Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

Trần Lƣơng Mộng Trinh

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC :

PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Trần Lƣơng Mộng Trinh, xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
riêng của tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều.
Số liệu thống kê là trung thực. Nội dung và kết quả nghiên cứu này chƣa từng
đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. Mọi số liệu và
trích dẫn của các tác giả khác đều đƣợc ghi chú nguồn tham khảo rõ ràng.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm ……
Tác giả


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................... 4
6. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 5
CHƢƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI ................................................................................................................ 6
1.1 Khái niệm về tỷ suất sinh lời và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ....... 6
1.2 Các tỷ số chủ yếu đo lƣờng khả năng sinh lời của NHTM .................................... 7
1.2.1 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) .......................................................... 7
1.2.2 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) ...................................................... 8
1.2.3 Tỷ lệ thu nhập cận biên .................................................................................... 9
1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời của NHTM ........................................ 10
1.3.1 Các yếu tố bên trong....................................................................................... 11
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài .................................................................................... 16
1.4 Cơ sở lý thuyết SCP (Structure – Conduct – Performance): ................................ 19
Tóm tắt chƣơng 1 ........................................................................................................... 21
CHƢƠNG 2 – MÔ HÌNH, DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP ƢỚC LƢỢNG MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU TỶ SUẤT SINH LỜI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT
NAM .............................................................................................................................. 22
2.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 22
2.1.1 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 22
2.1.2 Mô tả biến nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................... 22
2.2 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 26
2.3 Phƣơng pháp ƣớc lƣợng mô hình: ........................................................................ 28

2.3.1 Phân tích hồi quy ............................................................................................ 28
2.3.2 Lựa chọn mô hình hồi quy ............................................................................. 31
2.3.3 Tiến hành các thủ tục kiểm định .................................................................... 32


Tóm tắt chƣơng 2 ........................................................................................................... 34
CHƢƠNG 3 – SƠ LƢỢC TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG
VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ
SUẤT SINH LỜI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .................. 35
3.1 Sơ lƣợc về tình hình hoạt động của ngành ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2006
– 2013 ......................................................................................................................... 35
3.1.1 Quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu: ................................................................ 36
3.1.2 Hoạt động tín dụng và huy động vốn ............................................................. 38
3.1.3 Khả năng sinh lời của các ngân hàng ............................................................. 42
3.1.4 Thị phần của các ngân hàng. .......................................................................... 43
3.1.5 Mức độ đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ......................................................... 44
3.2 Phân tích thống kê mô tả: ..................................................................................... 44
3.2.1 Các biến bên trong .......................................................................................... 46
3.2.2 Các biến bên ngoài ......................................................................................... 51
3.3 Kết quả hồi quy mô hình ...................................................................................... 54
3.3.1 Hồi quy biến ROA theo các biến độc lập bên trong ...................................... 54
3.3.2 Hồi quy biến ROA theo các biến độc lập bên trong và bên ngoài ................. 57
3.3.3 Thảo luận các kết quả nghiên cứu .................................................................. 60
Tóm tắt chƣơng 3 ........................................................................................................... 64
CHƢƠNG 4 – CÁC GIẢI PHÁP NHẲM NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỜI TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ....................................................... 66
4.1 Đối với các NHTM ............................................................................................... 66
4.1.1 Gia tăng vốn chủ sở hữu ................................................................................. 66
4.1.2 Đẩy mạnh hoạt động tín dụng và huy động vốn cùng với việc cải thiện hiệu
quả tín dụng ............................................................................................................. 67

4.1.3 Nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản ........................................................ 70
4.1.4 Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí ................................................................. 71
4.2 Hỗ trợ từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc .............................................. 72
4.2.1 Ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát ................................................ 72
4.2.2 Hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực tài chính cũng nhƣ hệ thống
kế toán và thông tin báo cáo .................................................................................... 73
4.2.3 Tăng cƣờng công tác thống kê, lƣu trữ thông tin dữ liệu của hệ thống ngân
hàng để làm cơ sở nâng cao khả năng dự báo trong ngành ..................................... 74
Tóm tắt chƣơng 4 ........................................................................................................... 75
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 - Bảng mô tả tóm tắt các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu
Bảng 3.1 – Số lƣợng các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013.
Bảng 3.2 – Thống kê mô tả biến phụ thuộc (ROA) và các biến độc lập bên trong
Bảng 3.3 – Kết quả phân tích hồi quy ROA theo các biến độc lập bên trong
Bảng 3.4 – Kết quả phân tích hồi quy ROA theo các biến độc lập bên trong và bên
ngoài.
Bảng 3.5 – Tổng hợp kết quả hồi quy


DANH MỤC CÁC HÌNH BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 – Mô hình thang đo: các yếu tố ảnh hƣởng đến ROA
Hình 3.1 – Đồ thị thể hiện chỉ số tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản và tốc độ tăng trƣởng
vốn tự có của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2013.
Hình 3.2 – Biểu đồ thể hiện tổng dƣ nợ tín dụng và tổng vốn huy động của hệ thống
ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013.

Hình 3.3 – Đồ thị thể hiện tốc độ tăng trƣởng vốn huy động của hệ thống ngân hàng
Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013.
Hình 3.4 – Đồ thị thể hiện tốc độ tăng trƣởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt
Nam giai đoạn 2006 – 2013.
Hình 3.5 – Đồ thị thể hiện tỷ lệ cân đối giữa dƣ nợ tín dụng và vốn huy động của hệ
thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013.
Hình 3.6 – Đồ thị thể hiện tỷ lệ ROA trung bình của mẫu nghiên cứu theo thời gian
Hình 3.7 – Đồ thị thể hiện tỷ lệ ETA và ROA trung bình của mẫu nghiên cứu theo thời
gian.
Hình 3.8 – Đồ thị thể hiện tỷ lệ LTA, DTA và LIQ trung bình của mẫu nghiên cứu
theo thời gian.
Hình 3.9 – Đồ thị thể hiện tỷ lệ NETA và ROA trung bình của mẫu nghiên cứu theo
thời gian.
Hình 3.10 – Đồ thị thể hiện tỷ lệ NIGI trung bình của mẫu nghiên cứu theo thời gian.
Hình 3.11 – Đồ thị thể hiện tốc độ tăng trƣởng GDP (g) của Việt Nam giai đoạn 2006
– 2013 và tỷ lệ ROA trung bình của mẫu nghiên cứu theo thời gian.
Hình 3.12 – Đồ thị thể hiện lãi suất thực (%) và tỷ lệ lạm phát (%) của Việt Nam giai
đoạn 2006 – 2013.
Hình 3.13 – Đồ thị thể hiện chỉ số HHI của mẫu nghiên cứu giai đoạn 2006 – 2013.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Vấn đề nghiên cứu
Trong suốt hai thập niên qua, sự quan tâm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của các định chế tài chính ngày càng gia tăng bởi đây là một thƣớc đo quan trọng thể
hiện “sức khỏe tài chính” và khả năng sinh lợi của các tổ chức này. Nếu một ngân hàng
có khả năng sinh lợi kém chứng tỏ những nguồn lực chƣa đƣợc sử dụng một cách tối
ƣu và ngân hàng chƣa tận dụng hết những cơ hội để gia tăng lợi nhuận. Vậy những yếu

