Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

Báo cáo học phần sư phạm mầm non GIAO TIẾP sư PHẠM GIỮA GIÁO VIÊN mầm NON với PHỤ HUYNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.69 KB, 15 trang )

Trường Đại học Sài Gòn
Khoa Giáo dục Mầm non
Đề tài: GIAO TIẾP SƯ PHẠM GIỮA GIÁO VIÊN MẦM NON
VỚI PHỤ HUYNH

Học phần: Giao tiếp sư phạm mầm non
GVHD: Tiến sĩ Trần Thị Phương
TP.HCM, ngày 23/3/2016


LỚP: DGM3154 - NHÓM 4
1.

Nguyễn Thị Minh Châu
2. Nguyễn Thị Tư Anh
3. Nguyễn Thị Diệu Hiền
4. Bùi Nguyễn Ngọc Nghĩa
5. Nguyễn Kim Ngân
6. Nguyễn Khắc Thu Hường
7. Huỳnh Phương Mai
8. Ngô Thị Hoàng Vy
9. Triệu Thị Kim Hằng
10. Trần Thị Kim Loan

11. Trần Thị Yến
12. Trương Đỗ Thụy Vy
13. Mai Thị Xoài
14. Trần Thị Hiên
15. Nguyễn Thị Hiền
16. Dương Thị Bích Ngọc
17. Lâm Mộng Linh


18. Lưu Thị Thu Huyền
19. Lê Thị Kim Tín
20. Nguyễn Thị Mai (1991)


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người, nhờ tham gia vào
hoạt động giao tiếp mà con người lĩnh hội được những kinh
nghiệm xã hội, chuyển hóa thành những kinh nghiệm riêng
của cá nhân, thành phẩm chất và năng lực của chính mình
để tham gia vào đời sống xã hội.
- Giao tiếp là điều kiện, phương tiện để hoàn thành tốt nhiệm
vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
- Giao tiếp nói chung và giao tiếp giữa giáo viên với phụ huynh
nói riêng là một kỹ năng cơ bản mà người giáo viên không
thể thiếu. Vì vậy mà đòi hỏi người giáo viên phải có kỹ năng
giao tiếp linh hoạt, khéo khéo, tế nhị, có hiểu biết về tâm lý
lứa tuổi.
Những phân tích trên là lý do chúng tôi chọn đề tài: “Giao tiếp
giữa giáo viên mầm non và phụ huynh”


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
- Trong hoạt động người giáo viên phải tiếp xúc, xử lý rất
nhiều tình huống, giải quyết rất nhiều mối quan hệ đa
dạng phong phú, trong đó có mối quan hệ với phụ huynh
học sinh.
- Trong điều kiện thực tế hiện nay, PH thường có cháu là con
một hoặc gia đình ít anh em. Và PH lại là những người
đam mê công việc, có kinh tế khá giả, họ luôn kỳ vọng vào

những điều tốt đẹp nhất ở con em họ.
- Thực tế cho thấy thời gian trẻ ở trường nhiều hơn thời gian
trẻ ở nhà, nên giáo viên và cha mẹ trẻ phải có sự kết hợp
tốt - sự kết hợp này phụ thuộc rất nhiều vào việc giao tiếp
giữa giáo viên với phụ huynh.


III. THỰC TRẠNG GIAO TIẾP GIỮA GIÁO VIÊN
VÀ PHỤ HUYNH:
Thực tế hiện nay cho thấy rằng:
- Khi có tình huống xảy ra giáo viên thường hay dùng lời lẽ biện
minh cho hành động của mình
- Thiếu lắng nghe, chưa thực sự xem phụ huynh là một cộng sự
tích cực trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ
- Đa số giáo viên không trau chuốt, không quan trọng các cuộc
giao tiếp với phụ huynh nên giữa giáo viên và phụ huynh còn
nhiều vướng mắc, bất cập.
- Trái lại về phía phụ huynh, đa số họ lúc nào cũng muốn con
mình được quan tâm chăm sóc tốt nhất, và trong mắt phụ
huynh con mình luôn giỏi nhất dẫn đến nhiều thái độ và hành
động làm tổn thương giáo viên.


