Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SKKN MOT SO BIEN PHAP NANG CAO CHAT LUONG HS YEU TOAN LOP 4 THIEN TIEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.75 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:………………….
1. Tên sáng kiến: Biện pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu Toán lớp 4
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
- Ở bậc tiểu học, môn Toán là một trong những môn học quan trọng và
chiếm một thời lượng lớn trong chương trình học. Môn Toán giúp các em rèn
tư duy, tính cẩn thận và có khả năng tính toán các số liệu cụ thể từ trong đời
sống hàng ngày của chính các em.
- Tổng kết năm học 2015-2016 vừa qua, khối lớp 4 có 84/84 học sinh hoàn
thành chương trình môn Toán (đạt 100% học sinh toàn khối). Tuy nhiên,
chúng tôi nhận thấy vẫn còn 13/84 (15,8%) học sinh còn yếu toán, chưa nắm
vững kiến thức, kĩ năng tính toán chưa đạt, gặp lúng túng khi áp dụng kiến
thức Toán vào cuộc sống hàng ngày. Ngay từ đầu năm học 2016-2017, chúng
tôi đã tổ chức khảo sát chất lượng học sinh khối lớp 4 và phát hiện ra 12/90
học sinh (chiếm 13,3% học sinh toàn khối) còn yếu toán. Qua kết quả khảo
sát, chúng tôi luôn trăn trở và thấy rằng cần phải tìm ra những biện pháp phụ
đạo số học sinh yếu kém này, giúp các em có kiến thức cơ bản về môn Toán
để theo kịp chương trình, nâng dần chất lượng giờ học Toán và không còn học
sinh yếu Toán trong khối.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1 Mục đích của giải pháp
- Giúp cho các em có hứng thú khi học Toán, yêu thích, say mê môn Toán.
- Nâng dần chất lượng môn Toán lớp 4, không còn học sinh yếu Toán trong
khối.
- Giúp học sinh yếu Toán nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản của
môn Toán 4, tạo điều kiện cho các em học tốt môn toán 4 và môn toán ở


những lớp học trên.
3.2.2 Nội dung của giải pháp
+ Tính mới so với trước đây
- Chúng tôi tiến hành việc khảo sát, phân loại học sinh ngay từ những buổi
đầu năm học, tạo tiền đề cho giáo viên lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu và
lựa chọn phương pháp dạy học Toán phù hợp với học sinh yếu qua từng dạng
bài; việc khắc phục tình trạng yếu kém về kiến thức và kĩ năng của học sinh
1


phải bắt nguồn từ sự cộng tác giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Xét ở góc
độ này và trong chừng mực bản thân người viết, chúng tôi xin mạnh dạn trình
bày một số giải pháp sau đây với hy vọng về tính khả thi của nó để khắc phục
phần nào những vấn đề đã nêu.
+ Các giải pháp thực hiện cải tiến
Ngoài thực hiện dạy - học chương trình đã có theo quy định, cần có
chương trình giảng dạy dành riêng cho đối tượng này. Cụ thể như sau:
Bước 1: Khảo sát chất lượng đầu năm và phân loại học sinh yếu Toán
- Từ những ngày đầu năm học, chúng tôi đã theo dõi để nắm bắt tình hình
học tập của từng học sinh và tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm. Kết quả
là toàn khối 4 có 12/90 học sinh yếu Toán.
- Nhận thấy biểu hiện chung của những học sinh này là tiếp thu bài chậm,
quên nhiều kiến thức cơ bản sau thời gian nghỉ hè; các em còn lơ là, không
tập trung trong giờ học Toán. Chúng tôi tìm hiểu kĩ hoàn cành gia đình từng
đối tượng học sinh và gặp riêng từng em để trò chuyện. Chúng tôi biết được
có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc các em có tâm lý tự ti, mặc
cảm với bạn bè cùng trang lứa như cha mẹ li dị, cha mẹ ly thân, cha mẹ đi
làm ăn xa sống với ông bà, em phải dành thời gian đi theo mẹ bán hàng rong,
đi hái sơ-ri phụ giúp gia đình… Từ đó, chúng tôi chia các em học sinh yếu
này thành những nhóm sau:

