn đề bất cập tiềm tàng trong sử dụng thuốc, và sau đó sẽ ưu
tiên, tập trung để cải thiện những vấn đề này[2],[19].
Tổ chức Y tế thế giới – WHO đã đưa ra các chỉ số kê đơn sau:
- Số thuốc trung bình trong một đơn: Để đo mức độ đơn kê nhiều thuốc
- Tỷ lệ phần trăm của các thuốc được kê theo tên generic: Để đo lường
xu hướng kê đơn theo tên generic.
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh và thuốc tiêm: Để đo lường mức
độ tổng thể của việc sử dụng hai loại thuốc quan trọng, nhưng thường bị lạm
dụng và tốn kém trong chi phí điều trị bằng thuốc.

- Tỷ lệ phần trăm của các thuốc được kê thuộc danh mục thuốc thiết yếu
hoặc danh mục thuốc chủ yếu: Để đo mức độ thực hành phù hợp với chính
sách thuốc quốc gia, bằng việc chỉ ra việc thực hiện kê đơn từ danh sách
thuốc thiết yếu hoặc thuốc chủ yếu đối với từng loại hình cơ sở khảo sát[19].
Ngoài ra, theo thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt
động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện đưa ra các chỉ số sử dụng
thuốc WHO/INRUD cho các cơ sở y tế ban đầu, bao gồm :
Các chỉ số kê đơn
- Số thuốc kê trung bình trong một đơn
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê theo tên chung quốc tế (INN)
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong DMTTY do Bộ y tế ban
hành.
Các chỉ số chăm sóc người bệnh
- Thời gian khám bệnh trung bình;
- Thời gian phát thuốc trung bình;
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được cấp phát trên thực tế;

11


- Tỷ lệ phân trăm thuốc được dán nhãn đúng;
- Hiểu biết của người bệnh về liều lượng.
Các chỉ số cơ sở
- Sự sắn có của các thuốc thiết yếu hoặc thuốc trong danh mục cho bác
sỹ kê đơn;
- Sự sẵn có của các phác đồ điều trị;
- Sự sẵn có của các thuốc chủ yếu.

Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc
- Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe
- Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách
quan[6].
BỆNH UNG THƯ
Khái niệm
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào khi bị kích thích bời các tác nhân
sinh ung thư, tế bào tăng sinh một các vô hạn độ, vô tổ chức không tuân theo
các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể được đặc trưng bởi sự xâm lẫn
tại chỗ và di căn tới các tổ chức khác[4].
Dịch tễ học ung thư
Dựa vào số liệu của các ghi nhận quần thể ung thư tại nhiều vùng khác
nhau, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính hàng năm trên thế giới có
khoảng 11 triệu trường hợp mắc ung thư. Các ung thư hàng đầu trên thế giới
ở nam giới là ung thư phổi, dạ dày, đại – trực tràng, tiền liệt tuyến, gan; ở nữ
giới là vú, đại – trực tràng, cổ tử cung, dạ dày và phổi [8].

12


WHO cũng ước tính mỗi năm có khoảng trên 6 triệu người chết do ung
thư. Tỷ lệ chết do ung thư chiếm tới 12% trong số các nguyên nhân gây tử
vong ở người[12].
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư có xu hướng gia tăng ở phần lớn các nước trên
thế giới. Hiện tại, qua thống kê cho thấy trên toàn cầu có khoảng 20 triệu

