Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Mối quan hệ phi tuyến lạm phát và tăng trưởng ở các nước đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 74 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM


HUỲNH CHÂU NGỌC TUYẾT

MỐI QUAN HỆ PHI TUYẾN
LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG
Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014


.

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM


HUỲNH CHÂU NGỌC TUYẾT

MỐI QUAN HỆ PHI TUYẾN
LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG
Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng


Mã số
: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ VIỆT QUẢNG

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả luận
văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào
Huỳnh Châu Ngọc Tuyết


Mục Lục
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT ..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU .....................................................................................2
CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ...........................................................5
2.1. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế .......................................5
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới ..................................................10

CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU / DỮ LIỆU .............................21
3.1. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................21
3.1.1. Mô hình ngưỡng của Hansen (1999)........................................................21
3.1.2. Mô hình mở rộng của mô hình Hansen (1999) ........................................26
3.1.3. Mô hình áp dụng: .....................................................................................28
3.2. Dữ liệu: ........................................................................................................29
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................38
4.1. Kết quả nghiên cứu .....................................................................................38
4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu .....................................................................43
CHƯƠNG 5 - LIÊN HỆ VIỆT NAM ....................................................................47
5.1. Áp dụng mô hình ngưỡng lạm phát tại Việt Nam .......................................47


5.2. Tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh ở Việt Nam giai đoạn 1993-2013
và dự báo năm 2014 -2015: .......................................................................................53
5.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ngưỡng ở Việt Nam ....................................56
CHƯƠNG 6 - KẾT LUẬN .....................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC A
PHỤ LỤC B


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tổng hợp quan điểm của một số lý thuyết kinh tế về mối quan hệ
lạm phát- tăng trưởng .............................................................................................10
Bảng 2.2: Bảng tóm tắt quan hệ lạm phát và tăng trưởng theo các nghiên cứu
thực nghiệm gần đây trên thế giới .........................................................................19
Bảng 3.1: Danh sách các biến được bao gồm trong mô hình áp dụng ...............30
Bảng 3.2: Thống kê của dữ liệu của 74 nước đang phát triển trong giai đoạn

1993-2012 .................................................................................................................37
Bảng 4.1: Kết quả nghiên cứu ................................................................................38
Bảng 5.1: Thống kê dữ liệu lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai
đoạn 1993-2013 ........................................................................................................53
Bảng 5.2: Kết quả kiểm định ngưỡng ở Việt Nam ...............................................48


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1: Phân phối tăng trưởng GDP của 74 nước đang phát triển giai đoạn
1993-2012 .................................................................................................................32
Đồ thị 3.2: Phân phối lạm phát trước khi được chuyển đổi theo hàm semi-log của
74 nước đang phát triển giai đoạn 1993-2012 ..........................................................32
Đồ thị 3.3: Phân phối lạm phát sau khi được chuyển đổi theo hàm semi-log của 74
nước đang phát triển giai đoạn 1993-2012 ...............................................................33
Đồ thị 3.4: Phân phối tổng mức đầu tư (%GDP) của 74 nước đang phát triển giai
đoạn 1993-2012 .........................................................................................................33
Đồ thị 3.5: Phân phối tăng trưởng dân số của 74 nước đang phát triển giai đoạn
1993-2012 .................................................................................................................34
Đồ thị 3.6: Phân phối thu nhập ban đầu trên đầu người của 74 nước đang phát
triển giai đoạn 1993-2012 .........................................................................................34
Đồ thị 3.7: Phân phối tỷ lệ tăng trưởng của tỷ lệ mậu dịch của 74 nước đang phát
triển giai đoạn 1993-2012 .........................................................................................35
Đồ thị 3.8: Phân phối độ lệch chuẩn của tỷ lệ mậu dịch của 74 nước đang phát
triển giai đoạn 1993-2012 .........................................................................................35
Đồ thị 3.9: Phân phối dộ mở cửa thương mại của 74 nước đang phát triển giai
đoạn 1993-2012 .........................................................................................................36
Đồ thị 3.10: Phân phối độ lệch chuẩn của độ mở cửa thương mại của 74 nước
đang phát triển giai đoạn 1993-2012.........................................................................36
Đồ thị 4.1: Cấu trúc khoảng tin cậy trong mô hình (1) ...........................................40
Đồ thị 4.2: Cấu trúc khoảng tin cậy trong mô hình (2) ...........................................41

Đồ thị 5.1: Chỉ số lạm phát và tăng trưởng giai đoạn 1993-2013 ............................53
Đồ thị 5.2: Cấu trúc khoảng tin cậy trong mô hình (3) ............................................50
Đồ thị 5.3: Cấu trúc khoảng tin cậy trong mô hình (4) ............................................51



1

TÓM TẮT
Bài viết nghiên cứu mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát và tăng trưởng ở các
nước đang phát triển thông qua mô hình ngưỡng mở rộng của Hansen (1999). Sử
dụng dữ liệu của 74 nước đang phát triển giai đoạn 1993-2012, bài viết xác định
tính phi tuyến trong mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng tại các nước đang
phát triển. Áp dụng mô hình tương tự cho dữ liệu ở Việt Nam giai đoạn 1993 –
2012, bài viết tìm thấy ngưỡng lạm phát tại Việt Nam. Kết quả này đóng góp quan
trọng trong việc hoạch định chính sách kiểm soát lạm phát tại từng thời kỳ.


