Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tiểu luận CBQL THANG 6 2017 một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại trường THCS giục tượng huyện châu thành – tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.39 KB, 6 trang )

PHẦN I
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRƯỜNG THCS GIỤC TƯỢNG
QUA CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO VÀ THỰC HIỆN
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tại Trường THCS Giục
Tượng Huyện Châu Thành – Tỉnh Kiên Giang”
1,1 Đặc điểm tình hình Trường THCS Giục Tượng
Trường THCS Giục Tượng được thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1996 theo Quyết
định số 420/TC-QĐ của Sở GD&ĐT Kiên Giang, trên cơ sở tách từ Trường PTCS
Giục Tượng. Tại thời điểm đó Trường có 4 phòng học đã xuống cấp, khuôn viên chật
hẹp, thiếu sân chơi, bãi tập.Quá trình đi lên với sự nổ lực phấn đấu của tập thể sư
phạm; sự đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, sự hỗ trợ, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền
và nhân dân trong xã, nhà trường đã từng bước phát triển thêm các phòng học mới,
diên tích , khuôn viên được mở rộng đảm bảo cho công tác dạy và học.
Trường nằm trên ấp Tân Điền xã Giục Tượng , là một xã nông nghiệp cách trung tâm
Huyện Châu Thành 12 km. Toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 4.132 ha; dân số có
15,820 người , trong đó dân tộc Khmer chiếm tỉ lệ 29,49% dân số, dân tộc Hoa chiếm
0,87% dân số, còn lại là dân tộc kinh . Xã Giục Tượng có 8 ấp, cơ sở hạ tầng như
đường sá, cầu cống, điện lưới được đầu tư nâng cấp nên việc đi lại đến trường của học
sinh củng giảm bớt khó khăn.
Diện tích khuôn viên trường: 6800m2 Trường được xây dựng riêng biệt có tường rào
xung quanh, có cổng và biển tên Trường
Số phòng học : 11*64m2 có đủ phòng học, phòng bộ môn, phòng làm việc của các bộ
phận.
1.2 Thực trạng của vấn đề chất lượng đội ngũ giáo viên tại Trường THCS Giục
Tượng Năm học 2016-2017:
Trường THCS Giục Tượng có tổng số CBGV – CNV là 51, trong đó : Giáo viên trực
tiếp giảng dạy là 41, đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn.
Ban giám hiệu : 3 ( 3 Đại học)
Về số lớp: Toàn trường có 20 lớp, chia ra: Khối 6 có 6 lớp,Khối 7 có 6 lớp,Khối 8 có 4
lớp, Khối 9 có 4 lớp
Về học sinh tổng số học sinh toàn trường là 651 học sinh, bình quân số học sinh trên


lớp là 33 em/ lớp.
Tổ chuyên môn: Trường thành lập 6 tổ chuyên môn phù hợp với quy mô và đặc điểm
của nhà trường.
Trước thực trạng đội ngũ giáo viên của trường, trong những năm qua, với vai trò là
Phó hiệu trưởng, bản thân tôi đã cố gắng nỗ lực để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên theo kế hoạch xây dựng:
Vào đầu năm học, nhà trường tổ chức cuộc họp hội đồng triển khai văn bản quy định
thống nhất làm hồ sơ sổ sách, xây dựng kế hoạch năm, tháng , tuần, kế hoạch đồi mới
phương pháp, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu….Phó hiệu
trưởng hướng dẫn thật kỹ từng cách làm đến các tổ chuyên môn, luôn chỉ đạo cho các
tổ trưởng lên kế hoạch dự giờ trong tổ và các giáo viên sẽ phối hợp dự giờ chéo lẫn
nhau. Bên cạnh đó, phân công các tổ trưởng tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn ngay từ
đầu năm học bàn bạc và chọ ra mỗi môn trên khối chọn 01 giáo viên để dạy thao
giảng, chuyên đề để tập thể từng tổ cùng nhau nhận xét, góp ý điều chỉnh và học hỏi
kinh nghiệm .
Đối với những giáo viên được phân công giảng dạy mô hình Trường học mới(VNen),
mỗi tháng tôi dự 2 tiết / giáo viên nhầm góp ý tiết dạy, khuyến khích giáo viên phát