tố nào ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng và chúng ảnh hƣởng nhƣ thế
nào đến việc sử dụng các nguồn lực và việc tận dụng những cơ hội đó? Nói cách khác,
những nhân tố nào hỗ trợ và những nhân tố nào gây trở ngại cho ngân hàng đạt mức lợi
nhuận cao nhất?
Trong số các định chế tài chính, ngân hàng thƣơng mại (NHTM) là một phần
cốt lõi trong hệ thống tài chính ở Việt Nam nói riêng và các nƣớc đang phát triển nói
chung. Nó giữ vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế
nhằm cung cấp tín dụng cho những ngƣời đi vay, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế.
Do vậy, việc nắm rõ những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
nói chung và tỷ suất sinh lời nói riêng là thực sự cần thiết và quan trọng, không chỉ đối
với các nhà quản lý ngân hàng mà còn đối với các nhà đầu tƣ cũng nhƣ những ngƣời
làm chính sách.
Trong các tài liệu nghiên cứu về vấn đề này, những yếu tố ảnh hƣởng đến khả
năng sinh lời đƣợc nghiên cứu khá tỉ mỉ mặc dù mỗi bài nghiên cứu xác định các yếu
tố khác nhau. Hầu hết chúng không quan tâm đến việc đo lƣờng lợi nhuận mà đều chú
trọng đến các tỷ số cơ cấu vốn, các khoản vay không có khả năng thu hồi và việc kiểm
soát chi phí là những yếu tố quan trọng quyết định lợi nhuận cao hay thấp.
Bên cạnh những yếu tố nội tại bên trong ngân hàng, tỷ suất sinh lời của ngân
hàng còn chịu ảnh hƣởng từ các yếu tố kinh tế vĩ mô nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế
(GDP), lãi suất, tỷ lệ lạm phát, mức độ cạnh tranh của thị trƣờng… thể hiện đặc điểm


2

của môi trƣờng kinh tế mà nó đang hoạt động. Những yếu tố này phụ thuộc vào các
chính sách kinh tế và định hƣớng phát triển thị trƣờng tài chính của mỗi quốc gia.
Đối với ngân hàng trung ƣơng ở nhiều nƣớc, việc kiểm soát sự ổn định tài chính
chủ yếu đƣợc dựa vào các chỉ số an toàn tài chính (FSIs) đƣợc đƣa ra bởi Quỹ Tiền tệ
thế giới (IMF), bao gồm các chỉ số lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn, chất lƣợng tài sản,
an toàn vốn,... Trong khi FSIs rất có ích trong việc đánh giá tình hình “sức khỏe” hiện

tại của các định chế tài chính, chúng không thể định lƣợng đƣợc mối quan hệ liên kết
tiềm ẩn giữa hoạt động của các định chế tài chính với nền kinh tế vĩ mô và những cú
sốc có thể làm cho những tổ chức này rơi vào khủng hoảng.
Từ thực tế trên, để hiểu rõ mức độ tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ
suất sinh lời của các NHTM Việt Nam, từ đó có thể xây dựng chính sách, định hƣớng
trong hoạt động kinh doanh cuả ngân hàng, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu
tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” để thực hiện
luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực
cùng với việc mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy vậy, nền kinh tế trong nƣớc cũng
chịu không ít những tác động tiêu cực của cơ chế thị trƣờng, đặc biệt là trong lĩnh vực
tài chính ngân hàng. Ảnh hƣởng từ khủng hoảng kinh tế đã làm cho khu vực sản xuất
kinh doanh bị trì trệ, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ và thậm chí phá sản. Điều này tác
động tiêu cực đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, làm giảm lợi nhuận của ngân
hàng kéo theo tỷ suất sinh lời của các ngân hàng cũng giảm đi.
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là xác định những yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ
suất sinh lời tại các NHTM Việt Nam thông qua những cơ sở lý thuyết về tỷ suất sinh
lời của ngân hàng cũng nhƣ kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc.
Căn cứ vào mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM Việt Nam
đã xây dựng cùng với kết quả hồi quy, tác giả đề xuất những giải pháp cũng nhƣ những
kiến nghị nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời tại các NHTM Việt Nam


3

Từ mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra nhƣ sau:
 Những yếu tố nào đặc trƣng bên trong ngân hàng tác động đến tỷ suất sinh
lời của các NHTM Việt Nam?
 Những yếu tố kinh tế vĩ mô và cấu trúc thị trƣờng có tác động đến tỷ suất

sinh lời của các NHTM Việt Nam?
 Mức độ và chiều hƣớng tác động của các yếu tố trên, gồm cả những yếu tố
bên trong và bên ngoài ngân hàng, đối với tỷ suất sinh lời của các NHTM
Việt Nam.
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Bài luận văn tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của
các NHTM Việt Nam trên mẫu gồm 23 ngân hàng (bao gồm cả NHTM nhà nƣớc và
NHTM cổ phần) mà tác giả có thể thu thập đƣợc đầy đủ các số liệu từ các báo cáo tài
chính của mỗi ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2013. Trong đó, 4 ngân
hàng thƣơng mại cổ phần (TMCP) gồm ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam (BIDV), ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng
TMCP Công Thƣơng Việt Nam (Vietinbank) và ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng
sông Cửu Long (MH ) dù đã đƣợc cổ phần hóa nhƣng nhà nƣớc vẫn nắm quyền kiểm
soát chính với tỷ lệ cổ phần lớn nhất nên vẫn đƣợc xếp trong khối NHTM nhà nƣớc.
Các ngân hàng còn lại thuộc khối NHTM cổ phần với quy mô khác nhau (chi tiết xem
phụ lục 1).
Bên cạnh việc thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính của ngân hàng, tác giả
cũng thu thập số liệu về các chỉ số kinh tế vĩ mô nhƣ tốc độ tăng trƣởng GDP, lãi suất
thực, tỷ lệ lạm phát cùng với các chỉ số tài chính khác của Việt Nam theo số liệu thống
kê của Ngân hàng thế giới (Worldbank).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng với sự hỗ trợ của
phần mềm Eview 8. Tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy đa biến trên cơ sở dữ
liệu bảng cân đối (Balanced panel data). Kỹ thuật này cho phép nghiên cứu ảnh hƣởng