2

CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai trong những mục tiêu chính của
chính sách kinh tế vĩ mô.Theo đó, các quốc gia thường có xu hướng kiềm chế lạm
phát ở mức thấp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và ổn định nền kinh tế. Tuy nhiên, câu
hỏi đặt ra là liệu việc kiềm chế lạm phát ở mức thấp có luôn tạo ra tác động tích
cực đến tăng trưởng đối với tất cả các nền kinh tế tại bất kỳ thời điểm nào hay
không. Hay là tồn tại một số điều kiện nhất định để việc áp dụng chính sách kiềm
chế lạm phát ở mức thấp là phù hợp.
Theo các nghiên cứu thực nghiệm gần đây, lạm phát và tăng trưởng kinh tế
có mối quan hệ phi tuyến. Theo đó, bắt đầu từ Fischer (1993), hàng loạt các nghiên

cứu về mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát và tăng trưởng ra đời. Các nhà kinh tế
học áp dụng các mô hình khác nhau đối với mẫu dữ liệu đa quốc gia để tìm ra mức
ngưỡng lạm phát phù hợp, chia mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng thành
hai ‘chế độ’ – ‘chế độ’ lạm phát tác động tăng trưởng kinh tế khi ở dưới ngưỡng và
‘chế độ’ lạm phát tác động tăng trưởng khi ở trên mức ngưỡng. Kết quả các bài
nghiên cứu cho thấy lạm phát ở dưới mức ngưỡng có tác động thúc đẩy tăng
trưởng trong khi lạm phát trên mức ngưỡng lại có tác động kìm hãm tăng trưởng.
Drukker (2005) và Bick (2010) áp dụng mô hình ngưỡng của Hansen để tìm mức
ngưỡng phù hợp đối với các nước đang phát triển. Mức ngưỡng được tìm thấy lần
lượt tại hai bài nghiên cứu là 19,2% và 12%.
Tại Việt Nam, có nhiều bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và
tăng trưởng kinh tế. Các bài nghiên cứu này đã xác định sự tồn tại của mối quan hệ
tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng. Tuy nhiên, hầu hết các bài nghiên cứu
này chưa xem xét tính phi tuyến trong mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
và chưa đo lường mức ngưỡng lạm phát tại Việt Nam bằng phương pháp định
lượng. Do đó, bài viết đặt ra câu hỏi về sự tồn tại ngưỡng lạm phát ở Việt Nam nói
riêng và tại các nước đang phát triển nói chung. Từ đó, xem xét sự phù hợp của


3

chính sách kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhất trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô ở
các nước đang phát triển.
Để nghiên cứu về vấn đề này, bài viết áp dụng mô hình ngưỡng mở rộng
của Hansen (1999) của tác giả Alexander Bick tại bài nghiên cứu “Threshold
effects of inflation on economic growth in developing countries” (2010). Sử dụng
dữ liệu của 74 nước đang phát triển giai đoạn 1993-2012, bài viết xác định ngưỡng
lạm phát tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tiếp theo đó, sau khi
xác định sự tồn tại của ngưỡng lạm phát tại các quốc gia đang phát triển, bài viết
kiểm định mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế tại Việt

Nam bằng việc áp dụng phương pháp nghiên cứu tương tự. Từ đó, bài viết tìm giá
trị ngưỡng lạm phát tại Việt Nam và ý nghĩa của ngưỡng lạm phát trong việc hoạch
định chính sách kinh tế vĩ mô.
Chương 2 của bài viết sẽ nêu lại các lý thuyết mối quan hệ giữa tăng trưởng
và lạm phát theo các trường phái khác nhau. Tiếp theo đó, bài viết sơ lược qua các
kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát và tăng
trưởng trong thời gian gần đây.
Chương 3 của bài viết nêu ra các phương pháp áp nghiên cứu áp dụng trong
bài viết: các mô hình áp dụng, cách thức ước lượng mô hình; và, dữ liệu được sử
dụng trong mô hình (phạm vi của dữ liệu, các biến cụ thể trong mô hình và bảng
thống kê dữ liệu).
Chương 4 đưa ra kết quả nghiên cứu đạt được và thảo luận các kết quả
nghiên cứu đối với các quốc gia đang phát triển.
Chương 5 xem xét tình hình tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
những năm gần đây. Áp dụng mô hình ngưỡng mở rộng của Hansen (1999) lên dữ
liệu Việt Nam giai đoạn 1993-2012 để kiểm định việc tồn tại ngưỡng lạm phát ở
Việt Nam.


4

Và cuối cùng, bài viết tổng kết các kết quả nghiên cứu đạt được và nêu lên
các hạn chế còn tồn tại trong quá trình nghiên cứu.


5

CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Chương 2 của bài viết sẽ sơ lược lại các lý thuyết và các nghiên cứu về mối
quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng trên thế giới và xem xét lại các bài nghiên

cứu thực nghiệm tại trường hợp Việt Nam đã được thực hiện gần đây. Cuối cùng là
phần câu hỏi nghiên cứu đặt ra sau khi tìm hiểu các bài nghiên cứu về quan hệ lạm
phát và tăng trưởng.

2.1. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Các lý thuyết cổ điển, tân cổ điển, Keynes, tân Keynes và lý thuyêt trọng tiền
đều có đề cập đến mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng.
Theo lý thuyết cổ điển, trong ngắn hạn, tăng trưởng kinh tế và lạm phát
không có tồn tại mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Cụ thể, theo phương trình
của Fischer: P=M*V/T và phương trình Pigou: M=P*k*Y (trong đó M là khối
lượng tiền tệ trong lưu thông, V là tốc độ lưu thông tiền tệ, T là tổng khối lượng
các hàng hóa và dịch vụ được đem ra giao dịch, P là mặt bằng giá chung, Y là thu
nhập quốc gia tính theo giá cố định và k là tham số quan hệ), tăng trưởng kinh tế
được xác định từ các nhân tố thực (đã loại trừ yếu tố giá) trong khi giá cả được xác
định từ khối lượng tiền trong lưu thông. Do đó, trong ngắn hạn, không tồn tại mối
quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng. Tuy nhiên, các phương trình cổ điển nêu
trên vẫn chỉ ra một quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở
tầm dài hạn, tức là khi các nhân tố sản xuất sẽ thay đổi theo đà phát triển của lực
lượng lao động và tiến bộ công nghệ. Các phương trình cổ điển trên thể hiện quan
điểm của lý thuyết cổ điển cho rằng về dài hạn, nếu cung tiền và tốc độ lưu thông
tiền tệ ổn định, một sự tăng lên của sản xuất do các nhân tố ngoại sinh sẽ làm giảm
mặt bằng giá, và ngược lại.
Theo lý thuyết tân cổ điển, các nhà kinh tế khẳng định tính trung lập của tiền
tệ đối với tăng trưởng kinh tế và nguyên tắc phân tích tách rời khu vực thực khỏi