IV. NGUYÊN NHÂN:
- Giáo viên trao đổi quá nhiều vấn đề với phụ huynh và quá
thật thà trong nội dung giao tiếp.
- Giáo viên đôi lúc chưa tôn trọng phụ huynh khi giao tiếp
- Một số giáo viên còn chưa thể hiện sự thiện chí khi giao tiếp
với phụ huynh.


V. BIỆN PHÁP :
- Phụ huynh là khách hàng và giáo viên là người thực hiện dịch
vụ giáo dục.
- Dựa trên mối quan hệ tương tác tích cực: GVMN xem PH
như một người đồng hành/một cộng sự có hiệu quả tích cực
trong việc chăm sóc giáo dục trẻ
- Cả hai cùng lắng nghe nhau: GVMN không được phép biện
minh cho hành vi sai trái của mình


1.BIỆN PHÁP 1: GIÁO VIÊN CẦN HIỂU TÂM LÝ
PHỤ HUYNH
- Khi giao tiếp với phụ huynh giáo viên mầm non nên biết khéo
léo, linh hoạt, và phải biết tự kiềm chế bản thân.
VD: Ở lớp cháu bị kẹt tay vào cửa; đầu tiên, cô giáo phải là
người điện thoại báo cho phụ huynh biết và trấn an cho phụ
huynh rằng cháu đã được đưa xuống y tế kiểm tra và bôi
thuốc. Khi phụ huynh đến đón GVMN phải trực tiếp trao
đổi, xin lỗi phụ huynh vì sự cố sảy ra.
- Thời đại hiện nay mỗi phụ huynh chỉ sinh từ một đến hai
cháu nên họ rất cưng chiều con cái của mình, lúc nào cũng
muốn con mình được chăm sóc tốt nhất, lúc nào ở trường
cũng muốn con họ được cô giáo quan tâm, yêu mến.
VD: Hôm nay con đi học về, Nam nói với ba mẹ rằng cô không
thương con, cô thương bạn An nhiều hơn con. Dù là một cử
chỉ nhỏ nhưng bạn đã làm trẻ hiểu lầm và có cảm giác bị bỏ
rơi, khi nghe trẻ nói như vậy phụ huynh rất buồn và không
yên tâm khi cho con vào lớp.



- Khen ngợi trước, nhắc nhở sau. Thái độ nhẹ nhàng, chân
tình; nên kèm các biện pháp và hướng khắc phục khi trẻ ở
nhà
-Thời gian trao đổi ngắn gọn, đi vào trọng tâm; tránh dài
dòng, làm phiền PH, vì đôi lúc những nội dung không liên
quan đến trẻ PH không muốn nghe nhưng vì phép lịch sự phụ
huynh không thể cắt ngang, trong khi cô giáo cứ nói không
ngừng.
- Phụ huynh là những người không bao giờ muốn nghe
những lời không tốt về con cháu của họ, như vậy giáo viên
phải biết tâm lý của phụ huynh để không dùng những lời lẽ
gây ác cảm khi giao tiếp. Những vấn đề cháu chưa đạt được
thì giáo viên phải là người giáo dục cháu tại lớp và cũng cần
có thờ gian để trẻ không bị áp lực.
VD: không nhất thiết lúc nào khi trao đổi với PH, cô giáo
cũng đem tội các cháu ra để kể, không chê bai cháu, trừ khi
cháu có những hành vi, đặc điểm cần thiết bắt buộc. Nhưng
giáo viên cũng nên lưu ý trao đổi tế nhị không quá thẳng
thắn.


2.BIỆN PHÁP 2: GIÁO VIÊN CẦN PHẢI TÔN TRỌNG PHỤ HUYNH
KHI GIAO TIẾP
- Trước tiên, GVMN phải là người luôn lắng nghe, phải tạo điều kiện để
phụ huynh bày tỏ cảm xúc, không chặn ngang câu nói của phụ huynh và
đặc biệt là phải biết lúc nào nên cầu cứu cấp trên nếu như cảm thấy tình
huống xảy ra quá sức của bản thân.
- Trao đổi những gì PH quan tâm liên quan trực tiếp đến trẻ
- Chúng ta không nên gây ra định kiến với phụ huynh, phải dùng ngôn
ngữ hết sức cẩn thận, không nên “giận quá mất khôn” mà dùng những lời