4

của sự phát triển kinh tế vĩ mô đến lợi nhuận sau khi kiểm soát các đặc tính của ngân
hàng, giúp giảm thiểu sự đa cộng tuyến giữa các biến, bậc tự do cao hơn và hiệu quả

cao hơn.
Đặc điểm chung trong các nghiên cứu về tỷ suất sinh lời của ngân hàng là sử
dụng dạng hàm hồi quy tuyến tính để phân tích. Do đó, trong bài nghiên cứu này, mô
hình tuyến tính đƣợc sử dụng.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp so
sánh, phƣơng pháp thống kê tổng hợp nhằm phân tích sơ lƣợc về tình hình hoạt động
của các NHTM Việt Nam trong thời gian 2006 – 2013.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời của NHTM ở Việt
Nam là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Về lý thuyết, nghiên cứu này góp phần bổ sung những kiến thức bổ ích trong
lĩnh vực tài chính – ngân hàng và cung cấp một mô hình định lƣợng nhằm đánh giá sự
tác động của các yếu tố đặc trƣng bên trong ngân hàng, cũng nhƣ các yếu tố kinh tế vĩ
mô và cấu trúc tài chính đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng.
Về phía các ngân hàng, nghiên cứu này có thể hỗ trợ cho các nhà quản lý trong
việc đánh giá tỷ suất sinh lời của ngân hàng trong mối tƣơng quan với các yếu tố nội
tại trong ngân hàng và các yếu tố từ môi trƣờng kinh tế vĩ mô. Vì vậy, họ có thể nhận
diện đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân ngân hàng. Bên cạnh đó, họ cũng
có thể xác định đƣợc những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của ngân hàng dƣới tác
động của các yếu tố vĩ mô. Qua đó, các nhà quản lý có một cơ sở vững chắc hơn trong
việc hoạch định chiến lƣợc hoạt động và phát triển đúng đắn cho ngân hàng.
Về phía các nhà làm chính sách, nghiên cứu này có thể giúp họ giải thích đƣợc
sự tác động của những thay đổi trong môi trƣờng vĩ mô đến tỷ suất sinh lời của các
NHTM một cách thuyết phục hơn. Từ đó, giúp cho họ có cơ sở trong việc hoạch định
những chính sách kinh tế hợp lý nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời của các NHTM, ổn
định thị trƣờng tài chính và thúc đẩy phát triển kinh tế.


5


6. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 4 phần chính:
 Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về tỷ suất sinh lời của ngân hàng thƣơng mại.
 Chƣơng 2: Mô hình, dữ liệu và phƣơng pháp ƣớc lƣợng mô hình nghiên cứu
tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng thƣơng mại việt nam.
 Chƣơng 3: Sơ lƣợc tình hình hoạt động của ngành ngân hàng tại việt nam và
kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời tại các ngân
hàng thƣơng mại việt nam.


Chƣơng 4: Các giải pháp nhẳm nâng cao tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng
thƣơng mại việt nam.


6

CHƢƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Khái niệm về tỷ suất sinh lời và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Tỷ suất sinh lời là chỉ số tài chính thể hiện khả năng tận dụng các nguồn lực sẵn
có của một doanh nghiệp để chuyển hóa thành lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định.
Hay nói cách khác, tỷ suất sinh lời là thƣớc đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần để
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
Trong kinh tế học, hiệu quả là thuật ngữ chỉ việc sử dụng các nguồn lực để tối
đa hóa sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Dƣới gốc độ quản trị, hiệu quả đo lƣờng sự thích
hợp của các mục tiêu đã chọn và mức độ mà chúng đƣợc thực hiện. Để hiểu rõ hơn về
khái niệm này, cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể hiểu là những gì mà doanh nghiệp
đạt đƣợc sau một quá trình hoạt động nhất định, kết quả cần đạt đƣợc cũng chính là

mục tiêu của doanh nghiệp đó, trong khi kết quả thực tế có thể cao hơn hoạt thấp hơn
so với mục tiêu ban đầu.
Trong hoạt động của các NHTM, theo Nguyễn Việt Hùng (2008), hiệu quả đƣợc
thể hiện qua hai khía cạnh. Đầu tiên là khả năng biến đổi các yếu tố đầu vào thành các
yếu tố đầu ra hay giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài
chính khác. Khía cạnh còn lại là xác xuất hoạt động an toàn của các ngân hàng. Qua đó
cho thấy hai mục tiêu mà các ngân hàng luôn phải hƣớng đến đồng thời là lợi nhuận và
sự an toàn, đây cũng chính là kết quả hoạt động kinh doanh mà ngân hàng mong muốn
đạt đƣợc.
Nhƣ vậy, nếu xét ở gốc độ kinh doanh, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng có thể đƣợc hiểu là kết quả về lợi nhuận mà hoạt động kinh doanh ngân hàng
mang lại trong một khoảng thời gian nhất định so với mục tiêu lợi nhuận ban đầu.
Từ đó, khái niệm tỷ suất sinh lời của các NHTM có thể đƣợc phát biểu là kết
quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là các nguồn


7

vốn mà ngân hàng nắm giữ để tạo ra lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định. Về phƣơng
diện này, tỷ suất sinh lời là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng.
1.2 Các tỷ số chủ yếu đo lƣờng khả năng sinh lời của NHTM
1.2.1 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cơng tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả
năng trong q trình chuyển hóa tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng. Cụ thể,
ROA cho biết một đồng lợi nhuận sau thuế đƣợc tạo ra từ bao nhiêu đồng tài sản.
ROA 

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản


(1.1)

(Peter S.Rose, 1998)

ROA cao cho thấy hiệu quả chuyển đổi từ tài sản thành lợi nhuận trong hoạt
động của ngân hàng tốt.
Ngồi cơng thức (1.1), tỷ lệ ROA còn đƣợc tính nhƣ sau:
ROA 

Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu

Doanh thu
Tổng tài sản

(1.2)

 ROA = Tỷ suất sinh lời trên doanh thu x hiệu suất sử dụng tài sản
Trong đó, tỷ suất sinh lời trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản là các
thƣớc đo rất hữu ích khi phân tích khả năng sinh lời vì về mặt lý thuyết, những ngân
hàng có tỷ suất sinh lời trên doanh thu cao có thể tồn tại vững vàng trong bối cảnh chi
phí tăng cao. Nếu tỷ suất sinh lời trên doanh thu thấp thì ngân hàng chỉ có thể gia tăng
lợi nhuận bằng cách tăng doanh thu. Khi chi phí tăng thì những ngân hàng này sẽ gặp
nhiều khó khăn. Nhƣ vậy, việc theo dõi chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu khơng
chỉ giúp nhà quản lý ngân hàng chủ động ứng phó với các cơ hội và nguy cơ từ thị
trƣờng mà còn giúp các nhà đầu tƣ có thể nhận diện, đánh giá đƣợc tiềm lực của ngân
hàng. Thơng thƣờng, những ngân hàng nào có tỷ suất sinh lời trên doanh thu cao chứng
tỏ ngân hàng đó có lãi cao hơn và khả năng kiểm sốt chi phí hiệu quả hơn những ngân
hàng khác.