6

khu vực tiền tệ của lý thuyết cổ điển. Các giả thuyết chính của mô hình tăng
trưởng tân cổ điển gắn với lạm phát gồm : (i) Tiền tệ do Chính phủ chủ động phát

hành; do đó cung tiền tệ là biến ngoại sinh ; (ii) Cầu tiền tệ chỉ để đảm bảo quá
trình lưu thông hàng hóa và dịch vụ diễn ra thuận lợi. Cân bằng giữa cung và cầu
tiền tệ được thực hiện thông qua điều chỉnh mặt bằng giá. Theo đó, các nhà kinh tế
học đã phát triển phương trình thể hiện giá cả như sau : M = k * Y * P hay P = M
/ (k*Y). Theo phương trình này, tương ứng với một thu nhập đã biết và một thói
quen thanh toán đã có, mặt bằng giá chung sẽ tỷ lệ thuận với khối lượng tiền tệ
trong lưu thông. Như vậy, cách xác định giá ở đây cũng tương tự như trong lý
thuyết cổ điển; tức là ở tầm ngắn hạn, giá cả hoàn toàn phụ thuộc vào khối lượng
tiền tệ, đồng thời không tồn tại quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và lạm
phát. Tuy nhiên, phương trình trên cũng cho thấy ở tầm dài hạn, giá cả có quan hệ
âm với tăng trưởng kinh tế. Một sự tăng lên của sản xuất sẽ kéo theo hiện tượng
giảm giá nếu tổng cung tiền tệ không đổi; và ngược lại khi sản xuất giảm sút thì
giá cả tăng lên. Lý thuyết tân cổ điển cho rằng chiều nhân quả đi từ tổng cầu tới
giá; tức là giá được điều chỉnh liên tục cho đến khi đạt được cân đối cung cầu trên
thị trường hàng hóa và dịch vụ.
Theo lý thuyết Keynes, lạm phát và tăng trưởng không có quan hệ với nhau
trong ngắn hạn và có quan hệ tương quan dương trong dài hạn. Theo đó, Keynes
sử dụng phân tích cận biên của lý thuyết tân cổ điển, song bổ sung thêm hai biến
ngoại sinh là tiền lương danh nghĩa và khối lượng tiền tệ trong lưu thông. Trong đó,
tiền lương danh nghĩa thường cố định và bị công đoàn gây áp lực phải đảm bảo
căn cứ vào nhu cầu thực tế của người lao động và mức độ căng thẳng trên thị
trường lao động và khối lượng tiền tệ trong lưu thông do các nhà lãnh đạo tiền tệ
quyết định. Từ các giả thuyết ban đầu, Keynes xây dựng ba hàm quan hệ kinh tế vĩ
mô, gồm hàm tiêu dùng, hàm đầu tư và hàm cân bằng tiền tệ; sau đó xây dựng
thành một hệ mô hình để xác định đồng thời khối lượng sản xuất (tăng trưởng kinh
tế) và mặt bằng giá chung (lạm phát). Tất cả các mô hình kinh tế vĩ mô của lý


7


thuyết Keynes truyền thống đều xem tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư và đầu tư là
nhân tố quyết định quá trình sản xuất dài hạn.
Ở tầm ngắn hạn, cấu trúc của hệ thống sản xuất và kỹ thuật sản xuất có thể
được giả định là không đổi; nên sản xuất là hàm của số lượng việc làm, trong khi
số lượng việc làm là biến ngoại sinh. Điều này có nghĩa là số lượng việc làm càng
tăng thì tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao. Mặt khác, lý thuyết Keynes cho rằng
không phải tiền lương danh nghĩa mà chính là nhu cầu đặt hàng mà các doanh
nghiệp mong chờ, hy vọng mới là nhân tố chính xác định số lượng việc làm. Trên
thực tế, chính vì nhu cầu đặt hàng không đủ như các doanh nghiệp mong chờ nên
mới có hiện tượng thất nghiệp. Vì vậy, việc hạ thấp tiền lương cũng không phải là
phương thuốc giải quyết khó khăn này vì nó sẽ làm cho tổng cầu giảm đi; hậu quả
là các doanh nghiệp sẽ dự báo nhu cầu đặt hàng tiếp tục giảm hơn, qua đó sẽ phải
tiếp tục áp dụng biện pháp giảm tiếp số việc làm. Tình trạng thất nghiệp sẽ lại gia
tăng. Theo Keynes, chủ doanh nghiệp luôn luôn tìm cách trả lương (W) theo năng
suất lao động (dY/dN) vì điều đó cho phép họ cực đại hóa lợi nhuận của mình. Do
vậy, phương trình xác định tiền lương danh nghĩa trong lý thuyết Keynes như sau:
P=W/((dY/dN)). Từ đây chúng ta thấy ở tầm ngắn hạn, mặt bằng giá được xác
định từ tiền lương danh nghĩa; trong khi tiền lương danh nghĩa đã được xác định
từ trước, bên ngoài hệ thống cân bằng kinh tế vĩ mô. Vì Y=Y(N), nên chúng ta có
P=P(N), tức là tương ứng với mỗi trình độ việc làm và một mức tiền lương danh
nghĩa đã cho, mặt bằng giá đều đã được xác định. Do vậy, mặt bằng giá ở tầm ngắn
hạn là một đại lượng đã xác định được trước, không phải sinh ra từ các cân bằng
kinh tế vĩ mô.Vì ở tầm ngắn hạn, giá và tiền lương danh nghĩa được xem là các
nhân tố đã biết (tức là trở thành các tham số) nên trong các mô hình xây dựng theo
lý thuyết Keynes, quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát có chiều từ lạm
phát đến tăng trưởng. Nếu chính phủ chủ động thực hiện các biện pháp làm hạ thấp
mặt bằng giá, tiền lương thực tế sẽ tăng lên, kéo theo việc các doanh nghiệp giảm
bớt lao động; hậu quả là tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại hoặc giảm sút.



