Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐỀ CưƠNG môn GIÁO dục CÔNG dân (THI TUYỂN VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO dục) năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.28 KB, 8 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
-------------------------------------------

ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
(Thi tuyển viên chức ngành giáo dục)

Tháng 02 năm 2017


ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP
HƢỚNG DẪN DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
Phần A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI CHƢƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY MÔN
GDCD CẤP THPT THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC.
I. ĐỔI MỚI CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG.
1. Một số Q.điểm chỉ đạo đổi mới GD trung học
- Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PPcdạy và
học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự
cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên
lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,
nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong
dạy và học”; “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết
quả giáo dục, đào tạo, ...
- Chiến lƣợc phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ngày 13/6/2012 của Thủ
tƣớng Chính phủ : "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập,
rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự
học của người học"; "Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh
đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng;


kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi".
- Nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 09/6/2014 Ban hành Chƣơng trình hành động của
Chính phủ :“Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục
theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh
giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển”...
2. Định hƣớng đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông: Chuyển từ chƣơng trình
định hƣớng nội dung dạy học sang chƣơng trình định hƣớng năng lực.
a)Mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là: Giáo dục định
hƣớng năng lực nhằm đảm bảo chất lƣợng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu
phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong
những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con ngƣời năng lực giải quyết các tình
huống của cuộc sống và nghề nghiệp.
b)Sự khác nhau giữa chương trình dạy học định hướng nội dung và chương trình
dạy học theo định hướng phát triển năng lực:
Chƣơng trình dạy học truyền thống có thể gọi là chƣơng trình giáo dục “định hƣớng
nội dung” dạy học hay “định hƣớng đầu vào” (điều khiển đầu vào). Đặc điểm cơ bản


của chƣơng trình giáo dục định hƣớng nội dung là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri
thức khoa học theo cá môn học đã đƣợc quy định trong chƣơng trình dạy học. Những
nội dung của các môn học này dựa trên các khoa học chuyên ngành tƣơng ứng. Ngƣời ta
chú trọng việc trang bị cho ngƣời học hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều
lĩnh vực khác nhau.
Chƣơng trình giáo dục định hƣớng năng lực (định hƣớng phát triển năng lực) nay còn
gọi là dạy học định hƣớng kết quả đầu ra đƣợc bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế
kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hƣớng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hƣớng năng
lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực ngƣời học.
Chúng ta có thể so sánh sự khác nhau giữa chƣơng trình dạy học định hƣớng nội
dung và chƣơng trình dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực qua bảng sau:
BẢNG SO SÁNH MỘT SỐ ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA CHƢƠNG TRÌNH

ĐỊNH HƢỚNG NỘI DUNG VÀ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NĂNG LỰC
Chƣơng trình định Chƣơng trình định hƣớng
hƣớng nội dung
năng lực
Mục tiêu giáo dục.
Mục tiêu dạy học đƣợc Kết quả học tập cần đạt đƣợc
mô tả không chi tiết và mô tả chi tiết và có thể quan
không nhất thiết phải sát, đánh giá đƣợc; thể hiện
quan sát đánh giá đƣợc. đƣợc mức độ tiến bộ của học
sinh một cách liên tục.
Nội dung giáo dục.
Việc lựa chọn nôi dung Lực chọn những nop65i dung
dựa vào các khoa học nhằm đạt đƣợc kết quả đầu ra
chuyên môn, không gắn đã quy định, gắn với các tình
với các tình huống thực huống thực tiễn. Chƣơng
tiễn. Nôi dung đƣợc quy trình chỉ quy định những nội
định chi tiết trong dung chính, không quy định
chƣơng trình.
chi tiết.
Phƣơng pháp dạy học
Giáo viên là ngƣời - Giáo viên chủ yếu là ngƣời
truyền thụ tri thức, là tổ chức, hỗ trợ học sinh tự
trung tâm của quá trình lực và tích cực lĩnh hội tri
dạy học. Học sinh tiếp thức. Chú trọng sự sự phát
thu thụ đông những tri triển khả năng giải quyết vấn
thức đƣợc quy định sẵn. đề, khả năng giáo tiếp,…;
- Chú trọng sử dụng các quan
điểm, phƣơng pháp và kỹ
thuật dạy học tích cực; các
phƣơng pháp dạy học thí