8

Bên cạnh đó, chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản thể hiện khả năng tạo ra doanh thu
từ việc sử dụng các tài sản của ngân hàng là cao hay thấp, đồng thời giúp các nhà quản
lý có thể kiểm sốt đƣợc hiệu quả từ hoạt động cho vay và đầu tƣ của ngân hàng. Qua
đó cho thấy việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là một cách để đạt đƣợc ROA bền
vững.
Tóm lại ROA cung cấp cho nhà đầu tƣ thơng tin về các khoản lãi đƣợc tạo ra từ
tổng tài sản của ngân hàng, bao gồm cả vốn vay và vốn chủ sở hữu. ROA càng cao
càng tốt vì nó chứng tỏ ngân hàng đang kiếm đƣợc nhiều tiền hơn từ lƣợng đầu tƣ ít
hơn, hay nói cách khác là kết quả cao hơn trên chi phí ít hơn. Tuy nhiên, các nhà đầu tƣ
cũng cần chú ý đến tỷ lệ lãi suất mà ngân hàng phải trả cho các khoản nợ vay. Nếu một
ngân hàng khơng kiếm đƣợc nhiều hơn số tiền mà họ phải chi trả cho các hoạt động
đầu tƣ, đó khơng phải là một dấu hiệu tốt. Đây cũng chính là nhƣợc điểm của chỉ số
ROA vì nó khơng thể hiện đƣợc mức sinh lời từ đồng vốn đầu tƣ của các cổ đơng, hay
khoản thu nhập ròng mà các cổ đơng nhận đƣợc là bao nhiêu.
1.2.2 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE đo lƣờng thu nhập của các cổ đơng của ngân hàng. Nó thể hiện thu nhập
mà các cổ đơng nhận đƣợc từ việc đầu tƣ vốn vào ngân hàng. Chỉ số này thƣờng đƣợc
các nhà đầu tƣ phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trƣờng, từ đó
tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của ngân hàng nào.
ROE 

Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản


Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu

(1.3)

(Peter S.Rose, 1998)
 ROE  ROA 

Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu

(1.4)

Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của các cổ
đơng, có nghĩa là ngân hàng đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn của cổ đơng với vốn
vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong q trình huy động vốn, mở rộng
quy mơ. Cho nên tỷ số ROE của ngân hàng nào càng cao thì cổ phiếu của ngân hàng đó
càng hấp dẫn nhà đầu tƣ.


9

Từ phƣơng trình (1.4), có thể thấy ROE phụ thuộc vào khả năng sinh lời của
những tài sản mà ngân hàng nắm giữ và cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. ROE tăng
nếu hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng tăng và/hoặc tỷ trọng nguồn vốn chủ sở
hữu trong tổng nguồn vốn giảm. Mối quan hệ giữa ROA và ROE trong cơng thức trên
cho thấy thu nhập của một ngân hàng rất nhạy cảm với phƣơng thức tài trợ của nó.
Thậm chí một ngân hàng có ROA thấp có thể đạt đƣợc ROE khá cao thơng qua việc sử
dụng nhiều nợ và sử dụng tối thiểu vốn chủ sở hữu.
1.2.3 Tỷ lệ thu nhập cận biên

Tỷ lệ thu nhập cận biên đo lƣờng tính hiệu quả và khả năng sinh lời của tài sản.
Chỉ số này gồm các chỉ số thành phần sau:
1.2.3.1 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Tỷ lệ này giúp cho ngân hàng dự báo trƣớc khả năng sinh lãi của ngân hàng
thơng qua việc kiểm sốt chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm kiếm những nguồn vốn
có chi phí thấp nhất
NIM 

Thu nhập lãi - Chi phí lãi
Tổng tài sản có sinh lời

(1.5)

(Peter S.Rose, 1998)

NIM khơng tính đến phí dịch vụ cũng nhƣ những thu nhập ngồi lãi khác và chi
phí hoạt động (nhƣ chi phí nhân sự, chi phí rủi ro tín dụng…), do đó khơng phản ánh
đƣợc tồn diện tính sinh lời của cả ngân hàng.
1.2.3.2 Tỷ lệ thu nhập ngồi lãi cận biên (MN)
Tỷ lệ này đo lƣờng mức chênh lệch giữa nguồn thu ngồi lãi, chủ yếu là nguồn
thu phí từ các dịch vụ, và các chi phí ngồi lãi mà ngân hàng phải chịu (gồm tiền
lƣơng, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị và chi phí tổn thất tín dụng). Theo kinh
nghiệm của hầu hết các NHTM ở các nƣớc, chênh lệch này thƣờng là âm vì chi phí
ngồi lãi nhìn chung vƣợt q nguồn thu từ phí, mặc dù tỷ lệ thu từ phí trong tổng các
nguồn thu của ngân hàng đã tăng rất nhanh trong những năm qua.
NIM 

Thu nhập ngoài lãi - Chi phí ngoài lãi
Tổng tài sản có sinh lời


(Peter S.Rose, 1998)

(1.6)


10

1.2.3.3 Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM)
Chỉ tiêu NPM phản ánh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định
giá dịch vụ. NPM phụ thuộc vào mức độ kiểm sốt và định hƣớng trong quản lý. Tỷ lệ
này chỉ ra rằng các ngân hàng có thể tăng thu nhập của ngân hàng và thu nhập của cổ
đơng bằng việc tăng cƣờng kiểm sốt chi phí và tối đa hóa các nguồn thu.
NIM 

Tổng thu nhập sau thuế
Tổng thu từ hoạt động

(1.7)

(Peter S.Rose, 1998)
Trong các nghiên cứu trƣớc đây, kể cả nghiên cứu trong và ngồi nƣớc, các tỷ
số trên đã đƣợc sử dụng nhƣ các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng, ví dụ nhƣ Vong và Chan (2006) sử dụng chỉ số ROA trong nghiên cứu của
họ đối với các ngân hàng ở Macao; Naceur (2003) sử dụng các chỉ tiêu ROA và NIM
để nghiên cứu cho các ngân hàng ở Tuynidi hay J.G. Garza-Garcia (2012) nghiên cứu
các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Mexico với 2 chỉ số
ROA và ROE…
1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời của NHTM
Các NHTM hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận cũng nhƣ những doanh nghiệp
bình thƣờng khác nhƣng nó còn giữ vai trò là một định chế tài chính trung gian cực kỳ

quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng. Do đó có thể nói NHTM là một doanh nghiệp
đặc biệt. Nó hoạt động trong mơi trƣờng tài chính với sản phẩm kinh doanh chủ yếu là
tiền tệ, đây là lĩnh vực đƣợc nhà nƣớc kiểm sốt rất chặt chẽ. Nguồn vốn hoạt động chủ
yếu của NHTM là từ việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Để có thể huy
động đƣợc những nguồn vốn này, cơ sở cốt lỗi là ngân hàng phải tạo đƣợc niềm tin nơi
ngƣời gửi tiền, hay còn gọi là khách hàng. Qua những đặc tính trên, có thể thấy hoạt
động của NHTM khơng chỉ chịu ảnh hƣởng của các nhân tố về hiệu quả quản trị bên
trong ngân hàng mà còn chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi các chỉ số kinh tế vĩ mơ và các
chính sách quản lý của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
Theo Peter S.Rose (1998), khả năng sinh lời của ngân hàng hầu nhƣ khơng bị
ảnh hƣởng bởi việc nó đƣợc tổ chức nhƣ thế nào mà chất lƣợng cơng tác quản lý và các