người đang sống chung với bệnh ung thư. Nếu không có các biện pháp can
thiệp kịp thời thì con số này sẽ lên tới 30 triệu vào năm 2020. Ở các nước
phát triển ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 sau bệnh tim
mạch. Ở các nước đang phát triển ung thư đứng hàng thứ ba sau bệnh nhiễm
trùng/ký sinh trùng và tim mạch [12].
Nhìn một cách tổng quát, tỷ lệ mắc ung thư có xu hướng cao hơn ở các
nước phát triển so với các nước đang phát triển. Nhận định này cũng phù hợp
với rất nhiều tác giả là xã hội càng phát triển thì các bệnh không lây nhiễm
bao gồm ung thư,tim mạch và rối loạn sức khỏa tâm thần càng tăng.
Tại Việt Nam, trong giai đoạn từ 2001 -2004, các số liệu ghi nhận tại 5
tỉnh thành: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế có
32.944 ca ung thư mới mắc. Trong đó, nam giới có 17.793 ca (54,01%), nữ
giới 15.151 ca (45,99%) [8].
Ung thư phế quản phổi đứng hàng đầu tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên
đứng thứ ba tại Thừa Thiên Huế, đứng thứ tư tại Cần Thơ. Ung thư dạ dày đứng thứ
hai ở hầu hết các vùng, riêng tại Thái Nguyên đứng thứ ba. Ung thư gan đứng hàng
đầu tại Thừa Thiên Huế và Cần Thơ, đứng thứ hai tại Thái Nguyên, đứng thứ ba tại
Hà Nội và Hải Phòng. Ung thư gan chiếm vị trí thứ nhất tại Thừa Thiên Huế và tại
Cần Thơ. Riêng tại Thừa Thiên Huế, cả hai giới, ung thư miệng và ung thư phần
mềm là hai trong mười ung thư phổ biến nhất [12].
Tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, ung thư vú
đứng hàng thứ nhất và ung thư dạ dày đứng thứ hai. Riêng tại Cần Thơ, ung
thư vú đứng thứ hai sau ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày đứng thứ tư.

13


Ung thư phế quản phổi đứng thứ ba tại Hà Nội, Hải Phòng, đứng thứ tư
tại Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế và đứng thứ sáu tại Cần Thơ [12].
Các phương pháp điều trị ung thư

Ngoại khoa: là phương pháp chủ yếu và cơ bản nhất trong điều trị ung
thư, chiếm khoảng 70-80% các trường hợp ung thư[4], [8].
Tia xạ: Là phương pháp sử dụng các bức xạ ion hóa có năng lượng cao
để điều trị ung thư. Là phương pháp chủ yếu và có hiệu quả chiếm khoảng
30% các trường hợp ung thư [4].
Các phương pháp điều trị toàn thân: bao gồm điều trị hóa chất, hormon,
miễn dịch… Chiếm khoảng 30-60% các trường hợp điều trị ung thư [8].
Để điều trị ung thư có hiệu quả, ngày nay thường áp dụng điều trị đa
phương thức, kết hợp nhiều phương pháp.
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN
Lịch sử hình thành và phát triển
Bệnh viện Ung bướu Nghệ An được thành lập ngày 27/8/2010, chính
thức đi vào hoạt động từ ngày 08/8/2011, là một bệnh viện trẻ, chuyên khoa
ung bướu của khu vực Bắc Trung Bộ. Từ những ngày đầu mới hoạt động,
bệnh viện mới chỉ có 50 giường bệnh kế hoạch và chỉ có khoảng vài chục
bệnh nhân điều trị. Đến nay, sau 5 năm, bệnh viện đã có những bước phát
triển vượt bậc, với 400 giường bệnh kế hoạch, 700 giường bệnh thực kê và
hơn 2.000 bệnh nhân điều trị ngoại trú.
Tổng số nhân lực: 238 cán bộ nhân viên, trong đó có 02 TS & BSCK II
và 18 ThS & BSCK I.
Tình hình khám chữa bệnh tại Bệnh viện
Số lượng bệnh nhân khám chữa bệnh trong những năm gần đây được
thể hiện qua bảng sau:

14


Bảng 1.1. Số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An
Năm


Nội trú

Ngoại trú

2013

Số lượt khám
chữa bệnh
22.352

7.334

2014

30.720

2015

30.109

15.018

Tỷ lệ nội
trú
32,8%

Tỷ lệ
ngoại trú
67,2%


8.045

22.675

26,2%

73,8%

12.996

17.113

43,2%

56,8%

Cơ cấu các bệnh điều trị ngoại trú chủ yếu tại bệnh viện năm 2015
Bảng 1.2. Cơ cấu bệnh tật điều trị ngoại trú chủ yếu năm 2015
STT