8

Ở tầm dài hạn, vì năng suất lao động dY/dN có xu hướng giảm dần khi số
lượng việc làm tăng lên nên người ta đã cho rằng mặt bằng giá chung sẽ có xu
hướng tăng lên để đảm bảo tiền lương danh nghĩa không đổi. Điều này có nghĩa là
khi số lượng việc làm tăng lên làm cho sản xuất tăng lên thì cũng kèm theo tăng
giá. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát trong lý thuyết Keynes truyền
thống có thể hiểu là dương, tức là tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ đi kèm hiện tượng
lạm phát.
Theo lý thuyết tân Keynes, lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ tương
quan dương trong cả ngắn hạn và dài hạn. Các nhà kinh tế học hậu Keynes tập
trung nghiên cứu quá trình tăng trưởng kinh tế dài hạn với mục tiêu chính là duy trì
được sự năng động của các nền kinh tế trong điều kiện liên tục có các điểm phi cân
bằng vĩ mô. Khi phân tích mô hình Keynes truyền thống, các nhà kinh tế hậu
Keynes nhận thấy Keynes đã giả định thị trường tiền tệ độc lập với các thị trường
khác; do đó sẽ tạo ra nhiều khó khăn khi giải thích hiện tượng tăng trưởng kinh tế
và lạm phát. Vì vậy, trường phái hậu Keynes đã bổ sung thị trường lao động vào
các phương trình phân tích tiền tệ và lạm phát. Trong lý thuyết Keynes, quan hệ C
+ I < C + S có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó cho phép giải thích hiện tượng thất
nghiệp có nguồn gốc từ tỷ lệ đầu tư thấp hơn tỷ lệ tiết kiệm. Tuy nhiên, trường
phái hậu Keynes đã biến đổi quan hệ này thành quan hệ C + I > C + S. Quan hệ
mới này đã mở ra một mối quan hệ trực tiếp giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát,
theo đó các điểm phi cân bằng kinh tế vĩ mô chỉ có thể xuất hiện trong trường hợp
các nhà sản xuất đầu tư nhiều hơn khả năng tiết kiệm của dân cư. Đầu tư cao dẫn
tới tăng trưởng kinh tế nhanh, song cũng làm cho tỷ lệ lạm phát tăng lên. Khi rơi
vào trường hợp này, cần phải khuyến khích tiết kiệm, kìm hãm đầu tư và hạ dần
tốc độ tăng trưởng kinh tế để giảm dần tỷ lệ lạm phát. Đây là quan điểm chủ đạo
của lý thuyết phi cân bằng lạm phát (inflationnist gap), một nhánh của trường phái
hậu Keynes có xu hướng giải thích lạm phát do cầu kéo.



9

Theo Thuyết trọng tiền, lạm phát và tăng trưởng không có mối quan hệ trong
dài hạn và có thể có mối quan hệ cùng chiều trong ngắn hạn. Lý thuyết này có 3
nguyên lý gồm: (i) Lạm phát là một hiện tượng hoàn toàn tiền tệ; một sự thay đổi
10% khối lượng tiền tệ chắc chắn sẽ kéo theo một sự thay đổi 10% của mặt bằng
giá chung mặc dù việc thay đổi mặt bằng giá chung có thể không diễn ra ngay lập
tức; (ii) Ở tầm ngắn hạn, thay đổi tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ, nhất là khi không được
dự báo, sẽ làm thay đổi mức sản xuất, đồng thời giá cả cũng tự động được điều
chỉnh; và chính sự không ổn định tiền tệ này là nhân tố cơ bản tạo ra các chu kỳ
tăng trưởng ngắn hạn gồm tăng trưởng, bùng nổ, khủng hoảng, suy thoái, tăng
trưởng trở lại... (iii) Ở tầm dài hạn, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoàn toàn độc lập
với tốc độ tăng trưởng tiền tệ. M. Friedman khẳng định: “Theo quan điểm dài hạn,
không tồn tại quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế hay tỷ lệ
thất nghiệp. Toàn dụng lao động có thể xảy ra trong khi tỷ lệ lạm phát bằng không;
và cũng có thể xảy ra với tỷ lệ lạm phát 10% mỗi năm và kéo dài". Như vậy, tăng
trưởng kinh tế và lạm phát là hai hiện tượng kinh tế độc lập với nhau xét trên góc
độ dài hạn. Các nhà kinh tế trọng tiền cũng công nhận ở tầm ngắn hạn, có thể vẫn
tồn tại quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp và lạm phát, nhất là quan hệ
ngược chiều giữa những biến động của tiền lương danh nghĩa và tỷ lệ thất nghiệp.
Theo họ, chính sách tiền tệ có thể tác động lên việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và
nâng đỡ tăng trưởng kinh tế trong thời gian ngắn song không thể kéo dài. Quan
điểm này được rút ra từ kinh nghiệm thực tiễn là mở rộng tiền tệ có thể kích thích
đầu tư; đầu tư tăng thêm sẽ tạo ra việc làm mới và kích thích tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, người ta còn nhận thấy khi tỷ lệ lạm phát thực tế cao hơn tỷ lệ lạm phát
dự đoán của người lao động thì người lao động cho rằng tiền lương thực tế mà họ
nhận được cao hơn mức dự kiến; do đó họ sẽ làm việc có trách nhiệm hơn, làm cho
quá trình tăng trưởng kinh tế nói chung tăng lên. Như vậy, về thực chất, lạm phát
đã tạo ra ảo tưởng tiền lương đối với người lao động trong thời kỳ ngắn hạn để