11

điều kiện kinh tế tại thị trƣờng mà ngân hàng đó hoạt động có vai trò quan trọng hơn
rất nhiều đối với sự thành công của ngân hàng. Nhìn chung, các yếu tố ảnh hƣởng đến
tỷ suất sinh lời của NHTM có thể đƣợc chia thành 2 nhóm là nhóm các nhân tố bên
trong và nhóm các nhân tố bên ngoài.
1.3.1 Các yếu tố bên trong
Các nhân tố bên trong ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng bị chi phối
bởi các quyết định quản trị của ngân hàng. Những quyết định quản trị đó sẽ ảnh hƣởng
trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nói cách khác, chất lƣợng
quản trị sẽ đƣợc phản ánh trong tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Dù vậy, rất khó, thậm
chí không thể, để đánh giá chất lƣợng quản trị một cách trực tiếp. Thay vào đó, tỷ suất
sinh lời của ngân hàng đƣợc đánh giá phổ biến thông qua các chỉ số từ các báo cáo tài
chính.
1.3.1.1 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu
Là một định chế tài chính trung gian, NHTM phải đối mặt với rất nhiều loại rủi
ro nhƣ rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng… Do đó, tỷ suất sinh lời của ngân hàng tất yếu

phụ thuộc vào quan điểm quản lý rủi ro của ngân hàng. Chúng ta có thể phân tích
những rủi ro vốn có trong một ngân hàng và quan điểm quản lý rủi ro của nó bằng cách
xem xét vốn chủ sở hữu và lƣợng dự trữ mà ngân hàng đó nắm giữ cùng với chính sách
quản lý thanh khoản của nó.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu hay còn đƣợc gọi là tỷ lệ an toàn vốn, đƣợc đo lƣờng bằng
vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản. Nó thể hiện mức độ an toàn và tình hình tài chính
của ngân hàng. Những ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản cao chứng tỏ
ngân hàng đó hoạt động rất an toàn, đồng nghĩa với tỷ lệ nợ vay thấp và rủi ro thấp.
Theo lý thuyết quan hệ nghịch chiều giữa rủi ro và lợi nhuận, chúng ta thấy tồn tại mối
quan hệ phủ định giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tuy
nhiên, Koehn và Santomero (1980) chỉ ra một quy luật khác, khi gia tăng tỷ lệ an toàn
vốn, tức gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, sẽ làm giảm rủi ro. Điều này có
thể khiến ngân hàng đối mặt với một rủi ro lớn hơn trong danh mục cho vay với hy
vọng tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, cũng có thể phát sinh mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ


12

vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Nhƣng dù là có tác động tích cực
hay tiêu cực thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến tỷ suất
sinh lời của ngân hàng.
Theo Garcia-Herrero và cộng sự (2009), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
có thể ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng thông qua các kênh truyền dẫn sau: thứ
nhất là vốn chủ sở hữu càng lớn sẽ làm gia tăng thị phần cho vay của ngân hàng, từ đó
gia tăng lợi nhuận; thứ hai là ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao thì không cần tăng
cƣờng huy động vốn nhiều nhƣ những ngân hàng có vốn chủ sở hữu thấp hơn, do đó
giảm thiểu chi phí huy động vốn. Điều này ngụ ý rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu có mối
quan hệ tích cực đối với tỷ suất sinh lời của ngân hàng.
Trong nghiên cứu của mình về các yếu tố quyết định tỷ suất sinh lời của các
ngân hàng tại 12 quốc gia đƣợc chọn từ châu Âu, ắc Mỹ và Úc, ourke (1989) nhận

thấy một mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ an toàn vốn và biến phụ thuộc này. Ông chỉ ra
rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng cao, ngân hàng đạt lợi nhuận càng nhiều. Tƣơng tự nhƣ
vậy, các nghiên cứu của erger (1995) và Anghazo (1997) kết luận rằng các ngân hàng
có nguồn vốn mạnh đạt đƣợc nhiều lợi nhuận hơn so với những ngân hàng khác ở Mỹ.
Trong bài nghiên cứu về tỷ suất sinh lời của ngành ngân hàng tại 18 quốc gia Châu Âu
trong thời kỳ 1986 – 1989, Molyneux và Thornton (1992) cũng thấy rằng tỷ lệ vốn chủ
sở hữu tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng nhƣng mối quan hệ này bị
hạn chế trong phạm vi những ngân hàng quốc doanh. Demirguc-Kunt và Huizinga
(1999) đi đến một bài nghiên cứu toàn diện hơn khi xem xét các yếu tố quyết định tỷ
suất sinh lời của ngân hàng tại 80 quốc gia, bao gồm cả những nƣớc phát triển và đang
phát triển, trong suốt thời kỳ 1988 – 1995. Họ kết luận rằng những ngân hàng nƣớc
ngoài có lợi nhận cao hơn những ngân hàng nội địa tại những nƣớc đang phát triển;
trong khi đó, ở những nƣớc phát triển thì ngƣợc lại. Tuy vậy kết quả tổng quát vẫn chỉ
ra mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời của ngân hàng.
1.3.1.2 Tính thanh khoản
Vì ngân hàng là một trung gian tài chính, vừa là ngƣời đi vay cũng vừa là ngƣời
cho vay, nên không thể tránh khỏi việc ngân hàng dùng các khoản tiền gửi ngắn hạn để