huy những mặt mạnh, kịp thời điều chỉnh những hạn chế, bên cạnh đó truyền lại những
kinh nghiệm, những kỹ năng lên lớp để giáo viên tham khảo và sẽ dự giờ lại lần sau để
xem giáo viên đó có sự tiến bộ hay không.
Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ
năng sư phạm cho giáo viên, áp dụng linh hoạt các biện pháp cũng như hình thức bồi
dưỡng để từng bước nâng cao chất lượng cho giáo viên, luôn tạo điều kiện để đội ngũ
giáo viên tiếp cận kiến thức mới, phương pháp mới để tổ chức vận dụng thiết thực vào
hoạt động dạy và học .
Hiệu trưởng nhà trường có kinh nghiệm quản lý tốt, rất nhiệt tình với công việc , có
tinh thần trách nhiệm và có thâm niên nghề nghiệp, đã qua các lớp bồi dưỡng về công
tác quản lý giáo dục, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với tập thể trong và ngoài nhà

trường, có tinh thần dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của tập thể.
Để việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên có tay nghề chuyên môn vững, chất
lượng cao để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục của trường mình, trên cơ sở đánh
giá đúng thực trạng của cán bộ giáo viên trong những năm qua, trường đưa ra kế hoạch
thực hiện một số công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường qua
những biện pháp sau:
* Biện pháp 1: Bồi dưỡng giáo viên thông qua dự giờ
Ban Giám hiệu lên kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên thông qua phương thức dự giờ
trên lớp, kế hoạch này được công khai trên Hội đồng sư phạm nhà trường.
Nhà trường sử dụng các hình thức: Kiểm tra định kỳ, kiểm tra toàn diện, kiểm tra
chuyên đề…để đánh giá, xếp loại, rút kinh nghiệm, tư vấn cho giáo viên.
Qua dự giờ các tiết dạy của giáo viên, Ban Giám hiệu xác định mục đích, nội dung dự
giờ, thời gian dự giờ, nghiên cứu hồ sơ kiểm tra, đánh giá lần trước để cùng phân tích
ưu điểm, nhựợc điểm cần khắc phục trong thời gian tới, đồng thời đề xuất những ý
kiến mới, sáng tạo trong quá trình tổ chức các hoạt động để giáo viên có thêm kinh
nghiệm thiết kế bài dạy tốt hơn. Thông qua việc phân tích tiết dạy, bồi dưỡng cách
thức làm việc cho giáo viên, giáo viên mới ra trường ít kinh nghiệm, đẻ tránh tình
trạng giáo viên trẻ thụ động.
* Biện pháp 2: Bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt Tổ chuyên môn
Ban giám hiệu chỉ đạo và hướng dẫn các Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học
phải dựa trên kế hoạch năm của trường, từ đó cụ thể hóa thành kế hoạch tháng, tuần.
Kế hoạch tổ chuyên môn phải được Ban Giám hiệu duyệt và trở thành văn bản pháp lý
để chỉ đạo hoạt động của tổ, Kế hoạch tổ bao gồm: Chuyên đề trong năm, kiểm tra dự
giờ, kế hoạch làm đồ dùng dạy học, kế hoạch đổi mới phương pháp, kế hoạch bồi
dưỡng nâng cao tay nghề giáo viên,…
Tổ chuyên môn có nhiệm vụ duyệt kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên
trước khi trình ban Giám hiệu duyệt.
Quy định thời gian họp tổ: 2lần/tháng:
- Lần 1: Tổ trưởng đánh giá lại tình hình hoạt động tháng qua, triển khai công việc
tháng tới, tập hợp ý kiến thảo luận nhóm để đi đến thống nhất chung. Trong phiên họp,

tổ trưởng phải thực hiện chức năng quản lý hành chính (kiểm tra thực hiện chương
trình ký duyệt giáo án, thống kê ngày giờ công,công tác chủ nhiệm lớp, hướng dẫn lập
kế hoạch trong tháng, tuần, ngày thực hiện chức năng bồi dưỡng chuyên môn.
- Lần 2: Tổ chức bàn bài dạy khó, bài thao giảng,chuyên đề triển khai nội dung các
chuyên đề, thực hiện 01 bài dạy minh họa xoay quanh các giải pháp nâng cao chất
lượng dạy và học,thực thi làm đồ dùng dạy học, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học