kích thích kinh tế... Ngoài những lập luận trên, các nhà kinh tế trọng tiền còn sử
dụng nhiều mô hình thực nghiệm để chứng minh quan điểm của mình. Tuy nhiên,


10

các nhà kinh tế trọng tiền luôn luôn nhấn mạnh tác động tích cực trên chỉ có tính
chất tạm thời.
Tóm tại, tùy từng quan điểm kinh tế tại từng giai đoạn khác nhau mà có
những lý thuyết khác nhau về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
Những lý thuyết này vừa đối nghịch nhau, vừa bổ sung cho nhau. Theo đó, bài viết
tóm tắt sơ bộ quan điểm của các lý thuyết tại Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Tổng hợp quan điểm của một số lý thuyết kinh tế về mối quan hệ lạm
phát- tăng trưởng
Quan hệ ngắn hạn

Quan hệ dài hạn

Lý thuyết cổ điển

Không

Âm

Lý thuyết tân cổ điển

Không

Âm


Không hoặc dương yếu

Dương

Lý thuyết tân Keynes

Dương

Dương

Lý thuyết trọng tiền

Không hoặc dương yếu

Không

Lý thuyết Keynes

2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới
Từ đầu những năm 80 đến nay, đã có rất nhiều bài nghiên cứu về mối quan
hệ của lạm phát và tăng trưởng. Hầu hết các nghiên cứu này đều xoay quanh 3 vấn
đề chính: Thứ nhất, sự tồn tại của mối quan hệ của lạm phát và tăng trưởng và tính
chất của mối quan hệ này. Thứ hai, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng là
mối quan hệ tuyến tính hay phi tuyến. Nếu lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ
phi tuyến, giá trị ngưỡng của lạm phát là bao nhiêu. Liệu giá trị này có khác nhau
đối với những quốc gia khác nhau.
Theo đó, đã có rất nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu và chứng minh được
mối quan hệ tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng. Kết quả các nghiên cứu cho



11

thấy rằng giữa lạm phát và tăng trưởng tồn tại mối quan hệ nhân quả, tác động lẫn
nhau và mối quan hệ này không đơn thuần là tuyến tính.
Tại bài nghiên cứu của mình, dựa trên kết quả hồi quy 101 nước trong giai
đoạn 1960-1989, Fischer (1993) đã xác định mối quan hệ phi tuyến giữa lạm phát
và tăng trưởng. Theo bài nghiên cứu của ông, khi lạm phát ở mức thấp, mối quan
hệ giữa lạm phát và tăng trưởng không tồn tại hoặc thậm chí lạm phát thúc đẩy
tăng trưởng. Trong khi lạm phát ở mức cao có tác động tiêu cực đến tăng trưởng
thông qua tác động giảm đầu tư và tỷ lệ tăng trưởng năng suất.
Sarel (1996) sử dụng dữ liệu hàng năm cho 87 quốc gia trong giai đoạn
1970-1990, đã kết luận rằng, ở mức lạm phát dưới 8%, lạm phát và tăng trưởng có
tương quan thuận nhưng khi lạm phát trên mức đó, lạm phát và tăng trưởng có
tương quan âm.
Song song đó, sử dụng mảng dữ liệu của 145 nước thành viên của Quỹ Tiền
tệ quốc tế (IMF) trong khoảng thời gian 1960-1996, kết quả nghiên cứu của Ghosh
và Philips (1998) cho thấy rằng mặc dù lạm phát và tăng trưởng tương quan thuận
tại một tỷ lệ lạm phát rất thấp (khoảng 2-3% một năm), mối quan hệ sẽ đảo ngược
ở mức tỷ lệ cao hơn. Hơn nữa, mối quan hệ là lồi, do đó, sự suy giảm trong tăng
trưởng liên quan đến sự gia tăng lạm phát từ 10% đến 20% là lớn hơn nhiều so với
sự gia tăng từ 40-50%.
Tiếp theo đó, Khan và Senhadji (2001) sử dụng các kỹ thuật phân tích hiện
đại để kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng thông qua số liệu của
140 nước - trong đó có cả các nước phát triển và các nước công nghiệp hóa trong
giai đoạn 1960-1998. Kết quả là các tác giả đã tìm ra mức ngưỡng lạm phát ở các
nước đang phát triển là 11-12%/năm và ở các nước công nghiệp khoảng 1-3%. Và
tác giả cũng nêu rõ là kết quả này phụ thuộc nhiều vào phương pháp ước tính-