Các loại bệnh

Số Bệnh nhân ngoại trú

1

Ung thư vú

4.290


2

Ung thư phế quản – phổi

2.445

3

Ung thư đại trực tràng

2.265

4

Ung thư tuyến giáp

2.177

5

U ác khác, không rõ ràng

2.191

6

Ung thư dạ dày

1.883


7

Bệnh hô hấp

1.766

8

Ung thư gan

1.322

9

Ung thư CTC

696

10

Ung thư tuyến tiền liệt

259

Chức năng, nhiệm vụ
- Khám và chữa bệnh:
+ Tổ chức tiếp cận, cấp cứu, khám, phát hiện, sàng lọc và điều trị, quản lý
bệnh nhân ung thư tuyến dưới trong Tỉnh và các tỉnh trong khu vực chuyển đến;
+ Giải quyết các bệnh thuộc chuyên khoa bằng các phương tiện hiện có;
+ Tham gia giám định sức khỏe và giám định pháp y khi Hội đồng

giám định Y khoa Trung ương, tỉnh hoặc cơ quan pháp luật trưng cầu.
- Đào tạo cán bộ Y tế:
+ Bệnh viện Ung bướu Nghệ Anlà cơ sở thực hành của

15

Trường Đại


học Y Vinh, các trường Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, để đào tạo
cán bộ chuyên khoa về ung thư cho Tỉnh và khu vực;
+ Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và các
bệnh viện đa khoa trong tỉnh.
- Nghiên cứu khoa học và sáng kiến cải tiến:
+ Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng
những tiến bộ khoa học để phục vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi
chức năng trong phòng, chống ung thư;
+ Chủ trì và tham gia công trình nghiên cứu các cấp;
+ Tổ chức các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học phối hợp
trong và ngoài nước theo sự phân công.
- Công tác chỉ đạo tuyến: Bệnh viện ung bướu Nghệ An tham gia công
tác chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật như công tác dự phòng,
chẩn đoán, điều trị và các hoạt động phòng chống ung thư; chuyển giao và
hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn về chuyên ngành ung thư cho tuyến dưới.
- Phòng bệnh: Phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn để phát hiện và
dập tắt dịch; phòng chống thiên tai, thảm họa.
Khoa Dược bệnh viện Ung bướu Nghệ An
Cơ cấu nhân lực khoa Dược
Bảng 1.3. Cơ cấu nhân lực khoa Dược BV Ung bướu Nghệ An
Trình độ


Số lượng

Tỷ lệ %

Dược sĩ sau đại học

1

7,14

Dược sĩ đại học

4

28,57

Dược sĩ trung học

9

64,29

14

100

Tổng

16



Chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược
Giám đốc

Trưởng khoa Dược

Nhà
thuốc
BV

Kho
thuốc
chính

Tổ
DLS

Tổ kho

Kho cấp
phát
thuốc
nội trú

Tổ
cung
ứng

Kho cấp

phát
thuốc
đặc biệt

Tổ pha
chế

Kho
vật tư
tiêu
hao

Tổ thu
hồi vỏ

Kho
hóa
chất

Tổ
thống


Kho cấp
phát
thuốc
ngoại trú

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức khoa dược bệnh viện
Chức năng: KhoaDược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực

tiếpcủa Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham
mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện
nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn,
giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
Nhiệm vụ, hoạt động của khoa Dược:
- Theo dõi nhu cầu sử dụng thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất của các
khoa phòng tại bệnh viện trong tháng, dự toán và lập kế hoạch số lượng và
chủng loại các thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất cho các tháng tiếp theo;
- Pha chế hóa chất điều trị ung thư theo phác đồ cho người bệnh với
khoảng 35-40 ca mỗi ngày và pha chế một số hóa chất sát khuẩn;

17


×