Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

giáo án bài thực hành tốc độ phản ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.03 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……
TRƯỜNG THPT ………………

THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN HÓA HỌC LỚP 10 – CƠ BẢN

Giáo viên hướng dẫn: ……………….. Sinh viên thực hiện: ………………
Bài dạy: BÀI THỰC HÀNH SỐ 6 – TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Tuần: …
Tiết PPCT: …
Ngày soạn: …
Ngày dạy: … Lớp dạy: …
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: Củng cố những kiến thức về tốc độ phản ứng hóa học và các yếu tố
ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
2. Về kỹ năng:
- Sử dụng dụng cụ và hóa chất thành thạo, an toàn và hiệu quả.
- Thực hiện và quan sát hiện tượng thí nghiệm hóa học.
- Viết tường trình hóa học.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, tích cực , chủ động trong học tập
- Thông qua các thí nghiệm giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn, có niềm say
mê đối với bộ môn Hóa học và các môn học thực nghiệm
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực thực hành thí nghiệm.
- Năng lực hợp tác.
II. CHUẨN BỊ
1. Dụng cụ
- Ống nghiệm
- Ống hút nhỏ giọt
- Đèn cồn


- Giá để ống nghiệm
- Kẹp gỗ
2. Hóa chất
- Dung dịch HCl đặc và loãng
- Dung dịch H2SO4 loãng
- Kẽm kim loại dạng hạt và dạng bột
3. Học sinh
- Ôn tập những kiến thức liên quan đến các thí nghiệm trong bài thực hành.
- Nghiên cứu trước để biết dụng cụ, hóa chất, cách thực hiện từng thí nghiệm.
4. Giáo viên chuẩn bị một số phiếu học tập
Phiếu số 1:
Có các hóa chất : Kẽm kim loại, HCl 18% và HCl 6%
Hãy chọn dụng cụ và cách đơn giản nhất để tiến hành thí nghiệm về sự ảnh hưởng của
nồng độ đến tốc độ phản ứng.
Vẽ sơ đồ mô tả thí nghiệm, viết PTPƯ, dự đoán hiện tượng và giải thích
Phiếu số 2:

1


Có các hóa chất: H2SO4 loãng, kẽm kim loại, đèn cồn.
Hãy chọn dụng cụ và cách đơn giản nhất để tiến hành thí nghiệm về sự ảnh hưởng của
nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.
Vẽ sơ đồ mô tả thí nghiệm, viết PTPƯ, dự đoán hiện tượng và giải thích
Phiếu số 3:
Có các hóa chất: H2SO4 loãng, kẽm kim loại dạng hạt và dạng bột, đèn cồn.
Hãy chọn dụng cụ và cách đơn giản nhất để tiến hành thí nghiệm về sự ảnh hưởng của
nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.
Vẽ sơ đồ mô tả thí nghiệm, viết PTPƯ, dự đoán hiện tượng và giải thích
III. MỘT SỐ LƯU Ý

- GV phải lưu ý HS làm thí nghiệm cẩn thận với các dung dịch axit và sử dụng lượng hóa
chất vừa phải.
IV. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu tiết thực hành
1. GV:
- Nêu mục tiêu của tiết thực hành
- Những yêu cầu HS phải thực hiện trong tiết học.
2. Sử dụng phiếu học tập để kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS và hướng dẫn chuẩn
bị cho tiết thực hành.
- Phân công các nhóm HS thực hiện của phiếu học tập, có 3 phiếu, phân công cho mỗi
nhóm làm 1 phiếu
- HS thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập.
Thảo luận nhóm thống nhất chọn phương án trả lời theo phiếu học tập.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm và cho các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận, lưu ý HS cách làm từng thí nghiệm
Hoạt động 2: Ảnh hưởng của nồng độ
- GV: Giới thiệu dụng cụ hóa chất. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1, yêu cầu HS quan sát
thí nghiệm xảy ra, giải thích. Lưu ý HS quan sát lượng bọt khí thoát ra ở 2 ống nghiệm.
-HS:Thực hiện theo từng bước:
+ B1: Chuẩn bị 2 ống nghiệm: Ống 1: 3ml dd HCl 18%; Ống 2: 3ml dd HCl 6%
+ B2: Cho đồng thời vào mỗi ống nghiệm vài hạt kẽm
+ B3: HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét. Viết vào bảng tường trình
Hoạt động 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ
- GV: Giới thiệu dụng cụ hóa chất. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2, yêu cầu HS quan sát
thí nghiệm xảy ra, giải thích. Lưu ý HS quan sát lượng bọt khí thoát ra ở 2 ống nghiệm.
-HS:Thực hiện theo từng bước:
+ B1: Chuẩn bị 2 ống nghiệm: Ống 1: 3ml dd H2SO4 15%; Ống 2: 3ml dd H2SO4
15%
+ B2: Đun nóng ống nghiêm 1 đến gần sôi. Cho đồng thời vào mỗi ống 1 hạt kẽm
cùng kích thước

+ B3: HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét. Viết vào bảng tường trình
Hoạt động 4: Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc
- GV: Giới thiệu dụng cụ hóa chất. Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3, yêu cầu HS quan sát
thí nghiệm xảy ra, giải thích. Lưu ý HS quan sát lượng bọt khí thoát ra ở 2 ống nghiệm.

2


-HS:Thực hiện theo từng bước:
+ B1: Chuẩn bị 2 ống nghiệm: Ống 1: 3ml dd H2SO4 15%; Ống 2: 3ml dd H2SO4
15%
+ B2: Cho đồng thời vào ống 1 vài hạt kẽm, ống 2 vài hạt kẽm có kích thước nhỏ hơn
(lưu ý lượng kẽm 2 ống như nhau)
+ B3: HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét. Viết vào bảng tường trình
Hoạt động 5: Công việc sau tiết thực hành
GV: Nhận xét, đánh giá tiết thực hành.
Yêu cầu HS viết tường trình.
HS: Thu dọn dụng cụ, hóa chất, vệ sinh phòng thí nghiệm, lớp học.

3


Phiếu số 1:
Có các hóa chất : Kẽm kim loại, HCl 18% và HCl 6%
Hãy chọn dụng cụ và cách đơn giản nhất để tiến hành thí nghiệm về sự ảnh hưởng của
nồng độ đến tốc độ phản ứng.
Vẽ sơ đồ mô tả thí nghiệm, viết PTPƯ, dự đoán hiện tượng và giải thích

Phiếu số 2:
Có các hóa chất: H2SO4 loãng, kẽm kim loại, đèn cồn.

Hãy chọn dụng cụ và cách đơn giản nhất để tiến hành thí nghiệm về sự ảnh hưởng của
nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.
Vẽ sơ đồ mô tả thí nghiệm, viết PTPƯ, dự đoán hiện tượng và giải thích

Phiếu số 3:
Có các hóa chất: H2SO4 loãng, kẽm kim loại dạng hạt và dạng bột, đèn cồn.
Hãy chọn dụng cụ và cách đơn giản nhất để tiến hành thí nghiệm về sự ảnh hưởng của
nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.
Vẽ sơ đồ mô tả thí nghiệm, viết PTPƯ, dự đoán hiện tượng và giải thích

4



×