12


chẳng hạn như việc có loại trừ đi những số liệu quan sát lạm phát cao hoặc lặp đi
lặp lại nhiều lần.
Li (2006) kiểm nghiệm mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
bằng cách sử dụng phương trình tăng trưởng chi tiêu Y=C+I+G+NX và phương
trình tăng trưởng kế toán, trên dữ liệu của 90 nước đang phát triển và 25 nước phát
triển từ năm 1961 đến năm 2004. Kết quả là, bài nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ
phi tuyến giữa lạm phát và tăng trưởng, nhưng hình thức mối quan hệ phi tuyến
này thì khác nhau đối với các nhóm quốc gia khác nhau. Theo đó, các nước đang
phát triển có 2 mức ngưỡng lạm phát: 14% và 38%. Cơ chế phi tuyến mà 2 mức
ngưỡng này hoạt động được miêu tả như sau: Khi tỷ lệ lạm phát ở dưới mức
ngưỡng đầu tiên (14%), tác động của lạm phát đến tăng trưởng không đáng kể và
thậm chí là tích cực. Khi tỷ lệ lạm phát nằm giữa hai mức ngưỡng, lạm phát sẽ tác
động mạnh mẽ và tiêu cực đến tăng trưởng. Khi lạm phát quá cao- vượt qua mức
ngưỡng thứ 2, tác động biên của lạm phát lên tăng trưởng giảm dần nhưng vẫn
mang ý nghĩa tiêu cực. Đối với các nước đang phát triển, chỉ có một ngưỡng lạm
phát được phát hiện, ước tính khoảng 24%.
Drukker (2005) áp dụng mô hình hồi quy ngưỡng nội sinh mới của Hansen
(1999) trên dữ liệu của 138 nước trong giai đoạn 1950-2000 để ước lượng ngưỡng
lạm phát. Kết quả cho thấy tồn tại hai ngưỡng lạm phát tại các nước phát triển là
2,6% và 12,6% và duy nhất một ngưỡng tại các nước đang phát triển là 19,2%. Đối
với các nước phát triển, lạm phát dưới ngưỡng thúc đẩy tăng trưởng trong khi lạm
phát trên ngưỡng kìm hãm tăng trưởng. Đối với các nước đang phát triển, lạm phát
trên ngưỡng kìm hãm tăng trưởng trong khi lạm phát dưới ngưỡng không có mối
quan hệ với tăng trưởng kinh tế.
Bằng cách áp dụng mô hình chuyển tiếp trơn LSTR lên bảng số liệu của
165 nước trong giai đoạn 1960-2007, Prasad và cộng sự (2010) ước tính rằng đối
với các nền kinh tế thị trường mới nổi, lạm phát trên ngưỡng khoảng 10% , nhanh



13

chóng trở nên có hại cho tăng trưởng, điều này cho thấy sự cần thiết của một chính
sách đối phó lạm phát tại hoặc ở trên ngưỡng đó kịp thời. Đối với các nền kinh tế
phát triển, ngưỡng thấp hơn rất nhiều. Đối với các nước xuất khẩu dầu mỏ, ước
tính ngưỡng khoảng 10%. Ảnh hưởng của lạm phát cao cho các nước xuất khẩu
dầu cũng mạnh hơn cho các nước còn lại.
Trong bài nghiên cứu của Villavicencio và Mignon (2011), các mô hình
PSTR của González et al. (2005) và Fok et al. (2005) được áp dụng cho mẫu dữ
lệu bao gồm 44 quốc gia trong giai đoạn 1961-2004. Phát hiện của bài viết cung
cấp bằng chứng rõ ràng rằng lạm phát tác động phi tuyến đến tăng trưởng kinh tế.
Cụ thể hơn, có tồn tại một ngưỡng mà khi lạm phát trên ngưỡng này, nó tác động
tiêu cực đến tăng trưởng. Giá trị ngưỡng lạm phát này đối với các nước tiên tiến rất
khác so với các nước đang phát triển, ước tính là 2,7% đối với các nền kinh tế công
nghiệp hóa và 17,5% cho nền kinh tế mới nổi. Hơn nữa, đối với tỷ lệ đối với các
nền kinh tế phát triển, trong khi ở mức lạm phát dưới 17,5%, liên kết giữa chúng là
không đáng kể đối với các nước đang phát triển. Sự khác biệt trong các giá trị
ngưỡng giữa những nhóm quốc gia thu được từ phương pháp PSTR minh họa một
mức chịu đựng lạm phát cao hơn đối với các nước mới nổi, có thể được giải thích
bởi các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tác động Balassa-Samuelson, việc sử
dụng các hệ thống chỉ số, chính sách tỷ giá hối đoái và mức lạm phát cao của các
nước đó. Những kết quả này là mạnh mẽ đối với phương pháp chặn do kết quả
tương tự đã thu được bằng cách sử dụng các ước tính GMM trên phương trình tăng
trưởng bao gồm các hệ số tương tác bậc hai. Căn cứ vào việc tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ
thay đổi của cung tiền tương quan chặt chẽ với nhau, thực tế rằng lạm phát ảnh
hưởng phi tuyến đến tăng trưởng kinh tế có thể có ý nghĩa quan trọng về chính
sách tiền tệ. Thật vậy, tốc độ tăng trưởng cung tiền là công cụ chính của ngân hàng
trung ương cho chính sách tiền tệ, sự tồn tại của một mối quan hệ phi tuyến giữa
lạm phát và tăng trưởng sản lượng cho thấy rằng chính sách tiền tệ có thể có hiệu