lẽ đôi lúc phản bác lại chính mình mà không biết.
- Khi giao tiếp với phụ huynh thì GVMN phải thể hiện sự chân tình, hỏi
han trao đổi với phụ huynh ở chừng mực nhất định, không quá đi sâu vào
đời tư hay chuyện gia đình của họ.
- GVMN nên lễ phép, lịch sự đáp ứng nhu cầu của phụ huynh trong
chừng mực cho phép, chứ không phải cứ phụ huynh đó ưu ái mình thì
người ta yêu cầu như thế nào ta cũng đáp ứng, như vậy sẽ tạo thói quen xấu
cho phụ huynh và tạo thêm áp lực cho bản thân.


3. BIỆN PHÁP 3: GIÁO VIÊN MẦM NON LUÔN THỂ
HIỆN SỰ QUAN TÂM CHÂN THÀNH ĐẾN TRẺ VÀ
PHỤ HUYNH
- Khi phụ huynh nhìn thấy sự quan tâm chăm sóc của GV dành cho
con họ một cách chân thành, không thiên vị hay ác ý thì GVMN sẽ
được phụ huynh tôn trọng, quý mến.
- Khi cô giáo quan tâm chăm sóc và đối sử tốt với cháu thì cháu sẽ
rất vui vẻ khi đến trường.
- Khi giao tiếp với phụ huynh thì cách xưng hô cũng là một vấn đề có
thể gây ác cảm của phụ huynh đối với giáo viên mầm non. Cho
nên GVMN phải thể hiện cách xưng hô phù hợp, tùy trường hợp,
tùy địa điểm, lứa tuổi và đặc biệt là cách xưng hô phải phù hợp
nội dung giao tiếp.
- VD: Giao tiếp với phụ huynh có thể xưng hô là ba mẹ (khi trao đổi
tại lớp), hoặc anh/chị (khi gặp ở môi trường bên ngoài trường học
và không trao đổi về vấn đề học tập hay tình hình của trẻ)


4. BIỆN PHÁP 4: GIÁO VIÊN MẦM NON CẦN TRANG BỊ
THÊM KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM.

- Khi bạn công tác tại một trường mầm non, ngoài việc tương tác
trực tiếp với các mối quan hệ trong nhà trường, thì việc tạo dựng
được mối quan hệ bền vững với phụ huynh học sinh sẽ giúp bạn
hiểu được tính cách cũng như tâm tư tình cảm của từng trẻ; qua đó
dễ dàng hơn trong việc chăm sóc giáo dục các cháu
- Khi khả năng giao tiếp được rèn luyện, GVMN có thể nâng cao khả
năng thuyết phục, chúng ta sẽ có vị thế trong mắt của phụ huynh, từ
đó mang lại kết quả tốt cho những cuộc giao tiếp tiếp theo
- Người xưa có câu “học ăn, học nói, học gói, học mở”, nhưng một
số trong chúng ta xem chuyện giao tiếp là một hoạt động đương
nhiên không cần học. Những suy nghĩ đó sẽ dẫn đến những cuộc
xung đột không đáng có, vì có khi lời nói thốt ra không trùng khớp
với suy nghĩ của chính ta. Chính vì vậy GVMN cần trang bị thêm cho
mình các kỹ năng giao tiếp và bắt đầu từ câu chào, hỏi…


Tóm lại dù là giáo viên hay phụ huynh cũng
không nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào trẻ vô tình
sẽ tạo nên áp lực cho trẻ và là nguyên nhân dẫn
đến mâu thuẫn trong giao tiếp. Riêng giáo viên
mầm non phải là người luôn tạo niềm tin cho phụ
huynh và tạo ra môi trường học tập vui chơi cho
trẻ phù hợp, đáp ứng nhu cầu lứa tuổi.


Một số hình thức Trao đổi với Phụ huynh


Trao đổi với PH vào những buổi họp đầu năm, những buổi
Hội thảo, những chuyên đề Sức khỏe - dinh dưỡng



CẢM ƠN CÔ & CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý
THEO DÕI



×