Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Nghiên cứu đối chiếu kết quả tế bào học chọc hút bằng kim nhỏ và kết quả giải phẫu bệnh, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.61 KB, 8 trang )

Nghiên cứu y học Bệnh viện đa khoa Quảng nam
NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ TẾ BÀO HỌC CHỌC HÚT
BẰNG KIM NHỎ VÀ KẾT QUẢ GIẢI PHẪU BỆNH,
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẢNG NAM
Nguyễn Xuân Hiền- BVĐK Quảng Nam
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định độ nhạy, dộ đặc hiệu và độ chính xác của xét nghiệm chọc
hút tế bào bằng kim nhỏ.
Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát trên 72 trường hợp có u và tổn thương
dạng u, được làm xét nghiệm tế bào học chọc hút bằng kim nhỏ, sau đó đối chiếu
với kết quả mô bệnh học.
Kết quả: Xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ tại Bệnh viện đa khoa
Quảng Nam có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác lần lượt là: 81,8%, 96,7% và
94,4%. Tỉ lệ âm tính giả 18,2%, tỉ lệ dương tính giả 3,28%.
Kết luận: Xét nghiệm tế bào học chọc hút bằng kim nhỏ là kỹ thuật đơn giản
nhanh, ít tốn kém. Độ chính xác của xét nghiệm cao, giúp ích rất nhiều cho các
nhà lâm sàng trong định hướng ban đầu và điều trị sau này cho bệnh nhân.
MỞ ĐẦU:
Chọc hút kim nhỏ để chẩn đoán tế bào học của các u và tổn thươg dạng u là
rất cần thiết cho một chẩn đoán bệnh ban đầu, từ đó có hướng xử trí tích cực nhất
cho các nhà lâm sàng. Tuy nhiên kết quả của chẩn đoán tế bào học phụ thuộc nhiều
yếu tố: kỹ thuật chọc để lấy bệnh phẩm, kinh nghiệm cũng như trình độ của Bác sỹ
đọc kết quả; ngoài ra nó còn phụ thuộc vào các cơ quan tổn thương (đặc biệt các
tổn thương của tuyến nước bọt là tương đối khó khi chẩn đoán tế bào học chọc hút
kim nhỏ), qui trình nhuộm và các phương pháp nhuộm tiêu bản,…
[1,2]
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này, theo Demay nghiên
cứu về chọc hút tế bào học học tuyến giáp có độ nhạy 83%, độ đặc hiệu 92%. Các
trung tâm hàng đầu, cũng như của cả nước cũng xem vấn đề chọc hút tế bào học là
rất quan trọng và hạn chế mức sai sót thấp nhất, cũng như tăng độ đặc hiệu, độ
nhạy của chẩn đoán tế bào học bằng kim nhỏ này


[6]
Nghiên cứu nhằm xác định độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác của xét nghiệm
chọc hút tế bào bằng kim nhỏ; qua đó thấy được vai trò của kỹ thuật xét nghiệm
này.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tất cả các trường hợp bệnh nhân có u và tổn thương dạng u, được khám và
điều trị tại bệnh viện đa khoa Quảng Nam, từ tháng 1/ 2012 đến tháng 5/2013 và
Khoa Giải phẫu bệnh
Nghiên cứu y học Bệnh viện đa khoa Quảng nam
được xét nghiệm chẩn đoán tế bào học chọc hút kim nhỏ, sau đó được mổ để chẩn
đoán mô bệnh học.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu
Phương pháp tiến hành
Hồi cứu hồ sơ ghi nhận dữ liệu:
- Chẩn đoán lâm sàng
- Dịch tể học: tuổi, giới
- Địa chỉ
- Vị trí tổn thương của u
- Ghi nhận số lần chọc hút
- Ghi nhận tai biến sau chọc hút nếu có.
- Ghi nhận kết quả tế bào học và mô bệnh học trên cùng một ca bệnh.
- Tính độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác của xét nghiệm theo công thức có
sẵn.
- Lấy kết quả Mô bệnh học làm tiêu chuẩn vàng, những trường hợp khó gởi
tiêu bản tuyến trên hội chẩn hoặc nhuộm hoá mô miễn dịch. (Bệnh viện
Chợ Rẫy TPHCM, Bệnh viện Bạch mai Hà Nội)
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tuổi: Bảng 1: Bảng phân loại bệnh nhân theo nhóm tuổi