14

ứng khác nhau đối với GDP phụ thuộc vào mức lạm phát. Kết quả là, điều này gợi
lên nghi vấn về tính trung lập lâu dài của tiền tệ.
Trong bài nghiên cứu của Bick (2010), tác giả mở rộng mô hình ngưỡng của
Hansen (1999) thông qua các hệ số chặn (regime intercepts) và áp dụng mô hình
này trên mảng số liệu của 40 nước đang phát triển giai đoạn 1960-2004 và sử dụng
số liệu trung bình 5 năm. Kết quả cho thấy giả thuyết giá trị ngưỡng không tồn tại
bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%. Việc tính các hệ số chặn chế độ làm giảm ước tính
ngưỡng từ 19% xuống 12% và giới hạn dưới từ 11,8% đến 5,3%, với khoảng tin
cậy 95%. Điểm nổi bật nhất là nếu không có hệ số chặn chế độ, tỷ lệ lạm phát dưới
ngưỡng 19% có tác động tích cực đáng kể (0,407) lên tăng trưởng với mức ý nghĩa
10%, trong khi các tác động tiêu cực (-0,232) cho tỷ lệ lạm phát trên 19% không
có ý nghĩa thống kê. Ngược lại, nếu có hệ số chặn chế độ, độ lớn các tác động
tăng gấp đôi (0,785 -0,531) và thiết lập tại mức ý nghĩa ít nhất 5 %. Chính các hệ
số chặn chế độ δ1 có ý nghĩa tại mức 5%. Như vậy, việc lựa chọn các mô hình
chính xác, tức là kiểm soát chênh lệch hệ số chặn chế độ, có những ngụ ý quan
trọng. Đầu tiên, ước tính điểm và giới hạn dưới của khoảng tin cậy mà lạm phát
gây hại đến tăng trưởng đều thấp hơn đáng kể. Thứ hai, độ lớn của tác động bất lợi
của tỷ lệ lạm phát trên ngưỡng tăng gấp đôi. Thứ ba, giữ lạm phát dưới ngưỡng rõ
ràng là có lợi hơn.
Tại Việt Nam, cũng có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát
và tăng trưởng. Cụ thể, Nguyễn Trung Chính (2009) nghiên cứu mối quan hệ giữa
tăng trưởng và lạm phát giai đoạn 1995- 2008 dựa trên phương pháp hồi quy đồng
liên kết, mô hình sai số hiệu chỉnh (ECM) và mô hình VAR. Kết quả cho thấy tăng
trưởng và lạm phát có mối quan hệ đồng liên kết với ước lượng hệ số đồng liên kết
là 0.5883 có ý nghĩa ở mức 1%. Hệ số phù hợp R2 cho thấy lạm phát có ảnh hưởng
khá lớn đến tăng trưởng. Kiểm định đồng liên kết Johansen cũng cho kết quả
tương tự với số véc tơ đồng liên kết là 2. Đồng thời, kết quả thu được khi sử dụng

mô hình ECM cho thấy trong ngắn hạn, lạm phát tăng thì tăng trưởng cũng tăng.


15

Trong dài hạn, khi lạm phát và tăng trưởng chệch khỏi điểm cân bằng thì xuất hiện
sự điều chỉnh khiến tăng trưởng thay đổi theo xu hướng đưa các yếu tố của nền
kinh tế về vị trí cân bằng. Song song đó, lạm phát và tăng trưởng thời kỳ trước đều
có ảnh hưởng đến sự thay đổi của tăng trưởng tại thời điểm hiện tại. Kết quả mô
hình VAR cho thấy sự thay đổi lạm phát ảnh hưởng đến tăng trưởng nhiều hơn sự
ảnh hưởng trở lại của tăng trưởng đến lạm phát. Như vậy, từ kết quả phân tích,
tăng trưởng và lạm phát có mối quan hệ dương (đồng biến) trong cả dài hạn và
ngắn hạn và sự thay đổi của tăng trưởng nhanh hơn sự thay đổi của lạm phát trong
cả hai trường hợp. Từ đó, tác giả kết luận trong giai đoạn phân tích, lạm phát có tác
động tích cực đến tăng trưởng và chưa vượt quá ngưỡng kiểm soát.
Theo nghiên cứu của Phùng Duy Quang và cộng sự (2013), giữa lạm phát
và tăng trưởng có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Bằng việc áp dụng mô hình đồng
liên kết, mô hình ECM, mô hình VAR trên dữ liệu Việt Nam giai đoạn 2008-2012,
nhóm tác giả khẳng định sự tồn tại của mối quan hệ tương quan giữa lạm phát và
tăng trưởng kinh tế. Theo kết quả mô hình đồng liên kết, mối quan hệ giữa tăng
trưởng và lạm phát dài hạn là quan hệ đồng biến, tức là lạm phát tăng 1 đơn vị thì
tăng trưởng khoảng 0,586278 đơn vị. Hệ số xác định R2 ước lượng được là
86,546% cho thấy rằng lạm phát có ảnh hưởng khá lớn đến tăng trưởng. Đồng thời,
kết quả kiểm định đồng kiên kết bằng phương pháp kiểm định Johansen cho thấy
lạm phát và tăng trưởng kinh tế có quan hệ đồng liên kết với nhau với số véc tơ
đồng liên kết r=2. Tiếp theo đó, nhóm tác giả dùng mô hình sai số hiệu chỉnh
(ECM) để nghiên cứu sự biến động trong ngắn hạn của tăng trưởng và lạm phát.
Theo đó, kết quả cho thấy trong ngắn hạn lạm phát và tăng trưởng kinh tế có quan
hệ đồng biến. Trong dài hạn khi lạm phát và tăng trưởng lệch khỏi vị trí cân bằng
thì sẽ có sự điều chỉnh đưa các yếu tố kinh tế trở về điểm cân bằng. Song song đó,

lạm phát và tăng trưởng thời kỳ trước có tác động đến tăng trưởng thời kỳ hiện tại.
Kết quả mô hình VAR cho thấy 92,568% sự biến động của tăng trưởng được giải
thích bởi biến động của lạm phát và tăng trưởng trong quá khứ và 90,5683% biến