13

tài trợ cho các khoản cho vay dài hạn. Do vậy ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro
thanh khoản do chênh lệch kỳ hạn thanh toán giữa các khoản đi vay và cho vay của
mình. Để tránh thiếu hụt thanh khoản, ngân hàng thƣờng xuyên dự trữ những tài sản có
tính thanh khoản cao. Tuy nhiên, những loại tài sản đó lại gắn liền với tính sinh lợi
thấp. Molyneux và Thornton (1992) cũng đã tìm đƣợc mối quan hệ nghịch chiều giữa
tính thanh khoản và khả năng sinh lợi của ngân hàng, phù hợp với lập luận nói trên.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của

ourke (1989) đã chỉ ra tính thanh khoản có tác


động tích cực đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.
1.3.1.3 Các tỷ số cơ cấu tài sản và nguồn vốn
ên cạnh tỷ lệ an toàn vốn, nhiều bài nghiên cứu cũng đƣa các biến thể hiện cơ
cấu tài sản và nguồn vốn vào phân tích. Hai biến thông dụng là tỷ số cho vay trên tổng
tài sản và tỷ số vốn huy động trên tổng tài sản. Huy động và cho vay là hai hoạt động
chính yếu của ngân hàng. Mặc dù các khoản cho vay của ngân hàng là nguồn thu lợi
nhuận chủ yếu và có vẻ ảnh hƣởng tích cực đến lợi nhuận nhƣng những bài nghiên cứu
khác lại không kết luận nhƣ vậy. Những ngân hàng có tỷ lệ cho vay quá cao có thể gặp
khó khăn về thanh khoản và làm gia tăng nợ xấu của ngân hàng. Trong khi nghiên cứu
của Abreu và Mendes (2002) xem xét mối quan hệ tích cực giữa tỷ số cho vay và lợi
nhuận thì nghiên cứu của ashir và Hassan (2003) và Staikouras và Wood (2004) chỉ
ra rằng tỷ số cho vay cao thực chất tác động ngƣợc chiều tới lợi nhuận.
Là nguồn vốn chủ yếu và rẻ nhất trong nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, tiền
gởi của khách hàng đƣợc cho là có ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của
ngân hàng miễn là có đủ nhu cầu vay trên thị trƣờng. Tuy nhiên, nếu nhu cầu vay
không đủ, tiền gởi trên thực tế làm giảm thu nhập để tạo nguồn vốn huy động dồi dào
đòi hỏi phải tốn kém chi phí mở rộng mạng lƣới chi nhánh.
1.3.1.4 Chất lượng tài sản
Chất lƣợng tài sản đƣợc đo bằng những khoản nợ không thu hồi đƣợc trên tổng
cho vay, còn đƣợc gọi là tỷ lệ rủi ro tín dụng hay chất lƣợng tín dụng. Tỷ số này đƣợc
cho là ngịch biến với lợi nhuận vì những khoản nợ xấu này rất tốn kém chi phí (chi phí
dự phòng, chi phí phát mãi tài sản …). Nếu ngân hàng hoạt động trong môi trƣờng


14

nhiều rủi ro và thiếu kinh nghiệm kiểm soát hoạt động cho vay thì có thể dẫn đến tỷ lệ
nợ xấu cao hơn. Nghiên cứu của Garcia-Herrero và cộng sự (2009) kết luận rằng chất
lƣợng tài sản kém sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, vì nó làm giảm nguồn thu từ

lãi vay. Tƣơng tự, Bourke (1989), Miller và Noulas (1997) cũng thấy rằng sự tồn động
của những khoản cho vay không có khả năng thu hồi càng cao thì lợi nhuận của ngân
hàng càng thấp.
1.3.1.5 Quy mô của ngân hàng
Quy mô ngân hàng là kết quả của chiến lƣợc hoạt động của ngân hàng, nhƣng
một mình biến này không thể bảo đảm lợi nhuận của ngân hàng. Theo lý thuyết hiệu
ứng kinh tế theo quy mô, những ngân hàng có quy mô càng lớn thì có chi phí hoạt
động càng thấp và lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, theo các bài nghiên cứu về vấn đề
này, tác động của yếu tố quy mô đối với tỷ suất sinh lời của ngân hàng có thể là cùng
chiều hay nghịch chiều. oyd và Runkle (1993), trong bài nghiên cứu của họ về tỷ suất
sinh lời của ngân hàng, kết luận rằng tồn tại mối tƣơng quan nghịch giữa quy mô và lợi
nhuận. Kết quả tƣơng tự cũng đƣợc trình bày bởi Miller và Noulas (1997) ở Mỹ,
Naceur (2003) ở Tuynidi và Jiang cùng cộng sự (2003) ở Hong Kong. Những nghiên
cứu này chỉ ra rằng, những ngân hàng càng lớn thì lợi nhuận đạt đƣợc càng nhỏ so với
những ngân hàng nhỏ hơn. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Staikouras và Wood
(2004) lại chứng tỏ quy mô có thể ảnh hƣởng tiêu cực hoặc tích cực đến lợi nhuận của
ngân hàng. Họ thấy rằng đối với những ngân hàng lớn thì quy mô và lợi nhuận có mối
quan hệ ngƣợc chiều nhau; ngƣợc lại đối với những ngân hàng nhỏ thì chúng có quan
hệ thuận chiều. Điều này cho thấy thị trƣờng liên ngân hàng có tính cạnh tranh và hiệu
quả vì những ngân hàng với một mạng lƣới huy động lớn không nhất thiết đạt đƣợc lợi
thế về chi phí. Mặt khác, theo Peter S.Rose (1998), các ngân hàng nhỏ thuộc bất kỳ
loại hình tổ chức nào cũng có thể cạnh tranh thành công với những ngân hàng lớn với
điều kiện là họ chủ động tìm kiếm phƣơng thức để duy trì lợi nhuận và thị phần; hiệu
ứng kinh tế theo quy mô thƣờng không phản ánh rõ nét với các ngân hàng có quy mô
tƣơng đối khiêm tốn.