Tỉ lệ bệnh nhân có u được làm FNA chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi trên 40, có ý
nghĩa thống kê (p = 0,013 < 0,05).
Giới:
Bảng 2: Phân bố bệnh nhân theo giới
Khoa Giải phẫu bệnh
Giới
Số lượng
Tỉ lệ %
Nam
26
Nghiên cứu y học Bệnh viện đa khoa Quảng nam
Tỉ lệ bệnh nhân đến xét nghiệm u (FNA) ở nữ nhiều hơn nam, nữ 63trường
hợp (chiếm tỉ lệ 63,88%), nam 26 trường hợp (chiếm tỉ lệ 36,11%), sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê (với p = 0,057 > 0,05).
Khu vực:
Biểu đồ phân bố bệnh nhân theo khu vực
Vị trí tổn thương u được chỉ định làm FNA ở tất cả các vùng của cơ thể,
trong đó nhiều nhất là vùng cổ (17 trường hợp, chiếm tỉ lệ 23,6%) và vú với 15
trường hợp (chiếm tỉ lệ 20,8%), các vị trí khác ít gặp hơn.
Số lần chọc hút:
Bảng 3: Số lần chọc hút trên một ca bệnh
Số lần
Số
lượng
Tỉ lệ %
1 61 84.72
2 8 11.11
3 2 2.77
4 1 1.38
Tổng: 72 100


Đa số các trường hợp chẩn đoán tế bào học các khối u chỉ cần một lần chọc
hút (84,7%), còn lại các trường hợp chọc hút từ hai lần trở lên đó là những trường
hợp khó hoặc tổn thương nhiều vị trí u trên cơ thể, hoặc là những tổn thương u có
kích thước lớn cần lấy mẫu ở nhiều vị trí khác nhau, đối khi có những trường hợp
tổn thương xơ chai khi chọc hút mẫu lấy được rất ít tế bào không đủ để chẩn đoán,
Khoa Giải phẫu bệnh
Nghiên cứu y học Bệnh viện đa khoa Quảng nam
khi đó phải đòi hỏi cho các lần chọc tiếp theo. Cũng gặp không ít trường hợp có
tổn thương u không đồng nhất, có một số vùng hoại tử, khi chọc hút ở những vị trí
này thì sẽ không chẩn đoán được, lúc đó cần chọc lại vùng khác để lấy đúng vị trí
choc chẩn đoán tế bào học. Đặc biệt trong nghiên cứu này có một trường hợp
chúng tôi phải thực hiện đến 4 lần chọc hút là do tổn thương ung thư thứ phát
(vùng thực quản) xâm nhập hoặc di căn đến mô liên kết vùng cổ tạo nang, khi chọc
hút chúng tôi chỉ lấy được dịch giống như máu cá; trong trường hợp này chúng tôi
phải thực hiện chọc hút nhiều lần để lấy hết dịch, khi đó tổn thương đặc của u mới
dễ định vị và chọc đúng được; trong trường hợp này khi đã lấy đúng vị trí chúng
tôi đã chẩn đoán được ung thư tế bào gai của thực quản xâm nhập mô liên kết vùng
cổ. Những trường hợp này nếu chúng ta không nhiệt tình, không kỹ thì sẽ bỏ sót
một trường hợp chẩn đoán âm tính giả.
Độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác
Trước một trường hợp đến khám bệnh, bệnh có thể có hoặc không,
xét nghiệm có thể dương tính hoặc âm tính. Do đó, hiểu biết tính chất của
một xét nghiệm rất cần thiết trong việc đưa ra các quyết định lâm sàng, đặt
biệt có thể nói xét nghiệm để chẩn đoán tế bào học các khối u bằng chọc hút
kim nhỏ có tầm quan trọng đặc biệt đòi hỏi một tỉ lệ cao của độ nhạy, độ dặc
hiệu và cả độ chính xác.
Bảng 4: Bảng so sánh kết quả giữa FNA và mô bệnh học
Kết quả FNA
Kết quả Mô bệnh học