16

động của lạm phát được giải thích bởi biến động của lạm phát và tăng trưởng trong
quá khứ. Chi tiết hơn, kết quả phân tích phương sai trong 12 thời kỳ cho thấy lạm
phát và tăng trưởng không những tác động qua lại lẫn nhau mà còn chịu tác dộng
của bản thân nó trong quá khứ. Trong ngắn hạn, sự thay đỏi của lạm phát ảnh
hưởng đến tăng trưởng nhiều hơn sự ảnh hưởng trở lại của tăng trưởng đến lạm
phát.
Trương Minh Tuấn (2013) áp dụng phương pháp phân tích phương sai dựa
trên mô hình VAR và mô hình sai số hiệu chỉnh ECM để kiểm định mối quan hệ
giữa lạm phát và tăng trưởng trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Theo đó, tác giả sử dụng
mô hình hồi quy đa biến để đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát
dựa trên việc phân tích chuỗi thời gian và tìm hiểu tác động của các cú sốc vào
trong chỉ số giá. Trong mô hình, chỉ số giá của một thời kỳ chịu tác động của cú
sốc cầu, cú sốc cung, cú sốc tiền tệ, cú sốc tỷ giá hối đoái được đại diện lần lượt
bởi các biến như giá dầu thế giới, tỷ lệ tăng trưởng thực, mưc cung tiền và tỷ giá
hối đoái danh nghĩa đa phương. Kết quả phân tích cho thấy giữa tăng trưởng kinh
tế và lạm phát có mối quan hệ nghịch biến trong cả dài hạn và ngắn hạn. Trong dài
hạn, sự thay đổi của tăng trưởng kinh tế chậm hơn sự thay đổi trong lạm phát. Tuy
nhiên, trong ngắn hạn, sự thay đổi của lạm phát lại ảnh hưởng đến sự thay đổi của
tăng trưởng và mức thay đổi trong lạm phát cao hơn mức thay đổi trong tăng
trưởng kinh tế. Trong dài hạn, dựa vào kết quả ước lượng mô hình ECM và kết quả
kiểm định Engle-Granger (EG) hay Augmented Engle-Granger (AEG), lạm phát và
tăng trưởng kinh tế đồng liên kết với nhau theo quan hệ nghịch biến. Cụ thể, khi
tăng trưởng tăng 1% thì lạm phát giảm 0,037% và ngược lại. Trong ngắn hạn, dựa

vào kết quả ước lượng mô hình VAR và kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger
giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, tác động của tăng trưởng kinh tế đến lạm
phát không có ý nghĩa thống kê trong khi tăng trưởng kinh tế lại chịu tác động của
lạm phát theo quan hệ nghịch biến.


17

Tại bài nghiên cứu của Trần Hoàng Ngân và cộng sự (2013), nhóm tác giả
phân tích hệ số tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế trên dữ liệu thời
gian 1987-2012. Kết quả cho thấy, hệ số tương quan giữa lạm phát và tăng trưởng
là âm (r=-0,382). Điều này ngụ ý là lạm phát tăng 1% sẽ làm giảm tăng trưởng
0,382%. Tuy nhiên, quan sát dãy số liệu của Việt Nam, nhóm tác giả nhận thấy có
2 năm Việt Nam rơi vào tình trạng siêu lạm phát. Do đó, nhóm tác giả loại trừ các
số liệu tại hai năm này và xem xét lại hệ số tương quan giữa lạm phát và tăng
trưởng. Kết quả cho thấy, sau khi loại trừ các cú sốc lạm phát, hệ số tương quan
giữa tăng trưởng vẫn âm (r=-0,357). Từ đó, nhóm tác giả kết luận rằng xét trong
một giai đoạn dài, cho dù có xảy ra cú sốc lạm phát hay không thì lạm phát vẫn tác
động tiêu cực ở mức trung bình tới tăng trưởng kinh tế. Lạm phát tăng cao sẽ đẩy
tăng trưởng kinh tế chậm lại. Kết quả này giống kết quả nghiên cứu giai đoạn sau
khủng hoảng dầu hỏa 1973 - 1974 của Fischer (1993), Bruno và Easterly (1995) và
Barro (1998) khi tìm thấy quan hệ âm giữa lạm phát và tăng trưởng. Tiếp theo đó,
nhóm tác giả tách dãy dữ liệu ra hai thời kỳ 1989-2000 và 2001-2012 để xem xét
quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát trong ngắn hạn. Kết quả cho thấy, trong giai
đoạn 1989-2000, lạm phát tác động ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế (r=-0,46).
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2001-2012, lạm phát có tác động tiêu cực yếu đến tăng
trưởng kinh tế (r=-0,124). Theo đó, tác giả kết luận rằng trong cả hai giai đoạn
ngắn, lạm phát hoặc tác động tiêu cực thấp tới tăng trưởng kinh tế hoặc không thể
kết luận được mối quan hệ giữa hai biến. Quan sát bảng dữ liệu, nhóm tác giả cho
rằng ngưỡng lạm phát ở Việt Nam khoảng 5 – 7%. Khi lạm phát dưới mức 5%,

lạm phát ảnh hưởng tích cực mạnh đến tăng trưởng (r=0,809). Khi lạm phát trên
7%/năm sẽ có mối quan hệ ngược chiều ở mức cao tới tăng trưởng (r=-0,596).
Theo đó, nếu chọn ngưỡng lạm phát Việt Nam là 5-7% thì phù hoewjp với khảo sát
của nhóm nghiên cứu khi có đến 65,4% người được hỏi cho rằng mức lạm phát
6,6% năm 2006 là mức bình thường. Cũng như vậy, năm 2009, với mức lạm phát
6,52%/năm thì có đến 59,6% cho rằng đây là mức lạm phát trung bình. Từ đó,
nhóm tác giả kết luận rằng xét ở thời kỳ dài 24 – 26 năm, lạm phát ảnh hưởng tiêu


×