15

1.3.1.6 Hiệu quả quản lý chi tiêu

Theo lý thuyết, ngân hàng có chi phí càng cao thì lợi nhuận sẽ càng ít. Tuy
nhiên, trong trƣờng hợp đặc biệt chi phí tăng là do mở rộng hoạt động kinh doanh, khi
đó doanh thu cũng tăng cao hơn. Do đó, để đánh giá tỷ suất sinh lời của ngân hàng qua
việc quản lý chi tiêu cần phải bình ổn chi phí để phản ánh sự thay đổi trong quy mô
hoạt động. Trong nghiên cứu của Steinherr và Huveneers (1994) về vấn đề này, hiệu
quả quản lý chi tiêu đƣợc đo lƣờng bằng chi phí tính trên một đơn vị tiền của tài sản.
Mối quan hệ nghịch biến giữa chi phí và lợi nhuận đƣợc đề cập trong nghiên
cứu của ourke (1989) và Jiang cùng cộng sự (2003), ngụ ý rằng ngân hàng có thể có
lợi nhuận khi hoạt động với chi phí thấp. Ngƣợc lại, Molyneux và Thornton (1992)
thấy rằng chi phí ảnh hƣởng tích cực đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng ở Châu
Âu. Họ cho rằng những doanh nghiệp thu đƣợc lợi nhuận cao trong một ngành ổn định
thƣờng có chi phí tiền lƣơng cao hơn. Phát hiện của họ hỗ trợ cho lý thuyết tiền lƣơng
hiệu quả, cho rằng năng suất của ngƣời lao động tăng tỷ lệ với tiền lƣơng. Mối quan hệ
đồng biến giữa chi phí và lợi nhận cũng đƣợc tìm thấy ở Tuynidi (bởi Naceur 2003) và
Malaysia (bởi Guru cùng cộng sự, 2002). Họ cho rằng những ngân hàng này có thể đẩy
những phí tổn sang cho ngƣời gởi tiền và ngƣời đi vay với lãi suất tiền gởi thấp hơn
và/hoặc tài sản cho vay nhiều hơn.
1.3.1.7 Tỷ số thu nhập phi lãi
Khi các sản phẩm của ngân hàng ngày càng đa dạng hơn, họ có thể tạo ra nhiều
nguồn thu nhập hơn, do đó giảm sự phụ thuộc vào thu nhập lãi, là loại thu nhập dễ
dàng bị ảnh hƣởng bởi môi trƣờng kinh tế vĩ mô bất lợi. Tỷ số thu nhập phi lãi có thể
cho chúng ta biết mức độ đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng so với chức
năng truyền thống của một ngân hàng. Kết quả nghiên cứu của Jiang và cộng sự (2003)
chỉ ra rằng những ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm ở Hong Kong có lợi nhuận cao
hơn.


16

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài

Các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng là những
nhân tố vƣợt ngoài sự kiểm soát của các nhà quản lý ngân hàng. Tuy nhiên, họ có thể
lƣờng trƣớc những sự thay đổi của môi trƣờng bên ngoài, đồng thời xác định vị thế của
ngân hàng để tận dụng cơ hội phát triển. Hai thành phần chính của nhóm các yếu tố
bên ngoài là các yếu tố kinh tế vĩ mô và các yếu tố cấu trúc tài chính.
1.3.2.1 Các yếu tố kinh tế vĩ mô
Nhiều nghiên cứu trƣớc đây cho thấy tỷ suất sinh lời của ngân hàng bị ảnh
hƣởng bởi chu kì kinh doanh, đại diện bởi tốc độ tăng trƣởng GDP (Lowe và Rohling,
1993; Kaufman, 1998). Trong suốt thời kỳ kinh tế bùng nổ, nhu cầu tín dụng ngân
hàng cao hơn cùng với việc các doanh nghiệp và hộ gia đình có nhiều thu nhập hơn để
thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Do đó, khi các yếu tố khác không đổi, cả nhu cầu vay và thu
nhập của ngân hàng đều tăng trong chu kỳ kinh doanh.
Tuy nhiên, tổng chi phí của ngân hàng, bao gồm chi phí trả lãi, có thể cũng tuân
theo mô hình thuận chu kỳ. Chi phí trả lãi có thể tăng vì tiết kiệm tăng, trong khi tiền
lƣơng và chi phí hoạt động có thể đối mặt với áp lực gia tăng khi thị trƣờng lao động
căng thẳng trong suốt thời kì bùng nổ kinh tế. Do đó, mối quan hệ giữa lợi nhuận của
ngân hàng và chu kỳ kinh doanh không phải đơn giản mà khá phức tạp qua những bằng
chứng từ thực tiễn. Vì cả thu nhập và chi phí đều thể hiện tính thuận chu kỳ nên lợi
nhuận cuối cùng phụ thuộc rất nhiều vào chính sách chi tiêu của ngân hàng và tiểu sử
rủi ro tín dụng của họ. Mối quan hệ giữa rủi ro và doanh thu phụ thuộc vào việc ngân
hàng đánh giá rủi ro nhƣ thế nào và độ trễ từ việc chấp nhận rủi ro đến sự kết tinh rủi
ro vào trong khoản lãi hoặc lỗ nhận đƣợc. Khi GDP tăng, ngân hàng có thể kiếm đƣợc
doanh thu cao hơn do chấp nhận rủi ro cao hơn, dẫn đến nâng cao lợi nhuận. Tuy
nhiên, nếu một ngân hàng bị thất thoát quá mức dự phòng thì sẽ làm giảm lợi nhuận.
Ngoài ra, lợi nhuận của ngân hàng cũng sẽ ngịch chu kỳ nếu tiết kiệm quốc gia
thuận chu kỳ nhiều hơn cầu tín dụng. Trong trƣờng hợp này, khi GDP tăng sẽ làm cho
tổng chi phí của ngân hàng gia tăng gấp nhiều lần hơn so với thu nhập của nó. Bằng


17


chứng thực nghiệm về đặc điểm này có thể đƣợc tìm thấy ở những nƣớc có khe hở tiết
kiệm – đầu tƣ thuận chu kỳ.
Bourke (1989) dẫn chứng rằng tăng trƣởng kinh tế, đặc biệt, cùng với những rào
cản gia nhập ngành ngân hàng, sẽ nâng cao lợi nhuận của ngân hàng. Demirguc – Kunt
và Huizinga (1999) tìm ra mối tƣơng quan cùng chiều giữa khả năng sinh lợi của ngân
hàng và chu kỳ kinh doanh. Nghiên cứu của Guru và cộng sự (2002) cũng nhận thấy
tác động tích cực của tăng trƣởng GDP đối với tỷ suất sinh lời của các ngân hàng
thƣơng mại ở Malaysia.
Một yếu tố vĩ mô khác cũng có ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng
là lãi suất. Một sự gia tăng lãi suất nói chung sẽ dẫn đến lợi nhuận cao hơn trong khu
vực ngân hàng bằng cách gia tăng chênh lệch giữa lãi suất tiết kiệm và lãi suất cho vay.
Hanweck và Kilcollin (1984) thấy rằng mối quan hệ này đặc biệt rõ ràng ở những ngân
hàng nhỏ tại Mỹ trong thời kỳ 1976 – 1984. Họ nói rằng lãi suất giảm trong thời kỳ suy
thoái dẫn đến tín dụng tăng trƣởng chậm hơn và gia tăng nợ xấu. Do vậy, những ngân
hàng, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ, có thể gặp khó khăn trong việc duy trì lợi
nhuận khi lãi suất thị trƣờng giảm. Những bài nghiên cứu của Demirguc-Kunt và
Huizinga (1999), Staikouras và Wood (2004) đều đề cập đến mối quan hệ tích cực giữa
lãi suất và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Nhƣng bên cạnh đó, lãi suất tăng cũng làm
cho khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng yếu hơn. Khi lãi suất thực tăng, các nhà
đầu tƣ sẽ có xu hƣớng lựa chọn những dự án có nhiều rủi ro hơn với kỳ vọng kiếm
đƣợc nhiều lợi nhuận hơn (Diamond, 1991). Điều này chứa đựng nguy cơ gia tăng nợ
quá hạn, khi đó, sự ổn định của ngân hàng cũng bị giảm sút.
Cuối cùng, lạm phát cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh
lời của ngân hàng. Nhìn chung, tỷ lệ lạm phát cao kéo theo lãi suất cho vay cao và do
đó tạo lợi nhuận cao. Tuy nhiên, Perry (1992) khẳng định rằng ảnh hƣởng của lạm phát
lên tỷ suất sinh lời của ngân hàng phụ thuộc vào việc liệu lạm phát là kỳ vọng hay
không kỳ vọng. Một mức lạm phát kỳ vọng sẽ làm gia tăng lợi nhuận vì ngân hàng có
thể điều chỉnh lãi suất nhằm gia tăng doanh số, trong khi lạm phát tăng quá mức có thể
làm tăng chi phí bởi sự điều chỉnh lãi suất chƣa tƣơng xứng với mức gia tăng lạm phát.