nghiệm thực hành.
Hình thức dạy học.
Chủ yếu dạy học lý Tổ chức hình thức học tập đa
thuyết trên lớp học.
dạng; chú ý các hoạt động xã
hội, ngoại khóa, nghiên cứu
khoa học, trải nghiệm sáng
tạo; đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền


thông trong dạy và học.
Đánh giá kết quả học Tiêu chí đánh giá đƣợc Tiêu chí đánh giá dựa vào
tập của học sinh.
xây dựng chủ yếu dựa năng lực đầu ra, có tính đến
trên sự ghi nhớ và tái sự tiến bộ trong quá trình học
hiện nội dung đã học.
tập, chú trọng khả năng vận
dụng trong các tình huống
thực tiễn.
3. Định hƣớng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chƣơng trình giáo dục
cấp THPT.
a) Định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất :
- Yêu gia đình, quê hƣơng, đất nƣớc.
- Nhân ái, khoan dung.
- Trung thực, tự trọng, chí công vô tƣ.
- Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vƣợt khó.
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nƣớc, nhân loại và môi trƣờng tự
nhiên.
- Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật.

b) Về các năng lực chung :
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lý
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tính toán.
*Năng lực ngƣời học: Là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ
năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu
cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định.
*Các năng lực trên là Chung vì cần cho học tập nhiều môn học và đƣợc phát triển qua
nhiều môn học.
2. ĐỔI MỚI PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC.
1. Quan điểm dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực.
- Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực là dạy học theo chuẩn và định hướng
kết quả/sản phẩm đầu ra - kết quả đầu ra cuối cùng của quá trình dạy học là HS vận
dụng đƣợc kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết tình huống trong cuộc sống, nghề
nghiệp.
- Phƣơng pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực
hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với


những tình huống của cuộc sống, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực
hành, thực tiễn. Tăng cƣờng việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ GV- HS theo
hƣớng cộng tác, nhằm phát triển các năng lực ở HS.

2. Định hƣớng chung về đổi mới PPDH môn GDCD theo định hƣớng phát triển
năng lực.
- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của ngƣời học, hình thành và phát
triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...).
- Sử dụng cách linh hoạt các PPDH và đảm bảo nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn
thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hƣớng dẫn của giáo viên”.
- Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tƣợng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức
tổ chức thích hợp nhƣ học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp...
- Coi trọng thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Sử dụng hiệu quả các thiết bị dạy học môn học, tích cực vận dụng công nghệ thông
tin trong dạy học.
3. Một số biện pháp đổi mới PPDH theo định hƣớng phát triển năng lực.
- Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống.
- Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học.
- Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề : HS đƣợc đặt trong một tình huống có vấn đề,
đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp
học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phƣơng pháp nhận thức. Các tình huống có vấn đề
là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn với
thực tiễn.
- Vận dụng dạy học theo tình huống.
DH theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc DH đƣợc tổ chức
theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp.
Quá trình học tập đƣợc tổ chức trong một môi trƣờng học tập tạo điều kiện cho học sinh
kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối tƣơng tác xã hội của việc học tập. PP nghiên
cứu trƣờng hợp là một PPDH điển hình của DH theo tình huống, trong đó học sinh tự
lực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn.
-Vận dụng dạy học định hướng hành động : HS thực hiện các nhiệm vụ học tập và
hoàn thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và
hoạt động tay chân, nhằm thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn,
tƣ duy và hành động, nhà trƣờng và xã hội.

- Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy
học
- Dạy học GDCD gắn với thực tiễn cuộc sống của HS : GV cần tăng cƣờng sử dụng
các tình huống, các trƣờng hợp điển hình, các hiện tƣợng thực tế, các vấn đề bức xúc
trong đời sống xã hội để phân tích, đối chiếu, minh hoạ cho bài giảng; khuyến khích HS
liên hệ, tự liên hệ; tiến hành điều tra, tìm hiểu, phân tích, đánh giá các sự kiện trong đời
sống thực tiễn của lớp học, nhà trƣờng, địa phƣơng, đất nƣớc trong quá trình học tập.
Đặc biệt, cần tạo cơ hội và hƣớng dẫn HS xây dựng và thực hiện các dự án nhỏ để góp
phần vào việc cải thiện môi trƣờng tự nhiên và xã hội của lớp học, trƣờng học và địa
phƣơng.
4. Những năng lực chuyên biệt đƣợc hình thành thông qua môn GDCD.


Môn GDCD ở trƣờng THPT có vai trò quan trọng trực tiếp trong quá trình hình
thành ý thực chính trị, hành vi đạo đức, pháp luật và lối sống cho học sinh. Môn học này
có đặc điểm là gần gũi, gắn bó mật thiết với đời thực tiễn sinh động của gia đình, nhà
trƣờng và xã hội. Đặc điểm này tạo cho môn GDCD có những lợi thế để giáo viên có
thể sử dụng các phƣơng pháp giảng dạy tích cực nhằm phát triển các năng lực cho học
sinh. Bên cạnh các năng lực chung, môn GDCD còn cung cấp các năng lục chuyên biệt
sau:
- Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã
hội.
+ Nhận thức đƣợc các giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa, các quy định của pháp
luật và nhận ra đƣợc yếu tố tác động của bản thân trong cuộc sống học tập.
+ Nhận thức đƣợc các yếu tố tác động đến bản thân, có cách ứng xử phù hợp với các
tình huống trong cuộc sống, học tập.
+ Tự đánh giá, điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã
hội.
- Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.
+ Đặt kế hoạch và nhiệm vụ phấn đấu cho mục tiêu của mình.

+ Nhận ra và tự chịu trách nhiệm trong các hoàn cảnh và công việc cụ thể.
+ Ý thức đƣợc quyền và nghĩa vụ của mình; tự giác thực hiện trách nhiệm công dân
với gia đình, cộng đồng, đất nƣớc.
- Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
+ Tự đánh giá, điều chỉnh những hành động chƣa hợp lý của bản thân trong học tập
và cuộc sống hang ngày.
+ Chủ động tham gia hợp tác giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã
hội.

Phần B. MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA.
Ví dụ 1: Hƣớng dẫn giảng dạy khái niệm “lƣợng” trong Bài 5: Cách thức vận
động, phát triển của sự vật, hiện tƣợng (GDCD 10)
a.Năng lực cần hình thành: Năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng
ngôn ngữ.
b.Gợi ý phƣơng pháp sử dụng: Động não và thuyết trình.
c.Gợi ý cách thực hiện:
- Giáo viên gọi 5 học sinh lên bảng, sau đó giáo viên đƣa ra câu hỏi yêu cầu học sinh
ghi câu trả lời thật nhanh lên bảng trong một phút: Khi nói đến “lƣợng”, các em nghĩ
ngay đến những điều gì liên quan đến nó? (HS sẽ trả lới: Số lƣợng, lƣợng giác, năng
lƣợng, khối lƣợng, chất lƣợng).
- Sau khi học sinh hoàn thành câu trả lời, giáo viên giảng giải; các yếu tố trên đều
biểu thị mặt số lƣợng, tính chất của sự vật. Ngoài các yếu tố trên, trong triết học,
“lƣợng” còn đƣợc xác định bởi quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vật.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc khái niệm “lƣợng” trong SGK và lấy ví dụ về
lƣợng và nêu lƣợng của các sự vật sau:
+ Một phân tử nƣớc (bao gồm có 2 nguyên tử nguyên tố hiđrô, 1 nguyên tử ôxi).
+ Nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam (Bao gồm toàn bộ dân số + Diện tích).