+ Nhóm học sinh yếu do hoàn cảnh gia đình đặc biệt, khó khăn
+ Nhóm học sinh yếu do lười biếng, lơ là việc học
+ Nhóm học sinh yếu do chưa nắm vững kiến thức số học
+ Nhóm học sinh yếu do chưa nắm vững kiến thức hình học
Bước 2: Lập kế hoạch giúp đỡ, phụ đạo
- Đối với nhóm học sinh yếu do hoàn cảnh gia đình đặc biệt, khó khăn:
+ Đặc biệt quan tâm, chia sẽ, trò chuyện với những em cha mẹ li hôn, li
thân, cha mẹ đi làm ăn xa sống với ông bà…; cho các em cảm nhận được sự
tình cảm yêu thương, hơi ấm của gia đình; cho các em niềm tin và hy vọng về
một cuộc sống tốt đẹp ở tương lai để các em cố gắng phấn đấu vượt qua khó
khăn trước mắt, vượt qua rào cản tâm lý, học tốt hơn.
+ Mặt khác, chúng tôi cũng mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu nhà
trường, mong nhận được sự giúp đỡ từ nhà trường và xã hội. Trong học kì I
vừa qua, có 6 học sinh được nhận học bổng giúp đỡ học tập, chương trình
“Cây mùa Xuân 2017” có 9 học sinh được nhận quà Tết. Nhận thấy, khi được
quan tâm, giúp đỡ, các em học sinh này phấn chấn hơn, chăm học và việc học
tiến bộ rõ rệt.
- Đối với nhóm học sinh yếu do lười biếng, lơ là việc học
+ Nhắc nhở, kiểm tra bài làm, nội dung học tập của các em mỗi ngày;
2


+ Bao quát lớp để kịp thời nhắc nhở khi các em có biểu hiện không tập
trung nghe giảng, không làm bài, làm việc riêng, nói chuyện riêng trong giờ
học;
+ Liên hệ phụ huynh học sinh qua điện thoại và đến nhà để gặp trực tiếp
gia đình trao đổi tình hình học tập của các em; chuẩn bị một số nội dung học
trên lớp theo từng thời điểm nhờ phụ huynh dành thời gian đôn đốc, nhắc nhở
các em chuẩn bị bài ở nhà thường xuyên;
- Đối với nhóm học sinh yếu do chưa nắm vững kiến thức (4 phép tính:

cộng, trừ, nhân, chia và hình học): Lập kế hoạch phụ đạo, sau đó, chúng tôi
đăng ký với Ban giám hiệu nhà trường cho các em tổ chức học phụ đạo nhóm
vào các buổi chiều thứ 3, thứ 4, thứ 5 hàng tuần, mỗi buổi 2 tiết.
Bước 3: Tổ chức dạy học trên lớp
- Môn Toán là một môn học khá khô khan và tính tích hợp rõ rang. Do vậy
trong quá trình giảng dạy trên lớp, chúng tôi luôn áp dụng những phương
pháp dạy học thích hợp để xoáy sâu vào trọng tâm bài học, giúp các em dễ
hiểu bài và dễ nhớ như: dùng phương pháp trực quan sinh động trong những
bài học về hình học; cho các em cắt ghép hình đối với những bài về phân số;
giảng dạy vấn đáp để các em tự phát hiện ra kiến thức mới; trò chơi toán học
và thi đua phối hợp đang xen nhau tạo hứng thú cho các em tiếp thu bài tốt
hơn.
- Ngoài hình thức dạy học theo lớp và dạy cá nhân, chúng tôi còn tổ chức
cho các em học theo nhóm, ngoại khóa như tổ chức hái hoa học tập toàn
khối…
- Trong từng mạch kiến thức, chúng tôi chốt lại cách thực hiện bằng lời nói
đơn giản, dễ hiểu nhằm khắc sâu kiến thức và giúp học sinh thấy rõ cách nhớ
của từng đơn vị kiến thức.
- Khi giảng dạy, chúng tôi chú ý theo dõi từng học sinh, khuyến khích các
em yếu học tập tích cực phát biểu ý kiến, đặt những câu hỏi dễ, cho những bài
tập vừa sức. Đối với mục tiêu quan trọng cơ bản của tiết học, chúng tôi
thường xuyên gọi các em yếu thực hành nhiều hơn. Có thể chia nhỏ bài tập
hoặc cho thêm nhiều bài tập trắc nghiệm với mức độ yêu cầu vừa sức với các
em, giúp các em khắc phục tính ngại khó, giúp các em hiểu các thuật ngữ,
cách suy luận, chỉ rõ những kiến thức quan trọng cần khắc sâu, cần nhớ kỹ.
- Kích thích động viên đúng lúc khi các em có tiến bộ hay đạt được một số
kết quả dù là rất nhỏ. Đồng thời, phân tích rồi chỉ cho các em chỗ sai nếu có,
nhận xét đúng mức thái độ lơ là khi học, tránh nói chạm lòng tự ái học sinh.
Điều quan trọng cần nói đến nữa là giáo viên nên tạo không khí cởi mở, tạo
tình cảm thân thiện, gần gũi, tránh sự nặng nề, tạo áp lực cho các em để các

em cảm thấy thích học, để dần dần thay đổi thái độ học tập.
- Tổ chức xếp lại vị trí ngồi học và phân công nhiệm vụ cho các em học
khá giỏi trong lớp kèm cặp, giúp đỡ những em yếu. Chúng tôi nêu rõ mục
3