sinh yếu…,sơ kết đánh giá hoạt động trong tháng của từng tổ chuyên môn nộp báo cáo
cho Phó hiệu trưởng .
* Biện pháp 3: Bồi dưỡng giáo viên thông qua Phòng Giáo Dục,các trường bạn
theo cụm học tập kinh nghiệm.
Tổ chức bồi dưỡng học tập kinh nghiệm là một trong những biện pháp rất thú vị và
thực tế, đem lại hiệu quả cao trong quá trình bồi dưỡng giáo viên. Do đó, hàng năm
Hiệu trưởng nhà trường đều xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học tập trường bạn, lớp
đồng nghiệp ngay từ đầu năm.
* Biện pháp 4: Cử giáo viên đi học các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn
Nhà trường khuyến khích và tạo điều kiện để các giáo viên học tập, nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ: hiện tại truờng đã có 45/51 giáo viên hoàn thành học các lớp
Đại học .
Trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển, nhà trường đã tạo điều kiện để Cán bộ
giáo viên được học vi tính, ngoại ngữ. Cụ thể: Về tin học: 46/51 Cán bộ giáo viên có
trình độ A, Về ngoại ngữ: 46/51 trình độ B, Nhờ các biện pháp nêu trên, trong những
năm qua đội ngũ giáo viên đã có nhiều chuyển biến tốt về nhận thức, có ý thức trách
nhiệm cao, có tinh thần xây dựng tập thể. Đặc biệt là đội ngũ đã thực sự gắn bó với
nghề, xem nhà trường, lớp học là tổ ấm đã đóng góp rất lớn trong việc xây dựng
trường vững mạnh làm cho phong trào nhà trường ngày càng ổn định về số lượng và
chất lượng ngày càng cao.
Về trình độ chính trị: Đã có 03 cán bộ quản lý hoàn thành lớp trung cấp lý luận chính
trị.

Về trình độ văn hoá: 100% giáo viên có trình độ văn hoá 12/12
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Giáo viên đạt trình độ chuẩn:50/50, tỷ lệ 100%;
trong đó trên chuẩn là 45/51, trong đó Cao đẳng sư phạm là 05, 01 bảo vệ chưa qua
đào tạo.
- Đội ngũ giáo viên đã có nhiều chuyển biến tốt trong công tác dạy và học phong trào
dạy giỏi qua các hội thi rất sôi nổi; 100% giáo viên tham gia hội giảng trường, mạnh
dạn đăng ký phấn đấu giáo viên giỏi các cấp.
- Hằng năm, vào các đợt thi đua như 20/11 ngày nhà giáo Việt nam, và 8/3 nhà trường
phát động 100% giáo viên hưởng ứng làm đồ dùng dạy học, đến nay tổng số đồ dùng
bền đẹp, phục vụ tốt cho các tiết dạy
3.2 Phương hướng hoạt động
Khi thực hiện công việc, yêu cầu người giáo viên phải nắm vững các văn bản, chỉ thị,
yêu cầu của ngành, từ đó có hướng xây dựng kế hoạch cho phù hợp.
Kế hoạch là một chức năng quan trọng của công tác quản lý Trường THCS. Chất
lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyết định chất lượng, hiệu quả
của quá trình dạy và học. Trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ năm học của ngành, tình
hình cụ thể của trường, Ban Giám hiệu hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch của Tổ
chuyên môn và kế hoạch của nhóm, lớp chủ nhiệm, giúp giáo viên biết xác định mục
tiêu, nhiệm vụ đúng đắn, đề ra các biện pháp rõ ràng, hợp lý và các điều kiện để đạt
được mục tiêu đề ra.
Chính vì thế, việc triển khai các văn bản, chỉ thị, yêu cầu của ngành đến giáo viên, và
việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng và có khả năng thực thi là một
yêu cầu bắt buộc để góp phần nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên.
1.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức:


1.3.1 Điểm mạnh:
Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo PGD&ĐT, sự hỗ trợ nhiệt tình của
chính quyền địa phương trong việc trang bị CSVC phục vụ cho việc dạy và học.
Năm học 2016- 2017 trường quản lý 02 điểm ( Điểm chính: Ấp Tân Điền, điểm lẻ: Ấp