Dương tính (+) Âm tính(-)
Dương tính (+) (+) thật = 9 ca (+) giả = 2 ca
Âm tính (-) (-) giả = 2 ca (-) thật = 59 ca
Tổng cộng: 11 ca 61 ca
Theo như kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi thì tỉ lệ dương tính
giả là 3,28%, tỉ lệ âm tính giả là 18,18%.
Tỉ lệ dương tính giả như đã trình bày là thực chất bệnh nhân có kết quả
mô bệnh học âm tính, nghĩa là không có tổn thương ác tính, nhưng kết quả tế
bào chọc hút có kết quả dương tính (ác tính, hoặc có tế bào không điển
hình). Cần nói thêm, trong lô nghiên cứu của chúng tôi những trường hợp
dương tính giả là những trường hợp có tế bào không điển hình, hoặc có tế
bào nghi ngờ bất thường (những trường hợp này mô bệnh học có kết quả âm
tính); chúng tôi không có trường hợp dương tính giả nào có chẩn đoán ác
tính thật sự. Và trong lô nghiên cứu các trường hợp dương tính giả là những
Khoa Giải phẫu bệnh
Nghiên cứu y học Bệnh viện đa khoa Quảng nam
trường hợp khó, gặp ở một trường hợp hạch cổ và một trường hợp tổn
thương loét da; một phần chúng tôi cũng hướng đến chẩn đoán dương tính
giả này để bác sỹ lâm sàng phẫu thuật, kiểm tra lại mô bệnh học, nhằm có
chẩn đoán xác định cho bệnh nhân để có hướng điều trị thích hợp và cũng
nhằm tích lũy kinh nghiệm cần thiết cho những trường hợp tương tự sau này.
Như đã nói ở trên, tỉ lệ âm tính giả của xét nghiệm chọc hút kim nhỏ
trong lô nghiên cứu này là 18,8% và chúng tôi gặp hai trường hợp đều là
hạch cổ với chẩn đoán tê bào học là hạch phản ứng viêm, nhưng kết quả mô
bệnh học là u lymphô ác tính (lymphoma). Nguyên nhân của những trường
hợp âm tính giả này có khả năng là do chọc hút không đúng vị trí, sụ khó
khăn trong chẩn đoán tế bào học về hạch và thường chẩn đoán u lymphô ác
tính trên hạch đa số các trường hợp phải dựa vào chẩn đoán mô bệnh học,
nhuộm hóa mô miễn dịch.
Theo Felman, tỉ lệ âm tính giả từ 0,3 – 6%; tỉ lệ dương tính giả 0 –

2,5%. Như vậy, tỉ lệ âm tính giả tương đối cao trong nghiên cứu của chúng
tôi, có thể do trong lô nghiên cứu có nhiều trường hợp chọc hút hạch, đây là
những trường hợp có tỉ lệ âm tính giả cao.
Đối với độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác của xét nghiệm chẩn đoán tế
bào học của khối u bằng chọc hút kim nhỏ có kết quả lần lượt là: 81,82%,
96,72 % và 94,44%.
Theo nhóm tác giả Hữa Chí Minh, Nguyễn Văn Thành, Hứa Thị Ngọc Hà,
nghiên cứu trên 99 trường hợp u tuyến nước bọt có kết quả độ nhạy độ đặc
hiệu và độ chính xác lần lượt là 57,7%, 97% và 86,2%
[3]
. Theo nhóm tác giả
Chauhan Savitri, Darad Dimple, Dholakia Aditi nghiên cứu 591 trường hợp
tổn thương ở vùng cổ gồm 140 tổn thương ở tuyến giáp, 20 tổn thương ở
tuyến nước bọt, 400 trường hợp tổn thương ở hạch và 31 trường hợp tổn
thương ở vùng cổ; kết quả độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác lần lượt là
93,1%, 100% và 90,1%
[8]
.
Như vậy, so với các tác giả trong nước thì nghiên cứu của chúng tôi có các tỉ
lệ về độ nhạy độ đặc hiệu và độ chính xác cao hơn, còn so với các kết quả
của các tác giả nước ngoài thì kết quả của chúng tôi thấp hơn một ít. Và theo
kết quả của nghiên cứu của chúng tôi và các nhóm tác giả khác được xem
như tương đương nhau.
Từ những kết quả trên cho chúng ta thấy rằng các xét nghiệm nói chung và
xét nghiệm chọc hút tế bào bằng kim nhỏ nói riêng đều có những tỉ lệ âm
tính giả, dương tính giả nhất định. Do đó, nền tảng của chẩn đoán vẫn là
bệnh sử và thăm khám lâm sàng. Yếu tố lâm sàng rất quan trọng để có được
một chẩn đoán tế bào học- lâm sàng chính xác. Chẳng hạn, khi thăm khám
một u vú, một bác sỹ có kinh nghiệm có thể phân biệt bướu lành hoặc bướu
ác chính xác khoảng 90%

[2]
. Trong khi chọc hút bác sỹ sẽ thu được những
Khoa Giải phẫu bệnh
Nghiên cứu y học Bệnh viện đa khoa Quảng nam
thông tin về kích thước,vị trí và mật độ bướu, điều này rất có ý nghĩa cho kết
quả chẩn đoán tế bào học. Bên cạnh đó, chẩn đoán cần phải được sự hổ trợ
của chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, Xquang), đặc biệt trong các bệnh lý về
xương, hoặc vú hình ảnh Xquang gợi ý cho chẩn đoán rất cao.
Cuối cùng, chẩn đoán tế bào học không chỉ dựa trên hình ảnh quan sát trên
kính hiển vi mà phải cần một bộ ba chẩn đoán tế bào học, lâm sàng (những
quan sát có được trong lúc chọc hút) và chẩn đoán hình ảnh sẽ làm tăng tính
chính xác của xét nghiệm chọc hút tế bào này
[2]
.