đích yêu cầu sau khi phân công và so sánh kết quả học tập của các cặp đôi sau
mỗi tuần tạo bầu không khí thi đua học tốt giữa các em.
Bước 4: Tiến hành phụ đạo học sinh yếu
- Mỗi buổi chiều sau giờ học chính khóa ngày thứ 3, thứ 4, thứ 5, giáo viên
khối lớp 4 tổ chức cho các em phụ đạo tại phòng học lớp mình. Nội dung phụ
đạo là cho các em nhớ lại các kiến thức đã hỏng, dần dần giúp các em lắp lại
chổ hỏng kiến thức, nắm chắc kiến thức cơ bản đã học để các em tiếp tục học
tốt các bài sau. Chẳng hạn: trước khi học phần phép chia, chúng tôi ôn cho
học sinh về phép chia cho số có 1 chữ số, đồng thời, ôn lại bảng nhân và bảng
chia nhằm giúp các em dễ dàng ước lượng tìm thương của phép chia với số có
2 chữ số, 3 chữ số.
- Do là học sinh yếu nên việc hiểu và nhớ của các em còn chậm và mau
quên. Các kiến thức cũ được chúng tôi củng cố lại nhiều lần khi có liên quan
đến nội dung bài mới, giúp các em biết được mối liên hệ, biết phân biệt, biết
được sự chuyển tiếp giữa các dạng nội dung với nhau. Chẳng hạn như đối với
hai dạng toán "Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó", "Tìm 2 số khi biết
hiệu và tỉ số của 2 số đó", chúng tôi cho học sinh xem 2 đề toán thuộc 2 dạng
này rồi chỉ rõ sự khác nhau giữa chúng là dữ liệu bài toán thể hiện tổng số
phần hay hiệu số phần của hai số cần tìm.
- Cho các em thực hành vận dụng mỗi kiến thức học được vào thực tế cuộc
sống. Ví dụ: khi học phép nhân, dạng bài nhân số có 4 chữ số với số có 3 chữ
số ta cho các em thực hành tính số tiền điện ở gia đình mình; khi học bài
“Bảng đơn vị đo diện tích” thì cho các em thực hành đo diện thích mặt bàn,
diện tích bìa vở, diện tích phòng học, diện tích sân trường, tính số viên gạch

và số tiền phải trả để mua gạch lót sàn phòng học…
- Tổ chức thi đua giữa những học sinh tham gia phụ đạo tạo không khí học
tập vui tươi hơn. Khen ngợi khi các em có những tiến bộ dù rất nhỏ. Cuối mỗi
buổi học phụ đạo, yêu cầu các em tự nêu lại những kiến thức mình đã nhớ
được là gì. Sau mỗi tuần học, có 1 bài kiểm tra những kiến thức đã học trong
tuần để phát hiện kịp thời những kiến thức các em chưa nắm được hoặc đã
quên, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp với kế hoạch phụ đạo học sinh.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Những biện pháp của chúng tôi đưa ra chưa được hoàn chỉnh, chỉ dừng lại
ở một chuẩn mực nào đó. Chúng tôi đã áp dụng vào công tác chuyên môn
trong năm học 2016 – 2017 và nhận được những kết quả rất khả quan. Các
quý đồng nghiệp có thể tham khảo, rút kinh nghiệm và vận dụng vào công tác
chuyên môn của mình.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được
- Với những biện pháp trên, chúng tôi đã giúp các em học sinh yếu Toán
khối 4 có sự tiến bộ một cách rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng của giờ
dạy học Toán nói riêng và chất lượng giáo dục học sinh nói chung.
4


- Những biện pháp này cũng đã tạo sự say mê hứng thú cho học sinh khi
học Toán và từ đó, học sinh ngày càng yêu thích môn Toán hơn. Cụ thể là kết
quả kiểm tra định kì cuối học kì I của năm học 2016 - 2017 vừa qua, 90/90
(100%) học sinh hoàn thành chương trình môn Toán học kì I, không có học
sinh nào phải kiểm tra lại môn Toán, vượt so với chỉ tiêu đề ra.
- Hầu hết, học sinh đã nắm vững kiến thức cơ bản của môn Toán lớp 4; có
kĩ năng tính toán nhanh, cẩn thận và chính xác; có thể vận dụng được kiến
thức Toán lớp 4 vào thực tế cuộc sống của chính các em. Các em biết và vận
dụng được kiến thức tính diện tích tính hình để tính diện tích phòng học, diện
tích sân trường, sân nhà, tính được số viên gạch và số tiền phải trả để mua

gạch lót sàn nhà, tính tiền điện, tiền nước sinh hoạt…
- Đồng thời, khi áp dụng những biện pháp đã nêu trên, chúng tôi đã thu
dược một kết quả ngoài mong đợi là chất lượng học sinh mũi nhọn môn Toán
cũng được nâng lên. Cụ thể, trong năm học này, khối lớp 4 của trường chúng
tôi có 4 học sinh tham gia thi giải Toán trên mạng - Violympic Toán - vòng
Thành phố, chiếm 4,4% tổng số học sinh toàn khối 4, tăng 3,2% so với năm
học trước (năm học 2015 – 2016 khối lớp 4 chỉ có 1 học sinh tham gia vòng
Thành phố, chiếm 1,2%)./.
Thành phố Bến Tre, ngày 20 tháng 02 năm 2017

5



×