Tân Phước).
Đội ngũ CBGV- NV khá đầy đủ ở các môn học, đa số giáo viên đạt chuẩn và trên
chuẩn.
Trình độ chuyên môn của giáo viên ngày càng được nâng lên tạo điều kiện thuận lợi
trong việc phân công nhân sự và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
BGH, tập thể CBGV- NV đoàn kết, giúp đỡ nhau có tinh thần trách nhiệm để hoàn
thành tốt nhiệm vụ.
Cán bộ quản lý đều đã qua đào tạo về công tác quản lý, có nhiều cố gắng trong công
việc. Việc quản lý các hoạt động giáo dục ngày càng có hiệu quả hơn.
1.3.2 Điểm yếu:
Trường có 02 điểm cách nhau nên gặp khó khăn trong việc quản lý công tác dạy và
học của Giáo viên và học sinh, nhất là trong việc di chuyển các ĐDDH đến các điểm
lẻ.
Tình hình huy động học sinh đầu năm gặp nhiều khó khăn nên chưa huy động hết số
học sinh trong độ tuổi ra lớp theo kế hoạch.
Số học sinh giảm trong năm học 2016- 2017 khá cao ( 12 HS tỉ lệ: 1,78%) do nhiều
nguyên nhân mặc dù GVCN nhiều lần đến nhà vận động nhưng vẫn không chịu ra
lớp.
Trình độ của giáo viên không đều, có ít giáo viên nòng cốt, phần đông học sinh là
người dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn, nhà xa trường, tiếp thu bài chậm phần
nào ảnh hưởng đến chất lượng chung của nhà trường.
Trường còn thiếu trang thiết bị, ĐDDH, các phòng chức năng, phòng thực hành thí
nghiệm...
Công tác PCGD THCS tuy đạt chuẩn PCGDTHCS năm 2016 nhưng công tác vận
động và duy trì sĩ số các lớp bổ túc THCS còn gặp rất nhiều khó khăn.
Tỉ lệ học sinh giỏi cấp Huyện, Tỉnh chưa ngang tầm với chất lượng chung của toàn
Huyện.
1.3.3 Cơ hội:
Được sự quan tâm của lãnh đạo Sở-Phòng GD&ĐT Châu Thành và chính quyền địa
phương

Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng được xã hội đồng tình ủng hộ và đạt được
những kết quả đáng kể.
1.3.4 Thách thức:
Một số phụ huynh nghề nghiệp tự do, trình độ dân trí thấp nên cũng ảnh hưởng đến sự
phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong công tác vận động học sinh bỏ học ra
lớp.
Kinh phí để thực hiện trường xanh, sạch, đẹp còn gặp nhiều hạn chế, công tác vận
động còn gặp nhiều khó khăn nhất là ở điểm Tân Phước.
Phần II
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN


Năm học 2017-2018
Qua học tập các chuyên đề lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ quản lý trường
trường phổ thông, bản thân tôi học được rất nhiều điều bổ ích làm hành trang cho mình
trên con đường sự nghiệp giáo dục sau này. Tôi sẽ cố gắng làm thật tốt nhiệm vụ của
người cán bộ quản lý trường THCS và luôn suy nghĩ: làm thế nào để đơn vị mình phát
triển hơn nữa, chất lượng giáo dục cao hơn nữa. Muốn thế trước hết phải có đội ngũ
mạnh.
Đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trò quyết định trong việc giáo dục học sinh ở trường
THCS vì vậy bất kỳ người quản lý nào không thể bỏ qua việc bồi dưỡng lực lượng cán
bộ giáo viên. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng là nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo,
khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, về quan điểm, nội dung
phương pháp giáo dục đồng thời theo kịp những yêu cầu của xã hội. Để phục vụ cho
nhiệm vụ dạy và học giáo dục nhân cách, rèn luyện kỹ năng đòi hỏi người giáo viên
phải có phẩm chất, trình độ, năng lực đề cao lương tâm và nhân cách nhà giáo, lòng
nhân ái tận tuỵ thương yêu học sinh, thể hiện ở tinh thần tự học, tự bồi dưỡng cải tiến
nội dung phương pháp dạy học.
Từ những nhận thức nêu trên, tôi đề ra kế hoạch dự kiến thực hiện những công việc

sau đây trong vòng một năm sau khi học lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý :
Kết luận:
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo. Việc nâng cao năng
lực sư phạm cho giáo viên có ý nghĩa quyết định chất lượng đội ngũ giáo viên. Giáo
viên là nguồn lực chủ yếu thực hiện các mục tiêu giáo dục trong nhà trường
Mục đích của giáo dục nhằm dạy các trí thức văn hóa, khoa học, rèn luyện thói quen,
kỷ năng, kỷ xảo trong lao động, khả năng ứng xử xã hội.
Trong nhà trường người cán bộ quản lý không phải là người làm giỏi hết tất cả mọi
công việc mà phải là người biết cách tổ chức cho mọi người làm giỏỉ.
Trong quản lý giáo dục, nhiệm vụ trọng tâm của Người quản lý là tổ chức thực hiện kế
hoạch năm học, tổ chức cuộc sống vật chất và tinh thần cho tập thể sư phạm, xây dựng
bầu không khí thoải mái trong tập thể sư phạm, tổ chức kiểm tra đánh giá các mặt hoạt
động của nhà trường theo những tiêu chí đưa ra trong các chỉ thị đầu năm học. Để tổ
chức tốt hoạt động của nhà trường.




×