Khoa Giải phẫu bệnh
Nghiên cứu y học Bệnh viện đa khoa Quảng nam
A
B
Hình ảnh tế bào học (A) trước chọc hút và mô bệnh học (B) sau mổ của
carcinôm tuyến vú thể ống trên cùng một bệnh nhân.
KẾT LUẬN
Qua 72 trường hợp được nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
 Về độ tuổi trong nhóm nghiên cứu thì chủ yếu bệnh nhân nằm ở độ tuổi trên 41
tuổi (có ý nghĩa thống kê, với p< 0,05)
 Về giới thì nữ nhiều hơn nam (không có ý nghĩa thống kê, p> 0,05)
 Trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn bệnh nhân tập trung ở các huyện lân
cận của thành phố như Tam Kỳ, Phú Ninh, Thăng Bình, Núi Thành.
 Vị trí tổn thương u được chọc hút tế bào có ở hầu hết khắp cơ thể, từ đầu đên
chân, và nhiều nhất trong lô nghiên cứu là vùng cổ và vú.

 Không ghi nhận một trường hợp tai biến nào trong thủ thuật chọc hút tế bào
bằng kim nhỏ.
 Đa số các trường hợp chẩn đoán tế bào học các khối u chỉ cần một lần chọc hút
(chiếm 84,7%). Tối đa cũng chỉ có một trường hợp chọc hút bốn lần.
 Không tránh khỏi các trường hợp âm tính giả và dương tính giả như tất cả các
xét nghiệm khác; do đó cần thiết phải có bộ ba hổ trợ chẩn đoán bao gồm: tế
bào học, lâm sàng và những chẩn đoán hình ảnh.
 Kết quả độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác của xét nghiệm chọc hút kim nhỏ
lần lượt là: 81,82%, 96,7% và 94,4%.
KIẾN NGHỊ
 Cần có một nghiên cứu cho từng tổn thương của mỗi cơ quan qua chọc
hút tế bào bằng kim nhỏ, đặc biệt các cơ quan như hạch, tuyến giáp và
vú.
 Nâng cao kỹ thuật, kinh nghiệm của bác sỹ trong chọc hút tế bào bằng
kim nhỏ, nhằm nâng cao, hoàn chỉnh độ chính xác của xét nghiệm này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BÙI THỊ HỒNG KHANG, ÂU NGUYỆT DIỆU, HUỲNH NGỌC LINH,
Khoa Giải phẫu bệnh
Nghiên cứu y học Bệnh viện đa khoa Quảng nam
ÐỒN THỊ PHƯƠNG THẢO, NGUYỄN VŨ THIỆN, NGUYỄN VĂN
THÀNH: phương pháp chọ hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ. Tạp chí y
học TP. Hồ Chí Minh, tập 3, số 1, trang 17-24,1999.
2. LÊ VĂN XN, NGUYỄN VĂN THÁI, NGUYỄN SÀO TRUNG và
cs: Kết quả của phương pháp chọ hút bằng kim nhỏ trong chẩn đốn ung thư
vú. Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, Số đặc biệt chun đề ung thư, trang 56-
59, số tháng 9/1997
3. HỨA CHÍ MINH, NGUYỄN VĂN THÀNH, HỨA THỊ NGỌC HÀ: Nghiên
cứu giá trị chẩn đốn của phương pháp chọc hút bằng kim nhỏ trên bướu
tuyến nước bọt, Y học TP Hồ Chí Minh, tập 7, phụ bản của số 4, 3003

4. Nguyễn Chấn Hùng, Phó Đức Mẫn, Xây dựng chiến lược phòng chống
ung thư cho Thành phố Hồ Chí Minh, Y học Thành phố Hồ Chí Minh,
trường đại học Y – Dược Tp.HCM, số đặc biệt chuyên đề ung bướu học
(1998).
5. TRẦN PHƯƠNG HẠNH, từ điển bệnh học, Đại học y dược TP Hồ Chí
Minh, Nhà xuất bản y học TP Hồ Chí Minh, 2007, tr 35 – 41
6. DEMAY R. M. : The Art and Science of cytopathology. American Society of
Clinical Pathologistes Press, pp:847-937, 1996
7. FELDMAN P.S., COVELL J.L.: Fine needle aspiration cytology: Lymph
node, Thyroid and salivary gland, ASCP Press, Chicago, 3, 97-162, 1989.
8. CHAUHAN SAVITRI, DARAD DIMPLE, DHOLAKIA ADITI: Fine needle
aspiration cytology of head and neck lesions- an experience at Jinnah post
graduate medical centre, Karachi, Pak J Otolaryngol:2007:23: 63
Khoa Giải phẫu bệnh

×