- Giáo viên giải thích; trong thực tế, lƣợng của sự vật thƣờng đƣợc xác định bởi

những đơn vị đo lƣờng cụ thể. Bên cạnh đó, có những lƣợng chỉ có thể biểu thị dƣới
dạng trừu tƣợng và khái quát nhƣ trình độ nhận thức của một ngƣời, ý thức trách nhiệm
cao hay thấp của một công dân... Có những lƣợng biểu thị yếu tố quy định kết cấu bên
trong của sự vật (số lƣợng nguyên tử hợp thành nguyên tố hóa học, số lƣợng các lĩnh
vực cơ bản của đời sống xã hội), có những lƣợng vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của
sự vật (chiều dài, chiều rộng, chiều cao)...
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tên sự vật dựa vào các gợi ý về lƣợng sau:
+ Vận tốc 300000 km/s.
+ Gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O.
+ Chiều dài 8 cm, chiều rộng 8 cm.
- Sau khi học sinh trả lời giáo viên giảng giải: Lƣợng là cái vốn có của sự vật, quy
định sự vật ấy là nó. Lƣợng của sự vật không phụ thuộc vào ý chí của con ngƣời. Lƣợng
tồn tại cùng chất của sự vật, do đó nó cũng có tính khách quan nhƣ chất của sự vật.
Ví dụ 2: Hƣớng dẫn giảng dạy khái niệm “vi phạm pháp luật” trong Bài 2: Thực
hiện pháp luật (GDCD 12).
a.Năng lực cần hình thành: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực
hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù
hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
b. Gợi ý phƣơng pháp sử dụng: Xử lí tình huống, thảo luận nhóm.
c. Gợi ý cách thực hiện:
- Giáo viên nêu tình huống: Dũng mới 16 tuổi nhƣng hay trốn học đi chơi điện tử.
Tại đây, Dũng bị Thắng (30 tuổi) dụ dỗ hút thuốc phiện và trở thành nghiện. Dũng và
Thắng đã đƣợc địa phƣơng giáo dục nhiều lần và đã bị buộc đi cai nghiện nhƣng vẫn
tiếp tục sử dụng ma túy. Một lần Dũng và Thắng bị công an bắt quả tang đang sử dụng
ma túy. Lập tức cả hai bị lập biên bản và dẫn giải về trụ sở công an phƣờng cùng tang
vật.
Biết chuyện đó bà Thanh thắc mắc: Thằng Thắng bị lập biên bản và bị giải về công
an phƣờng là đúng rồi. Còn Dũng còn trẻ con lại bị ngƣời khác lôi kéo mà thành nghiện
thì chỉ vi phạm đạo đức thôi, tại sao các chú công an lại lập biên bản và bắt giữ nó?
Hỏi:

* Em có đồng ý với ý kiến của bà Thanh không? Vì sao?
* Theo em thế nào là vi phạm pháp luật?
- Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, giao cho các nhóm thảo luận tình huống trên.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
- Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận chung: Căn cứ vào những dấu hiệu nào để các em
xác định Dũng và Thắng vi phạm pháp luật?
- Lớp thống nhất đáp án.
- Kết luận.
Giáo viên định hƣớng cho học sinh nêu đƣợc:
+ Không đồng ý với bà Thanh vì hành vi của Dũng không chỉ vi phạm đạo đức mà
còn vi phạm pháp luật.


+ Vi phạm pháp luật có 3 dấu hiệu cơ bản (nêu ra).
+ Kết luận: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do ngƣời có năng lƣc
trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại các quan hệ xã hội đƣợc pháp luật bảo vệ.



×