18

Hoggarth và cộng sự (1998) kết luận rằng lạm phát cao và không ổn định có thể gây
khó khăn trong việc hoạch định và đàm phán tín dụng. Những kết quả nghiên cứu cho
thấy mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận là phức tạp. Dù những nghiên cứu của
Guru cùng cộng sự (2002) ở Malaysia và Jiang cùng cộng sự (2003) ở Hong Kong chỉ
ra rằng tỷ lệ lạm phát càng cao dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng càng cao; trái lại,
nghiên cứu của Abreu và Mendes (2002) trình bày sự tƣơng quan phủ định giữa biến
lạm phát và lợi nhuận của ngân hàng tại các nƣớc Châu Âu. Thêm vào đó, DemirgucKunt và Huizinga (1999) nói rằng những ngân hàng ở những nƣớc đang phát triển
thƣờng có lợi nhuận ít hơn trong môi trƣờng lạm phát, đặc biệt khi họ có tỷ lệ vốn chủ
sở hữu cao. Ở những nƣớc này, chi phí của ngân hàng thực sự tăng nhanh hơn doanh
thu.
1.3.2.2 Các yếu tố cấu trúc tài chính
Nhìn chung, tỷ số tài sản trên GDP của ngân hàng cao ngụ ý rằng sự phát triển
tài chính giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Sự quan trọng tƣơng đối này phản
ánh nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng cao hơn, đồng thời, cũng thu hút nhiều đối thủ
cạnh tranh tiềm năng gia nhập vào thị trƣờng. Khi thị trƣờng trở nên cạnh tranh hơn,
những ngân hàng cần áp dụng linh hoạt các chiến lƣợc khác nhau nhằm duy trì lợi
nhuận của họ. Demirguc-Kunt và Huizinga (2000) minh chứng rằng sự phát triển tài
chính và thay đổi cấu trúc rất quan trọng. Kết quả nghiên cứu của họ chỉ ra rằng những
ngân hàng ở những nƣớc mà ngành ngân hàng cạnh tranh càng cao, ở đó tài sản của
ngân hàng chiếm phần lớn trong GDP, thì có lợi nhuận biên cũng nhƣ suất sinh lợi
càng nhỏ. Họ cũng đề cập rằng những nƣớc có hệ thống tài chính kém phát triển
thƣờng có hiệu suất thấp và áp dụng giá ít cạnh tranh hơn. Thực ra, đối với những nƣớc
này, phát triển tài chính mạnh hơn có thể giúp cải thiện hiệu suất của khu vực ngân
hàng. Qua đó chúng ta thấy cấu trúc thị trƣờng ngành ngân hàng có mối liên hệ chặc
chẽ với khả năng sinh lợi của mỗi ngân hàng.
Thêm vào đó, những nghiên cứu của Bourke (1989), Staikouras và Wood

(2004) cho rằng sự tập trung ngành có ảnh hƣởng tích cực đến tỷ suất sinh lời của ngân
hàng. Mức độ tập trung ngành càng lớn chứng tỏ thế lực độc quyền của các ngân hàng


19

càng lớn, do vậy ngân hàng có khả năng điều chỉnh chênh lệch lãi suất cho vay và lãi
suất tiền gửi nhằm làm tăng lợi nhuận biên của nó. Tuy nhiên, có một vài nghiên cứu
trình bày kết quả ngƣợc lại, Naceur (2003) cho rằng có sự tƣơng quan phủ định giữa sự
tập trung ngành và khả năng sinh lợi của các ngân hàng ở Tuynidi.
1.4 Cơ sở lý thuyết SCP (Structure – Conduct – Performance):
Nhiều nghiên cứu trƣớc đây về hiệu quả hoạt động của ngân hàng, các tác giả
thƣờng dựa trên phân tích hồi quy các chỉ số về cấu trúc thị trƣờng. Trong đó, các chỉ
số đƣợc dùng để đo lƣờng hiệu quả hoạt động của ngân hàng tiêu biểu nhƣ khả năng
sinh lợi của ngân hàng và giá cả (đƣợc xác định bằng chênh lệch giữa lãi suất cho vay
và lãi suất huy động). Các chỉ số cấu trúc thị trƣờng ví dụ nhƣ chỉ số tập trung của
ngành ngân hàng, thị phần của mỗi ngân hàng. Mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả hoạt
động nói chung và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng nói riêng đối với sự tập trung thị
trƣờng (hoặc thị phần) đƣợc tìm thấy và đƣợc giải thích thông qua một số lý thuyết
khác nhau. Một trong số đó là lý thuyết SCP.
Lý thuyết này khẳng định rằng sự tập trung của thị trƣờng làm gia tăng sức
mạnh độc quyền. Nó cho rằng cấu trúc thị trƣờng quyết định hành vi của doanh nghiệp
và hành vi của doanh nghiệp quyết định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Qua
đó, khi nghiên cứu cấu trúc thị trƣờng (Structure), ngƣời ta có khuynh hƣớng xem xét
liệu những khác biệt về cấu trúc sẽ giải thích những khác biệt về hành vi của các doanh
nghiệp (Conduct) về các phƣơng diện chiến lƣợc giá cả, chiến lƣợc đầu tƣ, các hình
thức liên kết, hợp tác… và tác động của cấu trúc - hành vi đến hiệu quả hoạt động
(Performance) của các doanh nghiệp. Ứng dụng lý thuyết này, Berger và Hannan
(1989) cho rằng những ngân hàng hoạt động trong một thị trƣờng tập trung cao thì có
thể có những hành vi mang tính phi cạnh tranh nhƣ đặt ra lãi suất cho vay cao và lãi

suất huy động thấp để gia tăng lợi nhuận. Một trƣờng hợp đặc biệt của giả thuyết SCP
là giả thuyết RMP (Relative – Market – Power) cho rằng những doanh nghiệp có thị
phần lớn có thể thể hiện quyền lực thị trƣờng và kiếm lợi nhuận cao hơn.


×